Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Hiện Trang Sử Dụng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Và Phân Bón Hóa Học Trong Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Xã Thanh Xương, Tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.37 KB, 66 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở XÃ THANH XƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Người thực hiện

: HOÀNG THỊ ÁNH

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S TRẦN THANH VÂN

HÀ NỘI – 2016




HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP Ở XÃ THANH XƯƠNG, HUYỆN ĐIỆN BIÊN,
TỈNH ĐIỆN BIÊN
Người thực hiện

: HOÀNG THỊ ÁNH

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn


: Th.S TRẦN THANH VÂN

Địa điểm thực tập

: xã Thanh Xương, huyện Điện Biên,
tỉnh Điện Biên

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác .
Tôi cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Sinh viên

Hoàng Thị Ánh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của (thầy) cô giáo, UBND xã
Thanh Xương, Chi Cục bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên.
tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
Ths. Trần Thanh Vân, người đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo thuộc Bộ môn Sinh
thái nông nghiệp, Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo
điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả bạn bè và gia đình,
những người đã hết lòng giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Hoàng Thị Ánh

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................ix
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................1
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài.................................................................2
Mục đích......................................................................................................................2
Yêu cầu........................................................................................................................2
CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 3
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................3
1.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV.........................................................................3

1.1.1 Lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam................................3

1.1.2.1 khái niệm thuốc BVTV.........................................................................5
1.1.2.2 Phân loại thuốc BVTV..........................................................................7
1.1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam...10
1.1.4 Vai trò, ảnh hưởng của thuốc BVTV...............................................................13

1.1.4.1 Vai trò của thuốc BVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái...................13
1.1.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV...............................................................13
1.2 Tổng quan về tình hình sử dụng phân bón....................................................20
1.2.1 Những khái quát chung về phân bón..........................................................20

a) Khái niệm....................................................................................................20
b) Phân loại phân bón......................................................................................20
1.2.2 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Vệt Nam.................................22

a) Trên thế giới................................................................................................22
b) Ở Việt Nam.................................................................................................24

iii


c) Ảnh hưởng của phân bón............................................................................26
CHƯƠNG 2............................................................................................................ 28
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................28
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................28
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................28
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................28
2.2 Nội dung nghiên cứu............................................................................................28
2.2.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội Xã Thanh Xương.....................................28

2.2.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp Xã Thanh Xương.........................................28
2.2.3 Tình hình sử dụng thuốc BVTV ở Xã Thanh Xương......................................28
2.2.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng thuốc BVTV và phân bón
nhằm tăng hiệu sản xuất theo định hướng bảo vệ môi trường...........................29
2.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................29
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp........................................................29
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp..........................................................29
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................29
CHƯƠNG 3............................................................................................................ 30
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................................30
3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Xã Thanh Xương........................................30
3.1.1 Điều kiện tự nhiên............................................................................................30

a) Vị trí địa lý..................................................................................................30
b) khí hậu, thời tiết..........................................................................................30
c) Thuỷ văn......................................................................................................31
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................................31

a) Tài nguyên đất đai.......................................................................................31
b) nguồn nhân lực............................................................................................31
c) Tình hình sản xuất nông nghiệp..................................................................32
d) Chăn nuôi....................................................................................................33
e) Về lâm nghiệp.............................................................................................33

iv


f) Kinh doanh dịch vụ......................................................................................34
g) Giao thông thủy lợi.....................................................................................34
3.2. Thực trạng sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp của người dân xã Thanh

Xương 35
3.2.1 Các loại thuốc BVTV thường sử dụng.............................................................35
Bảng 3.3 Một số loại thuốc BVTV được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tại xã
Thanh Xương..............................................................................................................36
Bảng 3.5: Kết quả điều tra về thời điểm phun thuốc BVTV trên địa bàn xã Thanh
Xương 39
3.3 Thực trạng sử dụng phân bón hoá học ở xã Thanh Xương.................................43
3.3.1 Các loại phân vô cơ được sử dụng ở xã Thanh Xương..............................43
3.3.2 Liều lượng các loại phân bón hóa học.........................................................44
3.4 Sự áp dụng các biện bảo hộ lao động và tình hình tham gia tập huấn vê sử
dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học..................................................................46
3.4.1 Sự áp dụng các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc BVTV và phân bón
hoá học 46
Bảng 3.11: Sử dụng bảo hộ lao động khi phun thuốc BVTV của các nông hộ tại xã
Thanh Xương..............................................................................................................46
3.4.2 Tình hình tham gia tập huấn về sử dụng thuốc BVTV và phân bón hoá học. 47
3.5 Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý thuốc BVTV và phân bón hóa học bảo
vệ môi trường xã Thanh Xương.................................................................................48
3.5.1 Về thuốc BVTV.............................................................................................48

