HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI XÃ BẠCH LONG,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Người thực hiện
: PHẠM THỊ TUYẾT
Lớp
: MTB
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: TS.NGUYỄN THANH LÂM
Hà Nội - 2016
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------&---------------------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI
SINH HOẠT VÀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
TẠI XÃ BẠCH LONG,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Người thực hiện
: PHẠM THỊ TUYẾT
Lớp
: MTB
Khóa
: 57
Chuyên ngành
: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Giáo viên hướng dẫn
: TS.NGUYỄN THANH LÂM
Địa điểm thực tập
: X. BẠCH LONG, H. GIAO THỦY
T. NAM ĐỊNH
Hà Nội - 2016
MỤC LỤC
1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt.......................................................................................5
i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố........................................5
Bảng 1.2: Phát sinh chất thải rắn sinh hoạt..........................................................................20
Bảng 1.3: Lượng CTRSH đô thị theo vùng địa lý ở Việt Nam đầu năm 2007...................21
Bảng 1.4. Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông thôn........26
Bảng 3.1: tổng hợp một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã qua một số năm..........35
Bảng 3.2: Tình hình phân bố dân cư ở các thôn năm 2014..................................................37
Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả cân rác tại 3 thôn.....................................................................44
Bảng 3.4: Lượng phát sinh RTSH mỗi ngày ở 3 thôn của xã Bạch Long............................44
Bảng 3.5: Nhân lực và trang thiết bị của các thôn phục vụ công tác thu gom RTSH..........47
Bảng 3.6: Mức phí môi trường đang áp dụng tại xã Bạch Long..........................................48
Bảng 3.7: Mức lương của công nhân thu gom rác được trả ở xã Bạch Long......................49
Bảng 3.8: Hình thức xử lý, phân loại RTSH tại các hộ gia đình..........................................50
Bảng 3.9: Đánh giá của người dân về công tác thu gom, vận chuyển RTSH của chính
quyền địa phương.................................................................................................................52
Bảng 3.10: Đánh giá của người dân về công tác thu gom rác của cộng đồng.....................55
Bảng 3.11: Công tác tuyên truyền cho con cháu, người dân xung quanh về hoạt động bảo
vệ môi trường.......................................................................................................................56
(Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình, 2016)............................................................56
ii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Thang nhận thức của Bloom................................................................................11
Hình 1.2: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO thành phố Bangkok, Thái Lan.......19
Hình 3.1: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt tại xã Bạch Long....................................41
Hình 3.2: Thành phần RTSH theo từng thôn (%)................................................................43
Hình 3.3: Sơ đồ quản lý RTSH tại khu dân cư xã Bạch Long.............................................45
Hình 3.4: Sơ đồ quy trình thu gom, vận chuyển RTSH tại xã Bạch Long...........................46
Hình 3.5: Bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt.............................................................................50
(thôn Hoành Tiến, 11/04/2016)............................................................................................50
Hình 3.6: Người dân tập trung RTSH để thu gom...............................................................51
( xã Bạch Long, 11/04/2016)................................................................................................51
Hình 3.7: Người dân vứt RTSH ra môi trường....................................................................52
(xã Bạch Long, 11/04/2016).................................................................................................52
Hình 3.8: Đánh giá của người dân về mức độ quan trọng....................................................54
của việc thu gom rác.............................................................................................................54
..............................................................................................................................................55
Hình 3.9: Mức độ tham gia của người dân đối với các hoạt động.......................................55
vệ sinh môi trường................................................................................................................55
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVMT
: Bảo vệ môi trường
CTRSH
: Chất thải rắn sinh hoạt
CTR
: Chất thải rắn
ĐVT
: Đơn vị tính
ĐKTN – KTXH
: Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội
HTX
: Hợp tác xã
MT
: Môi trường
MTĐT
: Môi trường đô thị
NĐ - CP
: Nghị định – Chính phủ
QLRTSH
: Quản lý rác thải sinh hoạt
RTSH
: Rác thải sinh hoạt
TCTK
: Tổng cục thống kê
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
TNMT
: Tài nguyên môi trường
TTCN – XD
: Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
TNHH MTV
: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
UBND
: Ủy Ban Nhân Dân
VSMT
: Vệ sinh môi trường
XLRT
: Xử lý rác thảỉ
iv
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hiện nay, phát triển kinh tế xã hội là mục tiêu của tất cả
các quốc gia trong đó có Việt Nam. Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa
với đó là sự phát thải chất ô nhiễm ngày càng nhiều. Một bộ phận không nhỏ
góp phần vào ô nhiễm đó là nguồn rác thải sinh hoạt, trong đó phát sinh từ
khu vực nông thôn chiếm một lượng lớn do dân số khu vực nông thôn chiếm
khoảng 66,9% dân số cả nước (TCTK, 2014). Chất thải rắn sinh hoạt nông
thôn phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, bệnh viện, cơ quan hành
chính... Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2014, ước tính lượng rác thải
sinh hoạt phát sinh năm 2013: khoảng 6,6 triệu tấn/năm (Bộ Tài Nguyên và
Môi Trường, 2014). Tuy nhiên người dân nông thôn (đặc biệt là ở vùng sâu,
vùng xa) vẫn giữ thói quen đổ rác thải bừa bãi ven đường làng, bờ sông, ao
hồ..., tạo nên các bãi rác tự phát, không chỉ ô nhiễm về nước mà còn ô nhiễm
về đất, không khí đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững, sự
tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Vì vậy ô nhiễm môi
trường là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và có giải pháp giảm thiểu.
