Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trắc nghiệm giải thích Thống kê kinh doanh Có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.79 KB, 18 trang )

1. Phương pháp thống kê:
1.1. Tiêu thức thống kê:

1. Tiêu thức thay phiên chỉ có thể là tiêu thức thuộc tính.
Sai. Tiêu thức thay phiên là tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không
trùng nhau trên một đơn vị tổng thể. Nó có thể là tiêu thức thuộc
tính mà cũng có thể là tiêu thức số lượng. Ví dụ: đối với việc đóng
hộp gồm 2 sản phẩm, tiêu thức số sản phẩm thừa trong mỗi ca sản
xuất là tiêu thức số lượng bao gồm 0 hoặc 1. (Bonus: tiêu thức thuộc
tính là giới tính nam hoặc nữ.)
2. Tiêu thức thay phiên là tiêu thức có hai biểu hiện trên 1 đơn
vị tổng thể.
Sai. Tiêu thức thay phiên là tiêu thức có hai biểu hiện không trùng
nhau trên một đơn vị tổng thể.
3. Bậc thợ 1 2 3 4 là tiêu thức số lượng.
Sai. Bậc thợ là tiêu thức thuộc tính, không thể thực hiện được phép
tính thống kê.
4. Thang đo thứ bậc dùng để đo tiêu thức số lượng.
Sai. Thang đo thứ bậc dung để đo tiêu thức thuộc tính, không thể
thực hiện được phép tính thống kê.
5. Tiêu thức thay phiên vừa là tiêu thức thuộc tính vừa là tiêu
thức số lượng.
Đúng. Ví dụ về tiêu thức thay phiên: đối với việc đóng hộp gồm 2 sản
phẩm, tiêu thức số sản phẩm thừa trong mỗi ca sản xuất là tiêu thức
số lượng bao gồm hai biểu hiện 0 hoặc 1; tiêu thức giới tính là tiêu
thức thuộc tính với hai biểu hiện nam hoặc nữ.
6. Tiêu thức thuộc tính khác tiêu thức số lượng ở hình thức biểu
hiện.
Đúng. Tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng là hai loại của tiêu
thức thực thể, khác nhau ở hình thức biểu hiện. Tiêu thức thuộc tính
là tiêu thức mà các biểu hiên của nó được dung để phản ánh các


thuộc tính của đơn vị tổng thể và không có các biểu hiện trực tiếp
bằng con số. Tiếu thức só lượng là tiêu thức phản ánh các đặc điểm
về lượng của đơn vị tổng thể và có các biểu hiện trực tiếp bằng con
số, mỗi con số này được gọi là một lượng biến.
7. Dân số VN vào 0 giờ ngày 1/4/1999 vào khoảng 96 triệu
người là 1 tiêu thức thống kê.
Sai. Đây là một chỉ tiêu thống kê, bao gồm hai mặt của chỉ tiêu là:
khái niệm - dân số VN vào 0 giờ ngày 1/4/1999, mức độ 96 với đơn vị
là triệu người.
8. Tiêu thức thống kê là một bộ phận của tổng thể thống kê.
Sai. Một tổng thể thống kê gồm nhiều đơn vị thống kê, một đơn vị
thống kê lại có nhiều đặc điểm, nhưng đặc điểm này không phải là


một bộ phận thống kê mà nó chỉ có tính chất miêu tả đơn vị tổng
thể.
1.2. Chỉ tiêu thống kê:

1. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của đơn vị tổng thể.
Sai. Chỉ tiêu thống kê phản ánh đặc điểm của số lớn đơn vị tổng thế
hoặc cả tổng thể. Tiêu thức thống kê mới phản ánh đặc điểm của
đơn vị tổng thể.
2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê là nêu ra những chỉ tiêu
thống kê để phân tích.
Sai. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê vừa phải nêu ra những chỉ
tiêu thống kê để phân tích, vừa phải kiêm tra các chỉ tiêu đó có ý
nghĩa và khả thi không căn cứ vào mục đích nghiên cứu, tính chất
đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu, hiện tượng nghiên cứu và hiện
tượng có liên quan, khả năng nhân tài vật lực.
1.3. Phân tổ thống kê:


1. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính các lượng biến luôn có biểu
hiện khác nhau.
Sai. Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính , các tổ hình thành không phải
do sự khác nhau về lượng biến của tiêu thức mà do các loại hình, các
biểu hiện khác nhau của tiêu thức. Do đó, chỉ có các tiêu thức là luôn
có biểu hiện khác nhau, còn các lượng biến chưa hẳn đã có biểu hiện
khác nhau.
Sai. Lượng biến chỉ có ở tiêu thức số lượng.
2. Khi phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng luôn luôn dùng
phân tổ có khoảng cách.
Sai. Trường hợp lượng biến của tiêu thức thay đổi ít, tức là sự biến
thiên về mặt lượng giữa đơn vị không chênh lệch nhiều, biến động
rời rạc và số các lượng biến không nhiều thì mỗi lượng biến có thể là
cơ sở để hình thành một tổ, gọi là phân tổ không có khoảng cách.
(Tr109) (Bonus: trường hợp này lượng biến của tiêu thức biến thiên
lớn, ta dùng phân tổ có khoảng cách.)
3. Phân tổ có khoảng cách tổ chỉ được áp dụng trong trường
hợp biến tiêu thức biến thiên liên tục.
Sai. Phân tổ với khoảng cách tổ không đều nhau được thực hiện đối
với các hiện tượng mà lượng biến trên các đơn vị thay đổi không đều
hay biến thiên không liên tục. (Tr110)
4. Sau khi phân tổ hiện tượng theo một tiêu thức nào đó, các
đơn vị trong cùng tổ phải khác nhau về tính chất.
Sai. Sau khi phân tổ hiện tượng theo một tiêu thức nào đó, các đơn
vị trong cùng tổ phải giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất


theo tiêu thức phân tổ. (Bonus: Giữa các tổ thì phải hoàn toàn khác
nhau về tính chất theo tiêu thức phân tổ.) (trang 96)

