Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “các định luật bảo toàn” vật lí 10 THPT (tt )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.52 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN VĂN PHƯƠNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN” VẬT LÝ
10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG

Chun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Vật lí
Mã số: 62 14 01 11

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Nghệ An – 2017


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức khoa học của nhân loại phát triển theo tốc độ lũy tiến, tạo ra một
xã hội thông tin; thông tin đến nhanh và có nhiều thơng tin nhanh chóng trở nên
lạc hậu. Khoảng thời gian phát minh khoa học - công nghệ áp dụng vào thực tế
cuộc sống được thu hẹp lại. Nghề nghiệp, việc làm, hoàn cảnh, vị thế,…biến
đổi thường xuyên, nhiều ngành, nghề mới được nảy sinh phát triển và cũng có
những ngành nghề cũ mất dần. Đặc điểm của lao động hiện đại là lao động sáng
tạo, luôn đổi mới công nghệ để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Vấn đề tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là
quá trình hợp tác để phát triển, vừa là quá trình cạnh tranh khốc liệt về mọi mặt
giữa các quốc gia; ưu thế ở các quốc gia có nguồn nhân lực chất lượng cao,


năng động, sáng tạo.
Đất nước ta đang thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để trở thành
nước cơng nghiệp hiện đại. Nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp đó là
nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng. Việc này
cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, trước hết phải đổi mới giáo dục theo
hướng coi trọng phát triển năng lực của học sinh, đặc biệt là năng lực sáng tạo.
Kiến thức mơn học vật lí nói chung và kiến thức về các định luật bảo tồn
nói riêng của chương trình vật lí phổ thơng là cơ sở nền tảng quan trọng của
nhiều ngành khoa học và công nghệ. Tư tưởng bảo toàn là một trong những tư
tưởng quan trọng về cơ sở phương pháp luận nghiên cứu vật lí.
Vấn đề phát triển năng lực sáng tạo trong quá trình dạy học có ý nghĩa to lớn
góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay ở
nước ta.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Tổ
chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định luật
bảo tồn” Vật lí 10 THPT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Tổ chức các hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí nhằm bồi
dưỡng năng lực sáng tạo cho học sinh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động dạy học vật lí ở trường Trung học phổ
thơng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo của học
sinh trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tổ chức cho học sinh hoạt động xây dựng và vận dụng kiến thức trong

dạy học vật lí phỏng theo hoạt động sáng tạo của nhà vật lí thì sẽ bồi dưỡng
được năng lực sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí.
- Nghiên cứu hoạt động dạy học vật lí ở trường phổ thông theo hướng phát
triển năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Nghiên cứu các hình thức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học
vật lí ở trường THPT.
- Nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy
học vật lí ở trường THPT.
- Thiết kế hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các định
luật bảo tồn” Vật lí 10 THPT
- Thực nghiệm sư phạm kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết; Phương pháp nghiên
cứu thực tiễn; Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê tốn học
7. Đóng góp mới của luận án
 Đóng góp về mặt lí luận
- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận về dạy học phát triển năng lực sáng tạo
của học sinh, bằng việc làm rõ các khái niệm: Sáng tạo, tư duy sáng tạo, năng
lực sáng tạo và hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trường
phổ thơng.
- Đề xuất 10 đặc trưng biểu hiện năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy
học vật lí ở trường THPT.
- Đề xuất 8 nguyên tắc tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy
học vật lí ở trường THPT.


3


- Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong bài học xây dựng kiến thức
mới: hoạt động xây dựng giả thuyết và hoạt động đề xuất phương án thí nghiệm
kiểm tra giả thuyết. Tổ chức hoạt động sáng tạo trong vận dụng kiến thức bằng
việc giải bài tập sáng tạo về vật lí trong các hình thức: bài học bài tập vật lí, dạy
học theo dự án, hoạt động ngoại khóa (trải nghiệm sáng tạo và NCKH).
- Xây dựng thang đo năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập mơn Vật
lí ở trường THPT.
 Đóng góp mới về thực tiễn
- Đánh giá được thực trạng tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học vật lí ở
trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Chuẩn bị được các điều kiện cần thiết cho tổ chức hoạt động sáng tạo của
HS trong dạy học chương “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10 theo các hình thức
tổ chức dạy học nêu trên, bao gồm:
+ Chuẩn bị 6 thí nghiệm
+ Xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo (có 19 bài)
+ Sản phẩm mẫu dự án (tên lửa nước, máy bơm nước xanh, xe máy điện
tận dụng năng lượng lãng phí)
+ Dữ liệu trực quan số hóa (Video, mơ phỏng)
- Thiết kế được 5 tiến trình dạy học theo hướng tổ chức hoạt động sáng tạo
cho học sinh: 02 kế hoạch bài học xây dựng kiến thức mới, 01 kế hoạch bài học
bài tập vật lí, 01 kế hoạch dạy học theo dự án, 01 kế hoạch dạy học ngoại khóa.
Các tiến trình dạy học nêu trên đã được thực nghiệm ở trường THPT đạt kết
quả. Sản phẩm NCKH của học sinh đã đạt giải KK, giải Ba cấp Tỉnh.
8. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các bài báo liên
quan đến đề tài luận án và phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 04 chương:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động sáng tạo của học sinh trong
dạy học vật lí ở trường phổ thơng
Chương 3. Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học chương “Các

định luật bảo tồn” Vật lí 10 THPT
Chương 4. Thực nghiệm sư phạm


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Lược sử hình thành và phát triển khoa học sáng tạo
Vào thế kỷ thứ III, nhà toán học người Hi Lạp Pappus ở thành phố
Alexandria, người chính thức đặt nền móng khởi đầu cho khoa học về tư duy
sáng tạo và gọi khoa học này là Ơ - ris - tic (Heuristics) (lấy từ gốc “Ơ - rê -ca”:
tìm ra rồi). Ơ - ris - tic là khoa học về phát minh, sáng chế trong mọi lĩnh vực
khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, văn học, chính trị, triết học, quân sự ... Sau
Pappos có nhiều nhà khoa học, đặc biệt phải kể đến Descartes, Leibnitz,
Bolzano, Poincaré đã cố gắng xây dựng và phát triển tiếp Ơ - ris - tic. Trong các
tác phẩm của các nhà khoa học về “Thuật phát minh” đã nghiên cứu các quy tắc
và các phương pháp của việc phát minh, sáng chế; đúc kết từ các phương pháp
sáng tạo mà nhiều người đã sử dụng.
Các nhà tâm lý học phát hiện ra nhiều yếu tố tâm lý quan trọng như liên
tưởng, linh tính, trí tưởng tượng, tính ỳ tâm lý v.v.. Đã chứng minh được ở tất
cả mọi người bình thường đều có tiềm năng sáng tạo. Q trình sáng tạo là q
trình có thể nhận thức được. Sáng tạo có mặt ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Nhiều
phương pháp để nâng cao năng suất và hiệu quả tư duy sáng tạo được xây dựng
và sử dụng như “Đối tượng tiêu điểm” (Method of Focal Objects) của
F.Zwicky, “Não công” (Brain storming) của A.Osborn. Các phương pháp này
có ưu điểm là tích cực hóa tư duy, đề xuất các ý tưởng - các giải pháp giải quyết
vấn đề sáng tạo nhưng chưa khắc phục được nhược điểm của phương pháp thử
và sai là thiếu cơ chế định hướng từ bài toán đến lời giải trong tư duy sáng tạo.
1.2. Dạy học phát triển tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo của học sinh
Những lý thuyết có uy tín nhất của tâm lý học thế kỷ XX, được ứng dụng

rộng rãi trong dạy học sáng tạo đó là: (1) Lý thuyết kiến tạo nhận thức của J.
Piaget (1896 - 1980). J. Bruner nghiên cứu vận dụng lý thuyết của J. Piaget để
xây dựng mơ hình dạy học dựa vào sự học tập khám phá của học sinh. (2)
Thuyết lịch sử - văn hóa về sự phát triển của chức năng tâm lý cao cấp của
Vưgôtxki (1896 - 1934). (3) Lý thuyết hoạt động của A. N. Leonchiev (1903 1979). Nguyên lý nền tảng của lý thuyết hoạt động, đó là bất kỳ hoạt động nào
cũng có 4 đặc điểm cơ bản: Mục đích hoạt động; Đối tượng hoạt động; Chủ thể
hoạt động; Hoạt động theo nguyên tắc gián tiếp (nhờ công cụ vật chất và công
cụ tâm lý).


