Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH CHO HỌC SINH THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.07 KB, 18 trang )

PHÒNG GD&ĐT THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG NGHE TIẾNG ANH
CHO HỌC SINH THCS
NĂM HỌC 2016-2017
Cấp học

: Trung học cơ sở

Lĩnh vực

: chuyên môn

Môn

: Tiếng Anh

Người thực hiện: Phạm Thị Phương Thúy
Chức vụ:

Giáo viên

Lê Hồng Phong, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II. NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận


2 Cơ sở thực tiễn
3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
3.1. Tìm hiểu kỹ khái niệm cảu việc dạy kỹ năng nghe.
3.2. Nghiên cứu về các hoạt động nghe.
3.3.Tiến hành các kỹ thuật dạy nghe.
3.4. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau
3.5. Thực hành nhiều dạng bài tập nghe hiểu.
3.6. Nắm chác một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt
động nghe
3.7. Tiến hành các phương pháp đa chiều
3.8 Luôn áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng
nghe Tiếng Anh
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến vào thực tiễn
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
2 Kiến nghị

Trang
1
2
3
3
5
5
5
6
7
7
9
9

12
15
15

17
17

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2


Ngày nay có khoảng gần một tỉ người nói tiếng Anh với tư cách là tiếng mẹ
đẻ, và cũng có một số lượng người tương đương như vậy dùng tiếng Anh như
ngôn ngữ thứ hai và nó là ngôn ngữ giao tiếp chung của toàn thế giới. Ngay cả
người dân Pháp (đang dùng một thứ tiếng được cho là phổ biến), người dân Tây
Ban Nha, người Ấn Độ hay nước có dân số hơn 1,3 tỉ người như trung Quốc
cũng học Tiếng Anh. Vì vậy trên thế giới hiện nay, tiếng Anh là một ngôn ngữ
được dùng như là ngôn ngữ chung cho toàn bộ các lĩnh vực. Ở nước ta cũng thế,
muốn hòa nhập vào thế giới hiện đại, muốn sánh vai với cường quốc năm châu
thì không còn cách nào khác là phải khởi động phong trào học tiếng Anh vốn đã
bị dân chúng ( Đặc biệt là người dân miền núi) chúng ta xem nhẹ như từ trước
đến nay.
Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để
phục vụ nghiên cứu văn học, khoa học kỹ thuật và kinh tế. Ngày nay nhằm phục
vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của
việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp bằng cả nghe, nói, đọc và viết. Để học sinh
giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp tích cực, chú
trọng giao tiếp qua bốn kỹ năng: nghe- nói- đọc- viết.
Thực tế nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng của người học
ngoại ngữ nói chung và của học sinh của chúng ta nói riêng. Điều đó rất dể nhận

thấy, chỉ là Tiếng Việt nhưng người Quảng Trị mà nghe người Quảng Nam,
Quảng Ngãi hay những người ở Miền Bắc nói rất khó nghe, người Quảng Trị
nói ”ăn”, nhưng người Huế nói “ăng” còn người Quảng Ngải nói “eng”, chúng
ta nói “quê” nhưng người miền Nam nói “guê” ... Khi nghe người nước ngoài
nói cũng vậy, mọi người đến từ mọi vùng đát trên thế giới nên họ phát âm một
từ gần nhau hoàn toàn nên việc nghe được họ nói quả thật là một vấn đề khó.
Hơn nữa, việc dạy kỹ năng nghe đối với chúng ta đôi lúc còn bị coi nhẹ, không
hiệu quả do một số thực trạng mà tôi sẽ nêu dưới đây mang lại. Cũng chính vì kĩ
năng nghe của học sinh chúng ta còn quá yếu, nên tôi rất băn khoăn trăn trở và
quyết định tìm mò những nguyên do và giải pháp tối ưu để hi vọng đổi mới
được thực trạng này.

II. NỘI DUNG
3


1. Cơ sở lý luận
Muốn dạy tốt kỹ năng nghe thì mỗi giáo viên phải nắm được bản chất cụ
thể của từng tiến trình trong quá trình nghe hiểu để từ đó giáo viên có những
định hướng và giải pháp tích cực cho quá trình dạy. Sau đây tôi xin nêu khái
niệm về kỹ năng nghe và bản chất của quá trình rèn luyện kỹ năng nghe cũng
như quá trình dạy kỹ năng nghe.
- Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ, nghe
đúng thì nói mới đúng mà nghe nói là hai kĩ năng thường dùng nhất trong giao
tiếp. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe được. Để thành công
khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói, ta có
thời gian để suy nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào để diễn đạt một cách chủ
động. Còn khi nghe thì ta phải tiếp thu một cách thụ động, phụ thuộc vào người
nói nên khi học nghe người học thường lúng túng. Nghe là một trong bốn kỹ
năng cần thiết trong quá trình giao tiếp. Giống như kỹ năng đọc, nghe cũng là

