Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

CHIẾN lược MARKETING địa PHƯƠNG NHẮM THU hút KHÁCH DU LỊCH đến với ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.67 KB, 32 trang )

CHIẾN LƯỢC MARKETING ĐỊA PHƯƠNG NHẮM THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH ĐẾN VỚI ĐỒNG NAI:
TÓM TẮT:
Đồng Nai với vị trí địa lý thuận lợi là một lợi thế cho tỉnh trong việc
thu hút khách du lịch, đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế đến các
vùng trong nước và nước ngoài, là tiền đề quan trọng góp phần phát
triển ngành du lịch cũng như các ngành kinh tế khác. Sản phẩm du
lịch từng bước được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng. Bên cạnh
các khu điểm du lịch đang hoạt động, khai thác (Vườn Quốc Gia Cát
Tiên, Bò Cạp Vàng, Thác Giang Điền, Thác Mai-Hồ nước nóng…),
với tiềm năng phát triển du lịch, hiện nay một số loại hình du lịch theo
hướng gắn phát triển du lịch với các giá trị văn hóa trên địa bàn đang
được nghiên cứu, liên kết, khai thác có hiệu quả như du lịch sông, du
lịch làng nghề, du lịch sinh thái vườn. Với ưu thế to lớn đó, Đồng Nai
cần chú trọng đến các thế mạnh của mình để xây dựng chiến lược
Marketing địa phương nhằm thu hút các khách du lịch đến Đồng
Nai.Từ khóa: Du lịch, Marketing địa phương, tiềm năng phát triển,
Ưu thế du lịch
With a favorable geographical position, Đồng Nai City has he
advantage of attracting tourists and expanding its economic links with


other regions in the country and abroad. It isalsoan important
prerequisite that contributes to the development of tourism as well as
other economic sectors. Tourism products are gradually diversifying
and improving quality. Besides the tourist areas are operating, mining
(Cat Tien National Park, Scorpio Gold, Giang Dien Waterfall,
Waterfall Lake Mai-Hot ...), with those are rich potential tourist points,
present some kind of tourism towards tourism development
associated with the cultural values in the area being studied, links,
effectively exploiting river tourism, village tourism, ecotourism garden.


With the great advantage that, Dong Nai should focus on its strengths
to build local marketing strategy to attract tourists to Dong NaiKey
words: Tourist Attractions, Local Marketing, development potential,
tourism advantage.
1. Đặt vấn đề:

“Tương lai phát triển các địa phương không tùy thuộc vào vị trí địa
lý, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. Tương lai phát triển của địa
phương tùy thuộc vào chuyên môn, kỹ năng đóng góp, phẩm chất
của con người và tổ chức tại địa phương” (Philip Kotler). Tiếp thị
địa phương tiếp cận từ các vấn đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh
của địa phương hướng ra các đối tượng khách hàng bên ngoài


(nhà đầu tư, khách du lịch và khách hàng), cho đến đối tượng bên
trong (người dân, lãnh đạo và DN). Marketing địa phương là cách
thức nắm vững nhu cầu của khách hàng và có những giải pháp
phù hợp để thu hút khách hàng về với địa phương.Đồng Nai thuộc
khu vực miền Đông nam bộ và vùng KTTĐPN. Nằm ở cửa ngõ
phía Bắc đồng thời là một trung tâm công nghiệp và đô thị của
vùng, tỉnh có vị trí, vai trò rất quan trọng về phát triển kinh tế-xã
hội, giao lưu thương mại và an ninh quốc phòng của vùng
KTTĐPN. Vườn Quốc Gia Cát Tiên là một khu rừng nguyên sinh
rộng lớn, được UNESCO công nhận là khu sinh quyển của thế
giới.Với ưu thế to lớn đó, Đồng Nai cần chú trọng đến các thế
mạnh của mình để xây dựng chiến lược Marketing địa phương
nhằm thu hút các khách du lịch đến Đồng Nai
.2. Marketing địa phương
Marketing địa phương là một thuật ngữ chỉ việc tập hợp các
chương trình hoạt động hỗ trợ được địa phương thực hiện nhằm

cải thiện khả năng cạnh tranh của địa phương và phát triển kinh
tế; vì thế có thể thấy rằng hoạt động Marketing địa phương là một
hoạt động vô cùng cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, marketing địa phương


