Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Quản lý thực tập tốt nghiệp của sinh viên học viện an ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 206 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ VĂN HIẾU

QUẢN LÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
THEO TIẾP CẬN CIPO

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

ĐỖ VĂN HIẾU

QUẢN LÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN AN NINH NHÂN DÂN
THEO TIẾP CẬN CIPO
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1: PGS. TS. Trần Kiểm
2: PGS. TS. Trần Thị Minh Hằng


HÀ NỘI 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong Luận án này là do sự
nghiên cứu khổ công, vất vả suốt 4 năm của bản thân tôi. Mọi tham khảo kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả khác để phục vụ cho việc nghiên
cứu Luận án đều được trính dẫn cụ thể theo đúng quy định trong nghiên cứu
khoa học.
Luận án này cho đến nay chưa có nhà nghiên cứu nào bảo vệ tại bất kỳ
hội đồng nào ở trong và ngoài nước, hay chưa được công bố trên bất kỳ một
phương tiện thông tin nào.
Tôi xin đảm bảo về những gì tôi đã trình bày và chịu trách nhiệm tất cả
những gì tôi đã cam đoan.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017

NCS. Đỗ Văn Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các Thầy, Cô giáo Khoa
Quản lý Giáo dục, Phòng Quản lý sau đại học, Phòng Quản lý khoa học, và toàn
thể các thầy, cô giáo đã hướng dẫn, giảng dạy, đóng góp ý kiến cho tác giả trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Các đồng chí trong Ban Giám đốc Học viện ANND, lãnh đạo các khoa,
bộ môn, phòng chức năng, các giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và các em
sinh viên của Học viện ANND đã cung cấp thông tin, tư liệu để tác giả hoàn
thành Luận án.
Các đồng chí trong Ban giám đốc, lãnh đạo công an các tỉnh, thành phố,

lãnh đạo các phòng an ninh, cán bộ trinh sát, điều tra làm nhiệm vụ tổ chức
hướng dẫn thực tập cho sinh viên Học viện ANND đã cung cấp thông tin, tư liệu
để tác giả hoàn thành Luận án.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn PGS, TS. Trần
Kiểm và PGS, TS. Trần Thị Minh Hằng là những người đã nhiệt tình, trực tiếp
hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận án.
Mặc dù tác giả đã cố gắng hết sức, nhưng chắc chắn bản Luận án không
tránh khỏi thiếu sót, nên rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô, bạn bè
và đồng nghiệp đối với bản Luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017

NCS. Đỗ Văn Hiếu


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu


3

4. Giả thuyết khoa học

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

3

7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu

4

8. Luận điểm bảo vệ

6

9. Đóng góp của luận án

7

10. Cấu trúc của luận án

7


Chương 1. Cơ sở lý luận về thực tập và quản lý thực tập
của sinh viên chuyên ngành An ninh theo tiếp cận CIPO

8

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề

8

1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo học viên an ninh

8

1.1.2. Nghiên cứu về thực tập và quản lý thực tập của học viên an ninh

13

1.1.3. Một số đánh giá qua nghiên cứu các công trình đào tạo an ninh

17

1.2. Một số khái niệm cơ bản

19

1.2.1. Khái niệm quản lý

19

1.2.2. Khái niệm thực tập


20

1.2.3. Khái niệm sinh viên Học viện An ninh nhân dân

21

1.2.4. Khái niệm thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

21

1.2.5. Khái niệm quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninh

23

1.3. Thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

24

1.3.1. Vai trò thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

24

1.3.2. Mục tiêu thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

25


1.3.3. Nội dung thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân


26

1.3.4. Phương thức thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

28

1.3.5. Đặc điểm thực tập của sinh viên Học viện An ninh nhân dân

30

1.3.6. Nguyên tắc đánh giá thực tập của sinh viên Học viện ANND

31

1.4. Quy trình đào tạo sỹ quan tại Học viện ANND

34

1.5. Quy trình thực tập tốt nghiệp của sinh viên Học viện ANND

35

1.6. Thực hiện chuẩn hóa trong đào tạo của lực lượng công an

37

1.6.1. Thực tập của sinh viên Học viện ANND theo chuẩn đầu ra

38


1.6.2. Khung năng lực của sinh viên chuyên ngành An ninh theo chuẩn…

39

1.7. Quản lý thực tập của sinh viên...theo tiếp cận CIPO

42

1.7.1. Tiếp cận CIPO trong quản lý đào tạo

42

1.7.2. Vận dụng tiếp cận CIPO vào quản lý thực tập...

43

1.7.3. Mô hình quản lý thực tập của sinh viên an ninh theo tiếp cận CIPO

50

1.8. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến kết quả quản lý thực tập...

51

1.8.1. Yếu tố sinh viên thực tập

51

1.8.2. Yếu tố cán bộ hướng dẫn thực tập


51

1.8.3. Yếu tố chủ thể quản lý thực tập

51

1.8.4. Yếu tố tình hình An ninh trật tự ở địa bàn thực tập

52

1.8.5. Yếu tố cơ sở vật chất phục vụ thực tập

52

Kết luận chương 1

52

Chương 2. Thực trạng thực tập và quản lý thực tập
của sinh viên Học viện an ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO

54

2.1. Khái quát về Học viện ANND

54

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

54


2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

54

2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng thực tập và quản lý thực tập…