a) Đối với cơ quan chuyên môn......................................................................48
b) Đối với người dân.......................................................................................48
c) Đối với người kinh doanh thuốc..................................................................49
3.5.2 Đối với phân bón hóa học................................................................................49
PHẦN 4 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................52
4.1 Kết luận.................................................................................................................52
4.2 Kiến nghị...............................................................................................................52

v



TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................54

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy sinh học...................9
Bảng 1.2: Phân loại thuốc BVTV theo độc tính.....................................................9
Bảng 1.3:Tính bền của một số thuốc trừ sâu Chlorine hữu cơ ở trong đất.......16
Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Thanh Xương......................32
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng của xã năm 2015...........32
Bảng 3.6: Liều lượng sử dụng một sô loại thuốc của người dân........................40
xã Thanh Xương....................................................................................................40
Việc dùng thuốc hỗn hợp có thể phun một lần kết hợp trừ được nhiều loại sâu
bệnh hại, hiệu quả tốt hơn mà lại ít tốn công sức. Theo kết quả điều tra cho
thấy phương thức sử dụng thuốc của người dân cũng rất khác nhau, đa dạng.
Tuy nhiên, phần lớn các hộ đều sử dụng phương thức phun đơn, bị sâu bệnh
nào thì phun thuốc sâu bệnh đó. Còn phun hỗn hợp thì chỉ kết hợp thuốc trị
bệnh với nhau hay thuốc trừ sâu với trừ sâu; chứ không kết hợp phun các loại
khác nhau cho 1 lần phun.....................................................................................41
Bảng 3.7: Phương thức sử dụng thuốc BVTV của người dân xã.......................42
Thanh Xương.........................................................................................................42
Bảng 3.8: Cách xử lý bao bì thuốc sau khi sử dụng của người dân...................42
Bảng 3.9 Một số loại phân vô cơ được sử dụng ở xã Thanh Xương..................43
Bảng 3.10: Lượng phân bón hóa học cho các cây trồng chính...........................45
Bảng 3.12: Tình hình tham gia tập huấn về sử dụng thuốc BVTV và phân bón
hóa học của người dân xã Thanh Xương.............................................................47

vi



vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Con đường phát tán các hóa chất BVTV trong tự nhiên...................13
Hình 1.2: Tồn lưu thuốc BVTV trong đất...........................................................16
Hình 1.3: Biểu đồ cung cầu các loại phân chính năm 2014................................23
Hình 1.4: Biểu đồ tỷ trọng nhu cầu phân bón theo khu vực năm 2014.............23

viii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: tổ chức lương thực thế giới

IFA

: Hiệp hội phân bón quốc tế

NXB

: Nhà xuất bản

UBNN


: Ủy bản nhân dân

HĐNN

: Hội đồng nhân dân

NQHĐNN

: Nghị quyết hội đồng nhân dân

THCS

: Trung học cơ sở

ix


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển theo hướng công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Dân số ngày càng tăng đồng nghĩa với nhu
cầu tăng lên về lương thực thực phẩm. Nhưng diện tích cho sản xuất nông
nghiệp ngày càng giảm thay vào đó là diện tích cho các nhà máy sản xuất
công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy, việc phải áp dụng khoa học kỹ thuật và
nghiên cứu ra nhiều giống lúa mới giúp tăng năng suất sản lượng cũng như
chất lượng để đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện nay là
một điều tất yếu.
Điện Biên là 1 tỉnh vùng núi phía Tây Bắc cách Hà Nội 500km về phía
tây có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi dài theo hướng Tây dọc

biên giới Việt- Lào. Xen lẫn với những dãy núi cao là thung lũng, sông suối
nhỏ hẹp và dốc phân phố khắp nơi trong địa bàn tỉnh. Đặc biệt thung lũng
Mường Thanh với bề mặt phẳng rộng đã tạo cho tỉnh có cánh đồng Mường
Thanh rộng lớn.
Nhờ vào điều kiện tự nhiên vốn có từ một tỉnh thường xuyên phải nhận
viện trợ của Trung ương. Đến nay, không chỉ đảm bảo lương thực trong tỉnh
mà còn dư xuất bán ra ngoài tỉnh.
Ở một số khu vực địa lý bao gồm các xã như xã Thanh Xương, xã Thanh
Chăn, xã Thanh An, xã noong hẹt, xã Sam Mứn, xã Thanh Hưng…thuộc
huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên. Đây là một thung lung lớn dạng hình lòng
chảo mở rộng, xung quanh có núi cao bao bọc, nằm ở độ cao 450-550m, có
độ dốc 3-50, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Khu vực này là đất phù sa và
đất đỏ vàng, nâu vàng có thành phần từ trung bình đến thịt nhẹ. Nhiệt độ
trung bình năm 22,40C tổng tích ôn trên 80000C. Mùa đông ít khi có sương
muối và bang giá lượng mưa từ 1400-2500mm/năm độ ẩm trung bình năm đạt

