Tải bản đầy đủ (.doc) (67 trang)

Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Quốc Gia Bằng Chỉ Số Hiệu Suất Công Nghiệp Cạnh Tranh Của Unido

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.11 KB, 67 trang )

ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC QUỐC GIA
BẰNG CHỈ SỐ HIỆU SUẤT CÔNG NGHIỆP CẠNH TRANH CỦA UNIDO
Giới thiệu
Hai thập kỷ gần đây chúng ta đã được chứng kiến sự gia tăng đáng kể các tài liệu
báo cáo, các chỉ số đánh giá, cũng như các cuộc tranh luận chính sách xoay quanh khái
niệm năng lực cạnh tranh và các vấn đề liên quan đến hiệu quả công nghiệp cạnh
tranh quốc gia. Điều đó cho thấy các chính phủ đang ngày càng quan tâm đến việc
định chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia mình và tìm hiểu các yếu tố cơ cấu
có tác động thúc đẩy. Các nhà hoạch định chính sách từ các nền kinh tế công nghiệp
hóa đang tìm cách duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ của mình và bước vào các hoạt
động có mức lương cao mới. Trong khi đó, các nền kinh tế thu nhập trung bình đang
cố gắng đuổi kịp các nước tiên tiến về trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và để thu
hút người nhập cư có mức lương thấp hơn. Cuối cùng, các nước kém phát triển cũng
đang nỗ lực để leo cao lên nấc thang công nghệ, kích hoạt một quá trình thay đổi cơ
cấu nhằm đa dạng hóa các hoạt động xuất khẩu mới. Do đó, tất cả các nền kinh tế,
không phân biệt giai đoạn phát triển của mình, đều nhằm mục đích thúc đẩy năng lực
cạnh tranh của quốc gia, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế tạo để cuối cùng gia
tăng sự thịnh vượng của đất nước.
Cục Thông tin KH&CN Quốc gia biên soạn tổng luận " TỔNG QUAN VỀ XẾP
HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP CỦA CÁC QUỐC GIA ", nhằm
giới thiệu với độc giả một công cụ đánh giá chuẩn hóa về hiệu quả công nghiệp cạnh
tranh của các quốc gia mang tên Competitive Industrial Performance (CIP). Công cụ
này là một bộ chỉ số tổng hợp do UNIDO thiết kế, mang đến cho chính phủ các nước
đang phát triển khung phân tích và đánh giá hiệu suất công nghiệp, nhằm hiểu rõ hơn
về bản chất phát triển của các hệ thống công nghiệp, nâng cao nhận thức của chính phủ
về chính sách công nghiệp và tạo cơ sở cho việc thiết kế và đánh giá chính sách. Khả
năng đánh giá chuẩn và theo dõi hiệu quả của quốc gia theo cách so sánh giữa các
nước theo thời gian là một nguồn hỗ trợ quan trọng cho công tác hoạch định chính
sách công nghiệp quốc gia.
Xin chân trọng giới thiệu cùng độc giả.
CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA



1


Bảng các chữ viết tắt
AGR
BRICS
CIP
EFTA
EU
FDI
GDP
GCI
ICT
IDR
IMD
ImWMT
ImWMV
A
INDint
ISIC
LDC
MHT
MHVAsh
MHXsh
MIT
MVA
MVApc
MVAsh
MXpc

MXQual
MXsh
OECD
RCA
RER
NC&PT
SITC
UNIDO
WCS
WEF
WMT
WMVA

Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
Khối các nước: Braxin, LB Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi
Hiệu suất công nghiệp cạnh tranh
Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
Công nghệ thông tin và truyền thông
Báo cáo phát triển công nghiệp
Viện phát triển quản lý
Tác động của một nước đến thương mại hàng hóa chế tạo thế giới
Tác động của một nước đến giá trị gia tăng chế tạo thế giới
Cường độ công nghiệp hóa
Phân loại công nghiệp chuẩn quốc tế về tất cả các hoạt động kinh tế
Nước kém phát triển
Công nghiệp trung và cao

Tỷ trọng giá trị gia tăng chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng giá trị
gia tăng chế tạo
Tỷ trọng hàng xuất khẩu hàng chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng
xuất khẩu hàng chế tạo
Viện công nghệ Massachusetts
Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo
Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo bình quân đầu người
Tỷ trọng Giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo trong tổng GDP
Xuất khẩu hàng chế tạo bình quân đầu người
Chất lượng hàng chế tạo xuất khẩu
Tỷ trọng hàng chế tạo xuất khẩu trong tổng xuất khẩu
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Lợi thế so sánh bộc lộ
Tỷ giá hối đoái thực tế
Nghiên cứu và phát triển
Phân loại chuẩn thương mại quốc tế
Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc
Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới
Diễn đàn kinh tế thế giới
Xuất khẩu hàng chế tạo thế giới
Giá trị gia tăng chế tạo thế giới

2


3


I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC CÁCH TIẾP CẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng phổ biến nhưng rất khó để định
nghĩa một cách rõ ràng. Mặc dù định nghĩa về năng lực cạnh tranh ở cấp doanh nghiệp đã
đạt được sự đồng thuận rộng rãi, nhưng tính hữu dụng của khái niệm này khi áp dụng ở cấp
quốc gia cho đến nay vẫn đang gây tranh cãi.
Khái niệm về năng lực cạnh tranh bắt nguồn từ tài liệu giảng dạy kinh doanh và đã được
áp dụng rộng rãi để phân tích hành vi chiến lược của các công ty trên thị trường. Các công
ty cạnh tranh nhau để tiếp cận các nguồn lực và chiếm thị phần. Họ cũng áp dụng các chiến
lược cạnh tranh để tăng lợi nhuận và thành quả tổng thể. Có nhiều nỗ lực được thực hiện để
áp dụng khái niệm năng lực cạnh tranh trong phân tích hiệu quả thực hiện ở cấp quốc gia,
do thiếu một khuôn khổ phân tích nhất quán, nên khái niệm này được đưa ra như đặc điểm
kém rõ ràng và những đề xuất (về khái niệm này) thường bị phản bác mạnh mẽ. Ví dụ, việc
sử dụng phổ biến các yếu tố thâm hụt và thặng dư thương mại để đo lường năng lực cạnh
tranh quốc gia được cho là mơ hồ. Trên thực tế, thâm hụt thương mại của một quốc gia có
thể phụ thuộc vào sự yếu kém của lĩnh vực hàng hóa thương mại (thường là hàng chế tạo
công nghiệp), nhưng cũng có thể là kết quả của lưu lượng đầu tư nước ngoài lớn, và điều
này là dấu hiệu của sức mạnh cạnh tranh. Mặt khác, thặng dư thương mại cũng có thể là
một chỉ số sai lệch bởi nó có thể là kết quả của một ngành xuất khẩu mạnh hoặc cũng có thể
là do hoạt động kinh tế quốc gia ở mức thấp.
Để khắc phục khái niệm vẫn còn mơ hồ này về khả năng cạnh tranh, một số nhà kinh tế
đã sử dụng một định nghĩa rộng hơn, liên kết năng lực cạnh tranh với các yếu tố cấu trúc
đóng vai trò trung và dài hạn trong một hệ thống kinh tế bất kỳ (Krugman, 1996; Lall, 2001;
Aiginger, 2006; De Grauwe, 2010). Ví dụ, Laura Tyson (1992) đã định nghĩa năng lực cạnh
tranh là "khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng thử thách cạnh tranh quốc tế,
trong khi các công dân được tận hưởng một mức sống vừa tăng cao, vừa bền vững". Định
nghĩa này có nghĩa là một nền kinh tế cần sản xuất ra những hàng hóa có thể giao dịch
được, có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế để có thể cạnh
tranh. Loại hàng hoá đó cho phép các nước duy trì được cán cân thương mại của mình mà
không cần phải sử dụng đến việc phá giá đồng tiền hay hoạt động dưới công suất đầy đủ
(Howes và Singh, 2000).
Định nghĩa rộng hơn về năng lực cạnh tranh như trên đã gây nhiều tranh cãi. Theo Paul

Krugman, "năng lực cạnh tranh là một từ vô nghĩa khi áp dụng cho các nền kinh tế quốc
gia. Và sự ám ảnh về năng lực cạnh tranh vừa sai lầm lẫn nguy hiểm” (Krugman, 1994).
Logic đằng sau lập luận này là: Thứ nhất, trong khi các công ty tham gia vào luật chơi cạnh
tranh tổng bằng không (zero-sum) trên thị trường, thì các quốc gia lại tham gia vào trò chơi
được mất không ngang nhau (non-zero sum game) trên thị trường quốc tế. Điều đó có nghĩa
là theo nguyên tắc về lợi thế so sánh, mọi nền kinh tế đều được hưởng lợi từ việc tham gia

4


vào thị trường quốc tế. Khái niệm về lợi thế so sánh chỉ ra rằng, ngay cả các quốc gia không
có lợi thế chi phí quốc tế tuyệt đối trong bất cứ lĩnh vực nào cũng có thể hưởng lợi từ
thương mại quốc tế, chỉ đơn giản bằng cách chuyên môn hóa vào những ngành nghề mà
thành tích của họ còn yếu kém nhất. Như vậy, theo Krugman, năng lực cạnh tranh chỉ là
một cách nói ví von rằng năng suất lao động không liên quan gì đến bất cứ xung đột thực sự
nào giữa các quốc gia (Krugman, 1996).
Thứ hai, trong một bối cảnh cân bằng tổng quát, sự tăng hay giảm của các hoạt động cụ
thể nào đó là không liên quan một khi có sự phân bổ tối ưu các nguồn lực. Trên thực tế, sự
suy giảm của một ngành công nghiệp nhất định có thể là kết quả của một quá trình bình
thường tái phân bổ các nguồn lực từ các hoạt động này sang các hoạt động khác, từ các lĩnh
vực cũ sang các lĩnh vực mới có lợi thế so sánh. Vì vậy, việc định nghĩa năng lực cạnh tranh
như một "thuộc tính kinh tế vĩ mô" là vô nghĩa và sự tập trung của các nền kinh tế vào
những lỗ hổng cạnh tranh trong các hoạt động sản xuất đặc thù là sai lầm và nguy hiểm.
Một số học giả đã nhấn mạnh thực tế rằng việc sử dụng năng lực cạnh tranh như một khái
niệm vĩ mô đã mở ra khả năng thực hiện các chính sách chọn lọc để thúc đẩy năng lực cạnh
tranh quốc gia. Trên thực tế, có ý kiến cho rằng thương mại tự do có thể làm tối ưu hóa
phân bổ nguồn lực (thông qua cân bằng mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái). Tuy nhiên quan
niệm này phụ thuộc vào một số giả định mạnh mẽ và thường không thực tế, như cạnh tranh
hoàn hảo với thị trường hiệu quả, sản phẩm đồng nhất, không có chi phí học hỏi trong mua
sắm công nghệ, không có khoảng cách và sự dẫn đầu công nghệ, và không có các ảnh

