Tải bản đầy đủ (.docx) (91 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Than Đến Môi Trường Xã Lục Sơn, Huyện Lục Nam, Tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
PTNT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÀ TIẾN DŨNG

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG XÃ LỤC SƠN, HUYỆN LỤC NAM,
TỈNH BẮC GIANG

CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HOÀNG THÁI ĐẠI


2

HÀ NỘI, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm
2015
Học viên cao học



Hà Tiến Dũng

2

2


3

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình
học cao học trong suốt 2 năm qua.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Thái
Đại và TS. Trịnh Quang Huy đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Bắc
Giang, Trung tâm Quan trắc Môi trường tỉnh Bắc Giang, Phòng Tài
nguyên và Môi trường huyện Lục Nam, UBND xã Lục Sơn vàn toàn thể
nhân dân trong thôn Đồng Vành, Văn Non xã Lục Sơn, huyện Lục Nam
đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, những
người đã động viên và giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm
2015
HỌC VIÊN CAO HỌC


Hà Tiến Dũng

3

3


4

MỤC LỤC
BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

4

4


5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Tên biểu đồ


Trang

5

5


6

I. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua nhờ đường lối đổi mới về kinh tế của Đảng
và Nhà nước đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát
triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Song song với việc phát triển kinh tế thì
kéo theo hệ lụy của nó là các vấn đề ô nhiễm môi trường diễn ra phức
tạp. Nguy cơ ô nhiễm ở tình trạng báo động, trong đó chủ yếu ở những
quốc gia đang phát triển, nơi nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột
mạnh mẽ với sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường.
Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời sống sinh hoạt
con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù
đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng
lượng mới, song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có
khả năng cạn kiệt bất cứ lúc nào như than đá. Quá trình khai thác và đốt
cháy các nhiên liệu hoá thạch có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc
biệt là khai thác và chế biến than. Nếu như quá trình đốt cháy than tạo ra
các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái và
có những sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người
trước sự trả thù ghê gớm của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát
triển kinh tế của con người.

Hoạt động khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp CNH- HĐH đất nước, xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng
thể không quan tâm đến cảnh quan môi trường đã và đang làm biến
động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh tác, giảm diện
tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và cả
ô nhiểm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng.
Vì vậy, việc ngăn chặn ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức

6

6


7

tạp và khó khăn đòi hỏi các cấp, các ngành cùng tham gia thì mới hy
vọng giảm thiểu ô nhiễm.
Hoạt động khai thác than tại xã Lục Sơn được UBND tỉnh Bắc
Giang cấp phép khai thác 2 mỏ than cho các doanh nghiệp từ năm 2006,
theo báo cáo của UBND huyện Lục Nam thì năm 2011, trữ lượng khai thác
than tại các mỏ ở Lục Sơn khoảng 20.508 m 3. Hoạt động này đã trực tiếp
và gián tiếp tạo công ăn việc làm, mang lại thu nhập ổn định, phục vụ đời
sống sinh hoạt của nhân dân địa phương, đồng thời góp phần tăng thu
nhập quốc dân. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá của một số nghiên cứu
cho thấy bên cạnh những tác động có lợi thì hoạt động khai thác than cũng
là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường địa phương, gây ảnh
hưởng cho công nhân trực tiếp sản xuất và nhân dân trong vùng…
Chính vì vậy việc đánh giá các ảnh hưởng trong quá trình khai thác
và chế biến than đến môi trường là hết sức cần thiết. Từ đó đưa ra
những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhằm phát triển bền

vững cho từng dự án là hợp lý.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế đó, để góp phần bảo vệ môi
trường tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của hoạt
động khai thác than đến môi trường xã Lục Sơn, huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng hoạt động khai thác than trên địa bàn xã Lục
Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
- Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi
trường khu vực khai thác trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam.
- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt
động khai thác than đến môi trường tại địa phương.
3. Yêu cầu của đề tài
- Các số liệu điều tra, thu thập phải trung thực, chính xác, khoa
học.
- Nội dung nghiên cứu phải thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
7

7


8

- Các giải pháp đề xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, có
tính thực tiễn và khả năng áp dụng thực tế.

