Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

ĐỒ án de tai de xuat mo hinh phan loai rac cua truong theo phuong trinh phan loai rac tai tphcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.46 KB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
 

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TẠI TRƯỜNG THEO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI TP.HCM
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GVHD: NGÔ THỊ THANH DIỄM
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ KIM ANH

MSSV: 3009140253

LỚP: 14CDMT2

PHẠM THỊ YẾN THI

MSSV: 3009140451

LỚP: 14CDMT2

NGUYỄN THỊ BÉ THẢO

MSSV: 3009140168

LỚP: 14CDMT1


LỜI CẢM ƠN


Được sự cho phép của khoa Công nghệ Sinh học và Kỹ thuật Môi trường Trường
Đại học Công Nghiêp Thực Phẩm TP.HCM, cùng với sự đồng ý của giáo viên cô Ngô Thị
Thanh Diễm, em đã thực hiện đề tài "Đề xuất mô hình quản lý CTRSH tại trường theo
chương trình phân loại rác tại TPHCM ".
Để hoàn thành đề tài này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến cô
Ngô Thị Thanh Diễm đã tận tình hướng dẫn em trong những buổi đầu làm quen với công
tác quản lý CTRSH tại trường để thực hiện đề tài quản lý này.
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy cô tại Trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm
TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện quá trình tìm hiểu để đề xuất mô
hình quản lý CTRSH này.
Để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, mặc dù đã rất cố gắng song trong
những ngày đầu làm quen tiếp cận và học hỏi về quản lý sẽ không tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót về mặc kiến thức cũng như kinh nghiệm mà em chưa nhận biết được. Em
rất mong được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô để đề tài em được tốt và hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
TP.HCM, ngày ....., tháng ....., năm 2017
Sinh viên thực hiện

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 2


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................2
TÓM TẮT NỘI DUNG.........................................................................................6
DANH MỤC BẢNG..............................................................................................7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................................8
DANH MỤC HÌNH...............................................................................................9

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU.........................................................................................10
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 10
1.2. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................11
1.3. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................11
1.4. Nội dung của đề tài...................................................................................................11
1.5. Đối tượng và phạm vi thực hiện................................................................................11
1.6. Phương pháp thực hiện.............................................................................................12
1.7. Giới hạn đề tài..........................................................................................................13

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRSH........................................13
2.1. Chất thải rắn.............................................................................................................13
2.1.1. Khái niệm..............................................................................................................13
2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại........................................................................13
2.1.3. Thành phần của CTR............................................................................................15
2.1.4. Tính chất của CTR................................................................................................16
2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường........................................................................25
2.2.1. Tác hại của CTR đến môi trường nước................................................................26
2.2.2. Tác hại của CTR đến môi trường không khí........................................................27
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 3


2.2.3. Tác hại của CTR đến môi trường đất...................................................................28
2.2.4. Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng ...................................29
2.3. Hệ thống quản lý và xử lý CTR.............................................................................30
2.3.1. Ngăn ngừa, giảm thiểu CTR tại nguồn................................................................30
2.3.2. Tái sử dụng, tái chế CTR và thu hồi năng lượng.................................................31
2.3.3. Thu gom và vận chuyên CTR..............................................................................33
2.3.4. Các phương pháp sử lý CTR................................................................................33

2.4. Chương trình phân loại rác tại nguồn của TP.HCM................................................36
2.4.1. Mục tiêu của việc thực hiện phân loại rác tại nguồn...........................................36
2.4.2. Nội dung của chương trình PLRTN.....................................................................
2.4.3. Quá trình thực hiện chương trình thí điểm PLRTN trên địa bàn TP.HCM........
2.4.4. Những thuận lợi – khó khăn khi thực hiện quá trình PLRTN.............................

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CTRSH TẠI TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM.........
3.1. Tổng quan về tình hình CTRSH tại trường................................................................
3.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................................
3.1.2. Cơ sở vật chất ......................................................................................................
3.1.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................................
3.1.4. Hiện trạng phân loại rác tại nguồn của trường.....................................................
3.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại trường......................................................................
3.2.1. Thành phần và khối lượng CTRSH tại trường.....................................................
3.2.2. Mô hình quản lý CTRSH hiện có của trường......................................................
3.3. Đánh giá mô hình quản lý CTRSH tại trường...........................................................
3.3.1. Vấn đề lưu trữ tại nguồn.......................................................................................
3.3.2. Vấn đề hệ thống thu gom.....................................................................................
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 4


3.3.3. Vấn đề hệ thống vận chuyển, đơn vị thu gom và xử lý của trường.....................

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH QUẢN LÝ CTRSH TẠI TRƯỜNG
THEO CHƯƠNG TRÌNH PHÂN LOẠI RÁC TẠI TPHCM...........................
4.1. Xây dựng hệ thống thu gom thoát rác cho trường.....................................................
4.2. Đề xuất giải pháp phân loại rác tại nguồn cho nhà trường......................................

