Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Đánh Giá Công Tác Quản Lý Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Và Đề Xuất Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Trên Địa Bàn Xã Ngọc Xá, Huyện Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 95 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------&--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC XÁ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Người thực hiện

: NGUYỄN THỊ MINH

Lớp

: MTB

Khóa

: K57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

:ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG


HÀ NỘI- 2016

i


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
--------&--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NGỌC XÁ, HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Người thực hiện
Lớp
Khóa
Chuyên ngành
Giáo viên hướng dẫn
Địa điểm thực tập

: NGUYỄN THỊ MINH
: MTB
: K57
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
:ThS. HỒ THỊ THÚY HẰNG
: PHÒNG TNMT HUYỆN QUẾ VÕ,
TỈNH BẮC NINH


HÀ NỘI- 2016

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua, với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ
của thầy cô và cơ quan thực tập tốt nghiệp em đã hoàn thành khóa luận với đề
tài: “Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc
Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”.
Để hoàn thành tốt đề tài này, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến Th.S Hồ Thị Thúy Hằng, người đã tận tình hướng dẫn, định
hướng và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được đi khảo sát thực tế, có cơ
hội tiếp cận sát với nội dung nghiên cứu, giúp em thực hiện tốt những mục
tiêu của đề tài.
Em xin chân thành cám ơn các anh chị ở phòng tài nguyên môi
trường huyện Quế Võ đã tạo điều kiện cho em thu thập tài liệu và các
thông tin liên quan tới đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô khoa Môi Trường
đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu, dạy dỗ em trong suốt quá
trình học tập để trang bị những kiến thức cơ bản áp dụng vào trong quá
trình thực hiện đề tài.
Do thời gian và trình độ còn nhiều hạn chế nên khóa luận sẽ không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp tích cực của quý thầy
cô. Xin chân thành cảm ơn.
Em xin gửi tới quý thầy cô và quý cơ quan lời chúc tốt đẹp nhất!
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Minh


iii


MỤC LỤC
16. Nguyễn Văn Lâm. Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam và đề xuất các giải
pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn.
Ngày 5/ 11/ 1015........73

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Chất thải

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

QLCTRSH

Quản lý chất thải rắn sinh hoạt

BVMT


Bảo vệ môi trường

VSMT

Vệ sinh môi trường

URENCO

Công ty môi trường đô thị

UBND

Ủy ban nhân dân

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam................................11
Bảng 2.2: Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2009- 2025.................................................12
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị Việt Nam năm 2007.............................13
Bảng 2.4: Bảng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn..............................................15
Bảng 3.1: Dự báo lượng chất thải rắn sinh hoạt...............................................................30
phát sinh và thu gom tới năm 2025..................................................................................30
Bảng 4.1: Dân số hiện tại của xã Ngọc Xá năm 2015.......................................................34
Bảng 4.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngọc Xá...................................36
Bảng 4.3: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ở từng thôn.................................37
Bảng 4.4: Phần trăm mục đích phân loại trên 86 hộ có phân loại.....................................39
Bảng 4.5: Bảng tính lợi ích thu được từ việc bán một số loại rác thải...............................40

Bảng 4.6: Nhân lực và vật lực tại 5 thôn của xã Ngọc Xá.................................................42
Bảng 4.7: Mô tả tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã Ngọc Xá...........................48
Bảng 4.8: Đặc điểm vị trí các điểm trung chuyển rác tại xã Ngọc Xá................................52
Bảng 4.9. Bảng đánh giá về công tác thu gom CTRSH....................................................54
Bảng 4.10: Tính chi phí, lợi ích của việc phân loại tại nguồn để tái chế,...........................59
tái sử dụng rác thải........................................................................................................... 59
Bảng 4.11: Bảng dự báo số lượng xe đẩy tay cần thiết trong tương lai............................62
Bảng 4.12: So sánh sự thay đổi tần suất thu gom............................................................63
Bảng 4.13: Giải pháp cho các tuyến thu gom CTRSH......................................................64
Bảng 4.14: Giải pháp cho các điểm trung chuyển rác thải................................................67

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR..............................4
Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị lớn tại Việt Nam................................8
Hình 2.3: Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và xử lý chất thải.............................................9
Hình 2.4: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt............................................................11
Hình 4.1: Sơ đồ vị trí địa lý của xã Ngọc Xá.....................................................................33
Hình 4.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Ngọc Xá....................................36
Hình 4.3: Thành phần rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Xá...................................................38
Hình 4.4: Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt tại xã Ngọc Xá..............................................41
Hình 4.5: Quá trình thu gom rác thải tại thôn Hữu Bằng...................................................43
Hình 4.6: Hình ảnh về xe thu gom CTRSH tại một số điểm trung chuyển........................44
Hình 4.7: Đánh giá về tần suất thu gom của người dân...................................................45
Hình 4.8: Mong muốn về tần suất thu gom của hộ dân không đồng ý với tần suất thu gom
hiện tại.............................................................................................................................. 46
Hình 4.9: Sơ đồ tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt của xã Ngọc Xá...........................47
Hình 4.10: Điểm tập kết rác tại thôn Cựu Tự....................................................................51