một kỹ năng tiếp thu, nhưng nghe thường khó hơn đọc vì ngôn bản tiếp thu qua
nghe là lời nói. Khi ta nói các ý thường không được sắp xếp có trật tự như khi ta
viết; ý hay lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ pháp. Hơn
nữa khi nghe người khác nói, ta chỉ nghe được một lần, còn khi đọc ta có thể
đọc đi đọc lại nhiều lần văn bản. Do đó khi dạy kỉ năng nghe, ngoài những thủ
thuật áp dụng chung cho các kỉ năng tiếp thu, GV còn cần có những thủ thuật
đặc thù cho các hoạt động luyện nghe của học sinh.
- Nghe là một kỹ năng ngôn ngữ liên quan đến các kỹ năng phụ khác. Khi
chúng ta dạy cho các em nghe chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau:
* Khi nghe, người nghe phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các
âm vị. Ví dụ, chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa /g/ và /k/, ví dụ
trong từ: "pig" và ' pick", hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng; hoặc là các
cặp từ như " sheep và ship", " run và sun". Trong mỗi cặp từ này, sự khác nhau
giữa các từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn
toàn khác nhau. Đó mới là từ chỉ có một âm tiết, còn những từ có nhiều âm tiết
hơn.
* Người học cần nhận ra những biến đổi âm trong lời nói nhanh và liên
tục của người nói so với cách phát âm rõ ràng từng âm tiết của giáo viên trên lớp
vì muốn học sinh hiểu bài. Chẳng hạn các hiện tượng nuốt âm, khi nói nhanh
"he's three brothers" thì ta chỉ nghe được "he three brothers". Hay hiện tượng
đồng hoá âm, ba từ "to, two, too" đều được đọc là /tu:/. Hay hiện tượng đồng âm
dị nghĩa, luôn là những thách thức không nhỏ đối với học sinh. Đó là chưa kể
4


đến những giọng phát âm khác nhau vốn gây sốc và khủng hoảng tâm lý cho
người học.
*Nghe cũng liên quan đến việc lĩnh hội cấu trúc câu. Ví dụ khi nghe câu
"Would you pick up the phone? " người nghe phải nhận ra rằng: có "would", có
" pick" là một động từ nên đây là một lời đề nghị. Ngoài ra người nghe phải

nhận biết được trật tự của từ và ngữ điệu của câu, phải xác định được đó là loại
câu gì: câu trần thuật. câu hỏi, cảm thán, khẵng định hay câu phủ định ... để xác
định ý nghĩa của câu.
* Một kỹ năng khác của nghe là khả năng suy ra những thông tin không
được chỉ ra trực tiếp. Ví dụ khi nghe câu: "Yesterday, Nam went to school
without breakfast" học sinh phải luận ra rằng "Peter was hungry all the
morning." Từ tình huống ngôn ngữ người nghe có thể hiểu được nhiều điều
không được nói trực tiếp.
*Khi nghe người nghe cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà
chúng ta nghe được, nhưng chúng ta phải hiểu được ý chính của các thông tin
mà chúng ta vừa nghe dựa trên những từ chủ chốt (key words), đây là vấn đề cơ
bản nhất. Ví dụ khi cần nghe xem một người nào đó đã dùng những món ăn gì
thì chúng ta chỉ chú tâm vào các từ liên quan đến món ăn, những thông tin khác
không cần thiết thì ta không cần chú ý để khỏi phân tâm và kết quả nghe sẽ
chính xác hơn. Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt.
*Việc nắm bắt chủ đề sắp nghe cũng không kém phần quan trọng. Ví dụ
chuẩn bị nghe về một bác sĩ nói chuyện với bệnh nhân thì tôi đoán là bệnh nhân
đó sẽ trình bày những triệu chứng của bệnh và hỏi về cách chữa trị còn ông bác
sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và đưa ra lời khuyên về cách phòng ngừa và chữa trị.
Sau đó tôi sẽ khuân vùng lại vốn từ vựng của tôi và bắt đầu nghĩ đến những cấu
trúc liên quan. Thế là việc nghe hiểu rất thoải mái.
*Vấn đề tâm lý cũng là một khó khăn khác đối với người học trong tiếp
nhận và phản hồi thông tin. Một trong những yếu tố tâm lý dẫn đến tình trạng
không nắm bắt được thông tin được nhiều người học chia sẻ là họ không thể
quyết định nhịp độ hay chẻ nhỏ thông tin thành từng mảng dễ kiểm soát như khi
đọc, viết hoặc nói. Người học chỉ có thể điều chỉnh cho kịp với nhịp độ đang
diễn ra. Nếu không có tâm lý vững người nghe không thể làm được điều này.
Khó hơn nữa là lời nói lập tức biến mất ngay sau khi thốt ra. Người nghe nếu
không nắm bắt được sợi chỉ xuyên suốt, mãi lo chú ý đến tiểu tiết hoặc quá sa đà
vào việc diễn nghĩa những gì nghe được, sẽ bỏ mất thông tin kế tiếp, dẫn đến

