Tải bản đầy đủ (.doc) (197 trang)

Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải thị xã t n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 197 trang )

Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

MỤC LỤC

1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.......................................................................................3
1.1.1 Vị trí địa lý......................................................................................................3
a. Phương án 1........................................................................................................56
4.1.2.1 Hàm lượng chất cặn lơ lửng........................................................................................67

4.6.1 Ngăn tiếp nhận nước thải (giống với phương án 1)...................................125
4.6.2 Mương dẫn nước thải (giống với phương án 1).........................................125
4.6.3 Song chắn rác (giống với phương án 1).....................................................125
4.6.4 Bể lắng cát (giống với phương án 1)..........................................................125
4.6.5 Bể lắng 2 vỏ (Bể Imhoff)............................................................................125
4.6.6 Hệ thống hồ sinh học..................................................................................127
4.7 XỬ LÝ BÙN CẶN PHƯƠNG ÁN 2............................................................131
4.8 KHÁI TOÁN KINH TẾ TRẠM XỬ LÝ......................................................132
Chi phí khấu hao tài sản........................................................................................................135
Chi phí hoá chất...................................................................................................................135
Chi phí sữa chữa lấy bằng 5% tổng vốn xây dựng công trình................................................135
Chi phí khác lấy bằng 3% tổng vốn xây dựng công trình......................................................135
Tổng chi phí quản lý :............................................................................................................135

4.6.3 So sánh lựa chọn phương án......................................................................139

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
1


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đã
không ngừng phát triển và ngày càng vững chắc, đời sống nhân dân cũng không ngừng
được cải thiện, nâng cao… Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó thì vấn đề môi
trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, trong
đó có các vấn đề về nước.
Các biện pháp để bảo vệ môi trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm
không bị ô nhiễm do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và
xử lý nước thải. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát nước và xử lý
nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần hoạt động
đồng bộ. Nếu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu
thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Ngược lại, nếu hệ thống xử
lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát nước không đảm bảo việc
thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải cũng sẽ phát thải ra môi trường mà chưa
qua xử lý. Chính vì thế, việc đồng bộ hóa và phối hợp hoạt động giữa hệ thống thoát
nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô thị, một khu dân cư là hết sức cần thiết vì
hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ mật thiết với nhau.
Với mục đích có thể xây dựng được một hệ thống thu gom và xử lý nước thải
hoàn chỉnh, qua sự gợi ý và hướng dẫn của thầy PGS.TS Trần Đức Hạ em đã nhận đề
tài tốt nghiệp là:
“ Thiết kế mạng lưới và các công trình xử lý nước thải cho Thị xã T.N”.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo trong bộ môn Cấp thoát nước – Viện khoa học kỹ thuật và môi trường, đặc biệt là
các thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Trần Đức Hạ vvà THS Phạm Duy Đông. Em xin bày
tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Do trình độ, kinh nghiệm và thời gian còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo và các
bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2013

Sinh viên

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
2


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

CHƯƠNG I:
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ
QUY HOẠCH CỦA THỊ XÃ T.N, TỈNH T.N
LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ TỔ CHỨC
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1

Vị trí địa lý

Thị xã T.N là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, hành chính của tỉnh Tây T.N,
cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí chiến lược
quan trọng, là nơi giao nhau giữa các quốc lộ 22B, đường đi đến cửa khẩu Mộc Bài và
Xa Mát. Nằm ở tọa độ 11020’ vĩ tuyến Bắc và 10606’ kinh tuyến đông, với tổng diện
tích tự nhiên sau khi được điều chỉnh ranh giới theo Nghị định 46/2001/NĐ-CP, ngày
10/8/2001 của Chính phủ là 13.736.58 ha, chiếm 3,41% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp huyện Tân Biên và Tân Châu, phía Nam
giáp huyện Hòa Thành, phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu, phía Tây giáp
huyện Châu Thành.
1.1.2

Điều kiện địa hình


Thị xã T.N có dáng địa hình nghiêng dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, độ
cao trung bình 8 – 10m, với đặc trưng ở phía Bắc có núi Bà Đen cao 986 m, còn lại địa
hình tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng
cũng như phát triển sản xuất nông nghiệp.
1.1.3

Điều kiện khí hậu thời tiết

Thị xã T.N có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, thời tiết tương đối ôn
hòa, mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chế độ bức xạ dồi dào, nhiệt độ cao và ổn định.
Thời tiết được chia ra làm 2 mùa mưa khô rõ rệt. Tại đây ít chịu ảnh hưởng của bão và
các yếu tố bất lợi khác.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
3


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

a. Chế độ bức xạ
T.N tiếp nhận tổng bức xạ dồi dào, trung bình trên 13,6 kcal/cm 2/năm và phân bố
không đồng đều trong năm, cao nhất vào tháng 3 (16 kcal/cm 2/năm) và thấp nhất vào
tháng 9 (9kcal/cm2/năm).
b. Chế độ nhiệt
T.N có chế độ nhiệt cao và ổn định, nhiệt độ trung bình năm 27,2 0C. Nhiệt độ
cao nhất 390C, thường xuất hiện vào tháng 3, 4; nhiệt độ thấp nhất 13,9 0C, thường xuất
hiện vào tháng 12,1.
Bảng 1.1: Nhiệt độ đặc trưng tháng trạm Tây Ninh (1998 – 2007)
Đơn vị: %

Đặc
trưng
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI


XII

Năm

26,1

26,8

28,2

29,0

28,5

27,7

27,4

27,2

27,1

26,8

26,4

25,8

27,2


36,2

36,3

38,5

39,0

38,6

37,6

37,3

35,2

34,6

34,3

34,7

34,5

39,0

16,3

17,6


17,5

22,2

22,9

22,3

21,3

21,8

22,0

21,5

17,5

13,9

13,9

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu Nam bộ [15]
Chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm từ 3 – 4 0C vào các tháng nóng nhất
(tháng 4) và lạnh nhất (tháng 11 đến tháng 1 năm sau).
Biên độ nhiệt ngày và đêm khá cao, từ 8 – 100C vào các tháng mùa khô.
c. Chế độ nắng
Tổng số giờ nắng trung bình năm cao, đạt 2577,6 giờ. Tháng có số nắng trung
bình cao nhất là tháng III (263,9 giờ) và thấp nhất là tháng IX (173,4 giờ).

