Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đánh Giá Hiện Trạng Và Đề Xuất Biện Pháp Quản Lý Chất Thải Chăn Nuôi Lợn Tại Xã Đức Long, Đức Thọ, Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI
XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện

: HOÀNG THỊ HUYỀN

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI
TS. TRẦN VĂN ĐẠT


HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
----------------------------------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN TẠI
XÃ ĐỨC LONG, HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

Người thực hiện

: HOÀNG THỊ HUYỀN

Lớp

: MTA

Khóa

: 57

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI

TS. TRẦN VĂN ĐẠT
Địa điểm thực tập

: PHÒNG TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG,
HUYỆN ĐỨC THỌ, TỈNH HÀ TĨNH

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp Đại học, chuyên ngành Môi trường với đề tài: “Đánh giá hiện
trạng và đề xuất biện pháp quản lý thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Đức
Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh”
Tôi xin cảm ơn sâu sắc tới quý thầy cô trong khoa Môi trường, Học viện
Nông Nghiệp Hà Nội đã truyền đạt và bồi dưỡng cho tôi những kiến thức,
phương pháp học tập và nghiên cứu chuyên môn.
Tôi xin cảm ơn Phòng TNMT huyện Đức Thọ, UBND xã Đức Long đã
giúp tôi trong qúa trình làm khóa luận, cung cấp những số liệu chính xác và
bổ ích.
Tôi cũng xin cảm ơn toàn hộ dân trong xã đã giúp tôi trong thời gian
khảo sát, điều tra phỏng vấn ở địa phương.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Hoàng Thái Đại đã dành
nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên, tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành chương trình học tại trường. Cùng bạn bè luôn ủng hộ, giúp đỡ để
tôi tự tin vượt qua khó khăn trong học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016

Sinh viên

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................v
DANH MỤC HÌNH........................................................................................vii
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài......................................................................
3. Yêu cầu nghiên cứu.......................................................................................
Chương1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................3
1.1. Tổng quan các vấn đề chăn nuôi................................................................
1.1.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi...............................................................
1.1.2. Môi trường chăn nuôi..............................................................................
1.2. Chất thải chăn nuôi và các vấn đề về môi trường......................................
1.2.1 Khái niệm chất thải chăn nuôi..................................................................
1.2.2 Thành phần, tính chất của chất thải chăn nuôi ở Việt Nam......................
1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường..............................
1.2.4 Thực trạng quản lý chất thải chăn nuôi ở việt Nam...............................
1.2.5 Cơ sở pháp lý trong quản lý chất thải chăn nuôi....................................
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................24
2.1 Đối tượng nghiên cứu................................................................................
2.2 Phạm vi nghiên cứu...................................................................................
2.3 Nội dung nghiên cứu.................................................................................
2.4 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................
2.4.1 Phương pháp thu thập thông tin.............................................................

Phương pháp khảo sát thực địa........................................................................
Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc (Phương pháp KIP).............................
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi...............................................................
Phương pháp khối lượng, thể tích...................................................................
ii


Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích.........................................
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu......................................................................
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................28
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đức Long....................................
3.1.1 Điều kiện tự nhiên..................................................................................
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................
3.2 Tình hình chăn nuôi tại xã Đức Long........................................................
3.2.1 Chăn nuôi theo quy mô trang trại...........................................................
3.2.2 Chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình.......................................................
3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đức Long.................
3.3.1. Hiện trạng phát sinh chất thải rắn chăn nuôi lợn tại xã Đức Long
...............................................................................................................
3.3.2 Hiện trạng phát sinh chất thải lỏng.........................................................
3.3.3. Hiện trạng phát sinh chất thải khí..........................................................
3.4 Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi tại xã Đức Long...........................
3.4.1 Cơ cấu quản lý........................................................................................
3.4.2 Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại trang trại chăn nuôi
lợn nái siêu nạc tập trung cấp bố mẹ xã Đức Long...............................
3.4.3 Hiện trạng quản lý chất thải chăn nuôi quy mô hộ gia đình...................
3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi trên địa bàn
xã Đức Long..........................................................................................
3.5.1. Quy mô trang trại..................................................................................
3.5.2. Quy mô hộ gia đình...............................................................................

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................76
1. Kết luận.......................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................77
PHỤ LỤC........................................................................................................80

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemistry Oxygen Demand)

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BVMT

Bảo vệ môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemistry Oxygen Demand)

CTR

Chất thải rắn


QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

T-N

Nitơ tổng số (Total Nitrogen)

T-P

Photpho tổng số

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.

Diễn biến số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam giai
đoạn 2005 – 2015.....................Error: Reference source not found

Bảng 1.2.

Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta.......Error:
Reference source not found


Bảng 1.3

Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm..........Error: Reference
source not found

Bảng 1.4.

Ước tính lượng nước tính lượng nước tiểu dựa vào trọng lượng
gia súc.......................................Error: Reference source not found

Bảng 1.5.

Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi.........Error: Reference
source not found

Bảng 1.6.

Lượng khí phát sinh do phân hủy 1 tấn phân.......Error: Reference
source not found

Bảng 2.1.

Các thông số phân tích..............Error: Reference source not found

Bảng 3.1.

Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các tháng trong năm 2015 Error:
Reference source not found

Bảng 3.2.


Tổng hợp biến trình lượng mưa, lượng bốc hơi qua các tháng
trong năm 2015.........................Error: Reference source not found

Bảng 3.3.

Năng suất cây trồng..................Error: Reference source not found

Bảng 3.4.