hoãng sợ bỏ luôn những thông tin tiếp theo.
5


Nắm bắt được khái niệm và bản chất của quá trình học nghe, dạy nghe như
trên, giáo viên sẽ có những phương án, giải pháp thích hợp cho quá trình giảng
dạy của mình nhằm nâng cao chất lượng dạy học, còn học sinh sẽ chuẩn bị cho
mình những kỹ năng, giới hạn cần thiết nhằm nghe có hiệu quả hơn.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong thực tiễn rèn các kỹ năng nghe tiếng Anh cho học sinh, giáo viên
phải đương đầu với không ít khó khăn: Một bộ phận không nhỏ học sinh trên địa
bàn phường Lê Hồng Phong có điều kiện học tập chưa tốt, môi trường giao tiếp
tiếng Anh còn hạn chế, ít có cơ hội luyện nghe. Bên cạnh đó, các em còn chưa
thực sự chăm chỉ học tập, ít chịu ghi nhớ từ, không tích cực luyện âm. Khả năng
nghe kém nên trong giờ nghe, thường thì không khí lớp học rất trầm lắng, học
sinh vốn đã trầm lại còn trầm hơn, học sinh thì thường căng thẳng, uể oải và
giáo viên thì khó có thể tạo ra một bầu không khí sôi nổi cho lớp học được. Đa
số học sinh không có hứng thú với tiết học này và đôi khi nó làm cho giáo viên
cũng nản theo.

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Do điều kiện hạn chế nên tôi chỉ tìm hiểu được các đối tượng học sinh mình
đang dạy ở trường THCS Lê Hồng Phong và một số học sinh ở các trường khác
thông qua tìm hiểu trao đổi với đồng nghiệp. Việc thực nghiệm đề tài vẩn còn
chút hạn chế do học sinh chọn thực nghiệm chưa tích cực, tự giác. Tài liệu chính
thống để tham khảo không nhiều, nguồn tài liệu chủ yếu của đề tài là khai thác
mạng INTERNET.
Và cũng vì tính khả thi của đề tài nên tôi mạnh dạn áp dụng luôn vào ngay từ
đầu các năm học, vừa áp dụng để chứng thực, vừa điều chỉnh, bổ sung để đảm
bảo sự tối ưu cho đề tài.

Những phương pháp chính tôi đã tiến hành giải quyết vấn đề là:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp tổng kết qua kinh nghiệm công tác và giảng dạy.
- Phương pháp điều tra, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp phỏng vấn học sinh và tham khảo ý kiến đồng nghiệp.
3.1. Tìm hiểu kỹ khái niệm của việc dạy kĩ năng nghe.

6


Nghe là một hoạt động ngôn ngữ phức tạp nhất, nó hợp nhất những yếu tố
hợp thành của sự tiếp thu các nhận thức và kiến thức ngôn ngữ. Nghe hiểu là
một trong những mục đích chính của dạy ngoại ngữ.
Khi nói, các ý thường không được sắp xếp có trình tự chặt chẽ như khi
viết; ý hay thường được lặp đi lặp lại, có nhiều từ thừa, từ đệm, không đúng ngữ
pháp. Có thể nói láy, nói tắt, ngập ngừng… Khi đọc có thể đọc đi đọc lại nhiều
lần văn bản còn khi nghe người khác nói ta chỉ nghe được một lần.Với đặc điểm
khác nhau trên, khi dạy nghe, ngoài những thủ thuật chung có thể áp dụng cho
các kỹ năng nghe tiếp thu, giáo viên còn cần có những thủ thuật đặc thù cho các
hoạt động nghe của học sinh.
Nghe bao gồm hai cấp độ:
3.1.1. Cấp độ 1: (Nhận biết hoặc phân biệt): Sự nhận biết các âm thanh, từ,
nhóm từ trong mối quan hệ cấu trúc của chúng. Chỉ khi khả năng này trở thành
tự động hóa, người nghe mới có thể tái tạo, ứng xử và đáp lại những gì nghe
được trong cả chuỗi âm thanh đó.
3.1.2. Cấp độ 2: (Chọn lựa): Người nghe rút ra được những thành tố hữu ích
để hiều được người nói. Lúc đầu nghe hiểu câu, lời nói ngắn, đơn giản,về sau
hiểu các câu dài hơn.
3.2. Nghiên cứu về các hoạt động nghe:
3.2.1. Nghe trong cuộc sống hàng ngày: có hai cách nghe chính:

- Nghe không tập trung: là các hoạt động nghe mang tính chất giải trí, như
khi ta nghe đài, xem truyền hình…mà vẫn có thể tiến hành đồng thời một công
việc khác.
- Nghe có tập trung: là các hoạt động nghe có chủ ý, muốn nắm bắt một nội
dung thông tin nào đấy.Ví dụ như nghe tin trên đài, truyền hình, nghe các chỉ
dẫn, hướng dẫn, giải thích, nghe giảng bài v.v...Trong trường hợp này, người
nghe chủ yếu tập trung vào những điểm quan trọng, cần thiết cho chủ ý của
mình. Người nghe thường biết rõ mình muốn nghe gì. Điều này giúp người nghe
hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần biết, do vậy thường nắm bắt được
vấn đề một cách có hiệu quả hơn.
3.2.2. Nghe trong môi trường học tiếng:
Trong môi trường học tiếng, các hoạt động nghe chủ yếu là nghe có tập trung,
và nhằm phát triển các kỹ năng nghe khác nhau.
Có những loại nghe chính trong việc học ngoại ngữ như sau:
- Nghe ý chính.
- Nghe để tìm những thông tin cần thiết.
7


