Tải bản đầy đủ (.doc) (140 trang)

Thiết Kế Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Khu Công Nghiệp Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 140 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ HỒNG DUY

THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU CÔNG NGHIỆP LAI VU, HUYỆN KIM THÀNH,
TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành:

Khoa học môi trường

Mã số:

60 44 03 01

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trịnh Quang Huy

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng
dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016


Tác giả luận văn

Lê Hồng Duy

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên
của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng
và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trịnh Quang Huy đã tận tình hướng dẫn, dành
nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn công nghệ , Khoa Môi trường. - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Công ty cổ phần
xây dựng và CN môi trường Việt Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn
thành luận văn./.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận văn


Lê Hồng Duy

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH...................................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.........................................................................................................x
THESIS ABSTRACT...............................................................................................................xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1

1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. .1
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC..........2
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU...........2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............2
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý
NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
..................................................................3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................4

2.1. PHÂN LOẠI, ĐẶC TRƯNG TÍNH
CHẤT NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ KHU
CÔNG NGHIỆP.....................................4
2.1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị và khu công nghiệp..........................

2.1.2. Đặc trưng của nước thải đô thị, khu công nghiệp...............................................................

2.2. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ
VẤN ĐỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ
THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở
VIỆT NAM............................................. 9
2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC
CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ
NƯỚC THẢI........................................ 10
2.3.1. Giai đoạn tiền xử lý...........................................................................................................
2.3.2. Giai đoạn xử lý cấp 1........................................................................................................
2.3.3. Giai đoạn xử lý cấp 2 (Trần Đức Hạ, 2006)........................................................................

iii


2.3.4. Sau xử lý...........................................................................................................................
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................30

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU..........30
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........30
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......30
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.........30
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.........................................................................
3.5.2. Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................................
3.5.3. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản..................................................................................
3.5.4. Chỉ tiêu phân tích và phương pháp đo.............................................................................
3.5.5. Phương pháp tính toán công trình xử lý...........................................................................
3.5.8. Phương pháp so sánh.......................................................................................................

3.5.7. Phương pháp xử lý số liệu và trình bày kết quả................................................................
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................35

4.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH
TẾ XÃ HỘI CỦA KHU CÔNG
NGHIỆP LAI VU, TỈNH HẢI DƯƠNG
................................................................35
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên............................................................................................................
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã – xã hội khu vực nghiên cứu.............................................................

4.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
LAI VU, TỈNH HẢI DƯƠNG.............45
4.2.1. Hiện trạng môi trường nước.............................................................................................
4.2.2. Hiện trạng hệ thống cấp nước và thoát nước công nghiệp Lai Vu....................................

4.3. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ...................................... 48
4.3.1. Cơ sở lựa chọn dây chuyền công nghệ XLNT....................................................................
4.3.2. Xác định đặc trưng ô nhiễm của khu vực đến năm 2020..................................................
4.3.3. Phân tích một số công nghệ xử lý nước thải đã được áp dụng.........................................
4.3.4. Lựa chọn hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.............

4.4. TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯƠC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
LAI VU, TỈNH HẢI DƯƠNG.............62
iv


4.4.1. Ngăn tiếp nhận.................................................................................................................

4.4.2. Mương dẫn nước thải......................................................................................................
4.4.3. Bể lắng cát ngang..............................................................................................................
4.4.4. Máng đo lưu lượng...........................................................................................................
4.4.5. Bể điều hòa.......................................................................................................................
4.4.6. Bể lắng đợt một................................................................................................................
4.4.7. Hệ thống AAO...................................................................................................................
4.4.8. Bể lắng đợt II....................................................................................................................
4.4.9. Trạm khử trùng nước thải.................................................................................................

4.5. TÍNH TOÁN KINH PHÍ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH.........................87
4.5.1. Chi phí xây dựng (các bể, mặt bằng, nhà).........................................................................
4.5.2. Chi phí máy móc, thiết bị điện và nước, hệ thống an toàn...............................................
4.5.3. Chi phí quản lý vận hành...................................................................................................
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................92

5.1. KẾT LUẬN....................................92
5.2. KIẾN NGHỊ...................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BOD5


Nhu cầu oxy sinh học 5 ngày

BVMT

Bảo vệ môi trường

BTCT

Bê tông cốt thép

COD

Nhu cầu oxi hoá học

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải


GHCP

Giới hạn cho phép

NM

Nhà máy

SX

Sản xuất

SP

Sản phẩm

QC

Quy chuẩn

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

TSS


Tổng rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ và công trình
công cộng.................................................................................................6
Bảng 2.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư (Trần Đức Hạ,
2006).........................................................................................................7
Bảng 2.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công
nghiệp (Trần Đức Hạ, 2006)....................................................................7
Bảng 2.4. Lượng bức xạ cần thiết để khử trùng bằng tia cực tím.........22
Bảng 3.1. Các thông số phân tích..........................................................33
Bảng 4.1. Tần suất các hướng gió và lặng gió......................................38
Bảng 4.2. Tốc độ gió trung bình và lớn nhất.........................................39
Bảng 4.3. Số giờ nắng trung bình..........................................................39
Bảng 4.4. Lượng mưa các tháng trong năm..........................................40
Bảng 4.5. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm...............41
Bảng 4.6. Quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp Lai Vu, Hải Dương
................................................................................................................42
Bảng 4.7: Hiện trạng sử dụng đất của các doang nghiệp trong Khu công

