Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Thức ăn vật nuôi bài giảng dành cho sinh viên KTNN va BVTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.78 KB, 116 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN
-----

o0o

-----

BÀI GIẢNG

THỨC ĂN VẬT NUÔI
(Dùng cho bậc Cao đẳng ngành Sư phạm Kỹ thuật Nông nghiệp)

Giảng viên: Lê Văn An

Quảng Ngãi, tháng 12 năm 2014

1


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẤT
Dinh dưỡng (dd)
Động vật (đv)
Đơn vị thức ăn (ĐVTA)
Giá trị dinh dưỡng (GTDD)
Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV
Giá trị năng lượng (GTNL)
Hệ số tiêu hóa (HSTH)
Khẩu phần cơ sở (KPCS)
Khẩu phần thí nghiệm (KPTN)
Kích thích sinh trưởng (ktst)


Kích thích tố (ktt)
Năng lượng (NL)
Sinh viên (sv)
Thành phần hóa học (TPHH)
Thức ăn căn bản (TACB)
Thức ăn bổ túc (TABT)
Thức ăn (tă)
Thức ăn hỗn hợp (tăhh)
Thức ăn tổng hợp (tă TH)
Thực vật (tv)
Tiêu hóa (t/h)
Tỉ lệ tiêu hóa (TLTH)
Và (&)
Vật nuôi (vn)
Vitamine (vit.)
Vi sinh vật (vsv)

2


LỜI NÓI ĐẦU
Bài giảng thức ăn vật nuôi được biên soạn theo chương trình chính thức của Bộ
Giáo dục và Đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, dành cho sinh viên hệ Cao
đẳng Sư phạm chính qui, trường Đại học Phạm Văn Đồng.
Mục tiêu chung của học phần:
Về kiến thức
- Sinh viên (sv) phải hiểu kỹ những kiến thức cơ bản về vai trò của các chất
dinh dưỡng (dd), nhu cầu của từng chất dinh dưỡng đối với cơ thể vật nuôi (vn).
- Biết giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn (tă), phân loại thức ăn; biết sử
dụng, chế biến, dự trữ, bảo quản thức ăn cho từng loại vật nuôi.

Về kỹ năng
- Sinh viên phải biết vận dụng những kiến thức về dinh dưỡng, thức ăn,
phương pháp xác định tiêu chuẩn, phối hợp khẩu phần để xây dựng qui trình nuôi
dưỡng các loại vật nuôi ở gia đình và địa phương.
- Biết sử dụng thành thạo các thiết bị, đồ dùng dạy học môn học nhằm nâng
cao kỹ năng thực hành và (&) năng lực chuyên môn trong quá trình học tập.
Về thái độ
Sinh viên phải biết tự học, tự nghiên cứu, không ngừng hoàn thiện kiến thức,
thường xuyên cập nhật tri thức mới. Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn chăn
nuôi ở gia đình và địa phương.
Học phần này có 2 tín chỉ, nội dung bài giảng gồm: 5 chương và 4 bài thực
hành
Chương 1. Mở đầu
Chương 2. Thành phần dinh dưỡng và vai trò của các chất dd trong thức ăn vật nuôi.
Chương 3. Phân loại tă và đặc điểm một số loại tă thường dùng trong chăn nuôi.
Chương 4. Chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi.
Chương 5. Nhu cầu dinh dưỡng, tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn cho vật nuôi.
Bốn bài thực hành nhằm củng cố kiến thức lý thuyết và nâng cao kỹ năng thực
hành, giúp sinh viên có thể vận dụng vào thực tế giảng dạy và tham gia sản xuất.

3


Những kiến thức trên được lựa chọn từ những vấn đề cơ bản, hiện đại, những
hiểu biết mới, những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và những kết quả nghiên
cứu trong nước được chọn lọc, cô đọng để đưa vào bài giảng.
Chúng tôi hi vọng rằng đây là tài liệu cần thiết không chỉ cho các thầy, cô giáo
và sinh viên ngành Kỹ thuật nông nghiệp, mà còn là tư liệu bổ ích cho những người
muốn tìm hiểu lĩnh vực này.
Trong quá trình biên soạn không sao tránh khỏi những thiếu sót, mong quí vị

và các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung để bài giảng được hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tác giả

4


PHẦN A. LÝ THUYẾT
Chương 1. BÀI MỞ ĐẦU (1 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu và phân biệt được thức ăn và dinh dưỡng.
- Biết rõ nguồn gốc và những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng.
1.1.

Khái niệm về thức ăn và dinh dưỡng

1.1.1. Nguồn gốc của thức ăn vật nuôi
Thức ăn vật nuôi thay đổi theo sự phát triển kinh tế của xã hội loài người:
- Khi con người sống du mục, thức ăn vật nuôi chỉ là cỏ thiên nhiên.
- Khi con người biết trồng trọt, thức ăn vật nuôi ngoài cỏ thiên nhiên, còn có các sản
phẩm phụ của trồng trọt.
- Khi ngành chăn nuôi được đề cao, thức ăn vật nuôi là cỏ thiên nhiên, sản phẩm phụ
của trồng trọt, sản phẩm phụ của công nghiệp và trồng cây thức ăn.
- Khi ngành chăn nuôi càng phát triển, con người dùng thức ăn thực vật (tv), thức ăn
động vật (đv), thức ăn khoáng (tă K), vi sinh vật (vsv) và thức ăn tổng hợp (tă TH).
1.1.2. Định nghĩa thức ăn và dinh dưỡng
1.1.2.1. Định nghĩa chung
Thức ăn là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, chất khoáng,
vi sinh vật, hóa học, công nghệ sinh học… Những sản phẩm này cung cấp chất dinh
dưỡng cho vật nuôi; nó phải phù hợp hợp với đặc điểm cấu tạo, sinh lí của bộ máy

tiêu hóa vật nuôi- nên vật nuôi có thể ăn được, tiêu hóa và hấp thu được mà sống và
sản xuất bình thường trong một thời gian dài.
1.1.2.2. Định nghĩa về chức năng
Thức ăn là những chất mang lại cho cơ thể những nguyên liệu để:
- Sinh năng lượng- bù đắp những hao tổn hàng ngày của cơ thể.
- Tạo ra các tế bào mới, các chất mới, các tổ chức mới- cần cho sự sống, sự sinh
trưởng, phát triển của cơ thể.
- Dự trữ trong cơ thể.
Nhìn chung, những chất dinh dưỡng trong thức ăn khi vào trong cơ thể của
từng vật nuôi sẽ biến đổi thành các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
1.1.2.3. Dinh dưỡng là gì?

