Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tư tưởng hồ chí minh về vấn đề cán bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.86 KB, 39 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ thiên tài , người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, một chiến sĩ cách mạng quốc tế - anh hùng giải phóng dân tộc;
danh nhân văn hoá thế giới. Cuộc đời cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh
phong phú như một huyền thoại, đầy sức hấp dẫn, được nhân dân và bè bạn
quốc tế ngưỡng mộ kính yêu.
Trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam và những người tiến bộ trên
thế giới, chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại. Cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong quá trình phát triển
của nhân loại, góp phần vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Tấm gương của Bác toả ra sức mạnh tinh thần kì diệu; sức mạnh ấy là
động lực cho mỗi người Việt Nam. Lời dạy và việc làm của Người là kim chỉ
nam để cho mỗi chúng ta nhận rõ hướng đi và cách đi đúng đắn cho mình.
Bác đã từng dạy cán bộ, đảng viên:
“Người cán bộ muốn tốt thì phải có đạo đức cách mạng, phải biết phê bình
và tự phê bình, phải biết kỉ luật”.
“Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự
sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt”.
“Muốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”.
“Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN”.
Người luôn ân cần căn dặn cán bộ, đảng viên phải hết lòng hết sức phụng
sự cách mạng, phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phải là đầy tớ, công
bộc của dân; việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì có hại cho
dân thì phải hết sức tránh …. Tư tưởng ấy của Người được thể hiện qua rất
nhiều bài nói, bài viết, cách phát biểu, thư khen …Không chỉ có vậy, nó còn
được thể hiện bằng chính hành động, việc làm hàng ngày của Người. Đó là
nói đi đôi với làm, lí luận gắn với thực tiễn; muốn hướng dẫn nhân dân mình
thì phải làm như thế cho người ta bắt chước, phải quét sạch chủ nghĩa cá
nhân, nâng cao đạo đức cách mạng. Bác luôn dạy cán bộ phải “cần, kiệm,


liêm, chính , chí công vô tư…”


Người coi vấn đề cán bộ là một trong những vấn đề sống còn của cách
mạng.Do vậy, Người luôn chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Dưới
sự chỉ đạo dìu dắt ân cần của Người, hàng ngàn, hàng vạn cán bộ đảng viên
đã trở thành những người có ích cho dân tộc, là học trò xuất sắc của Người
như Võ Ngưyên Giáp , Trường Chinh ,Phạm Văn Đồng , Lê Duẩn … đã cùng
Người đứng lên làm cách mạng giành độc lập dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ
quốc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã đi xa, song tư tưởng của Người luôn soi rọi,
trở thành kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng, của cách mạng Việt
Nam. Mà điều cốt yếu để xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa là
phải đào tạo, bồi dưỡng một thế hệ người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo
đúng tư tưởng quan điểm của Bác đặt ra.
Vì những lí do trên, Tôi đã chọn đề tài “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và công tác cán bộ và sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước.
Tuy trong quá trình trình bày đã cố gắng làm việc nghiêm túc, song chắc
chắn không tránh khỏi thiếu sót, rất mong các thầy cô bổ sung và châm trước.
2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng phẩm chất đạo đức đội ngũ cán
bộ và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong cuộc cách mạng dân tộc dân
chủ cũng như cách mạng xây dựng xã hội chủ nghĩa, tìm ra được nguyên nhân
giữ vững phẩm chất đạo đức người cán bộ cách mạng; đồng thời bước đầu có
những hiểu biết về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng.
Tiểu luận đưa ra những tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ nhằm góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả , giữ vững phẩm chất đạo đức người
cán bộ cách mạng; đặc biệt là trong thời buổi hiện nay đang có rất nhiều biến
động, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới định hướng của

chủ nghĩa xã hội. Góp phần vào xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ cán bộ và
nhân dân ta, thực hiện thắng lợi xây dựng nước Việt Nam trong sạch, vững
mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Để đạt được mục tiêu trên, tiểu luận đã giải quyết các vấn đề sau :
-Triển khai vấn đề cán bộ:
+ Đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn cán bộ.


+ Phân tích, đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của người cán bộ cách
mạng
+ Đề xuất một số giải pháp trong việc xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ
cán bộ và nhân dân ta.
- Đảng ta đã vận dụng xây dựng đội ngũ cán bộ như thế nào trong nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần hiện nay.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ là một đề tài rất rộng và được thể hiện
trong nhiều tác phẩm. Với khuôn khổ có hạn của một tiểu luận, Tôi xin tập
trung làm rõ về vấn đề cán bộ trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện qua tác
phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Song, trong quá trình trình bày, tác giả vẫn cố
gắng so sánh, chỉ ra điểm kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ qua các
tác phẩm. Đây là một vấn đề mà nếu ta vận dụng tốt sẽ làm cho bộ máy của
Đảng, Nhà Nước, các đoàn thể và các phong trào xã hội phát triển.
4 . Phương pháp nghiên cứu .
Tiểu luận dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà Nước, các chỉ thị, nghị quyết.
Cùng với phương pháp trên, tiểu luận còn sử dụng phương pháp nghiên
cứu tài liệu, phương pháp so sánh, tổng phân hợp, phân tích khoả nghiệm thực
tế.
5. Kết cấu đề tài.

Tiểu luận bao gồm: phần mở đầu; kết luận, danh mục ghi tài liệu tham
khảo; phần phụ lục và phần nội dung gồm có 2 phần:
Chương I : Quan điểm của Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ.
Chương II: Sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì công nghiệp hoá -hiện
đại hoá.


B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I:

Quan ®iÓm cña Hå Chý Minh vò c¸n bé vµ
c«ng t¸c c¸n bé
1.1 Khái niệm , vị trí , vai trò của cán bộ và công tác cán bộ.
1.1.1 Khái niệm.
Khái niệm cán bộ có nhiều cách hiểu với những phạm vi rộng hẹp và ở
từng nước khác nhau. Cách hiểu của người Việt Nam chủ yếu theo cách hiểu
của người Trung Quốc và được sử dụng phổ biến từ sau thắng lợi cách mạng
tháng 8/1945;sau khi chính quyền đã thuộc về tay nhân dân. Đây là thời kì
Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhân dân. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta bắt tay vào xây dựng chế độ mới, xây dựng
Nhà Nước thực sự của dân, do dân, vì dân. Trong hoàn cảnh đó, công tác cán
bộ theo nhu cầu của thực tiễn cách mạng và đòi hỏi của quần chúng nhân dân,
những người chủ đất nước được đặt ra như một trong những vấn đề chủ yếu
nhất, là cái gốc của mọi công việc, là công việc gốc của Đảng.
Trong từ điển Tiếng Việt, cán bộ được định nghĩa là: 1: Người làm công
tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan Nhà nước ( như cán bộ Nhà nước
; cán bộ khoa học ; cán bộ chính trị …) 2: Người làm công tác có chức vụ
trong một cơ quan , một tổ chức , phân biệt với người thường không có chức
vụ ( như các đoàn kết giữa cán bộ và chiến sĩ; họp cán bộ và công nhân nhà
máy , làm cán bộ đoàn thanh niên).

Theo từ gốc trong tiếng Pháp và tiếng Anh( Carde) từ cán bộ theo cách
hiểu của Việt Nam có 2 nghĩa: một là cái khung, sườn; hai là lực lượng nòng
cốt .
Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thường, cán bộ được coi là tất
cả những người thoát li, làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước,
đoàn thể, quân đội được hưởng lương . Lớp người như vậy là niềm tự hào của
nhân dân, được nhân dân tin yêu. Từ khi cách mạng nước ta có Đảng lãnh
đạo, nhân dân gửi niềm tin sâu sắc vào đội ngũ cán bộ của Đảng.
Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền về tay nhân dân, lớp lớp
con em từ nhân dân mà ra, họ trở thành những cán bộ Đảng, đoàn thể ,nhà
trường, lực lượng vũ trang, có mặt ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề, địa vị khác
nhau.


