Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phương pháp dạy học Kỹ thuật công nghiệp ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 126 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN


Bµi gi¶ng
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
KĨ THUẬT CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ngƣời biên soạn:

Trương Văn Thanh

Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2016


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
Chƣơng I: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN VẼ KĨ THUẬT ................................... 6
Ở CÔNG NGHỆ 8 ........................................................................................................... 6
Mục tiêu của chƣơng .................................................................................................... 6
1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................... 7
1.1.1. Ví trí, mục tiêu phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8 ............................................ 7
1.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8 ................... 7
1.1.3. Đặc điểm của phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8 .............................................. 8
1.1.4. Một số phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học thƣờng dùng trong dạy học Vẽ kĩ
thuật ở Công nghệ 8 .................................................................................................. 8
1.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể ...................................................... 9
1.2.1. Dạy học chƣơng 1. Bản vẽ các khối hình học ................................................ 9
1.2.2. Dạy học chƣơng 2. Bản vẽ kĩ thuật............................................................... 17
1.2.3. Lập kế hoạch bài dạy và tổ chức tập giảng ................................................... 28


1.3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập phần một - Vẽ kĩ thuật....... 29
1.3.1. Câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học ............................................................... 29
1.3.2. Câu hỏi và bài tập bài Tổng kết và ôn tập .................................................... 35
Chƣơng II: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN CƠ KHÍ Ở CÔNG NGHỆ 8 ............ 37
Mục tiêu của chƣơng .................................................................................................. 37
2.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 38
2.1.1. Vị trí, mục tiêu phần Cơ khí ở Công nghệ 8 ................................................. 38
2.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK phần Cơ khí ở Công nghệ 8 ........................ 38
2.1.3. Đặc điểm của phần Cơ khí ở Công nghệ 8 ................................................... 39
2.1.4. Một số PPDH thƣờng dùng trong dạy học Cơ khí ở Công nghệ 8 ............... 40
2.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể .................................................... 40
2.2.1. Dạy học chƣơng 3. Gia công cơ khí ............................................................. 40
2.2.2. Dạy học chƣơng 4. Chi tiết máy và lắp ghép ................................................ 44
2.2.3. Dạy học chƣơng 5. Truyền và biến đổi chuyển động ................................... 47

1


2.2.4. Lập kế hoạch bài dạy và tổ chức tập giảng ................................................... 50
2.3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập phần hai - Cơ khí ............... 51
2.3.1. Câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học ............................................................... 51
2.3.2. Câu hỏi và bài tập bài Tổng kết và ôn tập .................................................... 55
Chƣơng III: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN KĨ THUẬT ĐIỆN .......................... 57
Ở CÔNG NGHỆ 8 ......................................................................................................... 57
Mục tiêu của chƣơng .................................................................................................. 57
3.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 58
3.1.1. Vị trí, mục tiêu phần Kĩ thuật điện ở Công nghệ 8 ....................................... 58
3.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK phần Kĩ thuật điện ở Công nghệ 8 .............. 58
3.1.3. Đặc điểm của phần Kĩ thuật điện ở Công nghệ 8 ......................................... 60
3.1.4. Một số PPDH thƣờng dùng trong dạy học Kĩ thuật điện ở Công nghệ 8 ..... 60

3.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể .................................................... 61
3.2.1. Dạy học chƣơng 6. An toàn điện .................................................................. 61
3.2.2. Dạy học chƣơng 7. Đồ dùng điện gia đình ................................................... 66
3.2.3. Dạy học chƣơng 8. Mạng điện trong nhà ..................................................... 73
3.2.4. Lập kế hoạch bài dạy và tổ chức tập giảng ................................................... 78
3.3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập phần ba - Kĩ thuật điện ...... 79
3.3.1. Câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học ............................................................... 79
2.3.2. Câu hỏi và bài tập bài Tổng kết và ôn tập .................................................... 86
Chƣơng IV: DẠY HỌC MÔĐUN SỬA CHỮA XE ĐẠP Ở CÔNG NGHỆ 9 ............. 87
Mục tiêu của chƣơng .................................................................................................. 87
4.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 88
4.1.1. Vị trí, mục tiêu .............................................................................................. 88
4.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK môđun Sửa chữa xe đạp ở Công nghệ 9 ..... 89
4.1.3. Đặc điểm của môđun Sửa chữa xe đạp ở Công nghệ 9 ................................ 90
4.1.4. Một số phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học thƣờng dùng trong dạy học Sửa
chữa xe đạp ở Công nghệ 9..................................................................................... 90
4.1.5. Một số chuẩn bị cụ thể .................................................................................. 91
4.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể .................................................... 91

2


4.2.1. Một số vấn đề cần lƣu ý khi dạy ................................................................... 91
4.2.2. Về PPDH một số nội dung cụ thể ................................................................. 91
4.2.3. Lập kế hoạch bài dạy và tổ chức tập giảng ................................................... 97
4.3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập môđun Sửa chữa xe đạp .... 98
4.3.1. Câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học ............................................................... 98
4.3.2. Câu hỏi và bài tập bài Ôn tập ........................................................................ 99
Chƣơng V: DẠY HỌC MÔĐUN LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ Ở CÔNG
NGHỆ 9 ........................................................................................................................ 101

Mục tiêu của chƣơng ................................................................................................ 101
5.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 102
5.1.1. Vị trí, mục tiêu ............................................................................................ 102
5.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà ở Công
nghệ 9 .................................................................................................................... 103
5.1.3. Đặc điểm của môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà ở Công nghệ 9 .......... 104
5.1.4. Một số phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học thƣờng dùng trong dạy học Lắp
đặt mạng điện trong nhà ở Công nghệ 9 ............................................................... 104
5.1.5. Một số chuẩn bị cụ thể ................................................................................ 105
5.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể .................................................. 106
5.2.1. Một số vấn đề cần lƣu ý khi dạy ................................................................. 106
5.2.2. Về PPDH một số nội dung cụ thể ............................................................... 106
5.2.3. Lập kế hoạch bài dạy và tổ chức tập giảng ................................................. 109
5.3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập môđun Lắp đặt mạng điện
trong nhà ................................................................................................................... 110
5.3.1. Câu hỏi và bài tập sau mỗi bài học ............................................................. 110
5.3.2. Câu hỏi và bài tập bài Tổng kết và ôn tập .................................................. 112
PHỤ BẢN .................................................................................................................... 114
Phụ bản 1. Kế hoạch bài dạy: Bài 2 - Hình chiếu .................................................... 114
Phụ bản 2. Kế hoạch bài dạy: Bài tập thực hành - Hình chiếu của vật thể .............. 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 125

