Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVBT và LTEA tại băng tần 700 Mhz (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.15 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

NGÔ ĐỨC DŨNG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CHỐNG CAN NHIỄU GIỮA DVB-T VÀ LTE-A
TẠI BĂNG TẦN 700MHZ

Chuyên ngành: Kỹ thuật viễn thông
Mã số: 60.52.02.08

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: …………………………………………………………

Phản biện 1: ……………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………………………………..

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự bùng nổ của các thiết bị di động cùng với nhu cầu về dịch vụ ngày càng
đa dạng của con người, là động lực phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực thông tin di động, các
dịch vụ viễn thông ngày càng đa dạng và không ngừng tăng lên. Với nguồn tài nguyên tần số
hữu hạn và vô cùng đắt đỏ nên việc sử dụng sao cho hợp lý là vấn đề được đặt ra.
Tại Việt Nam với xu thế truyền hình kỹ thuật số mặt đất DVB-T ngày càng phát triển
thì truyền hình tương tự analog sẽ bị loại bỏ và sẽ giải phóng một phần băng tần UHF(470806) MHz để phát triển dịch vụ thông tin di động IMT-2000 (3G), IMT-A (4G/LTE/LTE-A)
và các dịch vụ vô tuyến điện khác, hài hòa với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới
[1].
Khó khăn của việc triển khai 4G tại Việt Nam là băng tần. Nhà mạng Viettel đang thử
nghiệm triển khai 4G trên băng tần 1600 MHz còn Vinaphone triển khai trên băng tần 2600
MHz và 1800 MHz. Chưa nhà mạng nào được cấp phép triển khai 4G trên băng tần 700 MHz
vốn đang được dành cho truyền hình (nhưng không sử dụng) và đang được Viettel xin cấp
phép khai thác. Băng tần 700 MHz được cho là tối ưu cho truyền dẫn do khả năng phủ sóng
tốt hơn nhiều.
Lợi ích của việc triển khai 4G/LTE/LTE-A hay IMT-A tại băng tần 700MHz đó là chi
phí giảm do vùng phủ sóng rộng nên sẽ tốn ít trạm hơn, rất thuận lợi cho việc triển khai tại
nông thôn. Ở thành phố thì băng tần 700MHz cũng cực kỳ có lợi ở khu vực có mật độ nhà
cao tầng cao hay tàu điện ngầm sau này.
Theo đó (khi triển khai IMT-A) ở băng tần 700MHz thì DVB-T sẽ được triển khai ở
băng tần dưới 694 MHz (470 – 694 MHz) vì thực tế với truyền hình số một băng tần (8MHz)
cho phép triển khai nhiều kênh truyền hình (20 kênh) thay vì 1 kênh như ở truyền hình tương
tự.
Mặc dù 2 hệ thống này ở 2 vị trí băng tần khác nhau tuy nhiên vẫn tồn tại can nhiễu từ
trạm phát DVB-T tới trạm thu gốc của LTE-A.
Vậy vấn đề cấp thiết cần đặt ra đó là làm sao để DVB-T và LTE-A hoạt động ở băng
tần 700MHz hiệu quả không gây can nhiễu cho nhau.



2

Chương 1: Tổng quan về truyền hình số mặt đất DVB-T
1.1 Lý do Việt Nam chọn hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T
Có rất nhiều lý do để hệ thống truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T được chọn
để triển khai tại Việt Nam.
 Hệ thống truyền hình số mặt đất phù hợp với địa hình có nhiều đồi núi của Việt Nam.
 Hệ thống truyền hình số mặt đất chuẩn DVB-T thích hợp với truyền hình tương tự hệ
PAL hiện đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Ngoài ra nó còn phù hợp với mạng
lưới 220v, 50 Hz tại Việt Nam.

 Việt Nam là nước đang phát triển và trong xu thế hội nhập quốc tế. DVB-T phù hợp
với dải băng tần 8 MHz đang được sử dụng tại Việt Nam
1.2 Các hệ thống truyền hình số quảng bá
Có 3 loại truyền hình số quảng bá:
 Hệ thống truyền hình số hữu tuyến (truyền hình cáp) DVB-C
 Hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T.
 Hệ thống truyền hình số vệ tinh DVB-S
1.3 Tiêu chuẩn DVB-T
1.3.1 Giới thiệu về truyền hình số mặt đất DVB-T [3]
Việc phát triển tiêu chuẩn DVB-T vào đầu năm 1993 và tiêu chuẩn DVB-T đã được
tiêu chuẩn hóa vào năm 1997 do Viện tiêu chuẩn truyền thông châu Âu (ESTI: European
Telecommunication standards institute). Hiện nay tiêu chuẩn này đã được các nước châu Âu
và các nước khác trên thế giới thừa nhận. Năm 2001 đài truyền hình Việt Nam đã quyết định
chọn nó làm tiêu chuẩn để phát sóng truyền hình mặt đất.
Hệ thống truyền hình số mặt đất hoạt động trong kênh 6, 7 hoặc 8 MHz với ghép kênh
COFDM, với 1705 sóng mang (2K hệ thống) hoặc 6817 sóng mang (8K hệ thống). Tốc độ có
thể thay đổi từ 5 – 31.7 Mbit/s. Hệ thống DVB-T cho phép phát sóng đồng thời lên tới 6
chương trình trên cùng một băng thông trên mặt đất. Các mã hóa kênh được thực hiện để giảm

bớt ảnh hưởng của các kênh trên các tín hiệu phát sóng, do đó làm giảm số lượng các lỗi.
Về điều chế, Digital Video Broadcasting cable (DVB-C) sử dụng điều chế 64-QAM,
với sáu bit dữ liệu mỗi biểu tượng; Digital Video Broadcasting Satellite (DVB-S) sử dụng


3
điều chế QPSK; sóng con truyền hình số hoạt động trên tần số lên đến 10 GHz ) làm cho việc
sử dụnghệ thống phân phối đa kênh với 16,32 hoặc 64-QAM; và sóng con của truyền hình số
hoạt động ở tần số trên 10 GHz sử dụng dịch vụ phân phối đa điểm với QPSK
1.3.2 Tiêu chuẩn nén MPEG-2 [11]
Tiêu chuẩn The Moving Picture Experts Group Phase 2 (MPEG-2) – Định dạng âm
thanh (audio), phim ảnh (video) MPEG-2 là một tiêu chuẩn cho truyền hình kỹ thuật số thuộc
họ tiêu chuẩn MPEG dùng để mã hóa luồng dữ liệu âm thanh, phim ảnh, được phát triển bởi
Nhóm chuyên gia mã hóa phim ảnh (Moving Picture Coding Experts Group – MPEG) thành
lập năm 1988 với sự hợp tác của các tổ chức ISO (International Organization for
Standardization – Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) và IEC (International Electrotechnical
Commission - Ủy ban Kỹ thuật điện tử quốc tế).