4.3. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức của sinh viên..............................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................
KÊT LUẬN............................................................................................................
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................
PHỤ LỤC

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 5


TÓM TẮT NỘI DUNG
Hiện nay với sự gia tăng dân số thành phố Hồ Chí Minh nói chung và các khu dân
cư nói riêng, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sống của con người đã trở
thành một đề tài nóng. Được thành lập từ năm 1982, ban đầu trường có tên là trường Cán
bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo
quyết định số 986/CNTP, ngày 09/09/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm.
Sau nhiều năm sử dụng và đổi tên, trường đã xuống cấp nghiêm trọng.
Do vậy, năm 2001 trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực
phẩm thành phố Hồ Chí Minh, vào năm 2010 trường chính thức trở thành Trường Đại học
Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ theo quyết
định số 284/QĐ-TT và phục vụ sinh hoạt cho gần 14.000 học sinh - sinh viên. Do đó,
lượng chất thải rắn sinh hoạt thải từ đây ra môi trường cũng ngày càng nhiều.Từ hiện
trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả
nhất, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường sống của cư dân trong trường và khu
vực xung quanh.
Do đó đề tài “Đề xuất mô hình quản lý CTRSH tại trường theo chương trình phân
loại rác tại TP.HCM” đã được chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên.Với đề tài này, để quản lý

tốt chất thải rắn sinh hoạt thì việc thu gom, lưu trữ và phân loại rác tại nguồn là ưu tiên
hàng đầu.

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau
Bảng 2.2: Độ ẩm các thành phần trong CTR đô thị
Bảng 2.3: % khối lượng ướt trong chất thải sinh hoạt tại TP.HCM
Bảng 2.4: Thành phần nguyên tố của CTR đô thị
Bảng 2.5: Thành phần hoá học, hàm lượng tro và nhiệt trị của một số thành phần rác trong
rác đô thị tại TP.HCM
Bảng 2.6: Nhiệt trị và hàm lượng chất trơ của các thành phần trong CTR đô thị
Bảng 2.7: Khả năng phân huỷ sinh học của các chất hữu cơ theo % KL lignin

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTR: Chất thải rắn
CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt
PLRTN: Phân loại rác tại nguồn
NĐ – CP: Nghị định – chính phủ
Trường ĐH CNTP TPHCM: trường đại học công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí
Minh
PGS: Phó giáo sư
C/N: Tỷ lệ carbon trên Nitơ
C: Hàm lượng Carbon
N: Hàm lượng Nitơ
KT – XH: Kinh tế - xã hội

VS: Tổng hàm lượng các chất dễ bay hơi
dd: Dung dịch
CHC: Chất hữu cơ
T: Tấn
KLR: Khối lượng riêng
DO: Nồng độ oxy hoà tan
TS: Tổng các chất rắn

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 7


DANH MỤC HÌNH

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 8


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong xu thế phát triển kinh tế xã hội, với tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng và sự
phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ, du lịch……kéo theo mức sống
của người dân ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới, nan giải trong công tác
bảo vệ môi trường và sức khoẻ của cộng đồng dân cư. Lượng chất thải phát sinh từ những
hoạt động sinh hoạt của người dân ngày một nhiều hơn, đa dạng hơn về thành phần và
độc hại hơn về tính chất.
Cách quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại hầu hết các thành phố,
thị xã ở nước ta hầu như chưa đáp ứng được các yêu cầu vệ sinh và bảo vệ môi trường.

Không có những bước đi thích hợp, những chính sách đúng đắn và những giải pháp đồng
bộ sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, làm suy giảm chất lượng môi trường, kéo theo
những mối nguy hại về sức khoẻ cộng đồng. Bên cạnh đó, việc tách riêng CTRSH ra khỏi
chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hại vẫn chưa được thực hiện tốt ở các cơ sở
sản xuất công nghiệp. Phần lớn CTRSH từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, các cơ
sở sản xuất, ở nước ta chưa được phân loại tại nguồn.
Hiện nay, TP.HCM đang trong xu thế phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội để
hướng đến mục tiêu đô thị hóa . Nhiều vấn đề bức xúc đã nảy sinh liên quan đến các hoạt
động sản xuất và sinh hoạt của người dân, đang cần có sự nghiên cứu giải quyết hợp lý
nhằm hướng tới phát triển bền vững, trong đó CTRSH là một trong những vấn đề lớn cần
quan tâm và giải quyết.
Để đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống nhân dân thành phố đang ra sức phát triển kinh
tế thông qua các loại hình như: sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, thương mại,
dịch vụ, Do đó, tình hình phát sinh CTRSH của TP.HCM cũng đang tăng cao và diễn ra
rất phức tạp. Nhưng hiện nay, công tác xử lý CTRSH bằng cách đổ đống lộ thiên hiện tại
chưa được hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe dân cư xung quanh. Vì vậy,
một nghiên cứu nhằm đề xuất các biện pháp thích hợp cho việc quản lý CTRSH tại trường
đại học CNTP TP.HCM là hết sức cần thiết và đây cũng là lý do để đề tài: “Đề xuất mô
hình quản lý CTRSH tại trường theo chương trình phân loại rác tại TP.HCM” được đề
xuất thực hiện.
1.2. Tính cấp thiết của đề tài
_ Đề tài đã được cung cấp một số cơ sở khoa học phục vụ cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý CTRSH của trường, trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2025.
_ Đề xuất giải pháp mới phù hợp để xử lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM.
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 9


_ Nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH của trường góp phần cải thiện môi trường và sức

khoẻ cộng đồng.
1.3. Mục tiêu của đề tài
_ Bảo vệ môi trường, hạn chế việc phát sinh số lượng rác tại khu vực trong trường và khu
vực xung quanh.
_ Đề xuất được mô hình quản lý CTR, tiết kiệm được chi phí cho quá trình xử lý rác.
_ Hạn chế mức độ ô nhiễm do chất thải gây ra và nâng cao hiệu quả quản lý chất thải.
1.4. Nội dung của đề tài
_ Tổng quan về CTR đô thị và các vấn đề có liên quan.
_ Đánh giá hệ thống quản lý CTRSH tại trường.
_ Dự báo mức độ phát sinh khối lượng rác CTR tại TP.HCM tới năm 2025.
_ Đề xuất các giải pháp thu gom , phân loại và xử lý CTR đến năm 2025
1.5. Đối tượng và phạm vi thực hiện
a/ Đối tượng nghiên cứu:
_ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rác sinh hoạt từ các nguồn: Giáo viên, sinh viên và
nhân viên trong trường.
b/ Phạm vi và giới hạn nghiên cứu:
_ 140, Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh trường đại học Công
Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM.
1.6. Phương pháp thực hiện
a/ Phương pháp điều tra
_ Tiến hành khảo sát thực tế trên địa bàn TP.HCM các điểm tập kết rác, quy trình thu
gom, vận chuyển và bãi rác ở TP. HCM. Lập 50 phiếu khảo sát ở các hộ gia đình nhằm
thu thập thông tin xung quanh vấn đề rác thải như: hiện trạng môi trường, thành phần rác
thải, dụng cụ chứa rác.
b/ Phương pháp phân tích và xử lý thông tin
_ Ví dụ phân tích 200kg rác (100kg rác ở hộ gia đình và 100kg rác ở trường).
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 10



_ Toàn bộ các số liệu được thực hiện trên các bảng biểu và đồ thị. Số liệu được quản lý và
phân tích với phần mềm Microsoft Excel và phần soạn thảo văn bản sử dụng phần mềm
Microsoft Word .
c/ Phương pháp dự báo
_ Để dự báo được dân số của TP. HCM đến năm 2025 ta áp dụng công thức tính ( theo
mô hình Euler cải tiến )
_ Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
TP.HCM
N*i+1= Ni+ r . Ni. ∆t = Ni( 1 + r . ∆t ).
Trong đó : N*i+1: dân số sau 1 năm( người )
Ni : dân số hiện tại ( người)
r : tốc độtăng dân số (%)
∆t : thời gian ( năm )
Để dự báo được khối lượng rác sinh hoạt phát sinh đến năm 2025 thì áp dụng công thức:
Khối lượng phát thải = dân số x hệ số phát thải (kg/ngày/người)
1.7. Giới hạn đề tài
_ Do thời gian có hạn nên đề tài được thực hiện bằng cách khảo sát ý kiến của sinh viên,
giáo viên và lao công trong trường cùng việc tham khảo một số tài liệu trên mạng.
_ Đề tài được thực hiện trên mô hình phân loại rác tại trường dựa trên ý kiến của nhiều
người để đề xuất ra mô hình phân loại rác phù hợp với yêu cầu của nhà trường.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CTRSH
2.1. Chất thải rắn
2.1.1. Khái niệm
CTR là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động KT-XH
của mình. CTR bao gồm chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được gọi
chung là chất thải rắn sinh hoạt. CTR phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng
nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác được gọi chung là chất thải rắn công
nghiệp. (Theo 59/2007/NĐ-CP về quản lí chất thải rắn)

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 11


Chất thải rắn là chất thải bao gồm các chất thải ở dạng rắn, phát sinh do các hoạt
động của con người và sinh vật, được thải bỏ khi chúng không còn hữu ích hay khi con
người không muốn sử dụng nữa, bao gồm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải ra từ cộng đồng
dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp, khai khoáng. (Theo PGS.TS Nguyễn Văn Phước - Quản lí và xử lí chất thải rắn,
nhà xuất bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh)
Ngoài ra còn một số khái niệm khác “Chất thải rắn là một trong các loại chất thải do
con người tạo ra trong quá trình sản xuất, tiêu thụ trong cuộc sống hằng ngày bao gồm tất
cả những vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế… mà con người
không dùng nữa thải ra.”

2.1.2. Nguồn gốc phát sinh và phân loại
Các nguồn phát sinh chất thải rắn bao gồm:
_ Khu dân cư.
_ Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, …).
_ Cơ quan, công sở (trường học, trung tâm và viện nghiên cứu, bệnh viện, …).
_ Khu xây dựng và phá huỷ các công trình xây dựng.
_ Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi, đường phố, …).
_ Nhà máy xử lí chất thải.
_ Công nghiệp.
_ Nông nghiệp.
Chất thải đô thị có thể xem như chất thải công cộng ngoại trừ các CTR từ quá trình
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp.
CTR có thể phân loại bằng nhiều cách khác nhau:
_ Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh như: rác thải sinh hoạt, văn phòng, thương mại,

công nghiệp, đường phố, chất thải trong quá trình xây dựng hay đập phá nhà xưởng.
_ Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên như là các chất hữu cơ, vô cơ, chất có thể cháy hoặc
không có khả năng cháy.
Tuy nhiên, căn cứ vào đặc điểm chất thải có thể phân loại CTR thành 3 nhóm: Chất
thải đô thị, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Đáng chú ý nhất trong thành phần rác thải là chất thải nguy hại, thường phát sinh từ
các khu công nghiệp. Do đó, những thông tin về nguồn gốc phát sinh và đặc tính các chất
thải nguy hại của các loại hình công nghiệp khác nhau là rất cần thiết. Các hiện tượng như
chảy tràn, rò rỉ các loại hoá chất cần phải đặc biệt chú ý, bởi vì chi phí thu gom và xử lý
các chất thải nguy hại bị chảy tràn rất tốn kém.