1


từ 81- 84%. Rất thích hợp cho canh tác lúa nước tạo nên sản phẩm gạo có tính
chất riêng biệt cho Điện Biên.
Thanh Xương là một xã phát triển kinh tế chủ yếu về sản xuất nông
nghiệp. Đặc biệt là trồng lúa nước, với khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng đã tại
điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại tàn phá
mùa màng. Do vậy, việc người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón hóa học để tăng năng xuất và phòng trừ dịch hại bảo vệ cây trồng là điều
không tránh khỏi. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân
bón đang gây ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường, hệ sinh thái, gây suy thoái
đất cũng như ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp tới sức khỏe con người. Xuất
phát từ thực tế đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp ở
Xã Thanh Xương- Huyện Điện Biên- Tỉnh Điện Biên”.
Mục đích và yêu cầu nghiên cứu của đề tài
Mục đích
-

Đánh giá thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa

học trong sản xuất nông nghiệp ở Xã Thanh Xương – Huyện Điện Biên –
Tỉnh Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
hóa học hợp lý để giảm thiểu tác động lên môi trường và sức khỏe con người
ở Xã Thanh Xương – Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên.
Yêu cầu
- Sử dụng phiếu điều tra nông hộ để nghiên cứu hiện trạng sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật và phân bón hóa học của người dân ở Xã Thanh Xương –
Huyện Điện Biên – Tỉnh Điện Biên.
- Điều tra, tìm hiểu về các loại thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
đang được người dân sử dụng trên địa bàn Xã Thanh Xương trong những năm
gần đây. Chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng hóa chất
trong sản xuất nông nghiệp.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu chung về thuốc BVTV
1.1.1 Lịch sử phát triển thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam
a) Trên thế giới

Theo PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007). Quá trình phát triển
của biện pháp hóa học BVTV có thể chia thành một số giai đoạn như sau.
• Giai đoạn 1 (trước thế kỷ 20): Với trình độ canh tác lạc hậu, các
giống cây trồng có năng suất thấp, tác hại của dịch hại còn chưa lớn. Để bảo
vệ cây, người ta dựa vào các biện pháp canh tác và giống sẵn có. Sự phát triển
nông nghiệp trông chờ vào sự may rủi.
Tuy nhiên, từ lâu con người cũng đã biết sử dụng các loài cây độc và
lưu huỳnh trong tro núi lửa để trừ sâu bệnh. Từ thế kỷ 19, hàng loạt sự kiện
đáng ghi nhớ, tạo điều kiện cho biện pháp hóa học ra đời. Benediet Preves t
(1807) đã chứng minh nước đun sôi trong nồi đồng có thể diệt bào tử nấm
than đen Ustilaginales. Năm 1848 lưu huỳnh được dùng để trừ bệnh phấn
trắng Erysiphacea hại nho; dung dịch boocđô ra đời năm 1879; lưu huỳnh vôi
dùng diệt trừ rệp sáp Aspidiotus perniciosus hại cam (1881). Mở đầu cho việc
dùng các chất xông hơi trong BVTV là sự kiện dùng HCN trừ rệp vảy
Aonidiella aurantii hại cam (1887). Năm 1889, aseto asenat đồng được dùng
trừ sâu Leptinotarsa decemeatas hại khoai tây. 1892 gipxin (asenat chì) được
dùng để trừ sâu ăn quả, sâu rừng Porthetria dispr. Nửa cuối thế kỷ 19 cacbon
disulfua (CS2) được dùng để chống chuột đồng và các ổ rệp Pluylloxera hại
nho. Nhưng biện pháp hóa học lúc này vẫn chưa có vai trò đáng kể trong sản
xuất nông nghiệp.
• Giai đoạn 2 (từ đầu thế kỷ 20 đến năm 1960): các thuốc trừ dịch hại
hữu cơ ra đời, làm thay đổi vai trò của biện pháp hóa học trong sản xuất nông
nghiệp. Ceresan – thuốc trừ nấm thủy ngân hữu cơ đầu tiên (1913); các thuốc

3


trừ nấm lưu huỳnh (1940); rồi đến các nhóm khác. Thuốc trừ cỏ còn xuất hiện
muộn hơn (những năm 40 của thế kỷ 20). Việc phát hiện khả năng diệt côn
trùng của DDT (1939) đã mở ra cuộc cách mạng của biện pháp hóa học