8

8



9

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Với sự quy hoạch và phát triển không ngừng của các ngành trong
xã hội như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ sản,… nhằm đáp
ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng
mức đến công tác bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi
trường, suy giảm tài nguyên sinh vật, thay đổi khí hậu toàn cầu,… ngày
càng nghiêm trọng. Để quản lý môi trường được thắt chặt hơn, đánh giá
đã được đưa vào khuôn khổ Luật Chính sách môi trường Quốc gia đầu
tiên ở Mỹ và sau đó lan toả ra nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong
đó có Việt Nam. Trong đề tài này áp dụng một số phương pháp trong
đánh giá tác động môi trường nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động
khai thác than gây ra, các kết quả phân tích được so sánh với các kết
quả quan trắc, phân tích trước đó.
Vài nét về đánh giá tác động môi trường:
Ở Việt Nam, ĐMT cũng được đưa vào trong Luật Bảo vệ Môi
trường (LBVMT) và xem đây là một trong những nội dung cần thiết phải
có trong xem xét phê duyệt cho phép dự án thực thi. Nó không những là
công cụ quản lý môi trường mà còn là một nội dung giúp quy hoạch dự
án thân thiện với môi trường và là một phần của chu trình dự án.
ĐMT là công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong quản lý môi
trường, nó thuộc nhóm các phân tích của quản lý môi trường và là một
loại hình của báo cáo thông tin môi trường.
Theo Luật BVMT Việt Nam, ĐMT là quá trình phân tích, dự báo các
tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển trước khi phê duyệt dự án nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Như vậy ĐMT là quá trình nghiên cứu để đóng góp cho sự phát triển bền

vững.
ĐMT còn giúp phát hiện ra các tác động có hại đối với môi trường
9

9


10

trước khi chúng xảy ra, nhờ đó các đề xuất của các dự án có thể được
thay đổi sao cho các tác động giảm thiểu môi trường được giảm thiểu tới
mức thấp nhất hoặc được loại trừ và nếu các tác động tiêu cực này ở mức
không thể chấp nhận được hoặc không giảm nhẹ được thì dự án có thể sẽ
phải bãi bỏ. Nói cách khác, ĐMT là một công cụ quản lý môi trường có tính
chất phòng ngừa.
ĐMT không những chỉ đặt ra đối với các dự án mà nó còn áp dụng
cho việc vạch ra các chương trình, kế hoạch và chính sách. Nói chung
ĐMT được sử dụng để quy hoạch và cho phép thực hiện bất kỳ hành
động nào có thể tác động đáng kể đến môi trường.
ĐMT còn được hiểu một cách rộng rãi là một quá trình giao lưu
quan trọng. Thông tin sản sinh từ các nghiên cứu về tác động phải được
chuyển đến những người ra quyết định chủ chốt, những người phản biện
và công chúng. Ở đây có 2 yêu cầu mà người tiến hành ĐMT cần phải
giải quyết: Chuyển thông tin có tính chất chuyên môn cao sang 1 ngôn
ngữ hiểu được đối với người đọc không chuyên môn, và tóm tắt nội dung
khối lượng lớn thông tin và rút ra những vấn đề then chốt có liên quan
đến những tác động quan trọng nhất. Quá trình này được thực hiện bằng
cách biên soạn một tài liệu gọi là báo cáo ĐMT. Đây là báo cáo mà người
đề xuất dự án phải chuẩn bị, mà nội dung là mô tả các hoạt động tiềm tàng
đến môi trường mà dự án đề xuất có thể gây ra, đồng thời đưa ra các biện

pháp sẽ được tiến hành để giảm nhẹ các tác động đó.
Có thể nhìn nhận ĐMT theo 2 khía cạnh hay quan điểm: ĐMT
được coi là 1 hoạt động khoa học được thực hiện bởi các chuyên gia
nhằm nâng cao chất lượng của việc đưa ra 1 quyết định của các nhà
chính trị và ĐMT là một hoạt động chính trị nhằm thay đổi quá trình ra
quyết định có tính chất chuẩn, qua sự tham gia tích cực của nhân dân và
những nhóm người có lợi ích khác nhau. Quan điểm 1 tập trung vào các
khía cạnh kỹ thuật của các thủ tục được phát triển trong khuôn khổ các
quá trình ra quyết định chuẩn. Quan điểm 2 đặc biệt chú ý tạo cho sự
10

10


11

tham gia của nhân dân trong các quá trình đánh giá và ra quyết định. Rõ
ràng cả 2 quan điểm đều là cần thiết. Nếu cách thứ nhất thì vẫn phải tính
đến vai trò của quần chúng. Còn theo cách thứ 2 cũng cần phải làm thế
nào để có căn cứ khoa học. Tỷ lệ giữa khoa học và quần chúng tuỳ thuộc
vào thể chế của mỗi nước và nó thay đổi theo thời gian.
Đánh giá tác động môi trường là môn khoa học đa ngành. Để dự
báo các tác động sinh ra từ dự án cần phải sử dụng các phương pháp có
tính khoa học tổng hợp. Dựa vào đặc điểm của dự án, đặc tính các tác
động, đặc điểm của môi trường và các thông tin hiện có mà chọn 1 hoặc
kết hợp nhiều phương pháp để tổng hợp, dự báo của thực thi dự án đến
môi trường.
Cho đến nay đã có trên 100 phương pháp phân tích, dự báo tác
động. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Việc lựa
chọn phương pháp cần dựa vào yêu cầu mức độ chi tiết của ĐMT, kiến