Hình 4.11: Điểm trung chuyển rác tại thôn Cựu Tự trước ngày thu gom..........................52
Hình 4.12: Sơ đồ phân loại CTRSH tại nguồn..................................................................61

vii


Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây rác thải sinh hoạt đang là vấn đề nan giải
trong xã hội khi mà công tác quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trình độ nhân
lực, công nghệ không phát triển tương ứng so với tốc độ gia tăng của rác thải.
Những hệ quả từ sự quá tải tại các bãi chôn lấp, ô nhiễm tại các điểm thu
gom, tập kết, các bãi đổ thải không hợp vệ sinh đã làm gia tăng ô nhiễm
không khí, ô nhiễm nguồn nước và gia tăng các mầm bệnh. Đặc biệt, tại các
khu đô thị, khu đông dân cư bài toán quản lý và xử lý lượng rác thải khổng
lồ phát sinh hàng ngày vẫn đang tìm lời giải. Theo số liệu Cục thống kê
trong Báo cáo hiện trang môi trường quốc gia năm 2011 cho thấy, hiện nay
trên cả nước, tại các khu đô thị hàng ngày có khoảng 27 triệu tấn chất thải
rắn phát sinh, trong đó có hơn 60% là chất thải rắn sinh hoạt. Tuy nhiên,
hiệu quả thu gom mới đạt từ 60 – 80% tùy thuộc vào mức độ phát triển của
mỗi đô thị. Tại các khu vực nông thôn, tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều.
Ngọc Xá là một trong các xã có nền kinh tế khá phát triển của huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Trong những năm gần đây, gia tăng trong tiêu
dùng cùng với xu hướng chuyển dịch hoạt động kinh tế sang mô hình sản
xuất công nghiệp dẫn tới sự tập trung đông dân cư lao động là những
nguyên nhân làm lượng chất thải rắn của địa bàn tăng lên nhanh chóng và
thành phần ngày càng phức tạp hơn. Mặc dù hoạt động thu gom, xử lý rác
thải đã được tiến hành từ năm 2013 tuy nhiên trong quá trình thực thi vẫn
còn nhiều bất cập như tình trạng rơi vãi trong thu gom, ứ đọng tại các điểm
tập kết hay phàn nàn của người dân về các điểm tập kết rác không đúng

quy định,....là những vẫn đề còn tồn tại trong công tác quản lý rác thải của
địa phương. Xuất phát từ thực tiễn trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn xã Ngọc
Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả”.

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên
địa bàn xã Ngọc Xá, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất được giải pháp
nâng cao hiệu quả.

2


Phần 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Các hợp phần quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Theo NĐ 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, chất thải rắn sinh
hoạt (CTRSH) là chất thải rắn (CTR) phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia
đình, nơi công cộng. Lượng và thành phần thay đổi tùy thuộc vào các hoạt
động phát sinh khác nhau. Hiện nay, áp lực từ gia tăng dân số, những thay đổi
trong điều kiện sống và thói quen sử dụng làm cho lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh ngày càng nhiều và thành phần ngày càng phức tạp, do đó khi
phát sinh ra ngoài môi trường nếu không được quản lý đúng cách CTRSH có
thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.
Theo luật BVMT năm 2014, quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa,
giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử
lý chất thải. Và để quản lý chất thải đạt hiệu quả cao cần phải thực hiện tốt tất
cả các khâu trong quy trình quản lý chất thải. Ở một số nước phát triển trên thế

giới như Nhật Bản, Singapo, Mỹ... thì vấn đề quản lý chất thải rắn được thực
hiện khá tốt ngay từ khâu phát sinh, phân loại chất thải đến thu gom, xử lý. Tại
Việt Nam công tác quản lý CTRSH hiện nay mới dừng lại ở việc thu gom, đổ
thải hoặc và xử lý một phần. Trong đó, công tác phân loại tại nguồn cũng như
phân loại trước khi xử lý; công tác thu gom trung chuyển và các điểm tập kết
vẫn còn nhiều bất cập.
Sơ đồ tổng thể của hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nước cũng
như tại Việt Nam được trình bày ở hình 2.1. Trong sơ đồ này, nguồn phát sinh
chất thải chính là các hoạt động của con người trong đó có làm phát sinh chất
thải rắn, các hoạt động này rất đa dạng bao gồm từ các khu dân cư, khu hành
chính, khu sản xuất, chợ và các khu thương mại lớn,...

