Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

quy trinh xin giay chung nhan xuat xu hang hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.46 KB, 14 trang )

Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ (C/O)
1. Khái niệm C/O

C/O (viết tắt của Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được
cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ
Việt Nam theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam về xuất xứ hàng hóa.
2. Mục đích của C/O

- Ưu đãi thuế quan: xác định được xuất xứ của hàng hóa để có thể phân biệt đâu là
hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi, áp dụng chế độ ưu đãi theo các thỏa thuận
thương mại đã được ký kết giữa các quốc gia.
- Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: Trong các trường hợp khi hàng hóa của
một nước phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các
hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.
- Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: Việc xác định xuất xứ khiến
việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại đối với một nước hoặc đối với một
khu vực dễ dàng hơn. Trên cơ sở đó các cơ quan thương mại mới có thể duy trì hệ
thống hạn ngạch.
- Xúc tiến thương mại.
3. Đặc điểm của C/O

- C/O được cấp cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cụ thể: tức là C/O chỉ được cấp
cho hàng hoá tham gia vào lưu thông quốc tế và đã được đặc định xuất khẩu tới
nước nhập khẩu, khi đã có các thông tin về người gửi hàng, người nhận hàng,
thông tin về đóng gói hàng hoá, số lượng, trọng lượng, trị giá, nơi xếp hàng, nơi
dỡ hàng, thậm chí thông tin về phương tiện vận tải. Xét theo thông lệ quốc tế, C/O
có thể được cấp trước hoặc sau ngày giao hàng (ngày xếp hàng lên tàu) nhưng việc
cấp trước này vẫn phải phản ánh được lô hàng xuất khẩu cụ thể. Trường hợp cấp
trước thường xảy ra khi lô hàng đang trong quá trình làm thủ tục hải quan để xuất
khẩu hoặc đã làm thủ tục hải quan, chờ xuất khẩu.


- C/O được xác định theo một qui tắc xuất xứ cụ thể và qui tắc này phải được
nước nhập khẩu chấp nhận và thừa nhận: C/O chỉ có ý nghĩa khi được cấp theo
một qui tắc xuất xứ cụ thể mà nước nhập khẩu chấp nhận. Qui tắc xuất xứ áp dụng
có thể là các qui tắc xuất xứ của nước nhập khẩu hoặc của nước cấp C/O (nếu
nước nhập khẩu không có yêu cầu nào khác). C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ


nào thì được hưởng các ưu đãi tương ứng (nếu có) khi nhập khẩu vào nước nhập
khẩu dành cho các ưu đãi đó. Để phản ánh C/O được cấp theo qui tắc xuất xứ nào
thì thông thường các C/O được qui định về tên hay loại mẫu cụ thể.
4. Nội dung cơ bản của C/O

- Loại mẫu C/O: nhằm thể hiện C/O được cấp theo một Qui tắc xuất xứ cụ thể
tương ứng
- Tên, địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu
- Tiêu chí về vận tải (tên phương tiện vận tải, cảng, địa điểm xếp hàng/ dỡ hàng,
vận tải đơn…)
- Tiêu chí về hàng hoá (tên hàng, bao bì, nhãn mác đóng gói hàng hoá, trọng
lượng, số lượng, giá trị…)
- Tiêu chí về xuất xứ hàng hoá (tiêu chí xác định xuất xứ, nước xuất xứ hàng hoá)
- Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước cấp xuất khẩu.
5. Phân loại C/O

- C/O cấp trực tiếp: C/O cấp trực tiếp bởi nước xuất xứ, trong đó nước xuất xứ
cũng có thể là nước xuất khẩu.
- C/O giáp lưng (back to back C/O): C/O cấp gián tiếp bởi nước xuất khẩu không
phải là nước xuất xứ. Nước xuất khẩu trong trường hợp này gọi là nước lai xứ
Về nguyên tắc, các nước chỉ cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa có xuất
xứ của quốc gia mình. Tuy nhiên thực tiễn thương mại cho thấy hàng hóa không
chỉ được xuất khẩu trực tiếp tới nước nhập khẩu cuối cùng (nơi tiêu thụ hàng hóa)

mà có thể được xuất khẩu qua các nước trung gian. Việc xuất hiện các nước trung
gian có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể theo mạng lưới phân phối của nhà
sản xuất, hoặc do hàng hóa được mua đi bán lại qua các nước trung gian,… Để tạo
thuận lợi cho các họat động này, một số nước có qui định hàng nhập khẩu vào
nước mình khi xuất khẩu có thể được cấp C/O giáp lưng trên cơ sở C/O gốc của
nước xuất xứ.
Theo qui chế cấp C/O ưu đãi hiện hành của Việt nam: có một số C/O ưu đãi đặc
biệt được cấp dưới dạng C/O giáp lưng. Khi gặp các C/O giáp lưng cấp theo qui
tắc xuất xứ ưu đãi này, cần kiểm tra chặt chẽ về các điều kiện qui định về vận
chuyển trực tiếp.