Bảng 1.2: Tổng số giờ nắng tháng trạm Tây Ninh (1998 – 2007)
Tháng
Giờ

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm


250,6 238,6 263,9 234,4 229,5 197,0 184,7 181,6 173,4 194,1 202,0 228,1 2577,6

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ [15]
d. Chế độ gió
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
4


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Ở T.N phản ánh rõ rệt chế độ hoàn lưu gió mùa. Hướng gió thịnh hành trong năm
thay đổi theo mùa, khác nhau theo cường độ và phạm vi hoạt động.
-

Gió các mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 12, là thời kỳ T.N chịu ảnh
hưởng của không khí lạnh phía Bắc, hướng gió thịnh hành trong các tháng
này chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc và Tây Bắc. Tốc độ gió trung bình từ 5
– 7 m/s, tần suất 25 – 45%.

-

Gió mùa Hạ từ tháng 5 đến tháng 10, là thời kỳ chịu ảnh hưởng các khối
không khí nóng ẩm ở phía Tây Nam. Tháng 5 hướng gió thịnh hành là Đông
Nam, từ tháng 6 trở đi đến cuối tháng 10 hướng gió thịnh hành là Tây Nam.
Tốc độ trung bình từ 3 – 5 m/s, tần suất 35 – 45%.

Giữa 2 mùa chính có một thời kỳ chuyển tiếp ngắn (tháng 3 và tháng 4) xen kẽ
gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Nam.
e. Chế độ bốc hơi
Do nền nhiệt độ cao, nắng nhiều nên lượng bốc hơi trong khu vực tương đối cao,

lượng bốc hơi trung bình năm đạt khoảng 1173 mm. lượng bốc hơi tháng cao nhất
ngày đạt 9,0 mm, thấp nhất đạy 0,3 mm.
Bảng 1.3: Bốc hơi đặc trưng tháng trạm Tây Ninh (1998 – 2007)
Đơn vị: %
Đặc
trưng
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

3,9

4,3

4,7

4,4

3,2

2,6

2,6

2,5

2,2

2,1

2,7


3,4

3,2

9,0

7,6

8,2

8,0

7,0

5,6

5,9

6,2

3,9

4,6

5,9

7,0

9,0


0,8

2,2

1,3

0,7

0,6

1,1

0,6

0,6

0,6

0,3

0,4

0,5

0,3

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ [15]
f. Chế độ mưa
Lượng mưa ở T.N khá lớn, trung bình 1900 – 2300 mm, phân bố không đều

trong năm. Mùa khô (tháng XII đến tháng IV năm sau), lượng mưa chiếm 14% tổng
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
5


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

lượng mưa năm. Mùa mưa (tháng V đến tháng XI) lượng mưa chiếm khoảng 15% tổng
lượng mưa năm. Tháng I, II là tháng có lượng mưa thấp nhất chiếm 1 – 2% tổng lượng
mưa năm.
Bảng 1.4: Phân bố lượng mưa tháng ở Tây Ninh (1998 – 2007)
Tháng

I

II

III

69,8

27,5

15,2

4

2

1


IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

Trung
bình

49,5 100,7 191,0 238,0 225,6 221,3 271,8 280,9 129,3 1820,6

(mm)
%
tháng
% mùa


3

6

10

13

14

12

12

15

15

7

100

86

100

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ [15]
g. Chế độ ẩm
Tỉnh T.N có độ ẩm khá cao, độ ẩm tương đối trung bình tháng khoảng 81,5%. Về

mùa mưa cao hơn mùa khô từ 10 – 20%.
Bảng 1.5: Độ ẩm đặc trưng tháng ở Tây Ninh (1998 – 2007)
Đơn vị: %
Đặc
trưng
Trung
bình
Cao
nhất
Thấp
nhất

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX


X

XI

XII

Năm

75,4

75,0

74,4

76,4

83,2

86,1

86,1

86,6

86,8

86,3

82,6


78,1

81,5

100

99

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100


30

37

27

31

40

52

50

51

53

39

43

39

27

Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ [15]
1.1.4

Điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn


a. Điều kiện địa chất thủy văn
Thị xã T.N có sông T.N chảy qua với nguồn cung cấp chủ yếu từ hệ thống các
suối Trà Phí, Lâm Vồ, suối Đà và một phần nhỏ từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông. Chế
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
6


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

độ nước phân hóa theo mùa, dồi dào về mùa mưa, cạn kiệt về mùa khô, gây nên tình
trạng ngập úng và khô hạn, nhất là khu vực phía Bắc Thị xã.
Sông T.N hiện đang được sử dụng làm rạch tiêu tưới chính cho khu vực thị xã
T.N. Tại đây tập trung nhiều nguồn nước thải gây ô nhiễm môi trường nước, bao gồm:
nước thải sinh hoạt từ thị xã T.N đổ ra, nước thải công nghiệp từ các cơ sở sản xuất
tinh bột mì và mía đường ở phía thượng lưu.
b. Điều kiện địa chất công trình
Bảng 1.6: Điều kiện địa chất công trình thị xã T.N
Đất trồng trọt
Đất á cát
Đất á sét
Đất sét
Đất á sét
Cát