3


LỜI MỞ ĐẦU
Tập bài giảng Phƣơng pháp dạy học (PPDH) Kĩ thuật Công nghiệp (KTCN) ở
Trung học Cơ sở (THCS) này đƣợc biên soạn theo chƣơng trình đào tạo mã ngành
51140214 ban hành theo quyết định số 1448/QĐ-ĐHPVĐ ngày 22 tháng 9 năm 2014
của Hiệu trƣởng trƣờng Đại học Phạm Văn Đồng. Đây là một trong những học phần

bắt buộc đào tạo giáo viên giảng dạy môn Công nghệ (phần KTCN) ở THCS. Thời
lƣợng của học phần là 4 tín chỉ, bao gồm 30 tiết lí thuyết và 60 tiết thực hành.
Sau khi học xong học phần này, sinh viên (SV) cần có đƣợc các khả năng mong
đợi nhƣ sau:
- Mô tả đƣợc vị trí, cấu trúc chƣơng trình và những phƣơng pháp thƣờng dùng
trong dạy học phần KTCN của môn Công nghệ ở trƣờng THCS.
- Giải thích đƣợc mục tiêu, đặc điểm phần KTCN của môn Công nghệ ở trƣờng
THCS.
- Hệ thống hóa đƣợc những nội dung chính phần KTCN của môn Công nghệ ở
trƣờng THCS.
- Trả lời đƣợc các câu hỏi và có đáp án các bài tập phần KTCN của môn Công
nghệ trong sách giáo khoa (SGK) ở trƣờng THCS.
- Thiết kế và thực hiện đƣợc một số kế hoạch bài dạy lí thuyết và thực hành phần
KTCN của môn Công nghệ ở trƣờng THCS .
- Tự xác định đƣợc những khó khăn trong dạy học phần KTCN của môn Công
nghệ ở trƣờng THCS và biện pháp khắc phục.
Nội dung tập bài giảng gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Phƣơng pháp dạy học phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp dạy học phần Cơ khí ở Công nghệ 8.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp dạy học phần Kĩ thuật điện ở Công nghệ 8.
Chƣơng 4. Dạy học môđun Sửa chữa xe đạp ở Công nghệ 9.
Chƣơng 5. Dạy học môđun Lắp đặt mạng điện trong nhà ở Công nghệ 9.
Mỗi chƣơng đều đƣợc cấu trúc gồm 3 mục:
Mục 1. Giới thiệu chung về vị trí, mục tiêu; cấu trúc chƣơng trình; đặc điểm và
những phƣơng pháp thƣờng dùng trong dạy học phần tƣơng ứng.

4


Mục 2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể của phần tƣơng ứng. Ở tập

bài giảng này chỉ phân tích theo các chƣơng tƣơng ứng trong SGK với những nội dung
chính, còn việc hƣớng dẫn giảng dạy theo từng bài đã có trong sách giáo viên (SGV).
Cuối mục này có nêu ra cụ thể các yêu cầu SV lập kế hoạch bài giảng và tổ chức thực
hiện giảng tập.
Mục 3. Hƣớng dẫn trả lời một số câu hỏi và đáp án bài tập trong từng bài học và
bài tổng kết chƣơng trong SGK của phần tƣơng ứng.
Những thuật ngữ, khái niệm liên quan đã đƣợc sử dụng trong các môn học tiên
quyết (theo chƣơng trình đào tạo) không đƣợc nhắc lại trong tập bài giảng. Một số từ
viết tắt đƣợc thực hiện theo nguyên tắc viết đầy đủ khi xuất hiện lần đầu trong bài
giảng và có kí hiệu trong ngoặc đơn.
Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình biên soạn nhƣng chắc chắn trong tập bài
giảng còn có những thiếu sót. Tác giả mong nhận đƣợc nhiều ý kiến nhận xét, phê bình
của các bạn đồng nghiệp và ngƣời sử dụng. Những nhận xét, góp ý xin gửi về địa chỉ
E-mail:

5


Chƣơng I: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC PHẦN VẼ KĨ THUẬT

Ở CÔNG NGHỆ 8
Mục tiêu của chƣơng
Học xong chƣơng I, SV có khả năng:
- Mô tả đƣợc vị trí, cấu trúc chƣơng trình và những phƣơng pháp thƣờng dùng
trong dạy học phần Vẽ kĩ thuật ở trƣờng THCS.
- Giải thích đƣợc mục tiêu, đặc điểm của phần Vẽ kĩ thuật ở trƣờng THCS.
- Hệ thống hóa đƣợc những nội dung chính của phần Vẽ kĩ thuật.
- Trả lời đƣợc các câu hỏi và có đáp án đúng các bài tập phần Vẽ kĩ thuật trong
SGK.
- Thiết kế và thực hiện đƣợc một số kế hoạch bài dạy lí thuyết và thực hành phần

Vẽ kĩ thuật.
- Tự xác định đƣợc những khó khăn trong dạy học Vẽ kĩ thuật và biện pháp khắc
phục.

6


1.1. Giới thiệu chung
1.1.1. Ví trí, mục tiêu phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8
1.1.1.1. Vị trí
Vẽ kĩ thuật là một nội dung đầu tiên của môn Công nghệ 8 nhằm cung cấp cho HS
một số kiến thức, kĩ năng cơ sở cho các phần tiếp theo về Cơ khí và Kĩ thuật điện trong
chƣơng trình Công nghệ 8 cũng nhƣ những nội dung khác của lĩnh vực KTCN.
1.1.1.2. Mục tiêu tổng quát
Học xong phần này, HS có khả năng:
a. Về kiến thức
Hiểu đƣợc một số kiến thức cơ bản về Vẽ kĩ thuật (bản vẽ các khối hình học, bản
vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản).
b. Về kĩ năng
Đọc đƣợc một số bản vẽ kĩ thuật đơn giản (bản vẽ các khối hình học, bản vẽ chi
tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà đơn giản).
a. Về thái độ
- Ham thích tìm hiểu về kĩ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.
- Có tác phong công nghiệp, làm việc theo quy trình, đúng kế hoạch.
Mục tiêu này đƣợc cụ thể hóa qua các chƣơng, bài tƣơng ứng trong SGK, SGV.
1.1.2. Cấu trúc chƣơng trình và SGK phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8
Chƣơng trình phần Vẽ kĩ thuật gồm 18 tiết (9 tiết lí thuyết, 7 tiết thực hành, 1 tiết
ôn tập và 1 tiết kiểm tra).
Theo chƣơng trình, phần Vẽ kĩ thuật trong SGK đƣợc chia thành hai chƣơng:
Chƣơng I. Bản vẽ các khối hình học: có 7 bài, mỗi bài 1 tiết; bao gồm các nội

