Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

-_CAU_HOI_THEO_CHU_DE_MON_NGU_VAN_9_2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.2 KB, 9 trang )

TRƯỜNG THCS ĐA PHƯỚC HỘI
TÊN CHỦ ĐỀ: THÀNH PHẦN CÂU
LỚP 9 – HK II

Họ và tên giáo viên: TRẦN THỊ KIM HỒNG
I. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mức độ yêu cầu năng lực HS
1. Mô tả chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được nội dung của khởi ngữ và 4 thành phần biệt lập đã học.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của khởi ngữ và các thành phần biệt lập.
b. Kĩ năng
- Nhận biết khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong câu.
- Đặt câu có sử dụng khởi ngữ, thành phần biệt lập.
- Vận dung thích hợp các thành phần biệt lập trong giao tiếp.
c. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập .
- Có ý thức khi tạo quan hệ giao tiếp, duy trì cuộc giao tiếp.
2. Mô tả các mức độ phát triển năng lực cho HS
Nội dung
1.Khởi
ngữ

Nhận biết
Nhận biết khởi
ngữ

Thông hiểu
Hiểu đặc điểm,
công dụng của
khởi ngữ


Vận dụng thấp
Biết cách sử
dụng khởi ngữ
trong nói và viết,
chuyển câu
không có khởi
ngữ thành câu có
khởi ngữ, đặt
câu có khởi ngữ

Vận dụng cao
Vận dụng viết
đoạn văn có
khởi.

2.Thành
phần biệt
lập

Nhận biết các
thành phần biệt
lập: thành phần
tình thái, thành
phần cảm thán,
thành phần gọiđáp, thành phần
phụ chú.

Hiểu công
dụng của các
thành phần biệt

lập,sắp xếp các
từ ngữ là thành
phần tình thái
theo trình tự
tăng dần (hay
giảm dần) độ
tin cậy

Vận dụng sự
hiểu biết về các
thành phần biệt
lập để tìm ví dụ
trong thơ văn và
trong thực tiễn
giao tiếp, biết
đặt câu có thành
phần biệt lập

Vận dụng viết
một đoạn văn có
chứa thành phần
tình thái, thành
phần cảm thán,
thành phần gọiđáp, thành phần
phụ chú. .


II. Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu 1: Từ nào sau đây là thành phần biệt lập tình thái?

A.có lẽ
B. trời ơi
C. này
D. chao ôi
Đáp án: A. Có lẽ
Câu 2: Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói là thành phần biệt lập nào?
A.thành phần tình thái
B. thành phần cảm thán
C. thành phần gọi- đáp
D. thành phần phụ chú
Đáp án: B. thành phần cảm thán
Câu 3: Trong câu: Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao, thì
những thứ của chúng mày cũng như của tao”, có thể thay hình như bằng từ nào?
A.chao ôi
B. đúng như
C. dường như
D. theo tôi nghĩ
Đáp án: C. Dường như
Câu 4: Từ Này trong câu “ – Này, bác có biết mấy hôm nay súng nó bắn ở đâu mà
nghe rát thế không?” là thành phần biệt lập nào?
A.thành phần tình thái
B. thành phần cảm thán
C. thành phần gọi- đáp
D. thành phần phụ chú
Đáp án: C. thành phần gọi- đáp
Câu 5: Trong câu “ Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên
đó thôi.” đâu là thành phần phụ chú?
A. chúng tôi
B. mọi người
C. kể cả anh

D. đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi
Đáp án: C. kể cả anh
Câu 6. Thành phần phụ chú không được đặt ở đâu ?
A Giữa hai dấu gạch ngang
B Giữa hai dấu ngoặc đơn
C Trước dấu hai chấm
D Giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy
Đáp án C. Trước dấu hai chấm
Câu 7. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ nào?
A. Về, và
B. của, còn
C. về, đối với
D. đối với, của
Đáp án: C. về, đối với
2. Câu hỏi thông hiểu:
1. Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần nào của câu ?
Ăn thì ăn những miếng ngon
Làm thì chọn việc cỏn con mà làm.
A Khởi ngữ
B Phụ chú


C Cảm thán
D Tình thái
Đáp án A. Khởi ngữ
2. Trong câu sau đây có sử dung thành phần nào ?
Kẹo đây, con lấy mà chia cho em
A Phụ chú
B Cảm thán
C Khởi ngữ