0,0m-2,0m
2,0m-5,0m
5,0m-8,0m
8,0m-12,0m
12,0 m-15,0m

15,0 m-20,0 m

1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1

Vai trò vị trí của Thị xã T.N

Thị xã T.N là nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm đô thị, có hệ thống giao thông đối ngoại thuận lợi với QL22 và
nhiều tuyến tỉnh lộ kết nối thị xã với các tỉnh lân cận và đặc biệt là thành phố Hồ Chí
Minh. Ngoài ra, đây cũng là tuyến đường Xuyên Á kết nối với Campuchia qua cửa
khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát. Đây là tuyến giao thông huyết mạch của Quốc Gia
cũng như của Tỉnh, có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc
phòng đối với tỉnh Tây Ninh cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thị xã T.N có chức năng là trung tâm Chính trị - Hành chính, Kinh tế, Văn hóa –
Xã hội, Khoa học – Công nghệ, Giáo dục – Đào tạo, Du lịch, Dich vụ , Đầu mối giao
thông, giao lưu trong tỉnh và vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã
hội của Tỉnh và vùng lân cận.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
7


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

1.2.2

Đặc điểm dân số của Thị xã T.N

Thị xã T.N có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 5 phường và 5 xã: phường 1,
phường 2, phường 3, phường 4, phường Hiệp Ninh, xã Bình Minh, xã Ninh Sơn, xã

Ninh Thạnh, xã Tân Bình, xã Thanh Tân. Thị xã có diện tích khoảng 140 km 2 với dân
số thường trú là 127.276 người, mật độ dân số trung bình trên diện tích đất tự nhiên là
909 người/km2. Dân số tạm trú quy đổi là 23979 người, bao gồm: học sinh, sinh viên
từ các trường đào tạo nghề, doanh nhân kinh doanh và buôn bán tại đô thị, lao động
tạm trú làm việc tại các cụm công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, bệnh nhân điều trị
nội trú tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã, khách tham quan du lịch, họi nghị, hội
thảo.
Trong đồ án này, ta thiết kế hệ thống mạng lưới thoát nước và trạm xử lý trong
phạm vi : Khu vực nội thị thị xã gồm 5 phường là: phường 1, phường 2, phường 3,
phường 4, phường Hiệp Ninh và khu vực Tây Nam xã Ninh Thạnh. Dân số tại khu vực
thiết kế là 56156 người và được phân chia 2 khu vực:
-

Khu vực 1: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường Hiệp Ninh.

-

Khu vực 2: khu vực Tây Nam của xã Ninh Thạnh.

Mật độ dân số từng khu vực như bảng 1.2.1:
Bảng 1.2.1: Quy mô dân số Thị xã T.N
Diện tích

Mật độ dân số

F(ha)

n (người/ha)

Tiêu chuẩn thải nước q

(l/ng.ngđ)

I

198,5

290

130

II

60,5

240

160

Khu vực

Nguồn: Nhiệm vụ thiết kế đồ án Tốt nghiệp năm 2012-2013
Trên địa bàn thị xã, dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu trong
phạm vị nội thị (5 phường) và rải rác ở một số khu đô thị hóa tại các xã giáp ranh. Tỷ
lệ đô thị hóa theo quy mô dân số đã quy đổi đạt 50,7%.

1.2.3

Cơ cấu lao động

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014

8


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Tổng số lao động trên địa bàn thị xã trong độ tuổi lao động là 86.527 người,
trong đó số lao động đang làm việc phân theo khu vực của toàn đô thị là 67.898 người.
Trong đó số lao động của riêng khu vực nội thị là 39.654 người; số lượng lao động phi
nông nghiệp đang làm việc trong ngành nghề thương mại-dịch vụ, công nghiệp-xây
dựng là 32.209 người; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt 81,2%.
1.2.4

Hiện trạng sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã T.N là 140 km2, trong đó:
-

Diện tích đất tự nhiên nội thị là 20,92 km2

-

Diện tích đất xây dựng đô thị là 11,3 km2

1.2.5

Đặc điểm kinh tế khu vực

Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009-2011 là 15,31%.
Thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 là 297 tỷ đồng.
Chi ngân sách địa phương năm 2011 là 285,7 tỷ đồng; trong đó ngân sách chi

đầu tư phát triển là 94,5 tỷ đồng.
Cân đối thu chi ngân sách: Cân đối dư.
Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 44,85 triệu đồng/người, bằng 1,66
lần thu nhập bình quân đầu người trên cả nước.
Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2011: 2,02%.
Mức tăng dân số trung bình hàng năm: 1,01%.
Tốc độ tăng giá trị sản suất thị xã T.N liên tục đạt mức cao, đạt bình quân là
15,31%/năm (giai đoạn 2009-2011). Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực,
có sự chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của toàn Tỉnh, trong đó khu vực Thương
mại – Dịch vụ tăng nhanh và đạt 16,8%/năm; Công nghiệp – Xây dựng tăng khá
13,8% và khu vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp đạt 8,5%/năm. Năm 2011 cơ cấu kinh tế
của thị xã như sau:
-

Thương mại - Dịch vụ: 65%;

-

Công nghiệp - xây dựng: 30%;

-

Nông, lâm nghiệp: 5%;

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
9


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N


1.3 HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU VỰC
1.3.1

Hiện trạng cấp nước

Nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn được cấp từ Nhà máy nước T.N với công
suất thiết kế 18.000m3/ngđ. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt khuvực thị xã đạt 100
lít/người/ngày.
Tỉ lệ dân số khu vực nội thị được cấp nước sạch từ nhà máy là 53,9%; tỉ lệ sử
dụng nước sạch hợp vệ sinh là 80%.
Tỷ lệ nước thất thoát dưới 24,5%.
1.3.2