nghiệp năm 2015....................................................................................43
Bảng 4.8. Chất lượng nước mặt tại các khu vực tiếp nhận xung quanh
khu công nghiệp Lai Vu, Tỉnh Hải Dương............................................45
Bảng 4.9. Chất lượng nước ngầm tại một số doanh nghiệp thuộc khu
công nghiệp............................................................................................46
Bảng 4.10. Tính toán tiêu chuẩn cấp nước tương đương......................47
Bảng 4.11. Giá trị tính toán các thông số ô nhiễm là cơ sở tính toán cho
giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt...................................49
Bảng 4.12. Lượng chất bẩn tính cho một người trong một ngày đêm..50
Bảng 4.13. Đặc trưng ô nhiễm nước thải đô thị khu công nghiệp Lai Vu
cần xử lý.................................................................................................51
Bảng 4.14. Nồng độ giới hạn một số chất ô nhiễm trong nước thải đô
thị............................................................................................................51
Bảng 4.15. Kết quả tính toán song chắn rác..........................................67
Bảng 4.16. Kết quả tính toán của bể lắng cát ngang.............................71
Bảng 4.17. Kết quả tính toán bể lắng đợt I............................................77
Bảng 4.18. Kết quả tính toán hệ thống AAO........................................83
vii


Bảng 4.19. Kết quả tính toán bể lắng đợt II..........................................85
Bảng 4.20. Khối lượng xây dựng...........................................................88
Bảng 4.21. Bảng tính giá trị xây lắp......................................................89
Bảng 4.22. Bảng giá các thiết bị............................................................90
Bảng 4.23. Bảng chi phí điện năng........................................................91

viii


DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1. Song chắn rác.........................................................................12
Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo bể lắng đứng....................................................14
Hình 2.3. Giá thể vi sinh vật của bể lọc sinh học ngập nước................16
Hình 2.4. Sơ đồ cấu tạo bể lọc sinh học................................................17
Hình 2.5. Cấu tạo hoạt động đĩa quay sinh học.....................................18
Hình 2.6. Bể hiếu khí truyền thống.......................................................18
Hình 2.7. Bể hiếu khí thổi khí kéo dài..................................................19
Hình 2.8. Mương oxy hóa......................................................................20
Hình 2.9. Bãi lọc trồng cây....................................................................21
Hình 2.10. Sân phơi bùn........................................................................29
Hình 4.1. Vị trí khu côn nghiệp Lai Vu, tỉnh Hải Dương.....................35
Hình 4.2. Sơ đồ nguyên tắc dây chuyền công nghệ xử lý hoàn chỉnh..53
Hình 4.3. Sơ đồ hoạt động của bể Aeroten truyền thống......................54
Hình 4.4. Sơ đồ hoạt động của hệ thống aeroten hoạt động theo mẻ
SBR........................................................................................................55
Hình 4.5. Sơ đồ xử lý sinh học AAO....................................................56
Hình 4.6. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học....................57
Hình 4.7. Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của kênh oxy hóa tuần hoàn....58
Hình 4.8. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đô thị.............61
Hình 4.9. Sơ đồ cấu tạo song chắn rác..................................................63
Hình 4.10. Sơ đồ bể lắng cát ngang hình chữ nhật...............................68
Hình 4.11. Sơ đồ cấu tạo của máng Parsan...........................................71

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Khu công nghiệp Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương được phê
duyệt năm 2007. Do suy thoái kinh tế và các vấn đề liên quan, năm 2015 tính

chất của khu công nghiệp được điều chỉnh: là Khu công nghiệp tập trung bao
gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu; các nhà
máy, xí nghiệp thuộc loại hình công nghiệp lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế
tạo, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp dệt may (bao gồm cả giặt, nhuộm, in)
và cụm tổ nhiệt điện (dùng nhiên liệu than) phục vụ dây chuyền dệt, các
ngành công nghiệp nhẹ khác, kho ngoại quan,... KCN Lai Vu. Với tổng diện
tích đất của KCN được giao quản lý hơn 212 ha, trong đó 192,3 ha đã được
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện tại đã có 15 doanh nghiệp đăng
ký và hoạt động tại khu công nghiệp, trong đó có 06 doanh nghiệp đang tiến
hành hoạt động; 05 doang nghiệp đang tiến hành xây dựng hạ tầng, 04 doanh
nghiệp tạm ngừng hoạt động. Khi lấp đầy, tổng nhu cầu cấp nước cho Khu
công nghiệp Lai Vu là 10.000 m 3/ng.đ. Tổng lượng nước thải sinh hoạt xả thải
ra môi trường ước tính 7500 m 3/ng.đ, tương đương khoảng 570 m 3/giờ. Nước
thải của khu vực này có đặc trưng tương tự nước thải sinh hoạt nên rất thích
hợp cho xử lý sinh học. Sau khi phân tích ưu nhược điểm của một số công
nghệ đã được áp dụng và xem xét các yếu tố như lưu lượng, nồng độ và thành
phần các chất ô nhiễm trong nước thải, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì
công nghệ được lựa chọn là hệ thống AAO (Anaerobic – Anoxic – Aerobic).
Đề tài đã thực hiện tính toán, thiết kết hệ thống xử lý nước thải đảm bảo tiêu
chuẩn xử lý QCVN 14:2008/BTNMT (cột A), cho phép thải vào các nguồn
nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Từ khóa: Khu công nghiệp, Nước thải sinh hoạt, Công nghệ AAO.