đang phổ biến và mang lại những lợi thế cạnh tranh vượt trội bền
vững hơn so với địa phương, quốc gia thụ động khác, với tư duy
mới, chính quyền phục vụ người dân, DN và xem bản thân địa
phương mình cũng là một thương hiệu. Sự thành công trong
Marketing địa phương thể hiện những nỗ lực của chính địa
phương đó trong công việc thực hiện chiến lược Marketing cho
địa phương mình.
3.Thực trạng hoạt động phát triển du lịch tại Đồng Nai
3.1. Đánh giá hiện trạng của tỉnh Đồng Nai
3.1.1. Những yếu tố hấp dẫnThứ nhất, Khu dự trữ sinh quyển
thế giới Đồng Nai, 46 di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng đã được
xếp hạng như: núi Chứa Chan – chùa Gia Lào, căn cứ TW Cục
miền Nam, căn cứ Khu ủy miền Đông Nam bộ (chiến khu Đ), địa
đạo Suối Linh và nhiều danh thắng nổi tiếng như: đền thờ Rừng
Sác Nhơn Trạch, khu du lịch Bửu Long, Văn miếu Trấn Biên… ở
Đồng Nai đang là tâm điểm để khai thác du lịch sinh thái rừng.Thứ
hai, Các điểm du lịch trên tuyến sông Đồng Nai: Lênh đênh từ bến
tàu, du khách đến điểm tham quan Làng cá bè Tân Mai trải dài
khoảng 1km. Người dân lập những bè nổi, nuôi bán cá thịt, cá
giống tiêu thụ cho cả thành phố Biên Hòa và các tỉnh – thành lân


cận. Làng nghề có lò gốm Phong Sơn cũng cổ 100 năm hơn,
được xây theo kiến trúc Pháp, là nơi đã trải qua 4 thế hệ sinh

sống mà vẫn giữ được nghề truyền thống của cha ông. Một sản
phẩm gốm hoàn chỉnh phải trải qua nhiều khâu từ khâu trộn đất,
vô khuôn, phơi khô và nung, hoàn tất sản phẩm hoàn toàn bằng
thủ công, du khách sẽ được nhân viên lò gốm chỉ tận tay cách
nhào nặn đất, đắp hình.Thứ ba, cơ sở hạ tầng ở Đồng Nai tương
đối đầy đủ: Bộ mặt của tỉnh đã thay đổi nhanh chóng cùng với sự
phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng. Những năm gần đây, Đồng
Nai được ghi nhận là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển hạ
tầng cơ sở nhanh nhất cả nước, trên địa bàn tỉnh có đủ bốn loại
đường giao thông thông dụng là đường hàng không, đường bộ,
đường sắt, đường biển. Nằm ở khu vực Đông Nam bộ, tỉnh Đồng
Nai cũng có hệ thống đường thủy khá phong phú, với hệ thống
sông Đồng Nai và các kênh rạch chạy qua địa bàn đã tạo cho tỉnh
có một thế mạnh về giao thông thủy.Thứ tư, các tụ điểm mua sắm
là nơi hấp dẫn để du khách tìm đến trong những chuyến đi của
mình. Đồng Nai đã thu hút được các nhà đầu tư như Metro và Big
C để có các trung tâm mua sắm lớn, tấp nập. Ngoài ra trại bò sửa
Long thành, chợ Biên Hòa, vườn cây ăn trái với thương hiệu bưởi