Bác Hồ trong suốt cuộc đời cách mạng của mình rất mực quan tâm đến
công tác cán bộ. Cán bộ theo quan điểm Hồ Chí Minh là những người làm
trong cơ quan đoàn thể, công sở, lực lượng vũ trang. Họ có thể là những đảng
viên cộng sản hoặc chưa phải, không phải đảng viên. Họ có thể giữ chức vụ
chỉ huy, phụ trách, quản lí lãnh đạo hoặc làm công tác nghiệp vụ, chuyên môn
đơn thuần. Tóm lại, họ là những người hoạt động trong thời kì cách mạng
kháng chiến, thoát ly,có hưởng lương để phân biệt với nhân dân, là đày tớ của
nhân dân.
Trong bài nói chuyện với cán bộ tỉnh Thanh Hoá, Người cho rằng: “cán bộ
là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì
động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người dân
đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân; nếu cán
bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”.
Hay trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6,trang 40, Người có viết :“ Cán bộ
là tiền vốn của đoàn thể, có vốn mới làm ra lãi. Bất cứ cuộc sống, công việc gì
nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi; không có cán bộ thì hỏng việc,

tức là có vốn”….
Tuy nhiên, trong các bài viết, các tác phẩm Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiều
đến cán bộ, đảng viên có chức, có quyền, những người chịu trách nhiệm trực
tiếp và to lớn, nặng nề trước nhân dân và toàn dân tộc.
Công tác cán bộ là một trong những công việc quan trọng tư tưởng, lí luận
của Người. Ngày nay, được Đảng ta phát triển thành chiến lược cán bộ.
1.1.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ và công
tác cán bộ.
Trong tâm khảm của mọi người dân Việt Nam và những người tiến bộ trên
toàn thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ vĩ đại, một nhà tư tưởng
lớn, một anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá kiệt xuất…
Điều cần nhấn mạnh ở đây là lãnh tụ Hồ Chí Minh là một trong những nhà
tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng quan tâm nhiều đến vấn đề cán bộ và có
nhiều cống hiến trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, không
những thế bản thân Người còn là một tấm gương về đạo đức người cán bộ
cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, bất kì ở đâu, làm gì, lúc
nào Người cũng quan tâm tới vấn đề cán bộ.
Càng nghiên cứu lí luận Mác-Nênin, Hồ Chí Minh không chỉ tìm thấy ở đó
con đường cứu nước đúng đắn là con đường cách mạng vô sản, mà Người còn
tiếp thu được nhiều quan điểm quan trọng về vấn đề cán bộ. Đây chính là


“cẩm nang thần kì” là kinh chỉ nam cho Người trong suốt quá trình lãnh đạo
cách mạng sau này.
Tháng 10-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn thành tác phẩm “Sửa đổi
lối làm việc”. Một tác phẩm không dày, dưới một cái tên giản dị, “nhưng mỗi
câu , mỗi chữ có một ý nghĩa, một mục đích” đối với việc xây dựng một chính
đảng chân chính cách mạng, củng cố và hoàn thiện chính quyền Nhà nước
dân chủ nhân dân non trẻ, xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng ngày càng
vững mạnh để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta để

đi tới thắng lợi. Những suy nghĩ trăn trở được Người viết ra trong tác phẩm,
do bản chất của vấn đề, do cách thức giải quyết của Người, đã tồn tại với thời
gian, tiếp tục có ý nghĩa chỉ đạo to lớn đối với mọi công việc của chúng ta
trong tình hình hiện nay.
Một trong những trọng tâm lớn của tác phẩm là vấn đề cán bộ và đào tạo
cán bộ. Ngoài một chương nguyên vẹn “Vấn đề cán bộ”, thì hầu như trong
toàn bộ cuốn sách, Người đều bàn tới vấn đề cán bộ một cách trực tiếp hay
gián tiếp, dưới các phương diện này hay khác như: vấn đề đạo đức, phương
pháp cách thức làm việc của cán bộ, những thói hư tật xấu cần tránh....càng
cho thấy tầm quan trọng, sự rộng lớn của vấn đề và mối quan tâm của Người.
Ngay trong những dòng đầu của chương “Vấn đề cán bộ”, phân tích mối
quan hệ cụ thể giữa cán bộ với công việc, Người chỉ rõ : “ Cán bộ là những
người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng
hỉểu rõ và thi hành; đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho
Đảng, cho chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”. Từ sự thực hiển
nhiên ấy, Người đã đi đến một kết luận hết sức ngắn gọn, rõ ràng và sâu sắc:
“cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.Vì vậy, trong mọi công việc mà không
có cán bộ thì không thể hoàn thành.
Khi bàn đến vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn luôn đặt cán bộ trong sự tổng hoà các mối quan hệ đa chiều.
Người nhấn mạnh “ Cũng như sông phải có nguồn mới có nước , không có
nguồn thì sông cạn . Cây phải có gốc , không có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức , không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh
đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc , giải phóng cho loài
người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức , không có căn
bản , tự mình hủ hoá, xấu xa thì làm việc nổi gì?”…
Khi bàn đến vai trò cán bộ , Hồ Chí Minh không đề cập cán bộ một cách
chung chung , mà cán bộ có “ tính từ”. Đó là cán bộ tốt, cán bộ kém, cán bộ



dở….Mà “ muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.
Nói cụ thể hơn là, nếu có cán bộ tốt thì mọi việc mới thành công.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đã là cán bộ cơ quan, các đoàn thể, dù
ít hoặc nhiều đều có quyền hành, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ.
Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm, là cán bộ xấu, là có dịp đục
khoét, có dịp ăn của đút.Người viết: “ Những người trong các công sở đều có
nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính thì
dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”.
Người cho rằng xây dựng một đội ngũ cán bộ đoàn kết nhất trí, trung
thành với chủ nghĩa Mác-Lênin, với Tổ quốc XHCN, có nhiệt tình và năng
lực thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng là một yêu cầu quan
trọng để xây dựng Đảng vững mạnh. Bác thường ví: phong trào như cờ, cán
bộ là cán, cờ càng lớn, cán phải càng khoẻ, có thế cờ mới vững trong bão táp
của cách mạng. Bởi vậy, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn,
vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi
con người có ích cho công việc chung của chúng ta”.
Bác thường đòi hỏi Đảng ta có kế hoạch và chính sách đúng đắn về sử
dụng và đào tạo cán bộ, phải khéo léo kết hợp cán bộ cũ và cán bộ mới, cán
bộ già và cán bộ trẻ. Để phát huy bản chất cách mạng và khoa học của Đảng,
phải giáo dục cán bộ, đảng viên về cả hai mặt: phẩm chất cách mạng và năng
lực chuyên môn, không tách rời và coi nhẹ mặt nào. Bác nói: “Ngày nay,
Đảng yêu cầu cán bộ, đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn phải
giỏi về chuyên môn. Không thể lãnh đạo chung chung”.
Tuy nhiên, trong khi nhấn mạnh vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách
mạng không có nghĩa là “cán bộ quyết định tất cả”. Mà “cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng nhân dân, chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân
anh hùng nào”.Do vậy, trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng
phải dựa vào ý kiến của quần chúng nhân dân. Từ đó, tuyển chọn những cán
bộ có đầy đủ tiêu chuẩn là người lãnh đạo cách mạng gương mẫu, luôn tiên
phong trong mọi hoạt động.

Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ, ngày nay Đảng ta xác
định : “Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh gắn liền với xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu , nhiệm vụ của thời kì mới, coi
trọng cả đức và tài, với đức là gốc như Bác Hồ đã dạy. Đó là đội ngũ cán bộ,
công chức từ Trung ương đến cơ sở có phẩm chất tốt, có lòng yêu nước nồng
nàn, có tinh thần trách nhiệm cao, có đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ;


đội ngũ phải đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững
vàng giữa các thế hệ cán bộ, nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, giữ vững độc lập tự chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội”.
Đất nước ta đang trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phát triển
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới định hướng chủ nghĩa xã hội, vai
trò công tác cán bộ càng được khẳng định sâu sắc hơn. Nó như là kim chỉ nam
soi lối cho cách mạng nước nhà đi đến thành công.
1.2 Đạo đức cách mạng là tiêu chuẩn hàng đầu để lựa chọn cán bộ.
Cùng với việc tìm kiếm chọn lựa con đường cứu nước, Hồ Chí Minh cũng
đã xác định được tiêu chí đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Đó là sự kết hợp
giữa đạo đức truyền thống Việt Nam và đạo đức của giai cấp công nhân.
Chính Người đã cẩm hoá những thanh niên yêu nước thành những con người
thấm nhuần đạo đức cách mạng.
Theo Hồ Chí Minh, muốn thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng xã
hội chủ nghĩa- cuộc cách mạng sâu sắc nhất, triệt để nhất, toàn diện nhất,
chúng ta phải đem hết tinh thần và lực lượng ra phấn đấu, phải tu dưỡng rèn
luyện đạo đức cách mạng.
Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức
cách mạng cho cán bộ, đảng viên.Bài học đầu tiên trong chương trình huấn
luyện những nhà cách mạng chuyên nghiệp, chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng
cộng sản Việt Nam là bài nói về “Tư cách của người cách mệnh”, Hồ Chí
Minh cho rằng người cách mạng “ tự mình phải” thực hiện được 14 điều

thuộc về đạo đức cách mạng.
Người so sánh “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là
một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một
cuộc đấu tranh rất phức tạp , lâu dài, gian khó . Sức có mạnh mới gánh được
nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền
tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.
Hay trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh” , in năm 1927, tài liệu huấn
luyện lớp cán bộ đầu tiên chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc nêu lên 23 điểm về tư cách người cách mạng, đặt nền móng cho việc
xây dựng phẩm chất đạo đức mới. Trước lúc đi xa, Người căn dặn : “Đảng ta
là một Đảng cầm quyền, đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức
cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta
thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ trung thành
của nhân dân”.


Hồ Chí Minh xem xét đạo đức trên cả 2 phương diện lí luận và thực
tiễn.Về mặt lí luận, Người để lại cho chúng ta một hệ thống quan điểm sâu
sắc và toàn diện về đạo đức. Về thực tiễn, Người luôn coi thực hành đạo đức
là một mặt không thể thiếu cán bộ, đảng viên. Cũng như V.I.LêNin, Hồ Chí
Minh đào tạo các chiến sĩ cách mạng không chỉ bằng những chiến lược, sách
lược mà còn bằng chính tấm gương đạo đức trong sáng của mình.
Lí tưởng đạo đức cách mạng mà chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục ,
bồi dưỡng cho đảng viên là: “ Người cán bộ, đảng viên của Đảng phải trọng
lợi ích của Đảng hơn hết và luôn có tinh thần phấn đấu hi sinh cho Đảng.
Điều đó, được Hồ Chí Minh giải thích : “Ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ
quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức
nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt
, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng là Đảng được
giải phóng.Vì vậy, mỗi người trong Đảng phải hiểu rằng lợi ích của cá nhấn

phải phục tùng lợi ích của Đảng.Lợi ích của m ỗi bộ phận nhất định phải phục
tùng lợi ích lâu dài”. Nghĩa là đặt lợi ích của Đảng lên trên hết, lên trước
hết.Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc.Vô luận lúc
nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích của Đảng ra trước,
lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của Đảng, đó là “ tính
Đảng”.
Theo quan niệm của Hồ Chí Minh, đạo đức là thước đo lòng cao thượng
của con người, tiêu chí để kiểm tra chất “ người”, tính “ người” của một con
người.Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau,
người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là
người cao thượng”.
Trong tư duy triết học Phương Đông, cái đẹp về đạo đức được coi sánh
ngang với sự minh triết của trời đất. T heo quan điểm Thiên- Hạ- Nhân của
triết học Phương Đông, trong tác phẩm “Cần, kiệm, liêm, chính”, Người
cũng đặt đạo đức của con người ngang với trời đất:
“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.
Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì không thành trời.
Thiếu một phương, thì không thành đất.
Thiếu một đức, thì không thành người”


Và khẳng định: Người cách mạng không thể thiếu một đức nào, cần luôn
tu dưỡng , phấn đấu nâng cao đạo đức suốt đời.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Bác nhấn mạnh: “Đạo đức đó
không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không
phải vì danh vọng của cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của
loài người.
Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nước thì sông cạn.

Cây phải có gốc, không có góc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo
đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân
dân . Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công
việc to tát , mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản , tự mình đã hủ
hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”.
Trong những năm cuối đời, nhân dịp kỉ niệm 39 năm thành lập Đảng,
Người đã viết bài “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”, khái quát tình hình đạo đức cho cán bộ, đảng viên lúc đó.
Tiếp đó, trong Di Chúc, Người căn dặn : “ việc làm trước tiên là chỉnh đốn
Đảng”. Đối với thanh niên, Bác viết “ phải chăm lo giáo dục đạo đức cách
mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã
hội vừa “ hồng” vừa “ chuyên”.
Bác Hồ cho rằng: đạo đức cách mạng của cán bộ , đảng viên là suốt đời
phấn đấu, hi sinh vì Đảng, vì cách mạng, luôn đặt lợi ích của Đảng và nhân
dân lao động lên trên hết. Và người cán bộ , đảng viên tốt muốn trở thành
người cách mạng chân chính, không có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do
lòng mình ra. Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình
sẽ tiến đến chỗ chí công vô tư. Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ
càng ngày càng ít, mà những tính tốt như cần , kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa,
lễ, trí, dũng…..ngày càng tăng thêm.
Đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên là bất kì khó khăn đến
mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm
gương cho quần chúng, không được nói trái, làm trái nghị quyết của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Bởi vì nếu cán bộ, đảng viên nói trái, làm
trái nghị quyết của Đảng, làm sai luật pháp, chính sách của Nhà nước thì nghị
quyết, chính sách có đúng, có hay đến mấy cũng khó được quần chúng nhân
dân ủng hộ và thực hiện đầy đủ. Mọi cán bộ, đảng viển phải nâng cao tinh
thần trách nhiệm nhân dân, trước Đảng, thực hiện liêm, chính, phát huy quyền



làm chủ của nhân dân một cách triệt để, dựa vào quần chúng nhân để chống
lãng phí, tham ô, quan liêu.
Thời kì Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta thực hiện đồng thời hai chiến lược
cách mạng(1954-1975) để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí
Minh đã nhiều lần bàn về con người mới xã hội chủ nghĩa. Người nhấn mạnh:
“ Cán bộ và đảng viên càng phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và
trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải yêu kính nhân dân,
phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Tuyệt đối không được lên
mặt “quan cách mạng” ra lệnh, ra oai. Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi
đúng đường lối quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát
động quần chúng tiến hành mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được giấu khuyết điểm; sai lầm. Phải
khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu ngạo; phải thực sự cầu thị,
không được chủ quan. Phải luôn luôn chăm lo đến đời sống quần chúng. Phải
“chí công vô tư” và có tinh thần “ lo trước thiên hạ, hưởng sau thiên hạ”. Đó
là đạo đức của người cộng sản.
Để có được con người xã hội chủ nghĩa, người cán bộ tốt, Hồ Chí Minh
luôn nghiên cứu tình hình cán bộ để cải tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp
ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng . Trong đó, luôn luôn chú ý và
kiên quyết ngăn chặn, bài trừ tệ tham ô, tham nhũng, lãng phí, đặc biệt là tệ
quan liêu. Vì “ ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó có nạn tham ô, lãng phí”.
Quả đúng với câu:
“ Giàu sang không thể quyến rũ
Nghèo khó không thể chuyển lay.
Uy lực không thể khuất phục”.
Như vậy, từ Đường Kách Mệnh đến Di Chúc cách nhau nửa thế kỉ, vấn đề
đạo đức đã được Người đề cập từ hai phía: khi cách mạng chưa thành công,
đó là đạo đức của những người độc lập dân tộc, phải không sợ gian khổ hi
sinh, phải ít lòng ham muốn về vật chất để không nửa đường đứt gánh; khi đã
giành được chính quyền, đó là đạo đức của những cán bộ đảng viên của một

Đảng cầm quyền, phải giữ gìn trong sạch; không để chức, quyền; danh lợi
làm mờ ám lương tâm, bôi nhọ danh dự, dẫn đến suy thoái biến chất, có thể
làm tan nát cả sự nghiệp xây dựng đất nước của cả dân tộc.