x


THESIS ABSTRACT
Lai Vu Industrial Park, Kim Thanh District, Hai Duong Province was
approved in 2007. Due to the economic downturn and related issues, in 2015 the
nature of the industrial zone to be adjusted: the centralized industrial park

including factories, specialized factories serve the shipbuilding industry; factories
and enterprises of industrial type electronic assembly, computer science,
mechanical engineering, high technology, textile industry (including washing,
dyeing, printing) and thermal structure clusters (coal-fueled) serving the textile
chain, the other light industry, warehouse, ... Lai Vu industrial Park. With a total
land area of the zone assigned to manage more than 212 hectares, including
192.3 hectares have been granted land use right certificates. Currently, there are
15 enterprises registered and operating in the industrial zone, which has 06
ongoing business operations; 05 enterprises the on going construction of
infrastructure, 04 suspended business activities. When filled, the total demand for
water for industrial parks Laiwu is 10.000 m 3/day. The total volume of waste
water discharged into the environment estimated 7500 m 3/day, equivalent to
about 570 m3/ hour. Waste water of this region have similar characteristics to
domestic wastewater is suitable for biological treatment. After analyzing the
advantages and disadvantages of a number of technologies have been applied,
and consider factors such as traffic, the concentration and composition of
pollutants in waste water, natural conditions, economy, society, technology was
selected as the system AAO (Anaerobic - anoxic - Aerobic). The theme was
carried out calculations, design of wastewater treatment systems ensure treatment
standards QCVN 14: 2008/BTNMT (column A), allows the waste into water
sources used for drinking water supply.
Keywords: Industrial Park, Wastewater, Technology AAO.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh đã đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên tầm
cao mới. Tuy nhiên, đô thị hóa cũng là một thách thức lớn đối với đất nước. Sự

gia tăng dân số cùng với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, thương
mại, du lịch, dịch vụ đã gây áp lực không nhỏ cho môi trường, đặc biệt là vấn đề
nước thải.
Hiện nay, hệ thống cấp thoát nước ở các khu công nghiệp Việt Nam được
xây chưa được phát triển đồng bộ và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, không thể
đáp ứng kịp thời sự phát triển mở rộng sản xuất. Xử lý không triệt để tại nguồn
trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung đã và đang diễn ra nhiều vấn đề ô
nhiễm khó kiểm soát. Chính vì vậy, nước thải khu công nghiệp trở thành vấn đề
cấp bách của các cấp các ngành. Lượng nước thải từ các khu công nghiệp thải ra
hàng ngày rất lớn, chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao, đặc biệt là các chất dinh
dưỡng (nitơ, photpho), các vi sinh vật, kí sinh trùng gây bệnh và các nguyên tố
độc hại. Đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn tới môi trường nước,
phá vỡ cân bằng hệ sinh thái của môi trường nước, làm mất đi vẻ mỹ quan của
các khu vực lân cận.
Khu công nghiệp Lai Vu, Huyện Kim Thành, Tỉnh Hải Dương được phê
duyệt năm 2007. Theo quyết định phê duyệt, là Khu công nghiệp tập trung bao
gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu. Các xí
nghiệp công nghiệp đầu tư sản xuất trong Khu công nghiệp phải có dây chuyền
công nghệ tiên tiến, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phòng chống
cháy nổ theo quy định. Do suy thoái kinh tế và các vấn đề liên quan, năm 2015
tính chất của khu công nghiệp được điều chỉnh: là Khu công nghiệp tập trung bao
gồm các nhà máy, xí nghiệp chuyên ngành phục vụ cho ngành đóng tàu; các nhà
máy, xí nghiệp thuộc loại hình công nghiệp lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế
tạo, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp dệt may (bao gồm cả giặt, nhuộm, in)
và cụm tổ nhiệt điện (dùng nhiên liệu than) phục vụ dây chuyền dệt, các ngành
công nghiệp nhẹ khác, kho ngoại quan,...
Đến nay Công ty TNHH một thành viên KCN Lai Vu đã cơ bản hoàn thành
1