Hình 1.1 Hoạt động cơ bản của bộ mã hóa MPEG-2
1.3.3 Tổng quan kỹ thuật điều chế COFDM
Kỹ thuật OFDM (viết tắt của Orthogonal frequency-division multiplexing) là một
trường hợp đặc biệt của phương pháp điều chế đa sóng mang, trong đó các sóng mang phụ
trực giao với nhau, nhờ vậy phổ tính hiệu ở các sóng mang phụ cho phép chồng lấn lên nhau
mà phía thu vẫn có thể khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Sự chồng lấn phổ tín hiệu làm cho hệ
thống OFDM có hiệu suất sử dụng phổ lớn hơn nhiều so với kỹ thuật điều chế thông thường.
Ngày nay kỹ thuật OFDM còn kết hợp với phương pháp mã kênh sử dụng trong thông
tin vô tuyến. Các hệ thống này còn được gọi COFDM (code OFDM). Trong hệ thống này tín
hiệu trước khi được điều chế OFDM sẽ được mã kênh với các loại mã khác nhau nhằm mục
đích chống lại các lỗi đường truyền. Do chất lượng kênh (fading và SNR) của mỗi sóng mang



4
phụ là khác nhau, người ta điều chế tín hiệu trên mỗi sóng mang với các mức điều chế khác
nhau.
1.3.4 Sơ đồ khối của hệ thống DVB-T [2]
Sơ đồ khối của hệ thống DVB-T được minh họa ở hình vẽ dưới đây:

Hình 1.2 Sơ đồ khối của DVB-T
1.4 Đặc điểm của hệ thống DVB-T
1.4.1 Ưu điểm của DVB-T so với truyền hình tương tự
Truyền hình số có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với công nghệ truyền hình tương tự analog, nổi bật trước hết là khả năng chống nhiễu cao, ít nhạy cảm với nhiễu, có khả năng
phát hiện sửa lỗi và thu tốt trong truyền sóng đa đường. Ngoài ra, truyền hình số còn cho phép
tiết kiệm phổ tần, truyền được nhiều chương trình nên cùng một kênh sóng trong khi truyền
hình tương tự phải dùng một kênh cho mỗi chương trình. Hơn thế nữa, truyền hình số còn có
khả năng khóa mã, quản lý chương trình theo yêu cầu đồng thời còn cho phép truyền hình đa
phương tiện. Điều đó có nghĩa là truyền hình số có thể truyền nhiều loại dữ liệu khác nhau,
nhiều đường tiếng cho một kênh truyền hình và truyền hình kèm theo phụ đề đa ngôn ngữ,
thậm chí còn cho phép nhắn tin và mua hàng hóa ngay qua tivi.
1.4.2 Nhược điểm của hệ thống DVB-T
So với phương thức truyền dẫn khác, truyền hình số mặt đất cũng có các nhược điểm
như :
 Kênh bị giảm chất lượng do hiện tượng phản xạ đa đường do bề mặt của mặt đất cũng
như các tòa nhà.


5
 Giá trị tạp do con người tạo ra là cao.
 Do phân bố tần số khá dầy trong phổ tần đối với truyền hình, giao thoa giữa truyền
hình tương tự và số là vấn đề cần xem xét.
 Dải thông của tín hiệu tăng do đó độ rộng băng tần của thiết bị và hệ thống truyền lớn

hơn nhiều so với tín hiệu tương tự
 Việc kiểm tra chất lượng tín hiệu số ở mỗi điểm của kênh truyền thường phức tạp hơn
(phải dùng bộ chuyển đổi số - tương tự)
 Chất lượng giảm nhanh khi máy thu không nằm trong vùng phục vụ
1.5 Cấp phát băng tần
1.5.1 Quá trình số hóa truyền hình
Đối với truyền hình tương tự: các kênh tần số dành cho truyền hình tương tự sẽ được
giải phòng theo 4 giai đoạn theo Lộ trình số hóa truyền hình của Việt Nam từ nay tới 2020,
nghĩa là các kênh tần số truyền hình tương tự đang sử dụng băng 700 MHz sẽ ngừng sử dụng
giai đoạn sau 2020. Đối với việc ấn định mới kênh tần số cho truyền hình tương tự cần được
định hướng sử dụng băng tần 700 MHz để sau 2020 các kênh tần số này sẽ tự động được giải
phóng theo Lộ trình số hóa.
Đối với truyền hình số mặt đất: băng tần 470-694 MHz (các kênh 21-48) cần định
hướng sử dụng ổn định lâu dài cho truyền hình số mặt đất. Băng tần 694-806MHz sẽ dành
cho truyền hình số sử dụng tạm thời trong giai đoạn trước năm 2020.

1.5.2 Lợi ích của số hóa truyền hình
Truyền hình số mặt đất đem lại rất nhiều lợi ích. Đầu tiên là chất lượng chương trình
truyền hình cao hơn hẳn so với truyền hình tương tự, với âm thanh hình ảnh trung thực và sắc
nét, không có hiện tượng bóng ma như trong truyền hình tương tự. Thứ hai, một trong những
ưu điểm nổi bật của truyền hình số là đem lại hiệu quả sử dụng tần số.
Nếu như với truyền hình tương tự, chỉ có thể truyền tải một kênh chương trình truyền
hình trên một kênh tần số 8 MHz, thì với kỹ thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 cho phép truyền tải
khoảng 20 chương trình truyền hình SD trên một kênh 8 MHz, nghĩa là truyền hình số sẽ cần
ít phổ tần số hơn số với truyền hình tương tự. Chính vì vậy, sau khi hoàn thành số hóa truyền
hình sẽ có một phần băng tần dành cho truyền hình sẽ dôi dư. Băng tần này được gọi là Băng
tần lợi ích số hóa truyền hình (gọi là băng tần Digital Dividend). Băng tần Digital Dividend


6

được ITU-R đánh giá là băng tần tiềm năng cho công nghệ thông tin di động băng rộng IMTAdvanced ( 4G/LTE/LTE-A).
1.6 Kết luận chương 1
Với nhiều ưu điểm vượt trội so với truyền hình tương tự, truyền hình số mặt đất sẽ phát
triển mạnh trên toàn thế giới. Công nghệ, kỹ thuật sử dụng trong truyền hình số đã thay đổi
và phát triển ngày càng nhanh với nhiều thành tựu to lớn hướng tới mục đích phục vụ ngày
càng tốt nhu cầu của con người.
Ở chương đầu tiên tôi đã trình bày lý do Việt Nam chọn truyền hình số mặt đất DVBT, tổng quan về DVB-T, ưu nhược điểm của truyền hình số mặt đất so với truyền hình tương
tự và việc cấp phát băng tần cho DVB-T tại Việt Nam.