- Nghe để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
- Nghe để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
- Nghe chi tiết (Cả nội dung lẫn cấu trúc ngôn ngữ).
* Lưu ý:Học sinh có thể xác lập lại lượng thông tin dựa trên các cơ sở sau:
- Kiến thức về ngôn ngữ (từ ngữ, ngữ pháp, ngữ nghĩa, văn phong...)
- Sự quen thuộc với chủ đề đang được đề cập tới.
- Sự quan sát, diễn giải, ngữ cảnh giao tiếp, kể cả những gì xảy ra trước đó.
- Kiến thức, tri thức mà các em cùng nắm được với người nói.
- Sự hiểu biết, thừa nhận về thái độ, sở thích cá nhân người nói.
- Sự hiểu biết về ngữ cảnh, văn hóa trong giao tiếp.
- Sự hiểu biết về những tín hiệu ngoài ngôn ngữ như: tốc độ nói, ngừng đoạn, cử

chỉ, điệu bộ, vẻ mặt.
3.3. Tiến hành các kỹ thuật dạy nghe:
3.3.1. Xây dựng lòng tin (Confidence building)
3.3.2. Nhận diện trọng âm câu (Sentence stress reception)
3.3.3. Giải quyết chủ đề (Topic interpretation)
3.3.4. Nghe hiểu ý chính (Listening for gist)
3.3.5. Nhận diện chi tiết (Recognising details)
3.3.6. Nghe nắm bắt thông tin cần thiết (Listening for wanted information)
3.3.7. Chép chính tả (Dictations)
3.3.8. Sơ đồ chuỗi sự kiện (Sequencing chart)
3.3.9. Ngữ pháp chính tả (Dictogloss)
3.3.10. Nghe- ghi (Listening and note- taking)
3.4. Tổ chức các hoạt động nghe khác nhau:
3.4.1. Giúp học sinh nghe có hiệu quả
Trong thực tế, nghe vẫn là một kỹ năng khó đối với học sinh phổ thông hiện
nay.
Để khắc phục những khó khăn trong khi nghe, giáo viên có thể sử dụng
những biện pháp sau:
- Giới thiệu chủ đề, các nội dung có liên quan đến bài nghe; giải thích các
khái niệm nếu cần thiết.
- Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung sẽ nghe.
- Giới thiệu từ mới nếu có hoặc ôn, củng cố lại từ vựng cần thiết cho bài nghe.
- Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe.
- Chia quá trình nghe thành từng bước,ví dụ:
8


+ Lần nghe thứ nhất: nghe ý chính, trả lời các câu hỏi đại ý.
+ Lần nghe thứ hai: nghe chi tiết hơn v.v...
- Nếu bài dài, chia bài nghe thành từng đoạn ngắn để cho học sinh nghe, có

những yêu cầu nghe cụ thể khác nhau.
3.4.2.Đoán trước điều sắp nghe (predicting)
Một trong những kỹ năng cần thiết khi nghe là khả năng đoán được điều
sắp được nghe. Vì vậy, khi cho học sinh luyện nghe, giáo viên nên cho học sinh
đoán những điều sắp nghe trong một ngữ cảnh nhất định, thông thường có thể
dựa vào tranh, ảnh đi kèm.
Ví dụ: Trong bài nghe ở hoạt động 2- Sách Tiếng Anh 7- trang 13, giáo
viên có thể hỏi để gợi ý cho học sinh về đồ vật ở trong tranh, từ đó học sinh có
thể đoán được sở thích của Mi là gì.
3.4.3. Nghe để khẳng định những phỏng đoán của mình về nội dung bài
nghe:
Đây là thủ thật tương tự áp dụng cho kỹ năng đọc hiểu: Trước khi nghe/
đọc, giáo viên khai thác gợi ý những gì học sinh đã biết về nội dung vấn đề sẽ
nghe/ đọc, những gì chưa rõ, những gì không biết. Sau đó nghe và liên hệ những
kiến thức đã biết với những nội dung cần nghe.
Ví dụ: Khi tiến hành một bài nghe về traditional dishes (English 7 - Unit
5: Skill 2 – page 55), giáo viên sẽ hỏi, gợi ý những điều học sinh đã biết về các
món ăn (bánh tôm, súp lươn, mỳ quảng) Sau đó học sinh nghe để khẳng định lại
các phỏng đoán của mình.
3.4.4. Nghe lấy thông tin cần thiết:
Như đã đề cập, khi tiến hành hoạt động nghe, giáo viên nhất thiết phải
soạn ra các yêu cầu, nhiệm vụ nghe, tập trung vào những nội dung chủ yếu, quan
trọng để cho việc nghe có mục đích cụ thể.
Các hình thức nhiệm vụ, yêu cầu rất đa dạng, có thể là dạng trả lời câu hỏi hay
dạng điền vào bảng biểu.
Ví dụ: Listen to the recording and answer the questions:
1. Why does Phuc do volunteer work?
2. Why does Phuc feel more self-confident?
3. Why does the reporter think Phuc is confident?
4. Why does Mai think volunteering is special?

