Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Nghiên cứu chất lượng phần mền và thử nghiệm đánh giá chất lượng trang thông tin điện tử trường Đại học giao thông vận tải (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.78 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

TRẦN THỊ HỒNG NHUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGHIÊN CỨU CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
VÀ THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TRANG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
MÃ SỐ:

60.48.01.04

NGƢỜI HDKH: TS. PHÙNG VĂN ỔN

HÀ NỘI – 2016


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHÙNG VĂN ỔN

Phản biện 1: …………………………………………………
………………………………………………………………
Phản biện 2: …………………………………………………
……………………………………………………………….

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc


sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc:

....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ..........

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông

2


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ở Việt Nam đã có nhiều nỗ lực triển
khai ứng dụng Công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành
và nghiệp vụ, nhiều phần mềm ứng dụng đã được triển khai, đặc biệt
hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp đã xây dựng được Trang/Cổng
thông tin điện tử và được coi như bộ mặt của tổ chức, doanh nghiệp
trên môi trường Internet. Tuy nhiên, các sản phẩm phần mềm ngày
càng phức tạp và đa dạng dẫn đến việc đánh giá chất lượng trở nên
khó khăn hơn. Trong nhiều trường hợp, chất lượng sản phẩm phần
mềm tốt hay xấu còn phụ thuộc vào người thẩm định. Tuy nhiên, mỗi
đối tượng liên quan đến phần mềm lại có những yêu cầu khác nhau
về chất lượng sản phẩm.
Quản lý chất lượng phần mềm là vấn đề không mới nhưng
theo một số đánh giá là còn yếu của các công ty, đơn vị, tổ chức xây
dựng phát triển phần mềm ở Việt Nam. Các sản phẩm phần mềm
ngày càng phức tạp và phát triên đa dạng phục vụ nhu cầu ngày càng
cao của người dùng dẫn đến việc đánh giá chất lượng phần mềm trở
lên khó khăn hơn. Để đánh giá được chất lượng phần mềm có đáp

ứng được yêu cầu hay không cần phải đưa ra các tiêu chí đánh giá
chất lượng phần mềm theo một tiêu chuẩn chung và phần mềm đó
phải qua sử dụng thực tế.
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải (GTVT) là
một cơ sở giáo dục công lập thuộc Bộ GTVT, trong những năm qua
Nhà trường luôn chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
trong mọi hoạt động, nhất là trong quản lý và quảng bá hình ảnh,
thương hiệu của Trường. Mặc dù Website của Trường đã được đưa
vào sử dụng, nhưng trong quá trình hoạt động vẫn còn tồn tại những
hạn chế mà nguyên nhân có thể là công tác kiểm soát, quản lý chất
lượng Trang tin chưa được thực hiện tốt.
Trong phạm vi đề tài, với mong muốn nghiên cứu về các tiêu
chuẩn, quy trình, phương pháp đánh giá chất lượng phần mềm, giúp
cơ quan quản lý và người sử dụng có thể đánh giá khách quan về
chất lượng phần mềm sử dụng trong thực tế, học viên lựa chọn đề tài
“Nghiên cứu chất lượng phần mềm và thử nghiệm đánh giá chất
lượng trang thông tin điện tử Trường Đại học Công nghệ Giao
thông vận tải”.

2


 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá chất lượng phần mềm nói chung và
chất lượng Website nói riêng, đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng
Website và thử nghiệm đánh giá chất lượng Website của Trường Đại
học Công nghệ GTVT.
 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu các tiêu chí, phương
pháp, quy trình đánh giá chất lượng phần mềm nói chung, Website

nói riêng ở Việt Nam và thử nghiệm đánh giá chất lượng Website
của Trường Đại học Công nghệ GTVT.
 Phƣơng pháp nghiên cứu
Khảo sát các tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm phần
mềm thông qua việc thu thập, tổng hợp các sách, các bài báo, các tài
liệu trên website. Nghiên cứu các tiêu chuẩn, hướng dẫn của các tổ
chức về tiêu chuẩn quốc tế (ISO/IEC, IEEE..) về đánh giá chất lượng
sản phẩm phần mềm qua các bộ tiêu chuẩn. Khảo sát tình hình tiêu
chuẩn và thực tế đánh giá chất lượng website của Trường Đại học
Công nghệ GTVT để đề xuất ứng dụng
Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Tổng quan về chất lượng phần mềm
Chương 2: Tiêu chí, phương pháp và quy trình đánh giá chất lượng
phần mềm
Chương 3: Thử nghiệm đánh giá chất lượng website trường Đại học
Công nghệ Giao thông vận tải.
Kết luận – Kiến nghị.

