Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.79 KB, 135 trang )

GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI
ThS. VŨ MỘNG ĐÓA
LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn giáo trình Tâm lý học xã hội này được biên soạn dành cho sinh
viên Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng - Trường Đại học Đà Lạt.
Nội dung của cuốn giáo trình bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tâm lý học xã hội là một khoa học
- Chương 2: Các hiện tượng tâm lý xã hội
- Chương 3: Tâm lý nhóm nhỏ Mục tiêu của giáo trình nhằm:
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về bản chất và lịch
sử hình thành tâm lý học xã hội.
- Giúp sinh viên nhận thức rõ bản chất của các hiện tượng tâm lý xã hội
trong quá trình hoạt động và giao tiếp giữa các cá nhân.
- Giúp sinh viên nắm vững những đặc điểm tâm lý và các giai đoạn phát
triển của nhóm xã hội. Từ đó có thể vận dụng vào trong quá trình thực hành
công tác xã hội với nhóm xã hội cụ thể.
Trong quá trình biên soạn giáo trình này tác giả đã cố gắng rất nhiều để
hoàn thành kịp thời cung cấp cho sinh viên. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi
những hạn chế và thiếu sót nhất định. Tác giả kính mong nhận được sự đóng
góp và bổ sung ý kiến của bạn đọc.
Đà Lạt, ngày 21 tháng 06 năm 2007
Tác giả
Vũ Mộng Đóa


Chương 1. TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI LÀ MỘT KHOA HỌC
I. Bản chất, đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
1. Khái niệm tâm lý học xã hội
Bản chất của Tâm lý học xã hội:
+ Đó là tâm lý chung của nhiều người. Nó được hình thành từ một hệ


thống động cơ của một nhóm xã hội cụ thể (nhu cầu xã hội, tâm thế, niềm tin
xã hội, v.v...)
+ Tâm lý xã hội luôn luôn phản ánh thực tại đời sống của một nhóm
người. Tồn tại nào thì tâm lý ấy.
+ Tâm lý học xã hội có bản chất từ hoạt động và giao tiếp (tính duy vật
của tâm lý học xã hội).
Theo Từ điển tâm lý học Tiếng Anh của Arther S. Rebel and Emily
Rebel, tâm lý học xã hội được định nghĩa là một phân ngành của tâm lý học,
nó tập trung nghiên cứu các khía cạnh của hành vi con người bao gồm các cá
nhân, các nhóm, các tổ chức xã hội và xã hội mang tính tổng thể.
Theo từ điển Tâm lý học xã hội do Vũ Dũng chủ biên, tâm lý học xã hội
là một phân ngành của tâm lý học, nghiên cứu các quy luật khách quan của
sự tác động qua lại giữa các yếu tố tâm lý và xã hội trong hoạt động của cá
nhân và các nhóm người. Tâm lý học xã hội nghiên cứu đặc điểm tâm lý của
các nhóm xã hội, các tầng lớp và các giai cấp khác nhau trong xã hội, nghiên
cứu các đặc tính (giai cấp, dân tộc, v.v) và các quy luật hình thành những loại
hình nhân cách mang tính lịch sử, xã hội, nghiên cứu các cơ chế quan hệ qua
lại về mặt tâm lý xã hội trong các nhóm xã hội khác nhau, nghiên cứu các
hình thức giao tiếp khác nhau trong tập thể.
Tóm lại, theo chúng tôi, tâm lý học xã hội là một phân ngành của tâm lý
học, nó tập trung nghiên cứu các hiện tượng tâm lý của một nhóm xã hội cụ
thể, nảy sinh từ sự tác động qua lại trong hoạt động và trong giao tiếp giữa


các cá nhân ở trong nhóm. Nó chi phối thái độ, hành vi, cử chỉ của cá nhân
khi họ ở trong nhóm đó.
2. Đối tượng của Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội cũng giống như nhiều ngành khoa học khác, việc xác
định đối tượng nghiên cứu là một vấn đề phức tạp và khó khăn nhất. Hiện nay
vẫn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà tâm lý học của các trường

phái tâm lý học về đối tượng nghiên cứu của tâm lý học xã hội. Trong đó, đặc
biệt là có sự khác nhau khá rõ nét giữa tâm lý học Xô viết (cũ) và tâm lý học
phương Tây.
Các nhà tâm lý học Xô viết cho rằng, đối tượng của tâm lý học xã hội là
nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm. Tuy nhiên, trong số
những nhà tâm lý học Xô viết cũng có những quan điểm cụ thể không hoàn
toàn đồng nhất nhau.
Các nhà tâm lý học Xô viết (cũ), tiêu biểu như: E. X. Kuzơmin, V. I.
Xelivanop, K. K. Platonop, E. V. Sôrôkhôva cho rằng đối tượng nghiên cứu
của tâm lý học xã hội là nhân cách “phân loại kiểu người về mặt xã hội - lịch
sử”, “các đặc điểm tâm lý của nhân cách”, “sự quy định của xã hội đối với tâm
lý của cá nhân”. Một số tác giả khác như V. N. Kolbanopxki, A. I. Goriaseva,
A. V. Baranova, A. G. Kovaliop cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là
“những hiện tượng tâm lý của những khối người đông đảo”, “là tâm lý của tập
thể”, “sự cộng đồng về tâm lý”. Còn B. D. Parưghin, N. X. Manxurop cho rằng
tâm lý học xã hội vừa nghiên cứu tâm lý của nhóm, của khối người đông đảo,
vừa nghiên cứu đặc điểm hành vi của nhân cách, của cá nhân khi ở trong
nhóm.
A.G. Kovaliop thì cho rằng “đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên
cứu những nét đặc trưng tâm lý của các nhóm xã hội, các tập thể, cũng như
những quy luật hình thành và quy luật hoạt động của các tập thể, các nhóm
trong quá trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cá nhân”.