5


Dinh là xây, dưỡng là nuôi. Như vậy, dinh dưỡng là những chất có trong tă
dùng để xây dựng, kiến tạo và nuôi dưỡng cơ thể thông qua 4 quá trình: thu nhận; tiêu
hóa, hấp thu; chuyển hóa thức ăn và bài xuất chất cặn bã.
Hiện nay, người ta chia các chất dinh dưỡng làm 3 nhóm:
- Nhóm sinh năng lượng (protein, glucid, lipid): là nguồn dinh dưỡng chính cần cho
vật nuôi tăng trưởng như các nguyên tố C, H, O để sinh năng lượng; N để cung cấp
đạm; Ca, P, Na… là nguồn cung cấp khoáng.
- Nước và muối khoáng.
- Vitamine.
Hai nhóm sau chủ yếu là điều hòa sinh lí, sinh hóa trong cơ thể vật nuôi.
1.1.3. Tầm quan trọng của thức ăn và dinh dưỡng
Nói chung, trong chăn nuôi có 5 khâu:
- Giống: là tiền đề, quyết định năng suất chăn nuôi.
- Thức ăn: là cơ sở, là nền tảng để phát triển chăn nuôi và chiếm chi phí lớn (55-85%
so với tổng chi phí) tùy theo giống, mục đích nuôi, cơ cấu giá thành của mỗi nước.

Chẳng hạn: chi phí thức ăn cho chăn nuôi heo thường chiếm 65-70%.
- Chuồng trại
- Thú y

là quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả chăn nuôi.

- Kỹ thuật nuôi dưỡng
1.1.4. Quan hệ thức ăn, dinh dưỡng với vật nuôi
Thể hiện qua 3 mặt sau đây:
● Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể vật nuôi để duy trì sự sống
và đáp ứng nhu cầu cho sản xuất.
Chẳng hạn:
- Thức ăn cần thiết đủ lượng & chất thì vật nuôi sẽ tạo đủ năng lượng, tổng
hợp, tạo thành, thay thế các chất hoặc các tổ chức mới…
- Tùy loại vật nuôi (sinh trưởng, sinh sản, làm việc, tiết sữa, nuôi con…) và
hướng sản xuất khác nhau (lấy thịt, mỡ, sữa, trứng, con...) mà cần loại thức ăn và chất
dinh dưỡng chủ yếu khác nhau.
● Có ảnh hưởng đến cơ năng và hình thái con vật như khỏe mạnh, yếu đuối, còi cọc;
phẩm chất tốt, xấu; đề kháng mạnh, yếu...

6


Chẳng hạn: thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu về lượng, chất và cân đối thì vật nuôi khỏe
mạnh, sức đề kháng cao, phẩm chất tốt và ngược lại.
● Có ảnh hưởng đến sản phẩm tạo thành như: tạo mỡ cứng, mềm; lòng đỏ trứng đậm,
nhạt; chất lượng thịt tốt, xấu...
Chẳng hạn:
- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều ngô, đậu nành mỡ sẽ mềm
- Vật nuôi vỗ béo cho ăn nhiều đại mạch, khô dầu bông mỡ sẽ cứng

- Gà đẻ trứng cho ăn nhiều ngô, rau, cỏ, bột vạn thọ… thì lòng đỏ có màu sậm.
Kết luận:
Nếu vật nuôi được cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối chất dinh dưỡng thì con
vật sinh trưởng, phát triển tốt, thể chất khỏe mạnh, ít bệnh tật, sức đề kháng cao, khó
mắc các bệnh truyền nhiễm… Ngược lại, nếu thức ăn và dinh dưỡng không tốt thì sinh
trưởng, phát triển không bình thường, sức sản xuất không cao, dễ mắc bệnh nhất là
các bệnh về dinh dưỡng.
1.2. Những thành tựu về thức ăn và dinh dưỡng
● Thế kỷ 18 (1743-1794) nhà hóa học Pháp tên là Antoine Lavoisier đặt nền móng
đầu tiên về khoa học dinh dưỡng.
● Đầu thế kỷ 19, các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu chủ yếu về protein,
glucid, lipid. Trong cả thế kỉ này người ta chỉ tập trung nghiên cứu về chúng và nhu
cầu năng lượng của động vật.
● Thế kỷ 20, dựa vào những hiểu biết về sinh lí, sinh hóa và những tiến bộ của khoa
học kỹ thuật con người đã nghiên cứu, thí nghiệm để tìm ra nhiều chất dinh dưỡng
trong nhiều loại thức ăn như tìm được 50 chất dd có trong các loại tă vật nuôi.
Chẳng hạn:
- 1913: nhận biết được nhóm vitamine (vit.) hòa tan trong mỡ.
- 1920-1925: nhận biết được vai trò của Ca và P trong dinh dưỡng động vật.
- 1922: phát hiện được vai trò của vitamine D đối với bệnh mềm xương.
- 1925: thấy được tầm quan trọng của Fe và Cu trong việc ngăn ngừa bệnh
thiếu máu.
- 1928: phát hiện được bản chất đa hợp của vitamine nhóm B.

7


- 1929: đã phát hiện, nghiên cứu một số chất kháng sinh. Đến 1940 đã dùng
rộng rãi để chữa bệnh truyền nhiễm ở một số nước; dùng để phòng trị một số chứng
tiêu chảy ở heo con, hoặc dùng để kích thích vật nuôi sinh trưởng…

- 1933: phân lập được Riboflavin, biết được vitamine K cần cho đông máu
- 1934: phân biệt được vitamne A & caroten; thấy được tầm quan trọng của tỉ
lệ Ca/P trong khẩu phần.
- 1936: phân lập được vitamine B1; thấy được tác dụng của vitamine D3 đối với
gà đẻ trứng.
- 1939: tổng hợp được vitamine B6; phân lập được vitamine B2 và vit. E…
- 1941: nghiên cứu được các sản phẩm lên men vi sinh vật.
- 1942: phân lập được vitamine B12
- 1946: phát hiện được acid folic
- 1950: thấy được vai trò diệt khuẩn và kích thích sinh trưởng của kháng sinh;
sản xuất được kháng sinh sinh trưởng cho vật nuôi.
- 1957: thấy được vai trò của Zn và Se…
● Hiện nay, người ta vẫn tiếp tục tìm những chất dinh dưỡng mới; quan hệ giữa đất
trồng với thành phần dinh dưỡng trong thức ăn; vấn đề chất độc trong thức ăn; nhu
cầu các chất dinh dưỡng trong mối quan hệ với các chất dinh dưỡng khác; dinh dưỡng
với miễn dịch, bệnh tật; hiệu suất lợi dụng thức ăn; kỹ thuật chế biến, dự trữ thức ăn;
sản xuất thức ăn hỗn hợp (tăhh)…
Chẳng hạn:
- Thức ăn có nguồn gốc từ vi sinh vật là nguồn cung cấp protein quan trọng
được nhiều nước áp dụng.
- Thức ăn có nguồn gốc hóa học được tổng hợp ở dạng viên như urê dùng phổ
biến cho loài nhai lại.
- Thức ăn hỗn hợp có thể thay thế 70-90% thức ăn dạng cổ truyền dùng ở nhiều
nước trên thế giới.
- Thiếu Cu, Co, Mn dẫn đến thiếu Fe
- Thiếu Leucin sẽ thiếu máu, ảnh hưởng tính miễn dịch cơ thể.
- Trong chăn nuôi bò: trước đây cần 15 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 5-6
kg tăhh/kg tăng trọng