2


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
1.1. Chất lƣợng phần mềm
1.1.1. Khái niệm chất lƣợng phần mềm
Chất lượng phần mềm là sự đáp ứng các yêu cầu chức
năng, sự hoàn thiện và các chuẩn được phát triển, các đặc trưng
mong đợi từ người phát triển phần mềm đến người sử dụng.
1.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm
- Chất lượng trong;

- Chất lượng ngoài;
- Chất lượng sử dụng.
1.1.3. Các độ đo chất lƣợng phần mềm
Sau khi thực hiện đánh giá hệ thống và xác định được điểm
số cho từng phép đánh giá, điểm số của từng tiêu chí bằng trung bình
cộng điểm số của các phép đánh giá cho tiêu chí đó. Tiếp theo, tính
điểm đạt được cho từng thành phần, sử dụng công thức tính trung
bình cộng có trọng số của các tiêu chí trong thành phần đó.
1.1.4. Website chuẩn SEO
SEO (Search Engine Optimization) là một tập hợp các
phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website. Bản chất
của SEO là một trong những chiến thuật quan trọng trong quy trình
lập kế hoạch online Marketing, khách hàng luôn tra cứu thông tin
trên Google trước khi quyết định mua sắm hay sử dụng dịch vụ….
1.2. Tầm quan trọng việc đánh giá chất lƣợng phần mềm
Việc đánh giá sản phẩm phần mềm để thoả mãn các yêu cầu
chất lượng là một trong những quy trình trong vòng đời phát triển
của phần mềm. Chất lượng sản phẩm phần mềm cần được đánh giá
bằng việc đo kiểm các thuộc tính bên trong (thường là các phương
pháp đo tĩnh trên các sản phẩm trung gian), hoặc bằng cách đo kiểm
các thuộc tính bên ngoài (thường là đo các đáp ứng của mã lệnh khi
thực thi), hoặc bằng cách đo kiểm chất lượng các thuộc tính sử dụng.
1.3. Các tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng phần mềm
1.3.1. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 9126
1.3.2. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 14598
1.3.3. Bộ tiêu chuẩn ISO/IEC 12119

4



1.4. Các tiêu chuẩn Việt Nam về chất lƣợng phần mềm
1.4.1. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8702:2011
1.4.2. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8703:2011
1.4.3. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8704:2011
1.4.4. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8706:2011
1.4.5. Bộ tiêu chuẩn TCVN 8707:2011
1.5. Mô hình chất lƣợng phần mềm
Chất lượng sản phẩm phần mềm có thể được đánh giá qua mô
hình chất lượng cụ thể. Sản phẩm phần mềm nên phân tách theo cấp
bậc vào một mô hình phần mềm với tiêu chí và những tiêu chí con,
sao cho có thể sử dụng chúng như một danh sách để kiểm tra những
vấn đề phát sinh liên quan đến chất lượng.
1.5.1. Mô hình chất lƣợng trong và chất lƣợng ngoài

Hình 1.4. Mô hình chất lượng cho chất lượng trong và ngoài
Mô hình chất lượng ISO-9126 trên thực tế được mô tả là một
phương pháp phân loại và chia nhỏ những thuộc tính chất lượng,
nhằm tạo nên những đại lượng đo đếm được dùng để kiểm định chất
lượng của sản phẩm phần mềm.

5


1.5.2. Mô hình chất lƣợng sử dụng
Chất lượng sử dụng là đánh giá của người sử dụng về chất
lượng. Thường phải tiến hành đo đạc trên cả 3 mức vì việc đáp ứng
các tiêu chuẩn chất lượng trong không có nghĩa sẽ đáp ứng tiêu
chuẩn chất lượng ngoài, đáp ứng tiêu chuấn chất lượng ngoài không
có nghĩa sẽ đáp ứng tiêu chuẩn của chất lượng sử dụng.


Hình 1.5 - Mô hình chất lượng sử dụng
1.6. Kết luận chƣơng 1
Khi phần mềm trở thành sản phẩm và đòi hỏi đảm bảo chất
lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thì hoạt động đảm bảo
chất lượng phần mềm là một hoạt động cốt yếu được các công ty sản
xuất phần mềm quan tâm hàng đầu.
Chương 1 đã giới thiệu tổng quan các vấn đề chung nhất của
quá trình đánh giá chất lượng phần mềm, các bộ tiêu chuẩn ISO/IEC
9126, ISO/IEC 14598, ISO/IEC 12119 và các tiêu chuẩn Việt Nam
về chất lượng phần mềm. Trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc tế và của
Việt Nam, luận văn đã nghiên cứu các nội dung cụ thể như tiêu chí,
phương pháp và quy trình đánh giá chất lượng phần mềm sẽ được
trình bày trong Chương 2.