đầu tư bổ sung giai đoạn 1 với tổng vốn 60 tỷ đồng gồm các hạng mục như: các
tuyến đường chính, đường vành đai và nút giao với đường 5B, cải tạo cây xanh,
hồ điều hòa, hệ thống thu gom nước mặt nhằm phục vụ các doanh nghiệp đầu tư
lắp ráp điện tử, tin học, cơ khí chế tạo, công nghệ kỹ thuật cao, công nghiệp dệt
may... Tỉnh Hải Dương cũng đã có chủ trương đầu tư giai đoạn 2 nhằm tiếp tục
hoàn thiện hạ tầng KCN Lai Vu, gồm các hạng mục chính là xây dựng đường
giao thông, hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, chiếu sáng...Với tổng diện tích
đất của KCN được giao quản lý hơn 212 ha, trong đó 192,3 ha đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
Chính vì lý do trên việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ và tính toán thiết
kế hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp Lai Vu, Tỉnh Hải Dương là
nhu cầu cấp thiết để phục vụ cho công tác quản lý nước thải khu công nghiệp.
Đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp Lai Vu, huyện
Kim Thành, tỉnh Hải Dương” góp một phần nhỏ vào việc hoàn thiện công
tác quản lý nước thải cho khu vực, bảo vệ môi trường nước, phục vụ cho phát
triển bền vững.
1.2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hiệu quả của một hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc về nhiều yếu tố như
công nghệ xử lý, cơ sở hạ tầng, kỹ năng người vận hành, hóa chất xử lý,… Xem
xét có thể điều chỉnh để nâng cao hiệu quả của việc xử lý đối với công trình nước
thải hiện tại của nhà máy. Từ đó, đưa ra giải pháp xử lý nước thải tối ưu.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá hiện trạng hoạt động và định hướng phát triển của khu công
nghiệp để xác định đặc trưng nước thải và xác định nhu cầu thiết kế hệ thống xử
lý nước thải của toàn khu công nghiệp.
- Phân tích, lựa chọn công nghệ và tính toán hệ thống xử lý nước thải (công
nghệ, chi phí) đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Nước thải phát sinh từ khu công nghiệp Lai Vu,
tỉnh Hải Dương đến năm 2020.

- Thời gian: Từ tháng 01/2015 - tháng 05/2016.
- Không gian: Khu công nghiệp Lai Vu, xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh

2


Hải Dương.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu
+ Đề tài tập trung nghiên cứu nước thải sinh hoạt sau xử lý sơ bộ tại các
doanh nghiệp đổ vào hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp Lai Vu,
tỉnh Hải Dương.
+ Lựa chọn công nghệ, tính toán thiết kế và xác định chi phí đầu tư, vận
hành đảm bảo QCVN 14:2008/BTNMT.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học
+ Bổ sung thông tin đặc trưng nước thải phát sinh từ khu công nghiệp.
- Ý nghĩa thực tiễn
+ Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xử lý nước thải tại khu công nghiệp
Lai Vu, tỉnh Hải Dương chi phí và hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường.
+ Là mô hình có thể tham khảo cho các đối tượng khu công nghiệp có cùng
đặc trưng nước thải
+ Đề tài sẽ lựa chọn công nghệ và tính toán thiết kế. Chất lượng nước thải
ra ngoài đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột A, giúp khu công nghiệp
thực hiện tốt quy định của nhà nước về bảo vệ môi trường, nâng cao danh tiếng
của khu công nghiệp và thu hút đầu tư.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. PHÂN LOẠI, ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ VÀ
KHU CÔNG NGHIỆP
2.1.1. Phân loại, nguồn gốc phát sinh của nước thải đô thị
và khu công nghiệp
Nước thải đô thị, khu công nghiệp là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ
thống cống thoát của một thành phố hoặc một khu công nghiệp. Đó là hỗn hợp
của các loại nước thải: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải
thấm qua và nước thải tự nhiên.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng,
trên cơ sở đó nước thải đô thị có thể phân thành các loại sau:
Nước thải sinh hoạt:
Là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt tắm rửa, vệ
sinh nhà cửa, của các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, cơ sở dịch vụ...
Như vậy, nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con
người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viện, trường học,
nhà ăn... cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như
nước thải sinh hoạt (Trần Đức Hạ, 2006).
Thành phần NTSH gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các khu vệ sinh.
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa
trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) (Trần Đức Hạ, 2006).
Là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt
nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu.
Nước thải sản xuất được chia thành 2 nhóm: nhóm nước thải sản xuất có độ
ô nhiễm thấp (quy ước sạch) và nhóm nước thải có độ ô nhiễm cao. Nước thải
công nghiệp qui ước sạch là loại nước thải sau khi được sử dụng để làm nguội
4



sản phẩm, làm mát thiết bị, làm vệ sinh sàn nhà. Nước thải công nghiệp nhiễm
bẩn cần xử lý cục bộ trước khi xả vào mạng lưới thoát nước chung hoặc vào
nguồn nước tùy theo mức độ xử lý.
Nước thải thấm qua: Đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều
cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga
(Trần Đức Hạ, 2006).
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở khu công
nghiệp, nước thải tự nhiên được thu gom như một hệ thống thoát nước riêng.
2.1.2. Đặc trưng của nước thải đô thị, khu công nghiệp
Tính gần đúng, nước thải đô thị thường gồm khoảng 50% là nước thải sinh
hoạt, 14% là các loại nước thấm và 36% là nước thải sản xuất (Trần Văn Nhân,
Ngô Thị Nga, 2006).
a. Nước thải sinh hoạt
Lượng NTSH của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, tiêu chuẩn cấp
nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu, tập quán sinh hoạt
của người dân và đặc điểm của hệ thống thoát nước.
Lưu lượng nước thải đô thị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu và các
tính chất đặc trưng của thành phố. Khoảng 65 đến 85% lượng nước cấp cho một
người trở thành nước thải (Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 2006).
Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt của khu dân cư đô thị thường là từ 100 đến
250 l/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển) là từ 150 đến 500
l/người.ngđ (đối với nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước
dao động từ 120 đến 180 l/người.ngày (Trần Đức Hạ, 2006).
Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, công trình công cộng phụ thuộc vào
loại công trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong đó. Tiêu chuẩn
thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình công cộng được nêu
trong bảng 1.1.