7

Chương 2: Hệ thống LTE-A
2.1 Hệ thống thông tin di động 4G LTE-A
2.1.1 Tổng quan LTE-A
LTE-A (Long Term Evolution- Advanced) là sự tiến hóa của công nghệ LTE, công
nghệ dựa trên OFDMA này được chuẩn hóa bởi 3GPP trong phiên bản (Release) 8 và 9. LTEA, dự án được nghiên cứu và chuẩn hóa bởi 3GPP vào năm 2009 được mong đợi hoàn thành
vào quý 2 năm 2010 như là một phần của Release 10 nhằm đáp ứng hoặc vượt trội hơn so với
những yêu cầu của hệ thống công nghệ vô tuyến di động thứ 4 (4G) IMT-A được thiết lập bởi
ITU. LTE-A sẽ tương thích ngược và thuận với LTE, nghĩa là các thiết bị LTE sẽ hoạt động
ở cả mạng LTE-A mới cả các mạng LTE cũ. ITU đã đưa ra các yêu cầu cho IMT-A nhằm tạo
ra định nghĩa chính thức về 4G. Thuật ngữ 4G sẽ áp dụng trên các mạng tuân theo các yêu
cầu của IMT-A xoay quanh báo cáo của ITU-R M.2134. Một số yêu cầu then chốt bao gồm:
-

Hỗ trợ độ rộng băng tần có thể lên đến 40MHz.

-

Khuyến khích hỗ trợ các độ rộng băng tần rộng hơn.


-

Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường xuống tối thiểu là 15 b/s/Hz (giả sử sử dụng
MIMO 4×4).

-

Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường lên tối thiểu là 6.75 b/s/Hz (giả sử sử dụng
MIMO 4×4)

-

Tốc độ thông lượng lý thuyến là 1,5 Gb/s

2.1.2 Ứng dụng của LTE-A trong đời sống [4]
Hệ thống thông tin di động 4G đã được đưa vào khai thác và sử dụng tại một số quốc
gia phát triển trên thế giới từ năm 2012. Với sự đột phá về dung lượng, hệ thống di động 4G
cung cấp những dịch vụ phục vụ sâu hơn vào đời sống sinh hoạt thường nhật, công việc cũng
như có sự tác động lớn đến lối sống của chung ta trong tương lai gần. Cụ thể trong các khía
cạnh của cuộc sống được trình bày dưới đây:
- Trong giáo dục, nghệ thuật, khoa học.
- Giải trí
- Truyền thông hình ảnh
- Thương mai di động


8
- Cuộc sống thường nhật
- Y tế và chăm sóc sức khỏe

- Điều trị trong các tình trạng khẩn cấp
- Ứng dụng trong thảm họa thiên tai
2.1.3 Kiến trúc mạng của LTE-A [5]
Hình 2.1 dưới đây mô tả kiến trúc của E-UTRAN cho mạng LTE-Advanced.

Hình 2.1 Kiến trúc mạng của LTE-A
Phần cốt lõi trong kiến trúc E-UTRAN là tăng cường Node B (eNodeB hoặc eNB),
cung cấp các giao diện vô tuyến với người dùng và giao thức điều khiển các đầu cuối về phía
UE. Mỗi các eNB là một thành phần hợp lý phục vụ một hoặc một số tế bào E-UTRAN và
giao diện kết nối các eNB được gọi là giao diện X2. Ngoài ra, chủ các eNB (HeNBs, gọi là
femtocell), đó là các eNB chi phí thấp hơn để cải thiện vùng phủ sóng trong nhà, có thể được
kết nối với EPC trực tiếp hoặc thông qua một cổng cung cấp thêm hỗ trợ cho một số lượng
lớn các HeNBs. Hơn nữa, 3GPP đang xem xét các nút chuyển tiếp và chiến lược chuyển tiếp
tinh vi để nâng cao hiệu suất mạng. Các mục tiêu của công nghệ mới này được tăng vùng phủ
sóng, tốc độ dữ liệu cao hơn, và hiệu năng QoS tốt hơn và công bằng cho người dùng khác
nhau.
2.1.4 Băng thông và phổ tần


9
Hình 2.3 minh họa trường hợp các sóng mang thành phần liên tiếp nhau mặc dù ở khía
cạnh băng gốc, điều này không phải là điều kiện tiên quyết. Truy nhập đến một lượng lớn phổ
liên tục ở bậc 100MHz không thể có thường xuyên. Do đó, LTE-A có thể cho phép kết tập
các sóng mang thành phần không liền kề để xử lý các tình huống trong đó một khối lượng lớn
phổ liên tiếp nhau không sẵn có. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng sự kết tập phổ không liền kề nhau
đang là thách thức từ khía cạnh thực thi. Vì vậy, mặc dù khối kết tập phổ được hỗ trợ bởi các
đặc tả cơ bản thì sự kết tập phổ phân tán chỉ được cung cấp bởi các thiết bị đầu cuối cấp cao
nhất. Truy nhập trên các độ rộng băng tần truyền dẫn cao hơn không chỉ hữu ích từ khía cạnh
tốc độ đỉnh mà quan trọng hơn là công cụ cho việc mở rộng độ phủ sóng với các tốc độ số
liệu trung bình