6


Chƣơng 2: TIÊU CHÍ, PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
2.1. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phần mềm
Mô hình chất lượng chia các thuộc tính chất lượng phần
mềm thành 6 tiêu chí (chức năng, độ tin cậy, sự tiện lợi, tính hiệu
quả, khả năng bảo hành bảo trì, tính khả chuyển), những tiêu chí này
tiếp theo lại được chia thành những tiêu chí con, cụ thể:
2.1.1. Tiêu chí chức năng
Khả năng của phần mềm cung cấp các chức năng đáp ứng
được nhu cầu sử dụng khi phần mềm làm việc trong điều kiện cụ thể,
bao gồm: Tính phù hợp; tính chính xác; khả năng tương tác; tính an
toàn; tính năng chung.
2.1.2. Tiêu chí độ tin cậy

Là khả năng phần mềm có thể hoạt động tin cậy trong những
điều kiện cụ thể, bao gồm: Tính hoàn thiện; khả năng chịu lỗi; khả
năng phục hồi; tính tin cậy phù hợp.
2.1.3. Tiêu chí khả dụng
Là khả năng của phần mềm có thể hiểu được, học được, sử
dụng được và hấp dẫn người dùng trong từng trường hợp sử dụng,
gồm: Tính dễ hiểu; tính dễ học; có thể sử dụng được; tính hấp dẫn;
tính khả dụng phù hợp.
2.1.4. Tiêu chí hiệu quả
Khả năng của phần mềm có thể hoạt động một cách hợp lý,
tương ứng với lượng tài nguyên nó sử dụng, gồm: Đáp ứng thời gian;
sử dụng tài nguyên; tính hiệu quả phù hợp.
2.1.5. Tiêu chí khả chuyển
Là khả năng của phần mềm cho phép nó có thể được chuyển
từ môi trường này sang môi trường khác, gồm: Khả năng thích nghi;
có thể cài đặt được; khả năng cùng tồn tại; khả năng thay thế; tính
khả chuyển phù hợp.
2.1.6. Tiêu chí bảo trì đƣợc
Khả năng của phần mềm có thể chỉnh sửa. Việc chỉnh sửa
bao gồm: sửa lại cho đúng, cải tiến và làm phần mềm thích nghi

7


được với những thay đổi của môi trường, của yêu cầu và của chức
năng xác định.
2.2. Các phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm
2.2.1. Các phép đánh giá trong
2.2.1.1. Phạm vi áp dụng
Phép đánh gia trong được áp dụng cho bất kì loại phần mềm

nào. Người sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể chọn hoặc thay
đổi và áp dụng các phép đánh giá và phép đo từ tiêu chuẩn kỹ thuật
này hoặc có thể định nghĩa các phép đánh giá xác định cho ứng dụng
như an toàn hay bảo mật có thể tìm trong các Tiêu chuẩn quốc tế hay
Tiêu chuẩn kỹ thuật của IEC 65 hay ISO/IEC JTC 1/SC 27. Tiêu
chuẩn này chỉ đánh giá chất lượng trong của sản phẩm phần mềm.
Chất lượng trong của sản phầm phần mềm được chia thành 6 tiêu chí
(tính năng, độ tin cậy, sự tiện lợi, tính hiệu quả, khả năng bảo hành
bảo trì, tính khả chuyển).
2.2.1.2. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trong
a) Chức năng (Functionality)
- Tính phù hợp (Suitability).
- Tính chính xác (Accuracy).
- Khả năng tương tác (Interoperability).
- Tính bảo mật (security).
b) Độ tin cậy (Reability)
- Tính hoàn thiện.
- Khả năng chịu lỗi.
- Khả năng phục hồi.
c) Tính khả dụng (Usability)
- Dễ hiểu.
- Dễ học.
- Khả năng vận hành.
- Tính hấp dẫn.
d) Tính hiệu quả (Efficiency)
- Thời gian xử lý.

8



- Sử dụng tài nguyên.
e) Khả năng bảo trì
- Khả năng phân tích.
- Khả năng thay đổi được.
- Tính ổn định.
- Khả năng kiểm thử.
f) Tính khả chuyển (Portability)
- Khả năng thích nghi.
- Khả năng cài đặt phần mềm.
- Khả năng chung sống.
- Khả năng thay thế được.
2.2.2. Các phép đánh giá ngoài
Các phép đánh giá ngoài xác định các phép đo định lượng
chất lượng ngoài của phần mềm trong phạm vi các tiêu chí và các
tiêu chí nhỏ được định nghĩa trong ISO/IEC 9126-1. Tiêu chuẩn này
có thể được áp dụng cho bất kì loại phần mềm nào cho bất kì ứng
dụng nào. Người sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật này có thể chọn hoặc
thay đổi và áp dụng các phép đánh giá và phép đo từ tiêu chuẩn kỹ
thuật này hoặc có thể định nghĩa các phép đánh giá xác định cho ứng
dụng như an toàn hay bảo mật có thể tìm trong các Tiêu chuẩn quốc
tế hay Tiêu chuẩn kỹ thuật của IEC 65 hay ISO/IEC JTC 1/SC 27.
Tiêu chuẩn này chỉ đánh giá chất lượng ngoài của sản phẩm
phần mềm. Chất lượng ngoài của sản phầm phần mềm được chia
thành 6 tiêu chí (tính năng, độ tin cậy, sự tiện lợi, tính hiệu quả, khả
năng bảo hành bảo trì, tính khả chuyển).
2.2.3. Các phép đánh giá chất lƣợng sử dụng
Các phép đánh giá này xác định chất lượng khi sử dụng cho
các tiêu chí định nghĩa trong ISO/IEC 9126-1. Tiêu chuẩn này không
ấn định các dải giá trị của các phép đánh giá này cho các mức hoặc
cấp độ chấm điểm của yêu cầu, vì rằng các giá trị này được xác định