8



- Trong chăn nuôi heo: trước đây cần 5-6 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 34 kg tăhh/kg tăng trọng.
- Trong chăn nuôi gà: trước đây cần 4 kg tăhh/kg tăng trọng; nay chỉ cần 1,7
kg.
- Kỹ thuật chế biến thức ăn thô như kiềm hóa rơm rạ bằng NH3, NaOH…
- Từ kỹ thuật chế biến thức ăn hạt đơn giản nhất là nghiền nhỏ đến kỹ thuật
phức tạp hơn như: tạo viên, hạt, bánh, ép đùn, xử lí vi sóng… Nhờ vậy, vừa loại được
chất kháng dinh dưỡng, vừa nâng cao khả năng tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng.
Câu hỏi tìm hiểu
1. Thực phẩm chức năng (TPCN) là gì? Có mấy nhóm? Tác dụng của nó? Các loại
TPCN? TPCN ≠ thực phẩm thông thường như thế nào? TPCN ≠ thuốc ra sao?
2. Hiện nay, nước ta có khoảng bao nhiêu nhà máy chế biến thức ăn? Công suất thế
nào? Tình hình nguyên liệu phục vụ cho chế biến thức ăn gia súc, gia cầm ra sao? Ý
kiến của anh (chị) về tình hình nguyên liệu thức ăn để chế biến thức ăn hỗn hợp ở
Việt Nam?
-----------------------------------0o0-------------------------------------

9


Chương 2. THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

TRONG THỨC ĂN VẬT NUÔI (7 tiết)
Mục tiêu
- Sinh viên hiểu và phân biệt được các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn,
vai trò cơ bản của từng chất dinh dưỡng và biết cách đánh giá giá trị dinh dưỡng của
thức ăn trong chăn nuôi.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để ứng dụng vào thực tiễn chăn nuôi.
2.1.


Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi

2.1.1. Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn
Khi phân tích thức ăn trong chăn nuôi, người ta đã đồng ý chia thức ăn làm các
thành phần cơ bản sau đây:
Thức ăn vật nuôi
an

Nước

Chất khô

Chấ t vô cơ (khoáng)

Chấ t hữ u cơ

Protein thô:

Glucid:

- Protid (Protein thuần)
- Amid (N phi protein)

- Tinh bột
- Xơ
- Đường

Lipid:
- Dầu

- Mỡ
- Hợp
chất chứa
Lipid

Các vi chấ t:
- Enzim, Hormon
- Vitamine
- Chất tạo màu, tạo
mùi, kích thích sinh
trưởng, antioxidants,...

● Giải thích và phân biệt những nhân tố trong bảng tổng hợp trên như:
- Phân biệt protein và protid, protid và amid
- Phân biệt tinh bột, xơ, đường
- Phân biệt dầu, mỡ, hợp chất chứa lipid
- Phân biệt các vi chất.
Tất cả đều cho ví dụ minh họa.

10


● Antioxidants (chất chống oxihóa) là gì? Các chất chống oxihóa như: Minimax (bảo
quản thuốc); O-Buster (bảo quản các loại bánh); BHT (trong đồ hộp); α- tocoferon
(vit. E) trong tăhh; vit. C; β-caroten; Lutein; Lycopen ….
● Chất kích thích sinh trưởng (ktst) là gì? Cho ví dụ.
2.1.2. Thế nào là giá trị dinh dưỡng (GTDD) của thức ăn vật nuôi
Khi nói đến GTDD của loại thức ăn nào đó là nói đến thành phần hóa học
(TPHH) của loại thức ăn này như thế nào, các chất dinh dưỡng nhiều hay ít, tỉ lệ cao
hay thấp, tỉ lệ tiêu hóa ra sao? Đây là tiêu chuẩn để đánh giá và so sánh các loại thức

ăn với nhau. Vì vậy, khi phối hợp khẩu phần ta phải xét đến GTDD của các loại tă đó.
2.1.3. Quan hệ giữa thức ăn với năng suất vật nuôi
Mục đích cuối cùng của chăn nuôi là tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng tốt
và giá thành hợp lí. Năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi do nhiều yếu tố tạo
thành, nhưng quan trọng nhất là thức ăn. Viện sĩ M.F. Ivanov đã nói: “Ảnh hưởng của
thức ăn, dinh dưỡng còn mạnh hơn so với giống và tổ tiên của vật nuôi ”.
2.2. Vai trò các chất dinh dưỡng trong thức ăn vật nuôi
2.2.1. Nước
2.2.1.1. Khái niệm
● Nước là thành phần cơ bản của các tổ chức và dịch thể. Mọi quá trình chuyển hóa
trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi đủ nước.
● Tuy nước không cung cấp năng lượng (NL) cho cơ thể động vật nhưng nước có vai
trò rất quan trọng không gì thay thế được.
Chẳng hạn:
- Con vật mất hết glucid, lipid, 2/3 protein thì vẫn sống được; nhưng nếu mất
khoảng 10% nước sẽ xáo trộn cơ thể, mất 20% nước thì con vật sẽ chết.
- Ở người, có thể nhịn ăn 3-4 tuần thì vẫn sống nếu tiêu thụ 300-400 ml nước/
ngày nhưng sẽ chết trong vòng 4-5 ngày nếu không uống nước.
2.2.1.2. Vai trò
● Giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn nhờ:
- Dịch tiêu hóa như dịch nước bọt 99% nước; dịch vị 98% nước; dịch tụy 90%
nước; dịch ruột 94% nước.