1.3. Lựa chọn và sắp xếp cán bộ phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của
cách mạng và thích ứng với nghề nghiệp của người được sử dụng
Để đánh giá đúng và sắp xếp đúng vị trí cán bộ, phải xác định được tiêu
chí chung và tiêu chí riêng cho từng loại cán bộ. Trước hết, cán bộ phải là
người trung thành , hăng hái trong công việc, trong đấu tranh, liên lạc mật
thiết với dân chúng , hiểu biết dân chúng; luôn vì dân, những người có thể
phụ trách giải quyết các vấn đề trong những hoàn cảnh khó khăn: luôn luôn
giữ vững kỉ luật. Đồng thời, công tác cán bộ phải được tiến hành một cách
toàn diện, cụ thể và căn cứ theo yêu cầu công việc nhiệm vụ cách mạng.
Công tác cán bộ là một trong những công việc quan trọng trong quá trình
xây dựng Đảng, được Bác đặc biệt quan tâm trong tư tưởng, lí luận của Người
.Trong đó, việc lựa chọn và sắp xếp cán bộ so cho phù hợp là một việc đáng
quan tâm hàng đầu.
Khi xem xét và giữ gìn cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải
xem xét tính chất của họ. “ Có người lúc phong trào cao họ vào Đảng , họ làm
việc rất hăng . Nhưng lúc phong trào hơi khó khăn , thì đâm ra hoang mang .
Lúc gặp sự nguy hiểm thậm chí hoá phản cách mạng , làm mật thám.Muốn
làm mật thám được việc , thì nó lại công tác hăng hơn ai hết . Nếu ta không
xem xét rõ ràng , thì lầm nó là cán bộ tốt”.
Vì vậy, nhận xét cán bộ không chỉ xét ngoài mặt và chỉ xét một lúc , một
việc mà phải xét kĩ toàn bộ công việc của cán bộ thực thi. Bác chỉ ra rằng
Đảng ta là Đảng đấu tranh nên thường xuyên phải bổ sung, đổi mới, phát triển
cán bộ.
Khi cất nhắc cán bộ, phải xem xét kết quả học tập cũng như kết quả công
tác khác mà định, chứ không hẹp hòi dựa vào ý chí chủ quan , địa phương chủ

nghĩa nể nang, cất nhắc người thân quen, cùng phe cánh, bè phái. Hồ Chí
Minh cho rằng: “ phải có gan cất nhắc cán bộ, cất nhắc cán bộ phải vì công
tác tài năng . Trước khi cất nhắc phải xem xét người cán bộ một cách toàn
diện, trên tất cả các mặt và theo thời gian . Sau khi lựa chọn, cần thường
xuyên theo dõi giúp đỡ cán bộ, phê bình khuyết điểm để học sửa.
Trong các bài viết, tác phẩm của Người, luôn đề cao tinh thần dựa vào
nhân dân để xây dựng đội ngũ cán bộ . Nhân dân có nhiều tai mắt, việc gì học
cũng nghe thấy, nhìn thấy, hay so sánh kĩ càng. Cho nên, ‘ Cán bộ tốt , cán bộ
nào xấu, cán bộ nào có lầm lỗi mà có thể sửa đổi, ai làm việc gì hay, việc gì
quấy dân chúng cũng do cách so sánh đó, mà họ biết rõ ràng. Vì vậy, để cho


dân chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến của họ mà cất nhắc cán bộ, nhất
định không xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lí và công bằng. Đồng
thời, do sự dùi mài của dân chúng , cán bộ và dân chúng đều tiến bộ. Do đó,
cán bộ và dân chúng đoàn kết chặt chẽ thêm”.
Hồ Chí Minh nhắc đi nhắc lại nhiều lần quan điểm “ dụng quân như dụng
mộc”. Cất nhắc cán bộ là một công tác cần kíp. Khi cất nhắc một cán bộ, cần
phải xét rõ người đó có gần gũi với quần chúng không? Có được quần chúng
tin cậy và mến phục không? Lại phải xem người ấy xứng với việc gì?.
Người quan niệm “ Dùng cán bộ không đúng tài năng của họ cũng là một
cớ thất bại. Khi dùng cán bộ, người làm công tác cán bộ phải độ lượng, đối xử
với cán bộ một cách chí công vô tư và không cớ thành kiến, có tinh thần rộng
rãi, vui vẻ, thân mật gần gũi; cán bộ chịu khó dạy bảo, nâng đỡ, giúp đỡ cán
bộ, sáng suốt trong phân biệt cán bộ tốt và xấu.
Mục đích dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và
Chính phủ. Nếu cán bộ có ý hoang mang sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công
tác không hợp, chắc không thành công được.
Vì vậy, theo Bác, muốn cán bộ làm được việc , phải khiến cho họ yên tâm
làm việc, vui thú làm việc. Muốn như thế, phải thực hành những điểm sau

đây:
“Khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến. Người lãnh đạo muốn
biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của mình, muốn biết công tác của mình tốt
hay xấu không gì bằng khuyên cán bộ mình mạnh bạo đề xuất ý kiến và phê
bình. Như thế chẳng những không phạm gì đến uy tín của người lãnh đạo mà
lại tỏ ra dân chủ thật thà trong Đảng”.
Khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc. Bác nói: “Năng lực
của người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có một phần lớn do công tác,
do tập luyện mà có. Lãnh đạo khéo, tài nhỏ có thể hoá ra tài to, lãnh đạo khéo
tài to cũng hoá thành tài nhỏ. Khi giao công việc cho cán bộ, cần phải chỉ đạo
rõ ràng , sắp đặt đầy đủ. Vạch rõ những điểm chính và những khó khăn có thể
xảy ra. Những vấn đề đó đã quyết định rồi, thả cho họ làm, khuyên gắng học
cứ cả gan mà làm. Trước khi trao công tác, cần phải bàn kĩ với cán bộ. Nếu họ
không gánh nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ.Khi trao việc, phải hoàn
toàn tin cán bộ”.
Không nên tự tôn, tự đại, mà phải nghe , phải hỏi ý kiến của cấp dưới.Nếu
ý kiến cấp dưới đứng ta phải nghe theo, khuyên họ thường đề thêm ý kiến, để
nâng cao tinh thần và sáng kiến của họ. Khi họ phê bình, ta phải vui vẻ thừa


nhận. không tỏ ra bất bình, để lần sau họ không dám phê bình nữa. Nếu ý kiến
của họ không đúng, ta nên dùng thái độ thân thiện, giải thích cho họ hiểu. Nếu
cán bộ không yên tâm làm việc thì phải xét rõ cái chỗ lãnh đạo không đúng
của ta. Nếu vì công tác không phù hợp với năng lực của họ, phải tìm công
việc thích hợp cho họ làm.
Phải nên thương yêu, giúp đỡ cán bộ. Yêu thương cán bộ không phải là vỗ
về, nuông chiều. Yêu thương cán bộ là luôn chú ý tới công tác của họ. Hễ
thấy khuyết điểm thì giúp họ sửa ngay.Phương châm đối xử với cán bộ: phải
chỉ đạo phương hướng để họ phát triển năng lực và sáng kiến đúng với đường
lối của Đảng