cho từng sản phẩm phần mềm hoặc một phần của sản phẩm phần
mềm, do bản chất của nó, phụ thuộc vào các yếu tố như loại của
phần mềm, mức độ tính toàn vẹn và các nhu cầu của người dùng.
Một vài thuộc tính có thể có dải giá trị mong muốn mà không phụ
9


thuộc vào các nhu cầu xác định của người dùng nhưng phụ thuộc vào
các yếu tố chung; ví dụ như các yếu tố nhận thức của con người.
Tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho bất kì loại phần
mềm nào cho bất kì ứng dụng nào. Người sử dụng tiêu chuẩn kỹ
thuật này có thể chọn hoặc thay đổi và áp dụng các phép đánh giá và
phép đo từ tiêu chuẩn kỹ thuật này hoặc có thể định nghĩa các phép
đánh giá xác định cho ứng dụng như an toàn hay bảo mật có thể tìm
trong các Tiêu chuẩn quốc tế hay Tiêu chuẩn kỹ thuật của IEC 65
hay ISO/IEC JTC 1/SC 27.
2.3. Quy trình đánh giá chất lƣợng phần mềm
2.3.1. Bƣớc 1: Thiết lập các yêu cầu đánh giá
- Xác lập mục đích đánh giá
- Xác định loại sản phẩm cần đánh giá
- Xây dựng mô hình chất lượng
2.3.2. Bƣớc 2: Xác lập cơ chế đánh giá
- Xác lập các đại lượng và độ đo
- Thiết lập mức đo chuẩn
- Thiết lập các tiêu chí đánh giá
2.3.3. Bƣớc 3: Thiết kế kế hoạch đánh giá phần mềm
- Quản lý ở mức tổ chức
- Hỗ trợ việc quản lý dự án
2.3.4. Bƣớc 4: Thực hiện đánh giá
Bao gồm các bước chính sau:

- Thực hiện đo
- So sánh với tiêu chí đánh giá
- Đánh giá kết quả thu được
2.4. Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm
- Tính điểm tiêu chí đánh giá chất lượng: điểm của mỗi tiêu
chí đánh giá chất lượng bằng trung bình cộng của tổng điểm của các
phép đánh giá chất lượng của nó.
- Công thức tính điểm

10


Trong đó:
𝑇𝐶𝑖: điểm của tiêu chí thứ i
𝑋𝑗 : điểm của phép đánh giá thứ j
N: số phép đánh giá của tiêu chí 𝑇𝐶𝑖
- Tính điểm nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng: điểm của mỗi
nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng bằng tổng của điểm các tiêu chí
nhân với giá trị trọng số của tiêu chí đó.
Công thức tính điểm:

Trong đó:
𝑁𝑇𝐶𝑖: điểm của nhóm tiêu chí thứ i
𝑇𝐶𝑗 : điểm của tiêu chí thứ j
𝑤𝑗 : trọng số của tiêu chí thứ j
M: số tiêu chí của nhóm tiêu chí tiêu chí 𝑁𝑇𝑇𝐶𝑖
- Tính điểm đánh giá chất lượng chung của phần mềm ứng
dụng: điểm đánh giá chất lượng phần mềm bằng tổng điểm các nhóm
tiêu chí nhân với giá trị trọng số của nhóm tiêu chí đó.
Công thức tính điểm:


Trong đó:
𝑃: điểm đánh giá chất lượng của phần mềm ứng dụng
𝑁𝑇𝐶𝑖 : điểm của nhóm tiêu chí thứ i
𝑤𝑖 : trọng số của nhóm tiêu chí thứ i
K: số nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng

11


Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu khác, các kết quả thử
nghiệm đánh giá các phần mềm ứng dụng và kinh nghiệm thực tế, để
đánh giá phần mềm ứng dụng có “đạt yêu cầu” chất lượng hay
không, chúng tôi có đề xuất như sau:
- Nếu tổng điểm đánh giá chất lượng của phần mềm ứng dụng
(C) lớn hơn hoặc bằng 75 điểm thì đạt yêu cầu chất lượng.
- Ngược lại chưa đạt yêu cầu chất lượng.
2.5. Đánh giá chất lƣợng Website
Các tiêu chí đánh giá nội dung thông tin trên Website:
Đầy đủ thông tin; Tính chính xác của thông tin; Thời hạn cập
nhật, xử lý và lưu trữ thông tin.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng ngoài của Website:
- Chức năng; Hiệu năng hoạt động; Tính khả dụng; Tính tin
cậy; Khả năng bảo trì, chuyển đổi.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng của Website:
- Hiệu quả sử dụng; An toàn, bảo mật; Hoạt động ổn định;
Thỏa mãn người dùng.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng Website chuẩn SEO:
Website chuẩn SEO là website đáp ứng được những yêu cầu
dưới đây:

Domain: domain càng ngắn càng tốt, thời gian sử dụng (thời
gian đăng ký) domain càng lâu và hoạt động tích cực sẽ được được
đánh giá cao nhờ độ tin cậy cao.
Hosting: Tốc độ tải nhanh tạo sự hứng thú cho người dùng.
URL trang web: Quy ước chung cho tất cả các website đó là
đường dẫn (URL) phải thân thiện.
Title: Tiêu đề trang web là dòng giới thiệu chung nhất về
website, lĩnh vực kinh doanh, độ dài title tốt nhất từ 40->70 kí tự , từ
khóa chính nên nằm ngay đầu title (bên trái).
Description: là dòng mô tả chung về website, độ dài tốt nhất
từ 140->160 kí tự, cũng giống như title, description nên chứa từ khóa
bên trái.
Meta keywords: Không nên chứa quá nhiều từ khóa, trung
bình khoảng 3->5 từ khóa.
12


Website chuẩn SEO phải đảm bảo điều kiện có thể chỉnh
sửa: Title, description, meta key words cho từng trang, bài viết.
Google Authorship: Từ đầu năm 2014 một yếu tố được
Google đánh giá cao khi SEO đó là vấn đề bản quyền tác giả, độ uy
tín tác giả,…
Dữ liệu có cấu trúc: Giúp các công cụ tìm kiếm hiểu về
website đang nói về cái gì và giúp người dùng nhìn tổng quan một
phần nào đó trang ngay trên kết quả tìm kiếm.
Các nút Like share social (mạng xã hội): Với sự phát triển
mạnh mẽ của mạng xã hội và Google cũng thay đổi thuật toán SEO
theo chiều hướng đó, chính vì vậy các website thiết kế đều phải có
các button social trong mỗi trang hay dưới bài viết, giúp lan truyền
thông tin nhanh và tăng lưu lượng truy cập (traffic) cho website, tốt

cho SEO.
2.6. Mô hình CMMI
CMMI là phiên bản cải thiện từ CMM, được nghiên cứu và
phát triển bởi Viện SEI của Mỹ. CMMI được tích hợp từ nhiều mô
hình khác nhau, phù hợp cho cả những doanh nghiệp phần cứng và
tích hợp hệ thống, chứ không chỉ đơn thuần áp dụng cho doanh
nghiệp sản xuất phần mềm như CMM trước đây. CMMI đưa ra cụ
thể các mô hình khác nhau cho từng mục đích sử dụng có đặc điểm
riêng bao gồm:
- CMMI-SW mô hình chỉ dành riêng cho phần mềm.
- CMMI-SE/SW mô hình tích hợp dành cho các hệ thống và kỹ
sư phần mềm.
- CMMI-SE/SW/IPPD mô hình dành cho các hệ thống, kỹ sư
phần mềm và việc tích hợp sản phẩm cùng quá trình phát triển nó.

13


Hình 2.2: Mô hình CMMI 5 cấp độ trưởng thành
2.7. Kết luận chƣơng 2
Chương 2 đã nêu các tiêu chí đánh giá phần mềm bao gồm:
Tiêu chí chức năng, tiêu chí độ tin cậy, tiêu chí khả dụng, tiêu chí
hiệu quả, tiêu chí bảo trì được và tiêu chí khả dụng. Đồng thời
chương 2 còn trình bày tiêu chuẩn đánh giá chất lượng phần mềm,
phương pháp đánh giá chất lượng phần mềm theo 3 phép đánh giá:
Phép đánh giá trong, Phép đánh giá ngoài và đánh giá chất lượng sử
dụng. Quy trình đánh giá phương pháp đánh giá chất lượng phần
mềm sử dụng và quy trình đánh giá chất lượng website. Các nội dung
này làm cơ sở xây dụng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cổng
thông tin điện tử Trường Đại học Công nghệ GTVT được trình bày

trong chương 3.

14


Chƣơng 3: THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG
WEBSITE TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
GIAO THÔNG VẬN TẢI
3.1. Website Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT
3.1.1. Giới thiệu chung
Website của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
(utt.edu.vn) là điểm truy cập tập trung và duy nhất; tích hợp các kênh
thông tin, ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống phần mềm được phát
triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi (Portal core), thực hiện
trao đổi thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực
hiện cung cấp và trao đổi với người sử dụng thông qua một phương
thức thống nhất trên nền tảng Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất
kỳ đâu. Website được xây dựng nhằm tăng cường và nâng cao chất
lượng tin bài phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về cá lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý của Nhà trường; là đầu mối liên kết, tích hợp
thông tin với các đơn vị trực thuộc Nhà trường để phục vụ công tác
quản lý, điều hành.
Website của Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
được xây dựng nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Thỏa mãn yêu cầu, mục đích thống nhất, tập hợp các phần
mềm nghiệp vụ, các trang thành phần, nội dung thông tin chung của
Nhà trường, các Phòng, Ban, Khoa và các đơn vị trực thuộc trường
thành một hệ thống chung, triển khai dưới dạng Cổng Thông tin điện
tử, được cung cấp tại địa chỉ utt.edu.vn.
- Cung cấp môi trường làm việc chung, thuận tiện cho các cán

bộ công chức toàn Trường.
- Cung cấp các kênh trao đổi thông tin giữa các cơ sở đào tạo,
các Phòng, Ban, Khoa và các đơn vị trong toàn Trường với cán bộ,
giảng viên và sinh viên. Hỗ trợ trao đổi thông tin và lấy ý kiến văn
bản trong toàn trường.
- Thực hiện quản lý người dùng tập trung, rút ngắn số lượng
người quản trị hệ thống thành một đầu mối duy nhất.
- Cung cấp khả năng tìm kiếm trên tất cả hệ thống. Nâng cao
hiệu quả quản lý hệ thống phần mềm của các đơn vị.
15