11


- Men tiêu hóa như amilaza, pepsin, trypsin, lipaza, maltaza, saccaraza,
lactaza…
- Máu và dịch lâm ba có 90% nước.
● Thực hiện các phản ứng hóa học như phản ứng thủy phân, phản ứng oxi hóa, khử

hóa, hidrate hóa, trao đổi chất trong quá trình sống.
● Bảo vệ các mô và các cơ quan trong cơ thể động vật như:
- Chống các chấn động (lớp nước giữa màng tim, màng phổi)
- Làm giảm tác dụng ma sát (lớp dịch nhờn giữa các khớp xương)
- Giữ thể hình con vật (nước trong các tế bào làm tế bào to ra, giữ thể hình con
vật bình thường, nếu không sẽ mất cân bằng & hình dáng sẽ khác đi)
- Làm cho cơ thể có tính đàn hồi, làm giảm lực tác dụng trong cơ thể nhờ nước
rất dễ chuyển dịch (véo, đánh…)
● Điều hòa thân nhiệt nhờ khả năng dẫn nhiệt:
- Khi nhiệt độ bên ngoài nóng sẽ bốc hơi nước cơ thể để ngăn cản sự nóng của
cơ thể. 1 g nước bốc hơi cần cung cấp 580 calo
- Khi nhiệt độ bên ngoài lạnh sẽ tỏa nhiệt để điều hòa thân nhiệt.
● Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi như trứng có tỉ lệ nước 70%, thịt có tỉ lệ
nước 70-80%, sữa có tỉ lệ nước 85%…
Vì vậy, khi thiếu hoặc thừa nước sẽ ảnh hưởng đến cơ thể.
Ví dụ:
- Thiếu nước tim hoạt động khó khăn vì tăng độ nhớt của máu, ứ đọng các chất
độc trong cơ thể, táo bón, 5 vai trò nói trên bị xáo trộn.
- Thừa nước sẽ làm tăng tải trọng của thận, thải hết các muối cần thiết trong cơ
thể động vật.
2.2.1.3. Nguồn cung cấp nước
● Nước uống: sạch, mát, hợp vệ sinh, kịp thời, đầy đủ.
● Nước trong thức ăn: chiếm tỉ lệ lớn, tùy loại tă mà lượng nước khác nhau.
Ví dụ: - Rau xanh, cà chua có 70-90% nước
- Thức ăn củ, quả có 65-95% nước
- Thức ăn hạt chứa 9-14% nước…
● Nước trao đổi: là nước do oxi hóa các chất hữu cơ trong cơ thể động vật.

12



Ví dụ: - Khi oxi hóa 100 g protein

41 ml nước

- Khi oxi hóa 100 g glucid

55 ml nước

- Khi oxi hóa 100 g lipid

107 ml nước

Nhờ loại nước trao đổi này mà một số động vật như động vật ngủ đông, lạc đà…
có thể nhịn uống một thời gian dài mà vẫn sống.
2.2.1.4. Nguyên tắc xác định lượng nước
● Muốn xác định lượng nước trong thức ăn người ta đưa tă vào tủ sấy ở 1050C, trong
3h sau đó đưa tă vào bình hút ẩm để khô tuyệt đối; rồi lấy tă ra cân để biết hàm lượng
chất khô, từ đó xác định lượng nước trong tă theo công thức:
% nước = 100 - % chất khô
● Nếu sấy thức ăn ở 600C thì chỉ có lượng nước tự do bay đi, lượng nước kết hợp vẫn
còn lại trong thức ăn, do đó thức ăn vẫn còn nước. Tùy loại thức ăn mà trạng thái này
có độ ẩm 9-16%.
Lưu ý:
- Thức ăn có độ ẩm càng cao thì khó dự trữ, bảo quản nên cần phải chế biến
như phơi sấy khô, ủ chua, ủ xanh, nấu chín...
- Tùy loài động vật, lứa tuổi, tình trạng cơ thể, thời tiết, loại thức ăn... mà nhu
cầu nước có khác nhau.
- Rối loạn chuyển hóa nước thường xảy ra ở một số bệnh như: sốt cao, ỉa chảy,
nôn mửa, mất máu... hoặc lao động trong điều kiện quá nóng. Trong các trường hợp

này việc bù nước và chất điện giải để duy trì cân bằng là cần thiết để bảo vệ sức khỏe.
- Nguồn nước lấy vào và thải ra ở người trưởng thành/ngày:

13


Nước uống: 1.500 ml/ngày
Nguồn nước vào
(2.800 ml/ngày)

Thức ăn

: 1.000 ml/ngày

Chuyển hóa: 300 ml/ngày
Phân
Nguồn nước ra
(2.800 ml/ngày)

:

150 ml/ngày

Nước tiểu: 1.500 ml/ngày
Phổi

:

350 ml/ngày


Da

:

800 ml/ngày

2.2.2. Phân biệt 3 chất dinh dưỡng cơ bản (protein, lipid, glucid)?
- Nội dung phân biệt: đặc điểm, vai trò, nguồn cung cấp, những lưu ý.
- Chia lớp thành 3 nhóm để tìm hiểu các nội dung trên.
- Cho đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại góp ý.
- Giảng viên hệ thống lại cụ thể, cho sinh viên ghi chép.
2.2.2.1. Protein
► Đặc điểm:
● Cấu tạo bởi 4 nguyên tố cơ bản: C,H,O,N...
● Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình.
● Protein thô gồm: protein thuần (protid) và các amid (Nitơ phi protein)
● Trong nuôi dưỡng động vật người ta tính protein chứ không phải protid.
Hàm lượng protein trong thức ăn được tính bằng cách tính N (theo phương pháp
Kjeldalh): N xác định x 6,25
● Protein có trong thành phần của tế bào và đa số các chất trong cơ thể đv như:
enzim, hormon, vitamine, kháng thể, các loại tế bào...
Ví dụ:
- Bản chất của enzim là protein.
- Nhiều loại hormon có sự tham gia của protein (thyroxin, adrenalin...)
- Rhodopsin (vit.A + opsin) giúp mắt hoạt động bình thường.
- γ- globulin tạo sức đề kháng cơ thể động vật.