Các sóng mang con thành phần (sóng mang LTE ở Release 8)
5 sóng mang con thành phần tạo thành độ rộng băng tổng cộng là 100 MHz
2.2 Những công nghệ đề xuất cho LTE-A [12]
2.2.1 Giải pháp đa anten (MIMO)
Các công nghệ đa anten, bao gồm định dạng chùm và ghép kênh theo không gian là
các thành phần công nghệ then chốt vốn có của LTE và chắc chắn sẽ tiếp tục đóng một vai
trò quan trọng hơn trong LTE-Advanced. Thiết kế đa anten LTE hiện tại cung cấp lên đến
bốn cổng anten với các tín hiệu tham chiếu ô cụ thể tương ứng ở đường xuống, kết hợp với
sự tiền mã hóa dựa trên sổ mã. Cấu trúc này cung cấp cả sự ghép theo không gian lên đến bốn
lớp, đưa đến tốc độ bit đỉnh là 300 Mbit/s cũng như là định dạng chùm (dựa trên sổ mã). Kết
hợp với nhau trên độ rộng băng toàn phần là 100 MHz, sơ đồ ghép không gian LTE hiện tại
sẽ đạt được tốc độ đỉnh là 1,5 Gbit/s vượt xa so với yêu cầu của LTE-Advanced. Có thể thấy
trước rằng hỗ trợ ghép kênh theo không gian trên đường lên sẽ là một phần của LTEAdvanced. Việc tăng số lớp truyền dẫn đường xuống vượt xa con số bốn là có khả năng và
có thể được sử dụng như là phần bổ sung đối với sự tăng tốc đỉnh thông qua sự mở rộng băng
tần.
2.2.2 Truyền dẫn đa điểm phối hợp
Về cơ bản, phối hợp đa điểm cho phép một thiết bị di động cùng một lúc trao đổi dữ
liệu với nhiều trạm thu phát. Kỹ thuật này sẽ giúp cải thiện hơn nữa tín hiệu và tăng tốc độ
dữ liệu tại rìa cell, nơi mà có thể khó có được một kết nối tốt. Ví dụ như hai trạm thu phát liền


10
kề có thể cùng lúc gửi dữ liệu giống nhau tới một thiết bị do đó tăng khả năng nhận được tín
hiệu tốt của thiết bị đó. Tương tự như vậy, một thiết bị cũng có thể cùng một lúc tải dữ liệu
lên cả hai trạm thu phát, các trạm này đóng vai trò như một mảng ăng-ten ảo sẽ cùng nhau xử
lý tín hiệu thu được để loại bỏ lỗi.
2.2.3 Các bộ lặp và các bộ chuyển tiếp (Relaying)
Từ việc xem xét quỹ đường truyền, việc triển khai các giải pháp chuyển tiếp khác nhau
nhằm giảm khoảng cách máy phát và máy thu xuống và cho phép tăng tốc độ số liệu. Các bộ
lặp đơn giản sẽ khuếch đại và chuyển đi các tín hiệu tương tự thu được. Khi được cài đặt, các

bộ lặp liên tục chuyển đi tín hiệu thu được mà không quan tâm đến có thiết bị đầu cuối trong
vùng phủ sóng của nó hay không. Những bộ lặp như vậy không hiển thị đối với cả thiết bị
đầu cuối và trạm gốc. Tuy nhiên, có thể xem xét các cấu trúc bộ lặp cao cấp hơn (chuyển tiếp
L1), chẳng hạn sơ đồ trong đó mạng có thể điều khiển công suất truyền của bộ lặp, chẳng hạn,
chỉ tích cực bộ lặp khi người sử dụng hiện diện trong khu vực được điều khiển bởi bộ lặp
nhằm tăng tốc độ số liệu cung cấp trong khu vực. Các báo cáo đo đạc bổ sung từ các thiết bị
đầu cuối có thể cũng được xem xét như là phương tiện hướng dẫn mạng mà trong đó các bộ
lặp được bật lên. Tuy nhiên, việc điều khiển tái truyền dẫn và lập biểu thường nằm ở trạm gốc
và vì vậy, các bộ lặp thường trong suốt từ khía cạnh di động.
2.2.4 Kỹ thuật điều khiển giảm can nhiễu tăng cường giữa các tế bào eICIC (enhanced
Inter-Cell Interference Coordination)
Kỹ thuật điều khiển giảm can nhiễu tăng cường giữa các tế bào được sử dụng trong hệ
thống được gọi là mạng phức hợp (Heterogeneous network) giúp giải quyết hiện tượng nghẽn
mạng. Trong mạng này, các trạm thu phát công suất thấp sẽ tạo ra các cell nhỏ (small cell)
nằm chồng lên mạng lưới các cell lớn (macro cell) do các trạm thu phát thông thường có công
suất lớn tạo ra. Các trạm thu phát nhỏ với nhiều mức kích cỡ (còn được gọi bằng các tên
metro-, micro-, pico-, hay femtocell) để tăng mức tải dữ liệu trong các vùng nóng (hots pot)
như vùng đô thị đông đúc. Những bộ thu phát này có kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ, không
cồng kềnh và lắp đặt thì dễ dàng hơn. Nhưng khi các nhà mạng đặt ngày càng nhiều trạm thu
phát vào cùng một khu vực, họ sẽ phải tìm cách để giảm thiểu can nhiễu khó tránh khỏi giữa
chúng.
Sử dụng eICIC, một trạm thu phát có thể giảm công suất phát ở những tần số và khoảng
thời gian cụ thể trong khi một trạm kế bên sử dụng những tài nguyên đó để liên lạc với các


