Tiết 6: CÂU CÁ MÙA THU
( THU ĐIẾU ) NGUYỄN KHUYẾN.
A. Mục tiêu:
- Cho Hs hiểu được nghệ thuật tả cảnh tả tình và sử dung tiếng việt của
Nguyễn Khuyến.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh thu qua sự miêu tả của nhà thơ
- Rèn luyện được phân tích thơ Nôm Đường luật
B. ứTiến trình lên lớp:
1. Ổn định tổ chc:
2. Bài mới: tra ũ: bài c
3. Kiểm
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
Nêu vài nét về tác giả ?
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật thơ
NK ?
Cảnh vật mùa thu được tác giả cảm nhận
như thế nào ?
Điểm nhìn của nhà thơ có gì đặc sắc
Những từ ngữ hình ảnh nào gợi lên được
nét riêng của cảnh sắc mùa thu
( đường nét chuyển động, màu sắc, hình
ảnh, âm thanh)
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả:
a. Con người:
- Nguyễn Khuyến ( 1835 – 1909 ) hiệu là
Quế Sơn sinh ở huyện ý yên Nam Định
nhưng lớn lên chủ yếu ở quê nội
- Xã yên Đỗ huyện Bình Lục tỉnh Hà
Nam
- Sinh ra trong một gia đình nhà nho
nghèo. Đậu cả ba kỳ thi ( Hương, Hội
Đình). Làm quan chỉ hơn 10 năm còn
chủ yếu sống ở quê nhà
* Ông là người có cốt cách thanh cao, có
lòng yêu nước thương dân
b. Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ:
- Nội dung:
+ Thơ Nguyễn khuyến nói lên tình yêu
quê hương đất nước tình gia đình bè bạn
+ Châm biếm đã kích tầng lớp thống trị
- Nghệ thuật: trào phúng, trữ tình
2. Xuất xứ: Câu cá mùa thu nằm trong
chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Tả cảnh mùa thu:
- Không gian: từ gần đến xa
Từ một khung ao hẹp mở ra nhiều
hướng sinh động
- Cảnh thu điển hình cho mùa thu
làng cảnh Việt Nam
+ Không khí: dịu nhẹ, thanh sơ
+ Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc ,
- Cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào
?
* Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc
biệt ? và cho biết cách gieo vần ấy gợi
cho ta cảm giác gì về tình thu, cảnh thu.
Tấm lòng của nhà thơ đối với thiên
nhiên và đất nước như thế nào ?
trời xanh ngắt.
+ đường nét chuyển động “ sóng hơi gợn
tí” “ lá vàng khẽ đưa vèo” “ Tầng mây lơ
lửng”
Cái thú vị ở các điệu xanh: xanh ao,
xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh bèo,
xanh trời – một màu vàng đâm ngang
của chiếc lá thu rơi
- nét riêng của làng quê bắc bộ, cái hồn
dân giả được gợi lên từ khung ao hẹp
cánh bèo, ngõ trúc quanh co
- Cảnh trong mùa thu điếu đẹp nhưng
đượm buồn: không gian tĩnh lặng, vắng
người vắng tiếng nghệ thuật lấy động
tả tĩnh.
2. Tâm trạng của nhà thơ:
- Câu cá nhưng thực ra để đón nhận trời
thu cảnh thu vào lòng cỏi lòng của
nhà thơ yên tĩnh để đón nhận cái hơi gợn
tí của sóng, độ rơi khe khẽ của lá, đặc
biệt tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo
- Để suy nghĩ về thời cuộc tình thế đất
nước tấm lòng yêu nước thầm kín
không kém phần sâu sắc của Nguyễn
Khuyến
III. Tổng kết:
Bài thơ điển hình cho mùa thu làng cảnh
VN. Tả cảnh thiên nhiên đất nước, tâm
sự yêu nước của nhà thơ
- Thành công về thơ Nôm, từ ngữ đậm
đà chất dân tộc
* Luyện tập: hướng dẫn học sinh giải bài
tập 1 trong SGK
C. Củng cố hướng dẫn bài học:
- Tài năng của nhà thơ tả mùa thu làng cảnh Việt Nam với sự cảm nhận tinh tế sâu
sắc tấm lòng của nhà thơ với thiên nhiên đất nước
- Dặn dò: ôn lại những kiến thức về văn nghị luận. tiết sau học phân tích đề lập dàn
ý văn nghị luận.