5

1.3. Nghiên cứu phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học
vật lí
Mơn học Vật lí là môn khoa học được giảng dạy ở trường phổ thông của tất
cả các nước trên thế giới. Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo của học sinh
trong dạy học vật lí có một ý nghĩa to lớn trong lĩnh vực kinh tế - xã hội của
mọi quốc gia. Các kết quả nghiên cứu và thực tiễn dạy học vật lí trong nhà
trường có những điểm chung và những điểm khác nhau về phương pháp, chiến
lược dạy học giữa các nước và khu vực trên thế giới.
1.3.1. Dạy học vật lí theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo ở các
nước Tây Âu và Mỹ
Các chiến lược để dạy học có hiệu quả chú trọng quan tâm đến hệ hình học
tập (hoạt động học tích cực, chất lượng, hiệu quả). Tư duy phê phán được đề
cao coi tư duy phê phán là một hình thức của trí thơng minh và có thể dạy được.
Có chương trình dạy tư duy phê phán, những người đề xuất đứng đầu của
trường phái này là Mathew Lipman, Robert Sternberg, và Robert Ennis.
Sử dụng các phương pháp tích cực hóa tư duy như: phương pháp đối tượng
tiêu điểm, phương pháp não công, sử dụng bản đồ tư duy để rèn luyện các kỹ
năng tư duy, đề xuất các ý tưởng, giải quyết các vấn đề bằng các giải pháp sáng

tạo trong quá trình học tập.
1.3.2. Dạy học vật lý theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho
học sinh ở Liên Xô (cũ) và ở các nước xã hội chủ nghĩa trước năm 1990
Xuất phát từ tính chất chung của các nguyên tắc xây dựng xã hội xã hội chủ
nghĩa, do có những nhiệm vụ chung và những nguyên tắc dạy học chung nên các
nước trong khối xã hội chủ nghĩa có sự giống nhau nhiều về dạy học các mơn học
trong đó có mơn vật lý, có những xu hướng chung về phát triển phương pháp
giảng dạy.
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà trường xã hội chủ nghĩa
là phát triển năng khiếu và năng lực của học sinh. Ở Liên Xơ và các nước Đơng
Âu có nhiều con đường khác nhau để phát triển năng khiếu và năng lực của học
sinh trong dạy học vật lí. Bên cạnh dạy học vật lí theo chương trình phổ thơng
người ta cịn tổ chức các bài học tự chọn; các trường và lớp học nghiên cứu sâu
về lý thuyết và thực nghiệm vật lí; có những trường phổ thơng chun Tốn - Lí
trực thuộc các trường Đại học nổi tiếng.
1.3.3. Nghiên cứu phát triển tư duy sáng tạo, năng lực sáng tạo cho học
sinh trong dạy học vật lí ở Việt Nam


6

Từ năm 1945 cho tới nay, các nhà giáo dục Việt Nam tiếp thu văn hóa giáo
dục của các nền văn minh ngôn ngữ khác nhau: tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng
Nga, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Trung - Nhật,… xây dựng nền giáo
dục Việt Nam hiện đại.
Từ những năm 70 của thế kỷ XX việc phát huy tính tích cực của HS đã được
quan tâm, dạy học nêu vấn đề đã được vận dụng trong dạy học vật lí. Một số cơng
trình nghiên cứu đã vận dụng chu trình sáng tạo khoa học trong lý luận dạy học
vật lí, trong xây dựng nội dung và phương pháp dạy học vật lí đã triển khai góp
phần phát triển tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo cho HS; Dạy học vật lí

theo định hướng hoạt động tích cực, tự lực phát triển tư duy khoa học và năng
lực sáng tạo cho HS; Dạy phương pháp nhận thức qua nội dung học tập vật lí đã
mang lại những hiệu quả tích cực, phát triển tư duy vật lí và năng lực sáng tạo cho
HS; Sử dụng các phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện
đại để tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí mang lại những
hiệu quả về nhiều mặt đối với nhiệm vụ dạy học vật lí trong nhà trường; Các
kiểu dạy học hiện đại trong dạy học vật lí tạo điều kiện cho HS phát triển trí tuệ
cá nhân, phát triển năng lực chung và năng lực chun biệt mơn vật lí đặc biệt
là tư duy bậc cao, NLST; Dạy học tích cực và đổi mới kiểm tra đánh giá năng
lực của HS trong dạy học vật lí nhằm xây dựng động cơ học tập cho HS trong
học tập, trải nghiệm sáng tạo và NCKH,...
Từ các hướng nghiên cứu trên, có thể thấy cịn một số vấn đề cần phải tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện thêm để phát triển NLST cho HS trong thực tiễn dạy
học vật lí mà chúng tơi cần nghiên cứu:
Thứ nhất là: Khái niệm sáng tạo, NLST, HĐST của học sinh trong dạy học
ở trường THPT cần được làm rõ hơn.
Thứ hai là: Các hình thức tổ chức HĐST trong dạy học vật lí ở trường
THPT cụ thể như thế nào?
Thứ ba là: Thực trạng phát triển NLST của HS trong dạy học vật lí ở trường
THPT ở mức độ nào?
Thứ tư là: Các nguyên tắc tổ chức HĐST của HS trong dạy học vật lí?
Thứ năm là: Cần có cơng cụ đo NLST của HS trong dạy học vật lí ở trường
THPT.


7

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG
SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ
Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG

2.1. Sáng tạo và tư duy sáng tạo
2.1.1. Khái niệm sáng tạo
Quan niệm sáng tạo xem xét dưới góc độ đặc điểm của sản phẩm mới gắn
với mục đích sử dụng, khái niệm sáng tạo được hiểu là:
“Sáng tạo (Creation) là tạo ra giá trị mới, giá trị mới đó có ích hay có hại là
tùy theo quan điểm của người sử dụng và đối tượng nhận hiệu quả của việc sử
dụng”.
2.1.2. Tư duy sáng tạo
2.1.2.1. Tư duy là gì?
“Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức đi sâu vào bản chất và phát
hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái
niệm, phán đốn và suy lí”.
2.1.2.2. Tư duy sáng tạo
Tùy theo cách tiếp cận về sáng tạo, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các định
nghĩa về tư duy sáng tạo. Theo chúng tôi khái niệm tư duy sáng tạo được hiểu
như sau: Tư duy sáng tạo là tư duy tìm một cách giải quyết mới trong q trình
giải quyết vấn đề. Đó là q trình tìm ra bản chất mới, hình thức mới, mơ hình
mới, phương pháp mới.
2.2. Năng lực sáng tạo
2.2.1. Khái niệm năng lực
Từ những phân tích, nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi
định nghĩa: Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố
chất sẵn có và q trình giáo dục, rèn luyện cho phép con người thực hiện
thành công một loại hoạt động nhất định đạt kết quả mong muốn trong điều
kiện cụ thể. Định nghĩa này của chúng tôi về năng lực, cho phép xây dựng nội
dung phương pháp và biện pháp hình thành năng lực trong hoạt động đào tạo.
Năng lực được hình thành và phát triển qua rèn luyện, bộc lộ qua hoạt động
giáo dục (mục đích, động cơ, điều kiện, hoạt động, hành động, thao tác).
2.2.2. Năng lực sáng tạo
Từ các khái niệm về sáng tạo, tư duy sáng tạo và năng lực, theo chúng tôi: năng

lực sáng tạo là năng lực tạo ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm ra
cách mới, giải pháp mới, công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có
vào hồn cảnh mới trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.
2.3. Hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
Khi nói tới các hoạt động sáng tạo trong dạy học là muốn nói tới các hoạt
động mang đậm bản chất của phương pháp sáng tạo trong NCKH.