55

2.2.1. Mục đích nghiên cứu

55

2.2.2. Nội dung nghiên cứu

56

2.2.3. Xây dựng công cụ điều tra khảo sát thực trạng thực tập…

56

2.2.4. Tổ chức điều tra khảo sát thực trạng thực tập và quản lý thực tập

56


2.2.5. Cách xử lý số liệu

57


2.3. Thực trạng thực tập của sinh viên Học viện ANND

57

2.3.1. Nhận thức về vai trò thực tập của sinh viên Học viện…

57

2.3.2. Mục tiêu thực tập của sinh viên Học viện ANND

59

2.3.3. Nội dung thực tập của sinh viên Học viện ANND

59

2.3.4. Phương thức thực tập của sinh viên Học viện ANND

62

2.3.5. Địa bàn thực tập của sinh viên Học viện ANND

63

2.3.6. Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên Học viện ANND

64

2.4. Thực trạng quản lý thực tập của sinh viên Học viện ANND


67

2.4.1. Thực trạng điều tiết ảnh hưởng của bối cảnh…

72

2.4.2. Thực trạng quản lý các yếu tố đầu vào của quá trình thực tập

78

2.4.3. Thực trạng quản lý các yếu tố quá trình thực tập

86

2.4.4. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của quá trình thực tập

94

2.5. Đánh giá chung

98

2.5.1. Thành công và nguyên nhân

98

2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

99


Kết luận chương 2

101

Chương 3. Giải pháp quản lý thực tập của sinh viên
Học viện An ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO

103

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý thực tập…

103

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

103

3.1.2. Đảm bảo tính hệ thống và kế thừa

103

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả và khả thi

104

3.2. Giải pháp chủ yếu quản lý thực tập của sinh viên …

104

3.2.1: Giải pháp điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập (C)


104

Giải pháp 1: Thiết lập hệ thống cơ sở vệ sinh của Học viện để làm CSTT... 104
3.2.2: Giải pháp quản lý yếu tố đầu vào của quá trình thực tập (I)

108

Giải pháp 2: Tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ và sinh viên… 108
Giải pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên…

112

3.2.3: Giải pháp quản lý yếu tố quá trình thực tập (P)

116


Giải pháp 4: Tổ chức thực tập cho sinh viên theo phương thức phối hợp

116

Giải pháp 5 : Đổi mới nội dung thực tập của sinh viên…

119

3.2.4. Giải pháp quản lý yếu tố kết quả thực tập (O)

125


Giải pháp 6: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tập…

125

3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất

135

3.4. Thử nghiệm một số biện pháp đề xuất

139

Kết luận chương 3

147

Kết luận và khuyến nghị

148

Các công trình khoa học của tác giả liên quan luận án được công bố

151

Tài liệu tham khảo

152- 164

PHỤ LỤC


165- 195


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Đọc là

ANND

An ninh nhân dân

ANQG

An ninh quốc gia

CAND

Công an nhân dân

CBQL

Cán bộ quản lý

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH


Hiện đại hóa

GV

Giảng viên

HDTT

Hướng dẫn thực tập

CBHDTT

Cán bộ hướng dẫn thực

tập
TTTN

Thực tập tốt nghiệp

TBC

Trung bình chung

TĐT

Trước đào tạo

SĐT

Sau đào tạo


TTN

Trước thực nghiệm

STN

Sau thực nghiệm

SV

Sinh viên






DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC HÌNH
Tên bảng, biểu đồ và các hình

Trang

Hình 1.1. Các phương thức tổ chức thực tập của sinh viên

29

Hình 1.2. Mô hình quản lý thực tập của sinh viên theo tiếp cận CIPO

50


Bảng 2.1. Vai trò thực tập tốt nghiệp của sinh viên

58

Bảng 2.2. Mức độ đạt được của mục tiêu thực tập của sinh viên

59

Bảng 2.3. Mức độ đạt được của nội dung thực tập của sinh viên

60

Bảng 2.4. Mức độ phù hợp của nội dung thực tập của sinh viên

61

Bảng 2.5. Mức độ phù hợp của phương thức thực tập của sinh viên

62

Bảng 2.6. Đánh giá kết quả thực tập của sinh viên

64

Bảng 2.7. Những thuận lợi trong quá trình thực tập của sinh viên

65

Bảng 2.8. Những khó khăn trong quá trình thực tập của sinh viên


66

Bảng 2.9. Sự cần thiết điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập

73

Bảng 2.10. Mức độ điều tiết yếu tố bối cảnh thực tập

74

Bảng 2.11. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ điều tiết bối cảnh

78

Bảng 2.12. Sự cần thiết quản lý đầu vào của quá trình thực tập

79

Bảng 2.13.Mức độ thực hiện quản lý đầu vào của quá trình thực tập

80

Bảng 2.14. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện…

86

Bảng 2.15. Mức độ cần thiết quản lý các yếu tố quá trình thực tập

87


Bảng 2.16. Mức độ thực hiện quản lý yếu tố quá trình thực tập

87

Bảng 2.17. Tương quan giữa sự cần thiết và mức độ thực hiện…

88

Bảng 2.18. Mức độ tổ chức, hướng dẫn thực tập

90

Bảng 2.19. Mức độ quản lý quá trình thực tập của sinh viên

91

Bảng 2.20. Mức độ quản lý quá trình kiểm tra, đánh giá thực tập

92

Bảng 2.21. Mức độ cần thiết quản lý các yếu tố kết quả đầu ra

95

Bảng 2.22. Mức độ thực hiện quản lý các yếu tố kết quả đầu ra

95

Hình 3.1. Quy trình thực hiện giải pháp 1


108

Hình 3.2. Quy trình thực hiện giải pháp 2

111

Hình 3.3. Quy trình thực hiện giải pháp 3

116


Hình 3.4. Quy trình thực hiện giải pháp 4

118

Hình 3.5. Quy trình thực hiện giải pháp 5

125

Hình 3.6. Quy trình thực hiện giải pháp 6

129

Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý thực tập

137

Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý thực tập


138

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi…

138

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa tính cần thiết…

139

Bảng 3.4. Trình độ học vấn của cán bộ hướng dẫn thực tập…

143

Bảng 3.5. Kết quả học tập của sinh viên thực tập…

143

Bảng 3.6. Đánh giá kết quả tổng kết thực tập

144

Bảng 3.7. Tự đánh giá kết quả tổng kết thực tập

145

Bảng 3.8. Kết quả xếp loại thực tập tốt nghiệp

146


Phục lục: 18 bảng đánh giá năng lực thực tập của sinh viên
Tổng số 55 Bảng, biểu đồ, hình vẽ.