14



- Tế bào hồng cầu, bạch cầu...
● Thực tế, nhu cầu protein rất cần cho cơ thể với đủ lượng, đủ chất và cân đối.
► Vai trò của protein:
- Chủ yếu là nguyên liệu tạo hình vì protein là thành phần chủ yếu của nguyên
sinh chất tế bào, là hợp phần quan trọng của nhân tế bào.
- Tham gia cân bằng năng lượng khi cơ thể thiếu năng lượng
1g protein

5,65 kcal

- Là chất tham gia cấu tạo nên các enzim, hormon, vitamine, kháng thể, các
loại tế bào… là những chất thực hiện những chức năng quan trọng trong cơ thể đv.
- Là nguyên liệu chính để động vật hoàn thành qui luật tăng trưởng & tham gia
quá trình sinh sản ở động vật.
- Cần thiết cho chuyển hóa bình thường các chất dinh dưỡng, đặc biệt là
vitamine & chất khoáng, làm tăng tính thèm ăn của động vật.
Như vậy, chất đạm có tầm quan trọng đặc biệt không gì thay thế được.
► Nguồn cung cấp protein:
- Thức ăn đv: thịt, trứng, cá, sữa, tôm, cua, ốc, hến, trai…
- Thức ăn tv: các loại hạt họ đậu, khô dầu…
- Thức ăn tổng hợp: viên đạm, dung dịch đạm, aminoacid tổng hợp, protein
B12, thyroprotein…
► Lưu ý:
- Giá trị sinh vật học protein (GTSVH protein) = BV (Biological Value): là chỉ
tiêu để đánh giá chất lượng protein, nó biểu thị bằng tỉ lệ % giữa protein tích lũy lại
trong cơ thể so với protein của thức ăn tiêu hóa được. BV khác nhau tùy loại thức ăn.
- Người ta dùng BV để so sánh các loại thức ăn đạm với nhau, loại thức ăn nào
có đầy đủ các acid amin cần thiết và cân đối nhất thì GTSVH protein cao.
- Cùng một loại thức ăn nhưng GTSVH protein phụ thuộc từng loại động vật.
Chẳng hạn:

Ngô: có GTSVH đối với heo = 54%; đối với chuột = 60%.
Khoai tây: có GTSVH đối với heo = 73%; đối với chuột = 67%
- Muốn nâng cao GTSVH protein người ta có thể phối hợp các loại thức ăn
đạm với nhau hoặc chế biến thức ăn bằng nhiệt.

15


Ví dụ:
Gạo, bắp, mì nghèo lyzin; còn đậu nành, đậu phụng, mè giàu lyzin nên cần
phối hợp thì tốt.
Đậu nành phải rang rồi xay thì sẽ khử chất kháng men trypsin, giúp tiêu hóa,
hấp thu tốt hơn.
- Nói chung, thức ăn đạm động vật có GTSVH protein cao hơn tă đạm tv.
- Có 2 nhóm acid amin: acid amin cần thiết và acid amin không cần thiết:
Acid amin cần thiết như: arginin, phenylalanin, histidin, treonin, tryptofan,
lysin, leucin, isoleucin, methionin, valin. Trẻ em cần đủ 10 loại acid amin cần thiết.
Người lớn cần 8 loại acid amin cần thiết (trừ arginin và histidin).
Acid amin không cần thiết như: alanin, asparagin, cystin, citrolin, glicin,
glutamin, tiroxin, prolin, hidroxy prolin, serin.
- Phải sử dụng protein hợp lí, đảm bảo nhu cầu cho từng loại vật nuôi vì thức
ăn đạm đắt tiền, thiếu hoặc thừa cũng không lợi.
2.2.2.2. Lipid
► Đặc điểm:
- Lipid cấu tạo bởi 3 nguyên tố cơ bản: C,H,O...
- Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình.
- Có 2 nhóm lipid:
Lipid đơn giản: là este của rượu glicerol và acid béo, bao gồm: dầu tv, mỡ đv,
sáp và sterit.
Lipid phức tạp: chứa các gốc acid phosphoric cholin, saccarid như: glicerophos

pholipid, gliceroglicolipid ...
- Thực tế trong chăn nuôi ít khi thiếu chất béo vì hầu hết các loại thức ăn đều
có chứa chất béo. Mỡ động vật thường có nhiều acid béo no; mỡ lỏng & dầu ăn
thường chứa acid béo chưa no.
- Độ đồng hóa chất béo phụ thuộc lượng acid béo no & chưa no. Nếu acid béo
no quá nhiều & acid béo chưa no ≥ 15% tổng số acid béo thì sẽ hạn chế hấp thu &
đồng hóa chất béo.

16


- Thức ăn nhiều chất béo thường dễ bị oxi hóa tạo thành peroxyt (chất độc) gây
rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, phải bảo quản tốt chất béo trong khẩu phần và phải sử dụng
hợp lí.
► Vai trò của lipid:
- Tham gia vào thành phần cấu tạo của màng tế bào (lipoprotein), giúp cho quá
trình tạo hình cơ thể.
- Sinh nhiều năng lượng và dự trữ năng lượng quan trọng. 1g lipid

9,45

kcal, đáp ứng nhu cầu cơ thể.
- Là dung môi để hòa tan các sinh tố (A, D, E, K), giúp vận chuyển và hấp thu
chúng.
- Tham gia tạo vitamin D3 và các chất nội tiết nhờ cholesterol, có quan hệ đến
sinh sản & sinh trưởng ở động vật.
- Bảo vệ cơ quan và giữ thân nhiệt cơ thể ổn định, chống những tác động từ
bên ngoài.
► Nguồn cung cấp lipid:
- Thức ăn đv: bơ, sữa, mỡ ... chứa nhiều acid béo no; đặc biệt mỡ lỏng chứa

nhiều acid béo chưa no.
- Thức ăn tv: các loại dầu thực vật, khô dầu… chứa nhiều acid béo chưa no.
► Lưu ý:
- Chất béo thường khó dự trữ, bảo quản nên phải cho chất chống oxihóa vào
(antioxidants) để bảo quản thức ăn.
- Chất béo ít được quan tâm khi sử dụng thức ăn trong chăn nuôi vì nó có trong
hầu hết các loại thức ăn.
- Chất béo dự trữ nằm ở dưới da, các phủ tạng và mô liên kết, nó có thể chống
những tác động có hại từ bên ngoài, nhưng cũng có thể sinh bệnh.
- Thức ăn động vật chứa các acid béo no thường gặp như acid butyric, capric,
caprilic, palmitic, loric, stearic, myristic...
- Thức ăn thực vật chứa các acid béo chưa no thường gặp như acid linoleic,
linolenic, arachidonic cùng với các đồng phân của chúng (không tự tổng hợp được
trong cơ thể động vật) - quan trọng trong điều trị eczema, sinh trưởng, phát triển &
tăng sức đề kháng cơ thể.