thức, kinh nghiệm của nhóm thực hiện ĐMT. Trong nhiều trường hợp
phải kết hợp tất cả các phương pháp trong nghiên cứu ĐMT cho một dự
án, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn và có khả năng tạo nhiều tác
động thứ cấp.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động khai
thác và ảnh hưởng của khai thác, chế biến than đến môi trường.
1.2.1. Tình hình khai thác than và ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế
biến than đến môi trường trên thế giới
1.2.1.1. Công nghệ khai thác than
* Công nghệ khai thác mỏ lộ thiên
Khai thác mỏ lộ thiên là tổng hợp các hoạt động khai thác mỏ tiến
hành một hình thức khai thác mỏ tiến hành trên mặt đất nhằm mục đích
thu hồi khoáng sản từ lòng đất (lòng đất được hiểu là cả trên mặt đất và
dưới mặt đất) (Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản, 2010).
Khai thác mỏ lộ thiên bắt đầu từ giữa thế kỷ XVI và diễn ra trên
khắp thế giới, mặc dù phần lớn việc khai thác mỏ lộ thiên được tiến hành
11

11


12

ở Bắc Mỹ. Nó trở nên phổ biến trong suốt thế kỷ 20 và hiện nay là một
phương pháp khai thác mỏ chủ yếu đối với các vỉa than ví dụ như ở
Appalachia và trung tây châu Mỹ. Đây là phương pháp chủ yếu trong khai
thác than. Tuy nhiên địa hình khu vực khai thác thay đổi nhiều, khối
lượng đất đá thải lớn, không được hoàn nguyên làm thay đổi môi trường
sinh thái khu vực
Các giải pháp kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại hoá tại

các mỏ than lộ thiên như phá vỡ đất đá bằng phương pháp khoan nổ
mìn, áp dụng phương pháp cày xới, công nghệ khoan nổ mìn tầng cao,
công nghệ khoan nổ mìn trong điều kiện địa chất thuỷ văn phức tạp, công
nghệ nổ mìn nhằm giảm chấn động đảm bảo an toàn cho các công trình
công nghiệp và dân sinh gần mỏ. Như vậy, công nghệ khai thác được áp
dụng từ các mỏ lộ thiên hay là hệ thống khai thác cơ giới hoá toàn bộ, sử
dụng bãi thải trong và bãi thải ngoài.
Thiết bị công nghệ chủ yếu được sử dụng tại các mỏ lộ thiên hiện
nay là các loại khoan xoay cầu có đường kính mũi khoan 100 - 250 mm;
máy xúc với dung tích gầu xúc 4 - 5 m 3 và 8 -12 m3; vận tải than từ mỏ
đến nhà máy tuyển than và cảng tiêu thụ bằng ôtô, hoặc liên hợp ôtô băng tải. Trong một số năm gần đây ở các mỏ xuống sâu dưới mức
thông thuỷ tự nhiên đã được sử dụng máy xúc thuỷ lực gầu ngược có
dung tích gầu xúc đến 4m3 để đào sâu đáy mỏ (Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân
Nam, Mai Thế Toản, 2010).
Hướng phát triển mở rộng mỏ lộ thiên để kéo dài tuổi thọ của mỏ là
áp dụng công nghệ bóc đất đá theo lớp dốc dừng; khai thác chọn lọc để
tiết kiệm tài nguyên và nâng cao chất lượng than. Về thiết bị sẽ đổi mới
theo sử dụng máy khoan đường kính 200-300 mm, máy xúc có dung tích
gầu đến 25 m3 và ôtô tự đổ trọng tải đến 100 tấn.
* Công nghệ khai thác than hầm lò
Khai thác hầm lò là công nghệ theo đó không có việc bóc lớp phủ
mà người ta đào các hầm bên dưới mặt đất để lấy quặng.
12