BVTV. Hàng loạt các thuốc trừ sâu ra đời sau đó: clo hữu cơ (những năm
1940 - 1950); các thuốc lân hữu cơ, các thuốc cacbamat (1945 – 1950). Lúc
này người ta cho rằng: mọi vấn đề BVTV đều có thể giải quyết bằng thuốc
hóa học. Biện pháp hóa học được khai thác ở mức tối đa, thậm chí người ta
còn hy vọng nhờ thuốc hóa học để loại trừ hẳn một loài dịch hại trong một
vùng rộng lớn. Từ cuối những năm 1950 những hậu quả xấu của thuốc BVTV
gây ra cho con người, môi sinh và môi trường được phát hiện. Khái niệm
phòng trừ tổng hợp sâu bệnh ra đời.
• Giai đoạn 3 (những năm 1960 – 1980): việc lạm dụng thuốc BVTV
đã để lại những hậu quả xấu cho môi sinh môi trường, dẫn đến tình trạng
nhiều chương trình phòng chống dịch hại của nhiều quốc gia và các tổ chức
quốc tế dựa vào thuốc hóa học đã bị sụp đổ, tư tưởng sợ hãi không dám sử
dụng thuốc BVTV xuất hiện; thậm chí có người còn cho rằng, cần loại bỏ
không sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Tuy vậy, nhiều thuốc BVTV mới với nhiều ưu điểm an toàn hơn đối
với môi sinh môi trường, như thuốc trừ cỏ mới, thuốc trừ sâu nhóm perethroid
tổng hợp (1970), các thuốc trừ sâu bệnh có nguồn gốc sinh học hay tác động
sinh học, các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng vẫn liên tục ra
đời. Lượng thuốc BVTV được dùng trên thế giới không những không giảm
mà còn tăng lên không ngừng.
• Giai đoạn 4 (từ những năm 1980 đến nay): Vấn đề bảo vệ môi
trường được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhiều loại thuốc BVTV mới, trong đó
có nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh sinh học, có hiệu quả cao với dịch hại, nhưng
an toàn với môi trường ra đời. Vai trò của biện pháp hóa học đã được thừa
nhận. Tư tưởng sợ thuốc BVTV đã bớt dần. Quan điểm phòng trừ tổng hợp
được phổ biến rộng rãi.

4



b) Ở Việt Nam
• Trước năm 1957: Biện pháp hóa học hầu như không có vị trí trong
sản xuất nông nghiệp. Một lượng nhỏ sulfat đồng được sử dụng ở một số đồn
điền do Pháp quản lý để trừ bệnh gỉ sắt cà phê và phytophthora cao su và một
ít DDT được dùng để trừ sâu hại rau.
Việc thành lập tổ hóa BVTV (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt đã
đánh dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV được sử
dụng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ sâu gai, sâu cuốn
lá lớn bùng phát ở Hưng Yên (vụ Đông Xuân 1956 – 1957). Ở miền Nam
thuốc BVTV được sử dụng năm 1962.
• Giai đoạn từ 1957 – 1990: Trong thời kỳ bao cấp, việc nhập khẩu,
quản lý và phân phối thuốc do Nhà nước độc quyền thực hiện. Nhà nước nhập
rồi phân phối cho các tỉnh thành với giá bao cấp. Bằng mạng lưới vật tư nông
nghiệp địa phương. Thuốc BVTV được phân phối thẳng xuống hợp tác xã
nông nghiệp. lượng thuốc được sử dụng không nhiều với 15000 tấn thành
phẩm/năm với khoảng 20 loại thuốc trừ sâu (chủ yếu) và thuốc trừ bệnh. Đa
phần là những loại thuốc có độ tồn lưu lâu trong môi trường và có độ độc cao.
Việc quản lý thuốc dễ dàng và thuốc giả thuốc kém chất lượng không có điều
kiện phát triển.
• Giai đoạn từ năm 1990 đến nay: Thị trường thuốc BVTV thay đổi cơ
bản, nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Nguồn hàng
phong phú nhiều chủng loại được cung ứng kịp thời, nông dân có điều kiện
lựa chọn thuốc, giá cả ổn định có lợi cho nông dân. Lượng thuốc BVTV qua
các năm đều tăng. Nhiều loại thuốc mới, dạng thuốc mới hiệu quả hơn, an
toàn hơn với môi trường được nhập. Công tác quản lý thuốc BVTV đạt hiệu
quả đáng khích lệ.
1.1.2 Khái niệm và phân loại thuốc BVTV
1.1.2.1 khái niệm thuốc BVTV