5. Khi phân tổ thống kê đối với các lượng biến liên tục thì tùy
điều kiện có thể phân tổ có hoặc không có khoảng cách tổ.
Sai. Khi phân tổ thống kê đối với các lượng biến liên tục thì bắt buộc
phải phân tổ có có khoảng cách tổ.
6. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê là phân chia các loại hình
kinh tế xã hội và biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức của
tổng thể nghiên cứu.
Sai. Nhiệm vụ của phân tổ thống kê bao gồm: phân chia các loại
hình kinh tế xã hội của hiện tượng nghiên cứu; biểu hiện kết cấu của
hiện tượng nghiên cứu; biểu hiện mối mối liên hệ giữa các tiêu thức.
(Tr97-98)
7. Khi phân tổ theo tiêu thức thuộc tính. Cứ mỗi biểu hiện của
tiêu thức luôn luôn hình thành một tổ.
Sai. Nếu trường hợp các loại hình, các biểu hiện tương đối ít thì mỗi
loại hình, biểu hiện là cơ sở để hình thành một tổ. Nếu trường hợp có
nhiều loại hình, biểu hiện thì ta phải ghép những loại hình, biểu hiện
gần giống nhau lại thành một tổ.
8. Phân tổ thống kê có thể vừa nghiên cứu mối quan hệ giữa
tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả, vừa nghiên cứu
mối quan hệ giữa nhiều tiêu thức nguyên nhân và 1 tiêu thức
kết quả.
Đúng. Ngoài ra, nó còn có thể nghiên cứu quan hệ giữa nhiều tiêu
thức nguyên nhân và nhiều tiêu thức kết quả.
9. Phân tổ thống kê chỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa một tiêu
thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả.
Sai. Vì căn cứ vào nhiệm vụ phân tổ thống kê hoặc số lượng tiêu thức
ta có thể chia là nhiều loại phân tổ thống kê, trong đó có phân tổ liên
hệ. Trong phân tổ liên hệ ta có thể nghiên cứu phân tổ liên hệ giữa
nhiều tiêu thức (ví dụ 3 tiêu thức), trước hết tổng thể được phân tổ
theo một tiêu thức nguyên nhân, sau đó mỗi tổ lại được chia thành

các tiểu tổ theo tiêu thức nguyên nhân thứ hai, cuối cùng tính trị số
tổng hoặc bình quân của tiêu thức kết quả cho từng tổ và tiểu tổ đó.
Do đó phân tổ thống kê có thể nghiên cứu mối quan hệ giữa nhiều
tiêu thức nguyên nhân và nhiều tiêu thức kết quả. Ví dụ: Mối liên hệ
giữa năng suất lao động với trình độ kĩ thuật(đã qua đào tạo hay
chưa qua đào tạo kỹ thuật) và tuổi nghề( dưới 5 tuổi hoặc từ 5-10
tuổi hoặc 10-15 tuổi hoặc 15-20 tuổi) của công nhân trong một
doanh nghiệp. (Tr102)
10.
Phân tổ thống kê chỉ có ý nghĩa tổng hợp mà không có ý
nghĩa phân tích.
Sai.
11.
Dãy số phân phối là kết quả của phân tổ có khoảng cách.
Sai. Phân tổ theo cách nào cũng hình thành dãy số phân phối.


12.
Dãy số phân phối chỉ được hình thình bằng phương pháp
phân tổ thống kê.
Đúng. Chỉ sau khi phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó, các
đơn vị tổng thể được phân phối vào trong các tổ và ta mới có một
dãy số phân phối. (Tr113)
13.
Mục đích của phân tổ thống kê là nghiên cứu đặc điểm
của các đơn vị tổng thể.
Sai.
14.
Phân tổ thống kê giúp cho việc nghiên cứu cái chung và
cái riêng một cách kết hợp.

Đúng. Các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ (hoặc
nhiều tổ). Trong đó các phạm vi mỗi tổ đều có sựu giống nhau (hay
gần giống nhau) về tính chất theo tiêu thức phân tổ, nhờ đó ta có
thể xác định được đặc trưng riêng của từng tổ. (Tr96)
15.
Sau khi phân tổ thống kê theo một tiêu thức nào đó, các
đơn vị tổng thể được phân phối vào trong các tổ và ta sẽ có
một dãy số lượng biến.
Sai. Phải là phân tổ thống kê theo tiêu thức số lương, các đơn vị tổng
thể được phân phối vào trong các tổ và ta mới có một dãy số lượng
biến.
1.4. Điều tra chọn mẫu:

1. Điều tra chọn mẫu là một trường hợp vận dụng quy luật số
lớn.
Đúng. Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ trong đó
người ta chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để
tiến hành điều tra thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy
tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu. Kết quả của điều tra chọn
mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung. Mà quy luật số lớn
chỉ ra rằng: nếu chỉ nghiên cứu một số đủ lớn các đơn vị, phần tử cá
biệt thì những biểu hiện ngẫu nhiên của các đơn vị này sẽ bù trừ và
triệt tiêu lẫn nhau, tính quy luật sẽ được thể hiện rõ. Do đó, điều tra
chọn mẫu là một trường hợp vận dụng quy luật số lớn
2. Khi xác định số đơn vị mẫu điều tra để ước lượng tỷ lệ người
ta chọn tỷ lệ lớn nhất trong các lần điều tra trước.
Sai. Nếu ước lượng tỷ lệ thì chọn tỷ lệ gần 0,5 nhất trong các cuộc
điều tra trước.
3. Trong điều tra chọn mẫu, sai số theo phương pháp chọn 1
lần, nhỏ hơn sai số theo phương pháp chọn nhiều lần.

Đúng. Sai số chọn mẫu theo cách chọn không hoàn lại (chọn 1 lần)
nhỏ hơn hoặc cùng lắm là bằng sai số chọn mẫu theo cách chọn lặp.
(Tr224)
4. Trong công thức tính số đơn vị cần thiết để chọn mẫu khi
muốn ước lượng tỷ lệ của tổng thể chung, người ta thay


5.