12


13

Quy trình công nghệ khai thác là một tập hợp của nhiều khâu công

tác, cần phải thực hiện theo một trình tự thời gian và không gian nhất
định để lấy được khoáng sản có ích. Quy trình công nghệ khai thác than
hầm lò có thể được hiểu theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa
rộng, đó sẽ là tập hợp các quá trình mở vỉa và chuẩn bị ruộng than, quá
trình khấu than trong các gương khai thác, quá trình vận tải than lên mặt
đất và hàng loạt các vấn đề khác như sàng tuyển than, thông gió mỏ,
thoát nước, cung cấp vật liệu, máy móc thiết bị và năng lượng, các quá
trình công nghệ trên mặt bằng công nghiệp,... Theo nghĩa hẹp thì đó chỉ
là tập hợp các công việc chuẩn bị và khai thác, cần được thực hiện trong
một khu khai thác.
Quy trình công nghệ khai thác than ở lò chợ được chia thành các
công tác chính và các công tác phụ. Các công tác chính là các khâu tách
than khỏi khối nguyên ban đầu, phá vỡ than đến cỡ hạt cần thiết, xúc bốc
và vận tải than, chống giữ lò chợ và điều khiển áp lực mỏ. Các công tác
phụ bao gồm việc di chuyển thiết bị vận tải theo tiến độ của gương lò
chợ, cung cấp vật liệu, máy móc, thiết bị, năng lượng vào lò chợ, thông
gió, chống bụi, thoát nước, chiếu sáng, thông tin liên lạc... Như vậy, với
các dạng công nghệ khai thác than khác nhau, sẽ có các tập hợp các
công tác chính và phụ khác nhau, tức là các quy trình công nghệ khai
thác than khác nhau.
Công nghệ khai thác than hầm lò có thể được chia thành 4 dạng
chính. Đó là công nghệ thủ công, công nghệ bán cơ khí hoá, công nghệ
cơ khí hoá toàn bộ và công nghệ tự động hoá. Trong dạng công nghệ thủ
công, hầu hết các khâu công tác chính đều phải thực hiện bằng sức
người; còn ở công nghệ bán cơ khí hoá thì máy móc đã làm thay con
người ở một số công tác chính và khi ứng dụng công nghệ tự động hoá,
thì có thể loại trừ sự có mặt thường xuyên của con người trong lò chợ.
1.2.1.2. Tình hình khai thác than trên thế giới

13


13


14

Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản nói chung và khai thác
than nói riêng đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới, nhất là trong
giai đoạn hiện nay khi giá các loại nhiên liệu ngày càng tăng. Hàng năm có
khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng 38%
trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở Châu Á,
trong khi đó Châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần. Hiện nay, 5 quốc gia
khai thác than lớn nhất gồm: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nam Phi. Hầu
hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có khoảng
18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu. Lượng than khai thác được
dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, trong đó Trung Quốc chiếm
khoảng hơn một nửa sản lượng (Sàn giao dịch mọi nhà, 2009).

Hình 1.1: Biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác than của 10 quốc gia
Tại Hoa Kỳ, quốc gia có kĩ thuật cao trong công nghệ đã áp dụng
nhiều dạng năng lượng trong hoạt động sản xuất công nghiệp và phục vụ
cuộc sống của con người như sản xuất điện năng. Trong đó, năng lượng
do than đá cung cấp vẫn chiếm hàng đầu với 52% tổng số nhu cầu năng
lượng của cả nước. Do công nghệ, kĩ thuật khai thác than đơn giản, nhu
cầu tiêu thụ cao và giá thành rẻ hơn so với các loại nhiên liệu hoá thạch
khác vì thế công nghiệp khai thác than đang trở thành ngành công nghiệp
14

14



15

chủ yếu của nước này. Hàng năm, Hoa kỳ đầu tư cho công nghệ khai
thác than lên đến 350 tỉ USD và hiện đang khai thác trên 75.000 mỏ. Với
công nghệ, kĩ thuật và số lượng mỏ lớn như vậy mỗi năm nước này có
thể khai thác được khoảng trên dưới 1 tỷ tấn than nguyên khai, năm
2003 khoảng 1 tỷ tấn và đến năm 2004 là 1,2 tỷ tấn (Mai Thanh Tuyết,
2010). Năm 2007, sản lượng khai thác than của Hoa Kỳ là 1,146 tỷ tấn,
chiếm 16,1% sản lượng thế giới. Năm 2009, sản lượng khai thác than
của Hoa Kì là 596,9 triệu tấn đứng thứ hai trên thế giới.
Tại Trung Quốc do nhu cầu tiêu thụ than trong nước và xuất khẩu
ngày càng tăng, chính sách của nước này là cho phép đẩy mạnh ngành
công nghiệp khai thác than. Tính đến năm 2006, ngành công ngiệp than
của Trung Quốc đã khai thác được khoảng 2,4 tỉ tấn than nguyên khai,
đây là sản lượng khai thác lớn nhất từ trước đến nay. Năm 2007, sản
lượng khai thác là 2,796 tỷ tấn, chiếm 39,5% sản lượng thế giới. Đến
năm 2009, sản lượng khai thác là 1,415 tỷ tấn đứng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên, so với các năm trước (2006, 2007) thì sản lượng khai thác
than giảm (Sàn giao dịch mọi nhà, 2009).
Khai thác than hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi
ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả do hoạt động khai thác
than để lại là những vấn đề quan tâm trong những năm gần đây: Vấn
đề ô nhiễm, các sự cố, rủi ro về môi trường do khai thác và nạn khai
thác than trái phép tại nhiều nước có trữ lượng than lớn. Chỉ tính riêng
Trung Quốc, nước có trữ lượng than đá (chiếm 12,6 % tổng trữ lượng
than đá) đứng thứ ba trên thế giới, nạn khai thác than trái phép đang
diễn ra bên ngoài tầm kiểm soát của nhà chức trách nước này. Theo
số liệu thống kê, hàng năm ngành than Trung Quốc phải gánh chịu,

khắc phục hậu quả của hàng trăm vụ sập lò do khai thác than trái phép
và do công nghệ khai thác không đảm bảo an toàn cho công nhân mỏ.