11
máy đang ở rìa vùng phủ sóng của nó. Tuy nhiên phương pháp chia sẻ phổ này chỉ có tác
dụng với các luồng dữ liệu. Để liên lạc được với một thiết bị di động và giúp nó hiểu được
luồng dữ liệu thì trạm phát phải truyền đi các tín hiệu điều khiển trong đó có chứa các thông
tin về quản lý như lịch trình hoạt động, các yêu cầu phát lại, và các chỉ dẫn để giải mã. Do

thiết bị di động chờ các thông điệp này tới trên các tần số và thời điểm cụ thể nên mô ̣t trạm
phát không thể thoải mái cho các trạm bên cạnh dùng những tài nguyên đó mỗi khi chúng
cần. LTE giải quyết vấn đề này bằng cách phát các tín hiệu điều khiển có thể chịu được lượng
can nhiễu tương đối cao.
Tuy vậy, sự xuất hiện của các cell nhỏ lại làm cho mọi việc phức tạp hơn. Ví dụ khi
một số thiết bị di động muốn thiết lập kết nối tới một cell nhỏ đang nằm trong một cell lớn,
thì các tín hiệu điều khiển từ cell lớn có thể lấn át những tín hiệu này từ cell nhỏ. Giao thức
eICIC xử lý tình huống này theo một trong hai cách sau.
Đối với các mạng chỉ sử dụng một kênh tần số, eICIC có một giải pháp khác. Đó là
việc cell lớn và cell nhỏ sử dụng cùng tần số nhưng trong các khoảng thời gian khác nhau
bằng cách sử dụng khung con gần như trống ABS (Almost Blank Subframe). Khung con gần
như trống là khung con không mang dữ liệu. Trong cell lớn và cell nhỏ, đặc biệt người dùng
vùng biên cell nhỏ có thể dùng chung tần số mà không gây can nhiễu lẫn nhau bằng cách sử
dụng khung ABS trong khoảng thời gian khác nhau để truyền cả tín hiệu điều khiển và dữ
liệu.
2.2.5 Kỹ thuật cộng gộp sóng mang (carrier aggregation)
Việc cộng gộp sóng mang là một trong những tính năng quan trọng nhất của LTE-A
phiên bản 10 để tăng tổng băng thông có sẵn cho một thiết bị di động và do đó đạt được tốc
độ bit tối đa. Mỗi sóng mang kết hợp gọi là một sóng mang thành phần CC (Component
Carrier), sóng mang thành phần có thể có băng thông 1,4; 3; 5; 10; 15MHz hoặc 20 MHz.
Trong LTE, thông thường chỉ có thể truyền tải dữ liệu nhờ sử dụng các đoạn phổ tần số liền
kề có độ rộng tối đa là 20MHz. Còn trong LTE-A, công nghệ cộng gộp sóng mang cho phép
kết hợp những kênh nhỏ hay còn gọi là sóng mang trên các băng tần khác nhau, tách biệt
thành “một kênh cực lớn”, do đó về cơ bản có thể tăng tốc độ dữ liệu khả dụng cho mỗi khách
hàng lên nhiều lần. Chuẩn LTE-Advanced cho phép nhà mạng kết hợp tối đa năm sóng mang
với băng thông 20MHz thành một kênh có băng thông 100MHz cao gấp năm lần băng thông
của LTE thông thường.


12

2.2 Cấp phát băng tần cho LTE-A
Theo thông tin từ Cục Tần số vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông, thực hiện
kết quả Hội nghị Thông tin Vô tuyến thế giới 2015 (WRC-15) được tổ chức tại Geneva (Thụy
Sĩ) vào tháng 11/2015, Việt Nam sẽ có thêm 493 MHz phổ tần số cho thông tin di động tại
các băng tần số mà WRC-15 đã bổ sung thêm là 694 - 806 MHz, 1.427 – 1.518 MHz, 3.300
- 3.400 MHz và 4.800 - 4.990 MHz.
2.3 Băng tần 700MHz

2.3.1 Kinh nghiệm trên thế giới sử dụng băng tần Digital dividend
Băng tần lợi ích số hóa truyền hình - Digital Dividend được mong đợi đem lại phát
triển kinh tế xã hội trên toàn thế giới. Hội nghị Vô tuyến thế giới (WRC-07) đã xác định được
108 MHz của Băng tần Digital Dividend (698-806 MHz) cho khu vực 2 của ITU và 9 quốc
gia trong khu vực 3 của ITU, bao gồm cả Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Năm 2009, Hoa kỳ đã hoàn thành số hóa truyền hình và là thị trường đầu tiên trên thế
giới bán đấu giá băng tần digital dividend (698-806) MHz và do đó có một lợi thế của sớm
triển khai các mạng băng TTDĐ. Các nhà cung cấp dịch vụ lớn ở Mỹ đã đưa ra dịch vụ LTE
thương mại giai đoạn 2010-2011. Quy hoạch băng tần này cũng đã đáp ứng một số yêu cầu
cụ thể của Hoa Kỳ cho hệ thống an ninh công cộng và quảng bá. Quy hoạch băng tần Digital
Dividend sớm ở Hoa kỹ đã mang lại cơ hội đi đầu về triển khai mạng TTDĐ băng rộng LTEAdvanced. Hoa Kỳ đã quy hoạch sử dụng băng tần Digital Dividend 700 MHz như Hình 1:
Băng tần (698-746) MHz: 3 block FDD 2×6 MHz (A, B, C); 2 block TDD 6MHz (D, E) và
Băng tần (746-806) MHz : chia làm 4 block FDD (C, A, D, B); 01 block FDD cho Public
Safety 2 × 12MHz.

2.3.2 Quy hoạch băng tần 700 MHz tại Việt Nam
Việt Nam đang trong quá tình số hóa truyền hình, giai đoạn số hóa 2015-2020. Với
triển khai kế hoạch số hóa đang triển khai hiệu quả như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể
hoàn thành số hóa truyền hình vào năm 2020. Băng tần số hóa truyền hình (Digital Dividend)
694-806 MHz có thể xem xét quy hoạch cho hệ thống thông tin di động IMT sau khi hoàn tất
số hóa truyền hình. Tuy nhiên, cần có giải pháp cho lộ trình chuyển đổi tần số của các trạm
phát sóng truyền hình trên băng tần này xuống băng tần 694 MHz để đảm bảo sớm giải phóng

băng tần 700 MHz trong giai đoạn tới. Nếu quy hoạch băng tần cho hệ thống IMT, Việt Nam


13
sẽ có thêm 2× 45 MHz (90 MHz) cho hệ thống IMT. Việc giải phóng băng tần 700 MHz là
một thách thức khi mà hệ thống truyền hình mặt đất của Việt Nam hiện nay là rất lớn. Đây
cũng là nhu cầu đặc biệt trong đời sống của người dân Việt Nam và cũng là công cụ hữu hiệu
tuyên truyền đường lối, chính sách của Nhà nước.