8

Theo chúng tơi có thể định nghĩa hoạt động sáng tạo của học sinh như sau:
Hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí là hoạt động học tập
phỏng theo hoạt động sáng tạo của nhà vật lí.
Tổ chức hoạt động sáng tạo của HS cần phải bảo đảm các nguyên tắc, chúng
tôi đề xuất 8 nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc 1: Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong học tập vật lí
Nguyên tắc 2: Nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất giữa tính khoa học, tính
giáo dục và tính định hướng nghề nghiệp cho học sinh trong hoạt động sáng tạo.
Nguyên tắc 3: Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất giữa lý thuyết và thực
tiễn trong hoạt động sáng tạo.
Nguyên tắc 4: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu
tượng trong quá trình sáng tạo.
Nguyên tắc 5: Nguyên tắc đảm bảo tính vững chắc của tri thức và tính mềm
dẻo, linh hoạt của tư duy trong quá trình hoạt động sáng tạo.
Nguyên tắc 6: Nguyên tắc đảm bảo sự thống giữa tính vừa sức chung và tính
vừa sức riêng trong quá trình hoạt động sáng tạo.
Nguyên tắc 7: Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa vai trị tự giác, tích
cực, độc lập của học sinh với vai trị chủ đạo của giáo viên trong q trình hoạt
động sáng tạo.
Nguyên tắc 8: Nguyên tắc đảm bảo sự hợp tác giữa cá nhân và tập thể trong

quá trình hoạt động sáng tạo
2.4. Phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong q trình dạy học vật lí
2.4.1. Cơ sở khoa học về phát triển NLST của học sinh
Razumơpxki đã khái qt hóa những lời phát biểu đó và trình bày quá trình
sáng tạo dưới dạng chu trình, gồm 4 giai đoạn: Từ sự khái quát hóa những sự
kiện đi đến mơ hình trừu tượng của hiện tượng (đề xuất giả thuyết), từ mơ hình
dẫn ra các hệ quả lí thuyết, rồi từ hệ quả lí thuyết đến kiểm tra bằng thực
nghiệm. Nếu những sự kiện thực nghiệm mới khơng phù hợp với lí thuyết thì
phải xem lại lí thuyết, chỉnh lí lại hoặc thay đổi.
Q trình sáng tạo diễn ra theo chu trình, trong đó giai đoạn đề xuất mơ hình
(giả thuyết) và giai đoạn đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra hệ quả địi hỏi
năng lực sáng tạo cao nhất. Trong hai giai đoạn này khơng có con đường suy luận
lơgic mà chủ yếu dựa vào trực giác, buộc phải đưa ra một phỏng đoán mới, một
giải pháp mới chưa hề có, một hoạt động sáng tạo thực sự.
2.4.2. Dạy học giải quyết vấn đề trong mơn vật lí ở trường THPT
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, xuất hiện phương pháp dạy học nêu vấn đề,
nêu và giải quyết vấn đề, đặt và giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, phát hiện
và giải quyết vấn đề,… là những thuật ngữ được dùng trong lý luận và phương
pháp dạy học các môn khác nhau. Tuy thuật ngữ có khác nhau nhưng điểm
chung của các thuật ngữ kể trên về mặt cấu trúc phương pháp đó vẫn là giải
quyết vấn đề.
Dạy học GQVĐ (dạy học nêu vấn đề) có ba chức năng quan trọng, đó là:


9

- Chức năng thứ 1: Phát huy các tiềm lực sáng tạo, hình thành các cấu trúc
của hoạt động sáng tạo.
- Chức năng thứ 2: Đảm bảo cho HS lĩnh hội một cách sáng tạo các tri thức
và phương pháp hoạt động.

- Chức năng thứ 3: Đảm bảo cho HS nắm được một cách sáng tạo các
phương pháp của khoa học hiện đại ở trình độ vừa sức và cần thiết đối với học
sinh phổ thông
Giải quyết vấn đề bằng phương pháp thực nghiệm
Để giúp học sinh có thể bằng hoạt động của bản thân chiếm lĩnh được các
kiến thức vật lý bằng phương pháp thực nghiệm của các nhà vật lí, GV có thể tổ
chức cho học sinh hoạt động nhận thức theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giáo viên mơ tả một hồn cảnh thực tiễn hay biểu diễn một vài
thí nghiệm và yêu cầu các em dự đốn diễn biến của hiện tượng, tìm ngun
nhân hoặc xác lập một mối quan hệ nào đó, tóm lại là nêu lên một câu hỏi mà
học sinh chưa biết câu trả lời, cần phải suy nghĩ tìm tịi mới trả lời được.
Giai đoạn 2: Giáo viên hướng dẫn HS, gợi ý cho học sinh xây dựng một câu
trả lời dự đoán ban đầu, dựa vào quan sát tỉ mỉ, kĩ lưỡng, vào kinh nghiệm bản
thân, vào những kiến thức đã có…. Những dự đốn (giả thuyết) có thể cịn thơ
sơ, có vẻ hợp lý nhưng chưa chắc chắn.
Giai đoạn 3: Từ giả thuyết dùng suy luận lôgic hay suy luận toán học suy ra
hệ quả.
Giai đoạn 4: Xây đựng và thực hiện một phương án thí nghiệm để kiểm tra
xem hệ quả dự đốn ở trên có phù hợp với kết quả thực nghiệm hay khơng. Nếu
phù hợp thì giả thuyết trên trở thành chân lý, nếu không phù hợp thì phải xây
dựng giả thuyết mới.
Giai đoạn 5: Ứng dụng kiến thức. Học sinh vận dụng kiến thức để giải thích
hay dự đốn một số hiện tượng trong thực tiễn, để nghiên cứu các thiết bị kĩ
thuật. Thông qua đó, một số trường hợp sẽ đi tới giới hạn áp dụng của kiến thức
và xuất hiện mâu thuẫn mới cần giải quyết.
Giải quyết vấn đề bằng phương pháp mô hình
Các giai đoạn của phương pháp mơ hìnhTrong vật lí , PPMH nói chung gồm
4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu những tính chất của đối tượng gốc.
Giai đoạn 2: Xây dựng mơ hình.

Giai đoạn 3: Thao tác trên mơ hình suy ra các hệ quả lý thuyết
Giai đoạn 4: Thực nghiệm kiểm tra
Chúng ta có thể hướng dẫn HS giải quyết vấn đề bằng PPMH (Xây dựng mơ
hình  suy ra hệ quả  thực nghiệm kiểm tra). GQVĐ theo PPMH trong hai
giai đoạn: xây dựng mơ hình và TN kiểm tra mơ hình địi hỏi sự sáng tạo thực sự
của HS; hoạt động sáng tạo của HS diễn ra trong giai đoạn này.
2.4.3. Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí


10

Năng lực sáng tạo của HS được hình thành và phát triển từ những hoạt động
sáng tạo trong học tập. Trong quá trình hình thành kiến thức mới và vận dụng
kiến thức vào thực tiễn, hoạt động sáng tạo được diễn ra trong hoạt động học tập
chủ yếu dựa vào khả năng tổ chức hoạt động nhận thức sáng tạo cho HS của
người GV.
Qua việc tổ chức hoạt động sáng tạo cho HS trong dạy học, nhờ sự giúp đỡ
của GV mà HS thu nhận được kiến thức sáng tạo, kĩ năng sáng tạo, thái độ sáng
tạo. Nhờ đó mà HS biết sử dụng các phương pháp sáng tạo, các nguyên tắc hay
thủ thuật sáng tạo vào GQVĐ học tập của mình.
Tổ chức được hoạt động sáng tạo cho HS trong dạy học vật lí địi hỏi GV
phải có nhận thức đầy đủ, sâu sắc về mối liên hệ mật thiết đặc biệt giữa các vấn
đề: sáng tạo, năng lực sáng tạo, hoạt động sáng tạo và nguyên tắc tổ chức hoạt
động sáng tạo của HS.
2.5. Tổ chức hoạt động sáng tạo trong các hình thức dạy học vật lí ở
trường THPT
2.5.1. Tổ chức hoạt động sáng tạo trong bài học xây dựng kiến thức mới
Trong bài học xây dựng kiến thức mới thường xun tạo ra những tình huống
địi hỏi HS phải đưa ra những ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân
họ.

