Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Phân Bón Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Đến Số Lượng Giun Đát Trên Cây Rau Tại Xã Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.54 MB, 93 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN VÀ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT TRÊN
CÂY RAU TẠI XÃ ĐẶNG XÁ, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: VÕ THỊ NHI

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : GS.TS TRẦN ĐỨC VIÊN
Địa điểm thực tập


: ĐẶNG XÁ,GIA LÂM, HÀ NỘI


Hà Nội - 2016

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa
luận này là trung thực được thực hiện dựa trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết,
kiến thức chuyên ngành, nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS Trần Đức Viên.
Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Người thực hiện
Võ Thị Nhi

i


LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của khoa Môi trường Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, và được sự đồng ý của thầy GS.TS Trần Đức Viên tôi đã thực hiện đề
tài “Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đến số
lượng giun đất trên cây rau tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà
Nội”
Để hoàn thành khóa luận này tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô

giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS Trần Đức Viên đã
tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do thời gian và những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong được sự góp ý
của quý thầy cô giáo và các bạn để bài khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin ghi nhận và chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Võ Thị Nhi

ii


MỤC LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Thuốc bảo vệ thực vật

CN-XD


: Công nghiệp – Xây dựng

IPNP

: Viện dinh dưỡng cây trồng quốc tế

IFA

: Hiệp hội công nghiệp phân bón quốc tế

HCBVTV

: Hóa chất bảo vệ thực vật

MHTT

: Mô hình an toàn

MHAT

: Mô hình truyền thống

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THCS

: Trung học cơ sở


TDP

: Tổ dân phố

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

UBND

: Ủy ban nhân dân

RAT

: Rau an toàn

VSV

: Vi sinh vật

VSATTP

: Vệ sinh an toàn thực phẩm

iv



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2008....................................................................................4
Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012............................................................................................5
Bảng 1.3: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010/2011.................................................8
Bảng 1.4: Nhu cầu phân bón thương phẩm ở Việt Nam đến năm 2020............................................................10
Bảng 1.5: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt............................................................10
Bảng 1.6: Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng protein trong hạt ngô...........................................11
Bảng 3.1: Phân bố diện tích đất sử dụng ở xã Đặng Xá năm 2015...................................................................40
Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây rau chính của xã Đặng Xá năm 2015-2016................41
Bảng 3.3: Tình hình tiêu thụ các loại cây rau ở xã Đặng Xá.............................................................................43
Bảng 3.4: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại xã Đặng Xá.........................................................44
Bảng 3.11: Số lượng giun đất khảo sát qua 3 đợt tại xã Đặng Xá.....................................................................53
Bảng 3.13: Mức độ tiếp cận thông tin về vấn đề sử dụng phân bón và thuốc BVTV tại xã Đặng Xá..............56

v


MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề mà cả xã hội
quan tâm. Rau là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt
Nam. Tuy nhiên hiện nay, rau sạch- rau an toàn không nhiều và chưa đáp úng
đủ nhu cầu của người tiêu dùng.
Sản xuất rau ở nước ta, trong thời gian qua đã có những bước tiến đáng
kể về năng suất và chất lượng. Nhiều vùng sản xuất rau chuyên canh, tập
trung đã được hình thành, góp phần vào việc giải quyết nhu cầu trong nước
cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, diện tích sản xuất rau thực hiện theo tiêu chí
rau an toàn vẫn còn khá khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng dưới 10%). Đa phần

các vùng sản xuất rau chuyên canh hiện nay đều quản lý sản xuất theo kinh
nghiệm. Phân bón vô cơ và hóa chất BVTV được tăng cường cho việc thâm
canh rau. Theo Phùng Minh Phong (2002): nhờ sử dụng hóa chất bảo vệ thực
vật mà ít nhất 20% sản phẩm nông nghiệp ở các nước phát triển và 40-50% ở
các nước chậm phát triển không bị phá hoại bởi các loại côn trùng, vi sinh vật
gây bệnh và cỏ dại.
Thuốc BVTV đã góp phần hạn chế sự phát sinh, phát triển của sâu bệnh,
ngăn chặn và dập tắt các đợt dịch bệnh trên phạm vi lớn, bảo đảm được năng
suất cây trồng, giảm thiểu thiệt hại cho nông dân. Về phân bón theo đánh giá
của Viện Dinh Dưỡng Cây Trồng Quốc Tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng
30-35% tổng sản lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón đến
sản lượng, năng suất quốc gia và thu nhập của nông dân là rất lớn.
Bên cạnh mặt tích cực thì phân bón và thuốc BVTV cũng gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng như: phá vỡ cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng, gây ô
nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sống và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người tiêu dùng và cho cả người sản xuất.
1