Tân triều, cũng là nơi có tiềm năng thu hút khách lớn.Thứ năm là
các lễ hội tại các cơ sở tín ngưỡng, so với các vùng miền trong cả
nuớc, Đồng Nai không có những lễ hội lớn như ở Bình Dương,
Vũng Tàu (Lễ hội Dinh Cô), An Giang (Lễ giỗ Nguyễn Trung Trực)
… mà chỉ có những lễ hội truyền thống gắn liền các di tích đình
đền, miếu mạo thường diễn ra trong ngày do cư dân tại chỗ đến
cúng viếng; bên cạnh cũng có lễ hội truyền thống của đồng bào
dân tộc bản địa như Đâm trâu của đồng bào dân tộc Mạ - Stiêng,
lễ hội mừng lúa mới của dân tộc Chơ Ro, lễ hội Tả, lễ Làm Chay
của người Hoa… nhưng không thường xuyên, có nơi đáo lệ ba

năm diễn ra một lần hoặc có địa phương do điều kiện kinh tế khó
khăn 5 – 10 năm mới tổ chức một lần.
3.1.2. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh
Các địa phương trong quá trình thực hiện Marketing cần phải biết
mình đang đứng ở đâu và đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ
đang làm gì, họ có ảnh hưởng gì đến chiến lược của địa phương
mình hay không. Trong lĩnh vực thu hút khách du lịch, Đồng Nai
nổi lên với một tỉnh có không khí miền sông nước yên lành,
thoáng đãng, những cù lao, vườn cây ăn trái, Hồ sông suối, bến
cảng đẹp. Đây cũng là lợi thế của Đồng Nai trong thu hút khách du


lịch. Các địa phương như bà Rịa – Vũng tàu Bến Tre, Tiền Giang,
Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, là đối thủ cạnh tranh của Đồng
Nai trong lĩnh vực này.Từ lâu, Bà Rịa – Vũng Tàu đã được du
khách biết đến là một trung tâm du lịch nghỉ mát, tắm biển nổi
tiếng của Việt Nam, trong tổng số 305,4km chiều dài bờ biển của
tỉnh, có khoảng 156km bờ biển đẹp, với những bãi cát dài thoai
thoải, nước trong xanh, ấm áp quanh năm lúc nào cũng có thể
tắm biển được. Tại thành phố Vũng Tàu có các bãi tắm Chí Linh,
Thùy Vân, Bãi Dứa, Bãi Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu. Tại Long Hải có
bãi tắm Thùy Dương. Huyện Xuyên Mộc có các bãi tắm Hồ Tràm,
Hồ Cốc gắn với khu rừng nguyên sinh Bình Châu – Phước Bửu
rộng khoảng 11.290ha. Huyện Côn Đảo có bãi tắm Đất Dốc, Bãi
Cạnh, Bãi Đầm Trâu, Bãi Hòn Tre, Bãi Hòn Cau gắn với Vườn
quốc gia Côn Đảo rộng gần 6.000ha với nhiều loại cây và thú quí
hiếm (rùa, vích, đồi mồi, dugong, sóc đen, sóc mun, thạch sùng
côn đảo, chim bồ câu nicoba, chim gầm gì trắng …)Một sản phẩm
du lịch cũng nổi tiếng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút khá nhiều
du khách, đó là du lịch tắm suối nước nóng, nghỉ ngơi chữa bệnh

tại Bình Châu – Xuyên Mộc. Suối nước nóng ở đây là suối nước
nóng tự nhiên, chảy từ lòng đất lên có nhiệt độ tới 820 C với nhiều


khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Tới đây du khách có thể ngâm
chân, tắm nước nóng trong bồn hoặc tắm bùn, sau đó dạo chơi
trong rừng cây để thư giãn cơ thể.Với Cần Thơ được ví như thủ
đô của miền Tây hay Tây Đô, là điểm đến mang nhiều giá trị văn
hóa đặc thù của sông nước miệt vườn. Đến với Cần Thơ, du
khách vừa có thể cảm nhận nét kiêu sa của khu đô thị sầm uốt
của Đồng Bằng Sông Cửu Long, vừa có thể trải nghiệm vẻ đẹp
bình dị từ thiên nhiên cùng với con người và cuộc sống nơi đây.
Chợ Nổi Cái Răng: Một trong những chợ nổi lớn nhất Đồng Bằng
sông Cửu Long, là nét văn hóa mua bán trên sông đặc thù của
người Nam Bộ với đủ các loại trái cây, đặc sản của vùng sông
nước Miền Tây. Vườn Cò Bằng Lăng: Là một trong những điểm
du lịch sinh thái hấp dẫn du khách tại Thốt Nốt, Cần Thơ. Nhà Cổ
Bình Thủy: Ngôi nhà cổ năm gian hai mái, kiến trúc kiểu Pháp
được gia đình họ Dương xây vào năm 1870, nơi đây còn lưu giữ
nhiều đồ cổ quý giá.Tất cả những điểm đến du lịch trên đều là
những đối thủ cạnh tranh hiện tại của Tỉnh Đồng Nai đối với loại
hình du lịch sông nước; Bên cạnh đó, thái độ văn hóa, văn minh
du lịch trong cộng đồng dân cư còn chuyển biến chậm nên, ý thức