15

15


16

Năm 2004, công nghệ khai thác than Trung Quốc đã cướp đi sinh
mạng của 6.000 người (Hải Ninh, 2008).
Như vậy, hoạt động khai thác than trên thế giới đang diễn ra mạnh
mẽ trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn nhiên liệu cho các
ngành công nghiệp và phục vụ cuộc sống con người. Cùng với sản
lượng khai thác tăng thì thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu
quả nặng nề do hoạt động khai thác than để lại, đặc biệt là vấn đề ô
nhiễm môi trường.
b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi
trường trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia, tổ chức như: Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO), Ngân hàng Thế giới (WB), Cục bảo vệ Môi trường Mỹ
(US EPA), các viện nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá ảnh
hưởng của chất thải trong ngành khai thác than đến môi trường cũng
như sức khỏe con người một cách rất bài bản và đưa ra các kết quả, kết
luận sâu sắc. Trong số đó có kết quả nghiên cứu của Viện BlackSimth
(BlackSimth Institute), New York, Hoa Kỳ, Viện này đã có hàng loạt các
dự án nghiên cứu về hiện trạng chất lượng môi trường đất, nước, không
khí xung quanh các khu vực mỏ khai thác than lớn trên thế giới, từ đó
đưa ra các giải pháp hỗ trợ (công nghệ và tài chính) nhằm giảm thiểu suy

thoái, nâng cao chất lượng môi trường tại các khu vực này. Một số kết
quả nghiên cứu cụ thể như sau:
- Sông Hằng là con sông nổi tiếng nhất Ấn Độ, dài 2.510 km bắt
nguồn từ dãy Himalaya, chảy theo hướng Đông Nam qua Bangladesh và
chảy vào vịnh Bengal. Hiện nay, sông Hằng là một trong những con sông
bị ô nhiễm nhất trên thế giới vì bị ảnh hưởng nặng nề của nền công
nghiệp hóa chất, rác thải công nghiệp và đặc biệt là hoạt động khai thác
khoáng sản phía thượng lưu. Các nghiên cứu cũng phát hiện tỷ lệ các
kim loại độc trong nước sông tại khu vực khai thác khoáng sản khá cao
như chì (10-800 ppm), crom (10-200 ppm) và nickel (10-130 ppm).
16

16


17

- Tại mỏ than của công ty Massey Energy, Bang Virginia, Hoa Kỳ,
nhóm nghiên cứu đã đo được giá trị TSS trong nước sông tại khu vực
gần đó cao gấp từ 500 đến 1500 lần tiêu chuẩn cho phép, lượng bùn
than tại đáy sông cao 9 m trong tổng độ sâu trung bình của sông là 12 m
(Hồ Sỹ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản, 2010).
Tại Lâm Phần (Trung Quốc), số người bị ảnh hưởng do khai thác
than khoảng 3 triệu. Thành phố Lâm Phần được mệnh danh là "đô thị
màu nhọ nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá
ở Trung Quốc. Hàng nghìn mỏ than, cả hợp pháp và không hợp pháp,
xuất hiện nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố, nên bầu
không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng
than gây ra. Tại Lâm Phần, không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ
biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung

Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất lượng không khí thấp nhất cả nước
(Yuanping Cheng, 2008).
Ở Sukinda (Ấn Độ), số người bị tác động do khai thác than khoảng
2,6 triệu. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng
độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế. Một tổ chức y tế ở
Sukinda ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại các khu vực
khai thác ở Ấn Độ, do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên, nơi
này luật pháp hầu như không tồn tại (Đặng Thị Hải Yến 2009).
Nhu cầu tiêu thụ lớn của hoạt động khai thác than cũng gây ảnh
hưởng đến nguồn cung cấp nước. Ở Tamil Nadu phía Nam Ấn Độ từ năm
2005-2006, ước tính tại các mỏ khai thác than non Neyveli có 40 triệu lít
nước được bơm và thải ra hàng ngày (Đặng Thị Hải Yến, 2009). Phần lớn
tại các khu vực khai khoáng ở Ấn Độ, người dân đều nhận thấy sự khan
hiếm nước nghiêm trọng do khai thác khoáng sản. Cộng đồng địa phương
ở Philippin lo sợ rằng ô nhiễm và hiện tượng lắng đọng trầm tích ở các con
sông do khai thác khoáng sản có thể làm suy giảm nguồn nước, giảm năng
suất lúa gạo và thủy sản.
17

17


18

Ô nhiễm môi trường tại khu vực mỏ khai thác than đang là những
vấn đề lớn cho các nhà chức trách ở nhiều quốc gia đang khai thác và sử
dụng loại tài nguyên nhiên liệu này. Tại Hoa Kỳ, khai thác than là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra ô nhiễm môi trường. Theo số
liệu thống kê cho thấy, hoạt động khai thác than tại nước này hàng năm
thải khoảng 60% lượng khí S02, 33% lượng Hg, 25% lượng khí N0x và