3


Nguồn phát sinh
chất thải

Phân loại, tách và
lưu giữ tại nguồn

Thu gom

Tách, xử lý và tái
chế

Trung chuyển và
vận chuyển

Tiêu hủy

Hình 2.1: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR
Trong sơ đồ này, chất thải sau khi phát sinh được phân loại tại nguồn,
lưu giữ lại các thành phần theo mục đích sử dụng rồi mới được thu gom và
mang đến nơi tiêu hủy, hoặc tập kết tại các điểm trung chuyển và tiếp tục vận
chuyển tới nơi tiêu hủy. Công tác phân loại không chỉ được thực hiện tại
nguồn mà còn có thể thực hiện tại các điểm tập kết, thậm chí trước khi tiêu
hủy, nhằm thu hồi được các thành phần có ích trong chất thải để có thể tái
chế, tái sử dụng, làm giảm tối đa lượng chất thải cần xử lý đồng thời thu hồi
được nguồn nguyên nhiên liệu từ rác thải, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng.
Ở nước ta, khi nền kinh tế còn chưa phát triển, các nguồn phát sinh chủ
yếu từ sinh hoạt tại hộ gia đình, lượng phát thải nhỏ và thành phần tương đối
đơn giản; mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt( QLCTRSH) gần như chỉ có
hai khâu là phát sinh sau đó được người dân tự xử lý bằng cách tái sử dụng

4


trực tiếp hoặc làm thức ăn cho gia súc, làm chất đốt, chỉ một lượng nhỏ thải
bỏ và gần như không làm ảnh hưởng đến môi trường tiếp nhận. Ngày nay,
cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người dân ngày càng được nâng
cao, CTRSH được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: hộ gia đình, chợ, khu
hành chính,… với khối lượng lớn và không ngừng tăng nhanh trong những
năm gần đây, đồng thời, thành phần chất thải cũng phức tạp hơn với nhiều
thành phần khó phân hủy như nilon. Các đồ dùng như quần áo, giày dép,
giường tủ, tivi, xe máy cũng được thay thế với tần suất cao. Mặc dù, các loại
rác này thường được tái sử dụng, song lượng rác thải vẫn gia tăng và tích lũy
ngày càng nhiều. Do vậy, quy trình quản lý với hai khâu phát sinh và thải bỏ
không còn phù hợp, đòi hỏi phải thực hiện tốt quy trình quản lý với các khâu
như hình 2.1 để phù hợp với tình hình phát thải như hiện nay. Thêm vào đó,
đối với từng địa phương cụ thể để nâng cao được hiệu quả quản lý rác thải

cần thực hiện đánh giá hiện trạng thực thi trong mỗi hợp phần (hình 2.1), từ
đó đề xuất giải pháp tương ứng cho từng khâu phù hợp với điều kiện thực
hiện thực tế của địa phương. Ngoài ra, nhận thức của người dân, hệ thống
văn bản pháp luật quy định, các hương ước làng xã, tôn giáo ở từng vùng và
sự quan tâm của chính quyền địa phương nơi đó cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến vấn đề phát sinh và công tác quản lý chất thải rắn; chính vì vậy khi
nghiên cứu cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn cũng cần xem xét đến
những yếu tố này.
Khi xem xét từng hợp phần trong hệ thống QLCTR nhận thấy việc
giảm phát thải tại nguồn giúp giảm áp lực lên môi trường sống, giảm chi phí
xử lý và các chi phí trung gian. Với mức độ phát thải như hiện nay, phân loại
chất thải rắn tại nguồn là việc làm hết sức quan trọng. Theo trung tâm nghiên
cứu ứng dụng công nghệ và quản lý môi trường- centema, phân loại chất thải
rắn tại nguồn là quá trình tách các thành phần chất thải khác nhau trước khi
thu gom, vận chuyển, xử lý. Một lượng chất thải sau quá trình chọn lọc và

5


tách các thành phần có thể tái sử dụng, tái chế như nhựa, kim loại, giấy bìa,
cao su, thủy tinh,...; các thành phần dễ phân hủy như rau quả, đồ ăn thừa,…và
các loại chất thải còn lại sẽ được để vào một thùng riêng. Quá trình này giúp
giảm thời gian và chi phí cho các quá trình tiếp theo, đồng thời làm giảm áp
lực lên môi trường. Để thực hiện tốt bước phân loại tại nguồn cần có quy
định và hướng dẫn cụ thể để người dân có thể thực hiện theo; đồng thời nên
chú trọng tới việc công tác giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT. Hiện nay,
tại Việt Nam đã có quy định về phân loại CTRSH tại nguồn, tuy nhiên việc
áp dụng mới được thực hiện tại một số địa phương, việc phân loại CTRSH
cũng chưa có tính bắt buộc đối với người dân. Trong khi đó, ở một số nước
phát triển trên thế giới việc phân loại CTRSH tại nguồn được thực hiện rất

nghiêm ngặt điển hình là Nhật Bản. Theo thông tin từ Japan Info, The New
York Times, ở nước Nhật nếu rác chưa được phân loại theo đúng quy định
thì rác sẽ bị trả về và kèm theo một chiếc vé xấu hổ để nhắc nhở người chủ
của nó.
Sau khi đã phân loại CTRSH tại nguồn, chất thải được tổ vệ sinh môi
trường( VSMT) thu gom và vận chuyển tới nơi xử lý. Theo NĐ 59/2007/NĐCP về quản lý chất thải rắn, thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân
loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa
điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và vận
chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu
gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn
lấp cuối cùng. Sau khi được thu gom rác sẽ được tập kết tại các điểm trung
chuyển, tại đây rác sẽ được trải qua quá trình phân loại lần 2, trước khi vận
chuyển tới nơi xử lý. Nếu thực hiện tốt khâu phân loại tại nguồn thì có thể bỏ
khâu phân loại lần 2, rút ngắn được thời gian vận chuyển rác tới nơi tái chế, xử
lý hay tới bãi chôn lấp. Quá trình thu gom, vận chuyển chịu tác động bởi các
chính sách của chính quyền địa phương và ý thức của người dân. Cơ sở hạ