Bạch Long là một xã ven biển thuộc huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định,
có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên
cùng với đó là lượng chất thải thải ra môi trường ngày một nhiều hơn, đa
dạng hơn về thành phần và độc hại hơn về tính chất. Với dân số đông, năm
2014 là 8825 người (UBND xã Bạch Long, 2015) nên lượng rác thải sinh hoạt
phát sinh sẽ lớn. Người dân đã có ý thức hơn trong quản lý rác thải sinh hoạt,
rác thải được người dân bỏ vào thùng chờ thu gom; một phần nhỏ được tận
dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm hay bán rác thải có thể tái chế. Tuy
nhiên nhận thức của người dân về rác thải còn chưa đầy đủ và hoạt động quản
lý còn nhiều bất cập, đó là nhiều hộ dân vứt trực tiếp rác ra sông, ao cạnh nhà.
Chính quyền xã chưa có chế tài xử phạt đối với các đối tượng trên vì vậy môi
trường ngày càng ô nhiễm. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài: “Đánh giá công
tác quản lý rác thải sinh hoạt và nhận thức của người dân tại xã Bạch
Long huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định” mong muốn góp một phần vào giải
1
quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác quản lý rác của xã Bạch
Long nói riêng và huyện Giao Thủy nói chung, đồng thời góp phần vào sự
phát triển bền vững của huyện.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá công tác QLRTSH và nhận thức của người dân về RTSH tại xã
Bạch Long huyện Giao Thủy tỉnh Nam Định.
Yêu cầu nghiên cứu
- Xác định được khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt hộ gia
đình, lượng rác thải bình quân trên đầu người (kg/người/ngày) trên địa bàn xã.
- Thống kê được lượng rác thải sinh hoạt trung bình theo ngày
(kg/ngày) của từng thôn trên địa bàn xã.
- Nhận định được ý thức của người dân về rác thải sinh hoạt.
- Đề xuất được các biện pháp quản lý rác để đạt hiệu quả tốt nhất.
2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.Khái niệm về rác thải sinh hoạt
1.1.1. Các khái niệm chung
• Chất thải rắn
Theo khoản 1, điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP: “Chất thải rắn là chất
thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.
• Rác thải sinh hoạt
Theo khoản 3, điều 3 nghị định 38/2015/NĐ-CP: “Rác thải sinh hoạt là
chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người”. Rác thải
sinh hoạt thành phần bao gồm: kim loại, sành sứ, thực phẩm dư thừa hay quá
hạn sử dụng, túi ni lông, gạch ngói vỡ, vải, giấy…
• Quản lý chất thải
Theo khoản 1, điều 3 nghị định 59/2007/NĐ-CP quy định như sau: “Hoạt
động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây
dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu
những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”.
• Quản lý môi trường
Theo tác giả Trần Thanh Lâm: “Quản lý môi trường là sự tác động liên tục,
có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng
đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và
khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ
hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật
và thông lệ hiện hành” (Dẫn qua Hồ Thị Lam Trà và cộng sự, 2012)
1.1.2. Nguồn gốc và thành phần của rác thải sinh hoạt
1.1.2.1 Nguồn gốc rác thải sinh hoạt
Kinh tế phát triển, đời sống người dân cũng được nâng cao cùng với đó
là sự gia tăng dân số dẫn đến lượng rác thải phát sinh từ sinh hoạt ngày càng
3
tăng. Trong đó nguồn phát sinh bao gồm: sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi
công cộng như các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch
vụ, thương mại.