Số lượng lợn nuôi hàng năm của trang trại..........Error: Reference
source not found

Bảng 3.5.

Số lượng lợn phân theo lứa tuổi tại thời điểm nghiên cứu....Error:
Reference source not found

Bảng 3.6.

Quy mô chăn nuôi lợn..............Error: Reference source not found

Bảng 3.7.

Bảng số liệu điều tra về số lượng các loại vật nuôi trong 3 tháng
đầu năm 2016 với cùng kỳ năm 2015 tại xã Đức Long.........Error:
Reference source not found

Bảng 3.8.


Số lượng lợn theo từng thôn của xã....Error: Reference source not
found
v


Bảng 3.9

Ước tính lượng phân lợn thải hàng năm cuả trang trại..........Error:
Reference source not found

Bảng 3.10. Lượng nước tiểu do lợn tạo ra hàng năm của trang trại lợn nái
siêu nạc tập trung cấp bố mẹ xã Đức Long..........Error: Reference
source not found
Bảng 3.11. Giá trị các thông số ô nhiễm có trong nước thải trang trại....Error:
Reference source not found
Bảng 3.12. Tổng lượng nước tiểu phát sinh của 7 thôn xã Đức Long.....Error:
Reference source not found
Bảng 3.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa sinh học của các mẫu
nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã....Error: Reference source
not found
Bảng 3.14. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động phân hủy phân của trang
trại.............................................Error: Reference source not found
Bảng 3.15. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động phân hủy phân của các
thôn xã Đức Long.....................Error: Reference source not found
Bảng 3.16. Những tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý.............Error:
Reference source not found

vi



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1

Biểu đồ thể hiệ biến động số lượng lợn và bò trong
giai đoạn 2005 - 2015...............Error: Reference source not found

Hình 1.2.

Sơ đồ ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường..Error: Reference
source not found

Hình 1.3.

Mục đích sử dụng phân trong quá trình chăn nuôi lợn theo điều
tra tại một số huyện thuộc TP.HCM...Error: Reference source not
found

Hình 3.1.

Bản đồ xã Đức Long.................Error: Reference source not found

Hình 3.2.

Biểu đồ thể hiện tổng thu nhập của các ngành kinh tế năm 2015
..................................................Error: Reference source not found

Hình 3.3.

Cơ cấu việc làm của người dân xã Đức Long năm 2015.......Error:
Reference source not found


Hình 3.4.

Quy trình sản xuất lợn giống của trang trại..........Error: Reference
source not found

Hình 3.5.

Hình ảnh lợn nái trong trang trại.........Error: Reference source not
found

Hình 3.6.

Số lượng lợn nuôi phân theo từng lứa tuổi của 7 thôn xã Đức
Long..........................................Error: Reference source not found

Hình 3.7.

Biểu đồ thể hiện hệ số phát sinh CTR trung bình phân theo lứa
tuổi của lợn ở trang trại.............Error: Reference source not found

Hình 3.8

Hố thu gom phân, bể biogas, chất thải đổ ra môi trường của hộ
gia đình.....................................Error: Reference source not found

Hình 3.9

Tổng lượng CTR phát sinh theo từng lứa tuổi của lợn ở 7 thôn xã
Đức Long..................................Error: Reference source not found


Hình 3.10

Lượng nước trung bình(a) và tổng lượng nước rửa chuồng(b) sử
dụng cho cả trang trại...............Error: Reference source not found

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện tổng lượng nước sử dụng và hệ số nước sử dụng
cho hoạt động tắm, rửa chuồng trại.....Error: Reference source not
found
vii


Hình 3.12. Biểu đồ giá trị thông số TSS của các mẫu nước thải so với
QCVN 01-79:2011/BNNPTNT..........Error: Reference source not
found
Hình 3.13. Biểu đồ giá trị thông số BOD5 của các mẫu nước thải so với
QCVN 01-79:2011/BNNPTNT..........Error: Reference source not
found
Bảng 1.1. Diễn biến số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam giai đoạn
2005 – 2015.......................................................................................................4
Bảng 1.2. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta..................5
Bảng 1.3 Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm........................................8
Bảng 1.5. Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi...................................10
Bảng 1.6. Lượng khí phát sinh do phân hủy 1 tấn phân..................................11
Bảng 2.1 Các thông số phân tích.....................................................................27
Bảng 3.1. Tổng hợp biến trình nhiệt độ qua các tháng trong năm 2015.........29
Bảng 3.2. Tổng hợp biến trình lượng mưa, lượng bốc hơi qua các tháng trong
năm 2015.........................................................................................................30
Bảng 3.3. Năng suất cây trồng........................................................................32
Bảng 3.5: Số lượng lợn phân theo lứa tuổi tại thời điểm nghiên cứu..............39

Bảng 3.6. Quy mô chăn nuôi lợn.....................................................................39
Bảng 3.7. Bảng số liệu điều tra về số lượng các loại vật nuôi trong 3 tháng
đầu năm 2016 với cùng kỳ năm 2015 tại xã Đức Long..................................41
Bảng 3.8. Số lượng lợn theo từng thôn của xã................................................42
Bảng 3.9 Ước tính lượng phân lợn thải hàng năm cuả trang trại....................45
Bảng 3.10. Lượng nước tiểu do lợn tạo ra hàng năm của trang trại lợn nái siêu
nạc tập trung cấp bố mẹ xã Đức Long.............................................................50
Bảng 3.11. Giá trị các thông số ô nhiễm có trong nước thải trang trại...........51
Bảng 3.12. Tổng lượng nước tiểu phát sinh của 7 thôn xã Đức Long............54
Bảng 3.13. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu lý hóa sinh học của các mẫu
nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn xã..........................................................55
viii