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 12


Bảng 2.1: Loại CTR theo các nguồn phát sinh khác nhau.
Nguồn phát sinh
Loại chất thải
Hộ gia đình

Rác thực phẩm, giấy, carton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ,
thuỷ tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như
pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa, …

Khu thương mại

Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại,
chất thải đặc biệt như vật liệu gia đình hư hỏng (kệ sách, đèn, tủ, …),
đồ điện tủ hư hỏng (máy radio, tivi, …), tủ lạnh, máy giặc hỏng, pin,

dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa, …

Công sở

Giấy, carton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại,
chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm
lốp, sơn thừa, …

Xây dựng

Gỗ, thép, bêtông, đất, cát, …

Khu công cộng

Giấy, túi nilon, lá cây, …

Trạm xử lý nước Bùn
thải

2.1.3. Thành phần CTR
Thành phần của CTR là một thuật ngữ dùng để mô tả tính chất và nguồn gốc các yếu
tố riêng biệt cấu thành nên dòng chất thải, thông thường được tính bằng phần trăm theo
khối lượng.
Thông tin về thành phần CTR đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá và lựa
chọn những thiết bị thích hợp để xử lý, các quy trình xử ký cũng như việc hoạch định các
hệ thống, chương trình và kế hoạch quản lý CTR.
Thông thường trong CTR đô thị, CTR từ các khu dân cư và thương mại chiếm tỉ lệ
cao nhất 50 – 70%. Tỉ lệ của mỗi thành phần chất thải sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào loại hình
hoạt động: xây dựng, sửa chữa, dịch vụ đô thị cũng như công nghệ sử dụng trong xử lý
nước.

Thành phần riêng biệt của CTR thay đổi theo vị trí địa lý, thời gian, mùa trong năm,
điều kiện kinh tế và tuỳ thuộc vào thu nhập của từng quốc gia.
2.1.4.

Tính chất của CTR

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 13










a/ Tính chất vật lí
Những tính chất vật lý quan trọng nhất của CTR đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích
thước, kả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của CTR. Trong đó, khối lượng riêng và độ ẩm
là hai tính chất được quan tâm nhất trong công tác quản lý CTR đô thị.
 Khối lượng riêng
Khối lượng riêng được hiểu là khối lượng CTR trên một đơn vị thể tích (kg/m 3). Khối
lượng riêng của CTR thay đổi tuỳ thuộc vào trạng thái của chúng như: xốp, chứa trong
các thùng chứa (container), không nén, nén, …
Khối lượng riêng thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Vị trí địa lí, mùa trong
năm, thời gian lưu trữ chất thải. Do đó, cần phải thận trọng khi lựa chọn giá trị thiết kế.
Khối lượng riêng của chất thải đô thị dao động trong khoảng 180 – 400 kg/m 3, điển hình

khoảng 300kg/m3.
Phương pháp xác định KLR:
Mẫu CTR dùng để xác định khối lượng riêng có thể tích khoảng 500 lít sau khi xáo
trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”. Các bước tiến hành như sau:
Đổ nhẹ mẫu CTR vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết (tốt nhất là thùng có thể tích
100 lít) cho đến khi chất thải đầy đến miệng thùng.
Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30 cm và thả thự do xuống 4 lần.
Đỗ nhẹ mẫu CTR vào thùng thí nghiệm để bù vào phần chất thải đã nén xuống.
Cân và ghi khối lượng của cả vỏ thùng thí nghiệm và CTR.
Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của vỏ thùng thí nghiệm ta được khối
lượng của CTR thí nghiệm.
Chia khối lượng CTR cho thể tích của thùng thí nghiệm ta được khối lương riêng của
CTR.
Lập lại thí nghiệm ít nhất 2 lần và lấy giá trị trung bình.
 Độ ẩm
_ Độ ẩm của CTR được xác định bằng một trong 2 phương pháp sau: Phương pháp khối
lượng ướt và phương pháp khối lượng khô vủa CTR.
_ Theo phương pháp khối lượng ướt: độ ẩm tính theo khối lượng ướt của vật liệu là phần
trăm khối lượng ướt của vật liệu.
_ Độ ẩm theo phương pháp khối lượng ướt được tính như sau:
Trong đó:

a: độ ẩm, % khối lượng
w: khối lượng mẫu ban đầu, kg
d: khối lượng mẫu sau khi sấy khô ở 1050C, kg

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 14



Bảng 2.2: Độ ẩm các thành phần trong CTR đô thị
STT
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
II
1
2
3
4
5

Thành phần
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy
Giấy carton
Nhựa
Vải vụn
Cao su
Da
Rác vườn

Gỗ
Chất vô cơ
Thuỷ tinh
Can thiếc
Nhôm
Kim loại khác
Bụi, tro

Độ ẩm (% khối lượng)
70
6
5
2
10
2
10
60
20
2
3
2
3
8

(Nguồn: Intergrated solid waste management McGRAW-HILL 1993.)
Bảng 2.3: % khối lượng ướt trong chất thải sinh hoạt tại TP.HCM
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9

Thành phần
Chất hữu cơ dễ phân huỷ
Giấy các loại
Túi xách, que tre, giẽ rách
Nhựa, cao su, da
Vỏ sò, ốc
Thuỷ tinh
Đá sỏi, sành sứ
Kim loại
Tạp chất đường kính 10 mm trở xuống
Tổng cộng