người dân trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường chưa cao ảnh
hưởng đến uy tín của ngành du lịch..
3.1.3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của du lịch
Đồng Nai
• Điểm mạnh- Vị trí địa lý thuận lợi phát triển du lịchĐồng Nai nằm

ở gần trung tâm vùng Đông Nam Bộ, khu vực kinh tế phát triển
năng động nhất nước ta hiện nay. Đồng Nai còn là tỉnh có hoạt
động kinh tế công nghiệp phát triển mạnh mẽ hàng đầu cả nước.
Tỉnh còn là đầu mối giao thông quan trọng nối liền với hai vùng
kinh tế quan trọng là Tây Nguyên và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Trong những năm gần đây, Đồng Nai là đầu mối hạt nhân về khoa
học công nghệ, với những ngành kinh tế có hàm lượng chất xám
cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế trong nước; phía tây giáp
với TP. Hồ Chí Minh, phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía
đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và
phía tây bắc giáp tỉnh Bình Dương..- Tiềm năng du lịch của Đồng
Nai rất lớnĐồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều
di tích văn hóa lịch sử giá trị, và điều kiện tự nhiên thuận lợi nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch vườn, du lịch lễ hội văn hóa... Một
số vùng có tiềm năng phát triển du lịch tại Đồng Nai như Vườn


quốc gia Cát Tiên, Sông Đồng Nai, khu văn hóa lịch sử chiến khu
D, khu du lịch Bửu Long, Cù Lao Phố, làng bưởi Tân Triều,...- Môi
trường sống an toàn và ổn địnhTrong bối cảnh chính trị xã hội
phức tạp ở nhiều tỉnh khác trong cả nước thì Tỉnh Đồng Nai được
đánh giá là có môi trường sống an toàn và ổn định cao hơn nhiều.
Tính cách người dân hiền hòa, trung thực, mến khách cùng với sự
hấp dẫn của cảnh quan thiên nhiên của một tỉnh du lịch tạo nên
một môi trường sống thoải mái và thư giãn. Công tác vệ sinh môi
trường ở đây luôn được quan tâm.
• Điểm yếu- Đồng Nai chưa tạo được nét riêng của mìnhKhu dự
trữ sinh quyển Đồng Nai được công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới” thứ 8 của Việt Nam. Với diện tích 966.563ha, trải
rộng trên địa bàn 5 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dương, Bình

Phước và Đắk Nông; Khu dự trữ Sinh quyển Đồng Nai là nơi cư
trú của hơn 1.400 loài thực vật và hơn 1.780 loài động vật, trong
đó có hơn 1.400 loài thực vật và khoảng 2.000 loài động vật quý
hiếm cùng nhiều di tích lịch sử. Lễ hội du lịch Đồng Nai – khu sinh
thái được tổ chức nhằm làm nổi bật loại hình du lịch này nhưng
vẫn còn mờ nhạt, chưa tạo được dấu ấn riêng của Đồng Nai trong
lòng du khách. Vì thế mỗi khi du khách đến Đồng Nai thường một