Bảng 3.14. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động phân hủy phân của trang
trại....................................................................................................................61
Bảng 3.15. Lượng khí thải phát sinh từ hoạt động phân hủy phân của các thôn
xã Đức Long....................................................................................................61
Bảng 3.16. Những tồn tại và nguyên nhân của công tác quản lý....................71
Hình 3.17. Biểu đồ giá trị thông số Coliform của các mẫu nước thải so với
QCVN 01-79:2011/BNNPTNT..........Error: Reference source not
found
Hình 3.18. Sơ đồ cơ cấu quản lý chất thải tại trang trại chăn nuôi lợn nái
siêu nạc tập trung cấp bố mẹ xã Đức Long..........Error: Reference
source not found
Hình 3.19.

Sơ đồ cơ cấu quản lý chất thải chăn nuôi hộ gia đình..........Error:
Reference source not found


Hình 3.20. Biểu đồ tỷ lệ mục đích sử dụng phân lợn của trang trại........Error:
Reference source not found
Hình 3.21. Sơ đồ xử lý nước thải khu vực trang trại...Error: Reference source
not found
Hình 3.22. Tỷ lệ các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đức
Long..........................................Error: Reference source not found
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện mức độ tham gia tập huấn môi trường.......Error:
Reference source not found
Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện nhận thức của các hộ dân về mức độ ảnh hưởng
của chất thải chăn nuôi đến môi trường....Error: Reference source
not found

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong cơ cấu nền nông nghiệp Việt
Nam, chăn nuôi đã góp phần không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế nói
chung và nền nông nghiêp nước nhà nói riêng. Chính vì vậy mà ngành chăn
nuôi đang được nhà nước và người dân hết sức chú trọng quan tâm.
Trong những năm gần đây với việc áp dụng những tiến bộ của khoa học
và nắm vững từng kĩ thuật, phương pháp chăn nuôi thích hợp thì ngành chăn
nuôi Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, đem lại năng suất cũng
như lợi nhuận cao cho người dân. Trong đó có nhiều chuyển biến mới và ấn
tượng nhất đó chính là ngành chăn nuôi lợn.
Cơ cấu ngành chăn nuôi lợn đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng
mới, không còn hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, đơn con mà chuyển sang hướng
hộ chăn nuôi mới, chăn nuôi hộ trang trại, hộ chuyên nghiệp và hình thành
các mô hình liên kết nhằm cung cấp một lượng lớn thực phẩm động vật cho

nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Hình thức chăn nuôi tập trung
theo hướng trang trại có xu hướng phát triển mạnh. Tuy nhiên, ngoài việc
mang ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế, thỏa mãn nhu cầu đời sống con
người, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gây ra cần được quan tâm. Sự
ô nhiễm đất, nước, không khí đã làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người (Bùi
Hữu Đoàn, 2011). Yêu cầu đặt ra là làm thế nào để phát triển chăn nuôi đi đôi
với việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Theo báo cáo của cục chăn nuôi, hàng năm đàn vật nuôi thải ra khoảng
80 triệu tấn chất thải rắn, vài chục tỷ khối chất thải lỏng và vài trăm triệu khối
chất thải khí. Do vậy mà việc xử lý chất thải chăn nuôi ngày càng được quan
tâm hơn bởi các cơ quan nhà nước, của cộng đồng và của chính người chăn
nuôi.( Báo cáo chất thải chăn nuôi, hiện trạng và giải pháp, 2009)
Ở xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh có nhiều hộ gia đình chăn
nuôi lợn với quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt có một trang trại chăn nuôi lơn nái
siêu nạc tập trung cấp bố mẹ - Trại lợn Đức Long. Hệ thống xử lý nước thải
1


của trang trại đã xuống cấp, hầm biogas thiết kế chưa đúng quy định kĩ thuật
nên hiệu quả xử lý nước thải chưa tốt.
Xuất phát từ thực trạng trên, với mong muốn học hỏi, đóng góp các biện
pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn nhằm giảm thiểu ô nhiễm của nó tới môi
trường tại đây. Kế thừa những nghiên cứu của các nhà khoa học, của các bậc
anh chị đi trước, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng Thái Đại và TS. Trần
Văn Đạt tôi thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp
quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà
Tĩnh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Đánh giá được hiện trạng phát sinh, hiện trạng quản lý chất thải chăn
nuôi lợn trên địa bàn xã Đức Long.