Theo Nguyễn Trung Việt và Trần Thị Mỹ Diệu (2007): “Các nguồn chủ
yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:
+ Từ các khu dân cư;
+ Từ các trung tâm thương mại;
+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng;
+ Từ các dịch vụ đô thị, sân bay;
+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống cống thoát nước của thành phố;
+ Từ các khu công nghiệp”
1.1.2.2. Thành phần rác thải sinh hoạt
Khác với rác thải, phế thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt là một tập hợp
không đồng nhất. Tính không đồng nhất biểu hiện ngay ở sự không kiểm soát
được của các nguyên liệu ban đầu dùng cho sinh hoạt và thương mại. Sự
không đồng nhất này tạo ra một số đặc tính khác biệt trong thành phần của rác
thải sinh hoạt. Ở các nước phát triển, do mức sống của người dân cao nên tỷ
lệ thành phần hữu cơ trong rác thải sinh hoạt thường chỉ chiếm 35 - 40%, còn
ở Việt Nam tỷ lệ hữu cơ cao hơn rất nhiều từ 55 - 65%. Trong thành phần rác
thải sinh hoạt còn có các cấu tử phi hữu cơ (kim loại, thủy tinh, rác xây
dựng…) chiếm khoảng 12- 15%. Phần còn lại là các cấu tử khác (Nguyễn
Xuân Thành, 2011).
4
Bảng 1.1: Thành phần rác thải sinh hoạt ở một số tỉnh, thành phố
Thành phần (%)
Lá cây, vỏ hoa quả, xác
Hà Nội
50,27
Hải Phòng
50,27
TP. Hồ Chí Minh
60,24
động vật
Giấy
Giẻ rách, củi, gỗ
2,72
6,27
2,82
2,72
0,59
4,25
Nhựa, nilon, cao su
Vỏ ốc, xương
Thủy tinh
Rác xây dựng
Kim loại
Tạp chất khó phân hủy
0,71
1,06
0,31
7,42
1,02
30,21
2,02
3,69
0,72
0,45
0,14
23,9
0,46
0,50
0.02
10,04
0,27
15,27
( Nguồn: Đặng Kim Cơ, 2004)
1.1.3. Phân loại rác thải sinh hoạt
Rác thải sinh hoạt được phân loại theo các cách sau:
1.1.3.1.Theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày ở các đô thị, làng mạc, khu
dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên.
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ quá trình sản xuất công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, trong đó chủ
yếu là các dạng rắn, dạng lỏng, dạng khí)
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ,
vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. Chất thải
nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi,
chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
1.1.3.2.Theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn,
nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải
này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con
người và sự phát triển của thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô
nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
5
- Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các
hợp chất có tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh
hoạt gia đình, đô thị...
1.1.3.3.Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật
liệu xây dựng như gạch, vữa, thủy tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ
dùng thải bỏ gia đình.
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ
và các loại thuốc bảo vệ thực vật.
1.1.3.4.Phân loại theo trạng thái chất thải
- Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ
sở chế tạo máy, xây dựng (kim loại, hóa chất sơn, nhựa, thủy tinh, vật liệu
xây dựng...)
- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bón từ cống rãnh, bể phốt, nước thải
từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và
vệ sinh công nghiệp...
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải các động cơ đốt trong
các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản
xuất vật liệu... (Trần Quang Ninh, 2010).
1.2. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt
Rác khi thải vào môi trường gây ô nhiễm, đất, nước, không khí. Ngoài
ra, rác thải còn làm mất vệ sinh công cộng, làm mất mỹ quan môi trường. Rác
thải là nơi trú ngụ và phát triển lý tưởng của các loài gây bệnh hại cho người
và gia súc.
Rác thải ảnh hưởng tới môi trường nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nền
kinh tế của từng quốc gia, khả năng thu gom và xử lý rác thải, mức độ hiểu
biết và trình độ giác ngộ của mỗi người dân. Khi xã hội phát triển cao, rác thải
không những được hiểu là có ảnh hưởng xấu tới môi trường mà còn được hiểu
6
là một nguồn nguyên liệu mới có ích nếu chúng ta biết cách phân loại chúng,
sử dụng theo từng loại (Lê Văn Khoa, 2010).