đi không trở lại.- Sản phẩm du lịch còn nghèo nànVới Đồng Nai có
nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển tuyến du lịch đường sông trên
địa bàn thành phố Biên Hòa qua các địa danh, di tích danh thắng
như: Đồng Nai có nhiều di tích lịch sử, văn hoá và các điểm du
lịch có tiềm năng: Văn miếu Trấn Biên (Biên Hòa), đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh, khu du lịch Bửu Long, khu du lịch ven sông
Đồng Nai, Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều,...Nguồn nhân lực cho ngành du lịch còn thiếu và yếuHiện nay trong
kinh doanh tiếp thị xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện du lịch ở
Đồng Nai chưa thật chuyên nghiệp và năng động. Chất lượng đội
ngũ làm du lịch còn thấp, chỉ có 0,12% có trình độ trên đại học,
37,74% tốt nghiệp đại học, cao đẳng, số còn lại có trình độ trung
sơ cấp và chưa qua đào tạo. Trong tổng số hơn 200 hướng dẫn
viên có tới 1/3 chưa có bằng đại học. Hướng dẫn viên thành tạo
các thứ tiếng hiếm như Tây Ban Nha, Trung Quốc, Thái, Nhật rất
ít. Bộ phận trực tiếp quan hệ với khách như hướng dẫn viên, lễ
tân, nhân viên buồng, nhà hàng là những bộ phận vừa thiếu vừa
yếu. Ngoài ra, khả năng ngoại ngữ của đội ngũ lao động còn hạn
chế, ảnh hưởng rất lớn đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài


• Cơ hội- Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm năng động nhất

Việt Nam, gần thành phố HCM. Đồng Nai rất thuận lợi trong thu
hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc biệt là khả năng thu
hút khách nội địa từ khu vực này- Việc gia nhập vào tổ chức WTO
đem đến cho Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng nhiều cơ
hội tiếp cận với những thị trường tiềm năng để thu hút khách du
lịch, đồng thời còn là yếu tố thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư
vào lĩnh vực du lịch. Thác Giang Điền vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng,
vừa tràn đầy sức sống; làng bưởi Tân Triều với các loại bưởi
thơm ngon, rượu bưởi đậm đà, các di tích lịch sử, các công trình
kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời là những
cơ hội to lớn của Đồng Nai trong phát triển du lịch.
• Thách thức- Tình hình thế biến động xấu trong những năm gần
đây như khủng hoảng kinh tế, khủng bố, thiên tai, lũ lụt... đã làm
cho lượng khách du lịch giảm mạnh. Ngành du lịch cả thế giới và
cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Ngoài ra, khả năng phối
hợp, liên kết các ngành của Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu
chung của đất nước , làm giảm khả năng cạnh tranh của du lịch
Việt Nam.- Môi trường tự nhiên của Việt nam nói chung , Đồng
Nai nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, ô


nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá nhanh, không có ý thức bảo
tồn cộng với sự quản lý yếu kém và việc ý thức bảo vệ môi trường
kém của người dân.- Khả năng phối hợp, liên kết các ngành của
Việt Nam còn yếu, chưa vì mục tiêu chung của Đất nước, làm
giảm khả năng cạnh tranh của du lịch nước ta.
4. Thực trạng thu hút khách du lịch đến tỉnh Đồng Nai
Từ một xuất phát điểm thấp, du lịch Đồng Nai có mức tăng trưởng
rất ấn tượng: 33% về lượt khách và 32% về doanh thu, bình quân
trong 11 năm, từ 2003 đến 2013, dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng

trong các ngành kinh tế tại Đồng Nai, góp phần quan trọng vào sự
chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp của địa phương. Năm 2013, doanh thu du lịch đạt 698 tỷ
đồng, đón 2.800.830 lượt khách, trong đó có 54.862 lượt khách
quốc tế, chiếm tỉ trọng gần 2% trên tổng lượt khách.Nhìn chung,
doanh thu về dịch vụ lưu trú chiếm tỉ trọng cao nhất, kế đến là dịch
vụ vui chơi giải trí , thứ ba mới đến lưu trú. Dịch vụ vận chuyển và
lữ hành chiếm tỉ trọng thấp nhất, thể hiện hai dịch vụ này kém
phát triển tại Đồng Nai; doanh thu của hai loại dịch vụ này do các
công ty lữ hành TP.HCM khai thác và kiểm soát. Lượng khách


quốc tế so với tổng lượt khách chỉ là một con số rất bé (khoảng
2%).
Bảng 1: Kết quả hoạt động du lịch 2009-2013