33% thán khí trên tổng số ô nhiễm không khí toàn quốc (Mai Thanh
Tuyết, 2010). Vậy, chúng ta thấy dù có những thuận lợi rất lớn về kĩ thuật
cũng như công nghệ trong khai thác nhưng ngành than Hoa Kỳ vẫn phải
gánh chịu những hậu quả xấu do hoạt động khai thác than để lại đó là
vấn nạn ô nhiễm môi trường.
1.2.2. Tình hình khai thác và ảnh hưởng của hoạt động khai thác,
chế biến than đến môi trường tại Việt Nam
a. Tình hình khai thác than tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, do mức tiêu thụ than trong nước và
xuất khẩu ngày càng lớn nên sản lượng khai thác than hàng năm tăng rõ
rệt. Chỉ riêng khối doanh nghiệp thuộc TKV, sản lượng khai thác đã đẩy
mạnh ở mức cao. Năm 2002, TKV khai thác được 14,8 triệu tấn than.
Năm 2003, TKV đã khai thác được 20 triệu tấn than nguyên khai, tiêu thụ
18,2 triệu tấn, hoàn thành trước hơn 2 năm chỉ tiêu sản lượng than của
năm 2005 trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 mà Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ IX đã đề ra. Năm 2006, TKV đã sản xuất và tiêu thụ xấp xỉ 37
triệu tấn than, vượt gần 7 triệu tấn so với quy hoạch phát triển ngành
Than mà Chính phủ phê duyệt đến năm 2020. Năm 2007, ngành than
nước ta lại tiếp tục tăng sản lượng khai thác, kết quả sản lượng khai thác
sáu tháng đầu năm đạt khoảng 22,8 triệu tấn trong đó tiêu thụ 20,2 triệu
tấn, tăng 13% so với cùng kì năm 2006 (Báo điện tử tỉnh Quảng Ninh,
2011). Tốc độ khai thác than tăng hầu hết ở các vùng mỏ than, đặc biệt là
vùng bể than Quảng Ninh.
Thống kê hiện nay cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 41 đơn
vị khai thác than và 7 đơn vị sàng tuyển than, chế biến than thuộc TKV.
18

18



19

Ngoài ra, còn 2 đơn vị là Công ty liên doanh PT Vietmindo Energitama và
Công ty Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh khai thác trong ranh giới mỏ của
TKV. Quảng Ninh tập trung 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ yếu là than
antraxít, sản lượng than mỡ rất thấp - khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng
Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than
nguyên khai/năm, chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV
và có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than nguyên
khai/năm là Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến
40% sản lượng cho TKV (Sàn giao dịch mọi nhà, 2009).
Ngoài ra, sản lượng khai thác than cũng tăng lên ở một số tỉnh
khác như Thái Nguyên. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các đơn vị khai
thác than quy mô lớn có mỏ than An Khánh, mỏ than Núi Hồng, mỏ than
Bá Sơn,…
Than Khánh Hòa: Công ty bắt đầu hoạt động từ năm 1949 với diện
tích mặt bằng sản xuất khoảng 1.845.498 m2, công suất khai thác than
nguyên khai khoảng 500 tấn/năm.
Theo thống kê năm 2010 của bộ phận Năng lượng khảo sát, kết thúc 2009
Việt Nam có lượng dự trữ than đá là 150 triệu tấn, đưa vào sản xuất được 45 triệu
tấn, chiếm 0,73% tổng số thế giới (Báo cáo ngành than, 2011). Từ những năm
trước Việt Nam chủ yếu sản xuất than để xuất khẩu, tuy nhiên đến năm 2010 kế
hoạch này đã thay đổi, hạn chế xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu than trong nước.
Sản lượng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2003 - 2009 như sau:

19

19



20

Hình 1.2: Sản lượng và xuất khẩu than Việt Nam
(Nguồn: Bộ Công thương, 2011)
Biểu đồ trên cho thấy lượng than sản xuất ra trong 3 năm trở lại đây khá
đều không có nhiều sự đột biến, nhưng lượng than xuất khẩu gần bằng 50% lượng sản
xuất được là một thực trạng đáng lo ngại cho ngành than Việt Nam.
Cũng trong thời gian thống kê này, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam
tăng 119,89%. Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các ngành sản xuất chính là
điện, xi măng, giấy, phân bón và phục vụ xuất khẩu. Ngành điện hiện tiêu thụ tới
32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009.
b. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến than đến môi
trường tại Việt Nam
Khai thác khoáng sản nói chung và khai thác than nói riêng đã
mang lại những lợi ích to lớn cho các ngành kinh tế, song cũng làm tổn
hại không ít tới môi trường. Công nghiệp khai thác than tạo ra nguồn
nhiên liệu có tính quyết định sự tồn tại các nhà máy nhiệt điện ở Phả Lại,
Uông Bí, Cẩm Phả, Ninh Bình v.v..., ngành xi măng, luyện kim, hoá chất,
cơ khí. Hoạt động của ngành kinh tế này còn thúc đẩy phát triển đô thị,
du lịch, thương mại, lâm nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng và đưa lại nhiều
phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cộng đồng dân
cư địa phương. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than đã gây ra những
20