dung về hình chiếu, bản vẽ các khối đa diện, bản vẽ các khối tròn. Đây là phần cơ sở
của môn Vẽ kĩ thuật.
Chƣơng II. Bản vẽ kĩ thuật: có 9 bài, mỗi bài 1 tiết; bao gồm nội dung về khái
niệm bản vẽ kĩ thuật, hình cắt, bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp, bản vẽ nhà. Đây là phần ứng
dụng của Vẽ kĩ thuật.
Cụ thể
Chƣơng 1. Bản vẽ các khối hình học

7


Tiết 1

Bài 1. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống.

Tiết 2

Bài 2. Hình chiếu.

Tiết 3

Bài 3. Thực hành - Hình chiếu của vật thể.

Tiết 4

Bài 4. Bản vẽ các khối đa diện.

Tiết 5

Bài 5. Thực hành - Đọc bản vẽ các khối đa diện.


Tiết 6

Bài 6. Bản vẽ các khối tròn xoay.

Tiết 7

Bài 7. Thực hành - Đọc bản vẽ các khối tròn xoay.

Chƣơng 2. Bản vẽ kĩ thuật
Tiết 8

Bài 8. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật - hình cắt.

Tiết 9

Bài 9. Bản vẽ chi tiết.

Tiết 10 Bài 10. Thực hành - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt.
Tiết 11 Bài 11. Biểu diễn ren.
Tiết 12 Bài 12. Thực hành - Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có ren.
Tiết 13 Bài 13. Bản vẽ lắp.
Tiết 14 Bài 14. Thực hành - Đọc bản vẽ lắp đơn giản.
Tiết 15 Bài 15. Bản vẽ nhà.
Tiết 16 Bài 16. Thực hành - Đọc bản vẽ nhà đơn giản.
Tiết 17 Tổng kết - Ôn tập
Tiết 18 Kiểm tra
1.1.3. Đặc điểm của phần Vẽ kĩ thuật ở Công nghệ 8
- Vẽ kĩ thuật mang tính ứng dụng, gắn với nhu cầu thực tiễn của con ngƣời. Vì thế
trong giảng dạy mỗi nội dung (đối tƣợng) cần giải thích rõ: là gì? ở đâu? trong điều

kiện nào? để làm gì?...
- Vẽ kĩ thuật dựa trên cơ sở toán học (phần hình học, nhất là hình học không
gian). Ở THCS, HS chƣa đƣợc học hình học không gian nên một số nội dung phải trình
bày ở mức độ định tính, không chứng minh cụ thể. Khi giảng dạy tốt nhất là dùng các
phƣơng tiện trực quan (hình vẽ, sơ đồ, bản vẽ mẫu, mô hình vật thể 3 chiều...) để minh
họa.
1.1.4. Một số phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học thƣờng dùng trong dạy học Vẽ kĩ
thuật ở Công nghệ 8

8


1.1.4.1. Với các bài lý thuyết
Thƣờng dùng PPDH trực quan kết hợp với đàm thoại. Các phƣơng tiện dạy học
thƣờng là tranh vẽ, bản vẽ mẫu, mô hình vật thể 3 chiều, phần mềm mô phỏng trên
máy tính… và đặc biệt là các thao tác vẽ hình của GV trên bảng. Một số hình vẽ khó
GV phải tập vẽ và phân tích trƣớc khi lên lớp. Nên dùng phấn màu để thể hiện các yếu
tố của hình vẽ.
1.1.4.2. Với các bài thực hành
PPDH phổ biến là phƣơng pháp làm mẫu - quan sát và huấn luyện - luyện tập,
trong đó phần làm mẫu, huấn luyện thƣờng đƣợc hƣớng dẫn trên lớp còn phần luyện
tập thƣờng giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà. Phƣơng tiện chủ yếu là các bài tập mẫu,
mô hình vật thể và các dụng cụ (thƣớc, bút chì, compa, êke, thƣớc vẽ...). Để hoàn thành
một số bài tập - thực hành vẽ kĩ thuật đòi hỏi HS phải biết một vài thao tác vẽ hình học
(chia đoạn thẳng, đƣờng tròn, góc... thành các phần đều nhau; dựng đƣờng thẳng vuông
góc với đoạn thẳng cho trƣớc; vẽ nối tiếp; vẽ hình elip hoặc hình trái xoan...). Những
thao tác này HS đã đƣợc thực hiện trong chƣơng trình môn Toán học, GV có thể tổng
kết và hƣớng dẫn thêm về kĩ thuật thực hiện.
1.2. Phƣơng pháp dạy học một số nội dung cụ thể
1.2.1. Dạy học chƣơng 1. Bản vẽ các khối hình học

1.2.1.1. Mục tiêu
Học xong chƣơng này, HS có khả năng:
a. Về kiến thức
- Trình bày đƣợc vai trò của Vẽ kĩ thuật đối với sản xuất và đời sống; khái niệm
hình chiếu, vị trí các hình chiếu vuông góc của vật thể.
- Nhận biết đƣợc bản vẽ một số khối đa diện và khối tròn xoay thƣờng gặp.
b. Về kĩ năng
- Đọc đƣợc bản vẽ của một số khối đa diện và khối tròn xoay thƣờng gặp.
- Vẽ đƣợc hình chiếu của khối lăng trụ chữ nhật và chóp đều, hình trụ, hình nón,
hình cầu.
a. Về thái độ
Tuân thủ quy trình và thực hiện đủ bài tập theo quy định.