Sự sáng tạo chỉ có thể xảy ra trong khi GQVĐ. Để tổ chức được hoạt động
sáng tạo trong bài học xây dựng kiến thức mới, GV phải tổ chức quá trình dạy
học theo kiểu phát hiện và giải quyết vấn đề.
Theo tiến trình DH GQVĐ, trong pha thứ hai: HS hành động độc lập, tự chủ,
trao đổi tìm tịi GQVĐ. Có thể GQVĐ bằng PPTN hoặc GQVĐ bằng lí thuyết,
PPMH. Đi theo một trong hai con đường đó, trong mỗi con đường đó GV cần
phải tổ chức hai hoạt động sáng tạo cho HS thực hiện: hoạt động đề xuất dự
đoán/gải thuyết và hoạt động đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán/giả
thuyết.
2.5.2. Tổ chức hoạt động giải bài tập sáng tạo về vật lí
Cơ sở lý thuyết của bài tập sáng tạo (BTST) trong dạy học vật lí là sự giống
nhau về bản chất của hoạt động nhận thức khoa học vật lí và hoạt động học tập
Vật lí. Bản chất đó thể hiện tính mới mẻ trong nhận thức: đối với nhà vật lý học
“cái mới” là tìm ra là phát minh khoa học mà nhân loại chưa một ai biết, còn
đối với học sinh khám phá “cái mới” đối với bản thân mình; và “cái mới” là bản
chất của sự sáng tạo.
 Phân biệt bài tập sáng tạo và bài tập luyện tập
- Bài tập luyện tập (BTLT): Dùng rèn luyện kỹ năng áp dụng những kiến
thức xác định giải các bài tập theo một khuôn mẫu đã có. Tính chất tái hiện
của tư duy thể hiện ở chỗ: HS so sánh bài tập cần giải với các dạng bài tập đã


11

biết và huy động cách thức giải đã biết; trong đề bài các dữ kiện đã hàm chứa
angôrit giải.
- Bài tập sáng tạo (BTST): Dùng cho việc bồi dưỡng các phẩm chất của tư
duy sáng tạo: tính linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo, nhạy cảm. Tính chất sáng tạo
thể hiện ở chỗ khơng có angơrit cho việc giải bài tập, đề bài che giấu dữ kiện
khiến người giải không thể liên hệ tới một angơrit đã có. Với BTST người giải

phải vận dụng kiến thức linh hoạt trong những tình huống mới (chưa biết),
phát hiện điều mới (về kiến thức, kỹ năng hoạt động hoặc thái độ ứng xử mới).
Việc phân chia này mang tính tương đối bởi “cái mới” có tính tương đối phụ
thuộc vào đối tượng giải bài tập và phụ thuộc thời điểm sử dụng: “mới” tại thời
điểm này (khi đó là BTST) nhưng sau đó khi đã biết thì lại trở thành BTLT (cho
từng HS).
Các dấu hiệu nhận biết bài tập sáng tạo
Tư duy sáng tạo bộc lộ các phẩm chất: tính mềm dẻo, linh hoạt, độc đáo và
nhạy cảm. Bốn phẩm chất này có tính độc lập tương đối ở một mức độ nào đó,
có thể khai thác trong dạy học các BTST nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho
học sinh. Có 07 dấu hiệu nhận biết BTST, cụ thể như sau:
Dấu hiệu 1 (DH1). Bài tập có nhiều cách giải.
Dấu hiệu 2 (DH2). Bài tập có hình thức tương tự nhưng nội dung biến đổi.
Dấu hiệu 3 (DH3). Bài tập thí nghiệm về vật lý.
Dấu hiệu 4 (DH4). Bài tập cho thiếu hoặc thừa dữ kiện.
Dấu hiệu 5 (DH5). Bài tập nghịch lý, ngụy biện.
Dấu hiệu 6 (DH6). Bài toán “hộp đen”.
Dấu hiệu 7 (DH7). Thiết kế chế tạo một thiết bị để giải quyết một yêu cầu kỹ
thuật nào đó.
Chiến lược xây dựng bài tập sáng tạo và giải BTST
Có thể xây dựng BTST theo các bước như sau:
- Lựa chọn bài tập xuất phát (có thể là BTLT hay BTST)
- Giải bài tập xuất phát dạng tổng quát
- Phân tích hiện tượng vật lí, kết quả bài tập – cơ sở phát triển (dấu hiệu, sử
dụng nguyên tắc sáng tạo)
- Xây dựng nội dung BTST.
Chúng tơi đề xuất giải BTST có thể theo các bước:
Bước 1. Tóm tắt nội dung bài tập:
Bước 2. Khám phá:
Bước 3. Lập kế hoạch

Bước 4. Thực hiện kế hoạch
Bước 5. Đánh giá kết quả
2.5.3. Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học dự án


12

Dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải quyết. Học theo dự
án đặt người học vào tình huống có vấn đề. Phát hiện vấn đề và giải quyết vấn
đề theo phương thức mới, ở đây địi hỏi học sinh phải có sự sáng tạo trong hoạt
động học tập thực hiện dự án.
Trong 5 giai đoạn của DHDA (sơ đồ 4 ở LA), trong giai đoạn 1 và giai đoạn
3 địi hỏi có các hoạt động sáng tạo.
- Trong giai đoạn 1, HS được tham gia đề xuất các ý tưởng dự án, ý tưởng là
khởi nguồn của sự sáng tạo. Từ nhiều ý tưởng biết lựa chọn ý tưởng tốt nhất về
chủ đề, tên của dự án. Dự án là một bài tập sáng tạo cần phải giải.
- Trong giai đoạn 3, HS hoạt động tự lực, độc lập và hoạt động theo nhóm để
tìm tịi – khám phá, thực hiện các hoạt động trí tuệ - thực tiễn tạo ra sản phẩm
mới. Sản phẩm của dự án là kết quả của hoạt động sáng tạo.
Yêu cầu sản phẩm của dự án, dựa vào những định luật vật lí, những đặc tính
vật lí của sự vật hiện tượng, HS thiết kế, chế tạo ra một thiết bị nhằm giải quyết
một yêu cầu kỹ thuật nào đó. Giải bài tập sáng tạo dạng này là thực hiện hoạt
động sáng tạo, học những ứng dụng kỹ thuật của vật lí.
Tùy thuộc vào đề tài dự án, HS cần giải các dạng bài tập sáng tạo khác nhau:
dạng bài tập nghiên cứu hoặc bài tập thiết kế.
2.5.4. Tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong hoạt động ngoại
khóa
Học sinh tham gia hoạt động ngoại khóa với tinh thần tự do lựa chọn nhóm
và hình thức ngoại khóa, dựa vào sở thích và năng lực của mình. Tổ chức tốt
hoạt động ngoại khóa vật lí cho HS là môi trường học tập thuận lợi cho việc

phát triển năng khiếu cá nhân, năng lực của học sinh nói chung và năng lực
sáng tạo nói riêng.
2.6. Thang đo năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí
2.6.1. Cơ sở thiết kế thang đo kết quả hoạt động sáng tạo của học sinh
Hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí được tổ chức, thực hiện
phỏng theo hoạt động sáng tạo của các nhà vật lí. Trong hoạt động học tập vật lí
của HS, năng lực sáng tạo sau đây cần được đo và lượng hóa:
- Đề xuất giả thyết khoa học.
- Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết khoa học
- Giải bài tập sáng tạo về Vật lí
2.6.2. Các tiêu chí về mức độ năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy
học vật lí
Mức độ năng lực sáng tạo được xây dựng theo các tiêu chí sau:
Tiêu chí 1. Đề xuất giả thuyết khoa học (hay dự đoán khoa học).


13

Tiêu chí 2. Đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra giả thuyết khoa học (hay
dự đốn khoa học).
Tiêu chí 3. Giải bài tập sáng tạo (hoặc giải quyết vấn đề trong dự án học tập).
Tiêu chí 4. Sử dụng kiến thức Vật lí thực hiện hoạt động sáng tạo.
2.7. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động sáng tạo của học sinh trong
dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay
Từ kết quả điều tra, chúng tơi có một số nhận định chung sau:
- Trong quá trình dạy học vật lí ở trường THPT, hoạt động sáng tạo của HS
chưa được quan tâm đúng mức.
- Chưa đầu tư để phát triển tư duy và năng lực sáng tạo cho HS
- Nhiều GV vật lí chưa hiểu sâu, chưa vận dụng được thành thạo việc phối
hợp các PPDH tích cực, cụ thể: DH GQVĐ, PPTN, PPMH.