6.

7.
8.

phương sai của tổng thể chung bằng phương sai gần 0,5 nhất
trong các lần điều tra trước đó.
Sai.
Với các yêu cầu nhau về độ tin cậy và phạm vi sai số chọn
mẫu, nếu chọn mẫu theo phương pháp chọn một lần sẽ cần ít
đơn vị hơn khi chọn theo phương pháp chọn nhiều lần.
Đúng.
Điều tra chuyên môn là hình thức tổ chức điều tra thường
xuyên.
Sai. Điều tra chuyên môn là hình thức của diều tra không thường
xuyên.
Báo cáo thống kê định kì là hình thức điều tra không thường
xuyên.
Sai. Đây là một hình thức của điều tra thường xuyên.
Trong quá trình điều tra thống kê có thể trực tiếp thu thập
những con số để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Đúng. Trong điều tra thống kê người điều tra tự mình quan sát hay
trực tiếp hỏi đơn vị điều tra và tự ghi chép tài liệu để phục vụ cho
quá trình điều tra của mình, trong trường hợp thu thập trực tiếp có
thể phát hiện thiếu xót và chỉnh sửa đó là ưu điểm của diều tra trực
tiếp.

1.5. Tổng thể thống kê:

1. Việc xác định tổng thể thống kê là nhằm xem xét đó là loại
tổng thể gì, đồng chất hay không đồng chất.
Sai. Việc xác định tổng thể thống kê là nhằm xác định các đơn vị
tổng thể, phạm vi của hiện tượng nghiên cứu.
2. Tổng thể bộc lộ là tổng thể không có danh giới rõ dàng
không thể nhận biết hết các đơn vị bằng trực quan.
Sai. Vì tổng thể bộc lộ là tổng thể có ranh giới rõ rang, trong đó các
đơn vị tổng thể được biểu hiện rõ ràng và dễ xác định. (Tr23)
3. Tổng thể bộ phận bao gồm tất cả các đơn vị thuộc phạm vi
nghiên cứu.
Sai. Tổng thể bộ phận chỉ bao gồm một bộ phận các đợn vị thuộc
tổng thể chung.
1.6. Phương pháp thống kê:

9. Khi xem xét các nhân tốt ảnh hưởng tới một hiện tượng cần
phân tích chỉ có thể sử dụng phương pháp hồi quy tương
quan.
Sai. Ngoài hồi quy tương quan, ta còn có thể sử dụng một số phương
pháp như phân tổ liên hệ, phương pháp chỉ số.
10.
Yêu cầu của điều tra thống kê chỉ là đầy đủ về nội dung
và số lượng đơn vị điều tra.



Sai. Yêu cầu của điều tra thống kê không chỉ là đầy đủ về nội dung
và số lượng đơn vị điều tra mà nó còn bao gồm tính chính xác, kịp
thời, trung thực. Ngoài ra, điều tra thống kê cần phải dựa trên cơ sở
quan sát số lớn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, nhất
là với những điển hình tiên tiến và lạc hậu, điều tra thống kê có thể
chỉ tiến hành trên một số đơn vị cá biệt, nhưng mỗi đơn vị này phải
được lựa chọn và xem xét trong mối quan hệ vói tổng thể nghiên
cứu. (Tr47-49)
11.
Yêu cầu của điều tra thống kê là đầy đủ về nội dung và
số lượng đơn vị điều tra.
Đúng. Đây là 2 trong số các yêu cầu của điều tra thống kê.
12.
Kết quả của điều tra chuyên đề được dùng để suy rộng
cho toàn bộ hiên tượng.
Sai. (Tr58)

2. Tham số mức độ:
2.1. Số trung bình:

1. Trong công thức tính số bình quân cộng: , thì luôn là tổng
lượng biến tiêu thức.
Đúng. Đây là công thức bình quân cộng đơn gian không có quyền số,
luôn là tổng lượng biến tiêu thức.
2. Nếu số trung bình nhỏ hơn số trung vị thì những đơn vị có
lượng biến lớn hơn số trung bình sẽ chiếm đa số.
Đúng. Số trung bình nhỏ hơn số trung bị thì có ít nhất 50% số đơn vị
có lượng biến lớn hơn số trung bình.

3. Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo
một tiêu thức nào đó của hiện tượng kinh tế xã hội.
Sai. Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo một
tiêu thức nào đó của hiện tượng kinh tế xã hội – một tổng thể nghiên
cứu nếu các đơn vị cùng loại.
4. Trong công thức tính số bình quân điều hòa. Thì ∑ là tổng
lượng biến tiêu thức.
Đúng. là tổng các lượng biến của tiêu thức trong từng bộ phận, nên
∑ là tổng lượng biến tiêu thức. (Tr172)
5. Số bình quân cộng giản đơn là một dạng của số bình quân
cộng gia quyền.
Trả lời: Đúng. Nếu các tần số bằng 1 thì công thức bình quân cộng
gia quyền sẽ trở thành công thức bình quân cộng giản đơn.
Đúng. Vì trong trường số bq cộng gia quyền khi quyền số giống nhau
thì số bq cộng gia quyền thành số bq cộng giản đơn(f1=f2=f3...=fn).
6. Chỉ có số bình quân cộng được dùng để tính số bình quân của
những lượng biến có quan hệ tổng.