Trong việc cất nhắc cán bộ đòi hỏi phải phân phối cán bộ cho đúng. Cán
bộ được sắp xếp theo năng lực, theo công việc, mỗi người một việc phái có
tinh thần kỉ luật cao.Trong tác ph ẩm “ Sửa đổi lối làm việc” Người đưa ra thí
dụ sau” “ trong một nơi quan trọng ở một thành thị to thì phải phái những cán
bộ có quan hệ khăng khít vớí quần chúng . Họ là người trong quần chúng mà
ra , có sáng kiến, tinh thần chắc chắn, chí khí vững vàng. Phải dùng người
đúng chỗ, đúng việc”.
Khi đề cập tới vấn đề phải chứa các bệnh cấp bậc, một căn bệnh đã dẫn tới
cán bộ không đoàn kết, công việc không trôi chảy, Người viết: “ Một bộ máy
là do nhiều thứ máy to nhỏ lắp lại. Các máy ấy đều ăn khớp với nhau thì bộ
máy tốt và sản xuất nhiều. Nếu chỉ có một cái máy nhỏ không ăn khớp , thì
cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ máy”. Do đó, bất kì cán bộ nào , từ vị chủ
tịch đến cán bộ các cấp , “ khi đã được Chính phủ và đoàn thể uỷ cho họ
quyền lãnh đạo , thì cán bộ cấp dưới nhất định phải phục tùng họ. Đó là phục
tùng Chính phủ và đoàn thể , chứ không phải phục tùng cá nhân ai”. Phải kiên
quyết khắc phục hiện tượng có những cán bộ chỉ thấy lợi ích của bộ phận
mình , không thấy lợi ích của toàn thể , muốn đem lợi ích của toàn thể phục
tùng lợi ích của bộ phận mình. Thậm chí vì danh vọng và địa vị, cho nên khi
phụ trách một bộ phận nào “ thì lôi người này, kéo người khác, ưa ai thì kéo
vào, không ưa ai thì tìm cách đẩy ra. Thế là chỉ biết có mình, chỉ có biết bộ
phận mình mà quên mất Đảng”.
1.4.Thường xuyên giáo dục huấn luyện, không ngừng nâng cao năng
lực toàn diện cho cán bộ.
Người khẳng định “ Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của
Chính phủ giải thích cho dân chúng hỉểu rõ và thi hành . Đồng thời đem tình


hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính
sách cho đúng.Vì vậy, cán bộ là cái gốc của mọi công việc”.
Từ đó, Người đi đến khẳng định “ huấn luyện cán bộ là công việc gốc của

Đảng”.Chính vì vậy, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, muốn cho sự nghiệp
cách mạng phát triển, phải kết hợp chặt chẽ giữa việc rèn luyện hàng ngày của
cán bộ với chính sách và công tác cán bộ của Đảng.
Huấn luyện là một khái niệm rộng, có nội dung vừa giảng dạy và hướng
dẫn luyện tập. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa
cho sạch những vết xấu xa trong đầu óc.
Từ năm 1921, Hồ Chí Minh đã có tư duy độc đáo về vai trò giáo dục dạy
dỗ của những người cộng sản để chống lại sự giáo dục của giai cấp tư sản.
Người nói : “ Nếu những người xã hội chủ nghĩa lơ là việc giáo dục, thì giai
cấp tư sản thực dân và bản xứ- quan lại- cứ phụ trách giáo dục bằng phương
pháp của chúng”.Người thường so sánh sự tuyên truyền của chúng ta với sự
tuyên truyền của kẻ địch, để thấy rằng nếu chúng ta sao nhãng việc giáo dục
thì khó lòng chống lại và chiến thắng kẻ địch.
Trong tác phẩm “Đường Kách Mệnh”, Người đã rút ra kết luận có sức
thuyết phục lòng dân: “ Trước hết phải có đảng cách mệnh , để trong thì vận
động và tổ chức dân chúng , ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô
sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững thì cách mạng mới thành công , cũng như
người câm lái có vững mới thì thuyền mới chạy”. Những người lãnh đạo cần
trau dồi kinh nghiệm cho bản thân, lấy chính tấm gương các cán bộ khác làm
mục tiêu phấn đấu. Có như vậy, mới dẫn đến thành công.
Trước cách đặt vấn đề xác đáng như vậy, Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều
quan điểm đúng đắn định hướng cho công tác huấn luyện cán bộ của Đảng.
Thứ nhất, trong công tác đào tạo huấn luyện cán bộ phải thường xuyên,
toàn diện, thiết thực, chu đáo và phù hợp với công việc chuyên môn của cán
bộ.
Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác học tập và huấn luyện (65-1950), sau khi xem xét các báo cáo của Nam Bộ, Khu V,Khu IV, Khu III và
Khu Việt Bắc về số lượng cán bộ đã đào tạo được , Hồ Chí Minh nhận xét
“…cứ tính đổ đống cho mỗi khu 50.000 thì toàn quốc cũng đã có đến 25 vạn
người được huấn luyện , nghĩa là 25 vạn cán bộ. Thế mà cứ kêu là thiếu cán
bộ. Vì sao? Vì việc huấn luyện còn hữu danh vô thực, làm chỉ cốt hi ểu mà

không thiết thực chu đáo”. Người chỉ rõ các vấn đề cần làm trong huấn


luyện : Huấn luyện ai? Ai huấn luyện? Huấn luyện thế nào? Tài liệu huấn
luyện ?
Có lần Người ví “ Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”. Người cho rằng “ Bất
cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công, tức là có lãi .
Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn”.Người chỉ rõ : “ Những
người lãnh đạo cần phải tham gia việc dạy. Việc đào tạo huấn luyện thường
rất tốn kém, mất nhiều thời gian dài, đó là một vấn đề hết sức nan giải trong
hoàn cảnh kinh tế có nhiều khó khăn. Nhưng Bác vẫn chỉ thị “ không nên bủn
xỉn các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện” Đầu tư cho đào tạo huấn luyện
tuy không thu lợi trực tiếp và tức thời, nhưng hiệu quả của nó lại hết sức to
lớn và lâu dài.
Nếu như trước kia, trong cuộc tranh đấu thường hao tốn một số cán bộ quý
báu “ Chúng ta càng phải quý cán bộ , phải bổ sung cán bộ, giữ gìn cán bộ
cũ, và đào tạo đội ngũ cán bộ đảng viên mới” thi trong điều kiện xây dưngj
cuộc sống mới Đảng nuôi dạy cán bộ như “người làm vườn vun trồng những
cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích
trong công việc chung của chúng ta”.
Thứ hai, trong công tác cán bộ cần phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân
viên phụ trách việc huấn luyện đó, (hay còn gọi là những người huấn luyện).
Người cho rằng: “ Không phải ai cũng huấn luyện được’. Người huấn
luyện trước hết phải xác định huấn luyện là một nghề. Huấn luyện cán bộ nằm
trong nghề cách mạng. Đó là một nghề thì làm nghề gì thì phải thông thạo
nghề đó.Do vậy, “ Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện
phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện của Đoàn thể phải làm kiểu
mẫu về mọi mặt tư tưởng đạo đức, lối làm việc.
Về tư tưởng, người huấn luyện phải thông suốt. Phải nắm vững những
nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng.

Người huấn luyện phải kiên định mục tiêu, lí tưởng cách mạng: nhận thức
đúng về con đường cách mạng, những vấn đề cốt yếu của cách mạng, những
quan điểm có tính nguyên tắc, từ đó truyền cho người học niềm tin vào thắng
lợi cuối cùng của cách mạng.
Về đạo đức, người huấn luyện luôn luôn là một tấm gương đạo đức sáng
ngời , hết lòng vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân; phải rèn luyện những tính
tốt: Nhân, Nghĩa,Trí, Dũng, Cần, Kiệm, Liêm, Chính…
Về lối làm việc, thì cần nghiêm túc, khoa học. Phải biết sắp xếp theo thời
gian và nội dung huấn luyện cho từng lớp “ phải cho khéo, có mạch lạc với