5



Bảng 2.1.Tiêu chuẩn thải nước của một số cơ sở dịch vụ
và công trình công cộng
Nguồn nước thải

Đơn vị tính

Nhà ga, sân bay

Hành khách

Khách sạn

Khách

Lưu lượng
(lít/đơn vị tính.ngày)
7,5 – 15
152 – 212

Nhân viên phục vụ

30 – 45

Nhà ăn

Người ăn

7,5 – 15


Siêu thị

Người làm việc

26 – 50

Bệnh viện

Giường bệnh

473 – 908

Nhân viên phục vụ

19 – 56

Trường Đại học

Sinh viên

56 – 113

Bể bơi

Người tắm

19 – 45

Khu triển lãm, giải trí


Người tham quan

15 -30
Nguồn: Trần Đức Hạ (2006)

Đặc trưng của NTSH là thường chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó
khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật.
Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải thường ở dạng các virut và vi khuẩn gây
bệnh như tả, lỵ, thương hàn... Đồng thời trong nước cũng chứa các vi khuẩn
không có hại có tác dụng phân hủy các chất thải.
Chất hữu cơ chứa trong NTSH bao gồm các hợp chất như protein (40 –
50%); hydrat cacbon (40 – 50%) gồm tinh bột, đường và xenlulo; và các chất béo
(5 – 10%). Có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học và thoát ra
khỏi các quá trình xử lý sinh học cùng với bùn (Lâm Minh Triết, 2004). Đặc
điểm quan trọng của NTSH là thành phần của chúng tương đối ổn định.

6


Bảng 2.2. Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư (Trần Đức Hạ, 2006)
Chỉ tiêu

Trong khoảng

Trung bình

350 – 1.200

720


- Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l

250 – 850

500

- Chất rắn lơ lửng (SS), mg/l

100 – 350

220

BOD5, mg/l

110 – 400

220

Tổng Nitơ, mg/l

20 – 85

40

- Nitơ hữu cơ, mg/l

8 – 35

15


- Nitơ Amoni, mg/l

12 – 50

25

- Nitơ Nitrit, mg/l

0 – 0,1

0 , 05

- Nitơ Nitrat, mg/l

0,1 – 0,4

0,2

Clorua, mg/l

30 – 100

50

Độ kiềm, mgCaCO3/l

50 – 200

100


Tổng chất béo, mg/l

50 – 150

100

Tổng Photpho, mg/l

-

8

Tổng chất rắn (TS), mg/l

Trong nước thải đô thị, tổng số coliform từ 10 6 đến 109 MPN/100ml, fecal
coliform từ 104 đến 107 MPN/100ml (Trần Đức Hạ 2006).
Như vậy, NTSH của đô thị có khối lượng lớn, hàm lượng chất ô nhiễm cao,
nhiều vi khuẩn gây bệnh, là một trong những nguồn gây ô nhiễm chính đối với
môi trường nước.
b. Nước thải công nghiệp
Lượng nước thải công nghiệp phụ thuộc nhiều vào các yếu tố: loại hình,
công nghệ sản xuất, loại và thành phần nguyên vật liệu, sản phẩm, công suất nhà
máy… Lưu lượng nước thải của các xí nghiệp công nghiệp được xác định chủ
yếu bởi đặc tính sản phẩm được sản xuất.
Ngoài ra, trình độ công nghệ sản xuất và năng suất của xí nghiệp cũng có ý
nghĩa quan trọng. Lưu lượng tính cho một đơn vị sản phẩm rất khác nhau. Lưu
lượng nước thải sản xuất dao động rất lớn. Trong các khu công nghiệp tập trung,
lưu lượng nước thải sản xuất cũng có thể chọn từ 25 đến 40 m 3/ha.ngày, phụ
thuộc vào các loại hình sản xuất trong các khu công nghiệp và chế xuất đó.
Bảng 2.3. Nhu cầu cấp nước và lượng nước thải một số ngành công nghiệp