Đúng. Chỉ có số bình quân cộng được dùng để tính số bình quân của
những lượng biến có quan hệ tổng, không thể sử dụng số binh quân
nhân.
7. Có thể sử dụng số bình quân để so sánh 2 chỉ tiêu cùng loại
nhưng khác quy mô.
Đúng.
8. Số bình quân là một trong các phương pháp để nghiên cứu
các quá trình biến động của thời gian.
Đúng. Số trung bình trong thống kê là mức độ đại biểu theo một tiêu
thức nào đó của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại. Số trung
bình còn được dùng nghiên cứu các quá trình biến động qua thời

gian nhất là quá trình sản xuất. Sự biến động của số trung bình qua
thời gian có thể cho ta thấy xu hướng phát triển cơ bản của hiện
tượng số lớn, tức là của đại bộ phận các đơn vị tổng thể, trong khi
từng đơn vị cá biệt không thể giúp ta thấy rõ điều đó. (Tr166)
9. Nghiên cứu biến động của số bình quân cho thấy xu hướng
phát triển của hiện tượng qua thời gian.
Đúng.
2.2. Số trung vị:

1. Số trung vị phụ thuộc vào tất cả các lượng biến.
Sai. Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí chính
giữa trong một dãy số lượng biến. Cách xác định số trung vị chủ yếu
căn cứ vào sự sắp xếp theo thứ tự các lượng biến, chứ không phải là
phụ thuộc vào tất cả các lượng biến.
Đúng. Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí
chính giữa trong một dãy số lượng biến. Số trung bị phụ thuộc vào
tất cả các lượng biến, khi tổng lượng biến thay đổi thì số trung vị
cũng thay đổi.
2. Số trung vị rất nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong
dãy số.
Sai. Cách xác định số trung vị chủ yếu căn cứ vào sự sắp xếp theo
thứ tự các lượng biến, không san bằng chênh lệch giữa các lượng
biến nên không nhạy cảm với những lượng biến đột xuất trong dãy
số.
3. Số trung vị không san bằng bù trừ chênh lệch giữa các lượng
biến.
Đúng. Số trung vị là lượng biến tiêu thức của đơn vị đứng ở vị trí
chính giữa trong một dãy số lượng biến. Cách xác định số trung vị
chủ yếu căn cứ vào sự sắp xếp theo thứ tự các lượng biến. Nó biểu
hiện mức độ đại biểu của hiện tượng mà không san bằng mọi chênh

lệch giữa các lượng biến.


2.3. Mốt:

1. Việt xác định tổ chứa mốt luôn căn cứ vào mật độ phân phối
của các tổ chứa mốt.
Sai. Chỉ trong trường hợp phân tổ với một dãy số lượng biến có
khoảng cách tổ không đều thì việc xác định tổ chứa mốt mới căn cứ
vào mật độ phân phối của các tổ. Các trường hợp còn lại căn cứ vào
tần số của các tổ.
2. Xác định tổ chứa mốt chỉ cần dựa vào tần số của các tổ.
Sai. Trong trường hợp phân tổ với một dãy số lượng biến có khoảng
cách tổ không đều đều thì việc xác định tổ chứa mốt phải căn cứ vào
mật độ phân phối của các tổ. Các trường hợp còn lại thì căn cứ vào
tần số của các tổ.
2.4. Phương sai:

1. Phương sai của lượng biến lớn thì lượng biến thay đổi nhiều.
Đúng. Phương sai của lượng biến được tính trên cơ sở bình phương
độ lệch chuẩn của lượng biến: . Dựa trên công thức tính phương sai
thì giá trị của nó càng lớn thì lượng biến của tiêu thức càng thay đổi
nhiều.
2. Phương sai có thể được dùng để đánh giá độ biến thiên giữa
NSLĐ và tiền lương 1 công nhân.
Sai. Chỉ có hệ số biến thiên mới có thể dùng để đánh giá độ biến
thiên giữa NSLĐ và tiền lương 1 công nhân vì đây là hai tiêu thức
khác loại. Phương sai chỉ có thể dung để đánh giá độ biến thiên của
các tiêu thức cùng lại do có đơn vị tính toán giống như đơn vị tính
toán của tiêu thức nghiên cứu. (Bonus: tương tự với khoảng biến

thiên, độ lệch tuyệt đối trung bình, độ lệch chuẩn.)
3. Cũng như số bình quân mẫu dùng để ước lượng số bình quân
chung. Tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của mẫu được dùng
để ước lượng cho tỷ lệ của tập thể chung phương sai chung.
Đúng.
4. Cũng như số bình quân mẫu dùng để ước lượng số bình quân
chung. Tỷ lệ theo một tiêu thức nào đó của mẫu được dùng
để ước lượng cho phương sai chung.
Sai.
2.5. Độ lệch chuẩn:

1. Độ lệch chuẩn là chỉ tiêu hòan thiện nhất và thường dùng
nhất trong phân tích thống kê cũng như những lĩnh vực khác.
Đúng. Không nhận thấy nhược điểm từ độ lệch chuẩn vì vậy mà độ
lệch chuẩn là chỉ tiêu hòan thiện nhất và thường dùng nhất trong
phân tích thống kê cũng như những lĩnh vực khác. Ta xét các chỉ tiêu
đánh giá sự biến thiên tiêu thức:


- Chỉ tiêu khoảng biến thiên có nhược điểm là chỉ phụ thuộc vào
lượng biến lớn nhất và lượng biến nhỏ nhất trong dãy số, không xét
đến các lượng biến khác, cho nên nhiều khi dẫn đến những nhận xét
chưa hoàn toàn chính xác.
- Chỉ tiêu độ lệch tuyệt đối bình quân có nhược điểm là chỉ xét tới trị
số tuyệt đối của độ lệch, bỏ qua sự khác nahu thực tế về dấu (+, -)
của độ lệch.
- Chỉ tiêu phương sai có nhược điểm trị số bị khoếch đại, đơn vị tính
toán không phù hợp với thực tế.
2.5. Hệ số biến thiên:


1. Hệ số biến thiên chỉ được sử dụng khi so sánh độ biến thiên
giữa các chỉ tiêu khác loại hoặc các chỉ tiêu cùng loại nhưng
có số bình quân khác nhau.
Sai. Hệ số biến thiên được dùng trong tất cả các trường hợp, ví dụ cả
trường hợp chỉ tiêu cùng loại và có số bình quân bằng nhau. (Bonus:
2 trường hợp trên là hai trường hợp thường sử dụng.)
2. Hệ số biến thiên không cho phép so sánh sự biến thiên của
hai lượng biến khác loại trong khi các chỉ tiêu đo độ biến
thiên khác cho phép làm điều đó.
Sai. Hệ số biến thiên được dùng trong tất cả các trường hợp. Các chỉ
tiêu đo độ biến thiên khác chỉ có thể dùng để đánh giá độ biến thiên
của các tiêu thức cùng lại do có đơn vị tính toán giống như đơn vị
tính toán của tiêu thức nghiên cứu.
3. Hệ số biến thiên có thể sử dụng để so sánh độ biến thiên của
chỉ tiêu qua thời gian.
Sai. Hệ số biến thiên là số tương đối, nếu so sánh giữa 2 chỉ tiêu
khác loại thì phải cùng không gian và thời gian, nếu so sánh giữa 2
chỉ tiêu cùng loại thì phải cùng thời gian hoặc cùng không gian.
Đúng. Hệ số biến thiên có thể sử dụng để so sánh độ biến thiên của
chỉ tiêu qua thời gian nếu 2 chỉ tiêu cùng loại cùng không gian.
4. Khi tính hệ số biến thiên có thể dùng Me để thay thế cho số
bình quân.
Sai.

2.6. Số tuyệt đối và tương đối:

1. Tần số thu được sau khi phân tổ biểu hiện bằng một số tuyệt
đối.
Đúng. Tần số là số lượng biến của từng tổ được sắp xếp trong từng
tổ hay là số lần lặp lại của các lượng biến. Do đó, nó là số đơn vị

được xếp vào mỗi tổ, và được biểu hiện bằng số tuyệt đối. (Topica)


2. Tấn số trong bảng phân bố tần số biểu hiện bằng số tuyệt
đối.
Đúng. Tần số là số lượng biến của từng tổ được sắp xếp trong từng
tổ hay là số lần lặp lại của các lượng biến. Nó là số đơn vị được xếp
vào mỗi tổ nên tần só trong bảng phân bố tần số được biểu hiện
bằng số tuyệt đối. (Topica)
3. Không thể cộng các số tuyệt đối liền nhau để có số tuyệt đối
của thời kỳ dài hơn.
Sai. Bản chất của số tuyệt đối thời kỳ là sự tích lũy mặt lượng của
hiện tượng theo thời gian. Vì vậy có thể cộng các số tuyệt đối liền
nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ dài hơn.
4. Không thể cộng các số tuyệt đối thời điểm lại với nhau được.
Đúng. Số truyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Nếu như cộng thì sẽ
xảy ra hiện tượng trùng lặp, qui mô sau lặp lại qui mô trước.
5. Có thể dùng số tuyệt đối để so sánh hai hiện tượng cùng loại
nhưng khác nhau về qui mô.
Sai. Số tuyệt đối không có tính chất so sánh. Muốn so sánh hai hiện
tượng cùng loại nhưng khác nhau về qui mô phải dùng số tương đối.
6. Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ tích số giữa
hai mức độ nào đó của hiện tượng nghiên cứu.
Sai. Số tương đối trong thống kê tùy vào hiện tượng nghiên cứu đang
tính toán mà nó biểu hiện quan hệ tích số và thương số.
7. Chỉ có số tương đối động thái mới cần phải đảm bảo tính chất
có thể so sánh được giữa các mức độ.
Sai. Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai
mức độ nào đó của hiện tượng. Tất cả các số tương đối đều cần phải

đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ.
8. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ
thực tế ở kỳ gốc với mức độ cần đạt tới của một chỉ tiêu nào
đó.
Sai. Số tương đối nhiệm vụ kế hoạch là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kế
hoạch - mức độ cần đạt tới trong kỳ kế hoạch, với mức độ thực tế ở
một kỳ nào đó được chọn làm gốc so sánh.
9. Số tương đối động thái là tỷ lệ so sánh giữa mức độ thực tế
đạt được với mức độ kế hoạch đặt ra cùng kỳ của hiện tượng.
Sai. Định nghĩa trên là của số tương đối thực hiện kế hoạch. Số tương
đối động thái là số tương đối biểu hiện biến động về mức độ của hiện
tượng nghiên cứu qua thời gian. (Tr158)
10.
Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối
của cả tổng thể với trị số tuyệt đối của từng bộ phận.
Trả lời: Sai. Số tương đối kết cấu là kết quả so sánh trị số tuyệt đối
của từng bộ phận () với trị số tuyệt đối của cả tổng thể ():


11.
Số tương đối không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hiện tượng khác loại và khác nhau về không gian.
Trả lời: Sai. Số tương đối không gian biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hiện tượng cùng loại nhưng khác nhau về không gian, hoặc giữa hai
bộ phận trong một tổng thể. (Tr162)
12.
Số tương đối cường độ là một dạng của số bình quân.
Đúng. Số bình quân trong thống kê biểu hiện mức độ đại biểu theo
một tiêu thức nào đó của hiện tượng bao gồm nhiều đơn vị cùng loại.
Số tương đối cường độ biểu hiện trình độ phổ biến của hiện tượng

trong điều kiện lịch sử nhất định, nó cho biết mức độ đại biểu của
hiện tượng. vì vậy số tương đối cường độ là một dạng của số bình
quân.
13.
Khi nghiên cứu số tương đối và số tuyệt đối chỉ cần xét
đến đặc điểm của hiện tượng nghiên cứu đẻ rút ra kết luận.
Sai. (Tr163)
14.
Số tuyệt đối thời điểm phản ánh sự tích lũy về lượng của
hiện tượng trong suốt thời gian nghiên cứu.
Sai. Số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu vào một thời điểm nhất định. Ví dụ: Số dân thành
phố HN vào 0h ngày 1/4/2015 là 6,8 triệu người. (Tr156)
15.
Số tuyệt đối thời kì phản ánh trạng thái của hiện tượng
nghiên cứu trong một thời điểm nhất định.
Sai. Vì số tuyệt đối thời kỳ phản ánh quy mô, khối lượng của hiện
tượng nghiên cứu trong một độ dài thời gian nhất định. Ví dụ: Doanh
thu của doanh nghiệp Idol năm 2014 là 130 tỷ đồng. (Tr156)
16.
Số công nhân tại một công ty vào ngày 1/2/M là 300
công nhân do yêu cầu công việc nên ngày 1/3 có thêm 30
người vậy tổng số công nhân 2 tháng của công ty là 330.
Sai. Số công nhân vào các ngày đầu tháng 1 và tháng 3 là các chỉ
tiêu mức độ khối lượng tuyệt đối thời điểm nên không thể cộng lại
được với nhau nếu cộng dồn chúng lại thì không có ý nghĩa.