Nguồn: Sở VHTT&DL Đồng Nai

4.1. Đặc điểm về khách du lịch đến Đồng Nai
Đặc điểm thị trường (khách du lịch) là yếu tố quan trọng làm cơ sở
cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch và tổ chức hoạt động xúc
tiến quảng bá du lịch. Những đặc điểm chủ yếu của khách du lịch
đến Đồng Nai được xác định thông qua khảo sát bao gồm:
4.1.1. Số lần tham quan trong năm


Trung bình, khách du lịch được phỏng vấn đến Đồng Nai 2,075 lần
trong một năm. Có đến 61% (177 trường hợp) chỉ đến một lần (hoặc
lần đầu), và 24% (69 trường hợp) đến 2 lần trong năm 2010. Cá biệt
có những trường hợp đến rất nhiều lần, người nhiều nhất đã đến 30

lần trong năm, là những thành viên chơi golf tại các sân golf Đồng
Nai. Đây là những khách chủ yếu đến từ TP. HCM và là những người
có khả năng chi trả cao. Cũng cần quan tâm rằng khách được phỏng
vấn hầu hết là người trong khu vực, đi du lịch với cự ly rất gần (đi về
trong ngày), và có khả năng chi trả cao (vì là người dân trong vùng
kinh tế trọng điểm, nơi có bình quân thu nhập cao nhất nước), nhưng
đến các điểm du lịch của Đồng Nai chỉ 1 đến 2 lần /năm là thấp. Điều
này có thể suy diễn tiếp rằng các điểm du lịch Đồng Nai thiếu thu hút.
Phần sau sẽ tiếp tục phân tích du khách đã chọn điểm đến thay thế
nào, thay vì du lịch Đồng Nai.
4.1.2. Về thu nhập
Thu nhập là yếu tố ảnh hưởng lớn đến các quyết định kinh tế, trong
đó có quyết định tiêu dùng dịch vụ du lịch như là một loại hàng hóa.
Các lý thuyết kinh tế cho rằng khi thu nhập tăng, cầu về một loại
hàng hóa sẽ tăng. Nếu đó không là hàng hóa thứ cấp. Nhiều nghiên
cứu về du lịch cũng cho thấy thu nhập luôn có ảnh hưởng dương lên


quyết định lựa chọn điểm du lịch và tần suất sử dụng địa điểm đó
của một cá nhân. Nghĩa là, người có thu nhập cao thì đi du lịch càng
nhiều và nhu cần du lịch càng cao.Kết quả điều tra chỉ ra rằng khách
du lịch đến Đồng Nai có thu nhập cao hơn nhiều so với mức thu
nhập bình quân trong vùng. Điều này một lần nữa nói lên rằng du lịch
là một loại hàng hóa đối với nhiều người vẫn là xa xỉ. Mặt khác, nó
cũng nói lên Đồng Nai có thể tạo ra nhiều loại dịch vụ hơn để thu hút
số khách có khả năng chi trả cao.
Bảng 2: Thu nhập của du khách

4.1.3. Nơi xuất phát của du khách
Có đến 80% khách du lịch Đồng Nai là người thuộc khu vực TP.Hồ

Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai, trong đó, Đồng Nai 42%, TP.Hồ
Chí Minh 34% và Bình Dương 5%. Hơn nữa số du khách này lại


chiếm đến 87% tính theo lượt khách tham quan. Điều này cho thấy
du khách đến Đồng Nai chủ yếu là du khách nội vùng. Bảng điều tra
cho thấy nơi từ đó du khách đi, trong tổng số 291 phiếu điều tra ngẫu
nhiên.
Bảng 3: Nơi xuất phát của du khách

Nguồn: dữ liệu điều tra của SVHTTDL ĐN năm 2010

4.1.4. Phương tiện đến Đồng Nai
Du khách đến Đồng Nai bằng nhiều phương tiện khác nhau. Do đa
phần là khách nội vùng, và có tuổi đời rất trẻ nên phương tiện xe gắn
máy được sử dụng khá phổ biến, đến 43%. Hình 1 trình bày các loại
phương tiện du khách sử dụng khi đến du lịch Đồng Nai. Những


khách đi bằng phương tiện khác (xe thuê chuyến, xe búyt…), chủ
yếu do các công ty từ nơi đi của du khách khai thác. Thị trường này,
các doanh nghiệp Đồng Nai chưa kiểm soát được.