6. Các mẫu C/O áp dụng tại Việt Nam
- C/O cấp theo qui tắc xuất xứ không ưu đãi:

+ C/O form B: cấp cho hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định
xuất xứ không ưu đãi.
+ C/O form Textile (form T): cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo Hiệp
định Dệt may Việt Nam – EU.
+ C/O form Venezuela: cấp cho hàng hóa xuất khẩu sang Venezuela theo quy định
Venezuela.
+ C/O form Mexico( form anexo III): cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu
sang Mexico theo quy định của Mexico.
+ C/O form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam
xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO).
-

C/O cấp theo qui tắc xuất xứ ưu đãi:

+ C/O form A: cấp cho hàng xuất khẩu đi các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan

phổ cập GSP.
+ C/O form D: hàng xuất khẩu sang các nước ASEAN thuộc diện hưởng ưu đãi
thuế quan theo Hiệp định CEPT.
+ C/O form E: hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước ASEAN thuộc diện
hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN- Trung Quốc.
+ C/O form AK: hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN thuộc diện
hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định ASEAN- Hàn Quốc.
+ C/O form S: hàng xuất khẩu sang Lào thuộc diện ưu đãi thuế quan theo Hiệp
định Việt Nam – Lào.
+ C/O form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của
Peru.
+ C/O form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi toàn
cầu (GSTP) cho Việt Nam hưởng ưu đãi GSTP.
Tuy nhiên việc sử dụng C/O nào cho từng lô hàng cụ thể và thủ tục cấp C/O ra sao
cũng như các giấy tờ cần thiết cho việc xin cấp C/O thì còn tương đối phức tạp và
đã có không ít trường hợp không thể xin được C/O. Trường hợp hàng xuất khẩu
không cấp được C/O, theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu của cơ quan chức
năng của nước nhập khẩu, đề nghị của doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam có thể cấp giấy chứng nhận về thực trạng hàng hóa như: chứng
nhận hàng tạm nhập tái xuất, chứng nhận hàng gia công đơn giản tại Việt Nam,....


7. Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của Việt Nam:
- Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ

hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa.
Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản
lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện

việc cấp các loại C/O sau:
+ C/O form A hàng giày dép xuất khẩu sang EU;
+ C/O form D;
+ C/O form E;
+ C/O form S;
+ C/O form AK;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O
còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).


Chương 2:
QUY TRÌNH ĐỀ NGHỊ CẤP C/O TẠI VCCI
1. Hướng dẫn lập bộ hồ sơ C/O

Một bộ hồ sơ C/O gồm các chứng từ sau:
1. Ðơn đề nghị cấp C/O
(1 bản, theo mẫu)
2. Các tờ C/O đã kê khai hoàn chỉnh:
Tối thiểu 4 bản
+ 1 bản chính và 1 bản copy đơn vị đề nghị cấp C/O chuyển cho khách hàng
+ 1 bản copy đơn vị đề nghị cấp C/O lưu
+ 1 bản copy cơ quan cấp C/O lưu.
(Riêng form ICO làm thêm 1 bản First copy để VCCI chuyển cho Tổ chức cà phê
quốc tế ICO).
3. Các chứng từ xuất khẩu (chứng minh hàng xuất khẩu từ Việt Nam)
+ Giấy phép xuất khẩu (nếu có)
+ Tờ khai hải quan hàng xuất
+ Giấy chứng nhận xuất khẩu (nếu có)
+ Invoice (hoặc invoice có thị thực VISA đối với hàng dệt may XK sang Hoa Kỳ
quản lý hạn ngạch)