- Đề xuất được một số biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi lợn phù
hợp với tình hình thực tế tại xã Đức Long.
3. Yêu cầu nghiên cứu
- Số liệu trung thực, chính xác
- Nội dung nghiên cứu phù hợp với đề tài nghiên cứu

2


Chương1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các vấn đề chăn nuôi
1.1.1. Hiện trạng phát triển chăn nuôi
Việt Nam là quốc gia có 70% dân số làm nông nghiệp. Nông nghiệp
đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của nước ta trong đó chăn nuôi là một
trong hai lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp (trồng trọt và chăn
nuôi). Chăn nuôi Việt Nam ngày nay đạt mức tăng trưởng cao không những
đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu.
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi Việt Nam có ít nhiều biến động
theo từng giai đoạn cụ thể: Tổng số lượng lợn có xu hướng giảm từ 20052007 (từ 27434895 con xuống còn 26560651 con) giai đoạn 2007- 2009 tăng
trở lại từ (26560651 con đến 27627729 con) và từ 2009- 2013 có xu hướng
giảm tuy nhiên đang có xu hướng tăng trở lại vào năm 2014, tăng mạnh vào
năm 2015 và ít biến động đầu năm 2016. Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT,
tình hình chăn nuôi cả nước trong tháng 2 đầu năm 2016 nhìn chung phát
triển thuận lợi do dịch bệnh không phát sinh trên diện rộng. Tuy nhiên, đợt rét
đậm, rét hại vào cuối tháng Một đã gây ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu, bò
tại các tỉnh miền Bắc. Mặc dù công tác phòng chống rét, đói cho gia súc đã
được các địa phương triển khai tích cực nhưng do nhiệt độ xuống quá thấp,
băng tuyết xuất hiện ở vùng núi đã khiến trâu, bò và một số loại gia súc khác
chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Theo số liệu ước tính của

Tổng cục Thống kê, tổng số trâu cả nước tháng Hai năm 2016 giảm 0,2%;
tổng số bò tăng khoảng 0,5-1%; tổng số lợn tăng khoảng 3-3,5%; tổng số gia
cầm tăng khoảng 8 – 8,5% so với cùng kỳ năm 2015.

3


(Tổng cục thống kê, 2015)
Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện biến động số lượng lợn và bò trong
giai đoạn 2005 - 2015
Trong những năm gần đây, chăn nuôi lợn ở nước ta phát triển khá nhanh
nhưng không đồng đều giữa các vùng miền. Hình thức chăn nuôi tự phát nhỏ
lẻ, phân tán dần được thay thế bằng chăn nuôi tập trung trang trại. Biến động
về số lượng lợn giữa các vùng trên cả nước được thể hiện ở bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1. Diễn biến số lượng lợn phân theo các vùng của Việt Nam giai
đoạn 2005 – 2015
(Đơn vị: 1000 con)
Năm

2005

2008

2011

2012

2014

2015


Cả nước

27435 26701,6 27055,9

6494 26761,6

ĐBSH

7795,5

6971,9

7092,1

855,2

6824,8

5446,4

5927,4

6424,9

346,9

6626,4

BTB và DHMN


6526,4

5880

5253,3 1084,9

5207,5

5698,2

ĐNB

2247,6

2372,7

2801,4 2780,0

2890,1

3201,4

ĐBSCL

3828,6

3630,1

3772,5 3722,9 3470,4

4155,6
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2015)

TD và MNPB

27751,1
7180,2
6975,7

Theo số liệu Cục Thống kê Hà Tĩnh, số lượng đàn lợn (tại các thời điểm
điều tra từ năm 2006 - 2010) phát triển tương đối ổn định, năm 2010 là
4


381.636 con. Những năm 2006, 2007 và 2009 không có dịch bệnh, đàn lợn
năm sau thường tăng từ 4,3 - 4,4%/năm. Riêng các năm 2008 và 2010 (đặc
biệt năm 2008) dịch lợn tai xanh xảy ra trên diện rộng và diễn biến phức tạp
làm cho tổng đàn lợn của Hà Tĩnh giảm tương ứng là 0,3 và 13,4% so với
năm liền trước đó. Số lượng đàn lợn trong giai đoạn 2013 - 2015 tăng nhanh
chủ yếu về phát triển đàn lợn thịt và lợn nái.
1.1.1.1. Hiện trạng chăn nuôi tập trung
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và chuyên môn hóa cao là một
trong những nội dung quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa sản xuất
nông nghiệp của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Nhu cầu thực phẩm trong điều
kiện dân số tăng và đời sống ngày càng được nâng cao đã và đang đặt ra cho
các nhà quản lý nông nghiệp phải nhanh chóng hiện đại hóa sản xuất nông
nghiệp. Trong điều kiện diện tích giành cho nông nghiệp đang ngày càng
giảm do phát triển đô thị, công nghiệp, giao thông và các công trình dịch vụ
khác, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, nâng cao quy mô là xu thế tất
yếu nhằm nâng cao năng suất và chất lượng thịt, trứng, sữa cung cấp cho nhân

dân và cho xuất khẩu. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
được thể hiện qua bảng 1.2 như sau:
Bảng 1.2. Số lượng trang trại chăn nuôi phân theo vùng ở nước ta
Vùng
ĐBSH
TD và MNPB
BTB và DHMT
TN
ĐNB
ĐBSCL
Cả nước

2010
10277
1926
3173
812
4089
3281
23558

2011
10291
1932
3175
819
4101
3292
23610


2012
2013
2014
2015
10322
10337
10351
10387
1939
1947
1961
1978
3191
3217
3242
3267
825
832
839
854
4111
4134
4142
4179
3314
3341
3376
3389
23702
23808

23911
24054
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015)

Số lượng trang trại chăn nuôi ở nước ta tăng tương đối nhanh và đều ở
tất cả các vùng. Nhưng phát triển chủ yếu ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và
Đông Nam Bộ. Vùng Tây Nguyên là nơi có số lượng trang trại tập trung ít