Khác với quan điểm của các nhà tâm lý học Xô viết trước đây và các
nhà tâm lý học Nga hiện nay, các nhà tâm lý học phương tây lại tiếp cận từ
góc độ khác. Các nhà tâm lý học phương tây cho rằng, đối tượng của tâm lý
học xã hội là nghiên cứu hành vi của cá nhân trong những điều kiện, hoàn
cảnh và môi trường xã hội. Đó là nhận định khái quát, tuy nhiên, nếu xem xét
một cách cụ thể cũng có một số vấn đề sau đây:

+ Quan điểm của Jones và Gerard (1967) cho rằng đối tượng của tâm
lý học xã hội là nghiên cứu hành vi cá nhân như là chức năng kích thích xã
hội. Ở đây, các tác giả đã nhấn mạnh đến ảnh hưởng qua lại giữa các cá
nhân trong nhóm.
+ Quan điểm của các nhà tâm lý học M. Sherif và C. W. Sherif (1956),
Mc David Harari (1968),. cho rằng tâm lý học xã hội cần nghiên cứu kinh
nghiệm và hành vi của cá nhân trong môi trường xã hội nhất định.
+ Quan điểm thứ ba cho rằng đối tượng của tâm lý học xã hội là nghiên
cứu mối quan hệ tương hỗ giữa cá nhân và môi trường xã hội (các nhà tâm lý
học đại diện như: Jack H. Curtis Richard Dewey, David G. Myer)
Cách tiếp cận thứ nhất (trường phái tâm lý học Xô viết) mang tính khái
quát hơn, chúng có phạm vi rộng. Cách tiếp cận thứ hai mang tính cụ thể, rõ
ràng: nhận thức - thái độ - tình cảm - hành vi.
Như vậy, có thể hiểu rằng: Đối tượng của tâm lý học xã hội nằm ở bản
chất các hiện tượng tâm lý xã hội đã được phân tích ở trên. Đó là cái tâm lý
của những nhóm xã hội cụ thể, bao gồm những nét tâm lý chung nhất, đặc
trưng nhất của nhóm được tạo nên từ sự tác động qua lại giữa các cá nhân
trong nhóm. Nó không phải là cái tâm lý như là sản phẩm hoạt động của chủ
thể mỗi người dưới những tác động của hiện thực khách quan. Nó cũng
không phải là cái tổng số đơn giản những đặc điểm tâm lý của tất cả những
cá nhân trong nhóm hợp thành.
3. Nhiệm vụ của Tâm lý học xã hội


Tâm lý học xã hội có hai nhiệm vụ chính là nghiên cứu lý luận và
nghiên cứu ứng dụng.
1) Nghiên cứu lý luận
- Xác lập được hệ thống các khái niệm, phạm trù khoa học riêng nằm
trong cấu trúc hợp lý, mang đặc thù của khoa học mình. Hiện nay một số khái
niệm, phạm trù cấu trúc của tâm lý học xã hội còn chưa rõ ràng để có thể

phân biệt được ranh giới của nó với những khoa học lân cận.
- Phát hiện được các quy luật hình thành và phát triển của các hiện
tượng tâm lý xã hội, chỉ ra cách sử dụng chúng vào việc phát huy nhân tố con
người trong các điều kiện hoạt động khác nhau. Cụ thể là những quy luật của
sự tác động qua lại trong nhóm, vai trò của cá nhân, vai trò của nhóm trong
quá trình này, những điều kiện chủ quan và khách quan của sự hình thành
nên những hiện tượng tâm lý xã hội và những hình thái biến động trong tâm lý
xã hội.
2) Nghiên cứu ứng dụng
Những quy luật chung của Tâm lý học xã hội được vận dụng vào một
số lĩnh vực khoa học khác cũng như trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội.
Từ đó tạo nên những chuyên ngành khác nhau của tâm lý học xã hội.
- Tâm lý học dân tộc: Đây là một chuyên ngành quan trọng của tâm lý
học xã hội. Nó nghiên cứu tâm lý dân tộc và những biến đổi của tâm lý dân
tộc gắn với những chuyển biến lịch sử diễn ra trong đời sống các dân tộc.
Nhận thức được tính phong phú, đa dạng hay độc đáo của một dân tộc là yêu
cầu cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, con người của một
quốc gia. Việc nghiên cứu tâm lý dân tộc còn góp phần quan trọng trong sự
hiểu biết giữa các dân tộc, là cơ sở của mối quan hệ hợp tác và liên kết giữa
các nước với nhau.
- Tâm lý học xã hội trong công tác lãnh đạo và quản lý xã hội. Đây là
một chuyên ngành mới của tâm lý học xã hội, nó đi sâu vào nghiên cứu các
hiện tượng tâm lý trong hệ thống quản lý, chỉ ra các đặc điểm, cơ chế và quy


luật tâm lý đang có ảnh hưởng tới hoạt động này trên cơ sở đó nêu ra những
yêu cầu về phẩm chất và năng lực tâm lý cần thiết của những người lãnh đạo
và bị lãnh đạo quản lý.
- Tâm lý học xã hội trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh
Chuyên ngành này nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng,

nghệ thuật bán hàng, thông tin quảng cáo v.v.Trên cơ sở đó, nêu ra yêu cầu
đối với cơ sở sản xuất về số lượng và chất lượng, hình thức của các loại
hàng hoá, dịch vụ.
- Tâm lý học xã hội trong tín ngưỡng tôn giáo, trong thông tin đại
chúng, trong giáo dục y tế, trong đời sống gia đình, trong dư luận xã hội và
tâm trạng quần chúng.
Phạm vi ứng dụng của tâm lý học xã hội rất rộng. Nó sẽ ngày càng
được mở rộng theo sự đòi hỏi của thực tiễn, cũng như khả năng đáp ứng
trong quá trình phát triển của nó.

II. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội
Tâm lý học xã hội đã ra đời và phát triển được gần một thế kỷ. Song,
những tiền đề để ra đời ngành khoa học này thì đã xuất hiện từ rất sớm. Nói
về sự hình thành và phát triển của Tâm lý học xã hội, trước hết phải tìm hiểu
những tiền đề để ra đời ngành tâm lý học này.
1. Những tiền đề triết học.
Cũng giống như sự ra đời của tâm lý học, sự hình thành Tâm lý học xã
hội có sự đóng góp rất quan trọng của các tư tưởng triết học. Có thể đưa ra
một số những tiền đề cơ bản sau:
1.1. Quan điểm của một số nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Khi nói về quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp cổ đại có ảnh hưởng
tới sự ra đời của Tâm lý học xã hội, chúng ta chú ý nhiều hơn đến quan điểm
về xã hội và con người của Platon và Aristotle.