5



- Theo PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007): thuốc BVTV
(sản phẩm nông dược) là những chế phẩm có nguồn gốc hóa chất, thực vật,
động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng trừ các sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật gồm: các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật hại
tài nguyên thực vật; các chế phẩm điều hòa sinh trưởng thực vật; chất làm
rụng hay khô lá; các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hay thu hút các loài sinh
vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
- Thuốc BVTV là những hợp chất hóa học (vô cơ, hữu cơ), những chế
phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng…),
những chất có nguồn gốc động vật, thực vật, được sử dụng để bảo vệ cây
trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng,
nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại…).
Theo quy định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc bảo vệ
thực vật (ban hành kèm theo nghị định số 58/2002/NĐ – CP ngày 03/6/2002
của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực
vật, thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chế phẩm có tác dụng điều hòa sinh
trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch
mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng
máy móc,…) các chất phẩm có tác dụng xua đuổi hay thu hút các loài sinh vật
gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại.
Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại,...)
có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất được dùng để diệt trừ
chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại. (theo Chi Cục BVTV Phú Thọ, 2009).

6



1.1.2.2 Phân loại thuốc BVTV
a)

-

theo nguồn gốc sản xuất và cấu trúc hóa học
nguồn gốc hữu cơ bao gồm các nhóm chính như:
Các chất trừ sâu có chứa Clo: DDT, Clodan.
Các chất trừ sâu có chứa phốt pho: Wophatox, Diazinon, Malathion,

Monitor...
- Nhóm các hợp chất cacbamat: Sevin, Furadan, Mipcin, Bassa.
- Các chất trừ sâu thủy ngân hữu cơ.
- Các dẫn xuất của hợp chất nitro.
- Các dẫn xuất của urê.
- Các dẫn xuất của axit propionic
- Các dẫn xuất của axít xyanhydric.
• Nguồn gốc vô cơ bao gồm các nhóm chính sau:
- Các hợp chất chứa đồng.
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh.
- Các hợp chất chứa thủy ngân.
- Chất trừ sâu có nguồn gốc thực vật, sinh học là ancaloid, thực vật có
chứa nicotin, anabanzin, pyrethroid và một số loại khác.
• Nguồn gốc thảo mộc: bao gồm các thuốc bảo vệ thực vật được làm
từ cây cỏ hoặc chiết xuất từ cây cỏ có khả năng diệt trừ dịch hại.
• Nguồn gốc sinh học: gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên
địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (như các loài kháng sinh) có khản
năng tiêu diệt dịch hại.
b) Phân theo dạng thuốc

• Dạng nhũ dầu: là thuốc ở thể lỏng, trong suốt, dễ bắt lửa cháy nổ.
Ví dụ: Tilt 250 ND, Basudin 40 EC, DC-Trons Plus 98.8 EC.
• Dạng dung dịch: thuốc hòa tan đều trong nước, không chứa hóa sữa.
Ví dụ: Bonanza 100 DD, Baythroid 5 SL, Glyphadex 360 AS.
• Dạng bột hòa nước: thuốc dạng bột mịn, phân tán trong nước tạo
thành dung dịch huyền phù. Ví dụ: Viappla 10 BTN, Vialphos 80 BHN,
Copper-zinc 85 WP,
Padan 95 SP.
• Dạng huyền phù: Appencarb super 50 FL, Carban 50 SC
• Dạng hạt: thuốc chủ yếu rãi vào đất. Ví dụ: Basudin 10 H, Regent 0.3 G
• Dạng viên: chủ yếu rãi vào đất, làm bả mồi. Ví dụ: Orthene 97
Pellet, Deadline 4% Pellet.

7


• Thuốc phun bột: dạng bột mịn, không tan trong nước, rắc trực tiếp.
Ví dụ Karphos 2 D
c) phân theo đối tượng phòng chống.
• thuốc trừ sâu (Insecticide):
Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng đến
cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người. Trong thuốc trừ sâu,
dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh trưởng, người ta còn chia
ra: thuốc trừ trứng (Ovicide ), thuốc trừ sâu non ( Larvicide).
• Thuốc trừ bệnh (Fungicide):
Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hoá học (vô cơ và
hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực
vật ), có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề
mặt cây, xử lý giống và xử lý đất..

• Thuốc trừ cỏ (Herbicide):
Các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự sinh trưởng cây
trồng, các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình
kiến trúc, sân bay, đường sắt... và gồm cả các thuốc trừ rong rêu trên ruộng,
kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất.
• Thuốc diệt chuột (Rodenticde hay Raticide):
Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt
tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột
gây hại trên ruộng, trong nhà và kho tàng và các loài gậm nhấm. Chúng tác
động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi ( ở nơi kín đáo).
• Thuốc trừ nhện (Acricide hay Miticide)
Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài
thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện thông dụng hiện
nay đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là những thuốc đặc
hiệu có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây hại cho côn trùng
có ích và thiên địch. Nhiều loại trong chúng còn có tác dụng trừ trứng và nhện
mới nở; một số khác còn diệt nhện trưởng thành. Nhiều loại thuốc trừ nhện có
thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu nóng.