6


tầng, trang thiết bị, dụng cụ thu gom, tuyến thu gom, các chế độ đãi ngộ dành
cho người thu gom phụ thuộc nhiều vào sự quan tâm của địa phương. Đồng
thời, ý thức và sự tự giác của người dân trong việc để rác đúng địa điểm và thời
gian quy định cũng ảnh hưởng tới hiệu quả thu gom và vận chuyển rác thải.
Theo các báo cáo môi trường quốc gia những năm gần đây cho thấy
lượng rác thải tăng lên ngày càng nhiều nên nếu tự xử lý hay đổ trực tiếp ra
môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì vậy cần có các nhà
máy xử lý rác tập chung để đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như giảm áp lực
lên môi trường sống. Theo NĐ59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, xử lý
chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm,

loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn;
thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn. Hiện
nay, nước ta chủ yếu xử lý CTRSH bằng một số cách như chôn lấp, đốt, ủ
phân compost. Tuy nhiên thực tế việc áp dụng các phương pháp xử lý này vẫn
còn nhiều nhược điểm. Ở nhiều địa phương trên cả nước sử dụng phương
pháp chôn lấp CTRSH, tuy nhiên các địa phương có bãi chôn lấp hợp vệ sinh
thì rất ít, đa số các BCL đều gây ô nhiễm môi trường. Phương pháp chôn lấp
hiện nay còn rất hạn chế, do tốn nhiều diện tích, đồng thời chất thải sinh ra
trong quá trình phân hủy nếu không được thu lại để xử lý sẽ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Một số địa phương sử dụng phương pháp xử lý rác tiên
tiến hơn đó là công nghệ đốt rác, công nghệ này có những ưu điểm hơn
phương pháp đốt, tuy nhiên chi phí đầu tư hệ thống đốt khá lớn, cần đầu tư
các hệ thống xử lý khí sau đốt để hạn chế ô nhiễm môi trường. Phương pháp
thứ 3 là phương pháp ủ phân compost, Việt Nam là một nước có tỷ lệ chất
hữu cơ rất cao( hơn 50%) trong chất thải rắn đô thị, đây là nguồn nguyên liệu
dồi dào phục vụ cho việc tái chế rác thải hữu cơ thành sản phẩm hữu ích, điều
này không những giảm được áp lực lên môi trường mà còn giảm được chi phí
phân bón cho đồng ruộng từ loại sản phẩm tái chế này.

7


Ở nước ta, đã ban hành các văn bản liên quan tới công tác QLCTRSH
như NĐ59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn hay NĐ38/2015/NĐ-CP về
quản lý chất thải và phế liệu. Các văn bản này quy định khá chặt chẽ công tác
QLCTRSH từ khâu phân loại, thu gom, vận chuyển, trung chuyển, xử lý và
nghị định đã nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phát sinh CTRSH và
trách nhiệm của chủ thu gom, vận chuyển CTRSH. Tuy nhiên, việc áp dụng
các văn bản luật về QLCTRSH vào thực tế hiện nay còn rất hạn chế, chưa có
các chính sách bắt buộc nào liên quan tới công tác phân loại, thu gom, xử lý

đối với các hộ dân. Chính vì vậy để nâng cao công tác quản lý chất thải rắn
nói chung và QLCTRSH nói riêng ngoài thực hiện tốt các hợp phần (hình 2.1)
cần có sự phối kết hợp của nhiều đơn vị trong hệ thống quản lý (hình 2.2);
đồng thời dần chuyển đổi phương thức quản lý từ việc coi chất thải là đối
tượng cần xử lý, loại bỏ sang việc đánh giá tiềm năng chất thải, coi chất thải
là tài nguyên, tận thu chất thải và áp dụng đồng bộ ở tất cả các địa phương.
Bộ khoa học công
nghệ và môi trường

Bộ xây dựng

Sở GTCC

UBND thành phố

Sở KHCN và MT

Công ty môi trường
đô thị

UBND cấp dưới

Chất thải rắn
Hình 2.2: Hệ thống quản lý chất thải ở một số đô thị lớn tại Việt Nam