nhau , mà không xung đột với nhau. Phải chống các bệnh chủ quan, hẹp hòi,
ba hoa. Nghiêm túc trong chọn tài liệu, cách kiểm tra, thi, thưởng phạt”.
Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn
luyện của mình. Người viện dẫn tư tưởng của Khổng Tử: “ Học không biết
chán, dạy không biết mỏi”, và lời khuyên của Lênin “ Học, học nữa , học
mãi” như một kinh nghiệm lịch sử. Từ đó, Người chỉ ra : “ Chỉ có những
người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu
của các đời trước để lại.
Thứ ba, trong đào tạo huấn luyện cần phải chú ý tới nội dung huấn luy ện
cán bộ.
Vì cách mạng là công việc to tát nên nội dung huấn luyện rất phong phú:
Huấn luyện nghề nghiệp ( chuyên môn), huấn luyện văn hoá, huấn luyện lí
luận, huấn luyện chính trị…
• Trong huấn luyện lí luận :
Trước hết, Người huấn luyện và người được huấn luyện phải hiêu vì sao
phải học lí luận?
Theo Hồ Chí Minh trường học lí luận là để nâng cao trình độ lí luận cho
cán bộ, đảng viên nhằm giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng và tình
hình thực tế của Đảng ta để Đảng ta có thể làm tốt hơn công tác của mình,

hoàn thành tốt nhiệm vụ cách mạng vĩ đại của mình.
“ Nếu như chỉ thực hành mà không có lí luận cũng như có một mắt sáng,
một mắt mù”.Phải đặc biệt chú trọng dạy lí luận Mác-Lênin, bởi vì : “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu , ai
cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người
không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”.
Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính
nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”. Đối với người cán
bộ học lí luận là để áp dụng vào việc làm; “ Làm mà không có lí luận thì
không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa vấp váp. Có lí luận thì
mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho
đúng , làm cho đúng”.
Người huấn luyện cũng như người được huấn luyện phải có cách học tập
đúng thì mới có kết quả. Thường thì có hai cách huấn luyện lí luận. Một cách
là “ chỉ đem lí luận khô khan nhét cho đầy óc họ”, còn việc thực tế, tuyên
truyền, vận động chỉ nói qua loa. Thế là lí luận suông, vô ích. Một cách là
trong lúc học lí luận, phải nghiên cứu công việc thực tế, kinh nghiệm thực tế.


Lúc học rồi , họ có thể trở nên người tổ chức và lãnh đạo. Thế là lí luận thiết
thực có ích.
Phải dạy lí luận vì : “ Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta , những người
cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái cẩm nang thần kì,
không những là cái kim chỉ nam mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng
ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”.
Ngày 15-7-1969, trả lời phỏng vấn của Sáclơ Phuốcniô, Hồ Chí Minh
khẳng định: “ chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin, nhưng
vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế ngày nay, mà chúng tôi đã
chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn”.Những thắng lợi vĩ đại của cách
mạng Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc hơn 70 năm qua là kết quả của nhiều nhân tố, nhưng vẫn phải nhấn
mạnh rằng, chúng ta giành được những thắng lợi đó trước hết đoá là nhờ vũ
khí không gì thay thế được là chủ nghĩa Mác-Lênin.
Ngoài lí luận phải dạy công tác, dạy văn hoá, dạy chuyên môn; dạỵ cốt
thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều; huấn luyện phải từ dưới lên trên; gắn liền
lí luận với công tác thực tế ; huấn luyện phải nhằm đúng nhu cầu, là cốt để
cung cấp cán bộ cho các ngành công tác.Cụ thể như sau:
• Huấn luyện nghề nghiệp (chuyên môn):
Trước hết, mỗi người phải biết một nghề, làm việc gi học việc ấy và làm
nghề gì thì phải thạo nghề ấy.Mặt khác , nếu là cán bộ lãnh đạo, thì lãnh đạo
ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành ấy.Ví dụ như : những
đồng chí lãnh đạo văn hoá thì phải biết chuyên môn về văn hoá, có thế lãnh
đạo mới sát.
Không chỉ có vậy, nội dung huấn luyện chuyên môn rất rộng bao gồm
nhiều ngành đào tạo . Qua đó , giúp cho đội ngũ cán bộ đảng viên có những
hiểu biết đúng đắn và từ đó sẽ giúp họ thành thạo công việc hơn.
• Huấn luyện văn hoá:
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, với những cán bộ còn kém văn hoá, thì
việc huấn luyện này rất trọng yếu. Không nắm được những kiến thức thông
thường , thì khó việc nghiên cứu lí luận hoặc chuyên môn nghề nghiệp.
Nội dung huấn luyện là những gì rất thường ngày gắn bóa với đời sống
của mỗi con người .Tuỳ vào trình độ văn hoá của người học mà người huấn
luyện có những biện pháp phù hợp giúp họ nâng cao văn hoá.


Ngoài những nội dung huấn luyện trên, Hồ Chí Minh còn bàn tới huấn
luyện chính trị ; trong đó có hai nội dung tiêu biểu: huấn luyện thời sự và
huấn luyện chính sách.
Thứ tư, Huấn luyện phải chú trọng việc cải tạo tư tưởng, phải hiểu rõ
người học để nâng cao khả năng và tẩy rửa khuyết điểm cho họ.

Theo quan điểm của Người, Huấn là dạy dỗ, luyện là rèn giũa cho sạch
những vết xấu xa trong đầu óc.
Trong tác phẩm “ Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá
nhân”, Người đã nêu ra 10 thứ bệnh mà đội ngũ cán bộ đảng viên hay mắc
phải. Đó là do họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích
riêng của mình trước hết. Vì cá nhân chủ nghĩa mà họ gian khổ, khó khăn, sa
vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa. Họ tham danh trục lợi, thích địa vị
quyền hành. Họ tự cao, tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc
đoán, chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế.,mắc bệnh quan
liêu, mệnh lệnh.Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập
để tiến bộ.
Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỉ
luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách
của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng , của nhân dân.
Tấc phẩm “ Sửa đổi lối làm việc’, đã khái quát những thứ bệnh hay mắc
phải của cán bộ đảng viên như : bệnh tham lam, óc hẹp hòi, bệnh hiếu danh,
thiếu kỉ luật,lười biếng, óc lãnh tụ, bệnh cận thị, bệnh cá nhân…Mỗi bệnh, Hồ
Chí Minh nêu ra cách chữa những thứ bệnh đó.Ví dụ: hiện nay cán bộ ta có
một khuyết điểm lớn là tự kiêu, tự mãn. Phải đập cho tan khuyết điểm ấy đi.
Nếu còn tự kiêu tự mãn thì học biết nhiều chỉ thêm hại. Do tự kiêu tự mãn mà
cán bộ có một khuyết điểm lớn nữa là óc địa vị. Ví dụ; đang làm việc ở khu,
mà đoàn thể điều động công tác về tỉnh thì phàn nàn, chán nản cho rằng làm
như thế là không xứng đáng tài mình, đáng lẽ là mình ở cấp trên kia! Phải gột
sạch đầu óc địa vị đi. Việc gì có lợi cho cách mạng, có lợi cho đoàn thể là làm
hết, không có việc gì sang, việc gì hèn”.
Trong khi mở lớp huấn luyện cán bộ, còn mắc phải những khuyết điểm sau
như : huấn luyện nghề nghiệp mà không đụng đến nghề nghiệp đấy; Dạy
chính trị thì mênh mông, không thiết thực, lí luận và thực tiễn chưa ăn khớp;
Mở lớp quá đông, mở lớp lung tung…Do vậy, cần phải khắc phục những
khuyết điểm trong công tác mở lớp huấn luyện.