- Platon (427 - 374 TCN) trong luận thuyết về đạo đức xã hội và trong
phác thảo về một xã hội lý tưởng của mình, ông đã rất chú ý đến các quan hệ
liên nhân cách. Ông cũng chỉ ra sự ảnh hưởng của các cá nhân đến sự ổn
định của nhà nước.
Trong các tác phẩm của mình, Platon đã quan tâm đến các kiểu loại

nhân cách xã hội. Theo ông, trong xã hội có ba kiểu nhân cách cơ bản:
a/Những người luôn luôn cố gắng làm vừa lòng người khác (người hướng tới
xúc cảm), b/Những người say sưa theo đuổi quyền lực và sự nổi danh (người
hướng đến quyền lực) và c/Những người luôn có khao khát hiểu biết (người
hướng đến tri thức). Ba kiểu nhân cách trên phản ánh ba yếu tố tâm lý của
con người: tình cảm, ý chí và trí tuệ.
- Aristotle (354 - 322TCN) là một người mở đường vĩ đại của khoa học
xã hội. Ông đánh giá cao yếu tố tình cảm. Theo ông, có 3 động lực của sự
liên kết con người: tình bạn, sở thích, và đồng nhất. Trong đó, tình bạn là
động cơ của đa số các nhóm xã hội.
Aristotle đánh giá cao vai trò của các nhóm xã hội đối với con người.
Ông cho rằng, con người cần phải sống trong các nhóm xã hội như gia đình
và nhà nước. Nhóm xã hội cơ bản nhất đối với con người là gia đình. Quan
điểm này của ông vẫn còn rất phù hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Điều
đáng chú ý là Aristotle xem xét con người và khả năng của nó trong các phản
ứng xã hội, quan hệ và hoàn cảnh xã hội.
Có thể nói, mặc dù các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp còn khá
xa vời các tri thức Tâm lý học xã hội hiện đại, nhưng các tư tưởng này có ảnh
hưởng không nhỏ đến các tư tưởng nói chung và tâm lý học xã hội nói riêng ở
châu Âu sau này.
1.2. Một số quan điểm về xã hội và cá nhân của các nhà tư tưởng La

Quan điểm về xã hội và cá nhân của một số nhà tư tưởng La Mã như
M.T.


Cicero; St. Augustine rất đáng được quan tâm trong nghiên cứu các
tiền đề triết học của sự phát triển Tâm lý học xã hội.
M.T. Cicero là đại biểu xuất sắc của tư tưởng La Mã. Khi nghiên cứu về
con người và xã hội, ông rất quan tâm đến vấn đề pháp luật, con người phải

hành động như thế nào trong khuôn khổ luật pháp của xã hội.
St. Augustine (354 - 430 sau CN), ông là đại biểu xuất sắc về tư tưởng
xã hội trong thời đại của ông. Các quan điểm của ông về xã hội và cá nhân
được tâm lý học xã hội hiện đại đánh giá cao. Đó là các quan điểm về sự liên
kết của con người, về vai trò của nhóm xã hội đối với việc hình thành quan
điểm, thái độ của cá nhân. Song, các quan điểm của ông lại bị ảnh hưởng lớn
của tư tưởng tôn giáo. Augustine đánh giá cao vai trò của Chúa Trời và các
lực lượng thần thánh đối với cuộc sống thực tại của con người. Theo ông, cá
nhân không chỉ có quan hệ tương tác với các cá nhân khác mà còn có quan
hệ với Chúa.
1.3. Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội.
Những học thuyết về sự thoả thuận xã hội do T. Hobber (1588 - 1679),
J. Locke (1632 - 1704), và J.J. Rousseau (1712 - 1778) đưa ra đã được xem
như sự mở đường cho Tâm lý học xã hội hiện đại. Các tác giả đã quan tâm
nghiên cứu rất nhiều về mối quan hệ giữa xã hội và cá nhân.
Học thuyết về sự thoả thuận xã hội của Hobber được phát triển dựa
trên 3 yếu tố:
- Định đề: bản năng con người bị hạn chế và cô lập từ những người
cùng tầng lớp hoặc từ tầng lớp đối lập của xã hội.
- Nguyên nhân hoặc thiết lập các nguyên nhân: Tại sao con người tự
đặt mình vào các mối liên kết với người khác.
- Thiết lập các quy tắc đạo đức từ hai lý do trên.
Locke không tin rằng có tồn tại một nhà nước thời kỳ tiền xã hội. Ông
đưa ra quan điểm cho rằng con người luôn sống trong xã hội, nhà nước trở


thành phương tiện để chấn chỉnh sai trái, bất công và bảo vệ quyền lợi chính
đáng của con người về cuộc sống, tự do và sở hữu.
So với học thuyết về thoả thuận xã hội của Hobber và Locke thì học
thuyết về sự thoả thuận xã hội của Rousseau được đánh giá cao hơn. Cũng

giống như Hobber, ông bắt đầu bằng việc tìm hiểu những hành vi bản năng
của con người, sau đó nghiên cứu mối tương tác giữa người với người, giữa
cá nhân và xã hội. Ông cho rằng, trật tự xã hội là điều bất khả xâm phạm. Nó
được xây dựng trên cơ sở lợi ích của đa số mọi người. Cái trật tự này không
thể bắt nguồn từ bản năng của con người mà cần phải được xây dựng trên
sự thoả thuận.
2. Những trường phái đầu tiên trong xã hội học và tâm lý học.
2.1. Các trường phái xã hội học
Vai trò của xã hội học trong việc hình thành Tâm lý học xã hội được thể
hiện qua sự ảnh hưởng của các quan điểm của một số nhà xã hội học.
- Auguste Comte (1790 - 1857)
Comte đã phân chia tâm lý học theo hai khía cạnh: sinh học và xã hội
học. Sự phân chia này có giá trị nhất định trong Tâm lý học xã hội.
Khi nói về nhân cách con người, ông đã thiên về khía cạnh bản năng.
Theo ông, bản năng con người chia thành 2 loại chính: sự ích kỷ và lòng vị
tha. Tính vị tha của bản năng có thể dẫn con người đến sự mềm yếu, nhu
nhược. Ông cho rằng, xã hội cần khuyến khích lòng vị tha của con người như
một mục đích trọng tâm của tổ chức, bên cạnh đó cần hạn chế tính ích kỷ của
cá nhân.
Mặc dù rất quan tâm đến tâm lý học cá nhân, nhưng Comte vẫn nhấn
mạnh rằng đơn vị xã hội thực là gia đình, nhờ nó mà xã hội phát triển. Gia
đình, theo ông ngoài việc duy trì nòi giống còn nuôi dưỡng lòng vị tha của con
người. Từ mái ấm gia đình, cá nhân sẽ trở thành thành viên xã hội hữu ích.
Tâm lý học cá nhân theo hướng bản năng của Comte đã tác động mạnh đến
tâm lý học xã hội tận đầu thế kỷ XX.