Hiện trạng thoát nước
a. Hệ thống thoát nước thải

Dân số tại thị xã T.N phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở nội thị (phía Nam
thị xã), do đó hệ thống thoát nước tập trung ở khu vực nội thị. Tổng chiều dài hệ thống
thoát nước khu vực nội thị là 53,26 km; mật độ đường ống thoát nước chính trên diện
tích đất xây dựng đô thị đạt 4,72 km/km2. Tuy nhiên, hệ thống đã được xây dựng từ
lâu nên lạc hậu, hư hỏng và xuống cấp, vì vậy, ở một số nơi nước thải thoát ra gây
ngập úng cục bộ, môi trường bị ô nhiễm.
Hiện tại nước thải khu vực thị xã đang được xử lý cục bộ do chưa xây dựng hệ
thống thoát nước thải riêng.
Tỷ lệ nước thải sinh hoạt được xử lý hiện nay đạt 35%.
Tỷ lệ các cơ sở sản xuất mới có trạm xử lý nước thải đạt 80%.
b. Hệ thống thoát nước mưa
Hiện tại chưa có hệ thống thoát nước mưa riêng, nước mưa chủ yếu chảy tràn
trên bề mặt xuống sông hồ.
1.3.3


Quản lý chất thải rắn

Về thu gom chất thải rắn, khối lượng chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom
chiếm 84,6% lượng chất thải rắn phát sinh.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
10


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Chất thải rắn trên địa bàn thị xã được thu gom về bãi rác tập trung của Tỉnh tại
huyện Tân Châu, tỉ lệ chất thải rắn khu vực nội thị được thu gom và xử lý hợp vệ sinh
đạt 84,6%.
1.3.4

Giao thông

Trên địa bàn Thị xã quản lý hiện nay có 35 tuyến đường chính có tổng chiều dài
khoảng 65,95km, với kết cấu chủ yếu là bê tông nhựa và cơ sở hạ tầng tương đối hoàn
chỉnh với hệ thống các tuyến đường Quốc lộ, Tỉnh lộ chạy ngang qua, bên cạnh đó còn
các tuyến đường hẻm nối liền các tuyến đường chính nói trên với kết cấu chủ yếu là
sỏi đỏ.
Thị xã có QL22 chạy qua, là tuyến đường Xuyên Á nối QL1A từ TP Hồ Chí
Minh với tỉnh T.N sang Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Mộc Bài và Xa Mát. Ngoài
ra, thị xã là tâm điểm giao nhau của nhiều tuyến tỉnh lộ như TL781, 784, 785, 793,
798; đầu mối giao thông thị xã cấp Vùng
Trên địa bàn Thị xã hiện có 07 cây cầu chính có tổng chiều dài là 381m gồm: cầu
Trà phí, cầu Gió, cầu Quan, cầu Mới, cầu K21, cầu Thái Hòa, cầu Yết Kiêu, với kết

cấu chủ yếu là bê tông cốt thép.
Tổng diện tích đất giao thông đô thị khu vực nội thị thị xã là 269,11ha; diện tích
đất giao thông chính đô thị là 150,56 ha; tỉ lệ diện tích đất giao thông chính trên đất
xây dựng đô thị là 13,3%.
Tổng chiều dài mạng lưới đường giao thông chính khu vực nội thị là 83,1km,
mật độ đường chính là 7,35 km/km2.
Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt trên 8%.
Bình quân diện tích đất giao thông trên dân số nội thị là 19,6 m2/người
1.4 LỰA CHỌN HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC VÀ TỔ CHỨC THOÁT NƯỚC
1.4.1

Quy hoạch xây dựng phát triển Thị xã T.N

a. Mô hình đô thị thị xã T.N:
-

Mô hình phát triển thị xã theo mô hình phát triển tập trung, một mô hình

“Eco 2” (thành phố kinh tế sinh thái), phát triển thành phố với hai hướng chính
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
11


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

là hướng Tây Bắc và hướng Đông Bắc. Không phát triển đô thị vùng bảo vệ
cảnh quan rừng đô thị và vùng cảnh quan sinh thái, vùng chân núi Bà Đen.
-

Phát triển đô thị gắn với mục tiêu đảm bảo an ninh quốc phòng.


b. Cấu trúc đô thị và phân khu chức năng
-

Trung tâm thị xã (lõi thương mại): Trung tâm thành phố là chức năng

chính trong khu vực đô thị T.N, lõi trung tâm thương mại gồm hai phần chủ
yếu như sau:
• Phía Đông của sông T.N: Sẽ điều tiết các khu thương mại chính trên đất
còn trống của các khu chức năng hành chính tỉnh.
• Phía Tây sông T.N: Nơi có sẵn đặc thù đô thị sẽ được giữ lại và được
củng cố các hoạt động liên quan du lịch như nhà hàng, quán café, đồ lưu niệm,
khách sạn nhỏ, khu này được nối với khu ưu tiên cho người đi bộ.
-

Trung tâm hành chính tỉnh và thị xã: Phát triển một trung tâm hành chính

mới nằm gần đại lộ Bời Lời và kênh Tây, và kéo dài đến tỉnh lộ 784. Khu
trung tâm hành chính sẽ hình thành khu phát triển ðô thị hiện ðại kết hợp với
các dịch vụ giáo dục, giải trí, xã hội, thương mại và cư trú.
-

Không gian xanh
• Các khu bảo vệ cảnh quan là một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra

hình ảnh “Ốc đảo đô thị” mạnh mẽ và đặc trưng cho thị xã T.N, gồm chức
năng sau:
+

Chức năng vành đai xanh phi đô thị tách khỏi chức năng đô thị.


+

Chức năng giải trí, đi dạo và khu vực vui chơi giải trí.