Đặng Xá là một xã nằm trong vành đai thực phẩm của Thành Phố Hà
Nội. Với lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho
sản xuất rau. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác người dân chưa chú ý đến
việc sử dụng vật tư phân bón, thuốc BVTV một cách hợp lý, đúng kĩ thuật.
Điều đó đã làm cho sản phẩm sản xuất ra có tồn dư chất hóa học và ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh. Xuất phát từ vấn đề đó tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến
số lượng giun đất tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất
rau tại Xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun
đất trong sản xuất rau tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc
BVTV trong sản xuất rau tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất
rau tại xã Đặng Xá.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun
đất trong sản xuất rau tại xã Đặng Xá.
- Đề xuất một số giải pháp sử dụng hợp lý phân bón và thuốc BVTV
nhằm bảo vệ môi trường ở địa phương.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Khái quát chung về cây rau và một số mô hình canh tác rau an toàn
1.1.1 Khái niệm về cây rau
Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là cây hoặc phần có thể ăn được và
thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ
phụ gia để nấu hoặc ăn sống. Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái
niệm về “rau” chỉ có thể dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực
phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành
tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo
thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng. Vai trò của cây rau đã được khẳng
định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau
được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.
1.1.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới và ở Việt Nam
 Trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2008), năm 1980, toàn thế giới sản xuất được
375 triệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu tấn, năm 1997 là 59,6 triệu tấn và
năm 2001 lên tới 678 triệu tấn. Chỉ riêng cải bắp và cà chua sản lượng tương
ứng là 50,7 triệu tấn và 88,2 triệu tấn với năng suất tương ứng là 24,4 tấn/ha.
Lượng tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110kg/người/năm. Tuy
nhiên, trình độ phát triển nghề trồng rau của các nước không giống nhau.

3


Bảng 1.1: Tình hình sản xuất rau của thế giới năm 2008
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên quốc gia
Thế giới
Trung quốc
Ấn Độ
Mỹ
Braxin

Thổ Nhĩ Kỳ
Italia
Tây Ban Nha
Iran
Việt Nam
Thái Lan
Uganda

Sản lượng (Triệu
tấn)
1383.649
506.634
127.560
69.382
43.774
36.406
34.276
29.401
26.638
13.254
11.332
11.124

Tỷ lệ (%)
100,00
36,62
9,22
5,01
3,16
2,61

2,48
2,12
1,93
0,96
0,82
0,80
Nguồn: FAO, 2008

Ngoài mức tăng trưởng về sản lượng hàng năm thì chất lượng ngày càng
được quan tâm. Nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng để hạn chế các tồn
dư trong sản phẩm rau (hàm lượng NO3, lượng dư thuốc bảo vệ thực vật, hàm
lượng kim loại nặng... có hại cho sức khỏe con người) như: kỹ thuật trồng rau
không dùng đất, trồng trong dung dịch, trồng cây trong điều kiện có che chắn, sử
dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật an toàn cho đất, bảo về môi trường.
Trung bình trên thế giới mỗi người tiêu thụ 154-172g/ngày. Theo
FAO (2006) tiêu thụ rau và quả tươi của Anh là 79,6kg/người/năm. Theo Bộ
Nông Nghiệp Hoa Kỳ do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân
số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư, tiêu thụ nhiều loại rau đã tăng mạnh
trong nhưng năm qua.
 Ở Việt Nam
Rau là ngành hàng sản xuất đa chủng loại có địa bàn phân bố trên hầu
hết khắp lãnh thổ của cả nước với đa dạng các giống rau có khả năng thích
nghi với điều kiện nóng ẩm mùa hè hoặc lạnh khô mùa đông hoặc những
4


giống rau trái vụ, rau nhập nội có nguồn gốc ôn đới.
Theo số liệu từ Bộ NN & PTNT (2012) diện tích trồng rau cả nước ước
đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất ước đạt
170 tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng ước đạt 14,0 triệu tấn (tăng

106% so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích ước đạt 357,5 nghìn ha,
năng suất ước đạt 160 tạ/ha, sản lượng dự kiến đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam
diện tích ước đạt 466,2 nghìn ha, năng suất dự kiến đạt 178 tạ/ha, sản lượng
dự kiến đạt 8,3 triệu tấn.
Bảng 1.2: Diện tích gieo trồng rau năm 2011-2012
Đơn vị: Triệu tấn
Năm 2011
Năm 2012
Cả nước
794.243
823.728
Miền Bắc
302.808
357.551
ĐBSH
127.808
159.7690
Đông Bắc
90.293
94167
Tây Bắc
21.897
94.454
Bắc Trung Bộ
84.667
466.177
Miền Nam
491.435
64.809
DH Nam Trung Bộ