D Tình thái
Đáp án: C.Khởi ngữ
3. Trong những câu văn sau, câu nào có thành phần khởi ngữ ?
A. Trí thông minh thì nó có thừa .
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả .
C. Nó là một học sinh thông minh .
D. Người thông minh nhất lớp là nó .
Đáp án: A. Trí thông minh thì nó có thừa .
4. Trong các câu sau câu nào có thành phần biệt lập tình thái ?
A. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về .
B. Hình như ta sắp đánh lớn .
C. Trời ơi, bên kia đường có một con rắn chết .
D. Tôi hiểu bài toán này rồi nhưng chưa giải được .
Đáp án: B. Hình như ta sắp đánh lớn .
5. Dòng nào sau đây được xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy?
A. dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc là
B . hình như, có vẻ như, chắc là,có lẽ
C. chắc chắn, có lẽ, hình như, chắc là
D .có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn
Đáp án: D. có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn
6. Câu nào sau đây có sử dụng thành phần khởi ngữ ?
A. Cái xe này lốp đã cũ .
B. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
C. Làm bài thì anh ấy làm bài cẩn thận lắm .
D. Nhưng vì bom nổ gần nên Nho bị choáng .
Đáp án: C. Làm bài thì anh ấy làm bài cẩn thận lắm .
7. Xác định thành phần biệt lập được gạch dưới trong câu sau đây ?
“ Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi .”
A. tình thái
B. phụ chú

C. cảm thán
D. gọi- đáp
Đáp án: B. phụ chú


2. Câu hỏi vận dụng thấp :
Câu 1: Phân biệt thành phần biệt lập tình thái và phụ chú ? .
Đáp án:
- Giống nhau: Đều là thành phần biệt lập không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa
sự việc của câu.
- Khác nhau:
+ Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được
nói đến trong câu. Cho ví dụ
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm tâm lí của người
nói. Cho ví dụ.
Câu 2: Đặt câu có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
Đáp án: lưu ý nội dung và hình thức
Câu 3: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b)Tôi hiều rồi nhưng tôi chưa giải được.
Đáp án: có thể chuyển như sau
a) Làm bài thì anh ấy cẩn thận lắm.
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Câu 4. Xác định câu có khởi ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của khởi ngữ
trong câu đó.
Những chiến sĩ không chịu nhận, không chịu tan mình ra trong cái ngạt thở sợ sệt, đe
dọa, mà bọn mật thám định đem áp dụng lên trên đầu họ, chăng kín chung quanh họ.
Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị giam cầm vẫn buộc
chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài, (…). (Nguyễn Đình Thi)
Đáp án: Câu “Những câu Kiều, những tiếng hát, tất cả giữ cho những người bị

giam cầm vẫn buộc chặt lấy cuộc đời thường bên ngoài,” là câu có khởi ngữ.
Tác dụng: vừa nhấn mạnh những câu Kiều, của những tiếng hát vừa
làm cho cả câu mang tính khẳng định.
Câu 5. a)Xác đinh thành phần được gạch dưới trong câu sau: (1đ) TH
Đối với việc học tập, cách đó là chỉ lừa mình dối người, đối với việc làm người
thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
b) Căn cứ vào đâu để xác định thành phần đó?
Đáp án:
- Đó là thành phần khởi ngữ
- Căn cứ: Đứng đầu câu, trước chủ ngữ, nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

4. Câu hỏi vận dụng cao :


Câu 1.Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu ) trình bày suy nghĩ của em về việc
thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần
khởi ngữ và thành phần biệt lập tình thái .
Câu 2.Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác
phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…), trong đoạn văn đó có câu chứa thành
phần tình thái hoặc cảm thán.
Câu 3. viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị
hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú.
Đáp án:
-Viết đúng hình thức đoạn văn;
-Dùng từ, diễn đạt tốt;
-Có sử dụng thành phần câu theo yêu cầu;
-Đúng nội dung.
III. Xây dựng đề kiểm tra (theo định hướng phát triển năng lực)
* MA TRẬN
Cấp độ

Nhận biết
Chủ đề
1) khởi
ngữ

Số câu
Số điểm

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

thấp

cao

cộng

Nhận biết khái Hiểu thành
niệm khởi
phần khởi ngữ
ngữ ,quan hệ từ trong câu
đứng trước
khởi ngữ
2
3
0.5


Tỉ lệ
5%
2)các
Nhận biết các
thành
thành phần biệt
phần biệt
lập
lập

Vận dụng sự
hiểu biết về
khởi ngữ để viết
đoạn văn

0.75

6

7.5%
Hiểu thành
phần tình thái
tăng dần độ tin
cậy,phân biệt
tình thái và
phụ chú
2

Số điểm


1.5

2.25

Tỉ lệ

15%

22.5%

Số câu

Vận dụng

Vận dụng đặt
câu có sử
dụng thành
phần phụ chú
1

0.5

5.5

1.5

2.75

15%
27.5%

Vận dụng thành
phần biệt lập
tình thái xây
dựng đoạn văn
0.5

9.5

2

1.5

7.25

20%

15%

72.5%


TC
Số câu

8

5

1


1

15

Số điểm

2

3

2

3

10

20%

30%

20%

30%

100%

Tỉ lệ

* ĐỀ KIỂM TRA
(Thời gian làm bài: 45 phút)