8


Khung pháp lý liên quan tới quản lý chất thải rắn bao gồm hệ thống các
cơ quan quản lý chất thải và các hệ thống văn bản pháp quy liên quan tới chất

thải rắn, đây là một yếu tố rất quan trọng để quản lý chất thải rắn hiệu quả, đó
là cơ sở để các hộ gia đình, cơ quan, trường học,... thực hiện theo nhằm đảm
bảo tiêu chuẩn môi trường về thải bỏ chất thải rắn. Một số nước phát triển
trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Singapo,... đã ban hành các văn bản liên quan
tới quản lý chất thải rắn khá chặt chẽ và nghiêm ngặt ở tất cả các khâu trong
quy trình quản lý từ phát sinh, thu gom tới khâu xử lý. Ở nước ta, nhà nước đã
có các văn bản về quản lý chất thải rắn, tuy nhiên, các văn bản này còn chưa
chặt chẽ, các văn bản chủ yếu là trên giấy tờ, tính áp dụng thực tế còn chưa
cao. Quản lý chất thải rắn là vấn đề then chốt trong việc bảo vệ môi trường
sống của con người. Vì vậy, cần có kế hoạch tổng thể trong việc quản lý chất
thải rắn tổng hợp thì mới có thể xử lý kịp thời và hiệu quả.
Quản lý tổng hợp chất thải là một cách tiếp cận mới trong quản lý chất
thải và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Quyết định số 2149/QĐTTg năm 2009 đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất
thải rắn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Trong thực tế, quản lý chất
thải ở các nước trên thế giới có các hướng tiếp cận được áp dụng như sau:
Khuyến khích

Không khuyến khích
Hình 2.3: Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và xử lý chất thải

9


Quản lý tổng hợp chất thải xem xét một cách tổng thể các khía cạnh
cần thiết nhất liên quan tới quản lý chất thải là môi trường, xã hội, kinh tế, thể
chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các thành phần của hệ thống
quản lý chất thải (phòng ngừa, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp). Phối
kết hợp các chiến lược quản lý CT bao gồm các giải pháp mang tính chiến
lược giảm thiểu nguồn thải, tái sử dụng, tái chế, làm phân hữu cơ, thu gom,
thu hồi năng lượng và chôn lấp. Quản lý tổng hợp chất thải được tiếp cận ở tất

cả các khâu trong quá trình sản xuất, tiêu dùng tới khâu thải bỏ chất thải. Ưu
tiên đầu tiên là hạn chế, giảm thiểu sử dụng nguyên liệu từ khâu sản xuất hay
tiêu dùng để hạn chế vấn đề phát sinh chất thải ra môi trường, không khuyến
khích việc thải bỏ chất thải, đặc biệt là các chất thải còn giá trị sử dụng.
Để nâng cao hiệu quả QLCTRSH, đặc biệt với lượng và thành phần
CTRSH nhiều và phức tạp như hiện nay thì cần tiếp cận theo phương pháp
quản lý tổng hợp CTR, nhằm giảm thiểu tối đa lượng CTR phát sinh. Điều
này phụ thuộc rất nhiều vào các văn bản pháp luật của nhà nước, nhận
thức của người dân về môi trường và sự quan tâm, khuyến khích của cán
bộ địa phương.
2.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
2.2.1. Hiện trạng phát sinh và công tác phân loại CTRSH tại nguồn
Chất thải rắn sinh hoạt là những chất thải phát sinh từ nhiều hoạt động
khác nhau của các hộ gia đình, khu thương mại, chợ, nhà máy, xí nghiệp…
với lượng và thành phần rác thải phát sinh ở từng vùng là khác nhau.

10


Các hoạt động KT- XH của con người

Quá trình
sản xuất

Quá trình
phi sản
xuất

Hoạt động
sống


Hoạt động
quản lý

Hoạt động
giao tiếp
đối ngoại

CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
Hình 2.4: Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Hầu hết tất cả các hoạt động sống đều phát sinh CTRSH, với mỗi nguồn
thì có lượng và thành phần CTRSH đặc trưng khác nhau.
Bảng 2.1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Nguồn

Hộ gia
đình

Các vị trí phát sinh chất thải

Căn hộ riêng, chung cư, khu
nhà thấp tầng và cao tầng

Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn

thương

phòng, khách sạn, cửa hiệu in,

Cơ quan

Khu sản
xuất

rác thải vườn, xác động vật,…
- Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, kim
loại, thủy tinh, cao su…
- Các thành phần chất thải nguy hại

Khu
mại

Các loại chất thải
- Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa,



như pin, ắc quy, bóng đèn hỏng,…
- Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa,
thực phẩm hỏng,…
- Chất thải vô cơ: giấy, bìa cứng,

nhựa, kim loại, thủy tinh, gỗ…
Trường học, bệnh viện, nhà tù, - Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa
- Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, gỗ
trung tâm chính phủ,…
- Chất thải hữu cơ: thực phẩm thừa
- Chất thải vô cơ: giấy, nhựa, gỗ

Nhà máy, khu công nghiệp


(Nguồn: Trần Hiếu Nhuệ và cộng sự, năm 2001)
Mỗi nguồn phát sinh CTRSH đều có những đặc trưng riêng và cụ thể
cho từng hoạt động. Trong đó, nguồn phát sinh từ hộ gia đình chiếm số lượng