17


- Cholesterol tham gia thành phần tế bào & tham gia một số chuyển hóa quan
trọng (nhũ tương hóa, tổng hợp nội tiết tố của vỏ thượng thận (cortizol, testosterol,
oestrogen, progesterol...), liên kết các độc tố tan trong máu (saparin) của vk, kst. Song
cholesterol có thể gây xơ vữa động mạch, làm xuất hiện một số khối u ác tính. Vì thế,
người ta phải thận trọng khi dùng tă giàu cholesterol (lòng đỏ trứng...) đối với những
người có bệnh liên quan. Người trưởng thành, phosphatit là chất điều hòa chuyển hóa
cholesterol.
- Nhiệt độ tan chảy của chất béo càng thấp thì hệ số hấp thu (HSHT) càng tăng.
Ví dụ:
t0 tan chảy < 370C thì HSHT 97-98%
t0 tan chảy 38 - 390C thì HSHT 90%.

t0 tan chảy 50 - 6000C thì HSHT 70-80%
2.2.2.3. Glucid
► Đặc điểm:
- Là những chất hữu cơ có 3 nguyên tố cơ bản: C,H,O....
- Cung năng lượng để duy trì sự sống, sản xuất và tạo hình.
- Là chất khá phổ biến ở sinh vật (tv: 50-75%; đv: 1-2%).
- Trong thức ăn chăn nuôi người ta chia glucid làm 2 nhóm:
Nhóm dẫn xuất không chứa N (NFE) như : đường, tinh bột, acid hữu cơ.
NFE = 100 – (% nước + % protein + % Lipid + % xơ + % khoáng)
Nhóm xơ thô (CF) như: ignin, celluloze, hemicelluloze. Lignin gắn kết với celluloze
& hemicelluloz tạo thành các liên kết bền vững của vách tế bào thực vật, khiến các
enzim tiêu hóa không phân giải được. Thực vật càng già thì lignin càng cao, nên tỉ lệ
tiêu hóa (TLTH) tă rất thấp, trừ khi tiến hành xử lí hóa học để phá hủy liên kết giữa
lignin & carbohidrate khác.
- Có nhiều loại khác đường nhau: đường đơn, đường đôi, đường ba, đường đa.
- Mỗi loại đường có độ ngọt khác nhau theo hướng giảm dần:
fructoza (173)

sacaroza (100)

glucoza (79)

galactoza (32)

lactoza (16)

maltoza...
- Chăn nuôi theo hướng thịt hoặc vỗ béo người ta dùng nhiều thức ăn tinh bột.
► Vai trò của glucid:


18


- Tham gia vào thành phần các tế bào, tổ chức và tạo hình.
- Chủ yếu cung năng lượng cho cơ thể động vật vì:1 g glucid

4,15 kcal và

glucid có nhiều trong khẩu phần ăn ở vật nuôi
- Kích thích tiêu hóa các chất dinh dưỡng khác, tăng cảm giác no, tạo khuôn
phân và thải phân dễ dàng nhờ celluloza và cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho
vật nuôi nhai lại nhờ men vsv, do đó liên quan đến sinh trưởng ở động vật.
- Làm giảm phân giải protein cơ thể, tạo mỡ dự trữ. Nếu thừa sẽ tích lũy dưới
dạng glicogen trong gan, bắp thịt hoặc dạng mỡ để dùng dần khi cần.
► Nguồn cung cấp glucid:
- Chủ yếu là tătv: lúa, ngô, khoai, sắn, cao lương, cám gạo ...
- Chất đường tổng hợp (đường đơn, đường đôi, đường đa...)
► Lưu ý:
- Nguồn gốc của các chất đường khác nhau như: đường trái cây, đường mía,
đường glucoza, đường sữa, đường nha, tinh bột (hạt, củ, quả), chất xơ (từ màng tế bào
tv), dextrin (do vsv tổng hợp)...
- Tùy loại vật nuôi, lứa tuổi vật nuôi, mục đích nuôi mà sử dụng các loại đường
khác nhau.
Ví dụ:
Heo sơ sinh (4-5 ngày) cần sử dụng đường lactoza
Vật nuôi sản xuất thịt giai đoạn cuối cho ăn tinh bột để tích lũy mỡ; trong khi
các loại vật nuôi làm giống thì sử dụng hạn chế.
Vật nuôi choai phải sử dụng chất xơ để tăng dung tích khẩu phần, ăn no, kích
thích tiêu hóa, nhuận trường....
Động vật nhai lại sử dụng chủ yếu chất xơ (vsv dạ cỏ phân giải tốt chất xơ).

- Đối với Người, chất xơ có thể:
Làm giảm cholesterol, giảm tần suất ung thư ruột kết, giảm hội chứng kích ứng
ruột nên có lợi cho hệ tiêu hóa và tim mạch.
Ổn định nồng độ đường huyết.
- Glucid là loại thức ăn được sử dụng nhiều trong khẩu phần vật nuôi (> 70%),
rẻ tiền, dễ tìm, có lợi về kinh tế.

19


- Sự trao đổi đạm, đường, béo có liên quan với nhau trong việc tham gia cấu
tạo cơ thể, làm tăng thể trọng, tạo mỡ dự trữ và nâng cao giá trị dinh dưỡng của tă.
- Glucid sau khi ăn vào sẽ chuyển thành năng lượng (chủ yếu); sau đó tạo
thành glicogen trong gan & tạo thành mỡ dự trữ ở dưới da, mô liên kết, phủ tạng.
- Trong cơ thể động vật, glucid luôn luôn ở mức ổn định gọi là glucoze máu.
Nếu thiếu sẽ làm tăng phân giải protein; nếu thừa glucid sẽ chuyển thành lipid, sinh
béo phì.
2.2.3. Các loại vitamine
2.2.3.1. Đặc điểm chung:
● Năm 1912 C. Funk đặt ra thuật ngữ vitamine, từ đó đến nay sự hiểu biết về
vitamine ngày càng mở rộng và thấu đáo. Các nhà khoa học đã góp công xác định cấu
trúc hóa học, tổng hợp được nhiều loại và đưa vào sử dụng rộng rãi trong y học và
nông nghiệp. Về mặt chăn nuôi & trồng trọt, vitamine coi như là thức ăn vi lượng góp
phần thúc đẩy năng suất & chất lượng sản phẩm; đồng thời còn là thuốc chữa bệnh
cho gia súc, gia cầm trong chăn nuôi công nghiệp như hiện nay.
● Vitamine là những chất hữu cơ (C,H…) cần với số lượng nhỏ nhưng rất quan
trọng trong cơ thể động vật vì:
- Tạo nên enzim, hormon và những hợp chất quan trọng khác
- Xúc tác quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể
- Đóng góp vào quá trình sinh trưởng, sinh sản & sức đề kháng của vật nuôi.

Người ta đã biết vitamine có trong thành phần của hơn 100 enzim, xúc tác các
phản ứng xãy ra trong cơ thể. Do đó thiếu vitamine sẽ phá hủy hoạt động của các
enzim, làm xáo trộn trao đổi chất trong cơ thể.
● Vitamine có nguồn gốc từ tătv, tăđv, chất tổng hợp, tự tổng hợp trong cơ thể
động vật.
Ví dụ:
- Tiền vit.A (caroten), tiền vit. D2 (ergosterol), vit. E, vit. K, vit. B1, vit. C có
nguồn gốc từ thức ăn thực vật.
- Vit. A, tiền vit. D3 (7-dehidrocholesterol), vit. K, vit. B1, vit. B12 có nguồn
gốc từ thức ăn động vật.

