Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

kiểm tra 15p

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.68 KB, 2 trang )

Trường THPT Đức Linh. KIỂM TRA 15’.
Tổ : Ngữ Văn. Môn: Văn 11.
Học sinh chọn câu đúng nhất và đánh dấu x vào ô :
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
a
b
c
d
1 “ Từ ấy” của Tố Hữu là một bài ca, thể hiện tình cảm chủ yếu nào?
a. Tình cảm yêu nước. b. Niềm say mê lí tưởng.
c. Kêu gọi tinh thần đoàn kết. d. Niềm hân hoan trước thiên nhiên.
2.Trong bài “ Lai Tân” của Hồ Chí Minh, theo em câu thơ nào thể hiện nội dung châm biếm
rõ nhất:
a. Câu thơ 1. b. Câu thơ 2.
c. Câu thơ 3. d. Câu thơ 4.
3.Yếu tố nào sau đây không thể thiếu khi viết tiểu sử tóm tắt:
a. Văn từ trong sáng. b. Ngắn gọn đầy đủ.
c. Khách quan, chính xác. d. Nhân vật cụ thể.
]4. Trong “ Về luân lí xã hội ở nước ta”, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh
sự hiểu nhầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
a. Dùng cách nói khẳng định chắc chắn.
b. Dùng nhiều câu nghi vấn để ngươi đọc suy nghĩ.
c. Dùng cách đặt vấn đề thẳng thắn.
d. Cả 3 cách trên.
5. Tác giả Phan Châu Trinh đã so sánh “bên châu Âu”, “bên Pháp” với bên ta về điều gì?
a. Sự hiểu biết của con người. b. Cách cai trị đất nước của vua quan.
c. Đời sống vật chất của nhân dân. d. Ý thức nghĩa vụ giữa người với người.
6. Nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích “ Về luân lí xã hội ở nước ta” là:
a. Kết hợp nhiều chặt chẽ giữa yếu tố biểu cảm và yếu tố nghị luận.
b. Kết hợp nhiều câu cảm thán va câu hỏi tu từ.
c. Sử dụng nhiều hình ảnh gợi cảm.


d. Ngôn ngữ nôm na, giản dị , dễ hiểu.
7. Giọng điệu chung của bai thơ “ Từ ấy” như thế nào?
a. Giọng điệu trầm buồn. b. Giọng điệu náo nức.
c. Giọng điệu hồi hộp, xốn xang d. Giọng điệu say sưa, náo nức, đầy sảng khoái
8. Hoàn thành dòng thơ sau đây bằng cách chọn từ đúng nhất: “ Tôi yêu em, yêu chân
thành…….”
a. đắm đuối. b. tha thiết.
c. say đắm. d. đằm thắm.
9.Trong “ Bài số 28”, Tago đã chọn cách nói nào để thể hiện điều kì diệu trong tình yêu?
a.Cách nói đầy hình ảnh. b. Cách nói nghịch lí.
c. Cách nói ví von, ẩn dụ. d. Cách nói đầy ẩn ý.
10.Đóng góp lớn của Sêkhốp cho văn học hiện thực Nga thế kỉ XIX ở hai thể loại nào?
a. Truyện ngắn va kịch nói. b. Tiểu thuyết và tuỳ bút.
c. Tiểu thuyết và kịch nói. d. Truyện ngắn và tiểu thuyết.
11.Dòng nào sau đây không thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài “ Tôi yêu
em”:
a. Vui vẻ, thoả mãn. b. trăn trở, day dứt.
c. phân vân, bối rối. d. dằn lòng, chế ngự.
12. Theo Tago, trái tim có những nét tương đồng với điều gì?
a. Viên ngọc, lạc thú. b. đoá hoa, khổ đau.
c. Viên ngọc, đoá hoa. d. lạc thú, khổ đau.
13 Câu chuyện “ Người trong bao” được kể lại bằng lời của ai?
a. Tác giả b. Nhân vật Bu-rơ-kin.
c. Nhân vật I- van I- va- nứt. d. Nhân vật Bê- li - cốp.
14.Vì sao nhà văn lại để cho nhân vật Giăng- van –giăng hết sức nhún nhường trước Giave?
a.Vì ông lo sợ hắn sẽ bắt mình vào tù.
. b.Vì ông muốn giảng hoà với hắn.
c. Vì ông không muốn Phăng-tin biết sự thật về mình.
d. Vì ông không muốn làm náo loạn bệnh xá.
15.Cái nhin của Gia-ve “ phóng vào Giăng- van- giăng” được tác giả so sánh với cái gì?

a. Cái đinh. b. Con dao.
c. Cái móc câu. d. Cái móc sắt.
16.Đoạn trích “ Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nói lên điếu gì ở con người Huy-gô?
a. có tư tưởng hiện thực. b. có tư tưởng nhân đạo.
c. có cá tính lãng mạn. d. có khả năng tưởng tượng độc đáo.
17 Dòng nào không nói về ảnh hưởng của lối sống Bêlicốp đến cuộc sống tinh thần, hoạt
động của giáo viên và nhân dân thành phố?
a. Bọn giáo viên chúng tôi điều sợ hắn. Thậm chí cả Hiệu trưởng cũng sợ hắn…
b. Các bà các cô tối thứ 7 không dám tổ chức diễn kịch tại nhà nữa.
c. Có thể thấy rõ rằng cái trường học mà hắn đang bước tới kia thật đáng sợ, trái ngược với
cả con người của hắn.
d. Giới tu hành khi có mặt hắn không dám ăn thịt và đánh bài.
18.Tính cách hèn nhát đến mức quái đản của Bêlicốp bộc lộ qua câu nói nào của y?
a. Ồ, tiếng Hi Lạp nghe thật tuyệt vời và êm tai.
b. Cái đó đã đành, hay thì hay thật, nhưng nhỡ lại xảy ra chuyện gì.
c. Tôi chẳng hề làm điều gì sơ suất đáng để cho mọi người giễu cột như vậy.
d. Vả lại, nếu không có chỉ thị nào cho phép thì ta không được làm.
19. Loại hình ngôn ngữ đơn lập lấy đơn vị nào sau đây làm cơ sở?
a. Từ b. Ngữ.
c. Tiếng d. Chữ.
20.Bêlicốp hoảng sợ khi nhìn thấy Va-ren-ca làm việc gì?
a. đi muộn lễ nhà thờ. b. đi chơi về khuya
c. đi xe đạp d. đi đến trường học.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×