11


lớn nhất và thành phần chất thải rất đa dạng nhất. Theo kết quả khảo sát của
Tổng cục Môi trường năm 2009, tổng lượng chất thải rắn thông thường phát
sinh trong cả nước khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó CTRSH chiếm khoảng
19 triệu tấn/năm. Trong những năm gần đây, chất lượng cuộc sống người dân
tốt hơn kéo theo nhu cầu tiêu dùng gia tăng lượng theo đó lượng CTRSH ra
tăng nhiều hơn. Với lượng CTRSH thải ra môi trường như hiện nay, nếu
không có kế hoạch quản lý chất thải rắn cụ thể sẽ gây ô nhiễm môi trường
sống, nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người dân.
Lượng CTRSH có sự khác nhau giữa các vùng miền, nó phụ thuộc vào dân số
và điều kiện sống ở từng địa phương.
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, chỉ số phát sinh CTR đô
thị bình quân đầu người tăng theo mức sống. Năm 2007, chỉ số CTRSH bình
quân trên đầu người tại các đô thị là 0,75 kg/người/ngày( bảng 2.2). Đến năm
2010, lượng CTR tăng lên 1 kg/người/ngày, ước tính lượng CTR đô thị năm
2015 tăng gấp 1,6 lần, năm 2020 tăng gấp 2,37 lần, năm 2025 tăng gấp 3,2 lần
so với năm 2010. Lượng CTR gia tăng như vậy sẽ tạo áp lực lớn đối với công
tác quản lý CTRSH trong thời gian tới.
Bảng 2.2: Chất thải rắn đô thị phát sinh năm 2009- 2025
Năm
Dân số đô thị
(triệu người)
% dân số đô thị
so với cả nước

Chỉ số phát sinh
CTR đô thị
(kg/người/ngày)
Tổng lượng
CTR đô thị phát
sinh (tấn/ngày)

2007

2008

2009

2010

2015

2020

2025

23,8

27,7

25,5

26,22

35


44

52

28,20

28,99

29,74

30,2

38

45

50

0,75

0,85

0,95

1,0

1,2

1,4


1,6

17,682

20,849

24,225

26,224

42,000

61,600

83,200

(Nguồn: TCMT tổng hợp, 2011)
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, lượng chất thải rắn chủ
yếu phát sinh ở hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm

12


45,24% tổng lượng chất thải rắn, lượng CTRSH phát sinh khoảng 8000
tấn/ngày (tương ứng với 2,92 triệu tấn/ năm). Kết quả điều tra chất thải rắn
phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007:
Bảng 2.3: Lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị Việt Nam năm 2007
Chỉ số CTRSH bình


Lượng chất thải rắn đô thị

Loại đô thị

quân đầu người

phát sinh
Tấn/ ngày

Tấn/năm

1

Đặc biệt

(kg/người/ngày)
0,96

8.000

2.920.000

2

Loại 1

0,84

1.885


688.025

3

Loại 2

0,72

3.433

1.253.045

4

Loại 3

0,73

3.738

1.364.370

5

Loại 4

0,65

626


228.490

17.682

6.453.930

STT

Tổng cộng

(Nguồn: Kết quả khảo sát năm 2006, 2007 và báo cáo của các sở TN và MT)
CTRSH có xu hướng ngày càng tăng và chủ yếu phát sinh nhiều ở các
vùng kinh tế trọng điểm như vùng Đông Nam Bộ có lượng chất thải rắn phát
sinh nhiều nhất, đứng thứ hai là vùng đồng bằng sông Hồng, hay các khu du
lịch như Hạ Long, Hội An, Ninh Bình,… Tại các khu đô thị có xu hướng mở
rộng, phát triển cả về quy mô dân số lẫn khu công nghiệp thì cũng có tỷ lệ
chất thải rắn gia tăng cao như ở Phú Thọ(19,9%), Phủ Lý( 17,3%), Hưng
Yên( 12,3%),...
Đời sống phát triển, mức độ tiêu dùng tăng cao, hàng hóa đa dạng nên
thành phần chất thải cũng thay đổi nhiều so với khi thời kỳ xã hội chưa phát
triển. Thành phần CTRSH ngày càng phức tạp, ngoài các chất thải thông
thường thì có chứa một lượng thành phần chất thải nguy hại. Các loại chất
thải này vẫn được đổ chung với nhau, gây khó khăn cho quá trình xử lý, nếu
không được xử lý đúng cách sẽ phát sinh các chất thải độc hại gây ô nhiễm
môi trường đáng kể. Bên cạnh đó, các loại bao bì như giấy, nhựa, chai lọ thủy
tinh sẽ không ngừng gia tăng. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011,