- Gabriel Tarde (1843 - 1904)
Tarde là một người sáng lập ra tâm lý học cá nhân trên cơ sở của xã
hội học. Ông phản đối những quan điểm thái quá của tâm lý học cá nhân thời

đó.
Một công trình nghiên cứu của Tarde có ảnh hưởng lớn đến sự ra đời
của tâm lý học xã hội là cuốn: “Những quy luật của sự bắt chước”. Trong
cuốn sách này ông đã lý giải cơ sở xã hội của sự tương tác giữa các cá nhân.
Ông cũng là người đầu tiên đưa ra khái niệm mới về sự tương tác. Đây là một
tiền đề dẫn đến sự hình thành tâm lý học xã hội.
- Durkheim (1858 - 1917)
Quan điểm của Durkheim là phản đối sự đề cao quá mức tâm lý học cá
nhân khi ông nhấn mạnh đến hệ thống quy định xã hội. Ông ca ngợi và thích
tranh luận về học thuyết “ý thức tập thể”.
Trong các nghiên cứu của mình, ông quan tâm nhiều đến các kiểu loại
hành vi của nhóm hơn là các hành vi của cá nhân. Những nghiên cứu của
ông về “ý thức tập thể” là đóng góp đặc biệt quan trọng cho tâm lý học xã hội.
- G. Lebon (1841 - 1931)
Trong các nghiên cứu của mình, ông chú ý nhiều đến tâm lý học nhóm.
Ông đã làm sáng tỏ thêm những quan điểm của Durkheim về các hiện tượng
tâm lý của nhóm. Lebon cũng bị ảnh hưởng bởi Tâm lý học xã hội của Tarde.
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Lebon là cuốn “Đám đông” (The crowd).
Trong cuốn sách này ông đã phân tích rất sâu sắc về tâm lý đám đông - một
hiện tượng tâm lý rất đặc thù của Tâm lý học xã hội. Với cuốn sách này, ông
đã trở thành người mở đường về vấn đề “hành vi tập thể” hiện đại.
- Charles Horton Cooley (1863 - 1929)
Cooley là nhà xã hội học Mỹ, người có quan điểm hiện đại về mối quan
hệ giữa xã hội và cá nhân. Ông nhấn mạnh, không thể tách rời yếu tố xã hội
và yếu tố cá nhân trong cuộc sống của con người.


Ông đã viết ba cuốn sách nổi tiếng về vấn đề này: Bản chất con người
và trật tự xã hội; Tổ chức xã hội; Sự phát triển xã hội. Cooley bị ảnh hưởng
bởi học thuyết “bắt chước” của Tarde, quan điểm về đồng nhất của Schaffle

và tâm lý học của W.James.
- E.A. Ross (1866 - 1951)
Ross là nhà xã hội học người Mỹ, người đã viết cuốn sách Tâm lý học
xã hội (1908) - một trong những cuốn sách giáo khoa đầu tiên về ngành khoa
học này. Nếu Cooley nhấn mạnh hơn đến khía cạnh tập thể thì Ross lại chú ý
đến cả khía cạnh xã hội và khía cạnh cá nhân trong nghiên cứu quan hệ giữa
xã hội và cá nhân.
Theo ông, vai trò của xã hội thể hiện qua sự ảnh hưởng của nhóm tới
cá nhân và vai trò của cá nhân thể hiện qua sự ảnh hưởng của cá nhân tới
nhóm. Các vai trò này xảy ra trong các hoàn cảnh xã hội. Quan điểm này của
Ross đã bị ảnh hưởng bởi quan điểm của Tarde về “sự bắt chước” trong đời
sống xã hội.
2.2. Các trường phái Tâm lý học
- Thuyết hành vi của Watson:
Thuyết hành vi ra đời vào năm 1913 trong bối cảnh Tâm lý học nội
quan bước vào thời kỳ khủng hoảng và một số nhà tâm lý học cho rằng cần
phải xác định lại đối tượng nghiên cứu của tâm lý học.
Thuyết hành vi là cơ sở để tâm lý học đầu thế kỷ XX từ bỏ di sản của
trường phái nội quan và đưa Tâm lý học xã hội hiện đại đến chỗ tìm hiểu con
người thông qua các hoàn cảnh xã hội và trước hết là nghiên cứu hành vi của
con người.
Sự đóng góp to lớn của thuyết hành vi đối với Tâm lý học xã hội thể
hiện ở chỗ nó là cơ sở để các nhà tâm lý học phương Tây (trước hết là các
nhà tâm lý học Mỹ) xác định đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học này hành vi xã hội của con người.


- Thuyết cấu trúc của W. Wundt
Một trong những đóng góp lớn của ông đối với việc ra đời của Tâm lý
học xã hội là cuốn sách Tâm lý học dân tộc. Cuốn sách này gồm 10 tập, được
ông viết trong 20 năm (1900 - 1920).

Theo ông, tâm lý học xã hội là một phân ngành cần thiết của Tâm lý
học. Ông cho rằng không thể nghiên cứu con người như một cá nhân đơn lẻ,
mà cần phải nghiên cứu con người trong những mối quan hệ của con người.
- Tâm lý học Gestalt
Một trong những đại biểu xuất sắc nhất của tâm lý học Gestalt là
K.Lewin, ông đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu khía cạnh quan
trọng của Tâm lý học xã hội
- nhóm nhỏ và nhóm nói chung. Lewin đã sáng lập ra Trung tâm nghiên
cứu động thái nhóm. Ông cũng là tác giả của một phương pháp nghiên cứu
mới trong tâm lý học xã hội - phương pháp nhóm tập luyện (training group).
3. Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập
Tâm lý học xã hội trở thành một khoa học độc lập được đánh dấu bằng
sự kiện cuốn sách giáo khoa đầu tiên về Tâm lý học xã hội được xuất bản vào
năm 1908. Đó là cuốn Tâm lý học xã hội (Social Psychology) của tác giả
Edward A. Ross. Cuốn sách của ông dựa trên cơ sở kết hợp hai khoa học
tâm lý học và xã hội học. Nội dung chính được đề cập trong cuốn sách này là
sự bắt chước được hình thành, phát triển và thực hiện như thế nào. Ông đã
sử dụng hiện tượng bắt chước để giải thích sự thay đổi tư tưởng, thói quen
và quan điểm giữa các thành viên trong các nhóm xã hội.
Một sự kiện quan trọng nữa góp phần làm cho Tâm lý học xã hội trở
thành khoa học độc lập, đó là sự ra đời cuốn sách có tên: Nhập môn Tâm lý
học xã hội (Introduction to Social Psychology) của Mc. Dougall. Trong cuốn
sách này tác giả đã lý giải sự giống nhau về hành vi giữa cá nhân trong nhóm
xã hội thông qua sự bắt chước.