175- 192


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tập có vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo người cán bộ tại
các trường đại học, cao đẳng nói chung và Học viện An ninh nhân dân (ANND)
nói riêng. Trong quá trình thực tập, sinh viên được trực tiếp tập làm các nhiệm
vụ của người cán bộ an ninh. Quá trình này giúp sinh viên tiến bộ, trưởng thành,
thể hiện ở mức độ thuần thục các thao tác trong từng việc làm cụ thể, từ đó hình
thành các năng lực của người cán bộ an ninh. Thực tập giúp sinh viên Học viện
ANND tăng thêm nhiều hiểu biết mới về cuộc sống xã hội, tạo ra sự phát triển
mới về năng lực và trí tuệ. Những kiến thức này sinh viên không thể được học
trong nhà trường, trong sách vở mà chỉ có từ thực tiễn sinh động tại các cơ sở,
địa bàn thực tập, đó là những kinh nghiệm kỹ thuật điều tra, phát hiện đấu tranh
chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia; bản lĩnh, kinh nghiệm của cán bộ
an ninh các đơn vị địa phương; những đặc điểm tâm lý phong phú của các tầng
lớp nhân dân trong xã hội. Thực tập còn giúp Học viện ANND kiểm nghiệm lý
luận giảng dạy ở trường vào thực tiễn tại cơ sở, tạo điều kiện cho nhà trường
nắm bắt, bổ sung, điều chỉnh kịp thời nội dung, chương trình đào tạo người sỹ
quan an ninh phù hợp với thực tiễn. Để hoạt động thực tập của sinh viên hiệu quả
cao, Học viện ANND cần phải quản lý thực tập. Hoạt động quản lý này có tác
dụng định hướng hoạt động thực tập của sinh viên, trên cơ sở xác định mục tiêu
thực tập và hướng dẫn mọi sự nỗ lực của cá nhân, tổ chức các đơn vị an ninh vào
mục tiêu chung đó.

Trong những năm qua, Học viện ANND đã quản lý khá tốt hoạt động
thực tập của sinh viên. Hoạt động thực tập của sinh viên thường xuyên được
Đảng ủy, Ban Giám đốc quan tâm, chỉ đạo và được thực hiện khá bài bản, với kế
hoạch khoa học, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vị liên quan. Hoạt
động thực tập của sinh viên hàng năm được tổ chức hiệu quả, ngày càng nâng
cao chất lượng đào tạo người sỹ quan an ninh. Trước nhiệm vụ mới, yêu cầu đổi
mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong lực lượng công an nhân dân, Học


2

viện ANND cần tổ chức tốt hơn hoạt động thực tập của sinh viên, do vậy công
tác quản lý thực tập của sinh viên an ninh cần được thay đổi cho hoàn thiện.
Quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI, Đảng ủy công an trung ương đã ban hành Nghị quyết số
17-NQ/ĐUCA ngày 28 tháng 10 năm 2014 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đạo tạo trong Công an nhân dân”[28], đáp ứng yêu cầu công tác, chiến
đấu và xây dựng lực lượng, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, phục vụ thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Học viện
ANND là cơ sở đào tạo đại học trọng điểm của ngành Công an, có chức năng
đào tạo cán bộ an ninh, phục vụ sự nghiệp đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia,
phát triển kinh tế đất nước. Quá trình đào tạo, Học viện đã coi trọng vận dụng
quan điểm giáo dục, học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn để rèn
luyện kỹ năng thực hành, năng lực thực tiễn cho người sỹ quan an ninh, được
thể hiện trong nhiều khâu, trong đó có quá trình thực tập của sinh viên. Vấn đề
quản lý thực tập đã được Học viện quan tâm, vì đó là biện pháp tốt giúp quá
trình thực tập của sinh viên đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, công tác quản lý thực
tập của Học viện thời gian qua còn những hạn chế trong các khâu về tổ chức
hướng dẫn thực tập, chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo người sỹ quan an ninh
trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thời gian tới, để nâng cao chất

lượng quản lý thực tập của sinh viên, Học viện cần đổi mới nội dung chương
trình đào tạo, đổi mới phương thức tổ chức thực tập để rèn luyện tốt kỹ năng
thực hành, năng lực thực tiễn cho sinh viên.
Quản lý thực tập của sinh viên an ninh theo tiếp cận CIPO là cách quản lý
theo quá trình, phát huy các yếu tố cơ bản của quá trình đào tạo chú trọng hình
thành năng lực thực tiễn của người sỹ quan an ninh. Do vậy, vận dụng tiếp cận
CIPO vào quản lý thực tập là phù hợp với đặc điểm đào tạo cán bộ an ninh.
Hiện nay, ở các trường Công an nhân dân, vấn đề quản lý thực tập theo
tiếp cận CIPO là vấn đề mới và chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống về
vấn đề này. Với những lý do trên, tác giả nghiên cứu đề tài: “Quản lý thực tập
tốt nghiệp của sinh viên Học viện An ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO.”