- Giảm chi phí đầu tư các ứng dụng Công nghệ thông tin tại
các cơ sở, các đơn vị của Nhà trường. Tập trung xây dựng tại một cơ
sở của Trường và triển khai cho toàn bộ các cơ sở và các đơn vị.
- Theo dõi, thống kê, báo cáo tất cả hệ thống tài liệu, thông tin,
văn bản, tập trí và các kiểu nội dung được cung cấp trong hệ thống.
- Tích hợp nhiều phần mềm thành một phần mềm duy nhất, có
khả năng lưu trữ xử lý được nhiều định dạng văn bản khác nhau, đặc
biệt là những định dạng văn bản thường dùng trong tài liệu điện tử
như: HTML, XML, Postscript, PDF, MS Word, ...
- Hệ thống cổng thông tin điện tử Trường Đại học Công nghệ
GTVT tích hợp các phần mềm quản lý phổ biến và cần thiết như:
Quản lý Giảng viên; Quản lý lịch làm việc; Quản lý tin tức nội bộ;
Quản lý tài liệu nội bộ; Quản lý đào tạo…
- Cổng thông tin cho phép quản lý tin tức, văn bản, thông báo,
báo cáo, kế hoạch, thông tin xuất bản của Nhà trường.
- Có khả năng phân quyền người dùng cho từng module
nghiệp vụ, theo từng đơn vị sử dụng, phạm vi sử dụng…
Cổng thông tin điện tử cung cấp chức năng và nội dung như:

- Hệ thống quản trị Cổng thông tin điện tử;
- Hệ thống quản lý tin tức – sự kiện;
- Hệ thống quản lý thông tin giới thiệu Trường;
- Hệ thống thông tin văn bản;
- Hệ thống quản lý hoạt động KHCN-HTQT;
- Hệ thống quản lý thủ tục hành chính;
- Hệ thống quản lý tư liệu, hình ảnh, video;
- Hệ thống quản lý lịch biểu;
- Hệ thống thư viện File của cổng thông tin điện tử Trường;
- Hệ thống thăm dò ý kiến, bình chọn;
- Hệ thống quản lý thông tin thống kê;
- Hệ thống thông tin quảng cáo;
- Chuyên đề khoa học và công nghệ.
3.1.2. Kiến trúc của Website (Sitemap)
Sơ đồ website
16


Hình 3.1. Sơ đồ website Trường Đại học Công nghệ GTVT
17


3.1.3. Một số hình ảnh Giao diện của Website

Hình 3.2: Một số hình ảnh giao diện của cổng thông tin điện tử
Trường Đại học Công nghệ GTVT

3.2. Xây dựng quy trình đánh giá chất lƣợng Website
3.2.1. Thiết lập các tiêu chí đánh giá
Chất lượng của Website được đánh giá thông qua 4 thành

phần: Nội dung thông tin, chất lượng ngoài, chất lượng sử dụng và
Website chuẩn SEO.
3.2.1.1. Các tiêu chí đánh giá nội dung thông tin cung cấp
3.2.1.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng ngoài
3.2.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng
3.2.1.4. Các tiêu chí đánh giá Website chuẩn SEO:
3.2.2. Thiết kế tiêu chuẩn đánh giá
Để đánh giá một tiêu chí, luận văn này đưa ra một số phép
đánh giá tương ứng. Sau khi thực hiện đánh giá hệ thống và xác định
được điểm số cho từng phép đánh giá, điểm số của từng tiêu chí bằng
trung bình cộng điểm số của các phép đánh giá cho tiêu chí đó:
18


Trong đó:
- Pi là điểm của tiêu chí đánh giá thứ i trong bộ tiêu chí
- mi là số lượng phép đánh giá của tiêu chí thứ i
- Xj là điểm đạt được của phép đánh giá thứ j của tiêu chí i.
Tiếp theo, tính điểm đạt được cho từng thành phần của
Website, sử dụng công thức tính trung bình cộng có trọng số điểm
đạt được của các tiêu chí trong thành phần đó, cụ thể công thức tính
điểm cho từng thành phần của Website:

trong đó:
- Pi là điểm đạt được của tiêu chí thứ i.
- wi là trọng số của tiêu chí thứ i.
- n là tổng số tiêu chí đánh giá 1 thành phần của Website.
a) Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá nội dung thông tin
Tên tiêu chí
Trọng số