8


• Thuốc diệt côn trùng:
Là thuốc có khả năng chống lại các côn trùng có hại trong nhà và nơi
công cộng như ruồi, muỗi…
• Thuốc trừ ốc:
Là thuốc diệt trừ ốc bươu vàng bằng cách tác động đến hệ hô hấp và
tiêu hoá của ốc: khi phun trên ruộng, thuốc xâm nhập vào ốc qua miệng, ngăn
cản chức năng hô hấp và tiêu hoá, làm cho ốc ngạt thở hoặc đói mà chết.
• Thuốc điều hòa sinh trưởng, phân bón lá:

Thuốc được ứng dụng với nhiều mục đích khác như kích thích hoặc
kìm hãm nẩy mầm của củ giống (khoai, hành, tỏi), kích thích ra nhiều hoa đực
hoặc hoa cái (dưa, bầu, bí), tạo quả ít hoặc không hạt (nho, cam, chanh, cà
chua, dưa), làm rụng lá để dễ thu hoạch (đậu, bông), làm cây thấp lại để tăng
mật độ trồng (bông vải), tạo dáng cho cây cảnh…
Có thể nói các chất điều tiết sinh trưởng thực vật có tác dụng thật kỳ diệu,
điều khiển được cây trồng sinh trưởng phát triển theo ý muốn của con người.
• Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide):
Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ
tuyến trùng rễ cây trồng trong đất, hạt giống và cả trong cây.
d) Phân theo thời gian phân hủy sinh học.
Bảng 1.1: Phân loại thuốc BVTV theo thời gian phân hủy sinh học
Độ bền
Thời gian
Kém bền vững
≤ 1 tháng
Bền vững trung bình
1 – 6 tháng
Bền vững
0,5 – 2 năm
Rất bền vững
≥ 2 năm
e) Phân loại theo mức độ độc tính của WHO
Bảng 1.2: Phân loại thuốc BVTV theo độc tính
Phân nhóm độc

Qua miệng (LD50)
Thể rắn
Thể lỏng


Qua da (LD50)
Thể rắn
Thể lỏng

I.a. Độc mạnh (có
vạch màu đỏ trên

≤5

≤20

≤10

≤40

bao bì)
I.b. Độc (có vạch đỏ

5 – 50

20 – 200

10 – 100

40 – 400

9


trên bao bì)

II. Độc trung bình
(vạch màu vàng trên
bao bì)
III. Độc ít (vạch màu
xanh lam)
IV. Độc rất nhẹ
(vạch màu xanh lá

50 -500

200 - 2000

100 -1000

400 - 4000

500-2000

2000-3000

>1000

>4000

>2000

>3000

cây)
Chú thích: LD50 là liều độc cần thiết để giết chết 50% chuột thực

nghiệm. Liều 5mg/kg thể trọng tương đương 1 giọt uống hay nhỏ mắt. Liều 550 tương đương với 2 thìa súp. Giá trị LD50 càng nhỏ thì hoá chất đó càng độc.
Thuật ngữ “thể rắn”, “thể lỏng” là tình trạng lý học của thuốc BVTV
được phân loại.
1.1.3 Tình hình sản xuất và sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt
Nam
a) Trên thế giới
Theo PGS.TS Nguyễn Trần Oánh và cộng sự (2007). Giá trị tiêu thụ
thuốc trên thế giới và số hoạt chất tăng lên không ngừng, số chủng loại ngày
càng phong phú. Nhiều loại thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn cho môi
sinh môi trường liên tục xuất hiện bất chấp các quy định quản lý ngày càng
chăt chẽ của các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên
cứu để ra một loại thuốc mới ngày càng lớn.
Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc BVTV tiêu thụ có xu hướng
giảm, nhưng giá trị của thuốc không ngừng tăng lên.
Theo ước tính, hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 2,5 triệu tấn thuốc
BVTV đủ các loại và là một nguồn lợi rất lớn cho những quốc gia sản xuất.
Chỉ tính riêng cho ba hãng sản xuất hoá chất lớn ở Hoa Kỳ là Monsanto,
Dow, và DuPont, năm 2000 họ thu về tổng cộng là 8,667 tỷ Mỹ kim chỉ tính
riêng cho hoá chất BVTV mà thôi. Trung Quốc là quốc gia thứ nhì trên thế

10


giới sản xuất 424.000 tấn cho năm 2000. Mặc dù DDT đã bị cấm sản xuất và
tiêu dùng trên thế giới nhưng Trung Quốc, Ấn Độ và Ý là những quốc gia còn
lại vẫn tiếp tục sản xuất bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc. (Bộ Nông
nghiệp – PTNT, 2004).
Theo khuyến cáo của FAO thì trên thị trường có hơn 30% hoá chất
BVTV không đáp ứng được tiêu chuẩn yêu cầu và chứa nhiều tạp chất độc hại
cũng như có rất nhiều hoá chất đã bị cấm sử dụng trên thế giới.

