Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.92 KB, 3 trang )
5 Nguyên Nhân Gây Phản Ứng Sau Tiêm
Chủng Vắc Xin
Do bản chất vắc xin:
Do chất lượng vắc xin: Đó có thể là các phản ứng tại chỗ như: vết chích bị sưng,
bưng mủ (vắc xin Lao BCG) hoặc những phản ứng toàn thân như sốt. Nguyên
nhân của phản ứng này là do một phần đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Hầu hết
những phản ứng này nhẹ và tự khỏi. Phản ứng nghiêm trọng liên quan tới vắc xin
rất hiếm gặp.
Do chất lượng vắc xin:
Phản ứng liên quan tới chất lượng của vắc xin có thể do khiếm khuyết xảy ra trong
quá trình sản xuất vắc xin và làm tăng nguy cơ các phản ứng sau tiêm chủng. Đây
là những phản ứng rất hiếm gặp vì hiện nay các cơ sở sản xuất vắc xin đều đã áp
dụng thực hành sản xuất tốt (GMP), đồng thời kiểm định chặt chẽ đối với từng lô
vắc xin trước khi sử dụng. Việc kiểm định vắc xin trong quá trình sản xuất, trước
khi được phép xuất xưởng và trước khi sử dụng cũng được thực hiện hết sức
nghiêm ngặt, nhằm đảm bảo vắc xin có chất lượng tốt nhất và đảm bảo an toàn đối
với người sử dụng.
Do lỗi tiêm chủng:
Phản ứng gây ra do lỗi tiêm chủng bao gồm việc bảo quản và sử dụng vắc xin
không đúng quy định, các lỗi này có thể phòng tránh được. Cách phòng tránh: đảm
bảo dây chuyền lạnh hoạt động tốt, thường xuyên theo dõi nhiệt độ tủ lạnh bảo
quản vắc xin, không để vắc xin tiếp xúc trực tiếp với bình tích lạnh hoặc đá; khám
phân loại trước khi tiêm; tuân theo chỉ định và chống chỉ định của mỗi loại vắc xin,
nhà sản xuất; không tiêm cho trẻ có tiền sử phản ứng mạnh với liều tiêm trước
(DPT); hoãn tiêm cho trẻ đang bị sốt, mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính; không tiêm
khi không có sự đồng ý của cha mẹ trẻ .
Do tâm lý:
Phản ứng này phát sinh do sợ tiêm chủng, có thể xảy ra hàng loạt trong các chiến
dịch tiêm chủng do lo sợ hoặc bị tiêm đau. Phản ứng này thường gặp ở trẻ trên 5