% Khối lượng ướt
62,24
0,59
4,25
0,46
0.50
0.02
16,40
0,27
15,27
100,00


(Nguồn: Công ty Dich vụ Môi trường đô thị TP.Hồ Chí Minh.)
 Kích thước hạt

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 15


Kích thước và cấp phối hạt của các thành phần trong CTR đóng vai trò rất quan trọng
trong việc tính toán và thiết kế các phương tiện cơ khí trong thu hồi vật liệu, đặc biệt là
sàng lọc phân loại CTR bằng máy hoặc bằng phương pháp từ. Kích thước của từng thành
phần CTR có thể xác định bằng một hoặc nhiều phương pháp như sau:

Trong đó: Sc: kích thước trung bình của các thành phần
l: chiều dài, mm
w: chiều rộng, mm
h: chiều cao, mm
Khi sử dụng các phương pháp khác nhau thì kết quả sẽ có sự sai lệch. Do đó, tuỳ
thuộc vào hình dáng, kích thước của CTR mà ta chọn phương pháp đo lường cho phù
hợp.
 Khả năng giữ nước thực tế
Khả năng giữ nước thực tế của CTR là toàn bộ khối lượng nước có thể giữ lại trong mẫu
chất thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ nước của CTR là một chỉ tiêu quan
trọng trong việc tính toán, xác định lượng nước rò rĩ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu CTR
vượt quá khả năng giữ nước sẽ thoát ra tạo thành nước rò rĩ. Khả năng giữ nước thực tế
thay đổi tuỳ vào lực nén và trạng thái phân huỷ của CTR. Khả năng giữ nước của hỗn hợp
CTR (không nén) từ các khu dân cư và thương mại dao động trong khoảng 50 -60%.
 Tính thấm
Tính dẫn nước của CTR đã được nén là một tính chất vật lí quan trọng, chi phối và

điều khiển sự di chuyển của các chất lỏng (nước rò rỉ, nước ngầm, nước thấm) và chất khí
bên trong bãi rác. Hệ số thấm được tính như sau:

Trong đó:

K: hệ số thấm, m2/s
C: hằng số không thứ nguyên
d: kích thước trung bình của các lỗ rỗng trong rác, m

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 16








γ: trọng lượng riêng của nước, kg.m/s2
μ: độ nhớt động học của nước, Pa.s
k: độ thấm riêng, m
Độ thấm riêng k=Cd2 phụ thuộc chủ yếu vào tính chất của CTR bao gồm: sự phân
bố kích thước các lỗ rỗng, bề mặt riêng, tính góc cạnh, độ rỗng. Giá trị điển hình cho độ
thấm riêng đối với CTR được nén trong bãi rác nằm trong khoảng 10 -11÷ 10-12 m2/s theo
phương đứng và khoảng 10-10 m2/s theo phương ngang.
b/ Tính chất hoá học
Có 4 tiêu chí phân tích hoá học quan trọng nhất là:
− Phân tích gần đúng – sơ bộ (xác định sơ bộ hàm lượng chất hữu cơ)

− Điểm nóng chảy của tro
− Phân tích thành phần nguyên tố CTR
− Nhiệt trị của CTR.
 Phân tích gần đúng – sơ bộ
Phân tích gần đúng – sơ bộ đối với các thành phần có thể cháy được trong CTR bao
gồm các thí nghiệm sau:
Độ ẩm (lượng nước mất đi sau khi sấyở 1050C trong 1h).
Chất dễ bay hơi (khối lượng bị mất khi đem mẫu CTR đã sấyở 105 0C trong 1h nung ở
nhiệt độ 5500C trong lò kín).
Carbon cố định: là lượng carbon còn lại sau khi đã loại các chất vô cơ khác không phải là
carbon trong tro khi nung ở 9050C, hàm lượng này thường chiếm khoảng 5– 12%, giá trị
trung bình là 7%. Các chất vô cơ khác trong tro gồm thuỷ tinh, kim loại, … Đối với CTR
đô thị, các chất vô cơ này chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%.
Tro (khối lượng còn lại sau khi đốt cháy trong lò hở).
Phần bay hơi là phần chất hữu cơ trong CTR. Thông thường, chất hữu cơ dao động
trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung bình là 53%.
 Điểm nóng chảy của tro
Điểm nóng chảy của tro được định nghĩa là nhiệt độ mà tại đó tro tạo thành từ quá
trình đốt cháy chất thải bị nóng chảy và kết dính tạo thành dạng rắn (xỉ). Nhiệt độ nóng
chảy đặc trưng đối với xỉ từ quá trình đốt CTR dao động trong khoảng từ 1100÷ 12000C.
 Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành chất thải rắn
Phân tích thành phần nguyên tố tạo thành CTR chủ yếu là xác định phần trăm (%) của các
nguyên tố C, H, O, N, S và tro. Trong suốt quá trình đốt CTR sẽ phát sinh các hợp chất
Clo hoá, nên phân tích cuối cùng thường bao gồm cả phân tích xác định các halogen. Kết
quả phân tích còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tỉ số C/N nhằm đánh giá
CTR có thích hợp cho quá trình chuyển hoá sinh học hay không. Thành phần CTR đô thị
được trình bày trong các bảng 2.5.