1.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ
lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa
nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân huỷ,
thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa và tạo nên mùi khó chịu cho con
người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4,
SO2, CO2 (Lê Văn Khoa, 2010).
1.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Theo thói quen nhiều người thường đổ rác tại bờ sông, hồ, ao, cống rãnh.
Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất
lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước
mưa xuống ao, hồ, sông, ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt ở đây bị
nhiễm bẩn .
Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm
khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát
nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị huỷ
diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ trực khuẩn thương hàn,ảnh hưởng tiêu cực
đến sức khoẻ cộng đồng (Lê Văn Khoa, 2010).
1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải tới môi trường đất
Trong thành phần rác thải có chứa nhiều các chất độc, do đó khi rác thải
được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều
loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không
xương sống, ếch nhái ... làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học
và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn
lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần
tới 50 - 60 năm mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tường
ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất
7
dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây
trồng giảm sút (Lê Văn Khoa, 2010).
1.2.4. Ảnh hưởng của rác thải đối với sức khoẻ con người
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ
chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân huỷ, lên men, bốc mùi hôi thối.
Rác thải không được thu gom, tồn đọng trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh
hưởng đến sức khoẻ con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người
tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các
phế liệu từ bãi rác dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt,
tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa. Hàng năm, theo tổ chức Y tế thế giới, trên
thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên
quan tới rác thải. Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế cho thấy, những xác
động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua
hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người,
kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc
bệnh tim mạch.
Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng: trong các bãi rác, vi khuẩn thương hàn có thể tồn
tại trong 15 ngày, vi khuẩn lỵ là 40 ngày, trứng giun đũa là 300 ngày.Các loại
vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây
bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều
loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do
các trung gian truyền bệnh như:Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng
da do xoắn trùng.ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá ;muỗi truyền bệnh sốt
rét, sốt xuất huyết... (Lê Văn Khoa, 2010).
8
1.3.Nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt
1.3.1. Khái niệm về nhận thức, quan niệm
1.3.1.1.Nhận thức
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông thì nhận thức:
- Danh từ: Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong
tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết về thế giới khách quan hoặc
kết quả của quá trình đó.
- Động từ: Nhận ra và biết được (Viện ngôn ngữ học, 2011)
Theo Nguyễn Quang Uẩn và cộng sự (2014): “Nhận thức là một quá
trình. Ở con người quá trình này thường gắn liền với mục đích nhất định nên
nhận thức của con người là một hoạt động. Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt
động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm
nhiều quá trình khác nhau, thể hiện những mức độ phản ánh hiện thực khác
nhau và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thức khách quan”
1.3.1.2.Quan niệm
Theo từ điển bách khoa toàn thư mở thì quan niệm:
- Danh từ: Cách hiểu riêng của con người về một sự vật, một vấn đề nào đó.
- Động từ: Hiểu một vấn đề theo ý riêng của mình.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức
•
Yếu tố kinh tế: điều kiện kinh tế ảnh hưởng tới nhận thức của người
dân về các vấn đề thu gom, quản lý RTSH. Những vùng, khu vực có điều kiện
kinh tế phát triển vấn đề trên bao giờ cũng được chính quyền và người dân
quan tâm hơn.
•
Yếu tố xã hội: phong tục, tập quán, giới tính, tuổi tác ... có ảnh
hưởng lớn đến nhận thức của người dân.
•
Yếu tố chính sách, luật pháp: mỗi một khu vực, địa phương có một
chính sách quản lý, quan tâm đến cộng đồng là khác nhau vì vậy mỗi địa
phương cần có chính sách quản lý phù hợp.
•
Trình độ học vấn: người dân có trình độ học vấn cao, họ có cơ hội
học tập, tiếp cận với nhiều kiến thức hơn về rác thải sinh hoạt. Từ đó có suy
9
nghĩ đúng hơn và thực hiện các biện pháp phát thải, quản lý rác thải sinh hoạt
hợp lý.
•
Nhu cầu - tâm lý của người dân: Nhu cầu được hưởng không khí
sạch, có nước uống, thức ăn và chỗ ở đảm bảo cuộc sống của cá nhân và gia
đình, đồng thời yếu tố tâm lý chỉ cần “sạch nhà mình” chi phối đến nhận thức
của người dân, đặc biệt là người dân nông thôn.
1.3.3. Từ nhận thức đến hành vi
Thông qua quá trình nhận thức của mình người dân biểu hiện thành các
hành vi liên quan đến phát thải, quản lý rác thải sinh hoạt.