(English 7 – Unit 3- Skill 2– page 33)
3.4.5. Nghe để nắm bắt ý chính: (Listen for gist / for main ideas)
9


Trong nhiều trường hợp học sinh cần được luyện nghe để hiểu những ý
chính, khái quát của bài mà không cần quan tâm đến chi tiết.
3.4.6. Nghe để thực hiện các hoạt động giao tiếp tiếp theo:
Có những hoạt động nghe, nhằm phục vụ cho một hoạt động giao tiếp tiếp
theo đó.
3.5. Thực hành nhiều dạng bài tập nghe hiểu:
Các bài tập nghe hiểu có nhiều dạng. Những bài tập phổ biến là:
- Defining true – false questions
- Checking the correct answer / information
- Matching
- Filling in the chart
- Filling in the gap
- Answering comprehensive questions
3.6. Nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành các hoạt động
nghe:
Để cho hoạt động nghe đạt được mục đích như mong muốn, giáo viên cần
thực hiện một số nguyên tắc cơ bản khi tiến hành một bài nghe như sau:
3.6.1. Dẫn dắt trước khi nghe (Lead – in)
Như đã đề cập ở trên, khi nghe có tập trung, người nghe thường đã có chủ
định, hướng sự tập trung vào phần muốn nghe, sẽ biết phải chú ý vào nội dung
nào khi nghe.
Vì vậy khi dạy nghe giáo viên cũng cần tạo ra những “chủ định” để học
sinh có được sự chuẩn bị cho phần nghe sắp tới qua các hoạt động trước khi
nghe như:
- Giới thiệu ngữ cảnh, tình huống

- Những câu hỏi gợi ý, đoán về nội dung sắp nghe
- Những câu hỏi tạo trí tò mò, tạo hứng thú về nội dung bài sắp nghe.
- Những câu hỏi hướng dẫn, yêu cầu đối với những nội dung cần thiết phải nghe
hiểu v.v...
3.6.2. Ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho bài nghe (Listening tasks)
Các hoạt động nghe nhất thiết phải có định hướng qua các yêu cầu, nhiệm
vụ do giáo viên soạn ra cho học sinh thực hiện. Các yêu cầu, nhiệm vụ này có
thể là một hay nhiều trong số những dạng bài tập nghe như đã liệt kê ở mục 4.
3.6.3. Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi nghe, trong khi nghe và
sau khi nghe
10


a/ Trước khi nghe (Pre – listening)
- Gây hứng thú (Arouse interest)
- Thiết lập ngữ cảnh (Set up the context)
- Tạo nhu cầu, lý do nghe (Create reasons for listening)
- Dạy những cấu trúc, từ mới cần thiết cho nghe hiểu (Pre-teach structures,
newwords)
- Giới thiệu tóm tắt nội dung bài nghe (Introduce briefly the topic, content)
- Gợi ý, hướng sự chú ý vào những điểm chính của bài nghe (Eliciting, guiding
questions)
- Cho học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text)
- Nêu những điều muốn biết về bài đọc (Giving expectation)
Giáo viên tạo tâm thế chuẩn bị làm bài nghe cho học sinh bằng cách dẫn
dắt gợi hỏi nói về chủ đề của bài nghe, yêu cầu học sinh quan sát tranh, đọc từ
và đoán xem các em chuẩn bị nghe về chủ đề gì? Ai sắp nói? Nói với ai? Hội
thoại diễn ra ở đâu?
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm đoán sơ bộ về nội
dung điều nội dung sắp nghe thông qua các tranh hay tình huống của bài nghe.

Có thể có những điều học sinh nói không chính xác với những gì các em sắp
nghe nhưng vấn đề đặt ra là các em có hứng thú trước khi nghe, hiểu tình huống
và chủ đề sắp nghe. Giáo viên củng có thể giúp học sinh lường trước những khó
khăn có thể gặp phải về phát âm, từ hay cấu trúc mới, các kiến thức nền hay kiến
thức về văn hóa, đất nước học.
Cuối cùng giáo viên cần nói rõ cho học sinh biết các em sẽ được nghe bao
nhiêu lần (từ 2 đến 3 lần) và hướng dẫn yêu cầu, nhiệm vụ khi nghe (trả lời câu
hỏi, chọn tranh hay ghép tranh) thời gian nghe và làm bài tập (3 hay 5 phút).
b/ Trong khi nghe (While – listening )
Các hoạt động luyện tập trong khi nghe là những bài tập được thực hiện
ngay trong khi học sinh đang nghe bài, có thể nghe đi nghe lại để thực hiện bài
tập.
Các hình thức luyện tập ở giai đoạn này là để tìm hiểu, khai thác nội dung
bài nghe. Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài, sẽ có những dạng
câu hỏi và yêu cầu khai thác khác nhau, có thể vừa về nội dung, vừa về ngôn
ngữ. Các bài tập và thủ thuật phổ biến ở giai đoạn này thường có những dạng
như sau:
Find the word / sentence that says...; Check / tick the correct answer; True
– false;
11