3

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý thực tập trong đào tạo
cán bộ an ninh, đề xuất giải pháp quản lý thực tập theo tiếp cận CIPO nhằm
nâng cao năng lực thực tiễn của người sỹ quan an ninh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Thực tập trong đào tạo người sỹ quan an ninh.
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thực tập theo tiếp cận CIPO trong đào
tạo người sỹ quan an ninh.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý thực tập có vai trò quan trọng trong đào tạo người sỹ quan an
ninh. Thực tế thời gian qua, công tác quản lý thực tập của Học viện ANND đã
thu được kết quả nhất định nhưng vẫn còn hạn chế trong quá trình tổ chức thực
tập. Sử dụng tiếp cận CIPO vào quản lý thực tập là đảm bảo tính khoa học trong
đào tạo người sỹ quan an ninh. Do vậy, nếu đề xuất được các giải pháp quản lý
thực tập theo tiếp cận CIPO phù hợp, khả thi sẽ góp phần nâng cao năng lực

thực tiễn của người sỹ quan an ninh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực tập và quản lý thực tập của sinh viên
an ninh theo tiếp cận CIPO.
- Nghiên cứu thực trạng thực tập và quản lý thực tập trong đào tạo người
sỹ quan an ninh theo tiếp cận CIPO.
- Đề xuất các giải pháp quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninh
nhân dân theo tiếp cận CIPO.
- Khảo nghiệm và thử nghiệm một số giải pháp đề xuất.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi chủ thể quản lý: Chủ thể chính là giám đốc Học viện ANND.
Các chủ thể chịu trách nhiệm tổ chức thực tập gồm: lãnh đạo công an các tỉnh,
thành phố mà trực tiếp là lãnh đạo các phòng an ninh; lãnh đạo công an các
quận, huyện; lãnh đạo các khoa nghiệp vụ an ninh.


4

- Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Quản lý Thực tập tốt nghiệp của sinh
viên chính quy chuyên ngành Nghiệp vụ an ninh (Điều tra trinh sát) của Học
viện ANND theo tiếp cận CIPO.
- Địa bàn nghiên cứu: Khảo sát ở công an các đơn vị có sinh viên thực tập
và các khoa, bộ môn, đơn vị sinh viên của Học viện ANND.
- Khách thể khảo sát: 425 cán bộ chia thành 3 nhóm, cán bộ quản lý
(CBQL) của Học viện và công an các đơn vị; giảng viên (GV) tổ chức thực tập;
cán bộ hướng dẫn thực tập (CBHDTT) và 339 sinh viên (SV) các khóa chuyên
ngành an ninh sau khi thực tập tốt nghiệp.
- Thử nghiệm được thực hiện tại Học viện ANND và công an một số tỉnh.
7. Phương pháp tiếp cận và các phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp tiếp cận

7.1.1. Tiếp cận CIPO
Đây là tiếp cận chủ yếu tác giả sử dụng để nghiên cứu luận án. Theo
UNESCO, đối với một cơ sở giáo dục, chất lượng giáo dục thể hiện qua 4 yếu tố
C, I, P, O đó là: bối cảnh (Context), đầu vào (Input), quá trình (Process) và kết
quả đầu ra (Outcome). Vì vậy, tiếp cận CIPO cho phép ta vận dụng vào quản lý
thực tập của sinh viên an ninh hiệu quả, nâng cao năng lực thực tiễn của người
sỹ quan an ninh. Ngoài việc sử dụng tiếp cận CIPO, quá trình nghiên cứu luận
án tác giả kết hợp một số cách tiếp cận khác như: tiếp cận năng lực, tiếp cận hệ
thống, tiếp cận chức năng, tiếp cận chuẩn.
7.1.2. Tiếp cận năng lực
Tiếp cận năng lực trong quản lý thực tập của sinh viên an ninh là xác định
rõ các tiêu chuẩn năng lực đối với sinh viên thực tập để tổ chức thực tập, hoàn
thiện kỹ năng thực hành, năng lực chuyên môn cho sinh viên. Luận án sử dụng
cách tiếp cận năng lực để phân tích, xác định các các năng lực của sinh viên an
ninh trong quá trình thực tập làm mục tiêu, định hướng quản lý thực tập để sinh
viên đạt kiến thức, kỹ năng, thái độ cần có trong quá trình thực tập và nâng cao
năng lực thực tiễn trong đào tạo người sỹ quan an ninh.
7.1.3. Tiếp cận hệ thống


5

Tiếp cận hệ thống là sự tiếp cận của giáo dục với tư cách là một hệ thống
vĩ mô của một xã hội, bao gồm những hệ thống trung mô phụ thuộc lẫn nhau,
những hệ thống này lại bao gồm những hệ thống vi mô liên hệ với nhau, sao cho
tất cả tạo nên một chỉnh thể chặt chẽ và hướng vào việc đạt được những mục
đích cuối cùng, nhiều mục đích và những mục tiêu. Theo quan điểm hệ thống thì
tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác
động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng.
Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường cụ thể và luôn chịu

sự tác động của các yếu tố môi trường. Do vậy, nhà quản lý cùng các thành tố
khác trong tổ chức đều chịu sự tác động của môi trường. Sử dụng tiếp cận hệ
thống, luận án xem xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các yếu tố có tác động
ảnh hưởng đến thực tập và quản lý thực tập của sinh viên để điều chỉnh hoạt
động quản lý sao cho thực tập của sinh viên đạt hiệu quả cao nhất trong điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể.
7.1.4. Tiếp cận chức năng
Đối với nhà quản lý, trong công việc của mình thường quán triệt một cách
hệ thống theo 4 chức năng quản lý: Kế hoạch hóa; Tổ chức; Chỉ đạo; Kiểm tra.
Sử dụng tiếp cận theo chức năng giúp nhà quản lý thực hiện quy trình quản lý
thực tập theo các chức năng quản lý, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
7.1.5. Tiếp cận Chuẩn
Tiếp cận chuẩn là cách tiếp cận trên cơ sở bộ tiêu chuẩn về phẩm chất,
năng lực của sinh viên an ninh khi tốt nghiệp ra trường để tổ chức giáo dục, đào
tạo, rèn luyện cho sinh viên các phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn theo
chuẩn. Sử dụng tiếp cận chuẩn trong quản lý thực tập là quá trình tổ chức thực
tập phải theo định hướng chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức và kỹ năng
nghiệp vụ của người sỹ quan an ninh. Các định hướng chuẩn này cần được quy
định rõ trong kế hoạch thực tập, từng nội dung thực tập giao cho sinh viên, tránh
tình trạng tổ chức thực tập theo những yêu cầu chung, không có mục tiêu cụ thể
về rèn luyện năng lực.