2.3.3 Lợi ích của LTE-A tại băng tần 700 MHz
Theo nghiên cứu của GSMA và The Boston consulting Group đánh giá về lợi ích hài
hòa băng tần 700MHz sử dụng cho TTDĐ băng thông rộng trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế.
Việc phân bổ băng 700 MHz cho điện thoại di động, tới năm 2020 có thể có một tác
động tích cực trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tạo ra một tăng trưởng GDP khoảng
hơn 1000 tỷ USD (960 tỷ USD) và tăng trưởng doanh thu thuế 215 tỷ USD, cùng với việc tạo
ra một 1,4 triệu kinh doanh bổ sung mới (bao gồm cả các bộ phận mới hoặc các đơn vị kinh
doanh trong các doanh nghiệp hiện tại) và 2,7 triệu việc làm mới.
Trong khi đó, theo các biểu đồ hình 2.16, nếu phân bổ băng tần 700 MHz cho dịch vụ
phát thanh truyền hình tới năm 2020 tạo ra tăng trưởng GDP khoảng 111 tỷ USD, tăng doanh
thu thuế USD 44 tỷ USD, cũng như 1.100 doanh nghiệp mới hoặc đơn vị kinh doanh và
69.000 việc làm mới.
2.4 Kết luận chương 2

Mạng 4G LTE-A ra đời đã thể hiện những ưu điểm vượt trội so với các mạng thế hệ
trước. Tốc độ triển khai mạng 4G LTE-A diễn ra ngày càng nhanh thể hiện qua sự tăng trưởng
về số lượng nhà mạng đã và đang triển khai 4G, số lượng thuê bao và thiết bị đầu cuối. Với
sự bùng nổ về nhu cầu của thông tin vô tuyến băng rộng tốc độ cao trong nước, Bộ Thông tin
và Truyền thông và các doanh nghiệp thông tin di động cần có kế hoạch sớm triển khai rộng
rãi mạng 4G.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của truyền thông vô tuyến đã gây nên sự khan hiếm phổ
tần. Xu hướng số hóa truyền hình dẫn tới xuất hiện băng tần 700 MHz dôi dư sau khi số hóa
truyền hình. Đây là băng tần rất hiệu quả để triển khai mạng thông tin vố tuyến băng rộng 4G.
Đặc biệt phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa của Việt Nam nhằm thu hẹp
khoảng cách số giữa các vùng, miền


14

Chương 3: Nghiên cứu giải pháp chống can nhiễu giữa DVB-T và LTEA tại băng tần 700MHz
3.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tại các khu vực khác như Mỹ, Châu Âu hay Châu Á đã nghiên cứu và triển khai 4G
tại băng tần 700MHz và có kết quả tốt.
Mạng 4G tại Việt Nam chưa được triển khai nhưng nhà mạng Viettel đã đề nghị quy
hoạch tần số 700 MHz cho mạng 4G, sau khi băng tần này không còn được sử dụng vì ngưng
phát sóng truyền hình analog tử năm 2015 tại các thành phố lớn. Theo Viettel, băng tần này
có thể sử dụng cho dịch vụ di động băng thông rộng, có vùng phủ tốt hơn cho vùng nông thôn,
và có giá thành đầu tư giảm nên nhà mạng có điểu kiện giảm giá dịch vụ cung cấp cho vùng
nông thôn.
3.2 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu
Các vấn để tương thích trở nên cần thiết hơn sau sự phát triển không ngừng của mạng
lưới thông tin liên lạc di động. Mật độ của các mạng di động đang gia tăng với tốc độ đáng
kinh ngạc. Quá trình này gây ra không chỉ nhiễu nội cell giữa các cơ sở hoặc trạm điện thoại
di động, nhưng cũng có ảnh hưởng trên các băng tần lân cận và các dịch vụ hiện có. Hơn nữa,
bất kỳ hệ thống không thể bắt đầu hoạt động ở băng tần số mới được thành lập mà không cần
đánh giá các ảnh hưởng có hại có thể đến hệ thống hiện tại. Phân tích này cho phép hiểu nhìn
chi tiết hơn về việc triển khai có thể có của các mạng LTE ở băng tần 700 MHz.
Các trường hợp nghiên cứu chung sau đây về đánh giá của truyền hình số mặt đất
DVB-T khi hoạt động dưới mức 694 MHz tương thích với LTE hoạt động ở băng tần 700
MHz. Mặc dù các hệ thống này được đặt trong dải tần số khác nhau, tuy nhiên vẫn tồn tại xác

suất can nhiễu xảy ra từ hệ thống DVB-T đến hệ thống LTE. Can nhiễu này có thể làm giảm
hiệu suất trong hệ thống LTE. Vì vậy, xác định quy hoạch tần số để bảo vệ máy thu của trạm
gốc LTE có thể can nhiễu là cần thiết. Các trường hợp nghiên cứu đánh giá khoảng cách tối
thiểu cần thiết giữa các hệ thống trong dải 700 MHz để duy trì mức độ hiệu suất cần thiết của
hệ thống LTE.
3.3 Các kịch bản can nhiễu.
Trong nghiên cứu này ta chia thành các kịch bản sau:
-

Can nhiễu xảy ra từ máy phát DVB-T đến trạm thu gốc LTE


15
-

Can nhiễu xảy ra từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở ngoài trời

-

Can nhiễu xảy ra từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở trong nhà

Hình 3.1 Can nhiễu giữa trạm gốc LTE và máy phát DVB-T [8]

Hình 3.2 Can nhiễu từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở ngoài trời [7]


16

Hình 3.3 Can nhiễu từ máy thu LTE tới DVB-T ở trong nhà [7]
3.4 Can nhiễu từ máy phát DVB-T đến trạm thu gốc LTE [6]

3.4.1 Đặc điểm kỹ thuật
Nghiên cứu sử dụng song công theo tần số (FDD) với 2x30 MHz, 703 MHz-733 MHz
(uplink) và 758 MHz-788 MHz (downlink). Sự sắp xếp của băng tần 700 MHz được thể hiện
ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1 Sắp xếp kênh băng tần 700 MHz
694-703

703-733

733-758

758-788

788-791

Guard band

LTE-uplink

Duplex gap

LTE-downlink

Guard band

9 MHz

30 MHz

25 MHz


30 MHz

3 MHz

Sắp xếp kênh này thiết lập các vấn đề nhiễu có thể có giữa phát sóng truyền hình và
mạng LTE. Tình hình quan trọng nhất là giữa các kênh 48 của truyền hình số mặt đất (686
MHz-694 MHz) và kênh uplink đầu tiên của LTE (703 MHz-713 MHz). Kênh của LTE với
10 MHz băng thông được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm đánh giá một kịch bản thực tế
hơn, nơi một nhà điều hành điện thoại di động sử dụng một khối tần số MHz 2 × 10.
3.4.2 Các tham số của DVB-T
Bảng 3.2 Các tham số của DVB-T