hưởng ngoại lai hay lợi nhuận ngày càng tăng. Chỉ khi các yếu tố thất bại thị trường, những
hạn chế về cấu trúc và các yếu tố cạnh tranh phi giá cả được đưa vào phân tích, việc sử
dụng khái niệm về năng lực cạnh tranh mới có thể được cho là hợp lệ.
Khả năng của một quốc gia để tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình, liên quan chặt
chẽ (mặc dù khác biệt về hình thức) đến lợi thế so sánh của quốc gia đó. Trong các cuộc
tranh luận gần đây, Ha-Joon Chang và Justin Lin cho rằng, việc nâng cao năng lực cạnh
tranh và hiệu quả công nghiệp có thể là kết quả của hai mẫu hình động khác nhau: ban đầu
dựa trên chiến lược tuân theo lợi thế so sánh, mẫu hình sau dựa vào một chiến lược không
tuân theo lợi thế so sánh. Những người ủng hộ phương án trước cho rằng: "cơ cấu công
nghiệp tối ưu vốn là nội sinh từ cơ cấu có sẵn của một nước - theo khía cạnh tương đối dồi
dào về lao động và kỹ năng, vốn và tài nguyên thiên nhiên" (Chang và Lin, 2009). Vì vậy,
Justin Lin kết luận rằng lợi thế cạnh tranh của các nước là kết quả của việc khai thác có hiệu
quả lợi thế so sánh trong mỗi giai đoạn phát triển. Ngược lại, Ha-Joon Chang cho rằng các
quốc gia cần xuất phát từ lợi thế so sánh của mình và theo đuổi có mục đích các chính sách
xây dựng năng lực công nghệ và mở rộng năng lực sản xuất. Đây là cách duy nhất để nâng
cấp cơ cấu công nghiệp của một quốc gia và tăng hiệu quả công nghiệp cạnh tranh. Nói
cách khác, cách tiếp cận thứ hai này chỉ coi lợi thế so sánh là một nền tảng cơ sở trong quá
trình nâng cấp công nghiệp. Việc các nước tiến được bao nhiêu từ nền tảng cơ sở này vẫn
còn là một vấn đề mở, giải pháp phụ thuộc nhiều vào bối cảnh và lịch sử (Chang, 2013).

5


Gần đây, chúng ta đã được chứng kiến sự đồng thuận rộng hơn về một định nghĩa tổng
quát về năng lực cạnh tranh, được hiểu như là khả năng của một quốc gia hay một vị trí để
tạo ra thịnh vượng. Sự tồn tại mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh và sự thịnh vượng
của một nước đã được nhấn mạnh trong nhiều tài liệu, trong đó năng lực cạnh tranh được
định nghĩa là "khả năng của một quốc gia trong việc hiện thực hóa các mục tiêu chính sách
kinh tế trọng tâm, đặc biệt là tăng trưởng thu nhập và việc làm, trong khi không gặp khó
khăn về cán cân thanh toán". Định nghĩa của OECD (1992), cũng có khái niệm tương tự,

theo đó năng lực cạnh tranh là "mức độ mà theo đó, trong điều kiện thương mại tự do và thị
trường công bằng, một nước có thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được thử
thách cạnh tranh nước ngoài đồng thời vẫn duy trì và gia tăng thu nhập thực tế của người
dân" (Cantwell, 2005; Siggel, 2006; Aiginger, 2006; Andreoni, 2011).
Bản chất của mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh của một quốc gia và sự thịnh vượng
khá đơn giản. Những biến đổi liên tục diễn ra trong một quốc gia liên tục thách thức năng
lực cạnh tranh của nước đó, điều này tạo ra căng thẳng bởi vì quốc gia đó cần đương đầu
với những sức ép từ cả bên trong (phúc lợi) lẫn bên ngoài theo cách thức bền vững. Khía
cạnh sau đã được nhấn mạnh trong dự án của OECD về "Các điều kiện khung đối với năng
lực cạnh tranh công nghiệp" và hoàn toàn phù hợp với Aiginger (1998) như sau: "Năng lực
cạnh tranh của một quốc gia là khả năng (i) bán ra đủ sản phẩm và dịch vụ (thực hiện ràng
buộc bên ngoài); (ii) với thu nhập yếu tố phù hợp với mức kỳ vọng (hiện tại và thay đổi)
của đất nước; và (iii) với các điều kiện vĩ mô của hệ thống kinh tế, môi trường, xã hội được
coi là thỏa mãn dân chúng".
1.2. Các cách tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh
Mặc dù đang dần đạt được một sự đồng thuận trong cuộc tranh luận về năng lực cạnh
tranh, sự khác biệt giữa các cách tiếp cận chủ yếu vẫn còn khá lớn và được giới thiệu ngắn
gọn sau đây:
• Cách tiếp cận tỷ giá hối đoái thực tế
Theo cách tiếp cận tỷ giá hối đoái thực tế, năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế cần
được xác định và đánh giá bằng cách cân nhắc một khía cạnh cụ thể, đó là những động thái
tỷ giá hối đoái thực tế (RER) tương đối giữa các quốc gia. Cụ thể, một quốc gia trở nên
"kém cạnh tranh" hơn do kết quả của sự gia tăng tỷ giá hối đoái thực của nước đó so với
các đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Kết quả là một quốc gia sẽ có thâm hụt tài khoản vãng lai
dai dẳng (và không mong muốn), mà theo đúng trình tự điều đó sẽ cần đến điều chỉnh,
thường là thông qua kết hợp giảm phát và khấu hao (Boltho, 1996). Cách tiếp cận này đã
được Quỹ tiền tệ quốc tế giới thiệu và chỉ dựa vào các yếu tố tiền tệ của năng lực cạnh
tranh. Như vậy, mặc dù cách tiếp cận này là rất hữu ích trong các phân tích ngắn hạn, nó
không cung cấp bất kỳ thông tin nào về những thay đổi ở các yếu tố cơ cấu thúc đẩy năng
lực cạnh tranh.

• Cách tiếp cận khả năng cạnh tranh quốc gia

6


Phương pháp tiếp cận khả năng cạnh tranh quốc gia xác định năng lực cạnh tranh như là
một tập hợp các thể chế, chính sách và các yếu tố quyết định năng suất lao động và mức độ
bền vững của nền thịnh vượng quốc gia. Khái niệm này được sử dụng chủ yếu trong các
công trình đánh giá phân tích của các tổ chức Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), Viện Phát
triển Quản lý (IMD), và với một mức độ nhất định trong các Báo cáo Môi trường kinh
doanh của Ngân hàng Thế giới. Ở đây, năng lực cạnh tranh được hiểu là một khái niệm đa
chiều bao gồm một số lớn các thuộc tính kinh tế vĩ mô tĩnh và động. Cách tiếp cận này tập
trung vào việc "đánh giá quá trình cạnh tranh", tức là làm rõ cách thức các thuộc tính
tương tác kinh tế và phi kinh tế quyết định 'khả năng' hay sự 'sẵn sàng' cạnh tranh của các
quốc gia. Các biểu thức như “môi trường kinh doanh" và "môi trường đầu tư" cũng biểu đạt
cùng một khái niệm đã nêu về “năng lực cạnh tranh tiềm năng” của một quốc gia (WB,
2010). Theo kết quả của một thực tế là năng lực cạnh tranh được xác định dựa vào một tập
hợp các thể chế, chính sách và yếu tố, mà trước đó được giả định là "đúng", cách tiếp cận
này có xu hướng đưa ra một khái niệm quy chuẩn về năng lực cạnh tranh và có tính tất định
cao.
• Cách tiếp cận kỹ thuật
Cách tiếp cận kỹ thuật coi năng lực cạnh tranh như một tài sản mới xuất hiện, xuất phát
từ năng lực của các công ty của một quốc gia trong việc áp dụng, tiếp thu, định hình và
sáng tạo những thông lệ tốt nhất về kỹ thuật và tổ chức trong các hoạt động của mình. Do
đó, theo cách tiếp cận này, năng lực cạnh tranh cuối cùng phản ánh khả năng tối đa hóa
năng suất và thu nhập yếu tố (như tiền lương và lợi nhuận) trên một cơ sở bền vững
(Hatzichronoglou, 1996). Các công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp này như Báo
cáo Made in America của Ủy ban năng suất MIT cũng dựa trên các chỉ số thương mại nước
ngoài để đánh giá hiệu suất cạnh tranh của doanh nghiệp và tổng thể.
• Cách tiếp cận năng lực cạnh tranh cơ cấu

Cách tiếp cận năng lực cạnh tranh cơ cấu (còn được gọi là phương pháp tiếp cận năng
lực cạnh tranh công nghiệp chế tạo) cùng có chung một số tiền đề cơ bản như cách tiếp cận
kỹ thuật, nhưng khác với phương pháp tiếp cận này và với cách tiếp cận năng lực cạnh
tranh quốc gia ở chỗ, nó được dựa trên cơ sở một khái niệm trung gian hẹp hơn và dễ vận
dụng hơn về năng lực cạnh tranh, tức là nó phản ánh năng lực cạnh tranh công nghiệp. Theo
cách tiếp cận này, năng lực cạnh tranh công nghiệp được định nghĩa là "năng lực của các
quốc gia trong việc làm tăng sự hiện diện của mình trên các thị trường quốc tế và trong
nước trong khi phát triển các ngành công nghiệp và các hoạt động có giá trị gia tăng và
hàm lượng công nghệ cao hơn" (UNIDO, 2002). Như vậy, "năng lực cạnh tranh trong các
hoạt động công nghiệp có nghĩa là nâng cao hiệu suất tương đối đi kèm với phát triển bền
vững" (Lall 2001).
Điều đó có nghĩa là việc tăng khả năng cạnh tranh công nghiệp đòi hỏi một sự chuyển
hướng từ các nguồn lực tĩnh của lợi thế chi phí để tập trung vào đa dạng hóa các hoạt động
công nghiệp (di chuyển lên cao trên bậc thang công nghệ). Khái niệm về năng lực cạnh