Tính đến năm 1954, đã có 52 cuốn sách giáo khoa về Tâm lý học xã
hội xuất bản, đến năm 1968 con số này đã tăng lên gần 100 cuốn và tính đến
năm 1980, số sách giáo khoa về Tâm lý học xã hội đã lên tới gần 150 cuốn,
gần chục tạp chí về tâm lý học xã hội và một số lượng lớn các tuyển tập bài

viết, các sách tham khảo có giá trị về ngành khoa học này được hoàn thành.
Trong gần một thế kỷ vừa qua, người ta có thể nhận thấy hai xu hướng phát
triển của Tâm lý học xã hội: Tâm lý học xã hội phương Tây và Tâm lý học xã
hội Xô viết. Hai xu hướng này có sự khác biệt nhất định.
Tâm lý học xã hội Xô viết chú ý nhiều đến nghiên cứu các đặc điểm tâm
lý của nhóm, trong đó đặc biệt là tập thể (một loại nhóm chính thức) và các
nhóm lớn như giai cấp, dân tộc,... Tâm lý học xã hội phương Tây lại quan tâm
nhiều hơn đến việc nghiên cứu kinh nghiệm và hành vi xã hội. Tính thực tiễn,
ứng dụng trong các nghiên cứu của Tâm lý học phương Tây được thể hiện
rất rõ nét.
Ở nước ta, Tâm lý học xã hội là một ngành còn rất non trẻ. Song, trong
thời gian gần đây, ngành khoa học này đã có những bước phát triển quan
trọng. Tâm lý học được giảng dạy ở nhiều trường Đại học, học viện và trường
cao đẳng. Nhiều công trình nghiêu cứu về Tâm lý học xã hội đã được dịch và
biên soạn. Tính đến nay chúng ta đã có hàng chục cuốn sách giáo khoa,
nhiều tài liệu tham khảo đã được các nhà Tâm lý học Việt Nam biên soạn và
xuất bản nhằm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu Tâm lý học
xã hội.

III. Các phương pháp nghiên cứu của Tâm lý học xã hội
1. Những nguyên tắc nghiên cứu
1.1. Phải đảm bảo tính chất khách quan
Nghiên cứu phải đảm bảo tính khách quan, trước hết là phải nghiên
cứu từ chính bản thân sự vật, hiện tượng, phải xem xét sự vật, hiện tượng
như chúng vốn có trong thực tế, ghi nhận mọi chi tiết, mọi biểu hiện của
chúng.


1.2. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong các mối liên hệ của
chúng

Tất cả các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều liên hệ, tác động qua
lại với nhau. Vì vậy, khi nghiên cứu phải đặt chúng trong mối quan hệ, liên hệ
giữa chúng nhằm vạch ra được sự ảnh hưởng lẫn nhau, mối quan hệ nhân
quả và những quy luật của sự tác động qua lại giữa chúng. Khi nghiên cứu
các hiện tượng tâm lý xã hội cần thực hiện tốt các yêu cầu này, bởi vì mỗi
hiện tượng tâm lý xã hội đều chịu sự ảnh hưởng và liên quan của các hiện
tượng khác.
1.3. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong sự phát triển.
Mỗi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên hay trong xã hội đều có quá
trình nảy sinh, vận động và phát triển. Tâm lý cá nhân hay của xã hội đều
nằm trong quy luật này, có sự phát triển và biến đổi về chất. Bởi vậy, khi
nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội, nhà khoa học cần xem xét chúng
trong một quá trình.
1.4. Phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng trong một chỉnh thể toàn vẹn
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có một cấu trúc nhất định. Bởi vậy, yêu
cầu đặt ra đối với các nhà khoa học là phải nghiên cứu sự vật và hiện tượng
với cả hệ thống các thành phần trong cấu trúc của chúng cũng như mối liên
hệ và quan hệ của các thành phần ấy.
2. Những phương pháp nghiên cứu
2.1. Phươngpháp quan sát
Quan sát là sự tri giác chủ động và có hệ thống các hiện tượng tâm lý
nhằm tìm ra các đặc điểm đặc trưng và có ý nghĩa của chúng. Trong tâm lý
học xã hội, phương pháp quan sát được sử dụng để nghiên cứu hành vi xã
hội.
• Các bước tiến hành quan sát:
- Xác định mục đích, nhiệm vụ quan sát (quan sát để làm gì)


- Lựa chọn khách thể quan sát, tình huống quan sát và đối tượng quan
sát (quan sát ai, quan sát cái gì)

- Lựa chọn cách thức quan sát để ít ảnh hưởng đến khách thể quan
sát và thu được những thông tin cần thiết (quan sát như thế nào)
• Nhiệm vụ quan sát: là định hướng ban đầu về khách thể, đề xuất giả
thuyết và kiểm tra giả thuyết. Các tình huống quan sát có thể là tình huống tự
nhiên hoặc tình huống thực nghiệm (do người quan sát chủ động) tạo nên
• Đối tượng quan sát: là những hành động ngôn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ của con người trong nhóm hay liên nhóm. Cụ thể là:
- Hành động nói (hành động ngôn ngữ). Ở đây cần chú ý quan sát tính
định hướng, tần số, cường độ, mức độ diễn cảm, đặc điểm của ngôn từ, ngữ
pháp, cách phát âm.
- Những hành động diễn cảm thể hiện qua nét mặt, thái độ, hành động.
- Cử chỉ di chuyển, trạng thái đứng im của con người, khoảng cách
giữa người này với người khác, tốc độ, phương hướng vận động, sự va
chạm...
• Một số ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm: Nó được sử dụng rộng rãi, chiếm ưu thế trong việc thu thập
các biểu hiện của tâm lý xã hội. Trong phương pháp này, nhà khoa học có thể
sử dụng những máy móc hiện đại như máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim
để ghi lại những hiện tượng cần nghiên cứu, khi cần có thể quan sát lại nhiều
lần bảo đảm tính khách quan.
- Hạn chế: phương pháp này còn có hạn chế là nó đòi hỏi nhiều thời
gian; nó chỉ cung cấp những tài liệu về các biểu hiện bề ngoài có tính cảm
tính. Bởi vậy, khi dùng phương pháp này nhà khoa học phải thu thập tài liệu
với số liệu đủ lớn để có thể chọn lọc trong đó những tài liệu cần thiết.
2.2. Phươngpháp nghiên cứu sản phẩm.