5


nhất đồng thời là nơi có mức tăng về số lượng trang trại chăn nuôi thấp nhất
nước ta.
Tuy nhiên, các khu chăn nuôi vẫn còn phát triển tự phát chưa được quy
hoạch, chủ yếu được xây dựng trên đất vườn nhà, đất mua hoặc đất thuê tại
địa phương. Nhiều trang trại xây dựng ngay trong khu dân cư gây ô nhiễm
môi trường, nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con người và ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi (Trần Bá Nhân, 2013).
Theo báo cáo của Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), 6 tháng cuối năm
2015, ngành chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn: đàn lợn của cả nước khôi phục
chậm do giá nguyên liệu đầu vào tăng trong khi giá bán lợn hơi giảm và ở
mức thấp. Người chăn nuôi không dám đầu tư tăng số lượng vật nuôi, một số
trang trại phải thu hẹp quy mô. Ước tính, tổng số lợn của cả nước đến ngày
15/6/2015 có khoảng 26,5 triệu con, tăng 0,36% so với cùng kỳ năm 2014
(Cục chăn nuôi, 2015).
Theo báo cáo của Cục chăn nuôi Hà Tĩnh, năm 2015 chăn nuôi lợn quy
mô trang trại chiếm 16% lượng chăn nuôi.
1.1.1.2 Hiện trạng chăn nuôi hộ gia đình.
Ngành chăn nuôi hiện chiếm 27% trong đóng góp của Ngành Nông
nghiệp vào tổng thu nhập quốc nội (Cục chăn nuôi, 2015). Chăn nuôi đóng

vai trò quan trọng trong việc gia tăng thu nhập ở các vùng nông thôn Việt
Nam, chủ yếu là nguồn thu nhập từ chăn nuôi lợn và gia cầm theo quy mô hộ
gia đình. Sản phẩm của các hộ chăn nuôi chiếm tới 70% sản lượng thực phẩm
ngành chăn nuôi cung cấp cho 90 triệu người dân Việt Nam. Với đạc điểm
phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, chứa nhiều rủi ro và thách thức như:
thiếu kiến thức về các phương thức chăn nuôi tiên tiến, nguy cơ dịch bệnh,
dịch vụ thú y còn kém, giá thức ăn cao, thiếu thốn các tổ chức hoạt động nông
dân, tài chính không đủ, cộng thêm sự biến động của giá cả đầu ra đã làm cho
các hộ chăn nuôi phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo báo cáo của Sơ NN & PTNT các tỉnh, ở nước ta hiện nay chăn
nuôi nông hộ vẫn chiếm chủ yếu về số đầu gia súc cũng như lượng thịt hơi
6


cung cấp cho thị trường. Hiện số lượng lợn được chăn nuôi theo phương thức
nông hộ nhỏ lẻ (bình quân 3-4 con/hộ) chiếm tới 65% tổng đàn lợn, cung cấp
hơn ½ sản lượng thịt cho cả nước. Số lượng đàn gà được chăn nuôi tại nông
hộ cũng chiếm 70% tổng đàn và 60% sản lượng thịt gà năm 2008, cả nước có
7,8 triệu hộ chăn nuôi gà: trong đó quy mô dưới 20 con là 5,2 triệu hộ;
khoảng 97000 hộ có quy mô trên 100 con và 4000 hộ có quy mô trên 1000
con. Năm 2011, số lượng chăn nuôi gà đã giảm xuống còn 6,5 triệu hộ do tình
hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất là dịch cúm gia cầm gây thiệt hại lớn
cho ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, số lượng hộ chăn nuôi dưới 20 con vẫn còn
chiếm hơn 60%. Đàn trâu bò thì gần như 100% được nuôi tại nông hộ (Đình
Tú- Thạch Bình, 2012).
Một vài năm trở lại đây do diễn biến tình hình dịch bệnh phức tạp, giá
đầu vào cao, đầu ra không ổn định, thiếu vốn nên nhiều người chăn nuôi như
bỏ chuồng làm tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ giảm từ mức 70-75% xuống còn 5055%. Nhưng tính trung bình tỷ lệ các hộ chăn nuôi theo phương thức nông hộ
dẫn đầu về số lượng đầu gia súc và tổng sản lượng thịt (Trần Bá Nhân, 2015)
Theo tiến sĩ Nguyễn Đặng Vang (Hội chăn nuôi Việt Nam) phân tích sở

dĩ chăn nuôi nông hộ luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu chăn nuôi chia theo
phương thức vì chăn nuôi nông hộ tận dụng được nguồn phụ phế phẩm nông
nghiệp, đất đai, công lao động nhàn rỗi và nguồn vốn tự có nên không thể phủ
nhận vai trò vô cùng to lớn của chăn nuôi nông hộ (Đình Tú- Thạch Hà, 2012).
Theo Cục chăn nuôi Hà Tĩnh (2015), chăn nuôi lợn hộ gia đình chiếm
hơn 80% đầu con trong đó chăn nuôi gia trại chiếm 49% số lượng đầu con.
Chăn nuôi hộ gia đình chủ yếu là chăn nuôi theo phương thức truyền thống
tânj dụng chế phụ phẩm nông nghiệp và một phần thức ăn hỗn hợp.
1.1.2. Môi trường chăn nuôi
Môi trường chăn nuôi hiện nay đang gặp nhiều vấn đề như vệ sinh chăn
nuôi, chuồng trại chăn nuôi, chất thải chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi,… trong
đó nổi cộm lên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi.
7