7


tranh công nghiệp có đặc điểm đa chiều và có thể được áp dụng cả trong các phân tích trước
(ex-ante) và sau (ex-post) thực hiện, tùy thuộc vào mối quan tâm đến "đánh giá quá trình"
hay "đánh giá kết quả" về năng lực cạnh tranh công nghiệp của các quốc gia. Cụ thể,
phương pháp này có thể tập trung vào một tập hợp cụ thể các "yếu tố cơ cấu" (structural
drivers) của năng lực cạnh tranh công nghiệp (process) và cả vào kết quả hiệu suất công
nghiệp cạnh tranh của các quốc gia (outcome). Việc đo lường năng lực cạnh tranh công
nghiệp có xu hướng dựa vào thực tế quan sát thấy. Hơn nữa, khái niệm này có chứa một
đặc điểm 'ngẫu nhiên', có nghĩa là, nó biểu đạt khả năng tồn tại một số lớn các mẫu hình
nâng cấp công nghiệp (Lall, 2001).
Sự vận dụng lần đầu tiên của phương pháp này được thể hiện trong Báo cáo phát triển
công nghiệp của UNIDO năm 2002 (UNIDO IDR 2002/3), trong đó đã phát triển một công
cụ "đánh giá kết quả" cụ thể đó là chỉ số CIP với một bộ các chỉ tiêu về năng lực công

nghiệp để phản ánh các yếu tố tác động cơ cấu. Chỉ số CIP là dụng cụ chỉ báo về hiệu quả
công nghiệp, nó chỉ có thể được sử dụng để "đánh giá kết quả" giữa các quốc gia về năng
lực cạnh tranh công nghiệp chế tạo theo chu kỳ thời gian. Nói cách khác, nó thông báo cho
chúng ta biết về hiệu quả công nghiệp cạnh tranh trong một số năm, và bằng cách so sánh
thành tích công nghiệp hàng năm giữa các quốc gia, chỉ số này cho phép đánh giá tiến trình
công nghiệp hóa của các quốc gia theo thời gian. Tuy nhiên, chỉ số CIP được thiết kế không
phải để phản ánh tiềm năng công nghiệp.
1.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của một số tổ chức quốc tế
Các phương pháp tiếp cận khác nhau về năng lực cạnh tranh được nêu trên tạo ra các
định chuẩn để đánh giá năng lực cạnh tranh của các quốc gia. Hai công cụ tương đương chủ
yếu với chỉ số CIP trong quy chuẩn đánh giá năng lực cạnh tranh là GCI (Chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu) của WEF và WCS (Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới) của
IMD. Hai tổ chức WEF và IMD vốn thường phối hợp trong công bố về chỉ số năng lực
cạnh tranh trong Báo cáo năng lực cạnh tranh thế giới. Sau quyết định đi theo con đường
riêng vào năm 1996, WEF chú trọng hơn vào các dữ liệu "mềm" trong khi IMD tập trung
vào dữ liệu "cứng". Trong khi phân tích năng lực cạnh tranh của WEF được trích dẫn rộng
rãi trong các tranh luận chính sách và học thuật, thì xếp hạng của IMD được sử dụng rộng
rãi hơn trong đào tạo kinh doanh.
Diễn đàn kinh tế thế giới: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu mới
Chỉ số năng lực cạnh tranh của WEF được công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền
thông đại chúng, mặc dù một số học giả nhận xét về sự thiếu minh bạch trong việc định
chuẩn và bày tỏ một số nghi ngờ về bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh (Lall, 2001; Godin,
2004). WEF tuân theo cách tiếp cận năng lực cạnh tranh quốc gia. Kể từ năm 2005, năng
lực cạnh tranh của các quốc gia được đánh giá thông qua một chỉ số tổng hợp được gọi là
Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI). Chỉ số này đã được sửa đổi trong Báo cáo của
WEF tháng 9 năm 2008. Phần lớn các chỉ tiêu riêng biệt được sử dụng trong các phiên bản

8



Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF đã được tập hợp vào chỉ số GCI hiện tại. Sự
kết hợp giữa các chỉ số phụ đã thay đổi đáng kể do WEF đưa vào một 'mô hình phân cấp'
mới để đánh giá năng lực cạnh tranh và áp dụng các phương pháp thống kê chặt chẽ hơn.
Để đánh giá thể chế, chính sách và các yếu tố tác động đến năng suất tổng thể của một
quốc gia (ví dụ như khả năng cạnh tranh quốc gia), WEF sử dụng sơ đồ gồm 12 trụ cột
(bảng 1).
Mỗi một trụ cột phản ánh một yếu tố quyết định rõ rệt khả năng cạnh tranh quốc gia và
bao gồm các hạng mục phụ. Đối với mỗi một hạng mục phụ, có một danh sách các chỉ số
phụ kết hợp các dữ liệu định tính và định lượng, cũng như các biến đầu vào và đầu ra được
tính đến. Tất cả những chỉ số phụ này đều được đưa vào các trụ cột trong chỉ số tổng hợp
cuối cùng (GCI).
Tính thích hợp của từng yếu tố quyết định phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của một
nước và được phản ánh ở trọng số được tính cho mỗi trụ cột trong chỉ số tổng hợp. Trong
phân loại của WEF, các nền kinh tế được chia thành ba loại dựa trên giai đoạn phát triển:
định hướng yếu tố cơ bản (factor-driven), định hướng hiệu quả (efficiency-driven) và định
hướng đổi mới. Sự khác biệt của các giai đoạn phát triển dựa trên GDP (tổng sản phẩm
quốc nội) bình quân đầu người và cho dù xuất khẩu của một quốc gia vẫn ở vào giai đoạn
định hướng yếu tố cơ bản. Vì vậy, điều được giả định rằng các nước cần tập trung vào các
nhóm trụ cột khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của mình.
Bảng 1: 12 trụ cột về năng lực cạnh tranh của WEF

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu
Chỉ số phụ các yêu cầu cơ
bản

Chỉ số phụ yếu tố tăng
cường hiệu quả

Chỉ số phụ yếu tố đổi mới
sáng tạo và độ tinh xảo


Trụ cột 1: Thể chế
Trụ cột 2: Cơ sở hạ tầng
Trụ cột 3: Môi trường kinh tế
vĩ mô
Trụ cột 4: Y tế và giáo dục
tiểu học

Trụ cột 5: Giáo dục đại học
và đào tạo
Trụ cột 6: Hiệu quả thị
trường hàng hóa
Trụ cột 7: Hiệu quả thị
trường lao động
Trụ cột 8: Phát triển thị
trường tài chính
Trụ cột 9: Sự sẵn sàng công
nghệ
Trụ cột 10: Độ lớn thị trường

Trụ cột 11: Tinh xảo kinh
doanh
Trụ cột 12: Đổi mới sáng tạo

Nền kinh tế định hướng yếu
tố cơ bản

Nền kinh tế định hướng hiệu
quả


Nền kinh tế định hướng đổi
mới sáng tạo

9


Nguồn: WEF, 2012
Viện Phát triển Quản lý: Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới
Xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới (World Competitiveness Scoreboard - WCS) của
IMD được công bố thường xuyên kể từ năm 1989, nhằm mục đích xếp hạng và phân tích
các quốc gia và doanh nghiệp sử dụng toàn bộ các nguồn lực của mình như thế nào để gia
tăng thịnh vượng (IMD, 2011). Phân tích đánh giá được thực hiện ở cấp quốc gia, bởi vì
môi trường quốc gia định hình năng lực cạnh tranh của các công ty cả trong nước và quốc
tế. Để xác định năng lực cạnh tranh tổng thể của các quốc gia, xếp hạng WCS năm 2012 sử
dụng 4 yếu tố đầu vào về năng lực cạnh tranh, 20 yếu tố phụ và 329 chỉ tiêu. Trong số các
chỉ tiêu, có 247 chỉ tiêu (dữ liệu định lượng: 131 và dữ liệu nhận thức: 116) được đem ra
cân nhắc để xác định xếp hạng năng lực cạnh tranh tổng thể, trong khi 82 chỉ tiêu được sử
dụng như thông tin cơ bản (Bảng 2). Không phụ thuộc vào số lượng các yếu tố riêng biệt
bao gồm, mỗi một trong số 20 yếu tố phụ được gán trọng số chiếm 5% trong chỉ số tổng
hợp để thông qua đó tiến hành xếp hạng.
Bảng 2: Các yếu tố năng lực cạnh tranh IMD
Hiệu quả kinh
tế

(78 chỉ
tiêu)

Hiệu quả chính
phủ


(71 chỉ
tiêu)

Hiệu quả kinh
doanh

(68 chỉ
tiêu)

Cơ sở hạ tầng

(114 chỉ
tiêu)

Đánh giá kinh tế vĩ mô về nền kinh tế trong nước;
Nền kinh tế trong nước, Thương mại quốc tế, Đầu tư quốc tế, Việc
làm và giá cả.
Phạm vi bao quát của các chính sách chính phủ có lợi cho năng lực
cạnh tranh: tài chính công, chính sách ngân khố, khuôn khổ thể chế,
pháp luật kinh doanh và cơ cấu xã hội.
Môi trường quốc gia khuyến khích doanh nghiệp thực hiện kinh
doanh theo các cách đổi mới, sinh lợi và có trách nhiệm: năng suất và
hiệu quả, thị trường lao động, tài chính, thực hành quản lý, thái độ và
giá trị.
Mức độ các nguồn lực cơ bản, công nghệ, khoa học và nhân lực đáp
ứng nhu cầu kinh doanh: cơ sở hạ tầng cơ bản, cơ sở hạ tầng công
nghệ, cơ sở hạ tầng khoa học, y tế, môi trường và giáo dục.

Nguồn: IMD, 2011.


Các thước đo riêng biệt bao gồm cả dữ liệu cứng và dữ liệu mềm. Dữ liệu mềm là thông
tin dựa trên nhận thức về năng lực cạnh tranh của các quốc gia trong các lĩnh vực, như thực
hành quản lý và quan hệ lao động. Nhận thức về cộng đồng doanh nghiệp được thu thập
thông qua cuộc Khảo sát lấy ý kiến của các nhà quản lý (EOS) và được thực hiện tại các
nền kinh tế được xếp hạng. Khác với xếp hạng của WEF và UNIDO, IMD chỉ bao gồm 59
quốc gia.

10


1.4. UNIDO: Chỉ số đo năng lực cạnh tranh công nghiệp (CIP)
UNIDO có sứ mệnh thúc đẩy công nghiệp hóa trên phạm vi toàn thế giới. Tổ chức này
tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tranh luận toàn cầu về các vấn đề đang nổi, tư vấn về
các chiến lược phát triển và giám sát các tiến trình phát triển công nghiệp tại các nước thành
viên của mình. Nhiệm vụ thống kê trong quá trình này là để hỗ trợ cho các chương trình
nghiên cứu và dịch vụ tư vấn chính sách của Tổ chức thông qua những bằng chứng thực
nghiệm và các chỉ số phản ánh, giúp các nhà hoạch định chính sách tại các nước thành viên
trong việc tìm hiểu những động lực chính chi phối thành quả công nghiệp quốc gia.
Cơ sở dữ liệu thống kê công nghiệp quốc tế (INDSTAT) của UNIDO có chứa nhiều bộ
chỉ tiêu dữ liệu thống kê công nghiệp quan trọng về khoảng 180 nền kinh tế trên thế giới.
Những dữ liệu này được sử dụng làm cơ sở cho các nghiên cứu và phân tích về các khía
cạnh phát triển công nghiệp khác nhau ở các cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu. Một tập
hợp các chỉ số phục vụ cho phân tích hiệu quả đã được đưa ra trong ấn phẩm thống kê của
UNIDO - Thống kê Công nghiệp: nguyên tắc và phương pháp luận (UNIDO, 2010). Trước
khi soạn thảo ấn phẩm này, UNIDO đã sử dụng Hệ thống chỉ số phát triển công nghiệp
(System of Industrial Development Indicators - SIDI) và Các phép đo đánh giá (Measures
for Measure) để phân tích các hoạt động công nghiệp. Những chỉ số này được phát triển dần
thành một bảng tính điểm về hiệu suất và năng lực sản xuất công nghiệp. Trong khi các chỉ
số này bao quát các khía cạnh khác nhau của sự phát triển công nghiệp toàn cầu, UNIDO
quan niệm rằng việc sử dụng một phép đo duy nhất để xác định vị trí của một nước về