9


1.2.1.2. Chuẩn bị
a. Nội dung
- Nghiên cứu chƣơng trình, SGK Công nghệ 8, phần 1.
- Tham khảo tài liệu liên quan:
+ Nguyễn Quang Cự. Hình học họa hình. Giáo trình CĐSP, NXB ĐHSP năm
2003.
+ Trần Hữu Quế (Chủ biên). Vẽ kĩ thuật. Giáo trình CĐSP, NXB ĐHSP năm
2003.
+ SGK Toán 8, NXB Giáo dục, năm 2004.
b. Đồ dùng dạy học
- Tranh giáo khoa
- Mô hình các khối hình học đơn giản
1.2.1.3. Cấu trúc nội dung của chƣơng
Chƣơng Bản vẽ các khối hình học gồm 7 bài (4 bài lí thuyết, 3 bài thực hành). Có

thể tóm tắt nội dung chính của chƣơng nhƣ sơ đồ hình 1.1
Vai trò của BVKT trong sản xuất và đời sống
Bản vẽ
các
khối
hình
học

Hình chiếu
Bản vẽ các khối đa diện
Bản vẽ các khối tròn xoay

Hình 1.1. Cấu trúc nội dung chương Bản vẽ các khối hình học

Trong các nội dung trên, “Hình chiếu” là khái niệm cơ bản và là kiến thức cơ sở
để xây dựng bản vẽ kĩ thuật.
1.2.1.4. Một số nội dung cần lƣu ý khi dạy
a. Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất và đời sống
Khi giảng dạy nội dung này cần chú ý phân tích rõ hai ý:
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong sản xuất:

10


Bản vẽ kĩ thuật dùng trong tất cả các quá trình: thiết kế, chế tạo, lắp ráp và kiểm
tra sản phẩm.
- Vai trò của bản vẽ kĩ thuật trong đời sống:
Bản vẽ kĩ thuật đƣợc dùng trong giao tiếp, trao đổi thông tin giữa ngƣời sản xuất
và ngƣời sử dụng các sản phẩm.
Vì những vai trò, ý nghĩa trên, bản vẽ kĩ thuật phải đƣợc xây dựng những quy

ƣớc, kí hiệu thống nhất mang tính tiêu chuẩn trong phạm vi quốc gia (trong mỗi ngành
và các ngành) và quốc tế. Chẳng hạn: ở trang 11 SGK Công nghệ 8, mục “Có thể em
chƣa biết” đã giới thiệu một số tiêu chuẩn thƣờng dùng trong trình bày bản vẽ (khổ
giấy, nét vẽ). Những tiêu chuẩn này HS phải nắm đƣợc để hiểu và thể hiện những nội
dung tiếp theo.
b. Hình chiếu
Trong nội dung Vẽ kĩ thuật ở THCS, hình chiếu là một khái niệm cơ bản nhƣng
chƣa đƣợc định nghĩa một cách tƣờng minh mà thƣờng chỉ nêu nội dung của nó mang
tính định tính (hình nhận đƣợc trên mặt phẳng hình chiếu gọi là hình chiếu của vật thể).
Điều đó là phù hợp vì HS chƣa đủ kiến thức cơ sở và thời gian để hiểu mọi khía cạnh
của khái niệm này.
Để hình thành cho HS khái niệm này, trƣớc hết GV có thể nêu hiện tƣợng tự
nhiên sau: khi ánh sáng (của mặt trời hay bóng đèn) chiếu vào đồ vật (vật thể) và cho
hình ảnh của chúng trên mặt đất hoặc mặt tƣờng (hình 2.1 SGK); tùy theo vị trí của đồ
vật và tia sáng chiếu mà ta có đƣợc hình ảnh (bóng) của chúng sẽ khác nhau. Hình ảnh
nhận đƣợc đó đƣợc gọi là hình chiếu của vật thể.
Vậy: khi chiếu vật thể lên mặt phẳng (mặt phẳng hình chiếu), mỗi điểm A của vật
thể (hình 2.1 SGK) có một hình chiếu là A’ trên mặt phẳng, đƣờng thẳng AA’ gọi là tia
chiếu; hình nhận đƣợc trên mặt phẳng hình chiếu đƣợc gọi là hình chiếu của vật thể.
Để biểu diễn các vật thể có hình khối trong không gian ba chiều (dài, rộng, cao)
lên một mặt phẳng (bản vẽ), ngƣời ta phải dùng một công cụ toán học, đó là phép
chiếu. Trong Vẽ kĩ thuật thƣờng dùng hai loại phép chiếu:
- Phép chiếu xuyên tâm (hình 2.2a SGK): các tia chiếu cùng xuất phát từ một
điểm O (gọi là tâm chiếu). Tùy theo vị trí của vật thể chiếu (ABC) hoặc tâm chiếu (O)

11


mà ta nhận đƣợc hình chiếu (A’B’C’) khác nhau. Cùng một kích thƣớc trên vật thể
nhƣng nếu ở xa sẽ đƣợc biểu diễn nhỏ hơn ở gần.

Phép chiếu này đƣợc dùng để xây dựng hình chiếu phối cảnh, biểu diễn những vật
thể lớn trong xây dựng, kiến trúc nhƣ nhà cửa, công trình kiến trúc, cầu đƣờng...
- Phép chiếu song song (hình 2.2b SGK): các tia chiếu song song với nhau theo
một hƣớng nào đó (gọi là hƣớng chiếu); do đó có thể coi là trƣờng hợp đặc biệt của
phép chiếu xuyên tâm khi tâm chiếu ở xa vô tận. Tùy theo vị trí vật thể hoặc hƣớng
chiếu mà ta nhận đƣợc hình chiếu khác nhau. Phép chiếu này bảo toàn tính song song.
Theo hƣớng chiếu có:
+ Phép chiếu song song xiên góc: tia chiếu tạo thành góc khác 900 so với mặt
phẳng hình chiếu (hình 2.2b SGK); phép chiếu này đƣợc dùng để xây dựng hình chiếu
trục đo xiên góc của vật thể.
+ Phép chiếu song song vuông góc (còn gọi là phép chiếu vuông góc, hình 2.2c
SGK), đƣợc dùng để vẽ hình chiếu trục đo vuông góc, hình chiếu có số, hình chiếu
vuông góc của vật thể.
- Phƣơng pháp các hình chiếu vuông góc:
Trƣớc hết phép chiếu vuông (thẳng) góc là một trƣờng hợp đặc biệt của phép
chiếu song song khi hƣớng chiếu (tia chiếu) vuông góc với mặt phẳng hình chiếu. Một
cách trực quan có thể giải thích định tính bản chất của phép chiếu này nhƣ sau: Chiếu
vuông góc điểm A lên mặt phẳng P là qua A vẽ một đƣờng thẳng vuông góc với P,
đƣờng thẳng này cắt P tại A’, A’ là hình chiếu vuông góc của A trên P, P là mặt phẳng
hình chiếu, AA’ gọi là tia chiếu (hình1.2)
 A

 A’

P
Hình 1.2.