1.3.4. Tiêu chí đánh giá
Để đánh giá nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt, trong đề tài
này em sử dụng 5 tiêu chí:
• Tái sử dụng RTSH
• Hạn chế xả thải
• Ngăn ngừa nguy cơ xả thải
• Sự hợp tác của người dân đối với công tác thu gom RTSH
• Tuyên truyền cho con cháu, người dân xung quanh các vấn đề về
RTSH
1.3.5. Thang đánh giá nhận thức
Để đánh giá nhận thức người ta thường áp dụng thang bậc nhận thức của
Bloom gồm 6 mức độ (hình 1.1)
10
Đánh giá
Tổng hợp
Phân tích
Ứng dụng
Hiểu
Biết
Hình 1.1: Thang nhận thức của Bloom
(Nguồn:Võ Thị Bích Thảo và Phan Minh Nhật, 2014)
- Biết (Knowledge): là năng lực nhớ lại các thông tin, kiến thức mà
không nhất thiết phải hiểu chúng
- Hiểu (Comprehention): là năng lực hiểu ý nghĩa của thông tin và giải
thích các thông tin được học.
- Ứng dụng (Application): là năng lực vận dụng các thông tin hiểu biết
được vào những hoàn cảnh mới, tình huống mới, điều kiện mới, giải quyết
các vấn đề đặt ra.
- Phân tích (Analysis): là năng lực chia thông tin thành nhiều thành tố để
biết được các mối quan hệ nội tại và cấu trúc của chúng.
- Tổng hợp (Synthesis): là năng lực liên kết các thông tin lại với nhau tạo
ra ý tưởng mới, khái quát hóa các thông tin suy ra các hệ quả.
- Đánh giá (Evaluation): là năng lực đưa ra nhận định, phán quyết về giá
trị thông tin, vấn đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể (Võ Thị
Bích Thảo và Phan Minh Nhật, 2014)
11
Trong đề tài này, thang nhận thức của Bloom được tôi dùng để đánh giá
nhận thức của người dân về rác thải sinh hoạt tại xã Bạch Long. Ở cấp độ
thấp nhất của của thang đo này người dân đã có những thông tin, kiến thức
chung về rác thải sinh hoạt, từ đó hiểu ý nghĩa của thông tin và giải thích các
thông tin được học, được nghe và vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý, xử
lý rác thải sinh hoạt ở xã. Ở cấp độ cao hơn: cấp độ phân tích, người dân phân
tích các thông tin thành nhiều thành tố để biết được các mối quan hệ nội tại và
cấu trúc của chúng. Cấp độ tổng hợp: người dân liên kết các thông tin tin lại
với nhau tạo ra ý tưởng mới, cách thức thực hiện mới, khái quát hóa các thông
tin suy ra các hệ quả của quá trình thực hiên. Cấp độ cao nhất của thang đo đó
là đánh giá là khả năng đưa ra nhận định, phán quyết về giá trị thông tin, vấn
đề, sự vật, hiện tượng theo một mục đích cụ thể.
1.4. Các biện pháp quản lý rác thải trên thế giới và Việt Nam
1.4.1.Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt trên thế giới
1.4.1.1.Lượng phát sinh rác thải sinh hoạt
Tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế, dân số và thói quen tiêu dùng của
người dân nước đó mà lượng rác thải sinh hoạt phát sinh ở mỗi nước là khác
nhau. Tỷ lệ phát sinh rác thải tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính
theo đầu người. Tỷ lệ phát sinh rác thải trên đầu người ở một số thành phố
trên thế giới như sau: Băng Cốc (Thái Lan) là 1,6 kg/người/ngày; Singapore
là 2,0 kg/người/ngày; Hồng Kông là 2,2 kg/người/ngày; New york (Mỹ) là
2,65 kg/người/ngày (Trần Quang Ninh, 2010)
1.4.1.2.Công tác phân loại rác thải sinh hoạt trên thế giới
Những năm gần đây, công nghệ phân loại rác tại nguồn và chế biến rác
thải hữu cơ làm phân compost (phân ủ) phát triển rất mạnh. Những bài học về
thu gom và xử lý rác thải trên thế giới có rất nhiều. Ví dụ: ở Châu Âu, nhiều
quốc gia đã thực hiện quản lý rác thải thông qua phân loại rác thải rắn tại
nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường.