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm


Page 17


Bảng 2.4: Thành phần nguyên tố của CTR đô thị
Phần trăm khối lượng tính theo chất khô
Thành phần

Carbon

Hydro

Oxy

Nitơ

Lưu
huỳnh

Tro

Thực phẩm thừa

48,0

6,4

37,6

2,6


0,4

5,0

Giấy
Giấy carton

43,5
44,0

6,0
5,9

44,0
44,6

0,3
0,3

0,2
0,2

6,0
5,0

Nhựa

60,0

7,2


22,8

-

-

10,0

Vải vụn

55,0

6,6

31,2

4,6

0,15

2,5

Cao su

78,0

10,0

-


2,0

-

10,0

Da
Rác vườn

60,0
47,8

8,0
6,0

11,6
38,0

10,0
3,4

0,4
0,3

10,0
4,5

Gỗ


49,5

6,0

42,7

0,2

0,2

1,5

Thuỷ tinh
Kim loại

0,5
4,5

0,1
0,6

0,4
4,3

< 0,1
< 0,1

-

98,9

90,5

Bụi, tro

26,3

3,0

2,0

0,5

0,2

68,0

Chất hữu cơ

Chất vô cơ

(Nguồn: Intergrated solid waste management McGRAW-HILL 1993.)
Bảng 2.5: Thành phần hoá học, hàm lượng tro và nhiệt trị của một số thành phần
rác trong rác đô thị tại TP.HCM
TT Thành phần
C
H
O
N
S
Tro Nhiệt trị

(kcal/kg
)
1
Thực phẩm
36,2
4,8
28,9
2,4
0,3
12,8
4,675
2
Giấy
40,5
5,6
31,2
0,3
0,2
8,3
3,905
3
Bìa
40,4
5,4
28,5
0,1
0,2
10,5
3,901
4

Gỗ
46,6
5,6
24,4
3,4
0,3
0,9
5,907
5
Vải
54,5
6,5
23,0
0,2
0,1
6,7
5,860
6
Nhựa
20,4
24,5
7,8
0,0
0,0
3,4
11,694
7
Nilon
23,01
3,5

0,6
0,0
0,0
3,4
11,628
8
PU
63,3
6,3
17,6
6,0
0,1
4,3
6,237
9
Cao su
69,9
46,9
0,0
9,4
0,2
14,9
8,238
10 Da
60
8,0
11,6
10,0
0,4
10,0

4,467
11 Thuỷ tinh, sứ
0,5
0,1
0,4
0,1
0,0
98,9
0,0
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 18


12 Kim loại
4,5
0,6
4,3
0,1
0,0
90,5
0,0
13 Văn phòng
24,3
3,0
4,0
0,5
0,2
68,0
0,0

14 Dầu, sơn
66,9
9,6
5,2
2,0
0,0
16,3
0,0
(Nguồn: VITTEP, 2003)
 Nhiệt trị của chất thải rắn
Nhiệt trị là lượng nhiệt sinh ra do đốt cháy hoàn toàn một đơn vị khối lượng CTR, có
thể được xác định bằng một trong các phương pháp sau:
- Sử dụng nồi hơi có thang đo nhiệt lượng.
- Sử dụng bơm nhiệt lượng trong phòng thí nghiệm.
- Tính toán theo thành phần các nguyên tố hoá học.
Do khó khăn trong việc trang bị nồi hơi có thang đo, nên hầu hết nhiệt trị của các
thành phần hữu cơ trong CTR đô thị đều được đo bằng cách sử dụng bom nhiệt lượng
trong phòng thí nghiệm. Nhiệt trị trung bình và hàm lượng chất trơ của một số thành phần
trong CTR đô thị trình bày trong bảng 2.7.
Bảng 2.6: Nhiệt trị và hàm lượng chất trơ của các thành phần trong CTR đô thị
Thành phần
Chất hữu cơ
Thực phẩm thừa
Giấy
Giấy carton
Nhựa
Vải
Cao su
Da
Rác vườn

Gỗ
Chất vô cơ
Thuỷ tinh
Lon thiếc
Nhôm
Kim loại khác
Bụi, tro

trung bình (khoảng thay đổi)

% KL chất trơ,

Nhiệt trị trung bình,
kJ/kg

5,0 (2-8)
6,0 (4-8)
5,0 (3-6)
10,0 (6-12)
2,5 (2-4)
10,0 (8-20)
10,0 (8-20)
4,5 (2-6)
1,5 (0,6-2)

4.652
16.747,2
16.282
32.564
17.445

23.260
17.445
6.512,8
18.608

98,0 (96-99)
98,0 (96-99)
96,0 (90-99)
98,0 (94-99)
70,0 (60-80)

139,5625
697,8
697,8
6.978

(Nguồn: Intergrated solid waste management McGRAW-HILL 1993.)
Nhiệt trị CTR khô được tính từ nhiệt trị rác ướt theo công thức sau:
Qkhô= Qướt × 100/(100-% ẩm)
Còn nhiệt trị CTR không tính chất trơ tính như sau:
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 19


Qkhông tro= Qướt × 100/(100- % ẩm- % tro)
c/Tính chất sinh học
Phần hữu cơ (không kể plastic, cao su, da) của hầu hết CTR có thể được phân loại về
phương diện sinh học như sau:
− Các phân tử có thể hoà tan trong nước như: đường, tinh bột, aminoaxit và nhiều axit

hữu cơ.
− Bán xenlulo: các sản phẩm ngưng tụ của hai đường 5 và 6 carbon.
− Xenlulo: sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 carbon.
− Dầu, mỡ, và sáp: là những este của alcohols và axit béo mạch dài.
− Lignin: một polymer chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl (-OCH3).
− Lignoxenlulo: là kết hợp của lignin và xenlulo.
− Protein: chất tạo thành từ sự kết hợp chuỗi các aminoaxit.
Tính chất quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể
được chuyển hoá sinh học thành khí, các chất hữu cơ ổn định và các chất vô cơ. sự tạo
mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân huỷ sinh học của phần hữu cơ
trong CTR đô thị chẳng hạn như rác thực phẩm.
 Khả năng phân huỷ sinh học của các thành phần hữu cơ
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS), xác định bằng cách nung CTR ở nhiệt độ 550 0C,
thường được dùng để đánh giá khả năng phân huỷ sinh học của phần hữu cơ trong CTR.
Tuy nhiên, sử dụng giá trị VS để mô tả khả năng phân huỷ sinh học của phần hữu cơ
trong CTR có thể không chính xác, bởi vì một vài thành phần hữu cơ của của CTR rất dễ
bay hơi nhưng lại kém khả năng phân huỷ sinh học, như giấy báo và phần xén bỏ từ cây
trồng. Thay vào đó, hàm lượng lignin của CTR có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ
phần dễ phân huỷ sinh học của CTR, và được tính bằng công thức sau:
Trong đó:

BF: tỉ lệ phân huỷ sinh học tính theo VS.
0,83 và 0,028 là hằng số thực nghiệm.
LC: hàm lượng lignin của VS, biểu diễn bằng % khối lượng khô.
CTR có hàm lượng lignin cao như giấy báo, có khả năng phân huỷ sinh học kém
hơn đáng kể so cới các chất thải hữu cơ khác trong CTR đô thị. Trong thực tế, các thành
phần hữu cơ trong CTR thường được phân thành 2 loại : phân huỷ chậm và phân huỷ
nhanh.

Bảng 2.7: Khả năng phân huỷ sinh học của các chất hữu cơ theo % KL lignin

Thành phần
Phần CTR bay hơi
Hàm lượng
Phần phân huỷ
tính theo chất khô
lignin/VS
sinh học tính theo
(VS/TS), %KL
(LC/VS), %KL
VS, %KL
Thực phẩm thừa
7-15
0,4
0,82
Giấy
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 20


Giấy báo
Giấy văn phòng
Giấy cacton
Rác vườn




94,0
96,4

94,0
50-90

21,9
0,4
12,9
4,1

0,22
0,82
0,47
0,72

(Nguồn: Tchobanoglous và cộng sự, 1993.)
 Sự phát sinh mùi hôi

Mùi hôi có thể phát sinh khi CTR được lưu giữ trong khoảng thời gian dàiở vị trí thu
gom, trạm trung chuyển và bãi chôn lấp. Ở những vùng khí hậu nóng ẩm, tốc độ phát sinh
mùi thường cao. Một cách cơ bản, sự hình thành mùi hôi là kết quả phân huỷ kỵ khí các
thành phần hữu cơ trong rác đô thị.
 Sự phát triển của ruồi.
Vào mùa hè hay ở những khu vực khí hậu nóng ẩm, sự sinh trưởng và phát triển của ruồi
là vấn đề rất đáng quan tâm tại nơi lưu trữ CTR. Ruồi có thể phát triển trong thời gian 3
tuần sau khi trứng được sinh ra. Đời sống của ruồi nhặng từ khi còn trong trứng cho đến
khi trưởng thành có thể được mô tả như sau:
− Trứng phát triển
8-12 giờ
− Giai đoạn I của ấu trùng
20 giờ
− Giai đoạn II của ấu trùng

24 giờ
− Giai đoạn III của ấu trùng
3 ngày
− Giai đoạn nhộng
4-5 ngày
Tổng cộng
9-11 ngày
Giai đoạn phát triển của ấu trùng trong các thùng chứa rác đóng vai trò rất quan trọng và
chiếm khoảng 5 ngày trong đời sống của ruồi. Vậy nên thu gom CTR trong thời gian này,
để các thùng lưu trữ rỗng, nhằm hạn chế sự di chuyển của ấu trùng.
2.2. Ảnh hưởng của CTR đến môi trường
_ Việc quản lý CTR không hợp lý, xử lý CTR không hợp kỹ thuật vệ sinh là những
nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe cộng
đồng.
_ Tại Việt Nam, hoạt động phân loại CTR tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều
kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom
CTR không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường.

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 21


_ Các điểm tập kết CTR (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng
mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận
chuyển CTR hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng CTR trong khu dân cư. Nhìn chung, tất
cả các giai đoạn quản lý CTR từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt)
đều gây ô nhiễm môi trường.
2.2.1. Tác hại của CTR đến môi trường nước
CTR không được thu gom, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường

nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không
khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi
thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy
thoái. CTR phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có
mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh
rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ
sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng
là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.
Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao
(chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì
đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ
thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng. Dưới
đây là một số dẫn chứng minh hoạ của các địa phương:
− Tỉnh Hà Nam: Ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi đang là một trong những vấn
đề bức xúc của người dân, ở thôn Bạch Xá (xã Hoàng Đông), thôn Nhì (xã Bạch Thượng)
của huyện Duy Tiên, Thôn Bạch Xá: Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt, chăn nuôi và chất
thải nguy hại (gia súc, gia cầm chết do dịch,...) chưa có giải pháp xử lý hợp vệ sinh. Nước
thải chăn nuôi mang theo chất thải rắn chảy ra các ao hồ của thôn; Tổng diện tích đất ở
của thôn là 115.859 m2 , tổng diện tích ao hồ là 29.977 m 2 , 100% diện tích ao hồ bị ô
nhiễm không sử dụng được cho mục đích sinh hoạt của người dân như trước đây (gồm
tắm, giặt,...); tổng diện tích ao hồ đang bị phú dưỡng là 8.250 m 2.
− Tỉnh Nghệ An: Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và nhà máy xử lý rác chảy đến hồ Bảy
Mẫu (xóm Đông Vinh, xã Hưng Đông, thành phố Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt giũ, lấy
nước tưới cho hoa màu nhưng khi bãi rác và nhà máy xử lý rác xuất hiện thì nguồn nước
bị ô nhiễm; Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân trong xóm dùng giếng
khoan, giếng nóng để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.
− T.p Hồ Chí Minh: Bãi rác Đa Phước, mặc dù sử dụng công nghệ chống thấm hiện đại