17
Tham số

Giá trị

Tần số

690 MHz

Kênh băng thông

8 MHz

e.r.p

200 kW (high power)


e.i.r.p

85.15 dBm

Chiều cao anten phát Tx

300 m

Chiều cao anten thu Rx

10 m

Mẫu angten thu Rx

Ngang: đa hướng BT.419

Tăng ích ăng ten Rx

9.15 dBi

(bao gồm feeder loss)
SNR

21 dB

Feeder loss

3 dB


Cự ly vùng phủ DVB-T

70.53 Km (Sử dụng P.1546-4 với 10 m
clutter)

3.4.3 Các tham số của LTE
Bảng 3.3 Các đặc tính cơ bản của trạm gốc LTE
Tham số

Giá trị

Tần số Tx

763 MHz

Tần số Rx

706 MHz

Băng thông kênh

10 MHz

Băng thông tín hiệu

9 MHz


18
Công suất đầu ra tối đa


46 dBm

e.i.r.p

58 dBm

Chiều cao anten

30 m

Độ lợi anten

15 dBi

Feeder loss

3 dB

Trạm gốc (BS) mẫu angten

ITU-R F.1336 với k = 0.7

Antenna downtilt

3 độ

Số nhiễu

NF = 5 dB


Kích thước/bán kính cell

8 Km (kịch bản thảnh phố lớn)

sectorization

3 hình quạt

Phân cực anten

 45 độ

Độ nhạy tham khảo

-101.5 dBm

I/N

- 6 dB

Receiver blocking mask

Table 6.6.3.2.1-3 of 3GPP TS
36.104 (V11.2.0)

3.4.4 Tiêu chuẩn bảo vệ
Phương pháp Minimum Coupling Loss (MCL) I/N = -6 dB.
Kết quả của tính toán MCL là một con số cô lập sau đó có thể được chuyển đổi thành
một sự tách biệt vật lý, chọn mô hình tiêu hao đường truyền thích hợp.

Sự cô lập được chuyển đổi thành một khoảng cách tách biệt bằng cách sử dụng suy hao trong
không gian tự do (free-space), L(loss), giữa anten đẳng hướng bởi công thức.


19
L(loss)  32.4  20log10 ( f )  20log10 (d ).

(3.9)

f là tần số (MHz), d là khoảng cách (km)
Khoảng cách bảo vệ được yêu cầu , dsep _ req _ DVBT  BS , giữa trạm gốc dịch vụ di động và
trạm DTT là
d sep _ req _ DVB T  BS  10

L ( loss ) 32.4  20log10 ( f )
20

117.7532.4 20log10 (708)
20

d sep _ req _ DVB T  BS  10

.

 26.15[km].

(3.10)

(3.11)


3.4.5 Nhận xét
Các tính toán MCL phân tích cho thấy để chánh can nhiễu khoảng cách tách biệt tối
thiểu giữa máy phát DVB-T và trạm thu gốc LTE là hơn 26 km.
3.5 Can nhiễu từ thiết bị người dùng LTE tới máy thu DVB-T ở ngoài trời và trong nhà
[7]
3.5.1 Phương pháp SFP
Phương pháp chủ yếu được chia theo hai bước. Bước đầu tiên bao gồm việc đo lường
tỷ lệ bảo vệ can nhiễu (PR) cho DTT can nhiễu của LTE. Một PR là giá trị tối thiểu của sự
khác biệt giữa các tín hiệu hữu ích (DTT) và tín hiệu can nhiễu (LTE), tính bằng dB, tại đầu
vào máy thu để hoàn thành với một yêu cầu chất lượng cụ thể. Trong nhiễu kênh lân cận, PR
thấp hơn hàm ý rằng mức độ tín hiệu nhiễu cao hơn được cho phép (thậm chí cao hơn mức
tín hiệu hữu ích) và do đó, có nhiễu thấp hơn trong một kịch bản thực. Bước thứ hai bao gồm
trên thực hiện một phân tích ngân sách liên kết hoàn chỉnh.
Các phương pháp để đo lường PR giữa LTE và DVB được định nghĩa trong khuyến
nghị ITU-R BT.2215. Phương pháp QoS này được gọi là phương pháp Subjective Failure
Point (SFP). Phương pháp SFP tương ứng với chất lượng hình ảnh mà không có nhiều hơn
một lỗi có thể nhìn thấy trong bức ảnh cho một thời gian quan sát trung bình 20s. Việc điều


20
chỉnh mức tín hiệu mong muốn và không mong muốn đối với phương pháp SFP là để được
thực hiện theo từng bước nhỏ, thường là trong các bước của 0,1 dB. Tín hiệu và mô hình kênh
được sử dụng trong khuyến nghị này được định nghĩa trong khuyến nghị ITU-R BT.2033. Để
cạnh tranh với các tín hiệu DVB-T và LTE, hai máy phát tín hiệu độc lập và một giả lập kênh
đã được sử dụng. Ba bộ TV và hai hộp set-top được sử dụng như máy thu DTT. Tất cả các
phép đo đã được thực hiện nếu xét một kênh Gaussian.
3.5.2 Máy thu DTT và LTE-UE ở ngoài trời
Bảng 3.6 cho ta thấy những tham số ngân sách liên kết cho máy thu DTT ngoài trời cố
định. LoS giữa UE và anten cố định DTT đã được giả định.
Khi ACLR (~ 80dB) là tỷ số giữa công suất phát (LTE-UE) với công suất trong kênh

vô tuyến liền kề (DTT) cần thiết để hạn chế can nhiễu đến một mức độ tương đương với suy
hao của 1 dB. Một ACIR của 65,5 dB. Một ACS 54 dB được tính toán. Khi giá trị ACS phải
cao hơn ACIR một, thêm một bộ lọc thấp là cần thiết với ít nhất suy hao 11,5 dB out-of-band.
suy hao out-of-band này là khả thi với một bộ lọc thấp, có tính đến các băng bảo vệ giữa các
công nghệ là 9 MHz. Tuy nhiên, một bộ lọc có thể không được yêu cầu nếu UE được truyền
tải qua một điện năng thấp hơn hoặc nếu DTT nhận được năng lượng đầu vào là cao hơn
ngưỡng tối thiểu. Các điều kiện thực tế không yêu một bộ lọc là:
 Nếu công suất phát của LTE thấp hơn 11 dBm. Đối với công suất đặc trưng cho môi
trường thành thị và nông thôn ( tương ứng 2 và -9 dBm) bộ lọc này là không cần.
 Nếu công suất máy thu DTT cao hơn -66 dBm.