Nhƣ vậy, với mỗi điểm A trong không gian có thể xác định đƣợc một điểm A’ là
hình chiếu của nó trên P; nhƣng ngƣợc lại với mỗi điểm A' bất kì trên P lại có thể là


12


hình chiếu của vô số điểm trong không gian (những điểm nằm trên đƣờng thẳng AA’).
Vì thế để đảm bảo quan hệ xác định (phản chuyển) giữa vật thể và hình chiếu của nó,
nội dung của phƣơng pháp các hình chiếu vuông góc đƣợc xây dựng nhƣ sau:
Trong không gian lấy hệ thống mặt phẳng hình chiếu là ba mặt phẳng vuông góc
với nhau, cắt nhau theo các trục Ox, Oy, Oz nhƣ hình 1.3. P1 thẳng đứng gọi là mặt
phẳng hình chiếu đứng, mặt phẳng P2 nằm ngang gọi là mặt phẳng hình chiếu bằng, P3
vuông góc với P1 và P2 tức vuông góc với Ox gọi là mặt phẳng hình chiếu cạnh. Trục
Ox chỉ chiều rộng, Oy chỉ chiều dài, Oz chiều cao trong không gian
z
P1

A1




x

A3



A


P3


O

A2
P2

y
Hình 1.3.

Muốn tìm hình chiếu vuông góc của một điểm A trong không gian, cách làm nhƣ
sau:
+ Chiếu vuông góc điểm A lần lƣợt lên các mặt phẳng P1, P2, P3 ta có đƣợc các
điểm A1, A2, A3 tƣơng ứng (hình 1.4).

z

+ Xoay P2 quanh Ox và xoay P3 quanh

A1

Oz theo các chiều mũi tên) đến vị trí tƣơng
ứng P1 (để các điểm A1, A2, A3 nằm trên
cùng một mặt phẳng - bản vẽ) nhƣ hình 1.4
ta sẽ đƣợc:

A3



x




y



A2

y

A1A2  Ox

Hình 1.4.

A1A3  Oz
A1 - hình chiếu đứng của điểm A
A2 - hình chiếu bằng của điểm A

13


A3 - hình chiếu cạnh của điểm A
Từ cách làm và các hình vẽ trên ta có nhận xét:
- Các hình chiếu A1, A2, A3 có liên hệ với nhau: nếu chỉ biết A1, A2 có thể tìm
đƣợc A3 bằng cách: kẻ các đƣờng dóng từ A1 sang và từ A2 dóng và vòng lên theo
chiều mũi tên. Ngƣợc lại nếu chỉ biết A1 và A3 có thể tìm đƣợc A2 bằng cách: dóng từ
A1 xuống và A3 dóng vòng ngƣợc lại... Vì thế, trong thực tế chỉ cần 2 hình chiếu là xác
định đƣợc điểm A.
- Một điểm A bất kỳ trong không gian đƣợc biểu diễn bằng một cặp điểm A 1, A2
nằm trên đƣờng vuông góc với trục Ox, ngƣợc lại mỗi cặp điểm A1, A2 bất kỳ của mặt

phẳng P1 cùng nằm trên một đƣờng thẳng thẳng góc với Ox đều là hình biểu diễn của
một điểm A xác định trong không gian.
Trên bản vẽ sau khi đã xác định A1, A2, A3 nếu bỏ đi các đƣờng dóng và các trục
ta sẽ đƣợc bản vẽ hoàn chỉnh biểu diễn các hình chiếu của điểm A.
Để tìm hình chiếu vuông góc của một đƣờng thẳng hay một vật thể bất kỳ, ngƣời
ta cũng chiếu đƣờng thẳng hay vật thể đó lên các mặt phẳng hình chiếu. Vì hình chiếu
của một đƣờng thẳng là một đƣờng thẳng và đƣờng thẳng xác định bởi 2 điểm nên
muốn có hình chiếu của đƣờng thẳng chỉ cần biết hình chiếu của hai điểm bất kỳ của
đƣờng thẳng ấy.
Ví dụ: một đoạn thẳng AB trong không gian đƣợc biểu diễn bằng một cặp hình
chiếu A1B1 và A2B2 (không vuông góc với trục x) nhƣ hình 1.5
A1

A


A 2

A1


B1
B 


B1





B2


A2

Hình 1.5

Đến đây, một cách trực quan có thể nêu lên một vài nhận xét sau:

14

B2


- Đoạn thẳng (hay một hình phẳng) song song với mặt phẳng chiếu nào thì hình
chiếu của nó trên mặt phẳng chiếu ấy sẽ bảo toàn độ lớn.
- Đoạn thẳng vuông góc với mặt phẳng hình chiếu nào thì hình chiếu của nó trên
mặt phẳng chiếu ấy sẽ suy biến thành một điểm. Một hình phẳng vuông góc với một
mặt phẳng hình chiếu thì hình chiếu tƣơng ứng của nó trên mặt phẳng ấy sẽ là một
đƣờng thẳng (là giao tuyến của mặt phẳng chứa hình phẳng với mặt phẳng hình chiếu).
- Ngƣời ta cũng đã chứng minh đƣợc rằng điều kiện ắt có và đủ để điểm A thuộc
đƣờng thẳng d là các hình chiếu của A thuộc các hình chiếu cùng tên của d.
Tƣơng tự, muốn tìm hình chiếu của một vật thể bất kỳ, ta tìm hình chiếu của
những điểm, đƣờng của vật thể đó. Ví dụ nhƣ hình 1.6 biểu diễn hình chiếu đứng hình
chiếu bằng và hình chiếu cạnh của vật thể hình hộp chữ nhật có lỗ ở giữa.
P1

P3

P2

Hình 1.6

+ Khái niệm hình chiếu: Vật thể đƣợc chiếu lên mặt phẳng. Hình nhận đƣợc trên
mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể.
+ Hình chiếu vuông góc: Khi vật thể đƣợc chiếu vuông góc lên mặt phẳng. Hình
nhận đƣợc trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu vuông góc của vật thể.
+ Các mặt chiếu: Để diễn tả chính xác hình dạng của vật thể, ta lần lƣợt chiếu
vuông góc vật thể theo ba hƣớng khác nhau lên ba mặt của một hình hộp nhƣ hình 1.6
(hình 2.3 trang 9 SGK công nghệ 8). Ba mặt của hình hộp đó có tên gọi là:
Mặt chính diện gọi là mặt chiếu đứng.
Mặt nằm ngang gọi là mặt chiếu bằng.
Mặt cạnh bên phải gọi là mặt chiếu cạnh.