13



trong cả nước các loại túi nilon được sử dụng tràn lan trong các hoạt động
sinh hoạt xã hội, chủ yếu là loại túi siêu mỏng, khi thải bỏ rất khó thu gom
toàn bộ. Chất thải là túi nilon chiếm khối lượng khá lớn trong thành phần
nhựa thải. Do các túi nilon này nhỏ, mỏng, ít có giá trị đối với người thu gom,
tái chế nên tồn tại khá nhiều trong các bãi chôn lấp và hầu như không bị phân
hủy. Các túi nilon nếu bị đốt ở bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm môi trường không
khí do phát thải các khí ô nhiễm như HCl, VOC, Dioxin, Furan,... Nếu tính
trung bình, mỗi hộ gia đình ở đô thị thải khoảng 3- 10 túi nilon các loại/ngày,
ước tính lượng túi phát sinh tại đô thị là 500 túi/ ngày vào năm 2010. Hiện
nay đã có những khảo sát về lượng túi nilon được sử dụng ở Việt Nam, tuy có
sự khác nhau về con số nhưng ấn tượng chung là rất lớn và chưa được quản lý
ở hầu hết tất cả các khâu của vòng đời túi nilon: từ sản xuất, lưu thông phân
phối, sử dụng cho đến thải bỏ, thu gom, xử lý. Vì vậy, cần có chiến lược thu
gom, tái chế các chất thải bao bì và giảm sử dụng túi nilon. Các đồ dùng như
quần áo, giường tủ, tivi, xe máy được người dân thay thế với tần suất cao hơn
gây sức ép cho môi trường tiếp nhận.
Bên cạnh các thành phần chất thải vô cơ, thành phần chất hữu cơ chiếm
khối lượng khá cao và tăng lên trong những năm gần đây. Theo báo cáo môi
trường quốc gia năm 2011, thành phần chất thải hữu cơ có trong CTR đô thị
của Việt Nam từ nay tới năm 2025 cũng vẫn rất cao, khoảng trên 50%. Do đó,
Việt Nam có thể phát triển công nghệ xử lý làm phân compost từ phần hữu cơ
của CTR đô thị, chú trọng khâu phân loại CTR tại nguồn để giảm tạp chất cho
nguyên liệu đầu vào nhà máy xử lý đồng thời giảm nhẹ khâu phân loại trong
dây chuyền công nghệ chế biến CTR. Với thực trạng phát sinh chất thải rắn
như hiện nay thì sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương là rất cần
thiết, đồng thời cần tổ chức nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức của
người dân trong vấn đề quản lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường trước sự
bùng nổ của rác thải sinh hoạt như hiện nay.

14



CTRSH được trải qua quá trình phân loại ngay tại các hộ gia đình hay
gọi là phân loại chất thải rắn tại nguồn. Ở các nước phát triển trên thế giới,
người dân được hướng dẫn rất kĩ về cách xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn. Ngay từ khâu phân loại chất thải rắn đã được thực hiện rất nghiêm
ngặt và rất được người dân hưởng ứng. Tại Nhật Bản, khâu phân loại tại
nguồn được người dân thực hiện rất nghiêm túc. Một chiếc chai nhựa ở nước
Nhật có thể phân chia ra thành bốn phần là nắp chai, nhãn chai, vỏ chai và
chai còn nước sẽ được để vào một thùng riêng. So với Nhật Bản thì vấn đề
phân loại chất thải rắn sinh hoạt ở nước ta còn khá sơ sài và chưa hiệu quả, sự
hợp tác của người dân còn kém nên hiệu quả phân loại còn rất thấp. Từ khi xã
hội chưa phát triển, trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt không có
khâu phân loại, tuy nhiên, trong thói quen của các gia đình đã tự hình thành quá
trình phân loại này. Những chất thải còn có thể sử dụng được người vẫn giữ lại
để tận dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Ngày nay, ở một số hộ gia đình
cũng đã có phân loại chất thải rắn sinh hoạt, tuy nhiên, việc phân loại còn khá
đơn giản, chủ yếu người dân tách giấy bìa, chai nhựa, kim loại, những thứ có
thể bán được, họ giữ lại để bán đồng nát còn những thứ không sử dụng được thì
họ đổ chung ra ngoài môi trường, việc phân loại này chủ yếu thực hiện ở
những hộ nghèo hay những hộ có thu nhập trung bình, còn phân loại xuất phát
từ ý thức và nhận thức của người dân còn rất thấp.
Với lượng CTRSH phát sinh ngày càng lớn và thành phần phức tạp như
hiện nay thì khâu phân loại CTR tại nguồn sẽ giúp giảm áp lực lên môi trường
sống, giảm thời gian, chi phí đối với các quá trình thu gom, vận chuyển, xử
lý. Dựa vào mục đích xử lý nhiều địa phương đã có những quy định rất chi
tiết về cách phân loại CTRSH:
Bảng 2.4: Bảng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

15



(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn phân loại, thu gom và xử lý rác thải khu vực nông
thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam)

Nhiều vùng ở nước ta đã tổ chức chương trình thực hiện phân loại chất
thải rắn sinh hoạt tại nguồn, điển hình như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng,…đã có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, chương trình phân loại
rác tại nguồn vẫn chưa được triển khai và áp dụng rộng rãi vì nhiều lý do như
thiếu nguồn lực tài chính để mua sắm thiết bị, thiếu cơ sở hạ tầng cũng như
nguồn nhân lực thực hiện, đặc biệt là do thói quen của người dân. Tại một số
địa phương triển khai thí điểm mô hình phân loại CTR tại nguồn ở giai đoạn
đầu, tuy nhiên sau khi người dân tiến hành phân loại tại nguồn, rác được công
nhân của công ty môi trường đô thị( URENCO) thu gom và đổ lẫn lộn vào xe
vận chuyển để mang đến bãi chôn lấp tập chung, do vậy, mục tiêu của chương
trình phân loại rác tại nguồn không đạt được hiệu quả. Đồng thời do chưa
thực sự quen với việc phân loại CTR tại nguồn nên tỷ lệ người dân tự nguyện
tham gia phân loại rác chỉ khoảng 70%. Kinh phí cho công tác tuyên truyền