- Nhiều GV vật lí chưa hiểu rõ về khái niệm “hoạt động sáng tạo” của HS
trong q trình học tập vật lí; hiểu khái niệm “sáng tạo”, “tư duy sáng tạo”,
“năng lực sáng tạo” của HS trong dạy học vật lí chưa đầy đủ.
Có thể thấy việc đổi mới PPDH vật lí ở trường THPT chuyển biến còn chậm.
Cách dạy chủ yếu vẫn dùng các phương pháp truyền thống như thông báo,
giảng giải, minh họa, hoạt động học của HS chưa được đề cao; dạy học vật lí
theo hướng phát triển năng lực sáng tạo của HS đang còn nhiều bất cập về
nhiều mặt trong hoạt động giáo dục.
Kết luận chương 2
Sáng tạo, tư duy sáng tạo và năng lực sáng tạo có mối quan hệ mật thiết
với nhau trong hoạt động sáng tạo. Nói tới năng lực là gắn liền với một hoạt
động cụ thể. Năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí được hình thành
và phát triển trong hoạt động sáng tạo. Dạy học phát triển năng lực sáng tạo
cho HS tốt nhất là tổ chức hoạt động nhận thức của HS phỏng theo con
đường nhận thức của nhà khoa học. Trong dạy học vật lí, chúng tơi dựa vào
chu trình sáng tạo khoa học của V.G.Razumơpxki để tổ chức hoạt động nhận
thức sáng tạo của HS; xây dựng lôgic nội dung dạy học; xây dựng bài tập
sáng tạo về vật lí. Các hoạt động sáng tạo trong quá trình dạy học vật lí, cụ
thể: hoạt động đề xuất giả thuyết, hoạt động đề xuất phương án kiểm tra giả
thuyết và hoạt động giải bài tập sáng tạo về vật lí.


14

CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN”
VẬT LÝ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của các định luật bảo tồn trong vật lí học
và trong chương trình Vật lí trung học phổ thơng
Trong vật lí học các định luật bảo tồn có vai trị đặc biệt quan trọng, đó là

những định luật tổng quát áp dụng cho mọi hệ kín, từ vi mơ đến vĩ mô. Trong
thế giới vi mô, các hạt chuyển động có vận tốc gần với vận tốc ánh sáng, cơ học
Newton được thay thế bằng cơ học tương đối tính của Einstein. Khi đó, cơng
thức động lượng có dạng tương đối tính và định luật bảo tồn động lượng vẫn
đúng cho các trường hợp hạt vi mô tương tác với nhau như quá trình va chạm,
phân rã hoặc trong phản ứng hạt nhân,…
Các định luật bảo toàn là cơ sở vật lí của nhiều ứng dụng kỹ thuật quan trọng
như: chuyển động phản lực, cơng nghiệp năng lượng, hồn thiện các thiết bị kỹ
thuật,… Vì thế, dạy học các định luật bảo tồn có nhiều thuận lợi để bồi dưỡng
phương pháp nhận thức vật lí, phát triển trí tuệ, giáo dục thế giới quan khoa học,
giáo dục kỹ thuật - tổng hợp và hướng nghiệp cho HS góp phần phát triển năng
lực chung và năng lực chuyên biệt môn Vật lí của HS.
3.2. Phân tích cấu trúc và nội dung chương “Các định luật bảo tồn” Vật
lí 10 trung học phổ thơng
Chương “Các định luật bảo tồn” trong chương trình Vật lí lớp 10 là phần
cuối của Cơ học (sau các chương: Động học chất điểm, Động lực học chất
điểm, Tĩnh học vật rắn) nên có thể sử dụng tất cả các kiến thức đã học các
chương trước. Tên của chương phản ánh những quy luật quan trọng nhất của cơ
học, đó là các định luật bảo tồn.
Từ thực trạng dạy học các định luật bảo toàn ở lớp 10 các trường THPT trên
địa bàn Nghệ An, chúng tôi nhận thấy đa số GV nhận thức đúng vị trí, tầm quan
trọng của các định luật bảo toàn trong phần cơ học, Vật lí lớp 10. Ý nghĩa vật lí
của các khái niệm thường bị xem nhẹ, chỉ chú ý mặt định lượng. Khơng ít GV
khơng xác định được đầy đủ mặt định tính (ý nghĩa vật lí) của các khái niệm:
động lượng, cơng, năng lượng; khơng giải thích trọn vẹn vì sao động lượng và
năng lượng của một hệ cơ lập được bảo toàn.
3.3. Chuẩn bị các phương tiện dạy học chương “Các định luật bảo tồn”
Vật lí 10 THPT.



15

Chuẩn bị cho tổ chức hoạt động sáng tạo của HS trong dạy học, chúng tôi
chuẩn bị các phương tiện dạy học, cụ thể: các thiết bị thí nghiệm, các mơ hình,
các thí nghiệm mơ phỏng, thí nghiệm ảo, video clip, các bài tập sáng tạo.
 Các thí nghiệm sử dụng dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10
* Thí nghiệm 1. Kiểm nghiệm lại định luật bảo tồn động lượng (trường hợp
va chạm mềm)
* Thí nghiệm 2: Kiểm nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng bằng đệm
khơng khí (trường hợp va chạm đàn hồi)
* Thí nghiệm 3. Kiểm nghiệm lại định luật bảo toàn động lượng bằng đồng
hồ cần rung (trường hợp va chạm mềm)
* Thí nghiệm 4. Kiểm nghiệm lại định luật bảo tồn động lượng bằng đồng
hồ cần rung (trường hợp va chạm đàn hồi)
* Thí nghiệm 5. Kiểm nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng trong trường
hợp vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
* Thí nghiệm 6. Kiểm nghiệm lại định luật bảo toàn cơ năng trong trường
hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.
 Hệ thống bài tập sáng tạo dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10
Dựa trên cơ sở lý thuất về BTST, các dấu hiệu về BTST và cách xây dựng
bài tập sáng tạo, chúng tôi đã xây dựng hệ thống BTST sử dụng trong chương
trình dạy học chương “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10 gồm 19 bài.
3.4. Thiết kế các tiến trình dạy học một số nội dung chương “Các định
luật bảo tồn” Vật lí 10 theo định hướng tổ chức hoạt động sáng tạo của
học sinh
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS theo hướng phát triển tư duy sáng tạo,
năng lực sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật bảo tồn” chúng tơi sử
dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề làm chiến lược dạy
học cho HS hoạt động sáng tạo.
3.4.1. Tiến trình dạy học bài: Định luật bảo tồn động lượng

 Mục tiêu bài học
- Về kiến thức: Phát biểu được định nghĩa hệ kín và lấy được ví dụ về hệ kín;
viết được cơng thức tính động lượng và nêu được đơn vị động lượng; phát biểu
và viết được biểu thức của định luật bảo toàn động lượng đối với hệ hai vật.
- Về kĩ năng: Đề xuất được dự đốn/giả thuyết và thiết kế được phương án thí
nghiệm kiểm tra hệ quả; suy luận được định luật bảo toàn động lượng từ kiến
thức đã biết (định luật II, III Niutơn và biểu thức tính gia tốc); sử dụng được


16

thiết bị thí nghiệm cần rung điện để tiến hành thí nghiệm về tương tác giữa hai
xe lăn trên máng, áp dụng được định luật bảo toàn động lượng cho trường hợp
hệ hai vật.
 Công việc chuẩn bị của GV và HS: GV chuẩn bị 6 bộ thiết bị, thí nghiệm
3 (trong 6 thí nghiệm đã chuẩn bị). HS ơn lại kiến thức
 Ý tưởng sư phạm
Vận dụng kiểu dạy học GQVĐ, tổ chức hoạt động nhận thức của HS trên con
đường hình thành định luật “Bảo tồn động lượng” theo hướng tổ chức hoạt
động sáng tạo của HS trong bài học xây dựng kiến thức mới.
 Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
- Hoạt động 1. Nêu tình huống có vấn đề, xác định vấn đề cần giải quyết, nêu
dự đoán
- Hoạt động 2. Suy luận toán học dẫn tới biểu thức của định luật bảo toàn
động lượng
- Hoạt động 3. Kiểm tra hệ quả bằng thí nghiệm
- Hoạt động 4. Khái quát hóa và bổ sung kiến thức
- Hoạt động 5. Đánh giá hoạt động học tập, nhiệu vụ về nhà
3.4.2. Tiến trình dạy học bài: Định luật bảo toàn cơ năng
 Mục tiêu bài học