15


Trục đối xứng của vật thể trên các hình chiếu đƣợc vẽ bằng nét chấm gạch mảnh.
+ Các hình chiếu: Ba hình chiếu nhận đƣợc trên ba mặt chiếu tƣơng ứng có tên
gọi là:
Hình chiếu đứng là hình chiếu của vật thể trên mặt chiếu đứng (P1). Hình chiếu
đứng cho ta biết chiều dài và chiều cao của vật thể. Ngƣời ta thƣờng đặt vật thể ở vị trí
sao cho trên hình chiếu đứng thể hiện đƣợc nhiều thông tin nhất về cấu trúc của vật thể,
vì thế còn đƣợc gọi là hình chiếu chính.
Hình chiếu bằng là hình chiếu của vật thể trên mặt chiếu bằng (P2). Hình chiếu
bằng thể hiện chiều dài và chiều rộng của vật thể.
Hình chiếu cạnh là hình chiếu của vật thể trên mặt chiếu cạnh (P3). Hình chiếu
cạnh thể hiện chiều rộng và chiều cao của vật thể.
+ Vị trí các hình chiếu:
Sau khi chiếu vật thể, mặt phẳng chiếu bằng và mặt phẳng chiếu cạnh đƣợc trải ra
tƣơng ứng xuống phía dƣới và sang bên phải mặt phẳng chiếu đứng để chúng cùng

nằm trên một mặt phẳng (mặt phẳng bản vẽ), theo vị trí nhƣ trên hình 1.6 (hình 2.5
trang 10 SGK Công nghệ 8).
Ta nhận thấy rằng:
- Ba hình chiếu của vật thể có liên hệ với nhau, từ 2 hình chiếu cho trƣớc có thể
tìm đƣợc hình chiếu thứ 3, vì thế trên bản vẽ thông thƣờng chỉ cần thể hiện 2 hình
chiếu là đủ biểu diễn vật thể.
- Với những vật thể mà 2 hình chiếu chƣa đủ để xác định một cách chính xác hình
dạng của nó, thì phải dùng hình chiếu thứ 3. chẳng hạn nhƣ hình 1.7.

Hình 1.7

16


- Trên bản vẽ, các hình chiếu phải đặt đúng vị trí của nó, sau khi vẽ phải tẩy bỏ
các đƣờng trục, đƣờng dóng...
c. Bản vẽ các khối đa diện
Về thực chất nội dung phần này là ứng dụng phƣơng pháp hình chiếu vuông góc
để xây dựng các hình biểu diễn của hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp
đều. Do đó có thể đặt bài toán chung ở đây là: cho hình không gian của vật thể (thƣờng
đƣợc vẽ dƣới dạng hình chiếu trục đo); hãy vẽ hoặc đọc các hình chiếu vuông góc của
nó.
Các bƣớc cơ bản để giải loại bài toán này là:
- Đặt vật thể ở vị trí thích hợp (thƣờng chọn sao cho trục đối xứng hoặc mặt đối
xứng của vật thể song song với một trong các mặt phẳng hình chiếu).
- Chiếu lần lƣợt vật thể (bằng cách chiếu các điểm đặc biệt, xác định các kích
thƣớc chính của vật thể) lên các mặt phẳng hình chiếu.
- Ghi những kích thƣớc cần thiết, đủ xác định vật thể trên các hình chiếu
Các bƣớc trên đƣợc thể hiện trong các hình 4.2 đến 4.7 SGK. Các bảng 4.1, 4.2,
4.3 SGK nhằm giúp HS nhận biết tên gọi, hình dạng, kích thƣớc các hình chiếu tƣơng

ứng của các khối đa diện nói trên.
d. Bản vẽ các khối tròn xoay
Mục tiêu và cách làm của nội dung này về cơ bản tƣơng tự nhƣ phần Bản vẽ các
khối đa diện nêu trên
Khi giảng dạy hai nội dung này có thể sử dụng các tranh giáo khoa và các mô
hình vật thể tƣơng ứng để cho HS quan sát, nhận biết các vật thể và hình chiếu của
chúng. Chú ý hƣớng dẫn HS đọc cách vẽ ba hình chiếu của hình hộp chữ nhật, hình
lăng trụ, hình chóp (mục “Em có thể chƣa biết”, trang 22 SGK). Để vẽ đƣợc hình chiếu
của các vật thể trên phải sử dụng một số kĩ năng về vẽ hình học, dựng hình...; những kĩ
năng này HS đã đƣợc học trong môn Toán.
1.2.2. Dạy học chƣơng 2. Bản vẽ kĩ thuật
1.2.2.1. Mục tiêu
Học xong chƣơng này, HS có khả năng:
a. Về kiến thức

17


- Trình bày đƣợc các khái niệm về: bản vẽ kĩ thuật, hình cắt, bản vẽ chi tiết, bản
vẽ lắp, bản vẽ nhà.
- Mô tả đƣợc quy ƣớc về vẽ ren, một số loại ren thông dụng và kí hiệu của chúng
trên bản vẽ
b. Về kĩ năng
Đọc đƣợc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt và có ren; bản vẽ lắp và bản vẽ hình
chiếu nhà đơn giản
c. Về thái độ
Làm việc theo quy trình, cẩn thận
1.2.2.2. Chuẩn bị
a. Nội dung:
- Nghiên cứu chƣơng trình, SGK Công nghệ 8, phần 1.