Complete the table; Fill in the chart; Make up charts / diagrams; Make a
list of...;
Matching; Answer the questions
Giáo viên bật băng hay đọc bài nghe 2 hay 3 lần. Lần đầu giúp học sinh
làm quen với bài nghe hiểu bao quát nội dung bài nghe, lần thứ hai nghe thông
tin chính xác để hoàn thành bài tập, lần thứ ba nghe và kiểm tra lại bài tập đã
làm.
Mục tiêu chính của nghe hiểu là học sinh nghe lấy nội dung chính hay lấy

thông tin chi tiết đồng thời hiểu được thái độ, quan điểm của tác giả. Do đó giáo
viên cần cho học sinh nghe cả bài để các em nắm được ý chung cũng như bố cục
cả bài và làm bài tập, sau đó có thể cho nghe lại từng đoạn để kiểm tra kết quả,
hoặc nghe lại những chỗ khó để khẳng định đáp án.
c/ Sau khi nghe (Post – listening)
Sau khi học sinh nghe và làm các bài tập nghe hiểu, giáo viên có thể tiếp
tục cho tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài;
liên hệ thực tế; chuyển hóa vốn kiến thức, nhận thức hoặc thông tin, dữ liệu vừa
nhận được qua bài nghe, luyện tập củng cố các cấu trúc ngữ pháp chủ chốt.
Các hình thức bài tập có thể là:
Arrange the events in order; Find the sentence that summarizes the content of
the tape; Give the title of the listening text; Disscussion questions; Gap filling;
Guess the consequenses / results of the story.....
Học sinh báo cáo trước lớp hay trong nhóm kết quả mình nghe được, những học
sinh khác nghe và cho ý kiến nhận xét hoặc chữa bài cho bạn. Kể lại, ghi lại nội
dung cơ bản của bài nghe hoặc tiến hành các hoạt động phát triển, mở rộng
thêmbài nghe cũng là một dạng hoạt động giúp khắc sâu kiến thức.
3.6.4. Sử dụng giáo cụ trực quan:
Trong giảng dạy nói chung và trong việc dạy ngoại ngữ nói riêng, giáo cụ
trực quan vẫn thường đóng vai trò hỗ trợ rất tích cực. Với môn ngoại ngữ, trực
quan được sử dụng trong mọi hoạt động của quá trình dạy học từ khâu giới thiệu
ngữ liệu đến khâu thực hành, chúng làm đa dạng và phong phú thêm rất nhiều
các thủ thuật và hoạt động dạy học khác nhau.
Khi tiến hành các hoạt động nghe, việc dùng tranh ảnh minh họa kèm theo
sẽ có tác dụng hỗ trợ rất tốt trong việc làm rõ ngữ cảnh, gợi ý nội dung sắp nghe.
Ngoài ra tranh ảnh còn là phương tiện để kiểm tra mức độ nghe hiểu của học
sinh (Ví dụ: nghe và xác định tranh có liên quan; nghe và xắp xếp tranh theo
trình tự v.v...).
3.6.5. Đảm bảo chất lượng mẫu nghe:
12



Nếu các hoạt động nghe được tiến hành qua băng cassette, đài, ti vi
v.v...thì những phương tiện đó phải luôn được bảo đảm ở tình trạng ổn định tốt,
đảm bảo được chất lượng tiếng, tạo điều kiện cho học sinh nghe được mẫu
chuẩn, không bị méo mó vì kĩ thuật thuần túy. Cần chuẩn bị máy tốt, băng rõ, và
pin dự trữ khi mất điện.
Nếu giáo viên đọc cho học sinh nghe, cần đọc với tốc độ trung bình,
không chậm
quá kể cả với đối tượng học sinh mới học ở giai đoạn đầu để tránh làm ảnh
hưởng đến nội dung ngữ nghĩa của bài.
3.7. Tiến hành các phương pháp đa chiều:
Nhiều giáo viên cho rằng dạy phần nghe hiểu (listening comprehension)
là khó nhất và đa số học sinh cũng cho là học nghe khó nhất. Vậy dạy học sinh
luyện nghe như thế nào cho tốt? Làm thế nào giúp học sinh có thể tiến bộ nhanh
trong thời gian học ở trung học cơ sở? Hãy khuyến khích học sinh thử luyện
nghe bằng một số phương pháp sau:
3.7.1. Xem nhiều chương trình truyền hình hoặc phim nói bằng Tiếng
Anh/ có phụ đề Tiếng Anh là những cách tốt nhất để luyện nghe có kết quả.
Nghe hoặc xem nhiều lần, trước khi đọc phụ đề. Sau đó, đọc lại phụ đề, chủ yếu
kiểm tra những từ đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà học sinh có thể phát âm
lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi các em phát
hiện rằng một từ các em rất quen thuộc mà từ xưa đến nay cứ nghĩ là phải nói
một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới
mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, không nhìn phụ đề nữa mà
nghe lại một hai lần nữa. Ví dụ: hai chữ tomb, bury, học sinh cứ đinh ninh là sẽ
phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' thì chẳng hiểu gì cả dù cho em ấy nghe rõ ràng là tum, beri, cho đến khi xem script thì em ấy sẽ hiểu
rõ,
Các hình ảnh đính kèm làm cho học sinh hiểu được ít nhiều nội dung bản
tin, mà không cần phải dịch từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Học

sinh sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại thì sẽ thấy
rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin.
3.7.2. Luyện nghe qua các sách dùng chuyên luyện nghe có kèm băng
cassette hoặc nghe tin tức qua các chương trình truyền thanh, truyền hình bằng
Tiếng Anh như VTV News, Talk Viet Nam, BBC, CNN...
Nghe băng và viết ra giấy những gì đã nghe, sau đó hãy so sánh với phần
lời thoại ở cuối sách hoặc đáp án do giáo viên cung cấp, cách này đươc cho là
13


