Tải bản đầy đủ (.ppt) (67 trang)

QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CHƯƠNG 1 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 67 trang )

CHƯƠNG I:
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC

KẾ HOẠCH KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU

GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân
www.themegallery.com

LOGO


Chương I
1

Quản trị xuất nhập khẩu

2

Hoạch định chiến lược

3

Kế hoạch kinh doanh


Tài liệu tham khảo chính

Đọc chương 1,
Giáo trình Quản trị XNK,
tr. 25 - 76




Quản trị XNK
Quản trị (Management) là một tiến trình
bao gồm việc hoạch định, tổ chức, quản
trị con người, và kiểm tra các hoạt động
trong một đơn vị, một cách có hệ thống,
nhằm hoàn thành mục tiêu của đơn vị
đó.
(Stoner và Robbins)


Quản trịXNK
Quản trị XNK là chuỗi hoạt động phức tạp,
trong đó các nhà quản trị tổ chức mọi hoạt
động kinh doanh từ khâu đầu đến khâu
cuối của chu kỳ kinh doanh XNK. Nói một
cách cụ thể hơn, quản trị XNK là tổng hợp
các hoạt động hoạch định, tổ chức thực
hiện và kiểm tra các hoạt động trong một
đơn vị kinh doanh XNK nhằm đạt được
mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất.


Quản trị XNK
Thực chất của hoạt động quản trị XNK
là quản trị các hoạt động của con
người và thông qua đó quản trị mọi
yếu tố khác liên quan đến quá trình
kinh doanh XNK của doanh nghiệp.



Quản trị XNK

 Mục tiêu của quản trị XNK là giúp
doanh nghiệp phát triển bền vững và
hiệu quả trong điều kiện môi trường
kinh doanh thường xuyên biến động.


Các hoạt động XNK

 Giao dịch, đàm phán hợp đồng XNK
 Soạn thảo, ký kết hợp đồng XNK;
 Tổ chức thực hiện hợp đồng XNK.


Ngoại thương
Ngoại thương / Mua bán hàng hóa
quốc tế.
Theo điều 27, Luật Thương mại của
Việt Nam, mua bán hàng hóa quốc
tế được thực hiện dưới các hình thức
xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu.


Xuất khẩu
Xuất khẩu là bán hàng hóa/dịch vụ ra

nước ngoài.
Theo điều 28, Luật Thương mại,
1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.


Nhập khẩu
Nhập khẩu là việc mua hàng hóa, dịch
vụ từ nước ngoài về.
Theo điều 28, Luật Thương mại,
2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam
từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được
coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật.


Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập hàng hóa (Đ.29)

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa từ nước ngoài
hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định

của pháp luật vào Việt Nam, có làm
thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và
làm thủ tục xuất khẩu chính hàng
hóa đó ra khỏi Việt Nam.


Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái
nhập hàng hóa (Đ.29)

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc
hàng hóa được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt
nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi
là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật Việt Nam, có làm
thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và
làm thủ tục nhập khẩu chính hàng
hóa đó vào Việt Nam.


Chuyển khẩu hàng hóa
Điều 30. Chuyển khẩu hàng hóa
1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua
hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để
bán sang một nước, vùng lãnh thổ
ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam.



Chuyển khẩu hàng hóa
2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực
hiện theo các hình thức sau đây:
a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ
nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu
không qua cửa khẩu Việt Nam;
b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước
xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không
làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam
và không làm thủ tục xuất khẩu ra
khỏi Việt Nam;


Chuyển khẩu hàng hóa
c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước
xuất khẩu đến nước nhập khẩu có
qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào
kho nghoại quan, khu vực trung
chuyển hàng hóa tại các cảng Việt
Nam, không làm thủ tục nhập khẩu
vào Việt Nam và không làm thủ tục
xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.


Nói tóm lại,

Quản trị XNK là tổng hợp các hoạt động
hoạch định, tổ chức và kiểm tra các hoạt

động kinh doanh XNK (xuất khẩu, nhập
khẩu, tạm nhập-tái xuất, tạm xuất-tái
nhập và chuyển khẩu) từ khâu đầu đến
khâu cuối của chu kỳ kinh doanh (Giao
dịch, đàm phán hợp đồng; Soạn thảo, ký
kết hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp
đồng) nhằm đạt được mục tiêu đề ra một
cách hiệu quả nhất.


Hoạch định chiến lược

 Chiến lược
 Quản trị chiến lược
 Hoạch định chiến lược


1.Bàn về khái niệm chiến lược

Từ Strategy (Chiến lược) xuất phát từ
tiếng Hy Lạp (strategos) có nghĩa là
“một vị tướng”. Theo nghĩa đen, nó
đề cập đến nghệ thuật lãnh đạo quân
đội. Ngày nay, người ta dùng thuật
ngữ này để mô tả những việc mà bất
cứ tổ chức nào cũng phải thực hiện
nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ
của nó.



Bàn về khái niệm chiến lược (tt)

 Theo James B. Quinn: “Chiến lược là

nối kết các mục tiêu, chính sách, các
chuỗi hoạt động của doanh nghiệp
thành một tổng thể”.
 Theo Alfred Chandler (Đại học
Harvard): “Chiến lược là xác định
mục tiêu cơ bản dài hạn của một
doanh nghiệp, chọn lựa tiến trình
hoạt động và phân bổ các nguồn lực
cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”


Bàn về khái niệm chiến lược (tt)

 Theo William Glueck: “Chiến lược là
một kế hoạch thống nhất dễ hiểu,
tổng hợp được soạn thảo để đạt
được mục tiêu”, hoặc “Chiến lược là
một kế hoạch mang tính thống nhất,
tính toàn diện và phối hợp được thiết
kế để đảm bảo rằng các mục tiêu cơ
bản của doanh nghiệp sẽ được thực
hiện”.


Bàn về khái niệm chiến lược (tt)


 Theo Fred R. David, chiến lược là
những phương tiện đạt tới những
mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh
doanh có thể gồm có: phát triển theo
lãnh thổ, chiến lược đa dạng hóa
hoạt động, sở hữu hàng hóa, phát
triển sản phẩm, thâm nhập thị
trường, giảm chi phí, thanh lý, liên
doanh...


Bàn về khái niệm chiến lược (tt)

Theo chúng tôi, Chiến lược là tập hợp
các mục tiêu cơ bản dài hạn, được
xác định phù hợp với tầm nhìn, sứ
mạng của tổ chức và các cách thức,
phương tiện để đạt được những mục
tiêu đó một cách tốt nhất, sao cho
phát huy được những điểm mạnh,
khắc phục được những điểm yếu của
tổ chức, giúp tổ chức đón nhận được
những cơ hội và vượt qua các nguy
cơ từ môi trường bên ngoài.


Chính sách

CHIẾN LƯỢC


Mục tiêu

Tầm nhìn


Lĩnh vực

Phânbổ
bổcác
cácnguồn
nguồn
Phân
lựcnhư
nhưthề
thềnào
nàođể
để
lực
pháthuy
huytối
tốiđa
đanăng
năng
phát
lựclõi?
lõi?
lực

Phương pháp


CHIẾN LƯỢC

Tổchức/DN
chức/DNlàm
làm
Tổ
nghềgì,
gì,trong
tronglĩnh
lĩnh
nghề
vựcnào?
nào?
vực

Cầnnhững
nhữngnăng
nănglực
lực
Cần
lõivà
vàtay
taynghề
nghềgìgìđể
để
lõi
thànhcông
công??
thành


Phương tiện


×