3. Hồi quy tương quan:
1. Hệ số hồi quy và hệ số tương quan thể hiện chiều hướng của
mối liên hệ tương quan tuyến tính.

Đúng. Hệ số hồi quy và hệ số tương quan đều thể hiện chiều hướng
của mối liên hệ tương quan tuyến tính thông qua dấu của chúng là
âm hay dương.
2. Tỷ số tương quan và hệ số hồi quy dùng để đánh giá chiều
hướng của mối liên hệ.
Sai. Tỷ số tương quan luôn mang dấu dương nên chỉ cho phép xác
định cường độ cả mối liên hệ tương quan chứ không cho phép xác
định chiều hướng của mối liên hệ tương quan. Công thức:
η


3. Hệ số tương quan và hệ số hồi quy cho phép xây dựng cường
độ và chiều hướng của mối liên hệ tương quan tuyến tính.
Sai. Hệ số hồi quy chỉ phản ánh chiều hướng của mối liên hệ tương
quan tuyến tính.
4. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số
lượng là nghịch thì không thể sử dụng tỷ số tương quan để
đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ này.
Đúng. Chỉ sử dụng tỷ số tương quan (η) để đánh giá trình độ chặt
chẽ của mối liên hệ này khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa
hai tiêu thức số lượng là thuận do η luôn dương.
5. Khi mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số
lượng là thuận thì có thể thay thế hệ số tương quan bằng tỷ
số tương quan để đánh giá mức độ chặt chẽ giữa x và y.
Đúng. Tỷ số tương quan luôn dương, do đó, trong trường hợp mối
liên hệ tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng là thuận thì
có thể thay thế hệ số tương quan bằng tỷ số tương quan để đánh giá
mức độ chặt chẽ giữa x và y.
6. Phương pháp bình phương nhỏ nhất chính là sự tối thiểu hóa
trong các bình phương các chênh lệch giữa các giá trị thực tế

và giá trị trung bình của tiêu thức kết quả.
Đúng. Phương pháp bình phương nhỏ nhất chính là sự tối thiểu hóa
trong các bình phương các chênh lệch giữa các giá trị thực tế và giá
trị trung bình (giá trị lý thuyết?) từ phương trình hồi quy lý thuyết
của tiêu thức kết quả. Ta có công thức:
7. Hệ số tự do nói lên ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức
nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
Sai. Hệ số tự do nói lên ảnh hưởng của tất cả các tiêu thức nguyên
nhân ngoài tiêu thức nguyên nhân được nghiên cứu trong phương
trình đến tiêu thức kết quả.
8. Nghiên cứu hệ số tương quan còn cho phép thấy được vai trò
của từng tiêu thức nguyên nhân đối với tiêu thức kết quả.
Đúng. Vì hệ số tương quan nói lên chiều hướng và cường độ của mối
liên hệ tuyến tính giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả
trong phương trình hồi quy. Dó đó, thấy được vai trò của từng tiêu
thức nguyên nhân đối với tiêu thức kết quả.
9. Khoảng tin cậy cho tham số nào đó của một tổng thể chung
tỷ lệ nghịch với phương sai của tổng thể chung đó.
X
10.
Hệ số hồi quy (b1) phản ánh chiều hướng và mức độ ảnh
hưởng của tiêu thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.
Sai. Vì hệ số hồi quy chỉ phản ánh chiều hướng ảnh hưởng của tiêu
thức nguyên nhân đến tiêu thức kết quả.


4. Dãy số thời gian:
11.
Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính khi dãy số có
lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.

Sai. Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính thông qua tốc độ phát
triển bình quân. Tốc độ phát triển bình quân được tính thông qua các
tốc độ phát triển liên hoàn. Tốc độ phát triển liên hoàn và lượng tăng
(giảm) liên hoàn đều được tính qua 2 mức độ của 2 thời gian liền
nhau. Khi các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau thì
tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng
(giảm) bình quân trở nên chính xác và có ý nghĩa hơn. Tuy nhiên, tốc
độ tăng (giảm) bình quân vẫn tính được dù dãy số không có lượng
tăng (giả) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau.
Đúng. Tốc độ tăng (giảm) bình quân được tính bao gồm bình quân
nhân:
(lần)
Do đó, nó chịu ảnh hưởng của các biến đột xuất vì vậy chỉ tính khi
lượng tăng giảm tuyệt đối xấp xỉ nhau.
Sai. Tốc độ tăng (giảm) bình quân chỉ tính khi các tốc độ phát triển
liên hoàn xấp xỉ nhau chứ không phải là lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn xấp xỉ nhau do nó được tính từ công thức:
(lần)
12.
Khi tính mức độ bình quân từ một dãy số thời điểm có
khoảng cách không bằng nhau thì quyền số được xác định
bằng số mức độ của dãy số.
Sai. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng
nhau thì mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức:
Trong đó (i=1,2,…,n) là khoảng thời gian có mức độ (i=1,2,…,n).
13.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không
bằng nhau, mức độ bình quân theo thời gian chính là mức độ
bình quân của từng nhóm 2 mức độ kế tiếp nhau.
Sai. Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng

nhau thì mức độ bình quân theo thời gian được tính theo công thức:
Trong đó (i=1,2,…,n) là khoảng thời gian có mức độ (i=1,2,…,n).
14.
Tốc độ phát triển bình quân là trung bình cộng của các
tốc độ phát triển liên hoàn.
Sai. Tốc độ phát triển bình quân là bình quân nhân của các tốc độ
phát triển liên hoàn:
15.
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn là một số
không đổi.