6

7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập, nghiên cứu, phân tích các tài liệu liên quan đến đề tài.
- Nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp quy, những quy chế của Chính
phủ, các quy định của Ngành giáo dục, của Bộ công an, Học viện ANND liên

quan đến công tác quản lý giáo dục, quản lý thực tập trong nhà trường.
- Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu
trong và ngoài nước liên quan đến khoa học quản lý, thực tập và quản lý thực
tập đối với lực lượng an ninh để xây dựng khung lý luận quản lý thực tập trong
đào tạo người sỹ quan an ninh.
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp thu thập thông tin qua việc quản lý thực tập của Học viện
ANND và công an các đơn vị.
- Điều tra, phỏng vấn lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo các khoa, bộ môn,
lãnh đạo công an các đơn vị, giảng viên, cán bộ hướng dẫn và sinh viên thực tập
về thực trạng thực tập và quản lý thực tập, sự cần thiết và tính khả thi của các
giải pháp đề xuất.
- Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm về thực tập và quản lý thực tập với
giảng viên, cán bộ hướng dẫn thực tập của Học viện và công an các đơn vị.
- Phương pháp chuyên gia về quản lý thực tập để rút ra những đánh giá
khoa học về quản lý thực tập và thẩm định các giải pháp đề xuất.
- Phương pháp thử nghiệm một số giải pháp đề xuất.
7.2.3. Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức thống kê toán học để phân tích tổng hợp số liệu đã
thu thập phục vụ nghiên cứu đề tài.
8. Luận điểm bảo vệ
- Quản lý thực tập có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực thực
tiễn của người sỹ quan an ninh.
- Trong quản lý thực tập cần hướng đến năng lực thực tiễn của người sỹ
quan an ninh, đáp ứng yêu cầu của xã hội.


7

- Quản lý thực tập theo tiếp cận CIPO là cách quản lý theo quá trình, chú trọng

quản lý tất cả các giai đoạn thực tập: giai đoạn chuẩn bị thực tập; giai đoạn thực tập;
giai đoạn tổng kết, đánh giá kết quả thực tập. Trong từng giai đoạn thực tập cần tập
trung quản lý các yếu tố cơ bản tạo nên năng lực thực tiễn của người sỹ quan an ninh,
đó chính là yếu tố bối cảnh, yếu tố đầu vào, yếu tố quá trình, yếu tố kết quả đầu ra của
quá trình thực tập.
9. Đóng góp của luận án
9.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa lý luận, các khái niệm về thực tập, quản lý thực tập của sinh
viên Học viện ANND.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý thực tập của sinh viên Học viện ANND
theo tiếp cận CIPO nhằm nâng cao năng lực thực tiễn của sinh viên chuyên
ngành Nghiệp vụ an ninh.
9.2. Về thực tiễn
- Qua khảo sát thực trạng, phát hiện những ưu điểm, nhược điểm của thực
tập và quản lý thực tập trong đào tạo người sỹ quan an ninh, làm cơ sở đề ra các
giải pháp quản lý thực tập hiệu quả hơn.
- Góp phần xây dựng quy chế thực tập cho sinh viên chuyên ngành an ninh
theo hướng chuẩn hóa.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực tập và quản lý thực tập của sinh viên
chuyên ngành An ninh theo tiếp cận CIPO
Chương 2. Thực trạng thực tập và quản lý thực tập của sinh viên Học viện
An ninh nhân dân theo tiếp cận CIPO
Chương 3. Giải pháp quản lý thực tập của sinh viên Học viện An ninh
nhân dân theo tiếp cận CIPO


8


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TẬP VÀ QUẢN LÝ THỰC TẬP
CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH AN NINH THEO TIẾP CẬN CIPO
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Mặc dù thực tập có vai trò quan trọng đối với công tác đào tạo cán bộ an
ninh, nhưng cho tới nay vấn đề này chưa được nghiên cứu thấu đáo. Hầu hết sự
nghiên cứu mới dừng lại ở tổng kết kinh nghiệm thực tập hàng năm. Để nghiên
cứu sâu về vấn đề quản lý thực tập của sinh viên an ninh, tác giả đã đi sâu
nghiên cứu 28 công trình ở trong và ngoài nước về lĩnh vực quản lý đào tạo sỹ
quan an ninh, đặc biệt quản lý theo tiếp cận CIPO. Qua nghiên cứu các công
trình, tác giả rút ra một số hướng nghiên cứu chủ yếu mà các công trình đề cập
làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tổng quan về quản lý thực tập của sinh
viên an ninh theo tiếp cận CIPO.
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo và quản lý đào tạo học viên an ninh
- Các nghiên cứu ngoài nước
Công trình “Police training manual”[127]: Tài liệu đào tạo công an, của
Jack English, hướng dẫn cách đào tạo công an của Anh, từ việc tuyển chọn học
viên, đến việc bố trí quá trình đào tạo, chia thành 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn
được tổ chức đào tạo kỹ càng, rèn luyện cho học viên các kỹ năng cần thiết
trong thời gian ngắn nhất để họ có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Quá trình thực tập, thực hành luôn hướng vào đào tạo các kỹ năng rất cụ thể và
có sự hướng dẫn của giáo viên, chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực an
ninh. Nội dung quản lý đào tạo học viên theo quy trình gồm 4 giai đoạn cụ thể:
(1) Giai đoạn tập sự là giai đoạn tổ chức cho học viên trải nghiệm công tác thực
tiễn để học viên tự vận dụng năng lực của bản thân giải quyết các tình huống
nghiệp vụ trong bối cảnh cụ thể và tự đúc rút kinh nghiệm công tác. (2) Giai
đoạn tham gia đào tạo nghiệp vụ, là giai đoạn học viên được đào tạo kiến thức
cơ bản về cách thức giải quyết tình huống nghiệp vụ mà học viên thường gặp
trong thực tiễn, giúp học viên có kiến thức xử lý tình huống nghiệp vụ, tự đánh