hiệu quả nhất dù rằng học sinh sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho việc luyện
tập theo phương pháp này.Ta có thể so sánh và thấy được những lỗi mà ta mắc
phải.
Hoặc thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng
nấy… không tra cứu từ điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung
câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu
nghe đi nghe lại nhiều lần.
Hoặc lấy script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong
tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần.Sau đó xếp bản script và nghe
lại để hiểu. Lần này tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp
không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã
nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
Ví dụ: Một học sinh khi nghe trên đài VOA, sau mỗi chương trình em
thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không
biết viết thế nào, chính tả của chữ ấy đối với em ấy không thành vấn đề, tuy vẫn
hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Rồi dần dần sau này em sẽ biết rằng
thuật ngữ rất quen thuộc ấy là “stay tune”
3.7.3. Học hay nghe các bài hát Tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe.
Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn
lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng

như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi thích cũng có thể tự hát cho mình
nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu
là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).Và nói cho đúng giọng
(qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường
thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất
nhiều. Có thể gặp khó khăn khi nghe những cụm từ được đọc nối liền nhau,
luyến láy, nghe sót một vài từ quan trọng nào đó hoặc hiểu nhầm một từ nào đó
dẫn đến sai lệch nội dung.
Ví dụ: “I go to the copy shop” lại nghe nhầm là “I go to the coffee shop” vì
âm của từ “copy” rất giống với “coffee”.
3.7.4 Hướng dẫn và cung cấp cho học sinh một số địa chỉ luyện nghe tiếng
Anh:
+ Xem các kênh truyền hình theo lĩnh vực âm nhạc, tin tức, điện ảnh, giải
trí...của những hãng truyền thông hàng đầu thế giới: CNN, BBC, NBC,
ESPN....Học tiếng anh qua kênh Movie trailers, cartoon, chatshows,
Entertainment TV...
14


+ Chương trình học nghe nói Anh ngữ sinh động của đài VOA:
Voanews.com
specialenglish
+ Nghe Anh Mỹ theo các chủ đề: Cnn.com/audio/radio
+ Nghe Radio trực tuyến CNN: Bbc.co.uk
+ Nghe Radio trực tuyến BBC: />+ Luyện nghe các bản tin của VOA: Englishclub.com
+ Các tài liệu luyện phát âm, các bài nghe giọng Anh-Mỹ: Rocketboom.com
+ Tập thảo luận, trao đổi bằng tiếng Anh, nghe những người khác nói, luyện
kỹ năng nói tiếng Anh: Chinswing.com
+ Petalia.org/stories: trang đọc truyện online và luyện nghe qua các bài diễn
văn nổi tiếng, truyện cổ tích... trên Petalia

+ Xem và nghe tin tức, những đoạn clip trên Google: />+ Nghe nói tiếng Anh trên mạng Internet - Listen to American English:
/>+ Luyện nghe qua các câu chuyện cổ tích, thơ ca, viễn tưởng, các câu châm
ngôn và các tác phẩm nổi tiếng (recorders): Repeatafterus.com
+ Focusenglish.com: Trang này về các cuộc hội thoại hàng ngày
+ Abcnews.go.com: Xem và nghe hai kênh nổi tiếng của ABC, Good
morning America và World News Tonight
+ Các liên kết về các bài Test luyện nghe và luyện thi với miêu tả rất chi tiết:
Esl.about.com/cs/listening
+Great Speeches: Nghe các bài diễn văn nổi tiếng thế kỷ 20, nghe hàng chục
chính trị gia hàng đầu thế giới phát biểu như Tony Blair, Bill Clinton, G. Bush,
Nelson Mandela...
+ Nbc.com/Video: Xem và nghe những clip vui nhộn của đài NBC
Luôn động viên học sinh rằng: nếu em cho là hiện nay mình chưa hiểu, và
mình nghĩ rằng cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm đã, khi nào
có nhiều từ vựng để hiểu rồi lúc đó sẽ tập nghe sau thì nghĩ như thế là hoàn toàn
sai. Chính vì em chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu.
Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng “vì mình
không thể nổi” nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi mới nhảy xuống, và sẽ
biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng
phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi. Muốn
biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết
bơi nên mới cần nhảy xuống nước. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải
15


nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần phải
nghe nhiều.
Chúng ta cần phải nghe một khoảng thời gian (nhanh hay chậm tùy theo
mỗi người). Và vì thế, việc luyện nghe rất quan trọng: Hãy nghe bất cứ khi nào,
bất cứ ở đâu. Chúng ta có thể nhớ hàng trăm câu trong đầu, nhưng nếu chúng ta