62.651
87.361
Tây Nguyên
123.859
67.768
Đông Nam Bộ
221.819
246.240
Nguồn: Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, 2013

5


Hiện nay, sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước
đầu được hình thành, các phương thức áp dụng như sản xuất trong nhà màn,
nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế
các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thủy canh, màng dinh
dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quý hiếm, năng suất cao bằng
công nghệ nhà kính của Israel có kiểm soát các điều kiện môi trường (Mai
Văn Quyền, 1996).
1.2 Tình hình sử dụng phân bón
1.2.1 Khái quát chung về phân bón
1.2.1.1 Khái niệm
Theo Trần Thị Thu Hà (2009) phân bón là những chất hoặc hợp chất
hữu cơ hoặc vô cơ có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu được
đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp
chất dinh dưỡng cho cây trồng nhằm giúp chúng sinh trưởng, phát triển tốt và
cho năng suất cao.
Theo Chu Thị Thơm (2006) thì phân bón là các chất vô cơ hoặc hữu cơ
có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, được bón vào đất

hay hòa nước phun, xử lý hạt giống, rễ và cây con.
1.2.1.2 Phân loại phân bón
Phân bón hiện nay rất đa dạng, ngày càng phát triển. Có nhiều cách
phân loại phân bón như theo hợp chất cấu tạo, theo thành phần nguyên tố dinh
dưỡng trong phân bón.
Theo Nguyễn Thanh Bình (2008) tùy thể rắn hay lỏng mà có loại phân
bón rắn, loại phân bón lỏng còn gọi là dung dịch. Các loại dạng lỏng thường
dùng để phun lên lá nên còn gọi là phân bón lá.
Tùy theo loại hợp chất mà chia ra phân hữu cơ và phân vô cơ.
Phân vô cơ: Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu
tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng ( vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật
lý, hóa học.
6


Một số phân bón vô cơ thông dụng hiện nay:
Phân đạm vô cơ:
- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46% N.
- Phân đạm sunfat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chưa 21% N.
- Phân clorua amon [NH4Cl] chứa 24 – 25 % N.
- Phân nitrat canxi [Ca(NO3)2] chứa khoảng 13 - 15% N.
- Phân nitrat amon [NH4NO3] chứa khoảng 35% N.
- Phân nitrat natri [NaNO3] chứa khoảng 15 – 16% N.
- Phân cyanamit canxi [CaCN2] chưa khoảng 20 – 21% N.
Phân lân:
- Phân super lân [Ca(H2PO4)] có chứa 16 – 20% P2O5.
- Phân lân nung chảy Văn Điển Thermophosphat chứa 16% P2O5.
Phân Kali:
- Phân Kali clorua [KCl] có chứa 60% K2O.
- Phân Kali sunfat [K2SO4] có chứa 48 – 50 % K2O.

Ngoài các loại phân trên, trên thị trường còn có các loại phân NPK hỗn hợp.
Phân hữu cơ: phân hữu cơ gồm các chất hữu cơ khi vùi vào đất được vi
sinh vật phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Phân vi lượng: gồm các nguyên tố: Cu, Zn, Mn, B, Mo, Fe, Co…chúng
được bón ở dạng đơn hoặc hỗn hợp.
Phân phức hợp vi sinh: gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu
cơ vi sinh và phân phức hợp hữu cơ vi sinh.
Phân bón lá: là hỗn hợp của một số phân đa lượng, vi lượng và chất
điều hòa sinh trưởng. Loại phân này dùng để phun lên lá, hoa quả và thân cây.
1.2.2 Tình hình sản xuất và sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.2.1 Trên thế giới
Theo Nguyễn Hạc Thúy (2012), trên thế giới lượng sử dụng phân bón
cứ tăng dần, từ đầu năm 1991 so với năm 2010 phân đạm ure tăng 18 lần,

7


phân chứa lân tăng 8,5 lần, phân kali tăng 7,5 lần, phân hữu cơ chế biến công
nghiệp tăng 3,5 lần.
Bảng 1.3: Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm
2010/2011
Đơn vị: Triệu tấn
Nước
Trung Quốc
Ấn Độ
Mỹ
Braxin
Indonesia
Pakistan
Pháp