-Tại các quốc gia như Đan Mạch, Anh, Hà lan, Đức, việc quản lý rác thải
được thực hiện rất chặt chẽ công tác phân loại và thu gom rác đã trở thành nề
12
nếp và người dân chấp hành rất nghiêm quy định này. Các loại rác thải có thể
tái chế được như giấy loại, chai lọ thuỷ tinh, vỏ đồ hộp... được thu gom vào
các thùng chứa riêng. Đặc biệt rác thải nhà bếp có thành phần hữu cơ dễ phân
huỷ được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc theo đúng quy
định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy chế biến phân compost (phân ủ).
Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt
cố định trong khu dân cư (Lê Văn Khoa, 2010).
-Ở châu Á: Với đà phát triển nhanh chóng của số dân thành thị, người ta
ngày càng chú ý nhiều hơn vào việc làm cách nào để các đô thị trở nên trong
lành hơn, bền vững hơn và tiện nghi hơn cho cuộc sống. Nhật Bản và
Singapore là những nước đi đầu trong việc bảo vệ môi sinh.
Tại Nhật Bản, trong 37 Đạo luật về BVMT có 7 Đạo luật về quản lý và
tái chế CTR. Việc phân loại rác tại nguồn đã được triển khai từ những năm
1970. Các hộ gia đình được yêu cầu phân loại rác thành 3 dòng:
+ Rác hữu cơ dễ phân huỷ để làm phân hữu cơ vi sinh, được thu gom
hàng ngày đưa đến nhà máy chế biến.
+ Rác vô cơ gồm các loại vỏ chai,hộp đưa đến nhà máy để phân loại,
tái chế.
+ Loại rác khó tái chế, hiệu quả không cao nhưng cháy được sẽ đưa
đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng
riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình tự mang ra
điểm tập kết rác của cụm dân cư vào các giờ quy định dưới sự giám sát của
đại diện cụm dân cư (Lê Văn Khoa, 2010).
Tại Hàn Quốc, rác hữu cơ nhà bếp một phần được sử dụng làm giá thể
nuôi trồng nấm thực phẩm, phần lớn hơn được chôn lấp có kiểm soát để thu
hồi khí biôga cung cấp cho phát điện. Sau khi rác tại hố chôn phân huỷ hết,
tiến hành khai thác mùn ở bãi chôn làm phân bón. Như vậy, tại các nước phát
triển việc phân loại rác tại nguồn đã được tiến hành cách đây khoảng 30 năm
và đến nay cơ bản đã thành công trong việc tách rác thành 2 dòng hữu cơ dễ
13
phân huỷ được thu gom xử lý hàng ngày, rác khó phân huỷ có thể tái chế hoặc
đốt, chôn lấp an toàn được thu gom hàng tuần (Lê Văn Khoa, 2010).
Ở Đông Nam Á, Singapore đã thành công trong quản lý rác thải để
BVMT. Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế thông qua phân
loại rác tại nguồn từ các hộ gia đình, các chợ, các cơ sở kinh doanh để giảm
chi ngân sách cho Nhà Nước (Lê Văn Khoa, 2010).
Tại Bangkok, việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại
một số trường học và một số quận trung tâm để tách ra một số loại bao bì dễ
tái chế, lượng rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để
giảm thể tích và cuốn nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô
nhiễm (Lê Văn Khoa, 2010).
Tại Philippines, một nước có mức phát triển tương đương Việt Nam,
việc bảo vệ môi trường và ý thức của người dân cũng rất cao. Các điểm đổ rác
26 ở cửa hàng, quán ăn hay trụ sở, văn phòng công ty đều được bố trí 3 thùng
rác với màu sắc khác nhau để phân loại rác. Hiện nay, tại Philippines rác thải
bắt buộc phải được phân loại tại nguồn và rác thải có thể tái chế phải được xử
lý theo các công nghệ thích hợp, ưu tiên chế biến phân compost. Bên cạnh đó,
kiểm soát các bãi chôn lấp hở và thiết kế các bãi chôn lấp hợp vệ sinh để xử
lý các rác thải không thể tái chế. Theo thống kê, rác thải đô thị được xử lý
theo 3 hình thức: 57% chôn lấp, 32% đốt và 11% tái chế. Hoạt động tái chế
chất thải tại Philippin rất phát triển với 692 đơn vị tham gia tái chế, trong đó
618 đơn vị tư nhân; các tổ chức phi Chính Phủ hoạt động trong lĩnh vực buôn
bán, tái chế. Chẳng hạn có những công ty lớn như: Tổng công ty San Miguel
mua kính và thuỷ tinh vụn; Tập đoàn TIPCO mua giấy. Cả 2 công ty đều độc
quyền trong lĩnh vực sản xuất tái chế. Ngoài ra, một số công ty vừa tại Luzon
- Cebu xử lý tái chế phế liệu kim loại, nhiều công ty đang mở rộng sản xuất
tái chế lốp xe và thu mua các chất chứa terapthalate polyethylene (PET), công
ty Moldex, Maluras hoạt động sản xuất tái chế nhựa và nhiều công ty khác
tham gia vào sản xuất, tái chế chất thải chì, pin cũ,... Các sản phẩm tái chế
14
được xuất khẩu sang Trung quốc, Hồng Kông, Việt Nam và Singapore (Lê
Cường, 2015).