Chính vì vậy, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lí
tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và
đạo đức của người đảng viên.Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm
chỉnh trong Đảng..
Mỗi cán bộ đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân
dân lên trên hết, trước hết, phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng
cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ
chức…
Thứ năm, trong công tác huấn luyện cần phải quan tâm đến việc sử dụng
nguồn tài liệu.
Không phải ngẫu nhiên mà khi bàn đến về cách học tập, Hồ Chí Minh cho
rằng “ các tài liệu huấn luyện phải do cơ quan lãnh đạo xét kĩ”.
Theo quan điểm Hồ Chí Minh trước hết phải lấy những tài liệu về chủ
nghĩa Mác-Lênin làm gốc. Nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin là một kho tàng tư
tưởng đồ sộ, vì vậy nhất thiết phải lựa chọn, xếp đặt lại, làm sao người học
hiểu được, từ đó vận dụng vào công tác cách mạng.
Bài học lớn về lựa chọn tài liệu Mác-Lêninlà làm sao tinh thần Mác-Lênin,
nhưng toàn bộ bài nói, bài viết lại luôn thấm nhuần quan điểm Mác-Lênin.
Theo Người, học Mác-Lênin không phải để cho vui mà phải hiểu, còn nếu
học mà “ vui lắm” nhưng không biết gì, không hiểu gì , “ thế là phí công, phí
của,vô ích”.
Cùng với tài liệu gốc là chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh cho rằng “
còn có những tài liệu thiết thực”. Đó là những kinh nghiệm do những người đi
học mang đến, kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. những
kinh nghiệm đó đem trao đổi, gom góp lại tức là những bài học quý, không
phải cứ chờ đồng chí cấp trên đến nói chuyện thì mới là bài, là học”.
Cuối cùng, Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh, mục đích học là để sửa chữa tư
tưởng, hăng hái cách mạng; là để tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Có lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm trưởng Nguyễn Ái Quốc đã có lời
ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của trường:
“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,” giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại.
Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Không chỉ có vậy, học theo quan điểm của Bác còn có mục đích khác là để
tin tưởng:
“ Tin tưởng vào Đoàn thể
Tin tưởng vào nhân dân
Tin tưởng vào tương lai của dân tộc


Tin tưởng vào tương lai cách mạng”.
Niềm tin đối với người cán bộ, đảng viên là cần thiết và vô cùng quan
trọng. Hoạt động của con người, đặc biệt là những người có sứ mạng “ cải tạo
thế giới” phải luôn luôn có niềm tin và giữ vững niềm tin .Bởi không có niềm
tin thì sẽ dễ đẩy con người tới sa ngã và thất bại.
Người cán bộ không những phải có quyết tâm mà cần phải tự tin, làm cho
người khác tin mình. Do đó, cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Đó vừa là
biện pháp để mục đích học tập, đồng thời cũng là một trong những mục đích
học tập. Người viết “Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng: Có đạo đức cách
mạng thì mới lãnh đạo được quần chúng, đưa cách mạng tới thắng lợi hoàn
toàn”.Trong tác phẩm “sửa đổi lối làm việc”, Người nhấn mạnh: “ cũng như
sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có
gốc, không có gốc thì cây héo.Người cách mạng phải có đạo đức, không có
đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân….”. Điều đó
thể hiện vai trò của việc tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Mỗi cán bộ đảng viên phải tự rèn luyện, phải tích cực học tập: Học ở
trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân, “ không học nhân dân
là một thiếu sót rất lớn‹; “ cán bộ cùng ăn, cùng ở, cùng lao động, cùng bàn

bạc công việc với quần chúng thì khó khăn gì cũng khắc phục được, kế hoạch
gì cũng hoàn thành tốt‹.
1.5. Kết hợp hài hoà giữa hoạt động của cán bộ trong trung ương với
cán bộ địa phương; giữa các ban , ngành, đoàn thể và các thế hệ cán bộ
trong một cơ cấu thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Cán bộ của Đảng, của Nhà nước và của các đoàn thể nhân dân, đảng viên
và đoàn viên thanh niên cần phải xung phong gương mẫu trong sản xuất và
công tác , hết lòng trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm liêm chính.
Khi nói về mối quan hệ giữa cán bộ cấp trên và cán bộ địa phương, Hồ
Chí Minh nêu rõ : “ chỉ có hai hạng cán bộ đó đoàn kết chặt chẽ và chỉ có cán
bộ địa phương ngày càng thêm nhiều, thì nền tảng của Đảng mới phát triển và
vững vàng.Cán bộ phái đến, trình độ thường cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn.
Nhưng khi cán bộ địa phương lại biết rõ nhân dân, quen thuộc công việc hơn.
Hai hạng cán bộ phải giúp đỡ nhau, bồi đắp nhau, thì công việc mới chạy’.
Tại Hội nghị phổ biến nghị quyết HNTƯ3( Khoá III) về kế hoạch Nhà
nước năm 1961, Người cũng chỉ rõ: Các bộ, các ban ở trung ương phải phối
hợp chặt chẽ với nhau, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, nhà máy, nông
trường… để đảm bảo công tác ăn khớp mau lẹ, sản xuất tốt, tránh lối trống
đánh xuôi kèn thổi ngược, lãng phí sức người , sức của. Sự đoàn kết đó xuất
phát từ lợi ích của nhân dân, thể hiện sự trung thành của “ người đầy tớ” đối
với người.Người cũng chỉ rõ; “ về công tác lãnh đạo: chế độ ta là chế độ dân


chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả cán
bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến huyện, đến cấp xã , bất kì ở cấp nào
ngành nào đều phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân ; đều phải
theo đúng chính sách của Đảng và đi đúng đường lối quần chúng”.
Thứ hai, công tác cán bộ phải chú ý tới sự kế tục, kết hơpự giữa các thế hệ
cán bộ trong đội ngũ cán bộ.Người cho rằng: Đảng càng phát triển thì cần cán
bộ mới càng nhiều. Cán bộ cũ có kinh nghiệm, cán bộ mới nhanh nhẹn và

giàu sáng kiến hơn.Do vây, cán bộ già và cán bộ trẻ phải tôn trong lẫn nhau,
giúp đỡ lẫn nhau , đoàn kết chặt chẽ với nhau”.các đồng chí già là rất quý, là
gương bền bỉ đấu tranh,dìu dắt bồi dưỡng ; đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng
chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ, như thế đòi hỏi đồng chí già có
thái đôi độ lượng dìu dắt đồng chí trẻ. Đó là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản
chủ nghĩa.. Đáng chú ý , “là Đảng ta rất trọng những đồng chí già, nhưng
Đảng cũng rất cần những cán bộ trẻ để làm những việc mà đảng viên già
không làm được”; Người còn khẳng định: “ Công việc ngày càng nhi ều, càng
mới. Một mặt, Đảng phải đào tạo dìu dắt đồng chí trẻ. Một mặt, đảng viên già
phải cố gắng mà học”. “ công việc cứ tiến mãi. Không học thì không theo kịp,
công việc nó sẽ gạt mình lại phía sau”, “Không được thụt lùi, nạnh kẹ”, phải
công minh trong dìu dắt lớp trẻ . Quả đúng với câu thành ngữ: “ Con hơn cha
là nhà có phúc”.
Nếu so sánh với thời phong kiến, cha làm quan, con làm cậu ấm.Con mình
xấu thì đề bạt được. Đảng ta là Đảng của giai cấp, của nhân dân, của thế giới
chứ không riêng cho con cháu mình”; không được thiên tư thiên vị, con của
người trong Đảng cũng như con của người ngoài Đảng, nếu ai đủ tiêu chuẩn
đều được đưa lên làm cán bộ. Đó chính là những chính sách cán bộ mà Đảng
ta áp dụng ngay từ những năm đầu kháng chiến cho đến thắng kì cách mạng
thắng lợi rực rỡ, và đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng, tuy nhiên hiệu quả
công việc đó còn phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Đảng với các ban ngành, “
Muốn tránh khỏi sự hao phí nhân tài, chúng ta cần phải sửa chữa cách lãnh
đạo. Thí dụ : bắt buộc cán trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo và cất nhắc
nhân tài”. Mỗi ngành, mỗi địa phương hải chủ động đào tạo được đội ngũ cán
bộ có năng lực, có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc ngay tại địa phương,
có thể giải quyết công việc ở địa phương.
Những người làm trong lĩnh vực công tác cán bộ cần tìm cách cho họ bồi
dưỡng thêm lí luận và cách làm việc, làm tư tưởng và năng lực cho họ ngày