4.2. Sản phẩm du lịch và chất lượng các loại dịch vụ liên quan
Khách du lịch đã nghe, đã biết gì về du lịch Đồng Nai. Họ dự định
đến Đồng Nai để làm gì, đi những đâu... là một trong các nội dung
được đưa vào Bảng phỏng vấn. Kết quả khảo sát ngẫu nhiên 350 du
khách chỉ ra có đến 59% du khách dự định xem suối, thác, rừng;
33% muốn tắm sông và cũng 33% muốn đi thăm vườn bưởi, hoàn
toàn phù hợp với các lợi thế của Đồng Nai về sinh cảnh rừng và

sông hồ. Chỉ có 8% muốn thăm làng dân tộc và 9% có ý định mua
quà lưu niệm.
Bảng 4: Dự định của du khách


Nguồn: dữ liệu khảo sát

Bảng chỉ ra rừng, thác, sông là những thế mạnh của du lịch Đồng
Nai, được du khách đánh giá cao hơn những loại hình khác. Việc
mua sắm, phương tiện đi lại, dịch vụ phòng nghỉ… là những yếu kém
cần khắc phục. Số liệu cũng cho thấy quà lưu niệm tại Đồng Nai
chưa có khả năng hấp dẫn du khách, có thể do chưa có dấu ấn đặc
thù. Trên thực tế, Đồng Nai hầu như chưa có một khu mua sắm nào


có thể cung cấp các sản phẩm đặc thù địa phương đúng nghĩa cho
du khách. Dịch vụ phòng nghỉ, khách sạn chỉ tập trung chủ yếu tại
thành phố Biên Hoà. Tại các điểm du lịch sinh thái, các khu rừng, các
điểm du lịch vườn… dịch vụ rất hạn chế, trừ một vài nơi đã làm tốt
như Vườn Quốc gia Cát Tiên, còn lại đều thiếu tính chuyên nghiệp,
cơ sở vật chất yếu kém, chưa sẵn sàng để đón tiếp và phục vụ du
khách.

Bảng 5: Xếp hạng các dịch vụ theo mức hài lòng của du khách


Nguồn: dữ liệu khảo sát năm 2010

4.3. Đầu tư phát triển du lịch
Đầu tư vào lĩnh vực du lịch được xác định là ngành kinh doanh nên

việc đầu tư ngân sách của tỉnh vào lĩnh vực du lịch tập trung vào các
dự án kết cấu hạ tầng và quy hoạch chi tiết mang tính xúc tác nhằm
khuyến khích, huy động đầu tư du lịch từ các thành phần kinh tế. Các
dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chủ yếu là từ nguồn vốn lồng ghép
trong dự án từ các lĩnh vực khác như văn hóa, nông nghiệp...
Bảng 6: Tổng vốn đầu tư du lịch 2001 – 2013

Nguồn : Sở Kế hoạch Đầu tư Đồng Nai

Tuy nhiên sự phát triển của du lịch Đồng Nai còn chưa tương xứng
với vị trí và tiềm năng du lịch địa phương, bên cạnh đó trên bước


đường phát triển, du lịch Đồng Nai có nhiều thuận lợi song cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn những yếu tố gây nên sự phát
triển thiếu bền vững.
5. Chiến lược Marketing địa phương nhằm thu hút khách du lịch
đến tỉnh Đồng Nai
5.1. Tầm nhìn và mục tiêu
5.1.1. Tầm nhìn Đồng Nai
Đồng Nai được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn
hóa, khoa học và công nghệ của Miền nam và của cả nước. Là tỉnh
đóng vai trò lớn trong tăng trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển
công nghiệp cho cả khu vực Miền đông nam bộ. Vì vậy tầm nhìn của
tỉnh trong thời gian tới là xây dựng Đồng Nai trở thành một trong
những đô thị lớn trong cả nước có cơ cấu kinh tế hiện đại, thân thiện
với môi trường, bảo đảm sự phát triển bền vững đồng thời là hạt
nhân gắn kết với các địa phương trong khu vực để cùng phát triển.
Tập trung phát triển du lịch một cách đồng bộ để trở thành một trung
tâm du lịch lớn của cả nước.Để thu hút du khách, ngoài lợi thế về