nhưng vẫn là nguồn gây ô nhiễm rạch Ráng, rạch Bún Seo và rạch Ngã Cậy; Nước trong
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 22


rạch chuyển sang màu xanh, đục và hôi; Mùi hôi và ruồi muỗi ảnh hưởng trên một phạm
vi rộng, nhất là vào những ngày mưa; Tôm cá cũng không còn.
Vấn đề ô nhiễm amoni ở tầng nông (nước dưới đất) cũng là hậu quả của nước rỉ rác và
của việc xả bừa bãi rác thải lộ thiên không có biện pháp xử lý nghiêm ngặt.

Hình 2.1. Tác hại của CTR đến môi trường nước
2.2.2. Tác hại của CTR đến môi trường không khí
CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu. Dưới tác động
của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTR hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất
khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác). Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát
sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên và các khu
chôn lấp.
Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không
khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải
trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát
sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác
động nào. Khi vận chuyển và lưu giữ CTR sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các
chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTR: Amoni có mùi khai,
phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa,
Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl 2 hôi nồng, Phenol mùi ốc
đặc trưng. Bên cạnh hoạt động chôn lấp CTR, việc xử lý CTR bằng biện pháp tiêu hủy
cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh
GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm


Page 23


khói, tro bụi và các mùi khó chịu. CTR có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu
huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc
có tác dụng ăn mòn.
Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí
thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho CTR không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát
sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe
con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có
thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do
khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm
nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên
bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.

Hình 2.2. Tác hại của CTR đến môi trường không khí
2.2.3. Tác hại của CTR đến môi trường đất
Các chất thải rắn có thể được tích lũy dưới đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm
tàng đối với môi trường. Chất thải xây dựng như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp,
bê-tông... trong đất rất khó bị phân hủy. Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng
như chì, kẽm, đồng, Niken, Cadimi... thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu
công nghiệp. Các kim loại này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức
ăn và nước uống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Các chất thải có thể gây ô nhiễm
đất ở mức độ lớn là các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu
vẽ, công nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất...
Tại các bãi rác, bãi chôn lấp CTR không hợp vệ sinh, không có hệ thống xử lý nước
rác đạt tiêu chuẩn, hóa chất và vi sinh vật từ CTR dễ dàng thâm nhập gây ô nhiễm đất.
Nghiên cứu của Viện Y học Lao động và Vệ sinh Môi trường cho thấy các mẫu đất xét
nghiệm tại bãi rác Lạng Sơn và Nam Sơn đều bị ô nhiễm trứng giun và Coliform.

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 24


CTR đặc biệt là chất thải nguy hại, chứa nhiều độc tố như hóa chất, kim loại nặng,
phóng xạ... nếu không được xử lý đúng cách, chỉ chôn lấp như rác thải thông thường thì
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất rất cao.
Trong khai thác khoáng sản, quá trình chế biến/làm giàu quặng làm phát sinh chất thải
dưới dạng quặng đuôi, chứa các kim loại và các hợp chất khác ảnh hưởng đến môi trường.
Một vài mỏ hiện vẫn thải quặng đuôi trực tiếp xuống đất, làm đất bị ảnh hưởng xấu.

Hình 2.3. Tác hại của CTR đến môi trường đất do vỏ thuốc bảo vệ thực vật
2.2.4. Tác hại của CTR đến cảnh quan và sức khỏe cộng đồng
a/ Đối với sức khoẻ người dân
Việc quản lý và xử lý CTR không hợp lý không những gây ô nhiễm môi trường mà
còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người, đặc biệt đối với người dân sống gần khu
vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải...
Người dân sống gần bãi rác không hợp vệ sinh có tỷ lệ mắc các bệnh da liễu, viêm
phế quản, đau xương khớp cao hơn hẳn những nơi khác. Một nghiên cứu tại Lạng Sơn
cho thấy tỷ lệ người ốm và mắc các bệnh như tiêu chảy, da liễu, hô hấp... tại khu vực chịu
ảnh hưởng của bãi rác cao hơn hẳn so với khu vực không chịu ảnh hưởng.
Hiện tại chưa có số liệu đánh giá đầy đủ về sự ảnh hưởng của các bãi chôn lấp tới sức
khỏe của những người làm nghề nhặt rác thải. Những người này thường xuyên phải chịu
ảnh hưởng ở mức cao do bụi, mầm bệnh, các chất độc hại, côn trùng đốt/chích và các loại
hơi khí độc hại trong suốt quá trình làm việc. Vì vậy, các chứng bệnh thường gặp ở đối
tượng này là các bệnh về cúm, lỵ, giun, lao, dạ dày, tiêu chảy, và các vấn đề về đường
ruột khác. Các bãi chôn lấp rác cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác đối với cộng đồng làm
nghề này. Các vật sắc nhọn, thuỷ tinh vỡ, bơm kim tiêm cũ,... có thể là mối đe dọa nguy
hiểm với sức khoẻ con người (lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm như AIDS,...) khi họ

GVHD: Ngô Thị Thanh Diễm

Page 25


×