thành tích hoạt động công nghiệp và các đặc điểm cấu trúc của nước đó có thể sẽ sát thực
hơn (UNIDO, 2003).
Chỉ số đánh giá hiệu quả công nghiệp cạnh tranh (CIP) lần đầu tiên được giới thiệu trong
Báo cáo phát triển công nghiệp năm 2003, trong đó tập trung vào năng lực của một quốc gia
về sản xuất các mặt hàng chế tạo có khả năng cạnh tranh. Trong các năm sau đó, các kết
quả và phân tích dựa trên chỉ số CIP đã trở thành một phần trong Báo cáo phát triển công
nghiệp toàn cầu.
Gần đây, UNIDO đã công bố CIP như một báo cáo độc lập và tách ra khỏi Báo cáo phát
triển công nghiệp. UNIDO đã tổ chức các cuộc họp nhóm chuyên gia với sự tham gia của
đại diện các tổ chức quốc tế và các chuyên gia liên quan đến các chỉ số tổng hợp. Bộ chỉ số
đã được chỉnh sửa, một kế hoạch đảm bảo chất lượng được áp dụng đối với dữ liệu nguồn
và sự phân tích độ nhạy (sensitivity analysis) đã được tiến hành để đánh giá độ chắc chắn
của chỉ số. Dưới đây là một số đặc điểm của bộ chỉ số CIP:
Năng lực cạnh tranh công nghiệp và sự phát triển lĩnh vực chế tạo
Chỉ số CIP được xây dựng dựa trên một khái niệm trung gian về năng lực cạnh tranh,
đặc biệt chú trọng đến sự phát triển lĩnh vực sản xuất công nghiệp (hay còn gọi là ngành chế
tạo) của các nước. Năng lực cạnh tranh công nghiệp được định nghĩa là năng lực của các
quốc gia trong việc làm tăng sự hiện diện của mình trên các thị trường quốc tế và trong
nước, trong khi phát triển các ngành công nghiệp và các hoạt động có giá trị gia tăng và

11


hàm lượng công nghệ cao hơn. Ở mức độ cơ bản, để trở nên có khả năng cạnh tranh công
nghiệp không gì khác ngoài việc học hỏi để tiến hành công nghiệp hoá và liên tục chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế (Lall, 1987). Như Luigi Pasinetti đã chỉ ra rằng,
"nguồn gốc đầu tiên của lợi ích quốc tế chính là học hỏi quốc tế (không phải là thương mại
quốc tế), trong đó các doanh nghiệp ở một nước bị thách thức bởi các sản phẩm có giá thấp
hơn từ nước ngoài. Họ sẽ phải hoặc là học cách làm thế nào để cắt giảm chi phí hoặc phải
đóng cửa. Những doanh nghiệp có thể học hỏi tốt nhất thì có thể sống sót. Ngoài ra, khi một

sản phẩm mới ra đời tại một quốc gia, điều đầu tiên mà tất cả các nước khác sẽ cố gắng thực
hiện đó là tìm hiểu xem làm thế nào để tự sản xuất ra sản phẩm đó" (Pasinetti, 1981). Các
nước có thể học hỏi từ các thị trường quốc tế và trở nên ngày càng có khả năng cạnh tranh
công nghiệp hơn nếu họ phát triển được năng lực công nghệ của mình, mở rộng năng lực
sản xuất và đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc làm tăng năng lực cạnh tranh công nghiệp
đòi hỏi những can thiệp chính sách chọn lọc, bằng cách đó lợi thế so sánh được khai thác
trong khi lợi thế cạnh tranh mới được tạo ra (Chang, 1994, 2009; Chang, Andreoni và
Kuan, 2013).
Phân biệt giữa các biến số cơ cấu kinh tế và điều kiện thể chế
Chỉ số CIP tuân theo cách tiếp cận năng lực cạnh tranh cơ cấu, theo đó các công cụ đánh
giá tập trung vào việc nắm bắt các biến số về cấu trúc kinh tế. Thực tế là các đặc điểm thể
chế của các nước không được đánh giá trong cách tiếp cận này không có nghĩa là sự liên
quan của chúng bị đánh giá thấp. Thay vào đó, bằng cách duy trì một sự tách biệt giữa một
bên là đánh giá các biến số cơ cấu kinh tế (như thành phần ngành của các nước), và bên kia
là các đặc điểm thể chế (như các quy định thị trường lao động), chỉ số CIP không lấp đi lỗ
hổng về năng lực thể chế. Chỉ số CIP không đưa ra bất cứ một giả định quy chuẩn ngầm
nào hay những quy định ở cấp thể chế. Trong khi đó, nhiều chỉ số phụ được áp dụng trong
xếp hạng năng lực cạnh tranh của WEF và IMD có xu hướng nhằm vào một viễn cảnh nhất
định của hoạt động chức năng thị trường và những thiết lập thể chế thuận lợi cho thị trường
(Lall, 2001).
Tập trung vào hiệu suất chứ không phải vào tiềm năng của các nước
Chỉ số CIP là một chỉ số đo hiệu suất (hoặc thành quả), trong khi Bảng tính điểm năng
lực cạnh tranh thế giới (WCS) của IMD và Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu mới (GCI)
của WEF là những chỉ số đo tiềm năng (hay quá trình). Như vậy, chỉ số CIP chỉ bao gồm
các chỉ tiêu về đầu ra; trong khi, WEF và IMD tập trung vào các "động lực" và các "yếu tố"
then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh của một nước (tương tự như vậy, Báo cáo Tiến
hành kinh doanh của Ngân hàng Thế giới cũng cố gắng phản ánh "môi trường kinh doanh"
tác động đến năng lực cạnh tranh của các quốc gia). Như vậy, trong khi chỉ số CIP trực tiếp
đo lường hiệu quả công nghiệp thực tế, WCS và GCI phản ánh đầu ra tổng thể tương ứng
với tiềm năng nhất định trong các yếu tố đầu vào.

Chú trọng đặc biệt vào dữ liệu định lượng, tính minh bạch và tính mô đun
Chỉ số CIP chỉ sử dụng các chỉ báo định lượng và minh bạch. Mặc dù điều này không có
nghĩa là chỉ số này không đánh giá về giá trị hay chất lượng (điều đó đã được sử dụng để

12


xây dựng phân loại công nghệ hay phương pháp tổng hợp), WEF và IMD sử dụng kết hợp
các chỉ số định lượng và định tính. Các số đo dựa vào nhận thức là vấn đề khó khăn đối với
việc so sánh giữa các quốc gia, các câu trả lời có vẻ như phản ánh sự khác biệt về nhận thức
theo ngữ cảnh và các phác thảo dựa vào kinh nghiệm định hình nhận thức kinh doanh của
người trả lời. Vấn đề này càng trầm trọng hơn bởi thực tế là các dữ liệu định tính và định
lượng được đúc kết trong một chỉ số tổng hợp. Ngược lại, chỉ số CIP duy trì đặc tính môđun mạnh mẽ và như vậy là phù hợp để phân tích tách biệt.
Tập trung vào những chuyển biến đất nước trung và dài hạn
Do tập trung vào khả năng cạnh tranh công nghiệp và biến số cơ cấu kinh tế, chỉ số CIP
đưa ra bảng xếp hạng các quốc gia có xu hướng tương đối ổn định trong những giai đoạn
ngắn. Lý do là các quá trình học hỏi công nghệ mang tính tích lũy và cần có thời gian. Tác
động của việc học hỏi chỉ được phản ánh qua các số liệu thống kê công nghiệp và biến cơ
cấu kinh tế trong trung và dài hạn, và có thể nắm bắt thông qua các nghiên cứu chi tiết theo
chiều dọc, đặc biệt là bằng cách theo dõi những thay đổi ở các khía cạnh quan trọng theo
thời gian. Về khía cạnh này, chỉ số CIP dưới hình thức hiện tại cho phép chúng ta quan sát
không chỉ mức độ tuyệt đối của các chỉ tiêu chính tại thời điểm cụ thể bất kỳ, mà còn cả tốc
độ thay đổi. Các chỉ số dựa trên nhận thức, ngược lại, có xu hướng biến đổi và có thể ảnh
hưởng mạnh đến vị trí xếp hạng của các nước, thậm chí trong khoảng thời gian ngắn. Do đó
độ tin cậy tổng thể của đánh giá năng lực cạnh tranh bị ảnh hưởng bất lợi.
1.5. Những thay đổi về thứ tự của các nước trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh
Điều làm cho các quy chuẩn đánh giá liên quan đặc biệt đến cuộc tranh luận chính sách
hiện nay đó là do các chính phủ sử dụng những xếp hạng đánh giá để tuyên bố mục tiêu
phát triển của mình, trong khi thường không nhận ra rằng các cách xếp hạng khác nhau
được xây dựng dựa trên các chỉ số hỗn hợp khác nhau không thể cung cấp một đánh giá

trung lập khách quan về năng lực cạnh tranh. Lý do là việc xây dựng chỉ số tổng hợp dựa
vào một chuỗi các lựa chọn chủ quan về các khía cạnh liên quan được đưa vào chỉ số, sự
chú trọng nhằm vào các biện pháp đầu vào hay đầu ra, mối quan hệ và trọng số tương ứng
của chúng. Càng nhiều khía cạnh như thể chế, cấu trúc và điều kiện kinh tế vĩ mô được đưa
vào, thì tính minh bạch của chỉ số tổng hợp cuối cùng càng thấp hơn. Khía cạnh thể chế về
bản chất mang đặc điểm định tính và sự đánh giá phụ thuộc vào đánh giá nhận thức và chủ
quan. Một số khía cạnh về cơ cấu của nền kinh tế, chẳng hạn như độ phức tạp công nghệ
của nền sản xuất dựa vào một số dạng phân loại công nghệ của các ngành.
Theo khái niệm về năng lực cạnh tranh và những thực nghiệm đã được thông qua, nổi
lên ba kịch bản toàn cầu hoàn toàn khác nhau. Đáng chú ý, với sự chú trọng đặc biệt của chỉ
số CIP vào các lĩnh vực chế tạo công nghiệp, các nước chuyên về nông nghiệp, công nghiệp
dựa vào tài nguyên (bao gồm cả khai thác) hoặc dịch vụ được đánh giá trong các xếp hạng
của WEF và IMD cao hơn nhiều so với xếp hạng theo chỉ số CIP. Ngược lại, các nước mới
công nghiệp hóa được đánh giá tương đối tốt hơn theo chỉ số xếp hạng CIP của UNIDO,
bởi vì họ đang trải qua quá trình nâng cấp công nghiệp. Những thay đổi về vị trí của các