Canada
Đức
Nga
Tổng

Lượng phân tiêu thụ
51,10
27,95
20,18
9,80
4,90
3,76
3,05
2,91
2,33
2,26
128,24
Nguồn: Nguyễn Như Hà, 2013

Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế IFA (2014), nhu cầu
phân bón thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm
trước và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh dưỡng).
Tỷ trọng nhu cầu phân đạm, phân lân và phân kali của thế giới không có
nhiều biến động trong năm 2014 nhu cầu phân bón các loại giữ quanh mức
60% (phân đạm), 23% (phân lân) và 16% (phân kali).
Đối với quy mô quốc gia, sản lượng tiêu thụ tại Trung Quốc, Ấn Độ và
Mỹ là 3 quốc gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới với tỷ trọng lần lượt là
28%, 14% và 11%.
Theo ước tính của IFA (2014), sản lượng phân bón các loại năm 2014
đạt 243 triệu tấn, tăng 2,6% so với năm 2013 và đạt 85% tổng năng lực cung

ứng (công suất) của các nhà máy toàn cầu.
Trong niên vụ 2014 - 2015, nhu cầu phân bón các loại của thế giới

8


tiếp tục tăng trưởng 2-2,1%, đạt 187,9 triệu tấn và nguồn cung tăng lên
khoảng 4,9% đạt mức 212,7 triệu tấn.
1.2.2.2 Ở Việt Nam
Theo Trương Hợp Tác (2009), từ năm 1985 tới 2009, diện tích gieo
trồng của nước ta chỉ tăng 57,7%, nhưng lượng phân bón sử dụng tăng tới
51,7%. Theo tính toán, lượng phân vô cơ sử dụng tăng mạnh trong vòng 20
năm qua, tổng các yếu tố dinh dưỡng đa lượng N+P 2O5+K2O năm 2007 đạt
trên 2,4 triệu tấn, tăng gấp hơn 5 lần so với lượng sử dụng của năm 1985.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2014 đạt khoảng 1,078
triệu tấn các loại, kim ngạch 383,7 triệu USD, tăng nhẹ 0,51% về lượng
nhưng giảm 8,06% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Theo Đào Minh Tin (2015) từ lâu đời nông dân nước ta có thói quen
dùng phân hữu cơ để bón cho cây trồng (cây phân xanh, bộ đậu, điền thanh,
cố khí, bèo dâu và phân chuồng). Khi công nghệ supephosphate ra đời, nền
công nghiệp hóa học phân bón xuất hiện làm thay đổi bộ mặt sản xuất nông
nghiệp, năng xuất và sản lượng cây trồng tăng. Từ năm 1960 nông dân nước
ta mới thực sự chuyển hướng kết hợp dụng phân bón hóa học chứa “N-P-K”
với phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.
Theo Nguyễn Như Hà (2013) nhu cầu phân bón dự báo năm 2015 là
3.020.000 tấn và năm 2020 là 3.351.000 tấn.

9



Bảng 1.4: Nhu cầu phân bón thương phẩm ở Việt Nam đến năm 2020
Đơn vị: nghìn tấn
Năm

Loại phân bón

2015
2020
2.000
2.100
700
700
400
600
1.700
1.700
900
1.000
4.200
4.500
Nguồn: Nguyễn Như Hà,2013

Ure
DAP
SA
Supephotphat và lân nung chảy
KCl
NPK phối trộn

1.2.3 Vai trò của phân bón trong sản xuất nông nghiệp

Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng:
Nông dân Việt Nam sử dụng phân hữu cơ từ lâu. Trước giải phóng
miền Bắc nền nông nghiệp nước ta chủ yếu là nền nông nghiệp hữu cơ. Bình
quân mỗi vụ bón cho 1 ha cây trồng khoảng 5 – 6 tấn phân hữu cơ. Hiện nay
ước tính cũng chỉ bón được 5 – 6 tấn, trừ một số vùng thâm canh cao lượng
bón đạt trên 10 tấn/ha. Ở một số vùng do chăn nuôi giảm sút nên lượng bón
thấp hơn nhiều hoặc cấy chay không phân chuồng (Phạm Đình Quyền, 1995).
Theo Lê Văn Chi (2001) phân bón là những chất cung cấp dinh dưỡng
cho cây, là phương tiện tốt nhất để tăng sản lượng và cải thiện chất lượng của
lương thực, thực phẩm. Dùng phân bón sẽ cho hiệu quả sản xuất cao nhất trên
các loại đất, bổ sung dinh dưỡng cho đất nhằm thoả mãn đòi hỏi của các cây
trồng có tiềm năng về năng suất, bù đắp chất dinh dưỡng mà cây dùng để sinh
lợi hoặc đã bị rửa trôi, khắc phục các điều kiện bất lợi hoặc duy trì các điều
kiện thuận lợi cho cây trồng. không nhữn đối với loại đất phì nhiêu hoặc đã
được cải tạo mà ngay cả với đất kém màu mỡ, cây trồng cũng đượng tăng
trưởng tốt hơn.
Bảng 1.5: Đóng góp của các nhân tố đối với tăng sản lượng trồng trọt
Khu vực