20


- ADE, ursovit A, ursovit E, AD3EC, K tổng hợp... là nguồn vitamine từ các
chất tổng hợp.
Vit. B1 tự tổng hợp trong cơ thể động vật ăn cỏ nhờ hệ vsv đường ruột; vit. B12
tự tổng hợp trong cơ thể đv nhai lại nhờ hệ vsv đường ruột; vit. K tự tổng hợp trong
cơ thể đv nhờ vi khuẩn escherichia coli, đa số các loài đv có thể tự tổng hợp vit. C,
ngoại trừ người & chuột bạch.
● Phải sử dụng vitamine hợp lí, đặc biệt là các vitamine tan trong dầu.
2.2.3.2. Phân loại vitamin: Có 2 nhóm
● Nhóm vitamin tan trong dầu (A, D, E, K):
- Vận chuyển trong dầu và hấp thu theo đường bạch huyết (ruột non
ruột

mạch bạch huyết

tĩnh mạch chủ trên


tim

lông

máu đi khắp cơ thể). Sự

tổng hợp và vai trò tùy loại vitamine.
- Nếu thừa thì không thải hết ra ngoài mà dự trữ ở mô mỡ của gan, do đó nếu
dùng quá nhiều sẽ gây ngộ độc cho cơ thể động vật.
● Nhóm vitamin tan trong nước (nhóm B & C):
- Vận chuyển trong nước và hấp thu theo đường máu (ruột non
mạch máu

tĩnh mạch cửa

gan

tĩnh mạch chủ dưới

tim

lông ruột
máu đi khắp cơ

thể). Sự tổng hợp và vai trò tùy loại vitamine.
- Nếu thừa thì chúng sẽ thải hết ra ngoài qua nước tiểu, không gây nhiễm độc
cho cơ thể động vật.
2.2.3.3. Các loại vitamine thường dùng trong chăn nuôi: Vit. A, D, E, K, B1, B12, C
► Vitamine A: (Retinol = Axeropton = C20H29OH)
● Vai trò:

- Chủ yếu giúp mắt hoạt động bình thường nhờ tạo ra chất cảm quang của võng
mạc mắt.
Retinol (vit. A) --oxi hóa

Retinal + opsin

Rhođopsin (chất cảm quang)

Nếu thiếu vit. A hay rhođopsin ít sẽ sinh bệnh quáng gà, nếu thiếu nhiều sẽ mù
mắt.
- Giúp da và niêm mạc sinh trưởng, hoạt động bình thường, tạo sức đề kháng
cơ thể.

21


Khi thiếu vit. A sự sản sinh kháng thể bị giảm thấp; tổ chức thượng bì bị sừng
hóa, khô lại, tổ chức niêm mạc bị teo (nhất là ở biểu bì phổi, ruột, bàng quang, tử
cung...) do đó sức đề kháng cơ thể giảm, vsv dễ xâm nhập gây viêm biểu bì, đau
cuống phổi, rối loạn tiêu hóa, hô hấp, tiết niệu, sinh dục & sinh sản.
- Xúc tiến sự sinh trưởng vì vit. A cần thiết cho việc trao đổi nhiều chất phức
tạp như: nucleoproteit, lipide.... Nếu thiếu động vật sẽ chậm hoặc ngừng tăng trưởng.
- Quan hệ tới thần kinh vì thiếu vit. A thần kinh bị thoái hóa, cơ thể bị kích
thích (co giật), tê liệt (ở bê, nghé, heo thường gặp) nên con vật thường đi nghiêng ngã
hoặc đứng trân.
- Ngoài ra, ở người vit. A còn giúp quá trình phát triển xương; kéo dài quá
trình lão hóa & chống ung thư.
● Nguồn cung cấp:
- Thức ăn đv: dầu cá, bơ, sữa, trứng...ở dạng vit. A, ngoại trừ vỏ tôm, mai mực.
- Thức ăn tv: bầu, bí, cà rốt, cà chua, gất, ớt, một số quả, các loại rau, cỏ... dạng

caroten. Caroten vào ruột --carotenaza

vit.A.

- Các chất tổng hợp: Ursovit A, ADE, vit.A tổng hợp...
● Lưu ý:
- Trong thức ăn, có thể thấy chúng ở 2 dạng: tiền vit. A (caroten) và vit. A
- Giữa protein & vit. A có liên quan với nhau trong vấn đề hấp thu.
► Vitamine D
● Vai trò:
- Thúc đẩy quá trình trao đổi khoáng Ca & P, ngăn ngừa bệnh còi xương, mềm
xương, loãng xương.
Khi Ca/P thích hợp = 1/1, 1,5/1; 2/1 nhưng thiếu vit. D thì hấp thu Ca, P bị rối
loạn, do đó vật nuôi bị còi xương, dị hình, cong, dễ gãy, đi lại khó khăn.
- Liên hệ đến sinh trưởng vì vit. D có ảnh hưởng đến trao đổi chất đạm & chất
béo nên nếu thiếu con vật sẽ thải ra các acid amin & chất béo quá nhiều, ảnh hưởng
đến sinh trưởng ở vật nuôi. Ngược lại, nếu đủ sẽ tăng tích lũy các chất trên để tạo
thành glicogen dự trữ ở cơ & gan, thuận lợi cho việc sử dụng & tích lũy. Do đó vật
nuôi sinh trưởng nhanh, đặc biệt là vật nuôi còn non.
- Quan hệ đến sinh sản vì vit. D có ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết.