càng tiến bộ; phải kiểm tra công việc để giúp họ có thể rút ra những kinh
nghiệm , sửa chữa những khuyết điểm đó; còn khi cán bộ mắc phải sai lầm thì
cần thuyết phục họ sửa chữa.
Công tác đào tạo huấn luyện cán bộ không chỉ phát hiện ra nhân tài, những
khuyết điểm của họ mà trong chính sách cán bộ, Đảng ta cần đặc biệt chú ý
tới việc giúp đỡ cán bộ có đủ điều kiện sinh sống mà làm việc.
Phải yêu thương giúp đỡ cán bộ học tập, rèn luyện, giúp họ giải quyết khó
khăn trong công việc và trong đời sống : phải phê bình cán bộ.Phê bình đúng
chẳng những không làm giảm thể diện và uy tín của cán bộ Đảng, trái lại, còn
làm cho sự lãnh đạo mạnh mẽ hơn. thiết thực hơn, do đó mà uy tín và thể hiện
càng tăng thêm.
Trong Sửa đổi lối làm việc, khi đề cập tới vấn đề giúp đỡ cán bộ, Hồ Chí
Minh cho rằng : “ Yêu thương cán bộ- Không phải vài ba tháng, hoặc vài ba
năm, mà đào tạo được người cán bộ tốt. Nhưng cần phải công tác, tranh đấu,
huấn luyện lâu năm mới được. Trái lại, trong lúc tranh đấu rất dễ mất một
người cán bộ. Vì vậy, Đảng phải yêu thương cán bộ. Nhung thường yêu cán
bộ không phải và vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp họ học tập
thêm, tiến bộ thêm. Thương yêu còn là giúp họ giải quyết những vấn đề khó
khăn sinh hoạt, ngày thường thì điều kiện dễ chịu, khi đau ốm được chăm
nom, gia đình họ khỏi khốn quẫn‹.
Như vậy, vấn đề cán bộ và đào tạo huấn luyện cán bộ được Chủ tịch Hồ
Chí Minh viết nhiều trong tác phẩm, nhưng chỉ điểm lại một số nội dung cơ
bản trong sự so sánh với tình hình hiện tại cho thấy, những điều mà Bác nói,
đã viết cho đến ngày nay chúng ta vẫn chưa thực hiện được đầy đủ. Điều đó
một mặt chứng tỏ sự sáng suốt, nhìn xa trông rộng của Người, nhưng mặt
khác cũng là điều nhắc nhở chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét lại công
việc, xem xét lại bản thân, sửa đổi lối làm việc để công việc ngày càng một
phát triển tốt hơn.



Chng II:

Sự vận dụng của Đảng ta trong thời kì
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc
1.1 S mnh lch s ca ng ta trong thi kỡ y mnh cụng nghip
hoỏ, hin i hoỏ t nc
Nhõn dõn Vit Nam bc vo th k mi mang theo hnh trang ca mỡnh
l nhng thng li v i ca th k XX. l thng li ca Cỏch mng Thỏng
Tỏm nm 1945 v vic thnh lp Nh nc Vit Nam Dõn Ch Cng Ho.
Thng li ca cỏc cuc khỏng chin oanh lit gii phúng dõn tc, bo v
T quc, ỏnh thng ch ngha thc dõn c v mi, hon thnh cỏch mng
dõn tc dõn ch nhõn dõn, thc hin thng nht T quc, a c nc i lờn
ch ngha xó hi. ú l thng li v nhng kinh nghim bc u ca s
nghip i mi . Hn 15 nm i mi, th v lc m c bit l th- ca
nc ta ln mnh lờn nhiu. C s vt cht k thut ca nn kinh t c
tng cng.thỳc y cho nn kinh t th trng nh hng xó hi ch
ngha phỏt trin.
Tri qua nhng hot ng thc tin sụi ng trong cụng cuc i mi do
ng ta khi xng, i ng cỏn b lónh o, qun lớ tip tc cú bc phỏt
trin v trng thnh trờn tt c cỏc lnh vc ca i sng xó hi, ng thi
cng cú nhng vn mi ny sinh rt ỏng quan tõm. V lnh vc t duy lớ
lun, cỏn b lónh o, qun lớ nc ta ó cú s nng ng, sỏng to hn,
thớch ng dn vi c ch th trng, trỡnh kin thc v nng lc qun lớ xó
hi ngy cng c nõng cao. iu ú c th hin nhng im sau õy:
* a s cỏn b trng thnh trong khỏng chin, trong hot ng sn xut
v qun lớ lónh o, cú nhng thnh cụng nht nh. Vỡ th, h cú th mnh v
t duy kinh nghim phong phỳ. H cng ngy nõng cao trỡnh tri thc ca
mỡnh v nng lc qun lớ kinh t - xó hi trong cụng cuc i mi t nc.

* Mt s cỏn b cú s nhy cm v chớnh tr bc u lm quen vi c
ch mi, mnh dn, dỏm ngh, dỏm lm, ngh ỳng, lm ỳng, t duy ngy
cng nng ng, nhy bộn hn.
*i ng cỏn b ngy cng nõng cao kh nng c th hoỏ, t chc thc
hin ng li ca ng v Nh nc. iu ú th hin s sỏng to, tớnh
ch ng, mnh dn suy ngh phỏt hin nhng vng mc, nhng vn
trong cuc sng hng ngy cng nh trong hot ng thc tin.


Đồng chí Đỗ Mười đã từng nhấn mạnh trong lần họp đại hội như sau :
“đội ngũ cán bộ trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lí đã thể hiện bản lĩnh chính
trị vững vàng, có ý thức tự chủ, tự lực tự cường , năng động, sáng tạo, có kiến
thức, trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, trưởng thành trong quản kí
kinh tế và quản lí xã hội, thích nghi dần với cơ chế mới”.
Trong những năm qua, cùng với những thành tựu quan trọng mà nhân dân
ta đã giành được , Đảng đã có bước trưởng thành mới về chính trị, tư tưởng và
tổ chức, đa số cán bộ, đảng viên giữ được phẩm chất cách mạng. Nhưng
chúng ta cũng nghiêm túc thấy rằng: một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Trong khi cách mạng đòi hỏi sự phấn đấu kiên định và bền bỉ để thực hiện
mục tiêu lí tưởng thì một bộ phận cán bộ, đảng viên lại giảm sút ý chí, phai
nhạt lí tưởng , dao động về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đáng chú ý
là có cả một số cán bộ, đảng viên cấp cao làm trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng,
vi phạm luật pháp Nhà nước, thiếu tinh thần trách nhiệm khi giải quyết những
vấn đề của đất nước cũng như của địa phương mình, ngành mình, đơn vị
mình.
Công việc xây dựng đất nước đòi hỏi phải toàn tâm toàn ý chăm lo sự
nghiệp chung thì lại làm cầm chừng, thiếu tinh thần đồng cam cộng khổ, chỉ
lo vun vén cá nhân, tham nhũng hối lộ, đặc quyền đặc lợi, cục bộ địa phương
cơ hội, luồn lách, chỉ coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần ,

nặng về lợi ích thực dụng trước mắt, xem nhẹ lợi ích căn bản và lâu dài.
Trên thực tế trong giai đoạn vừa qua, do thiếu cán bộ nên ta đã áp dụng
nhiều hình thức đào tạo, đào tạo tràn lan; việc đào tạo chưa có quy hoạch nên
thực tế chưa đảm bảo chất lượng. Có cán bộ trong vài năm được cấp vài ba
chứng chỉ đại học; có cán bộ kê khai học tới 3,4 ngoại ngữ nhưng không sử
dụng được. Có những lớp đào tạo lí luận cho cán bộ đã xếp các loại trình độ
văn hoá khác nhau ở cùng một lớp, học cùng một chương trình , nội dung
chương trình mênh mông, lí luận chưa gắn với thực tiễn. Tình trạng cán bộ
học cốt để hợp lí hoá bằng cấp, để giữ ghế hoặc thăng chức vẫn còn; nhiều
sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm trong khi đó nhiều cơ quan,
địa phương vẫn thiếu cán bộ. Hiện nay, nước ta đang áp dụng nhiều loại hình
đào tạo khác nhau ; nội dung chương trình ở các hệ, lớp không thống nhất; có
hệ lớp áp dụng chương trình vượt quá khả năng của học sinh, không phù hợp
vơqí tình hình thực tế của đất nước.


×