13


nước trên bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh ở Phụ lục 1 cho thấy mức độ đa dạng cao
trong các đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới dựa trên diễn giải của ba phương
pháp đánh giá chính được nêu trên và còn do những khác biệt trong hiểu biết về năng lực
cạnh tranh.
II. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CÔNG NGHIỆP QUỐC GIA THEO
CHỈ SỐ CIP CỦA UNIDO
2.1. Chỉ số CIP: công cụ đánh giá năng lực cạnh tranh của UNIDO
Chỉ số CIP là một công cụ chẩn đoán để thiết kế và đánh giá tính hiệu quả của các chính
sách. Mặc dù là một chỉ số tổng hợp, CIP mang lại cho các chính phủ khả năng so sánh các
quốc gia thực hiện như thế nào cùng với thời gian và theo các tiêu chí khác nhau thuộc bộ
chỉ số này. Như vậy, có thể so sánh giữa các nền kinh tế theo nhiều chỉ tiêu phản ánh các cơ

cấu công nghiệp và hiệu suất công nghệ và xuất khẩu của nền kinh tế.
Kể từ lần đầu tiên được sử dụng trong Báo cáo phát triển công nghiệp của UNIDO năm
2002/03, chỉ số CIP đã trở thành công cụ chẩn đoán chính thức được UNIDO sử dụng để
làm thước đo chuẩn và đánh giá năng lực cạnh tranh công nghiệp của các quốc gia. Bằng bộ
chỉ tiêu này, phân tích hiệu suất công nghiệp cạnh tranh của UNIDO đã được thừa nhận như
một căn cứ thực tế trong cuộc tranh luận về tính hữu ích và các vấn đề về phương pháp luận
liên quan đến việc áp dụng các chỉ số tổng hợp. Hiện tại, chỉ số CIP cũng cho phép nắm bắt
và so sánh năng lực cạnh tranh cơ cấu của các quốc gia theo thời gian.
Được công bố lần đầu tiên trong Báo cáo phát triển công nghiệp của UNIDO năm 2002,
chỉ số CIP là một phần của chương trình rộng hơn về nhận dạng công nghiệp - tức là Bảng
tính điểm phát triển công nghiệp (Industrial Development Scoreboard) - trong đó việc đánh
giá hiệu suất công nghiệp cạnh tranh đã được bổ sung bằng các chỉ tiêu về năng lực công
nghiệp. Vì vậy, việc áp dụng một cách tiếp cận đa tầng cho phép kết hợp thành tích năng
lực cạnh tranh công nghiệp với các yếu tố chi phối thúc đẩy công nghiệp. Chỉ số năng lực
công nghiệp là kết quả của việc xác định và đo lường năm yếu tố chi phối hoạt động công
nghiệp, đó là: kỹ năng, nỗ lực công nghệ, FDI đầu tư, tiền bản quyền và các khoản thanh
toán kỹ thuật ở nước ngoài, và cơ sở hạ tầng hiện đại. Ngược lại, hai Báo cáo IDR vào các
năm 2009 và 2011 không bao gồm bất kỳ chỉ tiêu nào về các yếu tố cơ cấu của năng lực
cạnh tranh. Báo cáo IDR năm 2011 là phiên bản sửa đổi lần thứ hai của chỉ số CIP và bổ
sung các phân tích với các chỉ tiêu đánh giá quá trình/kết quả về cường độ năng lượng và
công nghiệp hóa bền vững. Tiêu chí phát triển bền vững trong quá trình đánh giá có xu
hướng đưa ra một "cầu nối giữa các cách tiếp cận tĩnh và động, cũng như giữa đánh giá
đầu ra và đánh giá quá trình" (Aiginger, 2006).
Phạm vi và các khía cạnh trong chỉ số CIP
Khác với các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh của một số tổ
chức quốc tế như: chỉ số GCI của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Bảng xếp hạng năng
lực cạnh tranh thế giới (WCS) của Viện Phát triển Quản lý (IMD) và Chỉ số thực hiện kinh
doanh DBI của Ngân hàng Thế giới, chỉ số CIP của UNIDO đánh giá triển vọng phát triển

14



công nghiệp. Năng lực cạnh tranh công nghiệp được định nghĩa là năng lực của các quốc
gia trong việc gia tăng sự hiện diện của mình trên các thị trường quốc tế và trong nước,
trong khi phát triển các ngành công nghiệp và các hoạt động có giá trị gia tăng và hàm
lượng công nghệ cao (UNIDO, 2012). Năng lực cạnh tranh công nghiệp đòi hỏi sự đổi mới,
tinh xảo công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển và chính sách công nghiệp hiệu quả định hướng
khai thác lợi thế so sánh. GCI và DBI tập trung vào tiềm năng tăng trưởng kinh tế và môi
trường kinh doanh hiện hành. CIP dựa trên cơ sở các biện pháp sản lượng đầu ra vì vậy
phản ánh được thành quả sản xuất của một quốc gia. Một đặc điểm quan trọng khác nữa đó
là CIP hoàn toàn dựa trên các phép đo thống kê. Các chỉ số WEF và IMD là tập hợp các chỉ
số định lượng và nhận thức. Trong khi sự nhất quán giữa các phương pháp tính toán và các
tiêu chuẩn phân loại đảm bảo khả năng so sánh quốc tế của số liệu thống kê, thì nhận thức
kinh doanh của người được hỏi rất khó có thể hài hòa. Các chỉ số nhận thức được dựa trên
sự hiểu biết cá nhân của người được hỏi và bị ảnh hưởng bởi thời gian và bối cảnh cuộc
phỏng vấn.
Hình 1: Chỉ số CIP
Tiêu chí thứ nhất: năng lực sản xuất và xuất
khẩu hàng chế tạo
Chỉ tiêu 1: MVApc
Chỉ tiêu 2: MXpc

Chỉ số CIP =

Tiêu chí thứ hai: Độ sâu và nâng cấp công nghệ
Tổng hợp (chỉ tiêu 3 và 4): cường độ công
nghiệp hóa INDint = [MHVAsh+MVAsh]/2
Tổng hợp (chỉ tiêu 5 và 6): chất lượng xuất khẩu
MXQual = [MHXsh+MXsh]/2


Tiêu chí thứ ba: tác động thế giới
Chỉ tiêu 7: ImWMVA
Chỉ tiêu 8: ImWMT

Chỉ số CIP bao gồm các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu 1: MVApc: Giá trị gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo bình quân đầu

15


người;
Chỉ tiêu 2: MXpc: Xuất khẩu hàng chế tạo bình quân đầu người;
Chỉ tiêu 3: MHVAsh: Tỷ trọng giá trị gia tăng của chế tạo công nghệ trung và cao trong
tổng giá trị gia tăng chế tạo;
Chỉ tiêu 4: MVAsh: Tỷ trọng giá trị gia tăng chế tạo trong tổng GDP;
Chỉ tiêu 5: MHXsh: Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng
xuất khẩu chế tạo;
Chỉ tiêu 6: MXsh: Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo trong tổng xuất khẩu;
Chỉ tiêu 7: ImWMVA: Tác động của một nước đến giá trị gia tăng chế tạo thế giới;
Chỉ tiêu 8: ImWMT: Tác động của một nước đến thương mại hàng chế tạo thế giới.
Là một chỉ số đo hiệu suất, CIP phản ánh năng suất, sự thay đổi cơ cấu và khả năng cạnh
tranh của một nước. Những khái niệm này được áp dụng ban đầu trong lựa chọn các chỉ
tiêu theo ba khía cạnh chính của CIP minh họa trong Hình 1: Khía cạnh đầu tiên bao gồm
giá trị chế tạo gia tăng (manufacturing value added - MVA) bình quân đầu người, đây là tỷ
lệ sản lượng đầu ra so với dân số của một nước. Chỉ số này thể hiện mức năng suất tổng thể
và định lượng năng lực sản xuất của một nước. Một chỉ tiêu khác cùng khía cạnh này phản
ánh mức độ hiện thực hóa các sản phẩm chế tạo trong nước tại các thị trường bên ngoài.
Khía cạnh thứ hai của CIP bao gồm các chỉ tiêu liên quan đến cường độ công nghiệp hóa
và chất lượng của hàng chế tạo xuất khẩu. Trong khi diễn ra tiến trình công nghiệp hóa, có
hai hình thức thay đổi cơ cấu quan trọng có thể xảy ra. Thứ nhất, vị trí của ngành chế tạo

trong nền kinh tế tổng thể có thể mạnh lên (tỷ trọng của MVA chiếm trong GDP tăng) và
hình thức thứ hai đó là sự thay đổi dần dần từ chỗ là sản phẩm của công nghệ thấp và dựa
vào tài nguyên lên các sản phẩm công nghệ cao. Sự gia tăng mức độ công nghiệp hóa dẫn
đến xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao và chất lượng cao. Khía cạnh thứ ba bao gồm
các chỉ tiêu về thị phần của một nước trên thị trường thế giới và do đó đưa thêm các yếu tố
ngoại sinh vào khuôn khổ phân tích của CIP.
Các dữ liệu cần thiết cho tất cả các chỉ tiêu được lựa chọn đều có sẵn trong cơ sở dữ liệu
thống kê của UNIDO. Những dữ liệu này thường xuyên trải qua một quy trình chuyển đổi
nghiêm ngặt được quy định theo khuôn khổ đảm bảo chất lượng của UNIDO (Upadhyaya
et al, 2009). Sau đó, trải qua việc kiểm tra tính nhất quán và quy trình tạm tính được hoàn
tất trước khi tính chỉ số CIP. Tuy nhiên, CIP là một phép đo tổng hợp đòi hỏi phải có số liệu
đầy đủ cho tất cả các chỉ tiêu trong khoảng thời gian nhất định đối với các quốc gia. Để
tránh việc loại trừ một quốc gia do thiếu dữ liệu, sự gán thêm yếu tố cũng có thể cần thiết.
Cách tính và sử dụng chỉ số CIP
Chỉ số CIP được tính toán dựa trên quá trình chuyển đổi dữ liệu chuẩn dành cho các
phép đo tổng hợp, trong đó bao gồm cả ước tính cho các dữ liệu bị thiếu, loại bỏ giá trị
ngoại lệ và chuẩn hóa. Mục đích của việc chuẩn hóa là để có được một thước đo chung từ
các số đo có giá trị với tỷ lệ khác nhau. Chỉ số CIP tuân theo phương pháp chuẩn hóa MinMax, phương pháp này đặc biệt hữu ích để có được các điểm số hài hòa trong khoảng từ 0
đến 1. Điểm số cho từng chỉ tiêu trong CIP được tính như sau:

16


trong đó:
Ski,j - điểm số của chỉ tiêu i ứng với biến k và quốc gia j;
Xki,j - giá trị của biến k đối với chỉ tiêu i và quốc gia j;
min và max - giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của mẫu.
Một trong những nhược điểm chính của phương pháp chuẩn hóa Min-Max là giá trị
ngoại lệ và các giá trị cực trị có thể làm sai lệch chỉ số chuyển đổi. Vấn đề này được kiểm
tra trong phân tích độ nhạy, áp dụng phương pháp chuyển đổi số z-score như một cách tiếp

cận thay thế.
Sau khi chuẩn hóa từng chỉ tiêu, nước thực hiện tốt nhất được gán giá trị là 1 và nước
thực hiện yếu kém nhất được gán giá trị 0. Thước đo tổng hợp này sau đó được tính từ các
điểm số riêng biệt. Ở giai đoạn này, hai phương pháp để lựa chọn - gán trọng số và tập hợp.
Ý tưởng chung là để phân bổ trọng số tương đương cho tất cả các chỉ tiêu và để duy trì sự
cân bằng giữa ba khía cạnh của chỉ số tổng hợp. Do khía cạnh thứ hai có bốn chỉ tiêu, trọng
số được phân bổ đều trong tiêu chí này. Đối với phương pháp tổng hợp, lựa chọn được dựa
trên giả định rằng các chỉ tiêu có thể thay thế, tức là hiệu suất kém của một chỉ tiêu có thể
được bù bằng các giá trị cao hơn của các chỉ tiêu khác. Phương pháp tổng hợp sử dụng các
giá trị trung bình nhân nhằm hạn chế bù trừ đến một chừng mực nào đó, do đó những giá trị
cao hơn đối với tất cả các chỉ tiêu là cần thiết để đạt được giá trị chỉ số CIP cao.
Bảng 3: Phân bố trọng số theo chỉ tiêu
Chỉ tiêu