• Rừng đô thị và các khu giải trí: Một hệ thống công viên rừng đô thị
thông với khu vực vui chơi giải trí.
• Khu du lịch sinh thái và khu nông nghiệp chuyên canh: Có chức năng là
một phần mở rộng của các khu vực bảo vệ cảnh quan, cho phép lưu giữ và bảo
vệ các khu vực được sử dụng mục đích chuyên nông như trồng mãng cầu.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
12


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

• Các khu vực nông nghiệp hiện hữu: Chức năng cảnh quan của thị xã,
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
-

Trung tâm du lịch: Du lịch là một trong những cơ hội phát triển kinh tế

cho thị xã như: núi Bà Đen, các di tích chiến tranh cách mạng, các khu vực bờ
rạch Tây Ninh, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Khu du lịch Long Điền Sơn, Khu
du lịch sinh thái Bến Trường Đổi, các vùng đất mặt nước phía Bắc và phía
Nam được kết nối với trung tâm thành phố bởi các tuyến đường đô thị và hệ
thống giao thông công cộng.
-


Khu giáo dục: Cung cấp nguồn nhân lực giáo dục trình độ đại học, thu

hút sinh viên các nơi trong tỉnh.
-

Khu y tế: Khu bệnh viện đa khoa hiện tại phát triển dịch vụ y tế tập

trung trong khu vực.
-

Khu vực ngân hàng, tài chính và kinh doanh: Tiếp tục phát triển chức

năng trung tâm ngân hàng, tài chính và kinh doanh dọc theo trục đường 30/4.
-

Các cụm công nghiệp cho mục đích vườn công nghiệp và sản xuất đặc

biệt: Các cụm công nghiệp có thể được phát triển tại các địa điểm trong đô thị
và ven đô thị nơi phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, cải thiện khả năng
tiếp cận các cơ hội việc làm, giảm thời gian đi lại của nhân viên, phù hợp với
khái niệm thành phố Eco 2.
-

Các khu vực sử dụng hỗn hợp: Tái phát triển các khu gồm khu dân cư

mật độ thấp và trung bình (giới hạn 5 tầng) và các hoạt động thương mại mật
độ thấp (giới hạn 4 tầng)
-

Các khu dân cư: Bao gồm khu mật độ dân cư trung bình kết hợp bãi đậu


xe; phát triển khu dân cư mới trong hoặc kề bên khu đô thị hiện hữu; phát triển
dân cư dạng đô thị mới, nhà biệt thự vườn mật độ thấp; trung tâm dịch vụ;
trung tâm cộng đồng; trung tâm dịch vụ tại chỗ.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
13


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

1.4.2

Định hướng thoát nước trong xây dựng Thị xã đến năm 2020, tầm

nhìn đến 2050
Thiết kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và nước thải được thiết kế thành
hai hệ thống thoát nước riêng biệt.
Nước thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm xử lý nước thải,
nước thải xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008 mới được thải ra môi trường.
Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với nước thải sinh hoạt. Trừ
một số vị trí khu mật độ trung bình thấp ở phía Tây Bắc nhu cầu thoát nước thải tương
đối thấp, xây dựng hệ thống thoát nước chung về lâu dài phải xây dựng hệ thống thoát
nước riêng.
Hướng thoát nước mưa được tính toán phân chia thành nhiều lưu vực nhỏ phù
hợp với địa hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch
1.4.3

Lựa chọn hệ thống thoát nước


a. Các hệ thống thoát nước:
Loại hệ
thống

Đặc điểm
Tất cả các loại nước
thảivận chuyển trong cùng
một hệ thống MLTNTXL.

1.Hệ thống
thoát nước
chung

Hệ thống phù hợp đô thị hoặc
khu nhà cao tầng, và giai
đoạn đầu xây dựng của hệ
thống riêng, điều kiện địa
hình thuận cho TN, hạn chế
được số lượng TB & áp lực
bơm. Cường độ mưa nhỏ.

Ưu điểm
Đảm bảo tốt nhất về
phương diện vệ sinh.
Đạt giá trị kinh tế đối
với mạng lưới thoát
nước vì tổng chiều dài
ML giảm 30-40% so
với HTTN riêng, đồng
thời chi phí quản lý

ML giảm 15-20%.

Nhược điểm
Đối với khu vực nhà thấp
tầng thì chế độ thủy lực
không ổn định trong mùa
mưa và mùa khô lưu lượng
chênh lệch lớn gần lên hiện
tượng ngập úng hay lắng
đọng. Chất lượng nước
thảiTXL không điều hòa
về chất lượng và lưu lượng.
Vốn xây dựng ban đầu cao.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
14


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

HT có 2 hay nhiều ML, một

2.Hệ thống
thoát nước
riêng hoàn
toàn

ML để v/chuyển nước thải

So với HTTN chung


Lượng nước mưa đầu mùa

bẩnTXL, một ML để

thì có lợi hơn về mặt

mưa rất bẩn, không được xử

v/chuyển nước thải quy ước

xây dựng và quản lý,

lý triệt để mà xả thẳng ra

sạchNguồn tiếp nhận.

giảm được vốn đầu tư

nguồn dễ làm cho nguồn

HTTN riêng hoàn toàn và

và xây dựng ban đầu.

quá tải bởi chất bẩn. Tồn tại

HTTN riêng không hoàn

Chế độ làm việc của


một lúc nhiều hệ thống công

toàn. HT này phù hợp trong

hệ thống ổn định.

trình, ML trong đô thị. Tổng

giai đoạn trung gian trong qt

Công tác quản lý duy

giá thành xây dựng và quản

xây dựng HTTN tiêng hoàn

trì hiệu quả.

lý cao.

toàn

3.Hệ thống
thoát nước
nửa riêng

Là HT mà trong đó những

Theo quan điểm vệ


điểm giao nhau giữa 2 ML

sinh tốt hơn hệ thống

độc lập xây dựng giếng tràn

riêng vì trong thời

tách nước mưa. Phù hợp với

gian mưa các chất bẩn

đô thị có ds<50.000 người,

không trực tiếp xả vào

nguồn tiếp nhận có Q nhỏ

nguồn tiếp nhận.