- Về kiến thức: Nắm vững khái niệm cơ năng gồm tổng động năng và thế
năng của vật; Viết được công thức tính cơ năng của vật chuyển động dưới tác
dụng của lực đàn hồi của lò xo; Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng và
viết được biểu thức định luật bảo toàn cơ năng đối với hai trường hợp trên
- Về kĩ năng: Đề xuất được dự đoán cơ năng của vật bảo toàn trong các
trường hợp nghiên cứu trong bài học; Đề xuất được phương án thí nghiệm kiểm
tra hệ quả suy ra từ biểu thức định luật; Biết vận dụng định luật bảo toàn cơ
năng vào thực tiễn
 Công việc chuẩn bị của GV và HS: Con lắc lị xo, con lắc đơn; Ơn lại kiến
thức về động năng và thế năng
 Ý tưởng sư phạm
Tổ chức hoạt động sáng tạo của HS trong tiến trình xây dựng kiến thức định
luật bảo tồn cơ năng.
 Tiến trình hoạt động dạy học cụ thể
- Hoạt động 1. Kiểm tra kiến thức cũ
- Hoạt động 2. Xác định vấn đề cần giải quyết từ tình huống mở đầu
- Hoạt động 3. Nêu dự đoán /giả thuyết, suy đoán lý thuyết tìm câu trả lời


17

- Hoạt động 4. Kiểm tra kết quả rút ra theo lí thuyết bằng thực nghiệm
- Hoạt động 5. Hợp thức hóa kiến thức và tìm độ biến thiên cơ năng của vật
khi ngoại lực thế, vật còn chịu tác dụng của lực khác không phải thế (lực ma
sát, lực cản), vận dụng kiến thức.
- Hoạt động 6. Giao nhiệm vụ về nhà
3.4.3. Thiết kế tiến trình dạy học bài: Bài tập về các định luật bảo tồn
 Vị trí bài học: Bài ngày được dạy sau khi học xong hai định luật: bảo toàn
động lượng và bảo toàn cơ năng; bài học dùng để giúp học sinh ôn tập kiến thức
và vận dụng kiến thức tổng hợp, khái quát.

 Mục tiêu dạy học:
- Kiến thức: Nắm vững kiến thức về hai định luật bảo tồn, bài tốn va chạm.
- Kĩ năng: Vận dụng hai định luật bảo toàn trong việc giải bài tập và giải
thích một số hiện tượng vật lí có liên quan; Rèn luyện kĩ năng thu thập, xử lí
thơng tin để GQVĐ; Rèn luyện kĩ năng vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong
hoạt động bài tập
- Thái độ: Nhìn nhận giải quyết nhiệm vụ học tập một cách tích cực, tập
trung tìm tịi nghiên cứu; Đồn kết, hợp tác trong hoạt động nhóm.
 Chuẩn bị: Học sinh: Ôn tập kiến thức về hai định luật bảo toàn, nghiên cứu
nội dung bài tập 1 và bài tập 4 SGK trang 182 – 185; Giáo viên: Chuẩn bị phiếu
học tập; bảng phụ + bút dạ.
 Ý tưởng sư phạm: Sử dụng bài học giải bài tập để bồi dưỡng tư duy sáng
tạo, năng lực sáng tạo cho HS. Hình thành cho HS phương pháp tư duy sáng tạo
qua hoạt động giải BTST sau khi có kĩ năng giải bài tập sáng tạo.
 Tiến trình dạy học
Giải bài tập 1. (BT SGK; tr 182). Một chiếc thuyền có chiều dài L = 5,6 m,
khối lượng M = 80 Kg, chở một người có khối lượng 52 Kg, cả hai ban đầu
đứng yên trên mặt hồ phẳng lặng. Nếu người bước từ mũi thuyền đến đi
thuyền thì thuyền dịch chuyển so với nước được độ dời bằng bao nhiêu và theo
chiều nào? Bỏ qua sức cản của nước.
Giải bài tập 2. (bài tập số 9, hệ thống bài tập sáng tạo. Trang 74 của luận án).
Trên mặt hồ lặng gió, một người đứng trên thuyền, anh ta muốn xác định gần
đúng khối lượng của chiếc thuyền đó. Anh ta sẽ làm như thế nào khi trong tay
chỉ có một sợi dây?
Giải bài tập 3. (BTST số 14 của hệ thống BTST luận án): Hãy trình bày và
giải thích một phương án thí nghiệm để xác định nhiệt lượng tỏa ra khi khối gỗ
trượt trên mặt phẳng nghiêng (khơng có vận tốc đầu).


18


Cho các dụng cụ sau:
- Một mặt phẳng nghiêng
- Một khối gỗ có khối lượng m đã biết
- Một thước dài có độ chia tới mm
- Một đồng hồ có kim giây.
3.4.4. Thiết kế tiến trình DHDA về ứng dụng kĩ thuật của vật lí chương
“Các định luật bảo tồn” Vật lí lớp 10
Dự án 1: Chế tạo tên lửa nước
Dự án 2: Xây dựng mơ hình tàu lượn siêu tốc - sức mạnh tự nhiên
Tiến trình tổ chức 2 dự án trên được triển khai qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. Hướng dẫn học sinh xây dựng ý tưởng dự án, quyết định chủ đề
Giai đoạn 2. Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án
Giai đoạn 3. Thực hiện dự án
Giai đoạn 4. Giới thiệu sản phẩm dự án.
Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm dự án.
3.4.5. Thiết kế kế hoạch bài học ngoại khóa
Chủ đề: Thực hành vật lí
Thời gian: 120 phút
 Mục tiêu: Nắm vững và vận dụng được hai định luật bảo toàn trong việc
giải BTST; Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng thực nghiệm hình thành và phát
triển tư duy sáng tạo cho HS để GQVĐ thực tiễn.
 Công tác chuẩn bị: GV giao cho HS nghiên cứu ở nhà, giải các bài tập
sáng tạo (ở mục 3.3.2 của luận án): bài 1; GV hướng dẫn HS tự chế tạo thiết bị
thí nghiệm ở nhà theo nội dung BTST 15, yêu cầu các nhóm HS (5 em/nhóm)
chế tạo và chuẩn bị các thiết bị để thực hiện TN kiểm chứng định luật bảo toàn
động lượng; HS nhận nhiệm vụ cụ thể để nghiên cứu giải các BTST, thời gian
chế tạo thiết bị, chuẩn bị các thiết bị cho cả nhóm
 Ý tưởng sư phạm: Tổ chức hoạt động sáng tạo trong hoạt động gải BTST,
bồi dưỡng các đặc trưng sáng tạo trong việc giải các BTST có nội dung cụ thể

khác nhau cho HS.
 Tiến trình thực hiện bài học ngoại khóa, chủ đề: Thực hành vật lí
- Nội dung 1. Giải bài tập sáng tạo, thí nghiệm tự làm của HS
Bài tập 1. (BTST 2 trong hệ thống BTST): Cho hai viên bi kim loại cùng
kích thước, một viên đã biết khối lượng, một giá treo, mẫu băng keo 2 mặt,
thước đo góc và thước đo chiều dài, hai sợi dây khơng giãn như nhau. Xác định
khối lượng hòn bi còn lại?
Bài tập 2. Thực hành thí nghiệm (BTST 14 trong hệ thống BTST): Các
nhóm giới thiệu thiết bị tự chế tạo ở nhà: Máng nghiêng hợp một góc 135o


19

bằng ống nhựa), các thiết bị: 01 viên bi ve và 01 viên bi thép cùng kích thước
cỡ ø 16 – 20 cm, 01 thanh trụ, 01 kẹp, 01 thước chia vạch tới 1 mm, 01 tờ giấy
trắng, 01 tờ giấy than. Thực hành kiểm chứng định luật bảo toàn động lượng
trong trường hợp hai vật tương tác bằng va chạm.
- Nội dung 2. Định hướng cho HS về những đề tài NCKH
Giáo viên đàm thoại với học sinh về NCKH. Cho HS tự nguyện đăng ký
tham gia NCKH. Một số sản phẩm của việc NCKH, chúng tôi định hướng cho
học sinh nghiên cứu chế tạo gồm:
Sản phẩm 1: Từ những vật liệu như: tre, mét, nứa và một số vật dụng cần
thiết khác. Em hãy thiết kế, chế tạo tiểu cảnh nước vận dụng kiến thức định
luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
Sản phẩm 2: Từ những phế liệu dễ tìm như: xe đạp, máy tập thể dục, máy
bơm nước hỏng,… em hãy thiết kế chế tạo máy bơm nước không sử dụng điện.
Sản phẩm 3: Trong quá trình đi xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe gắn
máy,… chúng ta đang lãng phí năng lượng (động năng) lúc xe xuống dốc hay
lúc hãm tốc độ. Em hãy đề xuất ý tưởng để chế tạo sản phẩm “Xe máy điện
xanh” có thể tận dụng năng lượng lãng phí đó.