16


vận động ban đầu thì có nhưng đến khi kết thúc dự án thì không còn để duy trì
tuyên truyền. Các URENCO ở các nơi có dự án thí điểm cũng không lập quy
hoạch tiếp tục duy trì và phát triển dự án, nên các dự án chỉ dừng ở mô hình
thí điểm.
Theo báo cáo hiện trạng quản lý CTR tại Tp. Hồ Chí Minh năm 2011,
thành phố HCM đã triển khai thí điểm chương trình phân loại CTR tại nguồn
trên 9 phường của địa bàn quận 6 vào năm 2006. Kết quả cho thấy có hơn
80% người dân quận 6 tham gia thực hiện dự án, trong đó có hơn 50% hộ dân

thực hiện phân loại đúng. Nhưng cho đến nay, dự án phân loại CTR tại nguồn
trên địa bàn quận 6 đã tạm ngừng thực hiện vì dự án chưa được cấp vốn. Quy
định về phân loại CTR tại nguồn cho 24 quận, huyện đang vướng về nguồn
vốn đầu tư (chưa có nguồn vốn cụ thể) và qui định xử phạt vi phạm khi triển
khai thực hiện phân loại. Để từng bước triển khai chương trình phân loại CTR
tại nguồn trên địa bàn thành phố, bước đầu sẽ ưu tiên triển khai thực hiện tại
các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn,... Bên
cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang khẩn trương xây dựng quy định về
phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn thành phố để làm cơ sở triển khai thực
hiện đồng bộ việc phân loại CTR tại nguồn trên địa bàn vào năm 2015. Tính tới
tháng 5/2015, thành phố đã thực hiện chương trình phân loại CTR tại nguồn ở
nhiều quận nhưng hiệu quả còn chưa cao, do hệ thống thu gom còn manh mún,
thiếu đồng bộ, thiếu quy hoạch hệ thống các trạm trung chuyển và tuyến vận
chuyển tối ưu, nhà máy tái chế quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa có chính
sách cụ thể hỗ trợ hoạt động tái chế, chưa quy hoạch khu vực dành riêng cho
các cơ sở tái chế, đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý chất thải vừa thiếu
lại vừa yếu, chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế.
Phân loại CTR tại nguồn phụ thuộc nhiều vào trình độ nhận thức của
người dân, cơ sở vật chất, kỹ thuật của từng địa phương. Để thực hiện tốt quá
trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, trước tiên nhà nước cần đưa

17


ra một hệ thống phân loại chất thải rắn sinh hoạt cụ thể để người dân dễ dàng
thực hiện theo. Đồng thời, cần tổ chức nhiều chương trình hướng dẫn phân
loại CTRSH tại nguồn. Nhà nước cũng cần thay đổi phương thức thu gom
như hiện tại để vai trò của quá trình phân loại nâng cao và tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác xử lý cuối cùng.
2.2.2. Hiện trạng thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH tại Việt Nam

Hiện nay, các vấn đề liên quan CTRSH đang rất được quan tâm không
chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Lượng rác thải phát sinh ngày càng
nhiều và đa dạng về thành phần, chủng loại. Nếu rác thải không được thu
gom, xử lý đúng quy cách sẽ tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con
người. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý môi trường là cần có các chính sách,
giải pháp kịp thời nhằm quản lý rác thải một cách có hiệu quả.
Trong thời kỳ đất nước ta còn chưa phát triển, môi trường chưa được
quan tâm nhiều, công tác thu gom chưa được hình thành, chất thải chủ yếu
được con người đốt tự do hay thải trực tiếp ra ngoài và được môi trường tự
đồng hóa. Hiện nay, do lượng chất thải tăng lên rất nhiều, thành phần phức
tạp, đồng thời diện tích đất đai ngày càng bị thu hẹp, nếu đốt chất thải tự do
ngoài môi trường sẽ phát sinh nhiều khí thải độc hại, gây ảnh hưởng tới môi
trường sống. Nếu không được thu gom cẩn thận sẽ gây ô nhiễm môi trường
đất, nước, không khí, từ đó sẽ phát sinh nhiều dịch bệnh và nhiều mối nguy
hiểm đe dọa tới cuộc sống con người.
Hiện nay, việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt được tổ chức thực hiện ở
nhiều địa phương trong cả nước. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm
2011, CTRSH tại các đô thị lớn do URENCO tổ chức thu gom, vận chuyển và
xử lý, ngoài ra còn có sự tham gia của công ty cổ phần và công ty tư nhân.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài URENCO là đơn vị đảm nhận chính
còn có khoảng 30 đơn vị tư nhân, tổ chức vận chuyển, thu gom và xử lý
CTRSH. Tại các đô thị nhỏ cấp thị trấn phần lớn là do hợp tác xã, tổ đội thu

18


×