Vốn đầu tư xây dựng ban
đầu cao, giếng tràn tách
nước mưa tại các chỗ giao
nhau thường không đạt hiệu
quả cao.

b. Cơ sở lựa chọn hệ thống thoát nước
-


Mặt bằng quy hoạch không gian thị xã T.N đến năm 2030, tỷ lệ 1/5000

-

Hiện trạng mạng lưới thoát nước:
• Hệ thống thoát nước của toàn thị xã chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng
được nhu cầu tiêu thoát, một số đường phố chưa có hoặc có cũng rất
đơn giản, tạm thời.
• Mạng lưới đường ống thoát nước chung đã quá cũ nên lạc hậu, hư
hỏng và xuống cấp, kích thước đường kính ống nhỏ, chất lượng kém,
không đáp ứng đủ nhu cầu thoát nước mưa và nước thải của Thị xã gây
ra hiện tượng ngập úng cục bộ, môi trường bị ô nhiễm.
• Mạng lưới cống thoát nước phân bố không đều trên toàn Thị xã, dẫn
đến tình trạng một số khu vực nước thải chưa được xử lý đạt tiêu

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
15


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

chuẩn đã xả ra môi trường, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước ở
đây.
-

Đặc điểm khí hậu của Thị xã phân làm 2 mùa mưa khô rõ rệt, mùa mưa

mưa nhiều với lưu lượng lớn hơn nhiều so với mùa khô.
-


Theo số 1591/QĐ-UBND Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh quy

hoạch chung thị xã T.N đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050:
• Thoát nước mưa: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với
nước thải sinh hoạt. Trừ một số vị trí khu mật độ trung bình thấp ở
phía Tây Bắc nhu cầu thoát nước thải tương đối thấp, xây dựng hệ
thống thoát nước chung về lâu dài phải xây dựng hệ thống thoát nước
riêng.


Thoát nước thải: Thiết kế hệ thống thoát nước riêng, nước mưa và
nước thải được thiết kế thành hai hệ thống thoát nước riêng biệt. Nước
thải các hộ dân được xử lý cục bộ và thu gom về trạm xử lý nước thải,
nước thải xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008 mới được thải ra môi
trường.

Kết luận: Dựa trên các điều kiện như địa hình,khí hậu,các điều kiện địa chất thủy văn
và hiện trạng thoát nước của thành phố tiến hành phân tích các hệ thống thoát nước với
nhau ta lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước cho thị xã T.N đến năm 2030 là hệ
thống thoát nước riêng hoàn toàn. Nước thải sinh hoạt và nước mưa được vận
chuyển qua 2 mạng lưới độc lập: mạng 1 thu gom nước thải và mạng 2 thu gom nước
mưa.
1.4.4

Tổ chức thoát nước thải

Khu vực thiết kế thuộc phía Nam thị xã bao gồm 5 phường và khu Tây Nam của
xã Ninh Thạnh. Khu vực có 2 khu công nghiệp (khu công nghiệp 1 và khu công
nghiệp 2 theo mặt bằng nhiệm vụ thiết kế) nằm sát khu dân cư. Khu vực 2 có diện tích
nhỏ, mật độ dân cư không lớn.

Dựa vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm địa hình đô thị và khu dân cư, ta đề xuất 2
phương án tổ chức thoát nước cho khu vực thiết kế như sau:
-

Phương án tổ chức thoát nước phân tán theo các lưu vực:

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
16


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

• Giữa khu vực 1 và khu vực 2 được phân cách bởi 1 mương dẫn nước
và khu vực 1 bị chia cắt bởi sông T.N (phường 1 nằm phía Tây của
rạch, phía Đông là các phường còn lại), vì vậy ta có thể xây dựng trạm
xử lý cho từng khu vực.
• Điều kiện địa hình dốc dần về phía Tây Nam thị xã. Ta đặt trạm xử lý
nằm về vị trí thấp của từng khu vực, đảm bảo nước tự chảy.
-

Phương án tổ chức thoát nước tập trung:
• Toàn bộ nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất (đã qua xử lý sơ bộ)
các khu vực trong thành phố đều được thu gom tập trung về 1 Trạm xử
lý tập trung của thành phố.
• Đặt trạm xử lý ở phía Tây Nam thị xã, cạnh sông T.N, nơi thấp nhất
của thị xã.

a. Tổ chức thoát nước phân tán
Ưu điểm: Xây dựng trạm xử lý riêng biệt hạn chế được việc xây dựng điuke qua
sông. Mức độ xử lý nước thải của hệ thống thoát nước phân tán không đòi hỏi cao do

tận dụng được khả năng làm sạch của sông hồ. Các công trình của trạm xử lý nước thải
phân tán thường được bố trí hợp khối, dễ quản lý, dễ vận hành.
Nhược điểm: Vị trí đặt trạm xử lý hợp lý đồng nghĩa với việc trạm xử lý nằm
bên trong khu dân cư, gây mất cảnh quan đồng thời phải tính đến chi phí giải phóng
mặt bằng để xây dựng trạm xử lý. Nếu thi công và vận hành không đúng dễ gây mùi
hôi thối, ảnh hưởng đến khu vực dân cư. Ngoài ra, do khí hậu nhiệt đới, khả năng
quang hợp tốt, kết hợp với hàm lượng N và P có trong nước thải sau xử lý cao, dẫn
đến các sông hồ tiếp nhận nước thải có thể bị phì dưỡng và dẫn đến nhiễm bẩn thứ
cấp.
b. Tổ chức thoát nước tập trung
Ưu điểm: Thoát nước tập trung hạn chế được việc xây dựng nhiều trạm xử lý,
giảm được giá thành xây dựng và chi phí quản lý trạm xử lý. Vị trí đặt trạm xử lý nằm
ở khu đất trống cuối nguồn nước, cách xa khu dân cư bảo đảm vệ sinh cho khu vực
dân cư. Nước sau xử lý xả ở cuối dòng chảy đảm bảo ổn định sinh thái các khu vực
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
17