Ngày nay, biện pháp hóa học BVTV được phát triển theo các hướng
chính sau:
- Nghiên cứu các hoạt chất mới có cơ chế tác động mới, có tính chọn
lọc và hiệu lực trừ dịch hại cao hơn, lượng dùng nhỏ hơn, tồn lưu ngắn, ít độc
và dễ dùng hơn. Thuốc sinh học được chú ý sử dụng hơn.
- Tìm hiểu các phương pháp và nguyên liệu để gia công các dạng thuốc
mới ít ô nhiễm, hiệu lực dài, dễ dùng, loại dần dạng thuốc gây ô nhiễm môi
trường.
- Nghiên cứu công cụ phun cải tiến và cải tiến các công cụ hiện có để
tăng khả năng trang trải và tăng khả năng bám dính, giảm đến mức tối thiểu
sự rửa trôi của thuốc. Thay việc phun thuốc sớm đại trà và định kỳ bằng phun
thuốc khi dịch hại đạt đến ngưỡng.
b) Ở Việt Nam
Từ năm 1990 trở lại đây do nhiều nguồn hàng, mạng lưới lưu thông quá
rộng rãi gây khó cho công tác quản lý; quá nhiều tên thuốc đẩy người sử dụng
khó lựa chọn được thuốc tốt và việc hướng dẫn kỹ thuật dùng thuốc cũng gặp
không ít khó khăn. Tình trạng lạm dụng thuốc, tư tưởng ỷ lại biện pháp hoá
học đã để lại những hậu quả xấu cho sản xuất và sức khoẻ con người. Ngược
lại, có nhiều người “bài xích” thuốc BVTV, tìm cách hạn chế, thậm chí đòi
loại bỏ thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp và tìm cách thay thế bằng
các biện pháp phòng trừ khác.
Mạng lưới sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV tăng nhanh và khó kiểm
soát. Ðến năm 2010 cả nước có hơn 200 công ty sản xuất, kinh doanh thuốc
BVTV, 93 nhà máy, cơ sở sản xuất thuốc và 28.750 cửa hàng, đại lý buôn bán

11


thuốc BVTV. Trong khi đó, hệ thống thanh tra BVTV mỏng, yếu, cơ chế hoạt
động khó khăn. Theo tính toán, hiện nay, một thanh tra viên phụ trách 290

đơn vị sản xuất, buôn bán thuốc BVTV, 100.000 ha đất trồng trọt và 10 vạn
hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV. Mạng lưới này là quá tải, rất khó kiểm
soát (Trương Quốc Tùng, 2012).
Thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong số
hơn 1.100 địa điểm bị ô nhiễm hóa chất BVTV thuộc nhóm POP, có tới 289
kho chứa nằm rải rác tại 39 tỉnh trong cả nước, tập trung chủ yếu ở Nghệ An,
Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong số này, có tới 89 điểm đang gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng do tình trạng kho bãi xuống cấp và rò rỉ hóa chất
(Hồng Phượng, 2011).
Lo ngại hơn, có đến 81,4% số người mua thuốc để ngay trong nhà, 16%
để ngoài vườn và 7% để thuốc trong chuồng lợn, 94% số hộ sử dụng thuốc
không có hướng dẫn, chỉ có 20% hiểu biết về tính chất độc hại của thuốc,
70% số người pha chế và sử dụng thuốc không theo hướng dẫn, 50% dùng tay
pha chế thuốc... Điều này cho thấy sự thiếu hiểu biết về những tác hại của
người sản xuất. Cùng với đó, các loại bao bì, chai lọ đựng đựng thuốc BVTV
không được xử lý đúng cách cũng đang là mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng
tới sức khỏe cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường. Mới đây, kết quả kiểm tra
25 mẫu rau của Cục Bảo vệ Thực vật tại các tỉnh phía Bắc cho thấy có tới
44% mẫu rau có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 4% có hoạt chất độc hại
vượt quá giới hạn cho phép. Kiểm tra 35 mẫu rau tại các tỉnh phía Nam cũng
phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc BVTV, trong đó 8,6% mẫu có hàm
lượng cao vượt mức. Thực tế này đã dẫn đến con số 4515 người bị nhiễm độc
thuốc BVTV với 138 trường hợp tử vong chỉ tính riêng trong năm 2009
(Hồng Phượng, 2011).
Tuy vậy, vai trò của biện pháp hoá học trong sản xuất nông nghiệp
vẫn được thừa nhận. Để phát huy hiệu quả của thuốc BVTV và sử dụng
chúng an toàn, phòng trừ tổng hợp là con đường tất yếu phải đến. Phải phối