Trọng số
1/6
1/6
0.5 ×1/6
0.5 ×1/6
0.5 ×1/6
0.5 ×1/6
1/6
1/6

Chỉ tiêu 1: MVApc
Chỉ tiêu 2: MXpc
Chỉ tiêu 3: MHVAsh
Chỉ tiêu 4: MVAsh
Chỉ tiêu 5: MHXsh
Chỉ tiêu 6: MXsh

Chỉ tiêu 7: ImWMVA
Chỉ tiêu 8: ImWMT

Chỉ số tổng hợp là trung bình nhân các trị số chuẩn hóa của các chỉ tiêu được thể hiện
như sau:

17


Trong đó:
CIPjt - chỉ số tương ứng với nước j và năm t, nằm trong khoảng từ 0 đến 1;
Sijt - trị số chuẩn hóa của chỉ tiêu i đối với nước j và năm t;
wi - Trọng số của chỉ tiêu i, phải có giá trị dương và tổng của tất cả các trọng số bằng 1.
Giá trị chỉ số CIP đạt được là một số đo tổng hợp về hiệu suất công nghiệp cạnh tranh của
một quốc gia. Chỉ số CIP có thể được diễn giải theo chuỗi thời gian và so sánh giữa các
nước. Biến đổi giá trị CIP của một quốc gia tăng lên theo thời gian cho thấy năng lực sản
xuất tăng và chất lượng sản phẩm được nâng cao dẫn đến cơ hội hiện thực hóa tốt hơn trên
các thị trường quốc tế. Một sự so sánh giá trị CIP giữa các quốc gia cho thấy lợi thế so sánh
của một nền kinh tế so với các nền kinh tế khác.
Việc xây dựng thước đo tổng hợp đòi hỏi chuyển đổi một số lượng lớn các thông tin
thống kê tại một số giai đoạn. Quá trình này đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến chất lượng
của các số liệu thống kê. Một trong những lợi thế chính của chỉ số tổng hợp về khía cạnh
chất lượng đó là sự phù hợp với mục đích (Saltelli et al, 2004), đây là điều cần thiết để sử
dụng trong phân tích hiệu quả.
2.2. Bộ chỉ số CIP qua các lần điều chỉnh
Bộ chỉ số CIP với bốn chỉ tiêu: năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng chế tạo
Được xây dựng dựa trên các phân tích về mẫu hình xuất khẩu hàng chế tạo, báo cáo Phát
triển công nghiệp (IDR) năm 2002 mang tên: “Cạnh tranh bằng đổi mới và học tập" lần đầu
tiên đã đưa ra bảng xếp hạng các nước theo hiệu suất công nghiệp cạnh tranh (Lall, 2011).
Cơ sở đánh giá được dựa trên tính toán kết hợp bốn chỉ tiêu về hiệu suất công nghiệp cạnh

tranh. Vì vậy, phiên bản đầu tiên của chỉ số CIP được gọi là CIP.4. Hai chỉ tiêu cơ bản đầu
tiên của bộ chỉ số CIP.4 phản ánh năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng chế tạo của một
quốc gia. Bốn chỉ số CIP.4 gồm:
Chỉ tiêu 1: Giá trị gia tăng trong công nghiệp chế tạo bình quân đầu người
(Manufacturing Value Added per capita - MVApc)
MVApc phản ánh mức độ công nghiệp hóa của một quốc gia và được tính theo bình
quân đầu người để phù hợp với độ lớn quốc gia. MVApc là giá trị tương đối của tổng sản
lượng chế tạo công nghiệp ròng so với độ lớn dân số. Không giống như tổng sản lượng đầu
ra, MVA ít có khả năng bị tính cao gấp đôi do đã loại trừ chi phí tiêu thụ trung gian; ngoài
ra chỉ tiêu này còn được tính theo giá cơ bản để tránh những bóp méo về thuế. Nếu các dữ
liệu có sẵn, thay vì phải giả định là toàn bộ dân số là nhà sản xuất ra tổng sản lượng chế tạo
ròng, sẽ chính xác hơn nếu xem xét MVA trong mối tương quan với tổng số người lao
động, hay đúng hơn là tổng số giờ làm việc (UNIDO, 2010). Nếu ngành công nghiệp tham
gia cạnh tranh quốc tế một cách đầy đủ, khi đó chỉ tiêu MVApc sẽ phản ánh không chỉ yếu
tố “hiệu quả sản xuất", mà còn cả yếu tố “cạnh tranh”. Khi các ngành công nghiệp trong
nước không hoàn toàn (và không đồng đều) tham gia vào cạnh tranh quốc tế, thì hiệu quả

18


xuất khẩu cần được xem như một nhân tố.
Chỉ tiêu 2: Xuất khẩu hàng chế tạo bình quân đầu người (MXpc)
MXpc phản ánh năng lực của một quốc gia trong sản xuất hàng hóa cạnh tranh và theo
kịp với những thay đổi công nghệ. Giống như MVApc, MXpc được tính theo bình quân
đầu người để điều chỉnh phù hợp với độ lớn quốc gia. Dữ liệu về xuất khẩu hàng chế tạo
cho thấy hiệu quả quốc tế rõ rệt và chỉ ra những xu hướng về cơ cấu (Lall, 2001). Tuy
nhiên, dữ liệu về MXpc của các nền kinh tế lớn bị chệch do nhu cầu nội địa lớn và còn do
những khuyến khích nhằm vào thị trường trong nước. Ngoài ra, dữ liệu về tái xuất khẩu
thường không được cung cấp một cách thường xuyên đối với tất cả các nước.
Hai chỉ tiêu cơ bản đầu tiên cho thấy tồn tại hai vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, không thể

phân biệt được đâu là cơ cấu công nghiệp (hay xuất khẩu) dựa vào năng lực công nghệ
chính thống với các hoạt động lắp ráp công nghệ thấp trong ngành công nghiệp công nghệ
cao (UNIDO, 2002). Ví dụ, xuất khẩu công nghệ cao từ một quốc gia vừa có thể là sản
phẩm lắp ráp trong nước từ những linh kiện nhập khẩu (với số lượng đầu vào nội địa thấp)
hoặc cũng có thể xuất phát từ những quy trình sản xuất phức tạp với trình độ sản xuất và
năng lực công nghệ cao. Nói cách khác, một nhà xuất khẩu chỉ lắp ráp các sản phẩm công
nghệ cao nhập khẩu có vẻ như cũng có trình độ tinh xảo như những người thiết kế và sản
xuất ra sản phẩm sử dụng các linh kiện địa phương, nếu cả hai cùng báo cáo có giá trị xuất
khẩu tương đương. Thứ hai, các chỉ tiêu MVApc và MXpc phản ánh rất ít về chủng loại (và
trình độ/chất lượng) của các công nghệ được khai thác, và cả về bản chất của quy trình sản
xuất cũng như năng lực công nghệ trong nước - tức là chiều sâu công nghệ (Lall, 2001).
Trong khi không có giải pháp ngay lập tức cho vấn đề đầu tiên, vấn đề thứ hai nêu trên đã
được giải quyết bằng cách chia tách các dữ liệu MVA và MX (xuất khẩu hàng chế tạo) và
kiểm tra thành phần công nghệ của dữ liệu (Lall, 2000). Báo cáo IDR 2002 tuân theo chiến
lược này và áp dụng hai phân loại công nghệ để phân tích tách biệt hai thành phần: cơ cấu
công nghiệp (dựa trên phân loại ISIC phiên bản 2) và cơ cấu xuất khẩu (dựa trên phân loại
SITC phiên bản 2).
Bảng 4: Phân loại của Lall về hàng chế tạo xuất khẩu
Phân loại
Ví dụ
Sản phẩm sơ cấp
Hoa quả tươi, bột, gạo, cacao, chè, cà phê, gỗ,
than, dầu thô, khí
Sản phẩm chế tạo
Chế tạo dựa vào tài nguyên
Thịt, hoa quả chế biến, đồ uống, sản phẩm gỗ, dầu
thực vật
Sản phẩm dựa vào nông/lâm nghiệp
Quặng tập trung, sản phẩm dầu mỏ/cao su, xi
Các sản phẩm dựa vào tài nguyên khác

măng, đá quí, thủy tinh
Chế tạo công nghệ thấp
Vải dệt, quần áo, khăn mũ, giày dép, đồ da, đồ
Các cụm dệt/thời trang
dùng du lịch

19


Chế tạo công nghệ trung bình
Sản phẩm ô tô

Xe chở khách và linh kiện, xe thương mại, xe mô
tô và linh kiện
Các lĩnh vực chế biến công nghệ trung bình
Sợi tổng hợp, hóa chất và sơn, phân bón, plastic,
đồ sắt, ống các loại
Các lĩnh vực kỹ thuật công trình công nghệ Động cơ, mô tơ, máy công nghiệp, máy bơm, bộ
bậc trung
chuyển mạch, tàu biển, đồng hồ
Chế tạo công nghệ cao
Các sản phẩm điện và điện tử
Thiết bị văn phòng, xử lý dữ liệu, viễn thông, tivi,
tranzito, tuabin, thiết bị phát điện
Công nghệ cao khác
Dược phẩm, hàng không, công cụ quang học, đo
lường, camera
Các lĩnh vực kinh doanh khác
Điện lực, cinema, in ấn, các giao dịch kinh doanh
đặc biệt, vàng, nghệ thuật, tiền, vật nuôi

Nguồn: Lall, 2000.