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

phía trên có thể khai thác sử dụng nguồn nước hợp lý. Ngoài ra, thực tế đã cho thấy,
hiệu suất xử lý chung hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất trên một trạm
công suất lớn cho hiệu quả cao hơn so với trên những trạm công suất nhỏ riêng lẻ.
Nhược điểm: Phải xây dựng thêm điuke. Các tuyến cống thoát nước tập trung
dài hơn. Với địa hình không quá dốc, việc xây dựng tổ chức thoát nước tập trung lại
gặp vấn đề về thi công nhiều trạm chuyển bậc.
d. Nhận xét và đánh giá lựa chọn
Từ việc phân tích địa hình, các phương án tổ chức, ta có nhận xét:
-


Điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần về phía Tây Nam của

thị xã, do đó trong trường hợp xây dựng phương án tập trung có khả năng phải
xây dựng thêm các trạm bơm chuyển bậc và chi phí xây dựng điuke; xây dựng
theo phương án phân tán hạn chế được các vấn đề đó, tuy nhiên phải xây dựng
nhiều trạm xử lý dẫn đến chi phí quản lý tăng.
-

Mực nước ngầm về mùa khô tương đối lớn, dễ dàng trong việc thi công

đường ống, do đó việc xây dựng theo phương án tập trung khá có lợi trong
việc hạn chế các trạm bơm chuyển bậc.
-

Vị trí đặt trạm xử lý: Nếu khu vực 2 xây dựng trạm xử lý riêng dẫn đến

trạm xử lý nằm giữa khu dân cư, dẫn đến chi phí giải phóng mặt bằng tăng
đồng thời khó khăn trong vấn đề xử lý mùi, tiếng ồn, vệ sinh cho khu dân cư.
Trong khi đó, việc xây dựng trạm xử lý ở phái Tây Nam thị xã, cuối sông T.N
khá hợp lý, do khu vực này chủ yếu là đất nông nghiệp nên dễ dàng cho việc
gải phóng mặt bằng, đồng thời cũng dễ dàng cho việc lựa chọn đảm bảo
khoảng cách khu dân cư, hạn chế được ảnh hưởng các vần dề vệ sinh tới khu
dân cư.
Kết luận: Qua việc phân tích, đánh giá trên, chưa thể đánh giá được tính kinh tế rõ
ràng cho từng phương án. Do vậy, phải tính toán cụ thể cho từng phương án để lựa
chọn được hợp lý nhất.
1.4.5

Tổ chức thoát nước mưa


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
18


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Hướng thoát nước mưa được tính toán phân chia thành nhiều lưu vực nhỏ phù
hợp với địa hình tự nhiên và mạng lưới đường theo quy hoạch.

CHƯƠNG II:
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC THẢI
2.1 CÁC SỐ LIỆU TÍNH TOÁN CƠ BẢN
2.1.1

Dân số tính toán
Bảng 2.1: Quy mô và tiêu chuẩn thải nước từng khu vực
Mật độ dân số

Tiêu chuẩn thải nước

(ng/ha)

(l/ng.ngđ)

198,5

290

130


60,5

240

160

Khu vực

Diện tích (ha)

1
2

Nguồn: Nhiệm vụ thiết kế đồ án Tốt nghiệp năm 2012-2013
Dân số tính toán là số người sử dụng hệ thống thoát nước tính đến cuối thời gian
quy hoạch xây dựng (năm 2020), được xác định như sau:
N = n.F. β
Trong đó:
• N : Dân số tính toán, người
• n : Mật độ dân số, người/ha
• F : Diện tích của khu nhà ở, ha
• β : Hệ số kể đến sự xây dựng xen kẽ của các công trình công cộng
trong khu dân cư.
Dân số tính toán của từng khu vực là:
.a Khu vực 1:
- Phía Tây rạch Tây Ninh: F1’ = 18,35 ha; n1 = 290 người/ha ; β = 0,85
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
19



Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Ta có: N1’ = 18,35.290.0,85 = 4523 người
- Phía Đông rạch Tây Ninh: F1’’ = 180,15 ha ; n1 = 290 người/ha ; β = 0,85
Ta có: N1’’ = 290.180,15.0,85 = 44410 người
Tổng số dân khu vực 1: N1 = 48930 người
.b Khu vực 2:
Với : F2 = 60,5 ha ; n2 = 240 người/ha ; β = 0,9
Với N2 = 240.60,5.0,9 = 13070 người
Vậy: Dân số tính toán của thị xã là:
N = N1+N2 = 48930 + 13070 = 62000 người
2.1.2

Xác định lưu lượng nước thải tính toán khu dân cư

2.1.2.1 Lưu lượng nước thải trung bình ngày – Q (m3/ngđ)
Công thức: Q =
Trong đó:
• N : Dân số tính toán của khu vực I, người
• q0 : Tiêu chuẩn thải nước của khu vực, l/người.ngđ
.a Khu vực 1
- Phía Tây rạch Tây Ninh:
Với N1’ = 4523 người, q0 = 130 l/người.ngđ

=

Q1’ =

= 588 m3/ngđ


- Phía Đông rạch Tây Ninh:
Với N1’’ = 44410 người, q0 = 130 l/người.ngđ

Q1’’ =

=

= 5773,3 m3/ngđ

- Toàn khu vực 1:
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
20


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Q1sh = Q1’ + Q1’’ = 588 + 5773,3 = 6361,3 m3/ngđ
.b Khu vực 2
Với: N2 = 13070 người; q0 = 160 l/người.ngđ
Q2sh =

=

= 2091,2 m3/ngđ

Vậy: Tổng lưu lượng nước thải toàn thị xã:
Qsh = Q1+ Q2 = 6361,3 + 2091,2 = 8452,5 m3/ngđ
2.1.2.2 Lưu lượng nứớc thải trung bình giây - qtbs (l/s)
Công thức : qtbs =


Qi
24 × 3,6

Trong đó:
• Qi : Lưu lượng ngày đêm của khu vực i ,m3/ngđ
• 24 : Số giờ trong ngày.
• 3,6: Hệ số quy đổi.
a. Khu vực 1:
- Phía Tây rạch Tây Ninh:
Với Q1’ = 588 m3/ngđ
qtbs,1’ =