7


(Trần Đức Hạ, 2006).
Ngành công nghiệp

Đơn vị tính

Nhu cầu cấp
nước

Lượng nước
thải

Sản xuất bia

lít nước/lít bia

10 – 20

6 – 12

Công nghiệp đường

m3 nước/tấn đường

30 – 60

10 – 50


Công nghiệp giấy

m3 nước/tấn giấy

300 – 550

250 – 450

Dệt nhuộm

m3 nước/tấn vải

400 – 600

380 – 580

Sợi nhân tạo

m3 nước/tấn sản phẩm

150 – 200

100

Làm sạch khí lò cao

m3 nước/m3 khí

4–6


3,5 – 5 , 5

Đúc gang

m3 nước/tấn gang

2–5

1–4

Luyện đồng

m3 nước/tấn đồng

300 – 400

300 – 400

Thành phần và tính chất NTCN rất đa dạng và phức tạp. Một số loại nước
thải chứa các chất độc hại như nước thải mạ điện, nước thải chế biến thuốc phòng
dịch... Thành phần ô nhiễm chính của NTCN là các chất vô cơ (nhà máy luyện
kim, nhà máy sản xuất phân bón vô cơ...), các chất hữu cơ dạng hòa tan, các chất
hữu cơ vi lượng gây mùi, vị (phenol, benzen...), các chất hữu cơ khó bị phân hủy
sinh học (thuốc trừ sâu, diệt cỏ...), các chất hoạt tính bề mặt ABS ( Alkyl benzen
sunfonat), một số các chất hữu cơ có thể gây độc hại cho thủy sinh vật, các chất
hữu cơ có thể phân hủy sinh học tương tự như trong nước thải sinh hoạt. Trong
NTCN còn có thể có chứa dầu, mỡ, các chất lơ lửng, kim loại nặng, các chất dinh
dưỡng (N, P) với hàm lượng cao.
c. Nước mưa
Nước mưa có nguồn gốc là nước ngưng. Vì vậy, nước mưa là nguồn nước

tương đối sạch, đáp ứng được các tiêu chuẩn dùng nước. Ở những nước phát
triển, nước mưa được sử dụng và thu gom rất hiệu quả. Nước mưa được thu gom
sử dụng cho các mục đích sản xuất, sinh hoạt, phòng cháy chữa cháy và tưới
cây… trường hợp không có nhu cầu sử dụng, nước mưa thường được được thu
gom theo một hệ thống thoát riêng rồi xả vào nơi quy định, không chảy về trạm
xử lý, giảm chi phí xử lý cho trạm.
Nước mưa chỉ bẩn (bị ô nhiễm) khi chảy qua mặt bằng đã bị ô nhiễm bởi
các chất hữu cơ, vô cơ và cả các chất thải rắn: cát bụi, rác, phân gia súc, vi sinh
vật. Hiện tượng này thường gặp ở các đô thị Việt Nam mỗi khi có mưa, chủ yếu
8


là nước mưa đợt đầu.
Ở các đô thị lớn nước ta hệ thống thoát nước mưa chưa được quy hoạch và
xây dựng riêng, hầu hết nước mưa thoát vào hệ thống thoát nước chung và đưa
về trạm xử lý hay nguồn tiếp nhận theo điều kiện của từng đô thị.
2.2. HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ VẤN ĐỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ
VÀ KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Sức ép của sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế tại các đô thị ở Việt Nam
đang đè nặng lên môi trường khiến cho tình trạng ô nhiễm nước thải ở các đô thị
ngày càng trở nên trầm trọng.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật, Đại học
Xây dựng Hà Nội, “Ước tính hiện nay chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô
thị được xử lý”.
Tại các thành phố lớn hiện chỉ có từ 50 – 80 % số hộ gia đình sử dụng hố xí
tự hoại, còn lại là số hộ vẫn sử dụng các loại nhà vệ sinh kiểu hố xí thùng. Tại
các thành phố khác (đô thị loại ba đến loại năm), theo Bộ xây dựng, có tới
30 - 50% số hộ gia đình sử dụng hố xí thùng hoặc hố xí hai ngăn.
Tình trạng này đang gây ô nhiễm nặng môi trường sinh thái và nguồn
nước tại các đô thị và khu dân cư, nhưng chưa có giải pháp hữu hiệu nào để

giải quyết. Hệ thống xử lý nước thải vệ sinh tại hầu hết các thành phố của
Việt Nam cũng rất kém.
Nước thải từ nhà vệ sinh chỉ được xử lý qua loa trong các hệ thống bể tự
hoại của gia đình, sau đó hòa chung với nước xám chưa qua xử lý trước khi chảy
vào cống thoát nước chung hoặc chảy thẳng ra sông, hồ.
Hầu hết các hệ thống thoát nước này đều là hệ thống thoát nước chung có
chức năng thoát nước mưa và nước thải nhưng rất cũ và đã xuống cấp, được xây
dựng với đường kính, độ dốc nhỏ và tốc độ dòng chảy thấp nên gây ra sự lắng
đọng và tắc cống trong cả hệ thống vào mùa khô và ngập lụt vào mùa mưa.
Chiều dài cống thoát nước tính trên đầu người hiện tại (tính từ điểm đấu nối
hộ gia đình) dao động từ 1,2 – 1,4 m (Bộ Xây Dựng, 2008), trong khi đó ở các đô
thị khác trong khu vực là từ 6m – 8 m.
Những nguyên nhân và thực trạng về nước thải nêu trên đã tồn tại từ rất
nhiều năm nay mà không có giải pháp xử lý triệt để đã gây ra tình trạng ô nhiễm