- Tham khảo tài liệu liên quan:
+ Trần Hữu Quế (Chủ biên). Vẽ kĩ thuật. Giáo trình CĐSP, NXB ĐHSP năm
2003.
b. Đồ dùng dạy học
- Tranh giáo khoa.
- Một số vật phẩm minh họa về hình cắt, mặt cắt, chi tiết cơ khí có ren, bộ vòng
đai, bộ ròng rọc.
1.2.2.3. Cấu trúc nội dung của chƣơng
Chƣơng Bản vẽ kĩ thuật gồm 9 bài (5 bài lí thuyết, 4 bài thực hành). Có thể tóm
tắt nội dung của chƣơng nhƣ hình 1.8
1.2.2.4. Một số nội dung cần lƣu ý khi dạy
a. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật
* Về nội dung, cần làm rõ một số ý sau:
- Khái niệm: Bản vẽ kĩ thuật là tài liệu kĩ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của
vật thể và những số liệu cần thiết cho việc chế tạo, lắp ráp và kiểm tra sản phẩm. Nội
dung bản vẽ kĩ thuật trình bày các thông tin kĩ thuật của sản phẩm dƣới dạng các hình
vẽ và các kí hiệu theo các quy tắc thống nhất và thƣờng vẽ theo tỉ lệ.

18


Bản vẽ kĩ thuật là một phƣơng tiện diễn đạt ý đồ thiết kế cũng nhƣ chỉ đạo sản
xuất. Để đảm bảo sự thống nhất giữa khâu thiết kế và thi công các sản phẩm, bản vẽ kĩ
thuật xây dựng những phƣơng pháp biểu diễn khoa học, chính xác theo những quy tắc
thống nhất của các tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Việc thiết kế và lập các bản vẽ kĩ
thuật có thể đƣợc thực hiện thủ công (bằng tay) hoặc bằng máy vi tính.
Khái niệm về BVKT - Hình cắt

Bản vẽ chi tiết
Bản

vẽ kĩ
thuật

Biểu diễn ren

Bản vẽ lắp

Bản vẽ nhà
Hình 1.8. Cấu trúc nội dung chương Bản vẽ kĩ thuật

- Có nhiều cách phân loại bản vẽ kĩ thuật, trong SGK Công nghệ 8 giới thiệu cách
phân loại theo các ngành sản xuất. Theo đó, có hai loại bản vẽ thƣờng gặp là:
+ Bản vẽ cơ khí, liên quan đến việc thiết kế, chế tạo, lắp ráp... các sản phẩm cơ
khí (máy móc, thiết bị...).
+ Bản vẽ xây dựng, liên quan đến việc thiết kế, thi công... các công trình xây
dựng, kiến trúc.
Khi giảng dạy nội dung này nên chuẩn bị một số bản vẽ để minh họa.
b. Hình cắt
* Ý nghĩa: đối với những vật thể có kết cấu bên trong phức tạp (vật thể có phần
rỗng, ren...) nếu chỉ dùng hình chiếu vuông góc để biểu diễn thì hình vẽ sẽ có những
nét đứt hoặc không rõ. Khắc phục điều này, ngƣời ta dùng phƣơng pháp mặt cắt - hình
cắt để biểu diễn kết cấu bên trong của vật thể.
* Nội dung của phƣơng pháp mặt cắt - hình cắt
Dùng một mặt phẳng cắt tƣởng tƣợng A cắt qua vật thể nhƣ hình 1.9 thì:

19


- Hình nhận đƣợc trên mặt phẳng cắt, thể hiện phần tiếp giáp của vật thể với mặt
phẳng cắt đƣợc gọi là mặt cắt. Mặt cắt ở đây đƣợc kí hiệu bằng đƣờng kẻ gạch gạch

(trƣờng hợp tổng quát đƣợc kí hiệu theo quy ƣớc vật liệu).
- Bỏ đi phần vật thể nằm giữa ngƣời quan sát và mặt phẳng cắt, rồi chiếu phần
còn lại lên mặt phẳng chiếu P song song với mặt phẳng cắt (hình 1.9c) thì hình thu
đƣợc gọi là hình cắt của vật thể (hình 1.9d). Hình cắt đƣợc ký hiệu, gồm mặt phẳng cắt,
hƣớng chiếu, mặt cắt trên đó...

P

a. Vật thể

b. Cắt đôi vật thể

c. Chiếu nữa sau vật thể

d. Hình cắt

Hình 1.9. Phương pháp mặt cắt, hình cắt

Nhƣ vậy trên hình cắt thƣờng chứa mặt cắt. Tùy theo vị trí của mặt phẳng cắt và
hƣớng chiếu mà có các loại hình cắt khác nhau.
c. Bản vẽ chi tiết
* Ý nghĩa
Bản vẽ chi tiết là tài liệu kĩ thuật gồm hình biểu diễn và các số liệu cần thiết cho
việc chế tạo và kiểm tra chi tiết. (Chi tiết ở đây đƣợc hiểu là một bộ phận có cấu tạo
hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy hoặc hệ thống kĩ thuật nào
đó. Tên gọi của chi tiết thƣờng thể hiện công dụng của nó). Nghiên cứu bản vẽ chi tiết
là cơ sở quan trọng để nghiên cứu bản vẽ lắp.
* Nội dung của bản vẽ chi tiết có thể tóm tắt nhƣ hình 1.10
* Đọc bản vẽ chi tiết
- Yêu cầu của đọc bản vẽ chi tiết: hiểu đƣợc tên gọi và công dụng chi tiết, vật liệu,

số lƣợng và khối lƣợng chi tiết; từ hình biểu diễn hình dung đƣợc hình dạng và cấu tạo
của chi tiết; các kích thƣớc chi tiết; yêu cầu kĩ thuật đối với chi tiết.
- Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:

20


+ Đọc khung tên
+ Đọc và phân tích các hình biểu diễn
+ Đọc các kích thƣớc
+ Đọc các yêu cầu kĩ thuật ghi trên bản vẽ
+ Tổng hợp các thông tin trên để hiểu đƣợc hình dạng, cấu tạo và công dụng của
chi tiết.
Các hình biểu diễn chi tiết: hình chiếu; hình cắt; mặt cắt; các quy ước

Nội dung
bản vẽ
chi tiết

Kích thước chi tiết: các loại kích thước (chung, bộ phận, định vị)

Yêu cầu kĩ thuật: sai lệch giới hạn; nhám bề mặt; xử lí nhiệt...