Sản phẩm 4: Người nơng dân cần một dịng điện nhỏ để sử dụng bắt sâu bọ
ở ngoài cánh đồng (khơng có điện lưới). Sử dụng dịng nước từ kênh mương
thủy lợi, em hãy đưa ra ý tưởng để giải quyết khó khăn cho người nơng dân.
Sản phẩm 5: Từ ngồn nước dòng suối ở bản làng miền núi. em hãy thiết kế
mơ hình nhà máy thủy điện sử dụng dòng nước chảy ở trên.
Sản phẩm 6: Chỉ dùng những vật liệu đơn giản như: xốp, ống nước, nến,…
em hãy chế tọa một chiếc thuyền chạy bằng hơi nước.
Sản phẩm 7: Cho các dụng cụ: xe đồ chơi, bong bóng,… em hãy chế tạo một
chiếc xe chạy bằng nguyên lý phản lực?
Trong buổi ngoại khóa này HS được nghe về hoạt động NCKH, được đăng kí
tham gia, được biết các hướng nghiên cứu của GV đưa ra. Nhiệm vụ ở nhà của
các em tiếp tục suy nghĩ đưa ra các ý tưởng về những đề tài có sản phẩm khác.
Thầy (cô) chờ đợi ý tưởng của các em.
Kế hoạch cụ thể hướng dẫn HS tham gia NCKH thực hiện giải quyết bài tập
sáng tạo trong thực tiễn vào thời gian tiếp theo.
Kết luận chương 3
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động sáng tạo nhằm bồi
dưỡng năng lực sáng tạo của HS trong dạy học vật lí, chúng tơi đã thực hiện
hóa vận dụng vào tổ chức dạy học chương “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10,
cụ thể với những vấn đề chính đã được nghiên cứu trình bày trong chương


20

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. Tổ chức thực nghiệm sư phạm
4.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của các
hình thức tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học chương “Các định luật bảo
toàn” - Vật lý 10.

4.1.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm
Nội dung thực nghiệm sư phạm là tổ chức hoạt động sáng tạo cho học
sinh trong dạy học các tiến trình dạy học đã thiết kế ở chương 3 của luận án,
trong quá trình dạy học chương “Các định luật bảo toàn” - Vật lý 10 THPT.
4.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm
Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trước khi tham gia hoạt động
sáng tạo ở các lớp thực nghiệm.
Đánh giá tính khả thi, hiệu quả của tiến trình tổ chức hoạt động sáng tạo
đã soạn thảo theo các tiêu chí đánh giá đã đề xuất.
4.1.4. Đối tượng thực nghiệm sư phạm
Trường THPT
Nguyễn Duy
Trinh
Nghi Lộc 5

Giáo viên dạy
Vòng 1
Vòng 2
Võ Hồng Sơn Võ Hồng Sơn
Đinh Văn TuấnHoàng T. Thanh
Nhàn

Các lớp thực nghiệm Các lớp đối chứng
Vòng 1 Vòng 2
Vòng 1 Vòng 2
10A1
10A3
10A4
10A2
10A1


10A2

10A2

10A1

4.1.5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Các lớp thực nghiệm sư phạm được tiến hành song song với chương trình
học tập trên lớp, Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành theo các bước
sau đây:
Bước 1: Xin phép, thông qua nội dung thực nghiệm sư phạm với BGH Nhà
trường, tổ bộ mơn, các tổ chức đồn thể có liên quan.
Bước 2: Triển khai hướng dẫn cho GV và HS các vấn đề về tổ chức hoạt
động sáng tạo của học sinh trong dạy học Vật lí.
Bước 3: Chuẩn bị phương tiện, thiết bị để tham gia hoạt động
Bước 4: Tiến hành tổ chức các hoạt động sáng tạo theo tiến trình đã soạn thảo
Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm tiết dạy.
4.1.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Kết thúc quá trình thực nghiệm sư phạm tại trương THPT Nghi Lộc 5 và
trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghi Lộc, Nghệ An. Chúng tôi thu được
nhiều kết quả khả quan:
 Về ý thức, thái độ tham gia hoạt động sáng tạo:
- Sau khi thực nghiệm sư phạm, học sinh trở nên phấn khởi, tự tin và ham học
hỏi hơn. Phong trào học tập ở lớp trở nên sôi nổi trong các tiết dạy sau của giáo
viên, thái độ học tập và tinh thần xây dựng bài học trở nên dân chủ, cởi mở.


21


- Ý thức tự học, tự nghiên cứu bài học của học sinh tốt hơn, phong cách xử lý
một vấn đề trong tiết học của học sinh có độ sâu, khách quan và chín chắn trong
suy nghĩ.
 Những tác động tích cực sau thực nghiệm sư phạm đối với giáo viên, học
sinh trong toàn trường:
- Sau thực nghiệm sư phạm tinh thần giảng dạy của GV trở nên thoải mái,
không khí làm dạy học trong lớp khách quan, dân chủ. Giáo viên tự tin để tạo ra
những vấn đề, những tình huống sáng tạo trong tiết học cũng như các hoạt động
ngoài giờ học.
- Hoạt động sáng tạo của học sinh được nhà trường và các tổ chuyên môn
quan tâm để ý, có nhiều cuộc thi, buổi ngoại khóa định hướng tổ chức theo
hướng sáng tạo cho học sinh.
- Nhiều giáo viên trong tổ đã mạnh dạn tổ chức các hoạt động sáng tạo cho
các em. Đặc biệt, là các giáo viên ở các tổ khác như tổ: Sinh thể, Hóa học, Tin
học đã tổ chức cho học sinh các hoạt động sáng tạo để tham gia các cuộc thi,
tham gia câu lạc bộ học tập trong nhà trường.
- Sau khi thực nghiệm sư phạm thành công về dự án “Tên lửa nước - Chinh
phục không gian”. Với sự nhất trí của lãnh đạo Nhà trường, tổ Vật lý đã thành lập
câu lạc bộ “Tên lửa nước” với sự tham dự của 8 nhóm học sinh trong trường. Dự
kiến mỗi năm, câu lạc bộ sẽ tổ chức 1 cuộc thi và trình diễn tên lửa nước của các
nhóm thành viên.
- Trước năm học 2014-2015 trường THPT Nghi Lộc 5 chưa tổ chức các
cuộc thi sáng tạo KHKT cấp trường, thì đến năm học 2015-2016 Nhà trường đã tổ
chức thành công cuộc thi sáng tạo KHKT cấp trường với sự tham gia của 12 sản
phẩm với nhiều bộ môn như: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học. Đặc biệt, có 3 sản
phẩm tham dự sáng tạo KHKT cấp tỉnh trong đó có 2 sẩn phẩm mơn vật lí, 1 sản
phẩm mơn Hóa học.
- Ngồi ra sự sáng tạo cịn lan tỏa các trường gần trường thực nghiệm sư
phạm khác như trường THPT Nghi Lộc 2, trường THPT Nghi Lộc 3,…
Với những tác động tích cực của các hoạt động sáng tạo mà chúng tôi tiến

hành thực nghiệm sư phạm trong thời gian qua, đã chứng tỏ việc tổ chức hoạt
động sáng tạo trong trong dạy học ở trường THPT là hiệu quả và thiết thực để
đáp ứng được mục tiêu giáo dục ở trường THPT hiện nay. Làm tốt các giải
pháp này thì khơng những phát hiện và phát triển năng lực sáng tạo cho học
sinh mà cịn tạo khơng khí, mơi trường rất tốt cho sáng tạo phát triển trong và
ngồi nhà trường phổ thơng. Điều này đã chứng tỏ hiện quả của các giải pháp
mà chúng tôi đề ra.
 Về kết quả đánh giá năng lực sáng tạo của lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng:
Sau khi thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã sử dụng thang đo đánh giá năng
lực sáng tạo giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, đã thu được kết khả như sau:


22

- Điểm trung bình của các lớp TN đều cao hơn lớp ĐC, đường tích lũy của
lớp TN đều nằm bên phải của lớp ĐC, hệ số biến thiên của các lớp TN đều nhỏ
hơn các lớp ĐC. Tất cả những kết quả này khẳng định kết quả điểm số của lớp
TN là tốt hơn, ít phân tán hơn lớp ĐC.
- Độ lớn của chênh lệch giá trị trung bình (hệ số SMD): tại trường THPT
Nguyễn Duy Trinh (lớp TN1 và ĐC1 là 0.8102 , lớp TN2 và ĐC2 là 0.7635) so
sánh với bảng tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động sư
phạm lên nhóm TN là ảnh hưởng và ảnh hưởng lớn. Đối với trường THPT Nghi
Lộc 5 (lớp TN3 và ĐC3 là 1.2177, lớp TN4 và ĐC4 là 1.1565) so sánh với bảng
tiêu chí của Cohen cho thấy mức độ ảnh hưởng của tác động sư phạm lên nhóm
TN là rất lớn. Kết quả này chứng tỏ mức độ ảnh hưởng của các HĐST mà
chúng tơi đề xuất là có hiệu quả, tại trường THPT Nghi Lộc 5 mức độ ảnh
hưởng lớn hơn bởi vì tại đây HS tham gia nhiều HĐST hơn HS ở trường THPT
Nguyễn Duy Trinh.
- Hệ số t-test của phép kiểm định t-test độc lập có giá trị rất nhỏ (đều nhỏ

hơn 1%), điều này cho thấy sự khác biệt điểm số trung bình giữa nhóm TN và
nhóm ĐC là có ý nghĩa chứ khơng phải do ngẫu nhiên.

Biểu đồ : Biểu đồ phân phối điểm
số lớp TN4 và lớp ĐC4

Biểu đồ: Biểu đồ phân phối tần
suất lũy tích TN4 và lớp ĐC4

Kết luận chương 4
Kết quả nghiên cứu đã được tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT,
qua 2 vòng. Đánh giá, rút kinh nghiệm, chỉnh sửa tiến hành TNSP ở vòng 1.
Trong vòng 2 đã khắc phục được những tồn tại cần phải điều chỉnh mà vòng 1
TNSP đã nêu ra. Đã xây dựng được động cơ học tập tích cực, sáng tạo của học
sinh trong hoạt động học tập nói chung và hoạt động sáng tạo nói riêng. Các
đặc trưng/dấu hiệu của năng lực sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường THPT
được bộc lộ qua các hành động học sáng tạo của học sinh trong HĐST.
Qua phân tích kết quả q trình TNSP về mặt định tính và định lượng,
trong đó chú trọng việc tổ chức HĐST của HS với các hình thức HĐST trong
các tiến trình dạy học vật lí ở trường THPT nhằm bồi dưỡng năng lực cho HS


23

KẾT LUẬN CHUNG
1. Kết luận

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết
quả chính sau đây:
1. Đã phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động sáng tạo

của học sinh trong q trình dạy học vật lí. Trình bày các khái niệm cốt lõi làm
cơ sở lí luận: khái niệm về sáng tạo và tư duy sáng tạo, năng lực và năng lực
sáng tạo, hoạt động học tập và hoạt động sáng tạo của học sinh trong dạy học
vật lí.
2. Về năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí, luận án đã nêu lên
10 biểu hiện/đặc trưng của năng lực sáng tạo.
3. Đề xuất được 8 nguyên tắc tổ chức hoạt động sáng tạo của HS trong dạy
học vật lí ở trường THPT.
4. Hoạt động sáng tạo để phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong quá
trình tổ chức dạy học để người học GQVĐ sáng tạo, luận án đã trình bày các
pha dạy học GQVĐ phỏng theo tiến trình GQVĐ trong nghiên cứu khoa học.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS GQVĐ bằng PPTN và GQVĐ bằng
PPMH.
5. Xác định một số hoạt động sáng tạo của HS trong dạy học vật lí:
- Hoạt động đề xuất giả thuyết khoa học
- Hoạt đơng đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra
- Hoạt động giải bài tập sáng tạo về vật lí
6. Luận án đã bổ sung 01 dấu hiệu nhận biết BTST về vật lí, đề xuất được
chiến lược xây dựng và giải BTST.
7. Đề xuất tổ chức hoạt động sáng tạo của HS trong các hình thức tổ chức
dạy học khác nhau:
- Tổ chức hoạt động sáng tạo trong bài học xây dựng kiến thức mới.
- Giải bài tập sáng tạo về vật lí.
- Tổ chức hoạt động sáng tạo trong dạy học dự án.
- Tổ chức hoạt động sáng tạo trong hoạt động ngoại khóa
(hoạt động trải nghiệm sáng tạo và NCKH ở trường THPT)
8. Đề xuất 4 tiêu chí, xây dựng thang đo theo 5 mức độ đánh giá năng lực
sáng tạo của HS trong học tập vật lí.
9. Điều tra, đánh giá được thực trạng dạy học vật lí và tổ chức hoạt động
sáng tạo của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

10. Trình bày ý nghĩa, tầm quan trọng của các định luật bảo toàn trong vật lí
học và trong chương trình Vật lí THPT. Trên cơ sở đã phân tích được cấu trúc,
nội dung dạy học chương “Các định luật bảo tồn” Vật lí 10.
11. Chuẩn bị các phương tiện tổ chức hoạt động sáng tạo trong q trình dạy
học chương “Các định luật bảo tồn” gồm:
- 06 thí nghiệm vật lí.


24

Xây dựng được hệ thống bài tập sáng tạo, có 19 bài sử dụng vào dạy học
chương “Các định luật bảo tồn”
- Video clip, thí nghiệm tự làm, …
12. Thiết kế được 5 tiến trình dạy học theo định hướng tổ chức HĐST cho
học sinh, các bài học cụ thể, bài: Định luật bảo toàn động lượng; Định luật bảo
toàn cơ năng; Bài tập về các định luật bảo toàn; Dạy học dự án và Ngoại khóa
vật lí.
13. Tổ chức TNSP 2 vòng ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kết
quả TNSP đã khẳng định được tính khả thi về các HĐST của HS trong các tiến
trình dạy học được soạn thảo, cũng như các HĐST đã góp phần phát triển tư
duy sáng tạo, năng lực sáng tạo của học sinh.
14. Tổ chức, hướng dẫn HS nghiên cứu khoa học (hoạt động ngoại khóa) đã
có các kết quả ghi nhận.

-

2.

Kiến nghị


Từ kết quả nghiên cứu tổ chức HĐST cho HS trong dạy học chúng tôi thấy
rằng, HĐST là cơ hội rất tốt để người học trải nghiệm và đánh thức khả năng
tiềm ẩn về sáng tạo của mình. Qua đó, HS hiểu sâu hơn về kiến thức, có nhiều
cơ hội để phát triển NLST của mình trong quá trình học tập, tạo khơng khí thoải
mái, hứng thú và thích ứng với mơi trường trong cuộc sống hàng ngày. Mặt
khác, HĐST còn mang lại sự phấn khởi, niềm vui từ sự thành cơng của người
học. Do đó, chúng tơi đề xuất những kiến nghị sau:
- Cần tăng cường sử dụng kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về sáng
tạo, tổ chức hoạt động sáng tạo cho học sinh ở trường THPT thông qua việc
biên soạn tài liệu, các đợt tập huấn GV, các đợt Hội thảo khoa học để giúp GV
có thể vận dụng dễ dàng vào thực tiễn dạy học.
- Cần tạo điều kiện cho GV có cơ hội tiếp cận các kiến thức lý luận về tổ
chức HĐST trong dạy học, tạo mơi trường tích cực cho các HĐST diễn ra trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở trường THPT nói riêng và ở các cấp
học nói chung.
- Cần có những biện pháp khuyến khích, tuyên truyền để việc tổ chức
HĐST đến gần với GV và HS hơn. Tăng cường thời lượng hoạt động giáo dục
ngồi lớp học để GV, HS có đủ thời gian tổ chức và tham gia HĐST, giảm nhẹ
nội dung chương trình phổ thơng và áp lực cơng việc đối với GV.
- Cần có sự phối hợp, liên kết giữa nhà trường và xã hội để HĐST không
những chỉ diễn ra trong nhà trường mà ở mọi nơi khi đủ điều kiện để hoạt động.
- Chuẩn năng lực sáng tạo (kĩ năng sáng tạo, phương pháp luận sáng tạo,
phẩm chất sáng tạo) được quan tâm, đề cao trong các năng lực chung và năng
lực chun biết mơn Vật lí ở trường phổ thông.


×