cảnh quan thiên nhiên, hệ thống danh thắng, tiềm năng nhân văn...
ngành du lịch địa phương còn phải đáp ứng được yêu cầu về chất


lượng sản phẩm và dịch vụ cũng như công tác quảng bá, xúc tiến du
lịch.
5.1.2. Mục tiêu
Du lịch Đồng Nai đang có những bước đi rõ nét và đang dần trở
thành một thế mạnh riêng của Đồng Nai. Bên cạnh đó tỉnh Đồng Nai
cũng đặc biệt chú trọng xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc thù,
triển khai các sản phẩm du lịch, xây dựng môi trường du lịch bền
vững. Mục tiêu Đồng Nai hướng đến là ưu tiên phát triển du lịch sinh
thái là hướng chủ yếu, đồng thời phát triển du lịch văn hóa – lịch sử,
xây dựng sản phẩm văn hóa đặc thù có sức mạnh cạnh tranh cao
trong nước và khu vực. Đến năm 2020, Đồng Nai đón khoảng 6 triệu
lượt khách du lịch với tốc độ tăng bình quân hàng năm là 13,05%,
trong đó khách quốc tế đạt 1,012 ngàn lượt, tăng gấp 2 lần so với
năm 2012. Như vậy ngành du lịch sẽ đạt giá trị tăng thêm trên 2,5
nghìn tỷ đồng, đạt 2,7% GDP và 6,24% trong cơ cấu khu vực dịch vụ
của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 17 %/năm.
Bảng 7. Số liệu kinh tế xã hội quý I năm 2014


5.2. Thiết kế chiến lược tiếp thị cho tỉnh Đồng Nai
5.2.1 Chiến lược Marketing hình tượng địa phương
Hình tượng địa phương là tổng hợp những niềm tin, ý tưởng và ấn
tượng mà người ta có về một địa phương, hình tượng tiêu biểu cho
sự đơn giản hóa phần lớn những liên hệ và các mẩu thông tin gắn
liền với một địa phương. Đây là bước đầu tiên trong việc tuyên
truyền cho các đối tượng mục tiêu là khách du lịch về hình ảnh của

tỉnh như là một nơi lý tưởng để du lịch, để nghỉ ngơi và chiêm
ngưỡng các danh lam thắng cảnh; để tạo được ấn tượng của mọi


người về địa phương, cần xây dựng hình tượng địa phương thật hấp
dẫn và độc đáo, khi giới thiệu về hình ảnh tỉnh, chúng ta có thể sử
dụng khẩu hiệu “Đồng Nai – Kết nối niềm tin”.
5.2.2. Chiến lược Marketing các đặc trưng của địa phương
Đây là những điểm nổi bật của địa phương có giá trị thu hút khách
cao. Các điểm nổi bật này có thể do thiên nhiên ưu đãi, lịch sử để lại
hay do địa phương xây dựng nên. Tỉnh Đồng Nai với những Núi, đá
vôi, cù lao, sông, hồ, suối, thác nước đẹp, được hợp thành từ vô số
dòng suối và sông con, cây cối xanh tươi dọc hai bên bờ thác, không
khí trong lành giữa tiếng thác reo suốt ngày đêm, hấp dẫn du khách
gần xa. Hồ Long ẩn là bức tranh thu nhỏ của vịnh Hạ Long với vô số
vách đá soi bóng trên mặt nước trong xanh biếc tạo nên một cảnh
sắc thiên nhiên mỹ lệ diệu kỳ: núi cao, hồ rộng kết hợp hài hòa và
thơ mộng. Điểm nhấn của hồ Long Ẩn chính là ốc đảo cao 35m nằm
giữa lòng hồ, nơi quần tụ của hàng chục loài chim quí hiếm, Bửu
Long với hồ Long Ẩn là nơi hấp dẫn khách du lịch dã ngoại muốn
đến, để tìm sự thư giản tâm hồn trong thiên nhiên.
5.2.3. Chiến lược Marketing cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông thuận tiện ở Đồng Nai là một trong những yếu tố
lớn để thu hút khách du lịch. Không giống như các tỉnh lớn trong


×