không nghe được thì tất cả đều vô nghĩa, giống như một khách du lịch cầm
quyển sách học tiếng, hỏi đường và không thể đến nơi được vì không thể hiểu
người chỉ đường nói gì. Khi khả năng nghe hiểu tiếng Anh của chúng ta tiến bộ
thì cách tự nhiên, chúng ta cũng sẽ thấy tự tin và tiến bộ trong khả năng nói.
3.8. Luôn áp dụng các thủ thuật đặt câu hỏi khi dạy kỹ năng nghe
Tiếng Anh:
Trong quá trình dạy học, câu hỏi luôn luôn được sử dụng như một công cụ
phổ biến và gần như không thể thiếu trong mỗi giờ học.
Đối với một giờ dạy nghe tôi thường dùng nhiều loại câu hỏi khác nhau như:
Yes-No questions; Alternative questions; Wh-questions; Multiple choice; TrueFalse…
Các dạng câu hỏi được trả lời bằng cách lấy trực tiếp các câu nghe được
trong bài, hoặc bằng các hàm ý có trong bài thì thường dễ hơn nhưng với các
câu đòi hỏi sự suy luận, đánh giá để trả lời thì rất khó nên sự lựa chọn loại câu
hỏi nào để học sinh nghe, đoán và trả lời được đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt.
Các phương pháp dạy học khác nhau lại có những quan điểm về Dạy Học khác nhau nhưng có thể tóm tắt thành 2 quan điểm lớn:
+ Quan điểm lấy người thầy làm trọng tâm ( Teacher dominated )
+ Quan điểm lấy người học làm trọng tâm (Student centered )
Trong những năm gần đây, việc dạy và học Tiếng Anh trong trường
THCS đã có những chuyển biến theo những định hướng đổi mới phương pháp
dạy học, song nhiều khi giáo viên còn lúng túng, chưa linh hoạt vận dụng đổi
mới phương pháp, nhiều khi truyền thụ kiến thức còn một chiều, chưa thực sự
phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần nghiên cứu làm thế nào
đó để dạy cách nghe tốt cho học sinh để các em vận dụng trong thực tiễn.Và học
sinh cũng có nhiệm vụ không kém phần khó khăn, đó là việc kiên trì học hỏi,
chịu khó, chịu khổ để rèn luyện mình, đồng thời phải tìm cách khắc phục khó
khăn, tìm ra phương pháp học phù hợp với mình nhằm đạt hiệu quả tối ưu.
4. Hiệu quả của việc áp dụng sáng kiến/đề tài vào thực tiễn
Qua một thời gian giảng dạy các tiết nghe hiểu theo những giải pháp đã trình
bày ở trên, tôi thấy đề tài có những ưu điểm sau:
16



- Học sinh hứng thú với môn Tiếng Anh và đặc biệt là các em thích thú hơn
trong tiết học nghe. Nhiều em hơn tham gia vào bài học dù kết quả nghe chưa
cao.
- Giờ học sinh động hơn, học sinh có nhu cầu tham dự vào hầu hết các hoạt
động khác nhau của giáo viên yêu cầu.
-Với việc nghe băng một vài lần, học sinh có thể nắm được thông tin yêu
cầu đồng thời phát triển được các kỹ năng phụ khác như: Nghe lướt, khả năng
suy luận và đoán nghĩa của từ…
Do thời gian giảng dạy ở cấp học chưa lâu nên tôi mới chỉ áp dụng sáng
kiến trên trong một thời gian ngắn. Với việc dạy các tiết nghe hiểu được áp dụng
các biện pháp nêu trên, kết quả kiểm tra nghe của học sinh ở các lớp tôi dạy
trong năm học 2015-2016 có thay đổi như sau:
Giỏi
Kiểm tra khảo sát 4%
đầu năm
Kiểm tra chất 6,2%
lượng kỳ I
Kiểm tra chất 7,8%
lượng kỳ II

Khá
15%

Trung bình
34%

Yếu
38%


34,3%

30,5%

29%

37,5%

29,1%

25,6%

17


III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Với kết quả trên thì ta thấy rỏ ràng là những giải pháp trong đề tài có hiệu
quả thực tế rất đáng kể. Đặc biệt, tất cả các giải pháp đều dể dàng thực hiện vào
công tác giảng dạy, vì vậy giáo viên trên địa bàn thành phố chúng ta có thể tham
khảo tính hiệu quả của đề tài để áp dụng giảng dạy cho học sinh của mình.
2. Kiến nghị
Những suy nghĩ của tôi trên đây về việc dạy nghe chỉ là những kinh
nghiệm rút ra từ thực tế giảng dạy và tìm hiểu tài liệu. Có thể còn nhiều thiếu và
sai sót, cần được điều chỉnh, bổ sung và thay đổi. Rất mong các cấp xem xét đến
hiệu quả của đề tài và nhân rộng để nâng cao chất lượng môn Tiếng Anh cho
học sinh.
Cũng đề nghị các cấp quan tâm hơn đến môn học này vì tác dụng của nó
đối với xã hội trong thời đại bùng nổ thông tin ngày nay. Tổ chức nhiều hơn các

chuyên đề các cấp để giáo viên có thể học tập, chia sẻ và được tiếp cận với
phương pháp mới giúp nâng cao chất lượng môn học. Tạo điều kiện về phòng
học bộ môn và phương tiện nghe nhìn cho học sinh có điều kiện luyện nghe
người bản ngữ nói.
.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
CƠ QUAN/ĐƠN VỊ

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Phạm Thị Phương Thúy

18



×