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (3đ)
1.Trong câu: Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ: “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của
chúng mày cũng như của tao”, có thể thay hình như bằng từ nào?
A.chao ôi
B. đúng như
C. dường như
D. theo tôi nghĩ
2. Thành phần phụ chú không được đặt ở đâu ?
A Giữa hai dấu gạch ngang
B Giữa hai dấu ngoặc đơn
C Trước dấu hai chấm
D Giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy
3. Từ nào sau đây là thành phần biệt lập tình thái?
A.có lẽ
B. trời ơi
C. này
D. chao ôi
4. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói là thành phần biệt lập nào?
A.thành phần tình thái
B. thành phần cảm thán
C. thành phần gọi- đáp
D. thành phần phụ chú
5. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ nào?
A. Về, và
B. của, còn
C. về, đối với
6. Trong câu sau đây có sử dung thành phần nào ?
Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
A Phụ chú
B Cảm thán

C Khởi ngữ
D Tình thái
7. Trong những câu văn sau, câu nào có thành phần khởi ngữ ?
A. Trí thông minh thì nó có thừa .
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả .
C. Nó là một học sinh thông minh .
D. Người thông minh nhất lớp là nó .
8. Trong các câu sau câu nào có thành phần biệt lập tình thái ?
A. Các con chờ đến khuya, mẹ mới về .

D. đối với, của


B. Hình như ta sắp đánh lớn .
C. Trời ơi, bên kia đường có một con rắn chết .
D. Tôi hiểu bài toán này rồi nhưng chưa giải được .
9. Đâu là ý liên quan đến khởi ngữ ?
A. Bộc lộ tâm lí người nói
B. Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
C. Thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc
D Dùng để tạo lập, duy trì quan hệ giao tiếp
10. Dòng nào sau đây được xếp theo trình tự tăng dần độ tin cậy?
A dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc là
B hình như, có vẻ như, chắc là,có lẽ
C chắc chắn, có lẽ, hình như, chắc là
D có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn
11. Câu nào sau đây có sử dụng thành phần khởi ngữ ?
A. Cái xe này lốp đã cũ .
B. Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm.
C. Làm bài thì anh ấy làm bài cẩn thận lắm . D. Nhưng vì bom nổ gần nên Nho bị

choáng .
12. Xác định thành phần biệt lập được gạch dưới trong câu sau đây ?
“ Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi .”
A. tình thái
B. phụ chú
C. cảm thán
D. gọi- đáp
PHẦN II – TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt thành phần biệt lập tình thái và phụ chú ? .
Câu 2: Đặt câu có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú.
Câu 3:Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu ) trình bày suy nghĩ của em về việc
thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, trong đó có câu chứa thành phần
khởi ngữ và thành phần biệt lập tình thái .

----- HẾT

-----

HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (12 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, tổng 3 điểm)
Câu 1:
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 2:
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 3:
- Mức tối đa: Phương án A
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 4:

- Mức tối đa: Phương án B
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 5:


- Mức tối đa: Phương án C
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 6:
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 7:
- Mức tối đa: Phương án A
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 8:
- Mức tối đa: Phương án B
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 9:
- Mức tối đa: Phương án B
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 10:
- Mức tối đa: Phương án D
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 11:
- Mức tối đa: Phương án C
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
Câu 12:
- Mức tối đa: Phương án B
- Mức chưa tối đa: lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời.
PHẦN II – TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Phân biệt thành phần biệt lập tình thái và phụ chú ? .

Đáp án:
- Giống nhau: Đều là thành phần biệt lập không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự
việc của câu.
- Khác nhau:
+ Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói
đến trong câu. Cho ví dụ.
+ Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm tâm lí của người nói.
Cho ví dụ.
-Mức tối đa: 2 điểm- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên.
-Mức chưa tối đa: 1 điềm thực hiện được1/3 những yêu cầu trên.
-Không đạt: thực hiện dưới 1/3 yêu cầu trên.
Câu 2: Đặt câu có sử dụng thành phần biệt lập phụ chú. (2đ)
-Mức tối đa: 2 điểm- Đặt câu đúng yêu cầu về nội dung và hình thức.
-Mức chưa tối đa: 1 điểm- Đặt câu đúng nội dung; hình thức chưa rõ.
-Không đạt: đặt câu sai yêu cầu.


Câu 3:
-Mức tối đa: 3 điểm- Viết đoạn văn đúng yêu cầu:
+Có sử dụng khởi ngữ và tình thái (1đ)
+Diễn đạt tốt 1đ
+Đúng hình thức đoạn văn và đúng nội dung (1đ)
-Mức chưa tối đa: 1- 2.5 điểm-thực hiện từ 1/3 đến 2/3 yêu cầu trên .
-Không đạt: không viết đoạn văn, không đúng yêu cầu.

----- HẾT -----




×