Đầy đủ thông tin
1
Tính chính xác của thông tin
1
Thời hạn cập nhật, xử lý và lưu trữ thông tin
0,8
b) Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá chất lượng sử dụng
Tên tiêu chí
Trọng số
Hiệu quả đối với Trường và SV
1,2
An toàn, bảo mật
1
Hoạt động ổn định
1
Thỏa mãn người dùng
1
c) Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá chất lượng ngoài
Tên tiêu chí
Trọng số
Chức năng
1
Hiệu năng hoạt động
1,2

19


Tính khả dụng
1

Tính tin cậy
1
Khả năng bảo trì, chuyển đổi
0,8
d) Bảng trọng số của các tiêu chí đánh giá Website chuẩn SEO
Tên tiêu chí
Trọng số
Hosting
1
URL trang web
1,2
Tiêu đề
0,8
Google Authorship (Tối ưu hóa cho Google)
1,2
Điểm số cuối cùng của Website bằng trung bình cộng điểm
số của 4 thành phần.
PWebsite = (Pnội dung thông tin + Pchất lượng sử dụng + Pchất lượng ngoài+ PSEO)/4
Một Website được coi là đạt yêu cầu về chất lượng nếu đạt
từ 70 điểm trở lên và không có điểm số thành phần nào dưới 50.
Đồng thời, điểm số ở mức thấp của từng thành phần cũng chỉ dẫn các
điểm yếu mà cơ quan chủ quan Website cần quan tâm để có những
biện pháp điều chỉnh kịp thời đảm bảo cho Website hoạt động ổn
định, an toàn.
3.2.3. Thiết kế thang điểm đánh giá
Các thang điểm đánh giá các thành phần Website được trình
bày trong Phụ lục.
3.3. Đánh giá chất lƣợng Website
3.3.1. Đánh giá theo các thành phần
3.3.1.1. Đánh giá về nội dung thông tin

a) Đánh giá mức độ đầy đủ thông tin
TT

Tên mục tin

1

Thông tin giới thiệu về Trƣờng
1.1. Thông tin giới thiệu chung
1.2. Thông tin về lãnh đạo
1.3. Thông tin giao dịch chính thức
Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề

2

20

Điểm
đánh giá
100
100


liên quan thuộc phạm vi quản lý của Nhà trƣờng
3 Thông tin quản lý, chỉ đạo, điều hành
3.1. Ý kiến chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
3.2. Ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu
của đơn vị, cá nhân
3.3. Thông tin khen thưởng, thông báo, kế hoạch hình ảnh,
tư liệu..

3.4. Lịch làm việc theo tuần của lãnh đạo, đơn vị
Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực hiện
4
pháp luật, chế độ, chính sách
Thông tin chiến lƣợc, quy hoạch, định hƣớng phát
5
triển Trƣờng
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
6
và văn bản quản lý hành chính có liên quan
Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
6.1
và văn bản quản lý hành chính có liên quan
6.2 Cho phép tải về tất cả các văn bản
Cho phép đọc được các văn bản có liên quan thông qua
6.3
liên kết

100

100
100

100

6.4 Công cụ tìm kiếm riêng cho các văn bản
7

Thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua
sắm công


8

Lấy ý kiến góp ý, từ các đơn vị, cá nhân

Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về
quy định hành chính theo quy định của pháp luật và đăng
8.1
tải ý kiến xử lý, phản hồi đối với phản ánh, kiến nghị yêu
cầu của tổ chức, cá nhân

100

100

8.2 Đăng tải danh sách văn bản, chủ trương cần xin ý kiến
Cung cấp thông tin và chức năng: toàn văn nội dung vấn
8.3 đề cần xin ý kiến; thời hạn tiếp nhận ý kiến đóng góp; xem
nội dung, nhận nội dung của ý kiến đóng góp.
9

Chức năng hỗ trợ khai thác thông tin

Có sơ đồ trang/cổng thông tin điện tử thể hiện đầy đủ,
chính xác cây cấu trúc các hạng mục thông tin của
9.1
cổng thông tin điện tử; đảm bảo liên kết đúng tới các mục
thông tin hoặc chức năng tương ứng

21


100


Sử dụng Bộ mã ký tự chữ Việt Unicode theo tiêu chuẩn
TCVN 6909:2001
Tương thích với nhiều trình duyệt (IE, Firefox, Opera
9.3
Safari, Chrome,...)
9.2

9.4 Có liên kết tới Website của các đơn vị, cơ sở của Trường
Có chức năng tìm kiếm cho phép tìm kiếm được đầy đủ và
9.5 chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có trên
Website. Có thêm tính năng tìm kiếm nâng cao
Có chức năng hỏi đáp và tiếp nhận thông tin phản hồi:
cung cấp chức năng cho phép người sử dụng gửi câu hỏi, ý
9.6
kiến trực tiếp, theo dõi tình trạng xử lý câu hỏi hoặc cung
cấp địa chỉ thư điện tử tiếp nhận
9.7 Thống kê truy cập
9.8

Mỗi tin, bài có thông tin về tác giả, nguồn thông tin và thời
gian đưa tin

10 Giao diện, bố cục trên trang chủ
Giao diện thuận tiện cho người sử dụng. các vùng thông
tin trên trang chủ phân biệt rõ ràng. trang chủ có đầy đủ
10.1 thông tin và Logo của Trường và tên đầy đủ bằng Việt.