Sản phẩm hoạt động bao giờ cũng mang đậm nét những đặc điểm tâm
lý của nhóm người tạo ra nó, bao gồm sản phẩm vật chất và tinh thần. Các
sản phẩm vật chất như: nhà cửa, vật dụng thông thường,. các sản phẩm tinh

thần như âm nhạc, phong
tục, tập quán,. Qua sản phẩm hoạt động, nhà khoa học có thể tìm hiểu
về trình độ nhận thức, mức độ kỹ xảo, nội dung tình cảm, đặc điểm tính cách
của các nhóm người khác nhau.
2.3. Phươngpháp điều tra.
Dùng để hiểu rõ thái độ của mọi người đối với các biến cố xã hội,
những nhiệm vụ xã hội có liên quan đến họ cũng như nhu cầu, nguyện vọng,
định hướng hoạt động của họ trong tương lai. Phương pháp này được sử
dụng rộng rãi để nghiên cứu thông qua công cụ là bảng hỏi.
• Các nguyên tắc đặt câu hỏi:
- Trong một câu hỏi chỉ cần tìm hiểu một khía cạnh, không nên chứa
đựng nhiều nội dung nghiên cứu.
- Nên tránh sử dụng các thuật ngữ nước ngoài không được sử dụng
rộng rãi trong xã hội, tránh các thuật ngữ chuyên môn quá hẹp, tránh các từ
đa nghĩa.
- Không nên đưa ra các câu hỏi quá dài, đặc biệt là khi hỏi trực tiếp.
- Nếu trong câu hỏi có sử dụng các thuật ngữ không phổ biến thì người
điều tra viên có thể giải thích thêm về câu hỏi này để cho khách thể hiểu
được.
- Các câu hỏi cần được cụ thể hoá, đơn giản hoá đến mức độ cao nhất,
tránh đặt câu hỏi một cách chung chung, khó hiểu (rườm rà, tối nghĩa)
- Khi đặt câu hỏi có thể đưa ra các phương án trả lời mà mọi người đều
có thể hiểu như nhau.
- Cần tránh đặt các câu hỏi khuôn mẫu, sáo rỗng hay kiểu “đánh đố” đối
với


khách thể nghiên cứu
- Cần tránh đưa ra các câu hỏi tạo nên thái độ tiêu cực đối với người
được hỏi.

• Câu hỏi đóng và câu hỏi mở
- Câu hỏi đóng là các câu hỏi đưa ra các phương án trả lời, đòi hỏi
khách thể nghiên cứu phải chọn một hay một số trong các phương án trả lời.
Có hai loại câu hỏi đóng: câu hỏi đóng phân đôi và câu hỏi đóng có
nhiều phương án trả lời.
- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi không đưa ra các phương án trả lời.
Theo yêu cầu của câu hỏi, khách thể tự bộc lộ suy nghĩ của mình.
• Cách thức trình bày bảng hỏi:
Để bảng hỏi được trả lời tốt, khi xây dựng chúng ta cần chú ý đến một
số khía cạnh sau:
- Ở trang đầu của bảng hỏi ghi rõ cơ quan, tổ chức tiến hành điều tra.
- Tiếp theo là lời mở đầu (nêu mục đích, yêu cầu của bảng hỏi). Trong
lời mở đầu cần cam kết giữ bí mật tên, tuổi cho người được hỏi. Nên viết
ngăn gọn, lịch sự.
- Ở phần cuối bảng hỏi nên có lời cảm ơn người được hỏi.
- Cần chú ý đến hình thức trình bày bảng hỏi: kiểu chữ, cách trình bày,
• Những ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm: Cho phép tiến hành nghiên cứu trên một địa bàn rộng với số
lượng lớn khách thể nghiên cứu. Có thể thu được thông tin về nhiều sự kiện
khác nhau trong thời gian ngắn. Không chỉ thu thập được thông tin trong hiện
tại mà trong cả quá khứ và tương lai.
- Hạn chế: Số liệu điều tra chủ yếu dựa vào đánh giá của khách thể.
Độ tin cậy của thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, khả năng tự trình
bày các vấn đề của khách thể. Ngoài ra, độ tin cậy của thông tin còn phụ


thuộc vào khả năng thiết kế bảng hỏi của người nghiên cứu, vào sự hợp tác
của khách thể
Để bổ sung phương pháp điều tra, người ta đã dùng phương pháp
phỏng vấn kèm theo. Phương pháp phỏng vấn hay trò chuyện có mục đích

giúp cho người điều tra thâm nhập vào cuộc sống xã hội mà họ muốn nghiên
cứu, có được thông tin ban đầu về xã hội ấy. Qua trò chuyện sẽ gây được
không khí tự nhiên, gần gũi giữa người điều tra và người được điều tra khiến
họ có thể thông cảm hơn, tích cực hưởng ứng và trả lời chính xác.
Phỏng vấn cũng bị hạn chế là tốn thời gian, nên chỉ có thể tiến hành
trong một diện hẹp, có lựa chọn, thông thường là những người lãnh đạo,
những cá nhân tiêu biểu.
2.4. Phươngpháp thực nghiệm
Đây là phương pháp trong đó nhà khoa học chủ động gây ra hiện
tượng cần nghiên cứu và đặt người được thực nghiệm vào hoàn cảnh đòi hỏi
họ phải có hoạt động tích cực.
Ưu điểm: Thực nghiệm tâm lý xã hội có thể tiến hành dưới nhiều hình
thức tự nhiên hoặc tiến hành trong phòng thí nghiệm. Phương pháp thực
nghiệm giúp cho quá trình nhận thức hiện thực nhanh chóng hơn phương
pháp khác. Nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của việc nghiên cứu khoa
học đem lại những kết quả đáng tin cậy.
Nhược điểm: Trong tâm lý học xã hội, thực nghiệm là một phương pháp
rất phức tạp, rất khó sử dụng. Bởi vì nó được thực nghiệm đối với con người.
Nó không chỉ liên quan đến vấn đề tri thức, tổ chức, giáo dục, tuyên truyền
v.v. mà còn liên quan đến các chuẩn mực đạo đức và cả pháp luật.
2.5. Phươngpháp trắc nghiệm xã hội
Trắc nghiệm xã hội có nghĩa là đo lường xã hội. Phương pháp này
được xây dựng trên cơ sở lý luận tâm lý học về xã hội và test tâm lý xã hội
nhằm đánh giá các mối liên hệ cảm xúc liên nhân cách trong nhóm.