1.4.1.3. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên thế giới
-Tại Nhật Bản
Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có
khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu
tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi
chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử
lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho việc xử lý
rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên (khoảng 2.500
USD). Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp
thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường.
Ở đây rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy
sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và
nhập khẩu phân bón; loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp,…,
được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế; loại rác khó tái chế, hoặc hiệu quả
không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng.
Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác
nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào
giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại
rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế… thì phải
đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi
trường đến chuyên chở (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Lào Cai, 2012)
-Tại Singapore
Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ 23 chế thu gom rác
rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà
thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn
cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác, gồm rác
thải hộ gia đình và rác thải thương mại. Rác thải sinh hoạt được đưa về một
15
khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến
cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình Tái chế Quốc
gia. Trong số các nhà thầu thu gom rác hiện nay tại Singapore, có bốn nhà
thầu thuộc khu vực công, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân
đã có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom rác thải, khoảng 50%
lượng rác thải phát sinh do tư nhân thu gom. Nhà nước quản lý các hoạt động
này theo luật pháp. Cụ thể, từ năm 1989, chính phủ ban hành các qui định y tế
công cộng và môi trường để kiểm soát các nhà thầu tư nhân thông qua việc
xét cấp giấy phép. Theo quy định, các nhà thầu tư nhân phải sử dụng xe máy
và trang thiết bị không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân, phải tuân
thủ các quy định về phân loại rác để đốt hoặc đem chôn để hạn chế lượng rác
tại bãi chôn lấp. Quy định các xí nghiệp công nghiệp và thương mại chỉ được
thuê mướn các dịch vụ từ các nhà thầu được cấp phép. Phí cho dịch vụ thu
gom rác được cập nhật trên mạng Internet công khai để người dân có thể theo
dõi. Bộ môi trường qui định các khoản phí về thu gom rác và đổ rác với mức
6-15 đô la Singapore mỗi tháng tùy theo phương thức phục vụ (Viện Nghiên
cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh, 2010)
-Tại Thái Lan
Nằm trong khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá
giống với Việt Nam, người dân có ý thức cao trong công tác thu gom rác thải.
Năm 2002, khoảng 98-99% lượng rác thải được thu gom, vận chuyển (Lê
Cường, 2015)
1.4.1.4.Công tác xử lý rác thải trên thế giới
Nhật Bản
Kinh nghiệm tại Nhật Bản cho thấy, việc thu gom và xử lý chất thải phải
được xã hội hóa cho các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân phải tuân thủ
theo chính sách của thành phố. Mô hình 3 cấp xí nghiệp Mẹ, xí nghiệp con, xí
nghiệp vệ tinh của Nhật Bản trong đó các xí nghiệp con, xí nghiệp vệ tinh hầu
hết nằm trong khu vực nông thôn. Việc khử bỏ các chất thải rắn ở Nhật Bản
không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan tới các mặt chính trị và văn
16
hoá. Do lãnh thổ chật hẹp, Nhật Bản đang sử dụng phương pháp thiêu huỷ để
loại bỏ chất thải. Nhật Bản có 1915 xí nghiệp thiêu huỷ rác hoạt động. Sau
khi phân loại, 68% chất thải sinh hoạt được chuyển qua các xí nghiệp này.
Phần lớn các xí nghiệp này đều có những lò thiêu đốt nhỏ hoạt động theo chu
kỳ, bên cạnh các lò đó còn có các lò lớn hoạt động liên tục và dùng ngay nhiệt
năng của các lò đó để cung cấp năng lượng. Tính đến năm 1983, Nhật Bản có
361 xí nghiệp loại này chở (Lê Cường, 2015).