Đóng góp của nhân tố

10


Châu Á
Châu Phi
Châu Mỹ Latinh
90 nước đang phát triển

Tăng năng xuất

do phân bón
69
57
49
63

(%)
Tăng diện
Tăng vụ
tích
11
20
26
17
39
12
22
15
Nguồn: FAO,1987

Nhìn chung vai trò của các loại phân bón được Nguyễn Như Hà và các
cộng sự (2010) khái quát như sau:
- Phân Kali: có nhiều ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của cây trồng,
đặc biệt có ảnh hưởng tới hàm lượng đường, bột và chất lượng sợi.
- Vi lượng: Có vai trò chủ yếu là hình thành và kích thích hoạt động
của các hệ thống men trong cây. Cho nên vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ
các hoạt động sống trong cây: Quang hợp, hô hấp, hút khoáng, hình thành,
chuyển hoá và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây
- Phân lân: làm tăng phẩm chất các loại rau, cỏ làm thức ăn gia súc và
chất lượng hạt giống.

- Phân đạm làm tăng rõ hàm lượng protein và caroten trong sản phẩm,
và làm hàm lượng xenlulo giảm xuống.
Bảng 1.6: Bón phân đạm làm tăng năng suất và hàm lượng protein trong
hạt ngô
Lượng đạm bón
(kg/ha)
0
100
200

Hàm lượng protein
trong hạt
(%)
07,4
8,0
10,0
8,5
11,5
9,5
Nguồn: Nguyễn Như Hà và cs, 2010

Năng suất hạt
(tấn/ha)

Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng không chỉ làm tăng năng suất
mà còn làm tăng chất lượng sản phẩm về hàm lượng các chất khoáng, protein,
đường và vitamin.
11



1.2.4 Ảnh hưởng của phân bón tới môi trường sinh thái và sức khỏe con
người
Theo Nguyễn Đình Mạnh (1996), khoảng 50-60% số lượng N bón vào
đất dưới dạng vô cơ được cây sử dụng, một số không lớn chuyển thành dạng
hữu cơ hoặc keo đất hấp thụ, một số bị rửa trôi tuỳ theo lượng mưa, cách tưới
nước và lý tính đất. khoảng 30% lượng lân và kali bón vào đất được cây sử
dụng do lân và kali sau khi hoà tan vào đất có khả năng chuyển từ dạng hoà
tan trong nươc sang dạng ít hoà tan hoặc khó hoà tan nên lượng lân và kaly bị
rửa trôi đi cũng không đáng kể, thường dưới 10 %. Kali khi bón vào đất
thường tồn tại linh động, ngoài lượng được cây sử dụng, phần lớn kaly tồn dư
trong đất, nước mặt và nước ngầm, nồng độ kali dư thừa trong đất gây hại
cho đất, K+ dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của đất, khả năng cung cấp nước
từ đất kém đi, làm cây trồng bị mất nước, chống hạn yếu, khả năng cung cấp
dinh dưỡng từ đất cũng kém đi.
Trong thuốc BVTV và phân bón NPK có chứa một số kim loại nặng.
Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ, sông
rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước tưới. Nguồn
nước thải của thành phố và các khu công nghiệp chứa nhiều kim loại nặng
chuyển trực tiếp vào rau tươi.