+ Vận đơn
4. Các chứng từ giải trình và chứng minh nguồn gốc xuất xứ Việt Nam của hàng
hóa:
+ Chứng từ mua bán, ủy thác xuất khẩu,. thành phẩm.
+ Ðịnh mức hải quan (nếu có)
+ Bảng kê khai nguyên liệu sử dụng (theo mẫu)
+ Chứng từ nhập, hoặc mua nguyên liệu
+ Quy trình sản xuất tóm tắt (trong trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên
quan, hoặc khi các chứng từ khác chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).
+ Giấy kiểm định (hoặc giám định) của cơ quan chuyên ngành chức năng (trong
trường hợp quy định xuất xứ có quy định liên quan, hoặc khi các chứng từ khác
chưa thể hiện rõ xuất xứ của hàng hóa).
* Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết để làm rõ xuất xứ hàng hóa, VCCI có thể
yêu cầu xuất trình thêm các chứng từ khác như công văn giải trình một vấn đề cụ
thể, hợp đồng, L/C, . hoặc các mẫu vật, mẫu hình của sản phẩm, nguyên liệu sử
dụng, hoặc tiến hành kiểm tra thực tế sản xuất sản phẩm,..
* Ðối với các đơn vị lần đầu xin C/O, cần phải lập và nộp thêm Hồ sơ đơn vị C/O


(Thương nhân, Tổ chức, Cá nhân; Danh mục cơ sở sản xuất; Đăng ký đại diện liên
hệ, ký trên chứng từ hồ sơ C/O và mẫu dấu, chữ ký). Các thay đổi trong quá trình
hoạt động phải thông báo kịp thời để lưu bổ sung vào hồ sơ.
* Các chứng từ do cơ quan khác phát hành (vận đơn, tờ khai hải quan, giấy phép
xuất khẩu,.) đơn vị nộp bản photo sao y, và xuất trình bản chính để đối chiếu.
* Hồ sơ C/O đơn vị phải lưu đầy đủ (ít nhất như bộ đã nộp tại VCCI) trong thời
gian tối thiểu 5 năm, và phải lưu bản C/O copy mộc đỏ do VCCI cấp (bản photo
sao y chỉ có giá trị tham khảo, không có giá trị đối chiếu).

* Lưu ý : cần phải khai báo chính xác trên tất cả các chứng từ liên quan đến
việc cấp C/O. Nội dung các chứng từ phải xác thực, hợp lệ và thống nhất.

2. Đối với đơn vị lần đầu đề nghị cấp C/O
a) Đơn vị đề nghị cấp C/O:

Là các thương nhân, hoặc các tổ chức, cá nhân xuất khẩu có thể đề nghị cấp
C/O tại tổ chức cấp C/O.
b) Hồ sơ đơn vị đề nghị cấp C/O:
Chứa các thông tin cơ bản, cần thiết về đơn vị đề nghị cấp C/O. Các đơn vị
đề nghị cấp C/O phải đăng ký hồ sơ đơn vị C/O trước khi được xét cấp C/O
tại mỗi Tổ chức cấp C/O. Sau khi đăng ký, nếu có thay đổi nội dung trong hồ
sơ đơn vị C/O cần phải thông báo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O biết.
Quy định pháp luật về Đăng ký Hồ sơ Thương nhân (trích thông tư 07/2006/TTBTM ngày 17/4/2006):
- Đăng ký hồ sơ thương nhân:
• Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O lần đầu tiên cho Tổ chức cấp C/O, Người
đề nghị cấp C/O phải nộp những giấy tờ sau:
 Đăng ký mẫu chữ ký của Người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O
và con dấu của thương nhân.
 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu
sao y bản chính)
 Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính)
 Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân.
• Mọi sự thay đổi trong Hồ sơ thương nhân phải được thông báo kịp
thời cho Tổ chức cấp C/O nơi liên hệ để được cấp C/O. Hồ sơ thương
nhân phải được cập nhập hai (02) năm một lần;
• Thương nhân đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét giải quyết việc cấp
C/O tại nơi đã đăng ký Hồ sơ thương nhân;
• Các trường hợp trước đây đã xin cấp C/O nhưng chưa đăng ký Hồ sơ
thương nhân phải được thực hiện trong vòng ba (03) tháng kể từ ngày
Thông tư này có hiệu lực.



c) Hồ sơ C/O: bộ các chứng từ cần thiết (trong đó có các tờ C/O đã khai hoàn

chỉnh) để chứng minh, làm rõ xuất xứ của 1 lô hàng xuất khẩu cần đề nghị
cấp C/O.
3. Quy trình cấp C/O tại VCCI Hồ Chí Minh