Sai. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn là một số thay đổi
được tính theo công thức: . Chỉ khi tính chỉ tiêu này với tốc độ tăng
(giảm) định gốc vì thì nó mới luôn là một số không đổi và bằng .
16.
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) định gốc là
một số không đổi.
Đúng. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (hoặc giảm) định gốc là một số
không đổi và bằng: .
17.
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối tuyệt đối trung bình chỉ nên
tính khi dãy số thời gian có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối
liên hoàn xấp xỉ nhau.
Đúng. Do công thức tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối tuyệt đối trung
bình là công thức bình quân cộng giản đơn các lượng tăng (giảm)
tuyệt đối liên hoàn:
Do đó, nó chịu ảnh hưởng của các biến đột xuất vì vậy chỉ nên tính
khi lượng tăng giảm tuyệt đối xấp xỉ nhau, kết quả sẽ chính xác và
có ý nghĩa hơn.

18.
Có thể tính tốc độ tăng (giảm) bình quân theo công thức
tính bình quân cộng hoặc bình quân nhân.
Sai. Tính tốc độ tăng (giảm) bình quân chỉ có thể tính theo công thức
tính bình quân nhân:
(lần)
19.
Điều kiện của phương pháp xu hướng phát triển cơ bản
là loại bỏ sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
Sai. Loại bỏ tác động của yếu tố ngẫu nhiên là mục đích chứ không
phải điều kiện của phương pháp xu hướng phát triển cơ bản.
20.
Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) định gốc bằng tổng
các giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn.
Sai. Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) định gốc bằng . Tổng các
giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoan bằng: . Ta thấy: .
(Tr522)
21.
Đối với dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng
nhau, mức độ bình quân theo thời gian chính là mức độ bình
quân của từng nhóm 2 mức độ kế tiếp nhau.
Đúng. Công thức để tính mức độ bình quân theo thời gian với dãy số
thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau là:
Trong đó, là số bình quân của từng nhóm hai mức độ đứng liền nhau
được tính với công thức:
Trong đó: là mức độ đầu kỳ, là mức độ cuối kì.
22.
Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc là chênh lệch
giữa các mức độ kỳ nghiên cứu và kỳ đứng liền trước nó.



Sai. Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc là chênh lệch giữa
mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ của một kỳ được chọn làm gốc cố
định - thường là mức độ đầu tiên. Công thức tính: (với i=2,3,…,n).
23.
Nghiên cứu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu lượng tăng
(hoặc giảm) chính là sự vận dụng kết hợp số tương đối và
tuyệt đối.
Sai. Nghiên cứu giá trị tuyệt đối của chỉ tiêu lượng tăng (hoặc giảm)
không vận dụng kết hợp số tương đối và tuyệt đối, mà chỉ sử dụng
số tuyệt đối.
24.
Hai chỉ tiêu tốc độ tăng (hoặc giảm) và giá trị tuyệt đối
của 1% tăng (giảm) chính là sự vận dụng kết hợp số tương
đối và tuyệt đối.
Sai. Chỉ có chỉ tiêu giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm) là sự vận
dụng kết hợp số tương đối và tuyệt đối với công thức.
25.
Tốc độ phát triển là chỉ tiêu tương đối nói lên nhịp điệu
tăng (hoặc giảm) của hiện tượng qua một thời kỳ nhất định.
Sai. Tốc độ phát triển chỉ phản ánh xu hướng và tốc dộ biến động
của hiện tượng theo thời gian. Để nói lên nhịp điệu tăng (hoặc giảm)
tương đối giữa các mực độ của hiện tượng qua thời gian phải sử
dụng tốc độ tăng (giảm).
26.
Khi nghiên cứu thống kê cần vận dụng kết hợp giá trị
tuyệt đối của 1% tăng (giảm) liên hoàn và định gốc.
Sai.
27.
Lượng tăng giảm tuyệt đối phản ánh sự biến động của

hiện tượng về số tương đối.
Sai. Chỉ tiêu lượng tăng (giảm) tuyệt đối phản ánh sự biến động của
hiện tượng về số tuyệt đối.

5. Chỉ số:
1. Theo chỉ số tổng hợp về giá của Laspeyres, quyền số có thể
là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc hoặc doanh thu ở kỳ gốc.
Đúng: Khi quyền số là lượng hàng hóa tiêu thụ ở kỳ gốc thì công thức
là :
Khi quyền số là doanh thu ở kỳ gốc thì công thức là:
2. Công thức tính chỉ số tổng hợp giá là số bình quân cộng giản
đơn.
Sai. Công thức tính chỉ số tổng hợp giá có thể là số bình quân cộng
gia quyền hoặc điều hòa theo Laypeyres và Paasche, hoặc là số bình
quân nhân nếu theo Fisher.
3. Chỉ số tổng hợp về lượng qua thời gian thực chất là trung
bình cộng giản đơn của các chỉ số đơn về lượng.


Sai. Công thức tính chỉ số tổng hợp lượng có thể là số bình quân
cộng gia quyền hoặc điều hòa theo Laypeyres và Paasche, hoặc là số
bình quân nhân nếu theo Fisher.
4. Phương pháp chỉ số là phương pháp mang tính tổng hợp,
không mang tính chất phân tích.
Sai. Phương pháp chỉ số vừa có khả năng nêu lên biến động tổng hợp
của hiện tượng, vừa có thể phân tích sự biến động đó. Do đó, nó
mang cả 2 tính chất.
5. Chỉ số cấu thành cố định nghiên cứu đồng thời biến động bản
thân tiêu thức và kết cấu tổng thể nghiên cứu.
Sai. Chỉ số cấu thành cố định chỉ phản ánh biến động của chỉ tiêu