12


Bảng 1.7: Hàm lượng các kim loại nặng trong một số phân bón thông
thường (mg/kg)
Nguyên tố
As
Cd
Cr
Co

Cu
Hg
Ni
Pb
Zn

Bùn thải
hố xí
2-26
2-1500
20-40600
2-260
5-3300
0,1-55
16-5300
50-3000
700-49000

Phân
chuồng
3-25
0,3-0,8
5,2-55
0,3-24
2-60
0,09-0,2
7,8-30
6,6-15
15-250


Phân lân
2-1200
0,1-170
66-245
1-12
1-300
0,01-1,2
7-38
7-225
50-1450

Phân
đạm
0,1-24
2,2-120
0,04-0,1 0,05-8,5
10-15
3,2-19
0,4-3
5,4-12
2-125
< 1-1,5
0,05
0,3-2,9
10-20
7-34
20-1250
2-27
10-450
1-42

Nguồn: FAO-1987
Vôi

Bên cạnh đó tính bền vững của mức tăng năng suất cây trồng và sự cân
bằng của các yếu tố dinh dưỡng, đa dạng sinh học và trạng thái môi trường
phụ thuộc vào nhiều truyền thống canh tác khác nhau (Trần Đức Viên, 1995).
Theo Nguyễn Văn Bộ (1999) không những việc sử dụng quá nhiều
phân bón gây ô nhiễm môi trường mà sử dụng không cân đối các loại phân
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đất, nước ngần và nước tưới. Bón
phân không đúng kỹ thuật còn làm đất bị thoái hoá nhanh. Liều lượng phân
đạm làm tằng nitrat trong nước uống, trong rau quả, tuy nhiên nitrat có thể tạo
ra từ hữu cơ đất, phân chuồng, phế phụ phẩm nông nghiệp, quá trình tích luỹ
lân và đạm trong ao hồ gây phú dưỡng nguồn nước. Việc phú dưỡng làm
rong, rêu trong ao hồ phát triển và gây ra sự suy giảm nghiêm trọng oxi hoà
tan trong nước. khi tảo chết, quá trình phân huỷ càng làm nước thiếu ôxi, gây
mùi hôi thối khó chịu.
Đồng thời bón phân qua nhiều năm thường gây những ảnh hưởng tốt
hay xấu đến độ phì của đât, do đó ảnh hưởng đến năn suất và kết quả trồng
trọt không những một vụ mà cả nhiều năm về sau. Khi đất đã xấu đi, việc
khôi phục lại đất tốn kém và khó lòng trở lại như cũ. Phân bón có ảnh hưởng

13


đến độ dầy tầng đất, kết cấu khả năng giữ chất dinh dưỡng và vi sinh vật
trong đất. Phân vô cơ ảnh hưởng xấu đến lý tính của đất do sử dụng không
hợp lý. Khi sử dụng phân vô cơ năng suất tăng, tàn dư thực vật tăng, số tàn
dư đó không được trả lại trong đất mà bị đốt đi hoặc mang đi nơi khác. Khi
bón nhiều đạm, hoạt động cố định N của vi sinh vật cố định đạm tự do có thể
bị ức chế (Chu Thị Thơm, Phạm Thị Lài, Nguyễn Văn Tó, 2006).

Ảnh hưởng của phân bón đến con người:
Theo Lê Thái Hà (2014), thực ra NO3- không độc nhưng khi nó bị khử
thành NO2- trong cơ thể nó trở nên rất độc. Trong hệ thống tiêu hóa NO3- bị khử
thành NO2-, là một chất chuyển biến oxyheamo - globin thành chất không hoạt
động được gọi là Methaemoglobin. Ở mức cao NO2- sẽ làm giảm hô hấp của tế
bào, ảnh hưởng tới họat động của tuyến giáp gây ra đột biến và phát triển các
khối u. Đây là những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với con người
Phân bón hữu cơ có phân chuồng và bã thải vệ sinh, nước thải từ khu
dân cư luôn mang theo những VSV, vi trùng, siêu vi trùng, trứng và ấu trùng
giun, sán. Tất cả các loài đó cùng với sự phân hủy các loại phân hữu cơ khác
trong môi trường sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển hơn nếu không có biện
pháp xử lý triệt để. Các sinh vật như giun đũa, giun móc, vi khuẩn E.Coli và
Samonella khi thâm nhập vào cơ thể sẽ gây các bệnh đường ruột, ngoài ra còn
các triệu chứng thiếu máu, bệnh ngoài da. Nguyên nhân, dùng nước phân tươi
hoặc nguồn nước bẩn tưới cho rau làm rau nhiễm các sinh vật gây bệnh.
1.3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1.3.1 Khái quát về thuốc BVTV
1.3.1.1 Khái niệm về thuốc BVTV
Để đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng tăng do việc bùng nổ dân số,
cùng với xu hướng đô thị hóa và công nghiệp hóa ngày càng mạnh, con người
chỉ có cách duy nhất: thâm canh để tăng sản lượng cây trồng. Khi thâm canh
cây trồng, một hậu quả tất yếu không thể tránh được là mất cân bằng sinh
14