20


21

biến đổi môi trường mạnh mẽ, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và

không khí làm suy thoái và tổn thất tài nguyên đất và rừng. Khai thác than
gây phá huỷ rừng, phá vỡ môi trường sinh thái, cạn kiệt nguồn nước, bồi
lấp dòng chảy, gây ra các thiên tai và tai biến môi trường như hiện tượng
trượt lở, các dòng lũ bùn đá,... Sự biến động môi trường do hoạt động
khai thác than gây ra có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sức khoẻ của
công nhân mỏ và cộng đồng cư dân trong khu vực.

Hình 1.3: Tác động của việc khai thác than và chế biến than
21

21


22

tới tài nguyên môi trường
* Môi trường đất
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và
văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người
sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo
nguồn cung cấp lương thực thực phẩm. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân
số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay
thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng
bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người giảm. Riêng chỉ với ở Việt
Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.
Khai thác than là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ
thiên hoặc hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ công, khai thác quy mô
nhỏ và khai thác quy mô vừa. Khai thác than, đặc biệt là khai thác lộ thiên

và đổ thải rắn làm biến đổi mạnh mẽ địa hình, tạo nên những khu vực địa
hình âm, dương xen kẽ. Công nghệ khai thác than lộ thiên đã tạo ra hàng
triệu m3 đất đá thải, tạo thành nguồn gây ô nhiễm môi trường (Đặng Thị Hải
Yến, 2009). Những bãi thải tạo thành dãy núi thải cao, không ổn định,
không được phủ xanh, góc dốc lớn luôn xảy ra quá trình sạt lở, xói mòn tạo
thành các mương xói. Khai thác lộ thiên ở các mỏ lớn và khai thác lộ vỉa đã
làm mất đi hàng nghìn hecta đất rừng và đất nông nghiệp.
Ngoài ra, những bãi thải có độ cao 200 - 300 m cùng hoạt động
vận chuyển và đổ thải của những xe vận tải hạng nặng (30 - 40 tấn) hàng
ngày là nguồn bụi chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí trong khu
vực (Đặng Thị Hải Yến, 2009). Chính sự hoạt động liên tục của các bãi
thải đã làm suy thoái cảnh quan thiên nhiên, suy thoái tài nguyên du lịch.
Bất cứ hình thức khai thác than nào cũng dẫn đến sự suy thoái môi
trường. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và

22

22


23

Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và
khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ (Hồ Sỹ Giáo, 2010).
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu sử dụng thực vật
để cải tạo đất bị ô nhiễm kim loại nặng tại các vùng khai thác khoáng
sản” của Viện Công nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh
vật (năm 2010): Kết quả phân tích từ các mỏ than núi Hồng (xã Yên
Lãng), mỏ thiếc tại xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho
thấy tất cả các mỏ này đều là điểm nóng về ô nhiễm, điển hình là mỏ

than núi Hồng và mỏ thiếc xã Hà Thượng bị ô nhiễm asen nghiêm trọng,
với hàm lượng asen trong đất gấp 17-308 lần tiêu chuẩn cho phép của
Việt Nam, thậm chí có nơi hàm lượng asen trong đất lên đến 15.146
ppm, gấp 1.262 lần quy định. Cũng theo kết quả nghiên cứu này, cả
nước có 5.000 mỏ và điểm quặng, trong đó có 1.000 mỏ đang được tổ
chức khai thác và đều là những điểm ô nhiễm kim loại đáng báo động
(Viện Công nghệ môi trường và Viện Sinh thái và tái sinh vật, 2010).
Kết quả của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên cho thấy
có tới gần 85% số mẫu phân tích có hàm lượng các kim loại nặng Zn,
Cd, Pb, As vượt QCCP từ 1,02 đến 5,56 lần. Điển hình ở các mỏ than
Khánh Hòa, Phấn Mễ (Sở Tài nguyên và MT tỉnh Thái Nguyên, 2013).
Ô nhiễm do khai thác than đến môi trường đất thể hiện như sau:
Thứ nhất: Khai thác làm phá vỡ cấu trúc trạng thái ban đầu của
đất, làm biến đổi bề mặt đệm trong đó nhất là xáo trộn bề mặt đất, phá
hủy thảm thực vật kéo theo hiện tượng xói mòn, rửa trôi từ đó gây suy
thoái môi trường đất. Môi trường chịu ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực
mở moong khai thác là chất thải rắn, chất thải rắn không sử dụng được
cho các mục đích khác đã tạo nên trên bề mặt địa hình mấp mô, xen kẽ
giữa các hố sâu và các đống đất đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác
thổ phỉ.
Thứ hai: Khai thác than thải ra một khối lượng lớn chất thải rắn
(đất đá), làm suy giảm diện tích đất, mất đất canh tác. Khai thác than dựa
23