1.2. Chất thải chăn nuôi và các vấn đề về môi trường
1.2.1 Khái niệm chất thải chăn nuôi
Định nghĩa về chất thải chăn nuôi theo Bùi Hữu Đoàn (2011): ’’Chất thải
chăn nuôi là một hỗn hợp tạp chất ở tất cả các dạng rắn, lỏng hoặc khí phát
sinh trong quá trình chăn nuôi, lưu trữ, chế biến hay sử dụng chất thải”.
Dựa theo định nghĩa trên tôi định nghĩa lại về chất thải chăn nuôi như
sau: Chất thải chăn nuôi là những phần bị loại bỏ trong quá trình chăn nuôi và
có thể chia thành 3 dạng chính là chất thải chăn nuôi rắn, chất thải chăn nuôi
lỏng và chất thải chăn nuôi khí.
1.2.2 Thành phần, tính chất của chất thải chăn nuôi ở Việt Nam
1.2.2.1 CTR – Phân
Là những thành phần từ thức ăn mà cơ thể gia súc không hấp thụ được
và thải ra ngoài cơ thể. Phân gồm: Những dưỡng chất không tiêu hóa được
của quá trình tiêu hóa vi sinh( men tiêu hóa, chất xơ, protein dư thừa, acid
amin (trong nước tiểu)); Các khoáng chất dư thừa như P 2O5, K2O, CaO,

MgO... ; Các chất cặn bã của dung dịch tiêu hóa( trysin, pepsin...), các mô
tróc ra từ các niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài; Các
loại vi sinh vật, trứng giun sán trong thức ăn, ruột bị thải ra ngoài theo phân
như Samonella, Shigella, Proteus, Ascaris suum, Oesophagostomum,
Trichocephalus (Nguyễn Thị Hoa Lý, 2004)
Thành phần các chất trong phân lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Thành phần dưỡng chất của thức ăn và nước uống; Độ tuổi của lợn; Tình
trạng sức khỏe vật nuôi và nhu cầu cá thể (nếu nhu cầu cá thể cao, sử dụng
dưỡng chất nhiều thì lượng phân thải ra sẽ ít và ngược lại)
Bảng 1.3 Thành phần (%) của phân gia súc, gia cầm
Loại phân
Lợn
Trâu, bò


Nước
82,0
83,14
56,0

Nitơ
0,60
0,29
1,63

P2O5
0,41
0,17
0,54


K2O
0,26
1,00
0,85

CaO
0,09
0,35
2,40

MgO
0,10
0,13
0,74

(Nguồn: Lê Văn Cát, 1997)
8


1.2.2.2 Chất thải lỏng
Nước phân chuồng là hỗn hợp phân, nước tiểu và nước rửa chuồng. Vì
vậy nước phân chuồng rất giàu dinh dưỡng và có giá trị lớn về mặt phân bón.
Trong 1m3 nước phân có khoảng: 5-6 kg N nguyên chất; 0,1 kg P 2O5; 12 kg
K2O (Bergmann,1965). Nước phân chuồng nghèo lân, giàu đạm và rất giàu
kali. Đạm trong nước phân chuồng tồn tại theo 3 dạng chủ yếu là: urê, axit
uric và axit hippuric, khi để tiếp xúc với không khí một thời gian hay bón vào
đất thì bị VSV phân giải axit uric và axit hippuric thành urê và sau đó chuyển
thành amoni cacbonat.
Nước thải chăn nuôi là một loại nước thải rất đặc trưng và có khả năng
gây ô nhiễm môi trường cao do có chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, cặn

lơ lửng, N, P và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi
trường của Viện chăn nuôi (2006) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập
trung thuộc Hà Nội, Hà Tây, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình
Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm của nước thải chăn nuôi:
- Các chất hữu cơ: Hợp chất hữu cơ chiếm 70-80% bao gồm cellulose,
protit, acid amin, chất béo, hidratcacbon và các dẫn xuất của chúng, thức ăn
thừa. Hầu hết các chất hữu cơ dễ phân hủy, ngoài ra còn có các chất khó phân
hủy sinh học: các hợp chất vòng thơm, hợp chất đa vòng, hợp chất chứa clo
hữu cơ. Các chất vô cơ chiếm 20-30% gồm cát, đất, muối, urê, ammonium,
muối clorua, SO42-,
- N và P: Khả năng hấp thụ N và P của các loài gia súc, gia cầm rất kém,
nên khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân và
nước tiểu. Trong nước thải chăn nuôi lợn thường chứa hàm lượng N và P rất
cao. Hàm lượng N-tổng = 200-350 (mg/l), P-tổng = 60-100 (mg/l).
- Sinh vật gây bệnh: Nước thải chăn nuôi chưa nhiều loại vi trùng, virus
và trứng ấu trùng giun sán gây bệnh.
Ước tính lượng nước tiểu của gia súc dựa vào trọng lượng theo công
thức của Hill và Toller, 1974 như sau
9


Bảng 1.4 Ước tính lượng nước tính lượng nước tiểu dựa vào trọng lượng
gia súc
Trọng lượng gia súc
< 10kg
15 – 45 kg
45 – 100 kg
> 100 kg

Lượng nước tiểu (kg/ngày)

0,3 – 0,7
0,7 – 2,0
2–4
4-5

1.2.2.3 Chất thải khí
Chất thải khí: chăn nuôi phát thải nhiều loại khí thải (CO 2, NH3, CH4,
H2S,... thuộc các loại khí nhà kính chính) do hoạt động hô hấp, tiêu hóa của
vật nuôi, ủ phân, chế biến thức ăn,...và mùi hôi thối từ hoạt động phân hủy
phân và từ hệ thống nước thảiđặc biệt là tại bể. Theo tác giả Nguyễn Thị Hoa
Lý (2005), các chất tạo mùi trong nước tiểu của lợn như sau:
Bảng 1.5. Các chất tạo mùi trong nước thải chăn nuôi
STT
1
2
3
4
5
6
7