Khunng tên: tên gọi chi tiết; vật liệu chế tạo; cơ quan quản lí...
Hình 1.10. Nội dung bản vẽ chi tiết

* Ví dụ: Bài tập thực hành “Đọc bản vẽ chi tiết đơn giản có hình cắt” hình 1.11
(hình 10.1, trang 33, SGK Công nghệ 8)
- Chuẩn bị nội dung của GV


Hình 1.11. Bản vẽ chi tiết vòng đai

21


- Đọc khung tên:
Tên gọi chi tiết: vòng đai, tỷ lệ bản vẽ 1:2 (đƣợc vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ); vật liệu:
thép; do nhà máy Cơ khí Hà nội quản lý...
- Đọc các hình biểu diễn
Vòng đai đƣợc thể hiện qua hình chiếu đứng có hình cắt, hình chiếu bằng.
Hình chiếu đứng có hình cắt diễn tả các lỗ, góc uốn và độ dày của vòng đai.
- Đọc các kích thƣớc; ký hiệu:
+ Kích thƣớc chung:
Vòng đai có chiều dài 140mm, chiều rộng 50mm, chiều cao 39mm.
+ Kích thƣớc bộ phận:
Kích thƣớc R25 chỉ bán kính lỗ trong, R39 chỉ bán kính vòng ngoài, kích thƣớc
10 chỉ bề dày.
Kích thƣớc 110 xác định vị trí 2 lỗ 12, kích thƣớc 12 chỉ đƣờng kính của 2 lỗ.
- Đọc các yêu cầu kĩ thuật.
Chi tiết có 2 yêu cầu kĩ thuật:
+ Làm tù cạnh.
Khi gia công chi tiết các mép cạnh có những đƣờng gờ mảnh sắc dƣ thừa, ảnh
hƣởng xấu khi sử dụng cần phải làm sạch đi.
+ Mạ kẽm.
Chống sét rỉ cho vòng đai.
- Tổng hợp.
Qua các hình biểu diễn, vòng đai là một tấm thép ở giữa đƣợc uốn tròn ở hai đầu
là phần nằm ngang có hai lỗ..
* Bài làm của HS
HS hoàn thành bài thực hành tại lớp, trên tờ giấy A4 hoặc vở bài tập, với nội dung

trả lời nhƣ bảng 1.9.
d. Biểu diễn ren
Mỗi chiếc máy thƣờng bao gồm nhiều chi tiết đƣợc lắp ghép với nhau bởi các mối
ghép tháo đƣợc hoặc không tháo đƣợc. Trong các mối ghép tháo đƣợc, mối ghép bằng
ren đƣợc sử dụng rộng rãi. Có thể yêu cầu HS quan sát một số chi tiết có ren trên hình

22


11.1 SGK sau đó đặt vấn đề: ren có nhiều loại, kết cấu phức tạp; do đó trên bản vẽ kĩ
thuật ren thƣờng đƣợc vẽ theo quy ƣớc sau:
* Đối với ren ngoài (ren trục, hình 11.3 SGK):
- Đƣờng đỉnh ren và đƣờng giới hạn ren đƣợc vẽ bằng nét liền đậm
- Đƣờng chân ren đƣợc vẽ bằng nét liền mảnh
- Đƣờng tròn đỉnh ren đƣợc vẽ đóng kín bằng nét liền đậm
- Đƣờng tròn chân ren đƣợc vẽ hở 1/4 bằng nét liền mảnh (chỗ hở thƣờng đặt ở
góc trên nửa bên phải đƣờng tròn)
- Không vẽ đƣờng tròn mép vát (nếu có)
* Đối với ren trong (ren lỗ, hình 11.5 SGK):
- Đối với ren trong thấy trên hình cắt và mặt cắt thì đƣợc vẽ nhƣ ren ngoài
- Nếu bị che khuất thì các đƣờng của ren đƣợc vẽ bằng nét đứt (hình 11.6 SGK)
Trên hình cắt của ren lỗ ăn khớp với ren trục thì ren trục không bị cắt và xem nhƣ
che khuất ren lỗ.
e. Bản vẽ lắp
* Về nội dung, cần phân tích một số ý sau:
- Bản vẽ lắp là tài liệu kĩ thuật gồm các hình biểu diễn của đơn vị lắp với các số
liệu cần thiết cho việc lắp ráp và kiểm tra.
- Nội dung chính của bản vẽ lắp có thể tóm tắt nhƣ hình 1.12.
Các hình biểu diễn: hình chiếu; hình cắt; mặt cắt; các quy ước


Nội dung
bản vẽ
lắp

Kích thước và số liệu: các loại kích thước; số vị trí; chỉ dẫn lắp ráp

Bảng kê: tên gọi các chi tiết (bộ phận); số lượng các chi tiết; các chỉ dẫn...

Khunng tên: tên gọi của sản phẩm (đơn vị lắp); kí hiệu bản vẽ; cơ quan quản lí...
Hình 1.12. Nội dung bản vẽ lắp

- Yêu cầu đọc bản vẽ lắp
+ Hiểu đƣợc công dụng, tên gọi của sản phẩm

23


+ Hình dung đƣợc hình dạng, kết cấu và quan hệ lắp ghép giữa các chi tiết (bộ
phận) của sản phẩm tức là giải thích đƣợc nguyên lí hoạt động của sản phẩm.
+ Hiểu đƣợc nội dung các số liệu ghi trên bản vẽ.
- Trình tự đọc bản vẽ lắp có thể nhƣ sau:
+ Tìm hiểu chung: đọc khung tên, bảng kê và các yêu cầu kĩ thuật
+ Phân tích các hình biểu diễn
+ Phân tích kích thƣớc và phân tích từng chi tiết trên các hình biểu diễn
+ Tổng hợp lại để hiểu công dụng và nguyên lí hoạt động của sản phẩm, trình tự
tháo (lắp) sản phẩm.
* Ví dụ: Bài tập thực hành “Đọc bản vẽ lắp đơn giản” hình 1.13 (hình 14.1 trang
45 SGK Công nghệ 8)

Hình 1.13. Bản vẽ lắp bộ ròng rọc


- Đọc khung tên:
Tên gọi: bộ ròng rọc, tỷ lệ bản vẽ 1:2 (đƣợc vẽ theo tỉ lệ thu nhỏ), bản vẽ đƣợc vẽ
theo tỷ lệ thu nhỏ 1:2, do nhà máy Cơ khí Hà Nội quản lý...

24


×