thái, kéo theo sự phá hoại cua dịch hại ngày càng tăng. Để giảm thiệt hại do
dịch hại gây ra, con người phải đầu tư thêm kinh phí để tiến hành các biện
pháp phòng trừ, trong đó biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đực coi là
quan trọng (Nguyễn Trần Oánh, 2007).
Theo Trần Văn Hai (2013) thì thuốc bảo vệ thực vật hay nông dược là

những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để
bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại
đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại, chuột và các tác nhân khác.
1.3.1.2 Phân loại thuốc BVTV
Việc phân loại thuốc BVTV có thể được thực hiện theo nhiều cách khác
nhau như phân loại theo đối tượng phòng trừ hoặc theo gốc hóa học. Các thuốc
có nguồn gốc khác nhau thì tính độc và khả năng gây độc cũng theo đó mà khác
nhau. Theo Nguyễn Trần Oánh (2007), phân loại thuốc BVTV như sau:
• Phân loại theo nguồn gốc
- Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây
cỏ hay các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.
Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật (các loài ký sinh thiên
địch), các sản phẩm có nguồn gốc sinh vật (các loại kháng sinh) có khả năng
tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ: boocdo, lưu
huỳnh, lưu huỳnh vôi…có khả năng tiêu diệt dịch hại.
- Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Bao gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp
có khả năng tiêu diệt dịch hại như: các hợp chất clo hữu cơ, lân hữu cơ,
cacbamat…
• Phân loại theo con đường xâm nhập
- Các thuốc lưu dẫn: Furadan, Aliette…
- Các thuốc tiếp xúc: Sherpa, Cypermethrin, Sumialpha…
15


- Các thuốc vị độc: Trichlorfon, Decamethrin…
- Các thuốc xông hơi: Methyl Bromide, Chloropicrin…
• Phân loại theo đối tượng phòng trừ
- Thuốc trừ sâu: gồm các chất hay hỗn hợp các chất có tác dụng tiêu

diệt, xua đuổi hay di chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi
trường. Chúng được dùng để diệt trừ hoặc ngăn ngừa tác hại của côn trùng
đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc và con người.
- Thuốc trừ bệnh: bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ và
hữu cơ), sinh học (vi sinh vật và các sản phẩm của chúng, nguồn gốc thực vật),
có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài vi sinh vật gây hại cho cây trồng và
nông sản (nấm ký sinh, vi khuẩn, xạ khuẩn) bằng cách phun lên bề mặt cây, xử
lý giống và xử lý đất…Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các
loài vi sinh vật gây hại tốt hơn là diệt nguồn bệnh và không có tác dụng chữa trị
những bệnh do những yếu tố phi sinh vật gây ra (đất úng, hạn, thời tiết…).
Thuốc trừ bệnh bao gồm cả thuốc trừ nấm và thuốc trừ vi khuẩn.
- Thuốc trừ chuột: là những hợp chất vô cơ, hữu cơ; hoặc có nguồn gốc
sinh học có hoạt tính sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được
dùng để diệt chuột gây hại trên ruộng, trong nhà, kho tàng… và các loài gặm
nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng con đường vị độc và xông hơi.
- Thuốc trừ nhện: những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây
trồng và các loài thực vật khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết thuốc trừ nhện
thông dụng hiện nay đều có tác dụng tiếp xúc. Đại đa số thuốc trong nhóm là
những thuốc đặc biệt có tác dụng diệt nhện, có khả năng chọn lọc cao, ít gây
hại cho côn trùng có ích và thiên địch. Nhiều loại trong chúng còn có tác dụng
trừ trứng và nhện mới nở, một số khác còn diệt nhện trưởng thành. Nhiều loại
thuốc trừ nhện có thời gian hữu hiệu dài, ít độc với động vật máu nóng. Một
số thuốc trừ nhện nhưng cũng có tác dụng trừ sâu, một số thuốc trừ sâu, trừ
nấm cũng có tác dụng trừ nhện.
16