Với bốn hạng mục phân loại gồm công nghệ dựa vào tài nguyên, công nghệ thấp, trung
bình và cao, hai chỉ tiêu được áp dụng với mục đích là để phản ánh mức độ sâu và nâng cấp
công nghệ của một nước, bao gồm:
Chỉ tiêu 3: Tỷ trọng MVA công nghệ trung và cao chiếm trong tổng MVA của công
nghiệp chế tạo (MHVAsh)
MHVAsh phản ánh mức độ phức tạp công nghệ trong ngành công nghiệp chế tạo. Tỷ
trọng của MHVA trong MVA càng cao, cơ cấu công nghiệp của một nước càng có mức độ
công nghệ phức tạp hơn và năng lực cạnh tranh công nghiệp tổng thể cũng cao hơn. Các
phân tích thực nghiệm đã chỉ ra rằng, phát triển thường yêu cầu sự chuyển đổi cơ cấu từ các
hoạt động dựa vào tài nguyên và công nghệ thấp lên các hoạt động công nghệ trung và cao.
Cơ cấu sản xuất của một nước càng trở nên phức tạp, thì các cơ hội học tập và đổi mới công
nghệ ở các cấp ngành và liên ngành càng cao hơn.
Chỉ tiêu 4: Tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng xuất
khẩu hàng chế tạo
MHXsh phản ánh hàm lượng công nghệ và độ phức tạp của hàng hóa xuất khẩu. Tỷ
trọng các sản phẩm công nghệ trung và cao trong tổng xuất khẩu hàng chế tạo có liên quan
với chỉ tiêu 3, mặc dù MHXsh có thể khác với MHVAsh trong một số hoàn cảnh nhất định.
Ví dụ, các nước đang phát triển lớn thay thế nhập khẩu được đặc trưng bằng cơ cấu MVA
tương đối phức tạp hơn so với xuất khẩu chế tạo.
Việc áp dụng một cách phân loại công nghệ cụ thể nào đó thay cho các phân loại khác có
ảnh hưởng đáng kể đến việc xây dựng các chỉ số và kết quả tính toán. Ví dụ, Keith Pavitt đã
đề xuất một cách phân loại khác, phân biệt các loại mặt hàng chế tạo, bao gồm dựa vào tài
nguyên, thâm dụng lao động, tập trung quy mô, đa dạng hóa và dựa vào khoa học (Pavitt,

20


1984; Lall, 2000, 2011). Ngoài ra, chỉ có các hạng mục phân loại sản phẩm rất chi tiết mới

cho phép phản ánh được những khác biệt đặc trưng về chất lượng trong các hạng mục phân
loại (dựa vào tài nguyên, công nghệ thấp, trung bình và công nghệ cao) cũng như những
thông tin về các quy trình được sử dụng trong sản xuất cùng một sản phẩm tại các địa điểm
khác nhau. Như một vấn đề của thực tế, các quy trình sản xuất cùng một hàng hóa lại khác
nhau về bối cảnh. Đây là lý do tại sao có nhiều công trình đã phân tích hiệu quả công
nghiệp cạnh tranh từ nguồn dữ liệu thương mại về rổ hàng hóa xuất khẩu của các nước
(Lall, 2006; Hausmann, 2007). Cuối cùng, việc chú trọng vào hàng chế tạo dựa vào tài
nguyên và dựa trên công nghệ sản xuất thấp có nghĩa là các nước đang đi theo một chiến
lược công nghiệp hóa dựa vào tài nguyên, và sẽ có xếp hạng tổng thể thấp hơn.
Với đặc tính mô-đun của chỉ số CIP, tác động của mỗi một chỉ tiêu cá thể đến xếp hạng
cuối cùng có thể được phân tích riêng biệt. Phân tích tương quan cũng có thể thực hiện. Báo
cáo IDR của UNIDO năm 2002 cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa MVA bình quân
đầu người với cơ cấu công nghệ của MVA. Mức độ công nghiệp hóa càng tăng càng yêu
cầu sự tích lũy gia tăng năng lực sản xuất cao và đa dạng hơn. Cùng một quá trình tích lũy
và lan truyền cũng được áp dụng đối với xuất khẩu chế tạo: mức xuất khẩu bình quân đầu
người càng cao, cơ cấu MVA càng tinh vi hơn, và mức độ công nghiệp hóa càng cao, thì
xuất khẩu bình quân đầu người càng lớn.
Chỉ số CIP.4 phản ánh mức độ chuyên sâu ngành, đó là sự đi lên của một nước từ các
lĩnh vực công nghiệp có giá trị gia tăng thấp đến cao trong ngành công nghiệp chế tạo. Tuy
nhiên, nó lại bỏ qua một quá trình chuyển tiếp ngành không kém phần quan trọng, đó là sự
chuyển đổi giữa các ngành có năng suất từ thấp đến cao (thường là từ nông nghiệp sang chế
tạo công nghiệp). Vì vậy, sự điều chỉnh đầu tiên của chỉ số CIP nhằm mục đích phản ánh
được sự chuyển đổi cơ cấu từ nông nghiệp hướng đến các ngành công nghiệp chế tạo. Đây
là một bước quan trọng, đặc biệt là nếu chúng ta muốn đánh giá hoạt động công nghiệp của
các nền kinh tế kép ở các giai đoạn công nghiệp hóa ban đầu.
Chỉ số CIP sáu chỉ tiêu (CIP.6): điều chỉnh lần thứ nhất
Chỉ số CIP.4 trải qua một quá trình điều chỉnh trong Báo cáo IDR năm 2004 mang tên
“Công nghiệp hóa, môi trường và các mục tiêu thiên niên kỷ tại châu Phi cận Sahara”. Chỉ
số CIP.4 đã được sửa đổi để đưa thêm vào hai chỉ tiêu bổ sung thuộc khía cạnh “chiều sâu
và nâng cấp công nghệ”, đó là: tỷ trọng của MVA trong GDP và tỷ trọng xuất khẩu hàng

chế tạo trong tổng xuất khẩu. Ngoài ra, cơ sở dữ liệu để tính CIP.6 cũng được cải thiện đáng
kể. Chỉ số CIP sửa đổi (CIP.6) có cấu trúc gồm: hai tiêu chí chính, hai chỉ tiêu cơ bản
(giống như ở CIP.4) và hai chỉ tiêu tổng hợp được tính bằng giá trị trung bình cộng của các
chỉ tiêu phụ tương ứng.
Tiêu chí thứ nhất: năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng chế tạo
Chỉ tiêu 1: giá trị gia tăng trong lĩnh vực chế tạo công nghiệp bình quân đầu người
(MVApc)
Chỉ tiêu 2: xuất khẩu hàng chế tạo bình quân đầu người (MXpc)

21


Tiêu chí thứ hai: Chiều sâu và nâng cấp công nghệ
Chỉ tiêu tổng hợp: cường độ công nghiệp hóa (INDint)
Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị trung bình của hai chỉ tiêu phụ sau:
Chỉ tiêu 3: tỷ trọng giá trị gia tăng của chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng chế tạo
công nghiệp.
Chỉ tiêu 4: Tỷ trọng MVA trong GDP (MVAsh) phản ánh tỷ trọng của chế tạo công
nghiệp trong nền kinh tế.
Việc hình thành chỉ tiêu tổng hợp trên là để đáp ứng nhu cầu phản ánh đóng góp của
ngành chế tạo công nghiệp vào tổng sản lượng cũng như cho thấy tính phức tạp về công
nghệ của các lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Rõ ràng là, một chỉ tiêu về cường độ công
nghiệp hóa ví dụ như phản ánh (một cách tích cực) thực tế là sự chuyên sâu hóa của một
nước vào các hoạt động công nghệ cao - trung có lợi cho những nỗ lực học tập tích lũy. Tuy
nhiên, chỉ tiêu tổng hợp này đôi khi vẫn không phản ánh được những khác biệt quan trọng
về công nghệ trong từng hạng mục công nghệ. Vấn đề này luôn tái diễn: nó xuất phát từ
khó khăn trong việc xác định "đơn vị phân tích/đo lường” thích hợp nhất - tức là các lĩnh
vực, các ngành công nghiệp, các hoạt động dựa vào tài nguyên, các hoạt động công nghệ
thấp - trung - cao, mang lại sự khả dụng dữ liệu nhất định và các mục tiêu đánh giá cụ thể.
Chỉ tiêu tổng hợp: chất lượng hàng chế tạo xuất khẩu (MXQual)

Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị trung bình của các chỉ tiêu phụ sau:
Chỉ tiêu 5: tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo công nghệ trung và cao trong tổng xuất khẩu
các mặt hàng chế tạo (MHXsh)
Chỉ tiêu 6: tỷ trọng xuất khẩu hàng chế tạo trong tổng xuất khẩu (MXsh) phản ánh tỷ
trọng của ngành chế tạo công nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.
Đối với các nước được báo cáo có các ngành kết hợp, sự phân loại công nghệ (giá trị gia
tăng công nghệ cao - trung) đã được điều chỉnh (ISIC phiên bản 2, 3 và SITC phiên bản 2).
Cơ sở lý thuyết của bộ chỉ số CIP.6 dựa trên quan điểm cho rằng, điều cốt lõi là hiệu suất
công nghiệp cạnh tranh của một quốc gia được quyết định bởi bằng nỗ lực học tập trong
nước. Ngay cả FDI và chuyển giao công nghệ chủ yếu được coi như một “giao dịch nội
địa”. Để chuyển giao công nghệ có lợi (ví dụ như thúc đẩy nâng cấp công nghệ), các doanh
nghiệp trong nước cần phải thực hiện những nỗ lực học tập chiến lược. Đây là lý do tại sao
chỉ số CIP.6 được thiết kế ban đầu là để phản ánh kết quả công nghiệp từ những yếu tố "nội
sinh" năng động.
Tuy nhiên, để nắm bắt được bản chất tiến hóa của hệ thống công nghiệp, cần liên tục cập
nhật các chỉ tiêu để phản ánh thực tại của các hệ thống công nghiệp quốc tế. Về khía cạnh
này, một số nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng hiệu quả công nghiệp của các quốc gia
ngày càng bị tác động bởi các "yếu tố ngoại sinh”, như cạnh tranh từ nước thứ ba, do kết
quả của sự gia tăng hội nhập/chuyển hóa trên các thị trường quốc tế và của hệ thống công
nghiệp. Các nghiên cứu thực nghiệm này cho thấy sự nổi lên của các nền kinh tế lớn toàn
cầu (hay các cường quốc khu vực) ảnh hưởng như thế nào đến các cơ hội nâng cấp công