giá năng lực bản thân mình trong giai đoạn tập sự . (3) Giai đoạn thực tập thu


9

thập chứng cứ theo pháp luật, là giai đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo học
viên, đòi hỏi mỗi học viên phải nắm vững kiến thức, biết cách vận dụng lý
thuyết thu thập chứng cứ vào tình huống nghiệp vụ cụ thể và thực tập thu thập
chứng cứ theo đúng thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. (4) Giai đoạn tổng
kết, củng cố lại nhận thức thông qua các buổi thảo luận với đồng nghiệp và
hướng dẫn của giáo viên có vị trí quan trọng giúp mỗi học viên rút ra những bài
học quý báu trong quá trình thực tập và công tác. Như vậy, trong tất cả các giai
đoạn đào tạo học viên, cơ quan an ninh Anh rất coi trọng yếu tố chủ động, sáng
tạo của học viên; nội dung đào tạo nghiệp vụ rất cơ bản, thực tiễn; coi trọng yếu
tố hướng dẫn của cán bộ hướng dẫn thực tập và sự góp ý của đồng nghiệp.
Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI với chương trình đào tạo mang tên “A
New Era for FBI Training”[123]: Kỷ nguyên mới đào tạo FBI. FBI là chữ viết
tắt của Federal Bureau of Investigation - Cục điều tra Liên bang, đồng thời cũng
là phương châm hoạt động của tổ chức này “Fidelity, Bravery and Integrity Trung thành, Dũng cảm và Liêm chính”. Nhiệm vụ của FBI là duy trì pháp luật
thông qua việc điều tra các hoạt động vi phạm pháp luật Liên bang, nhằm mục
đích bảo vệ Hoa Kỳ khỏi các hoạt động tình báo và khủng bố từ nước ngoài, để
hỗ trợ cho người lãnh đạo Liên bang Hoa Kỳ, hỗ trợ thực thi pháp luật Liên
bang, tiểu bang, các địa phương và các cơ quan quốc tế và thực hiện trách nhiệm
của mình với quần chúng, thể hiện lòng trung thành với Liên bang Hoa Kỳ.
Theo tiếp cận CIPO, chương trình đào tạo tập trung vào 5 vấn đề chính là: ngăn
chặn khủng bố; điều tra và ngăn chặn những tội phạm có tổ chức; điều tra và
ngăn chặn những tội phạm mạng; điều tra và ngăn chặn những tội phạm dân sự;
điều tra ngăn chặn việc làm lộ bí mật quốc gia. Chương trình đào tạo đề cao việc
huấn luyện, thực tập rèn luyện kỹ năng thu thập, phân tích và so sánh các dữ liệu
thu được tại hiện trường vụ án; thực tập cách tiến hành phân tích tất cả các mẫu

bằng chứng bao gồm ADN từ máu, tóc; phân tích dấu vân tay và phân tích chữ
viết; huấn luyện kỹ năng giải quyết các tình huống tội phạm bắt giữ con tin như:
cách đàm phán, giải cứu con tin. FBI cũng đưa ra tiêu chí đầu vào tuyển chọn
nhân viên rất cụ thể. Xuất phát từ nhiệm vụ của FBI mà việc đào tạo, rèn luyện


10

kỹ năng cho nhân viên FBI cũng được xác định rất cụ thể. Nhân viên nào được
biên chế vào lĩnh vực chuyên môn nào thì được đào tạo kỹ các kỹ năng ở lĩnh
vực đó; quá trình huấn luyện, đào tạo của FBI tập trung chủ yếu vào rèn luyện
các kỹ năng liên quan đến các tình huống mà các nhân viên phải thực hiện sau
này. Thực tập của FBI theo quy trình khoa học, công phu, được các chuyên gia
FBI trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra đánh giá theo các tiêu chí rất chặt chẽ.
Công trình “Inside FBI Academy Training”[124]: Công tác đào tạo bên
trong Học viện FBI. Nội dung đào tạo là những bài tập thực hành cụ thể. Các bài
thực hành được biên soạn công phu thành phim tư liệu với các tình huống điển
hình tác nghiệp của FBI. Các học viên được thực hành ở một cơ sở nằm trong
Học viện FBI. Đây thực sự là mô hình đào tạo tốt, thuận tiện cho việc thực tập,
thực hành rèn luyện kỹ năng đối với nhân viên FBI. Tuy nhiên, các tình huống
thực tập chủ yếu rèn luyện kỹ năng như: cách đánh bắt kẻ khủng bố, tội phạm
hình sự và giải cứu con tin.
Tác giả Maxwell Fong với công trình “FBI/ SWAT Team Training
Day”[129]: Ngày đào tạo của đội FBI (SWAT). Công trình thể hiện FBI rất coi
trọng thực tập, thực hành. Với thời gian học tập 8 giờ một ngày thì nhân viên
FBI phải mất 5 giờ luyện tập thực hành. Tác giả cũng cho thấy yếu tố kiểm tra
đánh giá là rất quan trọng trong quy trình đào tạo FBI; cách kiểm tra đánh giá kỹ
năng thực hành của FBI khắc nghiệt, có sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia
FBI. Tuy nhiên công trình còn giới hạn trong việc rèn luyện kỹ năng mang tính
chiến đấu có vũ trang là chủ yếu, không đề cập nhiều lý thuyết tổ chức thực

hành cho học viên.
Tác giả Denis Rigden với công trình “How to be a spy: the World War II
SOE Training Manual”[120]: Con đường trở thành điệp viên, tài liệu đào tạo
điệp viên Thế chiến thứ 2. Công trình mô tả quá trình học tập, rèn luyện để hình
thành kỹ năng cho các điệp viên. Do bối cảnh đào tạo điệp viên lúc đó đang xảy
ra chiến tranh thế giới 2, đòi hỏi sự bí mật cao, nên tác giả không đề cập nhiều
cách tổ chức đào tạo điệp viên.