23


24

trên công nghệ khai thác lộ thiên thường thải ra lượng đất đá rất lớn tạo

thành những bãi thải khổng lồ. Ví dụ như bãi thải Đèo Nai (Quảng Ninh),
có độ cao lên đến 200 m; bãi thải Cao Sơn có độ cao khoảng 150 m; bãi
thải Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m. Với độ cao nói trên thì các bãi thải
thường có dộ dốc lớn, khi trời mưa hiện tượng sạt lở đất đá là không
tránh khỏi từ đó gây sự vùi lấp đất đá xuống đường đi và diện tích xung
quanh khu vực bãi thải gây ra những tác động không nhỏ đến cuộc sống
của người dân trong vùng (Báo điện tử Quảng Ninh, 2011). Tại khu vực
Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về
phía tây - nam (khoảng 100 ha) và phia tây (25 ha). Sau năm 1975 việc
khai trường và bài thải phát triển về phía bắc khoảng 435 ha, phía tâybắc và phía đông 75 ha.
Ở Thái Nguyên diện tích đất lâm nghiệp bị phá do khai thác than
là 671ha. Một số mỏ như mỏ than Núi Hồng có diện tích đất lâm
nghiệp bị phá là 274 ha và mỏ than Khánh Hòa là 100 ha. Diện tích đất
lâm nghiệp bị phá là do chiếm dụng đất để làm khai trường, bãi thải và
thải nước thải làm ô nhiễm đất nông nghiệp (Nguyễn Trình, 2012).
Thứ ba: Hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển và đổ thải
đất đá tạo ra lượng lớn nước thải kèm theo lượng dầu mỡ từ các
phương tiện vận chuyển đổ thải vào môi trường đất từ đó gây ô nhiễm về
mặt lí hóa đất.
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác than có những ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng canh tác nông nghiệp tại các khu vực gần mỏ khai
thác. Ô nhiễm môi trường tại Đông Triều (Quảng Ninh) do khai thác than
đã làm suy giảm nghiêm trọng chất lượng đất canh tác nông nghiệp, ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng. Ước tính thiệt hại do ô nhiễm môi
trường tại đây làm suy giảm 20% năng suất lúa toàn huyện (Báo điện tử
Quảng Ninh, 2011).
* Môi trường nước
Hầu hết các khu vực hoạt động khai thác mỏ và chế biến than và
24


24


25

môi trường nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ
đều bị ô nhiễm: pH thấp (axit yếu), nước đục, cặn lơ lửng cao, một số
kim loại nặng Zn, Cd, Hg... có hàm lượng vượt quá Quy chuẩn cho
phép.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nước ở các mỏ than
thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ,
các nguyên tố phóng xạ... cao hơn so với nước mặt và nước biển khu
vực đối chứng và cao hơn QCVN từ 1- 3 lần (Viện Khoa học Công nghệ
mỏ, 2008).
Theo Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Quy hoạch
phát triển ngành than đến năm 2020, có xét đến năm 2030 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho thấy các mối nguy hại do ô nhiễm nước thải từ
các mỏ than thuộc Tập đoàn Công nghiệp than và Khoáng sản đã được
đặt ra cấp thiết.
Lượng nước thải từ mỏ phụ thuộc vào sản lượng khai thác than
từng năm. Dựa trên số liệu kê khai nộp phí bảo vệ môi trường đối với
nước thải công nghiệp của các đơn vị thuộc ngành than, tổng lượng
nước thải từ mỏ (năm 2009) là 38.914.075m3. Con số này chưa phản ánh
đầy đủ vì chưa ai tính được lượng nước rửa trôi từ các bãi thải mỏ. Đối
với hai thông số điển hình tác động đến môi trường của nước thải mỏ là
độ pH và cặn lơ lửng, các kim loại nặng (sắt, mangan). Trong đó độ pH dao
động từ 3,1 đến 6,5, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao hơn ngưỡng cho phép
từ 1,7 đến 2,4 lần. Vì thế, nước thải từ mỏ gây ra nhiều ảnh hưởng đến hệ
thống sông, suối, hồ vùng ven biển gây bồi lấp, làm mất nguồn thủy sinh,
suy giảm chất lượng nước. Đặc biệt, ô nhiễm tại vùng mỏ là ô nhiễm tích

lũy, cộng với tác động của nạn khai thác than trái phép trong thời gian dài,
dẫn đến tình trạng một số hồ thủy lợi ở vùng Đông Triều đã bị chua hóa,
ảnh hưởng đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp (Bộ Tài nguyên và
Môi trường, 2010).

25

25


×