12



hợp hài hoà các biện pháp trong hệ thống phòng trừ tổng hợp; sử dụng
thuốc BVTV là biện pháp cuối cùng, khi các biện pháp phòng trừ khác sử
dụng không hiệu quả.
1.1.4 Vai trò, ảnh hưởng của thuốc BVTV
1.1.4.1 Vai trò của thuốc BVTV đối với sản xuất và hệ sinh thái
Vai trò của thuốc BVTV đã được khẳng định đối với ngành trồng trọt
ngay từ buổi đầu của lịch sử phát triển. Nhìn chung, thuốc BVTV có những
tác động có lợi lớn đối với cây trồng như:
- Việc sử dụng thuốc BVTV tuân theo 4 đúng (đúng lúc, đúng liều,
đúng loại, đúng kỹ thuật) sẽ đẩy lùi dịch hại, diệt cỏ dại và tạo điều kiện cho
cây trồng tận dụng được những điều kiện phát triển tối ưu của kỹ thuật thâm
canh, giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi, đạt năng suất cao, chất lượng
nông sản cao.
- Cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc, ít cực nhọc cho nông dân.
- Ngăn chặn kịp thời những đợt dich hại lớn xảy ra.
- Một số thuốc BVTV còn có tác dụng kích thích giúp cây trồng phát triển
tốt, khỏe mạnh hơn như 2,4 – D dùng xịt cỏ còn giúp lúa đẻ nhánh mạnh hơn.
Giúp điều khiển sinh trưởng, phát triển của cây trồng theo chủ ý của con người.
- Dễ dàng cho việc cơ giới hóa nông nghiệp (thuốc làm rụng bông, khô
thân khoai tây…).
1.1.4.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV.
a) Ảnh hưởng của thuốc BVTV đối với môi trường
Thuốc BVTV
Bị phân tán
Bốc hơi

Tích tụ
trong ao,
hồ, sông


chuyển thành hơi
Nước vận chuyển

Tích tụ trong đất
Làm ô nhiễm nước ngầm

Bốc hơi

Tích tụ
trong đại
dương

Hình 1.1: Con đường phát tán các hóa chất BVTV trong tự nhiên

13


Theo PGS.TS Nguyễn Kim Vân, Hội khoa học kỹ thuật BVTV Việt
Nam khẳng định thuốc BVTV là con dao 2 lưỡi dễ dẫn đến hậu quả tai hại
làm ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Lượng thuốc BVTV tại Việt Nam tăng quá nhanh. Danh mục thuốc
được sử dụng đến năm 2013 lên đến 1643 hoạt chất. trong khi đó các nước
trong khu vực như Trung Quốc là 630. Thái Lan, Malaysia là 400- 600 hoạt
chất.
Tháng 03/2015 danh mục thuốc BVTV được sử dụng lên đến 4065
thương phẩm với 1758 hoạt chất (theo thông tư 03/2015 của Bộ NNPTNT).
Theo ông Hồ Kiên Trung, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và
Cải thiện môi trường Tổng cục môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho
biết nếu như trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng hàng năm

khoảng 6500 – 9000 tấn thì trong 3 năm gần đây, hàng năm Việt Nam nhập
và sử dụng từ 70.000 đến 100.000 tấn. Tăng gấp 10 lần.
Điều đáng nói, theo PGS Đỗ Kim Vân, hầu hết thuốc BVTV tại Việt
Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam
nhập khẩu bình quân trên 70.000 tấn thành phẩm hàng năm với trị giá từ 210 774 triệu USD. Trên 90% thuốc BVTV được nhập khẩu từ Trung Quốc. Bên
cạnh đó, còn có một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu chưa kiểm soát được.
Theo một con số được các chuyên gia quốc tế đưa ra đầu tháng 9/2014
có tới 80% lượng thuốc BVTV tại Việt Nam không được sử dụng đúng quy
cách, không cần thiết và rất lãng phí.
Theo ông Hồ Kiên Trung lượng thuốc BVTV sử dụng rất lớn, ô nhiễm
môi trường do hóa chất BVTV tồn lưu gây ra tại Việt Nam đang trở lên ngày
một nghiêm trọng hơn. Kết quả điều tra cho thấy, các điểm tồn lưu hóa chất
bảo vệ thực vật từ năm 2007 -2009 là 1153 khu vực gây ô nhiễm trên địa bàn
35 tỉnh, thành phố. Đến năm 2015 là 1562 điểm tồn lưu trên địa bàn 46 tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương.
“Như vậy căn cứ vào số lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm thì môi
trường Nông nghiệp Việt Nam có khoảng từ 150 - 200 tấn thuốc từ bao bì

14


×