588
= 6,81 l/s
24 × 3, 6

- Phía Đông rạch Tây Ninh:
Với Q1’’ = 5773,3 m3/ngđ
qtbs,1’ =

5773,3
= 66,82 l/s
24 × 3, 6

- Toàn khu vực 1:
Với Q1 = 6361,3 m3/ngđ
qtbs,1 =

6361,3
= 73,63 l/s

24 × 3, 6

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
21


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

b. Khu vực 2
Với Q2 = 2091,2 m3/ngđ
qtbs,2 =

2091, 2
= 24,2 l/s
24 × 3, 6

c. Lưu lượng nước thải trung bình giây toàn khu vực thiết kế
Với Q = 8452,5 m3/ngđ
qtbs =

8452,5
= 97,83 l/s
24 × 3, 6

Từ lưu lượng trung bình giây, từ bảng 2.5 (Thoát nước tập I – Mạng lưới thoát
nước – NXB khoa học và kỹ thuật), nội suy ta có hệ số không điều hoà chung K ch
như sau :


Khu vực 1: qtbs = 73,63 l/s ⇒ Kch1 = 1,65




Khu vực 2: qtbs = 24,2 l/s ⇒ Kch = 2,0



Toàn thị xã: qtbs = 97,83 l/s ⇒ Kch = 1,6

2.1.2.3 Lưu lượng nước thải giây lớn nhất - qsmax (l/s)
Công thức: qsmax = qstb x Kch
Trong đó :
• qsmax : Lưu lượng nước thải giây lớn nhất (l/s)
• qstb : Lưu lượng nước thải giây trung bình (l/s)
• Kch : Hệ số không điều hoà chung.
Ta có:
a. Khu vực I:
qs1max = qs-1tb × Kch1 = 73,63.1,65 = 121,49

l/s

b. Khu vực II:
qs2max = qs-2tb × Kch2 = 24,2.2,0 = 48,4

l/s

c. Toàn thị xã:
qsmax = qstb × Kch = 97,83 × 1,6 = 156,53

l/s


Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
22


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Ta có kết quả tổng hợp lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở trong bảng 2.2.

Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
23


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải từ các khu nhà ở
Khu
vực

Diện
tích
(ha)

Mật độ

β

(người/ha)

Tiêu chuẩn


Số dân
(người)

thải nước qo
(l/ng.ngđ)

Q

q

(m3/ngđ)

(l/s)

kch

qmax
(l/s)

I

198,5

290

0,85

48930


130

6361,3

73,63

1,65

121,49

II

60,5

240

0,9

13070

160

2091,2

24,2

2,0

48,4


Tổng

234

-

-

62000

-

8452,5

97,83

1,6

156,53

Từ hệ số không điều hoà chung toàn thành phố là Kch = 1,62 ta xác định được lưu
lượng nước thải theo các giờ trong ngày.
(Bảng 2.6 - Bảng tổng hợp lưu lượng nước thải toàn thành phố)
2.1.3

Nước thải các công trình công cộng

2.1.3.1 Bệnh viện
Trong khu vực thiết kế có Bệnh viện đa khoa T.N quy hoạch đến năm 2030 sẽ
tăng lên 700 giường bệnh:

• Lưu lượng nước thải trung bình ngày là:
Qtbngày =

700 × 500
= 350 (m3/ngày).
1000

• Lưu lượng thải trung bình giờ là:
Q

tb
giờ

=

350
= 24 = 14,58 (m3/h).

• Lưu lượng Max giờ là:
Qhmax= kh. Qtbgiờ = 2,5× 14,58 = 36,46 (m3/h).
• Lưu lượng Max giây là:
h
14,58
qsmax = Q max = 3, 6 = 10,13 (l/s)
3,6

Ngoài ra trong khu vực thiết kế theo quy hoạc thiết kế thêm các bệnh viện nhỏ
phục vụ dân cư của khu vực thiết kế với số giường bệnh nhân lấy theo quy phạm là
0,6% dân số toàn khu vực.
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014

24


Nhiệm vụ: Thiết kế mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải Thị xã T.N

Số giường bệnh nhân lấy theo quy phạm là:
B=

0,6
.62000 = 372 (giường)
100

Lấy số giường bệnh: 400 giường
-

Thiết kế thêm 2 bệnh viện. Quy mô mỗi bệnh viện 200 giường.

-

Tiêu chuẩn thải nước là: 500 (l/ng.ngđ)

-

Hệ số không điều hoà giờ: Kh = 2,5

-

Bệnh viện làm việc 24/24 giờ trong ngày.

Do vậy ta tính được các số liệu cơ bản với mỗi bệnh viện như sau:

• Lưu lượng nước thải trung bình ngày là:
Qtbngày =

200 × 500
= 100 (m3/ngày).
1000

• Lưu lượng thải trung bình giờ là:
Q

tb
giờ

100
= 24 = 4,2 (m3/h).

=

• Lưu lượng Max giờ là:
Qhmax= kh. Qtbgiờ = 2,5× 4,2 = 10,5 (m3/h).
• Lưu lượng Max giây là:
h
10,5
qsmax = Q max = 3, 6 = 3,0 (l/s)
3,6

2.1.4.2 Nước thải từ trường học
Trong khu vực có trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh với tổng số sinh viên là
1800; tiêu chuẩn thải nước là 25 (l/ng.ngđ); Hệ số không điều hòa giờ kh = 1,8; Trường
học làm việc 12 giờ trong ngày.

• Lưu lượng thải trung bình ngày là:
Qtbngày =

25 ×1800
= 45 (m3/ngày).
1000

• Lưu lượng thải trung bình giờ là:
Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành Cấp Thoát Nước – Trường Đại học Xây Dựng Năm: 2013 – 2014
25


×