Chất gây mùi
Amin
Amoni
Diamin
Hydrosulfua
Mercaptan
Phân
Sulfit hữu cơ


Công thức
Mùi đặc trưng
CH3NH2
Cá ươn
NH3
Khai
NH2(CH2)4NH
Thịt thối
H2S
Trứng thối
CH3SH
Hôi
C8H5NHCH3
Thối
(CH3)2SCH3SSCH3
Bắp cải rữa
(Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý, 2005)

Lượng khí phát sinh do phân hủy 1 tấn phân được thể hiện ở bảng 1.5
dưới đây

10


Bảng 1.6. Lượng khí phát sinh do phân hủy 1 tấn phân
TT

Loại khí phát sinh

Lưu lượng (m3/ngày)


1
2
3

CH4
CO2
Các khí khác

101,6
88,9
3,2

(Nguồn: Intergrated Solid waste Management – Quản lý chất thải rắn,McBraw Hill)

1.2.3 Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường
Hiện nay với sự hội nhập quốc tế kèm với nó là sự gia tăng những quy
định về BVMT, ý thức ngày càng nâng cao của cộng đồng về các vấn đề môi
trường thì vấn đề môi trường nói chung và môi trường chăn nuôi nói riêng đã
nhận được sự quan tâm của cộng đồng. Trên thế giới môi trường chăn nuôi đã
được đánh giá một cách khá toàn diện, một trong số đó là các nghiên cứu về
xử lý chất thải chăn nuôi. Tại Việt Nam, mặc dù đã phần nào cảm nhận được
tác hại về môi trường do chăn nuôi gây ra xong gần như chưa có một nghiên
cứu đầy đủ nào về quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi.
Khi còn chăn nuôi nhỏ lẻ, kết hợp với việc sử dụng chất thải từ chăn
nuôi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp thì chất thải chăn nuôi từ các hộ gia
đình gần như không phải là mối hiểm họa đối với môi trường. Tuy nhiên, khi
chuyển sang hình thức tập trung theo quy mô lớn thì còn rất nhiều trang trại
chăn nuôi lợn hàng ngày thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và
đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước, kênh mương trong vùng làm nhiều hộ

dân không có nước sinh hoạt (nước giếng trong vùng có váng, mùi hôi tanh),
tỷ lệ người dân bị mắc bệnh tiêu chảy, mẩm ngứa và ghẻ lở cao. Ô nhiễm do
chất thải chăn nuôi không chỉ ảnh hưởng nặng tới môi trường khu dân cư mà
còn gây ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên đất và ảnh hưởng lớn tới kết quả sản
xuất chăn nuôi. Các hoạt động gây ô nhiễm do chăn nuôi vẫn đang tiếp tục
Chất thải chăn nuôi
diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
Chất vô cơ

Chất hữu cơ

Mầm bệnh

Chất ô nhiễm
Đất

Nước

11

Sức khỏe-Đời sống- Sản xuất

Không khí


(Đặng Kim Chi, Hoàng Thu Hương, 2007)
Hình 1.2. Sơ đồ ảnh hưởng của chăn nuôi đến môi trường
1.2.3.1 Ảnh hưởng đến môi trường đất
Hoạt động chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường vẫn diễn ra nhiều nơi trên
cả nước. Tình trạng chăn nuôi thả rông, chăn thả trên đất dốc, đầu nguồn

nước... còn khá phổ biến đã làm tăng diện tích đất xói mòn, suy giảm chất
lượng nước, giảm thiểu khả năng sản xuất nông nghiệp trên vùng rộng lớn.
Chất thải chăn nuôi khi không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm đất. Nhiều nghiên
cứu cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh
cho người và gia súc, đặc biệt là các mầm bệnh về đường ruột như thương
hàn, viêm gan, giun sán, sán lá gan...Trong chất thải chăn nuôi có chứa một
lượng lớn nito và photpho do gia súc không hấp thụ hết từ thức ăn. Vì vậy,
khi bón quá nhiều loại phân này cho cây trồng, cây sẽ không hấp thụ được hết
và lượng photpho, nito dư sẽ tồn tại trong đất và gây ô nhiễm cho đất. Sự tồn
tại nito hay photpho hàm lượng cao trong đất sẽ kích thích sự phát triển của
các sinh vật ưa nito hay photpho, ức chế các loại vi sinh vật khác làm thay đổi
khu hệ vi sinh vật đất. Ngoài ra trong môi trường đất, nito hay bị oxi hóa
thành nitrat, chúng đóng thành váng trên bề mặt thổ nhưỡng, hạn chế sự trao
đổi của các thành phần trong đất với môi trường (Đào Lệ Hằng, 2009).
Các kim loại nặng như Cu, Zn được coi là một trong các tác nhân gây ô
nhiễm chính do sử dụng quá nhiều phân lợn và gà bón cho đất. Khi bón một
lượng lớn và liên tục phân trên cánh đồng sẽ làm tăng hàm lượng kim loại
12