bình quân do ảnh
hưởng của sự thay đổi lượng biến tiêu thức trong điều kiện kết cấu
tổng thể không đổi.
6. Chỉ số tổng hợp về giá của 1 nhóm các mặt hàng vừa có tính
tổng hợp, vừa có tính phân tích.
Đúng. Vì nó mang tính tổng hợp nêu lên biến động chung về giá bán
các mặt hàng, và mang tính phân tích do nó thể hiện ảnh hưởng
biến động riêng biệt của từng mặt hàng lên biến động chung.
7. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher qua thời gian là trung bình
cộng của chỉ số tổng hợp về giá của Laypeyres và của
Paasche.
Sai. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher qua thời gian là trung bình
nhân của chỉ số tổng hợp về giá của Laypeyres và của Paasche.
8. Việc tính chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của
Laspeyres và Paasche sẽ không chênh lệch nhiều khi kết cấu
lượng hàng hoá tiêu thụ giữa 2 kỳ thay đổi lớn.
Sai. Việc tính chỉ số tổng hợp về giá theo công thức của Laspeyres và
Paasche sẽ không chênh lệch nhiều khi kết cấu lượng hàng hoá tiêu
thụ giữa 2 kỳ thay đổi ít.
9. Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm và tỷ trọng chi
phí sản xuất của từng phân xưởng có thể tính giá thành bình
quân chung của các phân xưởng.
Sai. Khi có số liệu về giá thành đơn vị sản phẩm và tỷ trọng sản
lượng của từng phân xưởng có thể tính giá thành bình quân chung
của các phân xưởng.
10.
Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher được sử dụng khi có sự
khác biệt lớn về cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng giữa 2 kỳ
nghiên cứu.
Đúng. Chỉ số tổng hợp về giá của Fisher sử dụng kết hợp quyền số kỳ

gốc và kỳ nghiên cứu nên sẽ khắc phục được ảnh hưởng về sự khác
biệt lớn về cơ cấu tiêu thụ các mặt hàng giữa 2 kỳ, qua đó xác định
được kết quả chung phản ánh biến động giá các mặt hàng.


11.
Phương pháp chỉ số là phương pháp phân tích mối liên
hệ, cho phép nghiên cứu cái chung và các bộ phận một cách
kết hợp.
Đúng. Phương pháp chỉ số đồng thời nêu lên biến động tổng hợp của
hiện tượng, và phân tích ảnh hưởng của những biến động riêng biệt
lên biến động chung.
12.
Chỉ số là số tương đối. Vì vậy, tất cả các số tương đối
đều là chỉ số.
Sai.
13.
Tác dụng của phương pháp chỉ số là biểu hiện biến động
của hiện tượng kinh tế xã hội qua các địa điểm khác nhau.
Sai. Đây mới chỉ là 1 trong 4 tác dụng của phương pháp chỉ số, còn
có 3 phương pháp khác. (Tr578)
14.
Chí số phát triển biểu hiện biến động của hiện tượng
trong điều kiện thời gian và không gian khác nhau.
Sai. Chí số phát triển biểu hiện biến động của hiện tượng trong điều
kiện thời gian khác nhau. (Tr576)
15.
Quyền số trong chỉ số và quyền số trong số bình quân
chỉ khác nhau ở tác dụng.
Sai. Ngoài tác dụng, quyền số của chỉ số còn khác nhau ở việc quyền

số trong chỉ số phải lựa chọn gắn với mốc thời gian nào: kỳ gốc hay
kỳ nghiên cứu.
16.
Khi dùng phương pháp chỉ số bình quân để tính chỉ số
phát triển cho giá cả thì quyền số của chỉ số đó là lượng hàng
hóa tiêu thụ ở kỳ nghiên cứu.
Sai.
17.
Trong chỉ số không gian, chỉ số toàn bộ bằng tích các chỉ
số bộ phận.
Sai.
18.
Khi tính chỉ số giá cả giữa hai thị trường A và B, ta sử
dụng quyền số là tổng khối lượng hàng hóa tiêu dùng ở cả
hai thị trường cho từng mặt hàng.
Đúng. Công thức. (Tr587)
19.
Chỉ số cấu thành khả biến nghiên cứu đồng thời biến
động của bản thân tiêu thức nghiên cứu và kết cấu của tổng
thể đến biến động của chỉ tiêu bình quân.
Đúng. Công thức. (Tr591)
20.
Chỉ số cấu thành cố định phản ánh biến động của tổng
lượng biến tiêu thức đến biến động của chỉ tiêu bình quân.
Sai. Chỉ số cấu thành cố định phản ánh biến động của riêng biến tiêu
thức nghiên cứu đến biến động của chỉ tiêu bình quân, đã loại trừ
ảnh hưởng của kết cấu. (Tr592)
21.
Có nhiều mô hình chỉ số khác nhau phân tích biến động
của tổng lượng biến tiêu thức.

Đúng. Ví dụ công thức. (Tr595).


22.
Quyền số trong công thức chỉ số bình quân cộng để tính
chỉ số giá hàng hóa tiêu thụ là một chỉ tiêu có số liệu thực tế.
Đúng.
23.
Nghiên cứu chỉ số chung cho phép thấy được biến động
của từng nhân tử đơn vị cá biệt của hiện tượng phức tạp.
Sai.
24.
Chỉ số khối lượng sản phẩm là chỉ tiêu vừa mang tính
tổng hợp vừa mang tính phân tích.
Đúng.
25.
Chỉ số là số tương đối. Vì vậy tất cả các số tương đối đều
là chỉ số.
Sai.
26.
Nếu tính chỉ số kế hoạch cho khối lượng hàng hóa sản
xuất ra, quyền số chỉ có thể là giá thành kế hoach của từng
mặt hàng.
Sai. Vì còn có thể chọn giá thành thực tế của từng mặt hàng tùy vào
mục đích nghiên cứu mà người ta có thế chọn quyền số cho phù hợp.
27.
Nếu tính chỉ số kế hoạch cho giá cả hàng hóa thì quyền
số chỉ có thể là lượng hàng hóa tiêu thụ.
Sai. Ta còn có thể chọn quyền số là lượng tiêu thụ hàng hóa kế
hoạch




×