Bước 1 : Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại Tổ cấp C/O
Bước 2 : Tiếp nhận, kiểm tra bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho
thương nhân về một trong các trường hợp sau :
 Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra, đóng sổ C/O nếu bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ
 Từ chối cấp C/O nếu phát hiện hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính
xác,không đầy đủ, có mâu thuẫn về nội dung
Bước 3 : Nhập máy dữ liệu C/O
Bước 4 : Cán bộ ký C/O, kiểm tra trước khi ký duyệt C/O
Bước 5 : Đóng dấu, tách C/O
Bước 6 : Thu tiền cấp C/O
Bước 7 : Trả C/O
Bước 8 : Chuyển lưu hồ sơ C/O.
4. Thời gian cấp C/O

- Hồ sơ hoàn chỉnh nộp buổi sáng, chiều nhận; nộp buổi chiều, sáng ngày làm việc
kế tiếp nhận.
- Thời gian tới nhận C/O không quá 3 ngày làm việc kể từ thời điểm Người đề
nghị cấp C/O nộp bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trong trường hợp bộ hồ sơ chưa đủ
căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các
C/O đã cấp mà phải kiểm tra ở nơi sản xuất thì thời hạn cấp tối đa là 5 ngày làm
việc.
Doanh nghiệp tới nộp hồ sơ C/O tại bộ phận tiếp nhận và ra ghế ngồi đợi kiểm tra
hồ sơ xong, nhận phiếu nộp nhận hồ sơ mới ra về. Sau 6 giờ làm việc kể từ thời
điểm được tiếp nhận C/O, doanh nghiệp tới bộ phận trả C/O nộp phiếu nộp nhận

hồ sơ, nhận đơn C/O sang phòng Tài vụ đóng tiền cấp C/O, sau đó mang hóa đơn
và đơn C/O quay lại bộ phận trả để nhận lại các chứng từ gốc và các tờ C/O đã
cấp.
5.

Kiểm tra lại C/O

- Khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại C/O từ các cơ quan chức năng của Việt Nam
cũng như của nước nhập khẩu, hoặc khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ tính xác thực


của thông tin do đơn vị cung cấp, hoặc cần kiểm tra bổ sung để xác định chính xác
xuất xứ hàng hóa đã xuất, cơ quan cấp C/O sẽ yêu cầu đơn vị kiểm tra lại hồ sơ C/O
lưu và xuất xứ hàng hóa.
- Khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại C/O, đơn vị phải tiến hành kiểm tra lại và trả lời
kịp thời cho cơ quan cấp C/O.


Chương 3 :
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KÊ KHAI C/O FORM B THỰC TẾ
1. Khái quát về C/O form B
a) Khái niệm và đặc điểm C/O form B

C/O form B là loại C/O không ưu đãi cấp cho những hàng hóa xuất xứ
tạiViệt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước trên thế giới trong các trường
hợp sau :
+ Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
+ Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng
+ Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và chp Việt Nam hưởng ưu đãi từ
chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế

độ đạt ra.
b) Thông tư và nghị định áp dụng cho C/O form B
TT

Tên văn bản

Ban hành Hiệu lực từ
ngày
ngày
20/2/2006 16/3/2006

1 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP về việc quy định
chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa do
Chính phủ ban hành
2 Thông tư số 07/2006/TT-BTM về việc cấp giấy 17/4/2006 14/5/2006
chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Thương
mại ban hành, để hướng dẫn thủ tục cấp và quản
lý việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ theo Nghị
định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm
2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Thương mại về xuất xứ hàng hóa
3 Thông tư số 08/2006/TT-BTM về cách xác định 17/4/2006 14/5/2006
xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
có xuất xứ không thuần túy theo Nghị định số
19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về
xuất xứ hàng hóa do Bộ Thương mại ban hành
4 Thông tư số 10/2006/TT-BTM về việc sửa đổi,
1/6/2006
27/6/2006

bổ sung Thông tư số 08/2006/TT-BTM về việc
hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu có xuất xứ không
thuần túy theo Nghị định số 19/2006/NĐ-CP
ngày 20 tháng 2 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng
hóa do Bộ Thương mại ban hành
5 Công văn số 6441/TM-XNK V/v giải quyết
16/10/2006 16/10/2006


vướng mắc trong thực hiện thông tư
c) Phí và lệ phí làm C/O form B ( trích năm 2009)

Mức thu phí form B : 50000đồng/ giấy
Cấp lại C/O :10000 đồng/giấy.
2. Hướng dẫn kê khai C/O form B thực tế :
 Ô 1: Goods consigned from (Exporter’s business name, address, country)

Kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam.
Ví dụ :
APEX VIETNAM CO.LTD
NO.3 ST., DONG AN INDUSTRIAL PARK
THUAN AN DLST., BINH DUONG PROVINCE, VIETNAM
 Ô 2:Goods consinged to (Consignee’s name,address,country)

Kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. (Trường hợp nhận hàng theo
chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác).
Ví dụ :

YU KO YONG O
PATRONATO 226, SANTIAGO, CHILE
TEL : 562 – 735 – 7963
 Ô 3: Means of transport and route (as far as know)
Kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên
phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất
hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,.
Ví dụ:
FROM : HO CHI MINH, VIETNAM
TO : REPUBLIC OF CHILE
BY : SEA
B/L NO : KKLUSGN 144713
* Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh)
trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 10).
 Ô 4: Competent authority (name, address, country)

Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O.
Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh VCCI HCM khai :


CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY SOCIALIST REPUBLIC OF
VIETNAM
HOCHIMINH CITY BRANCH
171 VO THI SAU STR., DIST 3, HO CHI MINH CITY, VIETNAM
TEL 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax 84.8.9325472 Email :
 Ô 5: For offcial use

Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :
- C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED

RETROSPECTIVELY
- Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ
C/O phó bản.
- Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng
chưa trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.
 Ô 6: Marks, numbers and kind of pakages; decription of goods

Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.
- Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS
DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người
khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai
báo: DECLARED BY <người khai báo>.
- Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE
No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >
* Lưu ý :
- Kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định.
- Kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai
không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND
OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.


Ví dụ:
MEN WELLON JACKETS 298CTNS
HS CODE: 620193
LADIES COAT:
28 CTNS
HS CODE: 620293

TOTAL 326 CTNS
CONTAINER NO/SEAL NO.,:
TTNU 5932211/CBE0693
CUSTOMS
DECLARATION
FOR
EXPORT
NO.300155594820/ E52 DATED OCT 08, 2014.

COMMODITIES

 Ô 7: Gross weight or other quanlity

Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.
* Lưu ý :
+ Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại
hàng.
+ Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang
khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3).
+ Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc
số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng
bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).
Ví dụ:
MENS WELLON JACKETS 4,994 PCS
LADIES COAT
728 PCS
TOTAL
5,722 PCS
SAY: PIECES FIVE THOUSAND SEVEN HUNDRED AND TWENTY TWO
ONLY

 Ô 8: Number and date of invoice

Kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải
ghi rõ lý do.
Ví dụ:
APYK 14 – 0923
DATED: 23 – SEP – 14
 Ô 9: Certification


Kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.
* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác
ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo
quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O
không phải ngày này.
* Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất
theo dạng dd/mm/yyyy.
* Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên
C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.
Ví dụ:
TỒ CHỨC CẤP C/O TẠI BÌNH DƯƠNG
PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
(Signed)
BÀ PHẠM THỊ KIM ÁNH
BINH DUONG PROVINCE VIETNAM, 14 OCT 2014
 Ô 10: Declaration by the exporter

- Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên
dòng (importing country).
- Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất

khẩu Việt Nam).
Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O,
và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với
các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng
hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được
đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.
Ví dụ:
REPUBLIC OF CHILE (importing country)
CÔNG TY TNHH APEX VIETNAM
(SIGNED)
KIM BYUNG SEOK (Mr.)
BINH DUONG PROVINCE VIET NAM, 14 OCT 2014.
3. Hướng dẫn kê khai đơn đề nghị cấp C/O form B thực tế
 Ô 1: Mã số thuế của doanh nghiệp
 Mã số đơn vị C/O: mã số thương nhân, cá nhân, tổ chức xuất khẩu

Ví dụ: Mã số đơn vị C/O : 1124
 Mã số thuế: mã số thuế của đơn vị C/O


Ví dụ: Mã số thuế: 3700447381
 Ô 2: Kính gửi ( Tổ chức cấp C/O):

Ví dụ:
Kính gửi: Chi nhánh Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam tại Thành
phố Hồ Chí Minh
171 Vo Thi Sau Str., Dist 3, Ho Chi Minh city, Vietnam
Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698
Fax 84.8.9325472 Email :
 Ô 3:Đơn đề nghị cấp C/O mẫu …


Ví dụ: Đơn đề nghị cấp C/O form B
Số C/O: 46452424
 Ô 4: Hình thức cấp ( đánh dấu vào ô thích hợp)

Tùy theo vào hình thức yêu cầu của lần cấp C/O mà đơn vị C/O xác nhận vào ô
cấp C/O thích hợp. Nếu không có trường hợp đặc biệt, có thể để trống.
 Ô 5: Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O
 Ô 6: Người xuất khẩu (tên tiếng Việt)



×