Singapore
Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapore. Để đảm bảo đạt
được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970,
Singapore đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ
kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm tra các ngành công nghiệp
mới. Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và
cải thiện môi trường. Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ
tầng và các biện pháp mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn
ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất phế thải rắn.
Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapore được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác.
Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau
Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền
Singapore khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350
hecta chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác.
Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ môi
trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse
(dừng lại) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau
càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại
Singapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các
thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng
“recycle”.
Chính phủ Singapore còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao
nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích
17
họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Chương trình
giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu
học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn
được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ
sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế
chất thải chở (Sở Tài Nguyên và Môi Trường Lào Cai, 2012).
Thái Lan
Năm 2002, khoảng 98-99% lượng chất thải rắn được xử lý tại bãi chôn
lấp hợp vệ sinh. Hoạt động quản lý được thực hiện bởi 3 công ty tư nhân.
Hiện Thái Lan có 90 đô thị áp dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Ngoài
biện pháp xử lý chôn lấp, ở Thái Lan có khu xử lý thiêu đốt chất thải rắn được
xây dựng ở Phuket từ năm 1998 với công suất 250 tấn/ngày.
Riêng hoạt động xử lý tái chế, năm 2003, lượng rác thải sinh hoạt tái chế
ước tính là 2360 tấn/ngày, chiếm khoảng 7% tổng lượng rác thải phát sinh. Ở
Thái Lan, một trong những công nghệ phổ biến để xử lý rác thải rắn hữu cơ
tại thành phố Bangkok và các thành phố khác là công nghệ ủ sinh học
“DANO System”. Quy trình công nghệ được thể hiện trên sơ đồ hình 1.2.
Trong những năm gần đây, công nghệ xử lý chất thải rắn bằng phương pháp ủ
sinh học composting cũng được áp dụng tại các địa phương của Thái Lan. Tại
các vùng nông thôn Thái Lan, người dân đã tiến hành phân loại rác tại nguồn
và triển khai áp dụng công nghệ xử lý rác thải bằng phương pháp thiêu đốt.
NFi là lò đốt rác với công suất nhỏ - Lò đốt rác bằng không khí tự nhiên
(Natural Flow incinetor 120-450kg/h ). Lò đốt sản xuất tại Thái Lan, được
thiết kế và sử dụng công nghệ Nhật Bản, để phục vụ cho việc đốt rác tại các
xã ở các vùng nông thôn Thái Lan (Lê Cường, 2015).
18
Phễu tiếp nhận rác
Tang quay phân loại và băng
chuyền tách từ
Tạp chất không phân hủy
Thùng trụ ổn định sinh
sinh học
học dano, 2,5-5 ngày
Tái chê/ chôn lấp
Sàng thô trên tang quay
Sàng tinh trên tang quay
Máy cắt,nghiền nhỏ
Cặn trong lượng, đóng
Phối trộn hóa học hoặc
bao tiêu thụ
các chất khác
Hình 1.2: Sơ đồ xử lý rác thải bằng công nghệ DANO thành phố
Bangkok, Thái Lan
(Nguồn: Lê Cường, 2015)
1.4.2.Tình hình quản lý rác thải sinh hoạt ở Việt Nam
1.4.2.1.Lượng phát sinh rác thải
Rác thải đang là vấn đề bức xúc ở nước ta hiện nay. Mỗi năm có khoảng hơn
15 triệu tấn chất thải rắn phát sinh trên cả nước và theo dự báo thì tổng lượng chất
thải rắn (CTR) phát sinh vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng trong những thập kỷ tới
đây, đặc biệt ở các đô thị lớn, khu du lịch (Lê Văn Khoa, 2010).
Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2011, tổng lượng CTR sinh hoạt
ở các đô thị phát sinh trên toàn quốc tăng trung bình 10 ÷ 16 % mỗi năm. Tại
hầu hết các đô thị, khối lượng CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60 - 70% tổng
lượng CTR đô thị (một số đô thị tỷ lệ này lên đến 90%).
Tổng khối lượng CTR đô thị phát sinh vào khoảng 8.700 - 8.900
tấn/ngày, trong đó CTR sinh hoạt trung bình từ 6.200 - 6.700 tấn/ngày. Ước
tính tỷ lệ gia tăng khoảng 8 - 10%/năm. Một số loại CTR đô thị như: rác khu
thương mại, xà bần, rác công nghiệp,... trước đây ít thì những năm gần đây
19