- Thuốc trừ tuyến trùng: các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý
đất trước tiên, trừ tuyến trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
- Thuốc trừ cỏ: các chất được dùng để trừ các loài thực vật cản trở sự

sinh trưởng của cây trồng, các loài thực vật mọc hoang dại trên đồng ruộng,
quanh các công trình kiến trúc, sân bay, đường sắt…và gồm cả các thuốc trừ
rong rêu trên ruộng, kênh mương. Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây
trồng nhất. Vì vậy khi dùng các thuốc trong nhóm này phải đặc biệt cẩn trọng.
1.3.2 Tình hình sản xuất và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên thế giới
và ở Việt nam
1.3.2.1 Trên thế giới
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007) mặc dù sự phát triển của biện pháp
hóa học có nhiều lúc thăng trầm, song tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV trên
thế giới và số hoạt chất tăng lên không ngừng, số chủng loại ngày càng phong
phú. Nhiều thuốc mới và dạng thuốc mới an toàn hơn với môi sinh môi
trường liên tục xuất hiện bất chấp các qui định quản lý ngày càng chặt chẽ của
các quốc gia đối với thuốc BVTV và kinh phí đầu tư cho nghiên cứu để một
loại thuốc mới ra đời ngày càng lớn.Trong 10 năm gần đây tổng lượng thuốc
BVTV tiêu thụ có xu hướng giảm, nhưng giá trị của thuốc tăng không ngừng.
Nguyên nhân là cơ cấu thuốc thay đổi. Nhiều loại thuốc cũ, giá rẻ, dùng với
lượng lớn, độc với môi sinh môi trường được thay thế dần bằng các loại thuốc
mới hiệu quả, an toàn và dùng với lượng ít hơn, nhưng lại có giá thành cao.
Tuy vậy, mức đầu tư về thuốc BVTV và cơ cấu tiêu thụ các nhóm thuốc tùy
thuộc trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng quốc gia.
Theo Nguyễn Đình Mạnh (2000), thống kê điều tra 1990-1991, thế giới
có khoảng 900-1000 loại chính với khoảng 5.000 chế phẩm, dẫn xuất khác
nhau. Sản lượng thuốc BVTV trên toàn cầu đạt tới hàng triệu tấn. Gần đây,
những hóa chất độc hại dần bị loại bỏ khỏi thị trường và thay vào đó là các
loại ít độc hơn với môi trường và con người.

17


1.3.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, thuốc BVTV thực sự có ý nghĩa trong sản xuất nông
nghiệp trong hơn 40 năm qua (miền Bắc từ năm 1956, miền Nam từ năm
1962). Tuy lịch sử sử dụng thuốc BVTV ở nước ta chưa dài song bước đi
cũng giống như nhiều nước khác (Hải Yến, 2006).
Việc thành lập Tổ Hóa BVTV (1/1956) của Viện Khảo cứu trồng trọt
đã đánh dấu sự ra đời của ngành Hóa BVTV ở Việt Nam. Thuốc BVTV được
dùng lần đầu trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc là trừ Dicladispa
armigera (bọ gai hại lúa), Pelopidas mathias (sâu cuốn lá lớn hại lúa) bùng
phát ở Hưng Yên (vụ Đông Xuân 1956 - 1957). Ở miền Nam, thuốc BVTV
được sử dụng từ 1962. Và sau này lượng thuốc BVTV tiêu thụ qua các năm
đều tăng. Nhiều loại thuốc mới và các dạng thuốc mới, hiệu quả hơn, an toàn
hơn với môi trường được nhập. Một mạng lưới phân phối thuốc BVTV rộng
khắp cả nước đã hình thành, việc cung ứng thuốc đến nông dân rất thuận lợi.
Giai đoạn từ 1990 đến nay, nhờ chính sách đổi mới năm 1986, thị trường hóa
chất BVTV có thay đổi, nên kinh tế thị trường phát triển, nguồn hàng hóa
phong phú. Năm 1991 tỉ lệ hóa chất trừ sâu chiếm 83,3% hóa chất trừ nấm
chiếm 9,5%, hóa chất diệt cỏ 4,1% và những loại khác 3,1% (Đỗ Văn
Hòa,2005).
Bộ NN & PTNT năm 2015 đã ký Thông Tư 03/2015/TT-BNNPTNT
(29/01/2015) về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử
dụng và công bố mã HS đối với thuốc BVTV được phép sử dụng, cấm sử
dụng ở Việt Nam. Thống kê sơ bộ qua Thông Tư vừa nêu trên cho thấy, trong
danh mục sử dụng thuốc BVTV cho phép sử dụng ở Việt Nam có đến 13
nhóm thuốc, 2.281 hoạt chất và 4.665 tên thương mại. Trong đó, tên thương
mại thuốc trừ sâu (1.690), thuốc trừ bệnh (1.295), thuốc trừ cỏ (678), thuốc
điều hòa sinh trưởng (143), và thuốc trừ ốc (141) chiếm tỷ trọng lớn. Bên
cạnh đó, thị trường thuốc BVTV ở Việt Nam rất đa dạng về sản phẩm, từ mẫu
18



×