22


Ví dụ: vit. D kích thích hoạt động của tuyến giáp nên liên quan đến tiết sữa.
vit. D3 tác động lên tuyến sinh dục bò cái làm cho nó động dục.
Đồng thời, vit. D cũng liên quan đến hấp thu Ca, P, quá trình trao đổi chất nên
ảnh hưởng gián tiếp đến sức sản xuất sữa, trứng, tinh trùng...
Khi gà đẻ trứng thiếu vit. D3 thì vỏ trứng mỏng, mềm, dễ vỡ.
- Ngoài ra, vit. D còn tham gia điều hòa chức năng của một số gen; tiết các

kích thích tố (ktt) như: insulin, parathyroxin; hệ miễn dịch & da của phụ nữ.
● Nguồn cung cấp: rất ít trong thức ăn
- Thức ăn tv như: lá, rễ, quả,... có tiền vit. D2 (Ergosterol).
Ergosterol ----tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời

vit. D2 (calciferol)

- Thức ăn đv như: dầu cá, gan, bơ, sữa, lòng đỏ trứng... có tiền vit. D3 (7dehidrocholesterol).
7-dehidrocholesterol----tia tử ngoại của ás mặt trời

vit. D3 (cholescalciferol)

- Các chất tổng hợp: ADE, philazon (AD3 của Hungari)
● Lưu ý:
- Có nhiều loại vit. D như: D1, D2, D3, D4, D5, D6... có cấu tạo gần giống nhau,
chỉ khác hoạt tính sinh học, nhưng quan trọng nhất là vit. D2 & D3. Hầu hết các loài
đv có vú có thể sử dụng được cả vit. D2 & D3; nhưng đối với gia cầm hiệu quả sử
dụng vit. D2 chỉ bằng 1/7 so với vit. D3.
- Vit. D có quan hệ đến hấp thu Ca & P.
- Về mùa hè hoặc chăn nuôi thả rông không cần cung cấp vit. D vì dưới tác
động của tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời lên da đv sẽ chuyển tiền vit. D thành vit. D;
nhưng mùa đông hoặc chăn nuôi công nghiệp con vật nuôi nhốt, thiếu ánh sáng cần
cung cấp đầy đủ vit. D nhất là vật nuôi sản xuất. Nếu cung cấp dư thừa quá nhiều thì
Ca hấp thu nhiều, tích lũy khắp nơi làm những nơi đó bị tổn thương (tích lũy trên
thành mạch máu làm mạch máu dòn, dễ vỡ; tích lũy trong bể thận làm suy thận...)
► Vitamine E: (Tocoferol = C29H50O2)
● Vai trò:
- Chủ yếu là đảm bảo cơ năng sinh dục được bình thường vì vit. E có liên quan
đến sự tiết kích thích tố sinh dục ở tuyến yên. Vì thế, người ta gọi vit. E là vitamine
chống bệnh không chửa đẻ.


23


- Chống oxi hóa, do vậy người ta thường dùng nó để bảo quản thức ăn.
Ví dụ: Khi trong thức ăn có đủ vit. E thì caroten, vit. A & chất béo không bị oxi hóa
tạo thành chất độc peroxyt.
- Chống bệnh teo cơ (cơ bị thoái hóa) vì vit. E cần cho trao đổi chất của cơ
bằng cách điều hòa trao đổi glicogen, thúc đẩy sử dụng protein cho tế bào, tổ chức.
- Chống lão hóa nên người ta có thể sản xuất các loại chế phẩm có chứa vit. E
để dưỡng da hoặc làm trẻ hóa.
- Ngoài ra, ở người vit. E còn ngăn ngừa các bệnh tim mạch do làm giảm
cholesterol trong máu, kích thích lưu thông máu; chống ung thư vì vit. E kết hợp với
vit. C làm chậm quá trình; kích thích hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường bằng
việc bảo vệ các tế bào.
● Nguồn cung cấp:
- Thức ăn tv: có nhiều trong hạt nẩy mầm, hạt ngũ cốc, rau xanh, thức ăn phơi
khô..
- Thức ăn đv: không có vit. E
- Các chất tổng hợp: ADE, ursovit E, AD3EC…
● Lưu ý:
- Vit. E tương đối bền với nhiệt độ, bị phân giải chậm bởi tia tử ngoại, các
muối sắt & mỡ bị ôi có thể phá hoại vit. E.
- Nếu thiếu vit. E thì các peroxyt hình thành tấn công gây bệnh tích trên tiểu
não, trên cơ, Fe2+ ---> Fe3+, chức năng hồng cầu & hệ thống cytochrome bị rối loạn.
- Selen cũng có vai trò giống vit. E nên người ta thường bổ sung vit. E & Se
vào thức ăn vật nuôi để bảo quản.
► Vitamine K: (Philloquinon) gồm
Vit. K1 = Philloquinon = C20H39
Vit. K2 = Facnoquinon = C30H49

Vit. K3 = Phtiocon
Vit.K4 = Meadion (K tổng hợp)
● Vai trò:
- Tham gia vào quá trình đông máu
Gan ---K+----> prothrombin -----thrombokinaza, Ca2+-----> thrombin

24


Fibrinogen -----thrombin----> Fibrin (sợi huyết). Sợi huyết bao lấy hồng cầu, tiểu cầu,
bạch cầu tạo thành cục máu.
- Làm tăng tính bền các mao quản, chống khả năng chảy máu mao mạch.
- Chủ yếu tham gia quá trình quang hợp ở tv & quá trình oxi hóa các chất hữu
cơ gắn liền với dự trữ năng lượng ở đv. Vì vậy, nó rất quan trong trọng đời sống sinh
vật.
● Nguồn cung cấp:
- Thức ăn đv: gan, lòng đỏ trứng, cá… có chứa vit. K
- Thức ăn tv: cà chua, dền, bắp cải, cỏ…
- Tự tổng hợp trong cơ thể đv nhờ vk đường ruột E. coli
- Thức ăn tổng hợp: K tổng hợp
● Lưu ý:
Vit. K rất quan trọng trong đời sống sinh vật.
► Vitamine B1: (Thiamin = C12H18ON4Br2)
● Vai trò:
- Kích thích tăng trưởng vì vit. B1 giúp cho việc phân giải glucid dễ dàng, liên
quan đến trao đổi lipid & protid do đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng tính thèm
ăn của vật nuôi.
- Phòng & chữa bệnh viêm dây thần kinh & bệnh tê phù vì vit. B1 có quan hệ
đến dinh dưỡng của cơ & thần kinh. Nếu thiếu sẽ ngăn cản hoặc hủy hoại hoạt động
của cơ & viêm nhiều dây thần kinh, sinh bệnh phù thủng bêribêri.

- Quan hệ tới cơ năng sinh dục vì vit. B1 giúp cho việc sản sinh estrin, có liên
quan đến cơ năng sinh dục. Nếu thiếu dịch hoàn & buồng trứng teo lại, con đực không
thích giao phối, con cái ngừng động dục. Nếu tiêm estrin thì cơ năng sinh dục sẽ được
phục hồi.
● Nguồn cung cấp:
- Thức ăn đv: gan, thận, sữa, lòng đỏ trứng, cá sống… có chứa vit. B1
- Thức ăn tv: cám gạo, men bia, hèm rượu, các hạt ngũ cốc, củ, đậu…
- Động vật ăn cỏ có thể tự tổng hợp vit. B1 nhờ hệ vsv đường ruột
- Thức ăn tổng hợp: strichnin B1, B complex, B cozyme, premix vitamine…
● Lưu ý:

25


×