3.5.3 Máy thu DTT và LTE-UE ở trong nhà
Trong một kịch bản với máy thu DTT và LTE-UE ở trong nhà, khoảng cách tối thiểu
giữa LTE UE và máy thu DTT để tránh nhiễu, d min , có thể được tính như sau:
147.56 20log( f ) GCG GWL  Lbody GRX

dmin  10

20

(3.14)

Trong đó f là tần số, GCG là tăng ích kết hợp được tính toán như là mức công suất can
nhiễu thu được, GWL là suy hao do tường được thêm vào và Lbody là can nhiễu thêm vào do cơ
thể con người.


21
Kết quả rất quan trọng với công suất được UE truyền tối đa 23 dBm. Đối với công suất
đặc trưng của môi trường nông thôn và thành thị, khoảng cách tối thiểu có thể được hoàn toàn

giả định. Công suất truyền UE tối đa cho phép bất kỳ khoảng cách giữa cả hai thiết bị là -13
dBm.
3.5.4 Nhận xét
Các phân tích can nhiễu giữa DTT và mạng di động LTE là rất quan trọng để thiết lập
cùng tồn tại trong tương lai giữa hai công nghệ ở cùng băng tần lợi ích. Trong phần này, dùng
chung tần số giữa DTT và LTE ở băng tần 700 MHz đã được phân tích cho máy thu DTT cố
định trong nhà và máy di động cầm tay ngoài trời.
Di động cầm tay trong nhà là dễ bị can nhiễu hơn ngoài trời với máy thu DTT cố định.
Đối với các máy di động vàmáy thu DTTtrong nhà, khoảng cách tối thiểu giữa LTEUE và máy thu DTT để tránh bất kỳ sự can nhiễu là 6 m. Với một bộ lọc thông thấp, khoảng
cách này được giảm xuống còn 3,1 m. Đối với các giá trị tiêu biểu của công suất truyền tải
LTE-UE, khoảng cách tối thiểu mà không cần lọc là 0,6 m trong môi trường nông thôn và 0,2
m trong môi trường đô thị (2 dBm và -9 dBm công suất truyền tải, tương ứng). Công suất
truyền tải UE tối đa cho phép bất kỳ khoảng cách đến các ăng-ten DTT là -13 dBm.
3.6 Suy hao đường truyền sóng
Path Loss (sự suy hao của đường tín hiệu) là sự suy giảm mật độ công suất của sóng
truyền dẫn vô tuyến khi lan truyền thông qua một môi trường trên một khoảng cách. Nó là
một yếu tố quan trọng khi nói đến việc thiết kế và quy hoạch một mạng vô tuyến và là một
yếu tố khóa khi tính toán mức năng lượng sẵn có cho liên kết.
Có nhiều mô hình tính toán suy hao đường truyền tuy nhiên khuyến nghị
Recommendation ITU-R P.452-14 được sử dụng rộng rãi để tính suy hao đường truyền. Theo
khuyến nghị này suy hao đường truyền được tính: [10]
L  92.5  20log( f )  20log(d )  Ah dB

Trong đó:
+ f: là tần số (GHz)
+ d: khoảng cách (km)

(3.15)



22
+ Ah : Hệ số suy hao (dB) Ah = 0 tại môi trường không gian tự do, Ah = 15 với khu vực thành
thị, Ah = 7 với khu vực ngoại ô, Ah = 3 với khu vực nông thôn.
Như vậy phụ thuộc vào khoảng cách giữa các trạm của DVB-T và LTE-A sẽ có kết
quả suy hao khác nhau. Hình 3.8 cho ta thấy sự suy hao khác biệt giữa các vùng thành thị
nông thôn và ngoại ô.
Theo kịch bản can nhiễu từ máy phát DVB-T đến trạm thu gốc LTE, áp dụng công
thức 3.15 để tính toán khoảng cách chống can nhiễu
d  10

L ( loss ) 92.5 20log10 ( f )  Ah
20

(3.18)

.

Dựa trên kết quả của công thức (3.8) ta có kết quả khoảng cách chống can nhiễu bị ảnh
hưởng bởi suy hao tại Thành thị, ngoại ô và nông thôn
dUrban  4.65Km
dSuburban  11.68Km
d Rural  18.5Km

So sánh với kết quả của công thức (3.11) trong điều kiện không gian tự do với kết quả
của công thức (3.18) ta có thể thấy được sự ảnh hưởng bởi suy hao của các môi trường tới
khoảng cách chống can nhiễu.
Trong trường hợp ta cho công suất máy phát thay đổi, ta có công thức
d  10

Pe .i . r . p _ DVBT 32.692.5 20log10 ( f )  Ah

20

.

(3.19)


Khoảng cách (Km)

23
200
180
160
140
120
100

80
60
40
20
0
0

20

40

60


80

100

120

Công suất (dBm)
Ah=3 tại nông thôn

Ah=7 tại ngoại ô

Ah=15 tại thành thị

Hình 3.4 Mối quan hệ giữa công suất và khoảng cách bảo vệ
Như vậy dựa vào công suất phát ta sẽ thu được khoảng cách chống can nhiễu khác
nhau.
Với khí hậu Việt Nam có độ ẩm vừa mưa lớn dẫn đến suy hao và can nhiễu cao. Nên
khoảng cách bảo vệ của các trạm cần lên tới vài chục km đến vài trăm km và công suất phát
của trạm DVB-T lớn hơn 85 dBm để đảm bảo 2 hệ thống hoạt động ổn định không gây can
nhiễu.
3.7 Kết luận chương 3
Chương 3 đã nghiên cứu các trường hợp và giải pháp chống can nhiễu giữa DVB-T và
LTE-A tại băng tần 700 MHz với mô hình suy hao đường truyền sóng xem xét cho các khu
vực thành thị nông thôn và ngoại ô ở Việt Nam.


×