Phương pháp trắc nghiệm xã hội do L. Moreno (1892 - 1974) sáng lập.
Moreno đã đưa ra phương pháp này để tìm hiểu các cấu trúc tâm lý xã hội
trong các quan hệ liên nhân cách của nhóm. Các cấu trúc này không chỉ xác
định các đặc điểm của nhóm mà còn xác định trạng thái tinh thần của con

người.
■ Nhiệm vụ của trắc nghiệm xã hội
Trắc nghiệm xã hội được sử dụng, để chẩn đoán những quan hệ liên
nhân cách và liên nhóm với những mục đích làm cho chúng thay đổi tốt hơn
và hoàn thiện chúng.
Trắc nghiệm xã hội có thể nghiên cứu các kiểu loại hành vi xã hội của
con người trong điều kiện hoạt động của nhóm, đánh giá sự tương hợp tâm lý
xã hội của các thành viên trong các nhóm xã hội cụ thể.
Song nhiệm vụ cơ bản của trắc nghiệm xã hội là nghiên cứu cấu trúc
không chính thức của các nhóm xã hội và bầu không khí tâm lý của nhóm.
■ Các giai đoạn thực hiện trắc nghiệm xã hội
* Các giai đoạn thực hiện
- Xác định nhiệm vụ, khách thể nghiên cứu
- Xác định các giả thuyết nghiên cứu cơ bản
- Xây dựng bảng hỏi
Bảng hỏi của trắc nghiệm xã hội gồm các câu hỏi liên quan đến những
khía cạnh cảm xúc của các quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân trong nhóm.
Đòi hỏi những người tiến hành trắc nghiệm phải thể hiện được mối quan hệ
thân ái, gần gũi, cởi mở với các khách thể làm trắc nghiệm. Vì quan hệ như
vậy sẽ kích thích được lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của khách thể
nghiên cứu.
* Các hình thức lựa chọn mẫu trong trắc nghiệm
- Sự lựa chọn không hạn chế


Nếu trong nhóm có 12 thành viên thì mỗi người trong nhóm sẽ lựa chọn
11 người còn lại của nhóm (trừ bản thân mình) để thực hiện trắc nghiệm.
Công thức lựa chọn ở đây là: N - 1, trong đó N là số lượng các thành
viên của nhóm thực nghiệm. Như vậy, sẽ có (N - 1) người được lựa chọn để
tham gia thực nghiệm.

Ưu điểm: khả năng lựa chọn như nhau đối với các thành viên. Nó có
thể làm cho các thành viên bộc lộ được cảm xúc của mình. Đây có thể là lát
cắt qua mối liên hệ liên nhân cách phức tạp trong cấu trúc nhóm.
Nhược điểm: kỹ thuật tính toán khá phức tạp, khó khăn khi nhóm trắc
nghiệm có nhiều thành viên. Một nhược điểm khác là xác suất nhận được từ
sự lựa chọn ngẫu nhiên là rất lớn. Ví dụ, ta có thể nhận được câu trả lời “Tôi
chọn tất cả”
- Sự lựa chọn hạn chế
Ở đây các khách thể được phép chọn số lượng hạn chế các thành viên
của nhóm (số lượng này theo quy định của người làm trắc nghiệm). Ví dụ,
trong nhóm trắc nghiệm có 25 người thì mỗi thành viên được lựa chọn 4
người.
Ưu điểm: có độ tin cậy cao hơn vì nó sẽ làm người thực hiện trắc
nghiệm có ý thức trách nhiệm, chú ý hơn khi lựa chọn.
Vấn đề ở đây là chọn bao nhiêu thành viên là hợp lý. J.Moreno và E.
Jenking đã đưa ra công thức về xác suất của sự ngẫu nhiên:
P(A) = d/(N - 1)
P là xác suất của sự kiện ngẫu nhiên (A) của sự lựa chọn theo trắc
nghiệm xã hội.
N là số lượng các thành viên của nhóm d là sự lựa chọn hạn chế.
Thông thường, trị số P(A) dao động trong khoảng từ 0,20 - 0,30. Khi
biết P(A) và N thì ta có thể xác định được số lượng lựa chọn hạn chế d.


Nhược điểm của cách lựa chọn này là không có khả năng lựa làm sáng
tỏ những quan hệ tương hỗ phức tạp trong nhóm.
Để khắc phục nhược điểm của mỗi cách lựa chọn, ta có thể kết hợp cả
hai cách lựa chọn này. Giai đoạn một là lựa chọn không hạn chế, giai đoạn
hai là sự lựa chọn hạn chế.
■ Phiếu trắc nghiệm xã hội

Kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào phiếu trắc nghiệm xã hội.
Khi xây dựng phiếu trắc nghiệm cần chú ý một số điểm sau:
- Số lượng các câu hỏi trong phiếu không nên quá nhiều.
-Trong trường hợp nghiên cứu nhiều người và số lượng câu hỏi trắc
nghiệm lớn chúng ta có thể chia ra thành một số phiếu trắc nghiệm nhỏ hơn
theo các nội dung nghiên cứu.
Phiếu trắc nghiệm xã hội được xây dựng theo trình tự sau:
Bước 1: Chuẩn bị danh sách các thành viên của nhóm trắc nghiệm. Mỗi
thành viên nắm được số thứ tự của mình trong danh sách đó.
Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra.
Ở phần đầu của phiếu hướng dẫn cách thực hiện trắc nghiệm (hướng
dẫn cách trả lời các câu hỏi). Khi trả lời các câu hỏi người được trắc nghiệm
cần đánh số thứ tự các thành viên trong nhóm theo danh sách ở phần cột lựa
chọn.
Các câu hỏi trắc nghiệm được chia thành hai nhóm:
+ Nhóm I: Người được trắc nghiệm đưa ra sự lựa chọn của mình về
các thành viên của nhóm.
+ Nhóm II: Người được trắc nghiệm đánh giá xem ai trong số các thành
viên của nhóm sẽ chọn mình vào vị trí đó. Tức là đánh giá về khả năng lựa
chọn của nhóm đối với bản thân anh ta.


Trên đây là một số những phương pháp nghiên cứu cơ bản trong tâm lý
học xã hội. Các phương pháp này được sử dụng kết hợp với nhau tuỳ theo
mục đích của nhà nghiên cứu.

Chương 2. CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ XÃ HỘI
I. Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý xã hội
Con người luôn sống trong một môi trường xã hội nhất định: gia đình,
trường học, công ti, xí nghiệp,... Trong quá trình đó các cá nhân có sự tác

động qua lại lẫn nhau. Sự tác động này đã điều chỉnh thái độ, hành vi của cá
nhân và nhóm dẫn đến quá trình xã hội hoá cá nhân, hình thành nên những
hiện tượng tâm lý đặc trưng của nhóm.
Tâm lý xã hội bao gồm những hiện tượng tâm lý chung của một nhóm
xã hội nảy sinh từ tác động qua lại trong hoạt động và giao tiếp giữa các
thành viên trong nhóm, chi phối thái độ hành vi của các cá nhân khi hiện diện
trong nhóm.
Những hiện tượng tâm lý xã hội có mối liên hệ mật thiết với nhau, chi
phối lẫn nhau. Nó có diễn biến rất phức tạp mặc dù được hình thành và phát
triển có quy luật.. Khi xã hội ngày càng phát triển, các mối quan hệ xã hội
ngày càng trở nên phức tạp và đa dạng. Chính trong quá trình đó nảy sinh
nhiều các hiện tượng tâm lý xã hội khác nhau. Việc nghiên cứu các hiện
tượng tâm lý xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong thực tiễn hiện nay.