11

Havoctrend với công trình “CIA Secret Experiments”[125]: Những thử
nghiệm bí mật của CIA. Tác giả đưa ra bối cảnh công tác mới của CIA cần được
trang bị những nhiệm vụ mới đồng thời đưa ra các giải pháp thực thi. Do nhiệm
vụ của CIA đang trong quá trình thử nghiệm và rất bí mật, nên tác giả đề cập rất
ít về tổ chức đào tạo nhân viên.
Tác giả Serena Yang với công trình “CIA Training Program”[137]: Chương
trình đào tạo CIA. Chương trình đề cập những nội dung CIA phải học tập, đặc biệt
nơi thực hành, rèn luyện kỹ năng là chính tại cơ sở đào tạo CIA, được xây dựng rất
công phu, bí mật để phục vụ cho học viên thực tập các tình huống. Chương trình
đào tạo đã khắc họa bối cảnh mới ảnh hưởng đến quá trình đào tạo học viên, nhất là
sau sự kiện 11/9/2001 mà các yếu tố nội dung trong quá trình đạo tạo học viên phải
điều chỉnh cho phù hợp.
Ngoài các cơ quan đặc biệt của Anh, Mỹ, lực lượng KGB có phương thức
đào tạo rất đặc thù. KGB nghĩa là Ủy ban An ninh quốc gia (Liêng bang Xô
viết), thành lập và hoạt động trong khoảng thời gian từ 13/3/1954 đến
06/11/1991. Phạm vi hoạt động của KGB rất rộng, tương tự như CIA.
Chức năng của KGB là đảm bảo an ninh nội bộ và an ninh đối ngoại.
Nhiệm vụ chính của KGB là: hoạt động tình báo, gián điệp, cả những hoạt động
đặc biệt như ám sát, lật đổ, phá hoại, tuyên truyền kích động; phụ trách công tác

phản gián trong nước như: theo dõi giám sát người nước ngoài đến Liên xô,
kiểm soát các ngành trọng yếu của chính phủ và quân đội; đấu tranh với những
phần tử có quan điểm trái với Đảng cộng sản Liên xô, các phần tử dân tộc ly
khai, các nhân vật tôn giáo hoạt động ngầm, các tổ chức chống chính quyền Xô
viết, các tổ chức phản cách mạng trong Liên bang Xô viết; bảo vệ các lãnh tụ
của Đảng cộng sản Liên xô, lãnh đạo Nhà nước gồm: bảo vệ tiếp cận chuyên
trách cho lãnh đạo là Ủy viên Bộ chính trị; bảo vệ tài sản Nhà nước khi nguy
cấp; giám sát và kiểm soát thông tin liên lạc như: đảm bảo an toàn cho thông tin
mật mã trong nước, kiểm soát thu nghe, mã thám mật mã thông tin nước ngoài;
điều tra truy tố bọn trộm cắp tài sản XHCN, tội phạm tham nhũng; bảo vệ biên


12

giới quốc gia; thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt khác mà Trung ương Đảng và
Chính phủ Liên xô giao cho.
Yếu tố chương trình đào tạo của KGB rất nặng. Đối tượng tuyển đầu vào
KGB hầu hết là những sinh viên xuất sắc tốt nghiệp ở các trường đại học danh
tiếng (Tổng thống Nga Putin là người đã được KGB tuyển mộ, đào tạo và
trưởng thành). Sau khi tuyển vào, các học viên phải theo chương trình đào tạo
chuyên môn khoảng 1,5 năm với nội dung gồm: các môn học cơ sở; các môn
quân sự; các môn đặc biệt; môn dược học…Như vậy, hình thành và phát triển
trong bối cảnh Liên Xô chưa tan vỡ. Quy trình đào tạo KGB được tổ chức theo
quá trình chặt chẽ, coi trọng tất cả các yếu tố ảnh hưởng kết quả đào tạo học
viên như: đầu vào của học viên; đầu vào của giảng viên; nội dung, chương trình
đào tạo; cách quản lý đào tạo; đặc biệt quá trình kiểm tra đánh giá năng lực thực
hành của học viên rất khắt khe.
Công trình mang tên “KGB Alpha team training manual [126]: Tài liệu đào
tạo đội Đặc nhiệm của KGB. Tài liệu trình bày nội dung quá trình đào tạo học viên
gồm các yếu tố như: quan điểm, kỹ năng xử lý các tình huống đặc biệt như, chống

khủng bố, giải phóng con tin…Học viên được đào tạo theo tình huống rất điển
hình, các tình huống học tập được xây dựng thành phim công phu, như tình huống
thật, có cách xử lý tinh tế để học viên nghiên cứu kỹ trước khi vào luyện tập thực
hành. Quá trình đánh giá được thực hiện thông qua xử lý các tình huống nghiệp vụ
tương tự, được các chuyên gia KGB đánh giá. Cách đào tạo này rất phù hợp với
đào tạo an ninh của Việt Nam.
- Các nghiên cứu trong nước
Công trình “Đề án huấn luyện cán bộ công an”[6] của Bộ Nội Vụ (Bộ
Công an). Đây là công trình nghiên cứu quan trọng nhất; công trình đầu tiên
trong lĩnh vực đào tạo cán bộ công an, được Bộ trưởng ký ngày 05/03/1950. Đề
án ra đời trong bối cảnh chính quyền cánh mạng Việt Nam mới thành lập ngày
02/9/1945 còn non trẻ và các lực lượng phản cách mạng trong nước đang hoạt
động mạnh, câu kết với kẻ thù bên ngoài chống phá cách mạng. Đề án là bản
thiết kế mang tính chiến lược về công tác đào tạo cán bộ công an, với quy trình