9


nước thải ở mức báo động trên cả nước.
Theo ước tính của Bộ xây dựng (2008), mỗi ngày tổng lượng nước thải đô
thị ở Hà Nội lên tới 500.000 m3; trong đó 100.000 m3 là lượng nước thải từ
các cơ sở công nghiệp, bệnh viện và các cơ sở dịch vụ khác. Chỉ có một số ít
nhà máy và bệnh viện được trang bị hệ thống xử lý nước thải tại chỗ, và chỉ
có 8 – 10 % tổng lượng nước thải đô thị được xử lý ở bốn nhà máy xử lý
nước thải mới xây dựng với tổng công suất 48.000 m3/ngày. Có nghĩa là có
tới 90 – 92% lượng nước thải sinh hoạt, y tế, từ các cơ sở sản xuất, làng
nghề, xí nghiệp không hề được xử lý mà xả thẳng sông ngòi, ao hồ trên địa
bàn thành phố. Chỉ số BOD, DO, NH4, NO2, NO3 ,.. ở các sông, hồ, mương
nội thành đều vượt quá quy định cho phép.
Ở thành phố Hà Nội thì chỉ có 24/142 cơ sở y tế lớn là có xử lý nước thải;

khoảng gần 3000 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm thuộc diện phải di dời (Tài liệu dự
án thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội, 2003).
Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các đô thị khác như
Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn,... nước thải đô thị cũng không được xử lý
độ ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải. Các thông số như SS, BOD,
COD, DO đều vượt quá từ 5 -10 lần, thậm chí 20 lần tiêu chuẩn cho phép (Tài
liệu dự án thoát nước cải tạo môi trường thành phố Hà Nội, 2003).
2.3. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ TRONG QUẢN LÝ
NƯỚC THẢI
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải. Tùy thuộc vào đặc
điểm của mỗi loại nước thải để áp dụng phương pháp xử lý cho phù hợp. Với
công trình xử lý nước thải chế biến thực phẩm, người ta thường phải bố trí
nhiều phương pháp trên một hệ thống xử lý với nhiều thiết bị kỹ thuật khác nhau
mới cho hiệu quả và đạt hiệu suất xử lý cao. Tại Việt Nam nước thải ngành chế
biến thực phẩm có đặc thù gần giống với nước thải sinh hoạt nên việc thiết kế kỹ
thuật và bố trí thiết bị trong hệ thống xử lý nước thải này khá tương đồng với hệ
thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước tiến hành xử lý cũng bao
gồm các bước như: tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý (Lâm
Minh Triết, 2004).
2.3.1. Giai đoạn tiền xử lý
10


Đây là khâu hết sức quan trọng trong xử lý nước thải nhằm đảm bảo hệ
thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả. Nếu giai đoạn này thực hiện không tốt
sẽ ảnh hưởng đến sự hoạt động của hệ thống xử lý nước thải. Do đó, trong giai
đoạn tiền xử lý cần được thực hiện như sau:
- Nước thải tại khu sản xuất được lắp đặt song chắn rác trước khi dẫn ra hệ
thống xử lý nước thải tập trung của nhà máy.
- Đối với khu vực nhà ăn: Phát sinh dầu mỡ động thực vật cao, do đó cần

được thiêt kế hệ thống tách dầu mỡ từ các dòng thải ở khu vực này trước khi đấu
nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của nhà máy.
Việc thu gom riêng các dòng thải có tính đặc thù trong các cơ sở sản xuất
thực phẩm để thực hiện xử lý sơ bộ sẽ góp phần nâng cao và đảm bảo hiệu quả
xử lý nước thải của cơ sở chế biến thực phẩm.
2.3.2. Giai đoạn xử lý cấp 1
Giai đoạn xử lý này nhằm loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng nếu như thiết kế
đủ tiêu chuẩn. Qua công đoạn tiền xử lý, hàm lượng COD, BOD trong nước thải
y tế giảm đáng kể. Phương pháp áp dụng bao gồm phương pháp vật lý, lắng
lọc… Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công đoạn này thông thường như: Song chắn
rác, bể lắng cấp một, bể điều hòa.

 Song chắn rác
Song chắn rác dùng để tách rác trong nước thải trước khi vào trạm bơm
hoặc trạm xử lý tập trung. Để bảo vệ máy bơm khỏi bị tắc nghẽn thì trong
ngăn thu nước thải cần lắp đặt song chắn rác thủ công hoặc song chắn rác cơ giới
hoặc song chắn rác kết hợp nghiền rác. Khi khối lượng rác lớn trên 0,1 m3/ngày
nên cơ giới hoá khâu lấy rác và nghiền rác. Nếu lượng rác nhỏ hơn 0,1 m3/ngày
thì sử dụng song chắn rác thủ công hoặc giỏ chắn rác. Song chắn rác có loại song
chắn rác thô và song chắn rác tinh.
Một số ngành công nghiệp thực phẩm nước thải của nó có các loại vật lơ
lửng và nổi, kích thước lớn nhự công nghiệp đường mìa, bóc quả đóng hộp, rau
hộp thì trước lưới chắn cần đặt song chắn. Song chắn có khe hở song song từ 1030mm đặt nghiêng từ 30 – 600 so với chiều dòng nước chảy để dễ dàng cào rác từ
dưới lên. Vận tốc qua song chắn từ 0,3 – 0,6m/s; lấy rác có thể dùng cào có động
cơ điều khiển tự động hay điều khiển thủ công (Trịnh Xuân Lai, 2005).
Song chắn rác ngăn các hạt có kích thước lớn, làm giảm nhẹ quá trình xử lý
11