nặng trong đất. Kim loại nặng có xu hướng tích lũy trong đất, đặc biệt ở lớp
đất gần bề mặt và gây độc hại lâu dài. Tính độc của kim loại nặng sẽ gây nên
sự sụt giảm đa dạng của vi sinh vật đất, ảnh hưởng lên sinh vật có lợi cho đất
(vi sinh vật cải thiện sự hô hấp của đất, phhaan hủy chất hữu cơ, cố định
nito...). Kim loại nặng gián tiếp làm giảm sự phân hủy của thuốc trừ sâu và
những chất hữu cơ khác do việc tiêu diệt các vi khuẩn và nấm mà trong điều
kiện bình thường các vi sinh vật này sẽ phân giải các chất nguy hại đó
(Burton and Turner, 2003).
Nguyễn Thị Ngọc Ân và Dương thị Bích Huệ (2007) nói rằng:” Sự dư
thừa Zn trong đất quá cao cũng gây độc đối với cây trồng, gây nên hiện tượng

mất diệp lục. Sự tích tụ Zn trong cây quá nhiều cũng liên quan đến mức dư
lượng Zn trong cơ thể người và góp phần tăng tích tụ Zn trong môi trường”.
Một số loại mầm bệnh có khả năng sống sót rất cao. Theo Rawactal
(2010) vi khuẩn E. Coli có khả năng sống sót trong chất thải đến 21 tháng. Vi
khuẩn Salmonella có thể sống sót đến 286 ngày trong phân ủ hoặc hồ chứa
chất thải tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và nồng độ ammoniac.
1.2.3.2. Ảnh hưởng tới môi trường nước
Nguồn chất thải chăn nuôi gây ảnh hưởng lớn đến môi trường nước chủ
yếu là nước thải (nước tiểu, nước tắm, rửa chuồng trại) và phân thải. Theo
như tính toán thì với một đàn gia súc 10000 con, để tạo ra khoảng 1000 tấn
lợn hàng năm thì phải giải quyết 10000- 20000 tấn phân, 20000- 30000 m 3
nước tiểu và 50000- 200000 m 3 nước rửa chuồng trại.(Nguyễn Tuấn Dũng,
2012)
Dù nguồn thải từ hoạt động chăn nuôi không lớn như các ngành công
nghiệp, sinh hoạt nhưng nước thải và chất thải chăn nuôi có chứa hàm lượng
chất ô nhiễm cao, đặc biệt là các hợp chất chứa N, P. Do vậy, nếu không quản
lý tốt nguồn thải từ chăn nuôi thì rất dễ làm ô nhiễm các nguồn nước mặt, gây
hiện tượng phú dưỡng. Đặc biệt là các khu vực chăn nuôi tâp trung với số
lượng lớn thì nguồn thải chăn nuôi rất dễ gây tình trạng ô nhiễm cục bộ trong
một phạm vi hẹp và việc nước mặt bị tích lũy một lượng lớn chất ô nhiễm
13


trong thời gian dài có thể là nguyên nhân chính dẫn đến việc nước ngầm bị ô
nhiễm do quá trình thấm lọc các chất ô nhiễm từ nước mặt và nước ngầm
(V.porphyre, Nguyễn Quế Côi,2006).
Cho đến nay chưa có một báo cáo nào đánh giá chi tiết và đầy đủ về ô
nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi gây ra. Theo báo cáo tổng kết của Viện
chăn nuôi, hầu hết các hộ chăn nuôi đều để nước thải chảy tự do ra môi
trường xung quanh gây mùi hôi thối nồng nặc, đặc biệt là vào những ngày oi

bức. Nồng độ khí H2S và NH3 cao hơn mức cho phép khoảng 30-40 lần. Theo
X. Hợp (2012):”Tổng số vi sinh vật và bào tử nấm cũng cao hơn mức cho
phép rất nhiều lần. Ngoài ra, nước thải chăn nuôi nuôi còn chứa lượng lớn
Coliform, E.coli và trứng giun sán cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép”.
Theo số liệu của sở Khoa học và Công nghệ Nam Định và Hà Tây (Trực
Ninh- Nam Định và xã Trung Châu- Đan Phượng, Hà Tây cũ nay thuộc Hà
Nội) thấy mức độ ô nhiễm đang ở tình trạng báo động: nước thải nhiễm E.coli
và 25% số mẫu nhiễm trứng giun với mật độ 4025 trứng/ 500 ml nước thải.
Hàm lượng COD là 3916 mg/l, trong khi tiêu chuẩn chỉ cho từ 100-400 mg/l.
Ở các trại lợn xã Đức Sơn (Thành phố Đồng Hới) của trung tâm giống vật
nuôi tỉnh Quảng Bình, hàng ngày thải ra lượng chất thải lớn không qua xử lý
làm cho 50 hộ dân xung quanh vùng đấy không thể sử dụng được nguồn nước
ngầm do có váng vàng, mùi tanh hôi. Chăn nuôi lợn ở xã Tô Hiệu (Thường
Tín- Hà Nội) với việc xả thẳng phân, nước tiểu lợn xuống cống rãnh và hệ
thống thoát nước làm môi trường ở đây ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến
sức khỏe người dân. (Vũ Trọng Bình,..)
Hiện nay, trên cả nước có nhiều trang trại chăn nuôi lợn, bò hàng ngày
thải ra một lượng lớn chất thải không được xử lý và đổ trực tiếp vào hệ thống
thoát nước, kênh mương làm nhiều hộ dân không có nước sinh hoạt. Tỷ lệ
người dân mắc bênh tiêu chảy, mẩn ngứa, ghẻ lở rất cao. (Nguyễn Khoa Lý,
2008)

14


×