II. Các hiện tượng tâm lý xã hội cơ bản
1. Tri giác xã hội
1.1. Khái niệm Tri giác xã hội
Tri giác xã hội là sự cảm nhận, hiểu biết và sự đánh giá của chủ thể tri
giác về các đối tượng xã hội: các cá nhân, nhóm người, bản thân mình, hoặc
các hiện tượng xảy ra có sự tham gia của con người.


Tri giác xã hội đó là hiện tượng nhận biết xã hội. Nó phụ thuộc vào đối
tượng mà chúng ta đang tri giác, đặc biệt là phụ thuộc vào mục đích, kinh
nghiệm, nguyện vọng của chúng ta. Nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh, bối
cảnh của chúng ta. Thực chất của tri giác xã hội là tri giác những người và
kiểu người trong xã hội.
Tri giác xã hội có nghĩa là thông qua các biểu hiện và hành vi bên ngoài
kết hợp với một vài đặc điểm nhân cách của người đó (do chúng ta cảm nhận
được) để hiểu được mục đích, phương hướng hành động hoặc để hiểu được

người khác.
Tri giác xã hội khác với tri giác vật thể ở chỗ đối tượng tri giác là một
thực thể tích cực, có tình cảm và thái độ riêng của mình.
Cấu trúc của bất kỳ một quá trình tri giác xã hội nào cũng bao gồm: chủ
thể tri giác, đối tượng tri giác, quá trình tri giác và kết quả tri giác, sự ảnh
hưởng của tri giác xã hội tới sự điều chỉnh hành vi và hoạt động của cá nhân,
của các nhóm xã hội.
1.2. Các cơ chế tri giác xã hội
Các công trình nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng
của quá trình tri giác xã hội. Đó là: ấn tượng ban đầu, quy gán xã hội, định
kiến xã hội.
1.2.1. Ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tổng thể mà chúng ta có được về một
người khác hoặc về nhóm xã hội dựa trên một sự nhìn nhận, đánh giá một
cách chung chung thông qua những biểu hiện về diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác
phong, ánh mắt,. Sau lần tiếp xúc ban đầu ta sẽ có một ấn tượng nhất định về
đối tượng của mình.
Thông thường sau lần gặp gỡ đầu tiên (tri giác, nhận thức), về mặt vô
thức, trong đầu chúng ta hiểu về người đó: liệu có chơi được hay không?
người này có thích mình không?... Chúng ta quy lại một nhân cách chung, do
đó nó chi phối rất nhiều trong quá trình tri giác lần sau.


Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở:
■ Đặc điểm trung tâm
Trong quá trình ứng xử xã hội, giao tiếp thông thường ở mỗi cá nhân có
nổi lên một đặc điểm nào đó và chúng ta đã lấy nó để suy luận về họ.
Nhà tâm lý học Mỹ, Asch Solomon, nghiên cứu về ấn tượng ban đầu đã
tiến hành thí nghiệm như sau:
Cho hai nhóm sinh viên hai bảng ghi các đặc điểm tính cách. Nội dung

của hai bảng như nhau, chỉ khác một điểm: “tính nồng nhiệt” của người A thay
thế bằng “tính lạnh lùng” của người B.
Ngừơi A

Người B

Thông minh

Thông minh

Khéo léo

Khéo léo

Cần cù

Cần cù

Nồng nhiệt

Lạnh lùng

Kiên quyết

Kiên quyết

Thực tế

Thực tế


Thận trọng

Thận trọng

Ông yêu cầu hai nhóm sinh viên đưa ra nhận định của mình về người
có những đặc điểm trong bảng. Các sinh viên nhận xét người A là một người
tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn mọi người hiểu quan điểm của
mình, chân thành khi tranh luận và mong ý kiến, quan điểm đó được thừa
nhận.
Nhóm sinh viên thứ hai cho rằng người B là một kẻ lừa dối, thấy mình
thành công, thông minh đã tưởng là khác người, đó là người tính toán, lãnh
cảm.
Từ thí nghiệm này ông kết luận: chính cặp đặc điểm trung tâm “nồng
nhiệt - lạnh lùng” là yếu tố chính trong quá trình hình thành ấn tượng. Nếu


thay đổi cặp đặc điểm này thì ấn tượng chung cũng bị ảnh hưởng. Các cặp
đặc điểm trung tâm không chỉ đem lại những ấn tượng khác nhau mà còn gợi
thêm những cảm tưởng khác nhau như tính nồng nhiệt đã làm 90% sinh viên
đánh giá người A là hào hiệp, 75% sinh viên đánh giá là hài hước. Còn tính
“lạnh lùng” chỉ có 10% sinh viên nhận định người B là hào hiệp hoặc hài
hước.
Ấn tượng ban đầu được hình thành trên cơ sở một vài đặc điểm biểu
hiện ra ngoài mang tính nổi bật trong một hoàn cảnh nào đó. Đặc điểm ấy
thường gọi là đặc điểm trung tâm. Nó quyết định, khống chế cách thức và
chiều hướng suy nghĩ cảm nhận của người tri giác. Vì thế, không phải lúc nào
chúng ta tri giác cũng đúng.
■ Sơ đồ nhân cách tiềm ẩn.
Trong cuộc sống, do tiếp xúc ứng xử, chúng ta thường có một cách
thức hay gán ghép các yếu tố với nhau thành một nhân cách.

- Trong mỗi con người đều có sẵn một sơ đồ liên hệ giữa các tính cách
của con
người với nhau. Chúng ta hay gán ghép những nét tính cách, phẩm
chất giống nhau lại. Khi tiếp xúc với các cá nhân trong xã hội, thì mối liên hệ
nét tính cách tốt hay xấu nó được hoạt hoá và chúng ta dùng để đánh giá
người khác. Sự hoạt hoá - liên kết giữa các nét tính cách đã ảnh hưởng đến
việc chúng ta đánh giá người khác dựa vào kinh nghiệm của chúng ta, nghĩa
là chúng ta đặt con người bằng phạm trù sơ lược, bằng kinh nghiệm.
Khái niệm sơ đồ nhân cách tiềm ẩn: nhằm mô tả một biểu tượng tinh
thần sơ lược có chức năng hiểu biết hiện thực bằng cách giản lược những
phức tạp của đối tượng, thực tế, dự đoán được các phản ứng hành động của
đối tác, định ra cái chuẩn có khả năng nhờ đó có thể kiểm tra được người
khác và hành động của họ.
Sơ đồ nhân cách ngầm ẩn nó phụ thuộc vào:


×