bùn và quá trình làm sạch ở các công trình tiếp sau, việc xử lý đợt 1 và 2. Vì vậy,

bắt buộc trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp thực phẩm phải thiết kế
mương đặt lưới chắn và sàn thao tác để vớt rác.

Hình 2.1. Song chắn rác
 Bể tách dầu mỡ:
Nước thải một số công nghiệp chế biến thực phẩm có chứa dầu mỡ như:
Giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến và đóng hộp thịt cá, mì ăn liền,...buộc phải có
khử dầu mỡ, đặt ngay gần cửa xả của phân xưởng để tránh làm tắc, chít đường
cống dẫn nhất là về mùa đông thì nhiệt độ thấp, lượng mỡ và dầu có thể thu lại
để chế biến thành các sản phẩm có giá trị kinh tế.
Bể tách dầu mỡ có thể tách theo nguyên lý trọng lực, bể có cấu tạo mặt
bằng là hình tròn hoặc chữ nhật, tải trọng thủy lực: 33m3/m2 ngày, chiều sâu vùng
tách dầu mỡ từ 1,8 – 2,1m. Thời gian lưu nước từ 1 – 2h. Hiệu quả tách dầu mỡ
phụ thuộc vào trình trạng lý học của dầu mỡ. Nếu dầu mỡ dạng hòa tan hiệu quả
có thể đạt đến 90%, nếu ở dạng nhũ tương, huyền phù hiệu quả chỉ đạt 60%
(Trần Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên, 2006).
Tách dầu mỡ bằng tuyển nổi: Chỉ tiêu thiết kế (tải trọng thủy lực từ 50 –
150 m3/m2 ngày, tỷ lệ nước tuần hoàn để bảo hòa khí R = 25 – 100%, thời gian
lưu nước t = 30 phút. Hiệu quả tách dầu mỡ đạt được khi không cho phèn vào
nước thải để keo tụ mỡ từ 60 – 76%. Khi cho phèn vào để keo tụ với liều lượng
12


từ 25 – 75mg/l hiệu quả tách dầu mỡ đạt 97 -99% và cặn lơ lửng giảm 90% (Trần
Xoa, Nguyễn Trọng Khuông, Hồ Lê Viên, 2006).
 Bể lắng sơ cấp
Bể lắng sơ cấp làm nhiệm vụ tách cát và các hợp chất vô cơ. Với việc xử lý
nước thải chế biến thực phẩm, bể lắng sơ cấp thông thường được sử dụng tập
trung vào hai loại là bể lắng đứng và bể lắng hai vỏ, tuy nhiên tùy vào các điều
kiện cụ thể mà trong thiết kế có thể mở rộng sử dụng các loại bể lắng khác

nhau (như bể lắng ngang) sao cho phù hợp với điều kiện từng nhà máy và phù
hợp với công nghệ lựa chọn. Thông thường để giảm thiểu dung tích bể trong các
hệ thống xử lý, bể lắng và bể điều hòa được thiết kế làm một.

-

Bể lắng đứng:

Bể lắng đứng sơ cấp được sử dụng để tách cặn, đảm bảo cho hàm lượng cặn
lơ lửng trong nước thải nhỏ hơn 150 mg/L trước khi đưa đi xử lý sinh học hoặc
khử trùng.
Kết cấu bể lắng sơ cấp có bộ phận thu và tách chất nổi. Máng tràn để thu
nước đã lắng trong các bể lắng có thể làm theo dạng phẳng hoặc dạng răng cưa;
tải trọng thuỷ lực của máng không quá 10 L/s.m (Trần Đức Hạ, 2006).
Lượng cặn giữ lại trong bể lắng đứng sơ cấp phụ thuộc vào dòng nước thải
đã qua bể tự hoại. Trong cặn từ bể lắng sơ cấp còn nhiều trứng giun sán và vi
khuẩn gây bệnh.

-

Bể lắng hai vỏ:

Bể lắng hai vỏ là công trình có các máng lắng để diễn ra quá trình lắng
trọng lực tách cặn lắng theo dòng chảy ngang và ngăn ổn định yếm khí bùn cặn
lắng. Bể lắng hai vỏ có nắp đậy áp dụng để thay thế bể tự hoại khi lượng nước
thải lớn hơn 50 m3/ngày và thay thế bể lắng hai vỏ (không có nắp đậy) khi cần
thiết phải đặt công trình xử lý gần nhà không đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh
theo quy định, nhưng thường không vượt quá 50 m3/ngày (Trần Đức Hạ, 2006).

13



×