Có thông tin về Trường và cơ quan chủ quản, người chịu
trách nhiệm về Website, địa chỉ, số điện thoại, fax, Email.



TT
1

100

Pđủ thông tin = 100.
b) Đánh giá mức độ chính xác thông tin
Tên mục tin

Điểm
đánh giá

Thông tin giới thiệu về Trƣờng
1.1. Thông tin giới thiệu chung

(0điểm)

1.2. Thông tin về lãnh đạo (100 điểm)

66,6

1.3. Thông tin giao dịch chính thức (100 điểm)
2

Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề

liên quan thuộc phạm vi quản lý của Nhà trƣờng

3

Thông tin quản lý, chỉ đạo, điều hành
3.1. Ý kiến chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
3.2. Ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu

22

100

100


của đơn vị, cá nhân
3.3. Thông tin khen thưởng, thông báo, kế hoạch..
3.4. Lịch làm việc theo tuần của lãnh đạo, đơn vị
4

Thông tin tuyên truyền, phổ biến, hƣớng dẫn thực
hiện pháp luật, chế độ, chính sách

100

5

Thông tin chiến lƣợc, quy hoạch, định hƣớng phát
triển Trƣờng


100

6

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
và văn bản quản lý hành chính có liên quan

6.1

Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành
và văn bản quản lý hành chính có liên quan

6.2 Cho phép tải về tất cả các văn bản
6.3

100

Cho phép đọc được các văn bản có liên quan thông qua
liên kết

6.4 Công cụ tìm kiếm riêng cho các văn bản
7

Thông tin về dự án, hạng mục đầu tƣ, đấu thầu, mua
sắm công

8

Lấy ý kiến góp ý, từ các đơn vị, cá nhân


Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân về
quy định hành chính theo quy định của pháp luật và đăng
8.1
tải ý kiến xử lý, phản hồi đối với phản ánh, kiến nghị yêu
cầu của tổ chức, cá nhân

100

100

8.2 Đăng tải danh sách văn bản, chủ trương cần xin ý kiến
Cung cấp thông tin và chức năng: toàn văn nội dung vấn
8.3 đề cần xin ý kiến; thời hạn tiếp nhận ý kiến đóng góp;
xem nội dung, nhận nội dung của ý kiến đóng góp.
9

Chức năng hỗ trợ khai thác thông tin

Có sơ đồ trang/cổng thông tin điện tử thể hiện đầy đủ,
chính xác cây cấu trúc các hạng mục thông tin của
9.1
cổng thông tin điện tử; đảm bảo liên kết đúng tới các mục
thông tin hoặc chức năng tương ứng
9.2

Sử dụng Bộ mã ký tự chữ Việt Unicode theo tiêu chuẩn
TCVN 6909:2001
23

100



Tương thích với nhiều trình duyệt (IE, Firefox, Opera
Safari, Chrome,...)

9.3

9.4 Có liên kết tới Website của các đơn vị, cơ sở của Trường
Có chức năng tìm kiếm cho phép tìm kiếm được đầy đủ
9.5 và chính xác nội dung thông tin, tin, bài cần tìm hiện có
trên Website. Có thêm tính năng tìm kiếm nâng cao
Có chức năng hỏi đáp và tiếp nhận thông tin phản hồi:
cung cấp chức năng cho phép người sử dụng gửi câu hỏi,
9.6
ý kiến trực tiếp, theo dõi tình trạng xử lý câu hỏi hoặc
cung cấp địa chỉ thư điện tử tiếp nhận
9.7 Thống kê truy cập
9.8

Mỗi tin, bài có thông tin về tác giả, nguồn thông tin và
thời gian đưa tin

10

Giao diện, bố cục trên trang chủ

Giao diện thuận tiện cho người sử dụng. các vùng thông
tin trên trang chủ phân biệt rõ ràng. trang chủ có đầy đủ
10.1 thông tin và Logo của Trường và tên đầy đủ bằng Việt.
Có thông tin về Trường và cơ quan chủ quản, người chịu

trách nhiệm về Website, địa chỉ, số điện thoại, fax, Email.



100

Pthông tin chính xác = 96.66
b) Đánh giá mức độ cập nhật, xử lý, lưu trữ thông tin

TT
1

Tên mục tin

Điểm
đánh giá

Thông tin giới thiệu về Trƣờng
1.1. Thông tin giới thiệu chung
1.2. Thông tin về lãnh đạo

66,6

1.3. Thông tin giao dịch chính thức
2

Tin tức, sự kiện: các tin, bài về hoạt động, các vấn đề
liên quan thuộc phạm vi quản lý của Trƣờng

3


Thông tin quản lý, chỉ đạo, điều hành
3.1. Ý kiến chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo

24

0

100


×