13

đào tạo gồm 5 bước cơ bản: Đặt cơ quan chuyên trách huấn luyện; Sưu tầm,
biên soạn, phổ biến tài liệu huấn luyện; Mở lớp; Thực tập; Mở hội nghị rút kinh
nghiệm. Quá trình đào tạo được kết cấu hợp lý, khoa học với các yếu tố cốt lõi
ảnh hưởng đến hiệu quả đào tạo như: yếu tố đầu vào của học viên; yếu tố nội
dung giảng dạy; yếu tố giáo viên hướng dẫn thực tập; yếu tố kiểm tra đánh giá
kết quả học tập…Công trình đã cho thấy tầm quan trọng của thực tập trong quá
trình đào tạo cán bộ an ninh Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu về thực tập và quản lý thực tập của học viên an ninh
- Các nghiên cứu ngoài nước
Cục Tình báo Trung ương Mỹ với cuộc cải cách bộ mày CIA đưa ra
chương trình đào tạo mang tên “Today's CIA” [116]: CIA ngày nay. Công trình
đề cập sự cải tổ bộ máy của CIA cho phù hợp bối cảnh mới, khủng bố quốc tế

hoạt động hết sức manh động và tinh vi. Sau sự kiện 11/9/2001, ngày 17 tháng
12 năm 2004, Tổng thống George W. Bush đã ký Đạo luật cải cách cơ quan tình
báo Trung ương Mỹ CIA. Với bối cảnh mới, nhiệm vụ trọng tâm của CIA lúc
này là phòng chống khủng bố quốc tế để bảo vệ an toàn nước Mỹ. Sau khi đạo
luật có hiệu lực, CIA là cơ quan độc lập chịu trách nhiệm cung cấp thông tin tình
báo, an ninh quốc gia để hoạch định chính sách cấp cao của Mỹ. Giám đốc Cơ
quan Tình báo Trung ương (D/ CIA) được đề cử của Tổng thống với sự tư vấn
và sự đồng ý của Thượng viện. Giám đốc điều hành hoạt động, nhân sự, và ngân
sách của Cơ quan Tình báo Trung ương. Cơ cấu tổ chức của CIA cũng được cải
tổ, CIA được chia thành bốn thành phần cơ bản: Ban Giám đốc tình báo; Đơn vị
theo dõi bí mật quốc gia; Tổng cục Khoa học & Công nghệ; và Tổng cục Hỗ trợ.
CIA thực hiện "Chu trình thông minh", từ quá trình thu thập, phân tích đến phổ
biến thông tin tình báo được chuyển đến các quan chức chính phủ Mỹ. Ngoài ra,
(D/ CIA) có một số nhân viên đối phó với vấn đề công cộng, nguồn nhân lực,
giao thức, công việc của Quốc hội, các vấn đề pháp lý, quản lý thông tin và giám
sát nội bộ.
Do cơ cấu tổ chức bộ máy và nhiệm vụ của CIA có nhiều thay đổi cho
phù hợp với tình hình mới, chương trình đào tạo các nhân viên CIA cũng được


14

thay đổi: các nhân viên được huấn luyện, thực tập công phu với các kỹ thuật thu
tin tình báo, các cách thâm nhập bí mật; được luyện tập nhiều các tình huống
điều tra, thâm nhập vào các cơ quan tình báo nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức
khủng bố quốc tế để ngăn chặn sự khủng bố đáng tiếc như vụ 11/9. Đặc biệt,
CIA thực hiện việc tuyển chọn, đào tạo nhân viên chặt chẽ và khoa học hơn,
điều đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động của Bộ máy. Quá trình đào tạo nhân
viên CIA rất chuyên nghiệp, tương tự như KGB của Liên xô. Nhân viên được
tuyển chọn đều là những người giỏi, đặc biệt là những người nắm giữ các bí mật

quốc gia. Quy trình đào tạo rất chặt chẽ, bí mật. Quá trình thực tập, thực hành
của nhân viên rất khắt khe. Do CIA được trang bị phương tiện kĩ thuật hiện đại
bậc nhất thế giới. Như vậy, với bối cảnh mới của tội phạm khủng bố quốc tế,
CIA đã thực hiện cải tổ công tác đào tạo điệp viên; các yếu tố ảnh hưởng đến kết
quả đào tạo, hiệu quả hoạt động của học viên đã được đổi mới cho phù hợp. Tuy
nhiên, đào tạo của CIA có những hạn chế như: quá coi trọng rèn luyện các kỹ
năng “dùng tiền bạc” và “mỹ nhân kế” để moi tin, mua tin, tuyển mộ nhân
viên… nên đó cũng là điểm yếu của CIA, vì các điệp viên được tuyển mộ với
cách thức như vậy thường là tình báo 2 mang, không có sự trung thành. Tuy
công trình đã đề cập nhiều về đổi mới nội dung và phương thức đào tạo học viên
CIA, nhưng chưa đề cập về quản lý thực tập thực hành trong đào tạo học viên
CIA. Như vậy, công trình đã khắc họa bối cảnh đào tạo mới của CIA tạo ra
những thay đổi các yếu tố đầu vào của học viên; thay đổi yếu tố quá trình đào
tạo như nội dung đào tạo, các tình huống mới trong đào tạo…
- Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Bùi Hồng Kỳ với công trình “Vấn đề tổ chức thực tập tốt nghiệp
cho sinh viên Học viện An ninh nhân dân nhìn từ thực tiễn Công an tỉnh Thanh
Hóa”[68]. Trong công trình này, tác giả đã khẳng định ý nghĩa của thực tập tốt
nghiệp. Công trình thể hiện quan điểm chỉ đạo của công an tỉnh Thanh Hóa về
việc tổ chức thực tập cho sinh viên. Trong công tác tổ chức thực tập, tác giả
nhấn mạnh sự phối hợp giữa giáo viên hướng dẫn của Học viện ANND và cán
bộ công an địa phương trong tổ chức thực tập cho sinh viên. Quá trình hướng


×