22


nghiệp của các nước kém phát triển và cũng thách thức các vị trí đã được củng cố của các
nền kinh tế công nghiệp hóa.
Mối quan hệ giữa các quốc gia đã được thiết kế lại cho phù hợp với cả hai mô hình cạnh
tranh và bổ sung. Điều này có nghĩa là sự chuyển hóa ở bối cảnh công nghiệp quốc tế gây
ảnh hưởng đến các nước cũng như các ngành công nghiệp (và cả các công ty) theo các cách

khác nhau. Như Lall và Albaladejo (2004) đã nhấn mạnh đến các thách thức từ Trung Quốc
đặt ra đối với xuất khẩu hàng chế tạo của Đông Á: "Vấn đề chính không phải là ở sự cạnh
tranh trực tiếp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng quá lớn, mặc dù điều này đang tăng
lên, mà là ở chỗ các nước này cần thay đổi chuyên môn hóa như thế nào để đáp ứng được
điều đó". Tác động của các yếu tố ngoại sinh - tức là mối đe dọa cạnh tranh - vấn đề khó
khăn là cần hiểu được sự chuyển hóa công nghiệp nội tại của các quốc gia trước mối đe dọa
đó. Tất nhiên, rất khó để tháo gỡ chuỗi hệ quả liên kết các “yếu tố ngoại sinh” với sự năng
động “nội sinh” của chuyển đổi công nghiệp. Để đánh giá tác động của các yếu tố ngoại
sinh đến hiệu quả công nghiệp và sự tiến bộ của các nước, các nghiên cứu dựa vào phần
phân tích thị phần thế giới. Thị phần được coi là phép đo trực tiếp và phổ biến nhất để phản
ánh mối đe dọa xuất khẩu hoặc tác động cạnh tranh.
Bộ chỉ số CIP tám chỉ tiêu (CIP.8): sửa đổi lần thứ hai
Báo cáo IDR năm 2011 “Industrial Energy Efficiency for Sustainable Wealth Creation:
Capturing Environmental, Economic and Social Dividends” (Sử dụng hiệu quả năng lượng
công nghiệp để tạo ra của cải bền vững: nắm bắt các lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội)
đưa ra một phiên bản chỉ số CIP đã chính sửa lần thứ hai, trong đó bao gồm cả các yếu
tố/động lực nội sinh và ngoại sinh. Bộ chỉ số gồm các tiêu chí cơ bản sau:
Tiêu chí thứ nhất (nội sinh): Năng lực sản xuất và xuất khẩu hàng chế tạo công nghiệp
Chỉ tiêu 1: Giá trị gia tăng trong lĩnh vực chế tạo bình quân đầu người (MVApc)
Chỉ tiêu 2: Xuất khẩu hàng chế tạo bình quân đầu người (MXpc)
Tiêu chí thứ hai (nội sinh): Chuyên sâu và nâng cấp công nghệ
Chỉ tiêu tổng hợp: Cường độ công nghiệp hóa, INDint = [MHVAsh + MVAsh]/2
Chỉ tiêu tổng hợp: Chất lượng xuất khẩu hàng chế tạo, MXQual = [MHXsh + MXsh]/2
Tiêu chí thứ ba (ngoại sinh): Tác động thế giới
Chỉ tiêu 7: Tác động của một nước đến giá trị gia tăng trong lĩnh vực công nghiệp chế
tạo thế giới (ImWMVA): Được đo bằng tỷ trọng của một nước chiếm trong MVA thế giới,
cho thấy thành quả tương đối của một nước và tác động đến ngành chế tạo công nghiệp.
Chỉ tiêu 8: Tác động của một nước đến thương mại hàng chế tạo công nghiệp thế giới
(ImWMT): Được đo bằng tỷ trọng của một nước chiếm trong xuất khẩu hàng chế tạo công
nghiệp của thế giới, cho thấy vị trí cạnh tranh của một nước so với các nước khác trên các

thị trường quốc tế. Điều đó có nghĩa là việc đạt được thị phần thế giới phản ánh năng lực
cạnh tranh cao hơn; mất thị phần có nghĩa là năng lực giảm sút.
Mặc dù ở đây không có kỹ thuật rõ ràng để phân tích mối “đe dọa xuất khẩu”, phép đo
được áp dụng rộng rãi về “thị phần” có khả năng cung cấp các kết quả chính xác và được

23


trích dẫn trong nhiều nghiên cứu.
Tóm lại, phiên bản sửa đổi chỉ số CIP (CIP.8) bao gồm ba tiêu chí, đánh giá bằng bốn
chỉ tiêu riêng biệt và hai chỉ tiêu tổng hợp (tổng số là 8 chỉ tiêu). Mặc dù số các chỉ tiêu
trong bộ chỉ số CIP.8 đã tăng lên, chỉ số tổng hợp này vẫn duy trì đặc trưng mô-đun. Ở đây
phát sinh hai tác động liên quan. Thứ nhất, theo mức độ/đơn vị phân tích cụ thể được xem
xét, chỉ số CIP.8 có thể được sử dụng dưới hình thức nhiều hoặc ít tổ hợp hơn. Thứ hai, tổ
hợp các chỉ tiêu không mang lại kết quả khó giải thích, như thường gặp trong trường hợp
các chỉ tiêu quá tổng hợp. Các phương pháp tiêu chuẩn hóa và tổng hợp được sử dụng như
nhau đối với chỉ số CIP.6 (giá trị trung bình cộng có trọng số bằng nhau) trong khi phân loại
công nghệ là ISIC Rev.3 và SITC Rev.3 đã điều chỉnh. Điều đáng chú ý là chỉ số CIP.8 cân
đối về quy mô và không gây bất lợi cho các nước công nghiệp lớn với các thị trường trong
nước lớn. Ngoài ra, bộ chỉ số áp dụng phương pháp suy nghiệm sáng tạo trong phân tích
các tương tác công nghiệp cạnh tranh.
2.3. Phân nhóm quốc gia theo CIP
Chỉ số CIP.8 đã được đánh giá và xem xét lại về mặt phương pháp luận tổng hợp vào
năm 2012. Do quy mô của việc thực hành định chuẩn, với các dữ liệu có được và số các
quốc gia được đánh giá, ba tiêu chí cơ bản và tám chỉ tiêu lựa chọn vẫn được giữ nguyên
trong bộ chỉ số CIP. Tuy nhiên, để khắc phục các vấn đề tồn tại của phương pháp tổ hợp
ảnh hưởng đến các chỉ số tổng hợp, trị số trung bình nhân được áp dụng (thay cho phương
pháp gộp tuyến tính truyền thống) trong đó giữ lại các trọng số ngang bằng nhau.
Các chỉ tiêu tổng hợp được đặc trưng bằng hai vấn đề tổ hợp cơ bản. Thứ nhất, khi trọng
số của từng thành phần là kết quả của một đánh giá chủ quan trước, thì cùng một tập hợp dữ

liệu có thể cung cấp các thông tin hoàn toàn khác nhau. Một thực tế dễ có khả năng xảy ra
đó là, để xác định một tập hợp các biến thành phần, cần tập hợp các nhóm theo một cách
nào đó và gán trọng số tương đương cho các nhóm này. Điều quan trọng là việc tính trọng
số tương đương không có nghĩa là không tính điểm, khi trọng số bằng nhau, có nghĩa là tất
cả các chỉ số phụ đều có 'giá trị' như nhau trong cùng một chỉ tiêu tổng hợp. Trọng số tương
đương của các chỉ số phụ khác nhau còn là vấn đề bổ sung, bởi vì nếu các chỉ số phụ có
mức độ tương quan cao, có thể dẫn đến tính chỉ số sai. Ví dụ, nếu có hai chỉ tiêu cộng tuyến
được đưa vào, khía cạnh duy nhất được chúng phản ánh có khả năng bị tính tăng gấp đôi
trong chỉ số tổng hợp. Chính vì vậy quy tắc ngón tay cái (rules of thumb) cần được áp dụng
để xác định một ngưỡng, mà nếu vượt xa hơn ngưỡng này có nghĩa là sự tương quan rõ
ràng chính là dấu hiệu của việc tính tăng gấp đôi. Cuối cùng, mặc dù khả năng có thể so
sánh là hợp lý đối với một số mục tiêu thông tin nhất định, việc giữ các trọng số không thay
đổi theo thời gian và không gian là vấn đề khó khăn khi chỉ tiêu tổng hợp được sử dụng như
một công cụ để xác định thực hành tốt nhất hoặc để thiết lập các vấn đề ưu tiên.
Vấn đề thứ hai của phương pháp tính toán số trung bình của các chỉ tiêu tổng hợp liên
quan đến việc lựa chọn các thành phần tập hợp khác nhau tuân theo giả định ngầm rằng

24


chúng có thể thay thế. Nói cách khác, kết quả yếu kém trong một chỉ số phụ có thể được bù
đắp bằng giá trị cao trong các chỉ số phụ khác. Ngược lại, việc tính số trung bình nhân là
phù hợp hơn nếu chúng ta muốn duy trì một mức độ không bù trừ nhất định giữa các chỉ số
(OECD, 2008). Hơn nữa, trong khi phép tính gộp tuyến tính cho phép các chỉ tiêu cơ bản tỷ
lệ thuận với trọng số (cũng như vậy khả năng bù trừ là không đổi), thì cách tính số trung
bình nhân có lợi cho các nước có điểm số cao hơn (khả năng bù trừ là thấp hơn đối với các
chỉ tiêu tổng hợp có giá trị thấp).
Tác động chính sách của việc áp dụng các phương pháp tính bình quân khác nhau rất đa
dạng (OECD, 2008). Ví dụ, một quốc gia với số điểm thấp về một chỉ tiêu cần có điểm số
cao hơn nhiều về các chỉ tiêu khác để cải thiện vị trí của mình trong áp dụng cách tính giá trị

trung bình nhân. Ngoài ra, mức hữu dụng biên từ một gia tăng ở điểm số tuyệt đối thấp sẽ
lớn hơn nhiều so với gia tăng ở điểm số tuyệt đối cao trong trường hợp tính toán số trung
bình nhân (OECD, 2008), như vậy một quốc gia sẽ có động lực lớn hơn để giải quyết về
mặt chính trị những khía cạnh có điểm số thấp nếu bộ chỉ số tổng hợp áp dụng phương
pháp tính số trung bình nhân chứ không phải là gộp tuyến tính.
Với những cân nhắc trên và lợi thế của cách tính trung bình nhân cho phép tránh thay thế
yếu tố, bộ chỉ số CIP áp dụng phương pháp tính gộp phi tuyến tính. Sơ đồ tính toán trọng số
giữ lại một trong những trị số tương đương đơn giản, giả định rằng các số liệu thống kê sai
lệch trong mỗi chỉ số tổng hợp cũng được hiển thị và tính minh bạch của tổng hợp được duy
trì.
Một khía cạnh quan trọng khác trong việc định chuẩn năng lực cạnh tranh công nghiệp là
việc xác định các bộ so sánh thích hợp nhất giữa các quốc gia. So sánh quốc tế đặc biệt khó
khăn khi các nước tham gia ở vào các giai đoạn phát triển khác nhau. Các nước ở các giai
đoạn phát triển khác nhau thường có trình độ sản xuất và năng lực công nghệ khác nhau, và
thậm chí năng lực của các nước cũng thuộc các dạng khác nhau. Điều đó là do các các nước
sử dụng các công nghệ khác nhau trong sản xuất và các lĩnh vực công nghiệp chuyên môn
hóa cũng khác nhau. Những vấn đề nảy sinh trong so sánh quốc gia cho thấy sự cần thiết
phải định chuẩn các nước đang ở vào cùng một giai đoạn phát triển, tức là những nước có
xu hướng có cơ cấu sản xuất/công nghệ tương đồng.
Việc lựa chọn các nhóm nước khác nhau có thể là kết quả từ việc áp dụng các phương
pháp phân tích cụm hoặc chỉ đơn giản do cách lựa chọn các nhóm nước trên cơ sở các chỉ
tiêu trình độ phát triển. Như được nhấn mạnh trong báo cáo IDR 2005: không có số lượng
tối ưu các phép so sánh, và với các quốc gia khác nhau có thể sử dụng phép so sánh với các
mục đích khác nhau. Một số lượng lớn các phép so sánh trên thế giới có thể được sử dụng
(với giả định là có sẵn dữ liệu) để đánh giá hiệu quả cho các vấn đề rộng như MVA hay
thành tích xuất khẩu, cơ cấu công nghệ hay nguồn FDI. Một tập hợp nhỏ hơn có thể được
sử dụng để đánh giá các biến khác như sự hình thành kỹ năng, NC&PT hoặc đánh giá rủi ro
(UNIDO, 2005).

25



×