Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

chuong 3 bai 13 228 1397552154

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.52 KB, 2 trang )

BÀI 13
GIẢI BÀI TOÁN CÓ LỜI VĂN
I. MỤC TIÊU :
1) Giúp học sinh bước đầu nhận biết các việc thường làm khi giải toán có lời văn :
• Tìm hiểu bài toán : - Bài toán đã cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ? ( tức là bài toán đòi hỏi phải làm gì ? )
• Giải bài toán : - Thực hiện phép tính để tìm hiểu điều chưa biết nêu trong câu hỏi .
- Trình bày bài gi ải ( Nêu câu lời gi ải, phép tính để gi ải bài toán, đáp s ố
)
2) Bước đầu tập cho học sinh tự giải bài toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
+ Sử dụng các tranh vẽ trong SGK .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định :
+ Hát – chuẩn bị đồ dùng học tập
2.Kiểm tra bài cũ :
+ Sửa bài tập 2, 3 / 15 vở Bài tập
+ Học sinh đọc bài toán, nêu câu hỏi của bài toán phù hợp với từng bài
+ Bài toán thường có những phần gì ?
+ Nhận xét, sửa sai chung
+ Nhận xét bài cũ – KTCB bài mới
3. Bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1 : Giới thiệu cách giải toán có lời văn.
Mt :HS biết cách giải toán và cách trình bày bài
giải
-Học sinh mở sách đọc bài toán : Nhà An
-Cho học sinh mở SGK
có 5 con gà, Mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi


nhà An có tất cả mấy con gà ?
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Học sinh nêu lại tóm tắt bài.
-Giáo viên ghi tóm tắt lên bảng :
-Ta làm tính cộng, lấy 5 cộng 4 bằng 9.
- Muốn biết nhà An nuôi mấy con gà ta làm Vậy nhà An nuôi 9 con gà.
-Vài học sinh lặp lại câu trả lời của bài
như thế nào ?
toán
- Giáo viên hướng dẫn cách trình bày bài giải -Giáo viên ghi bài giải lên bảng. Hướng
dẫn học sinh cách đặt câu lời giải
như SGK
-Đọc lại bài giải.
-Cho học sinh nhận biết bài giải có 3 phần :
- Lời giải , phép tính, đáp số
-Khi viết phép tính luôn có tên đơn vị sau kết quả
phép tính. Tên đơn vị luôn đặt trong ngoặc đơn
Hoạt động 2 : Thực hành .
Mt : Bước đầu học sinh giải được bài toán – Học
sinh viết vào tóm tắt




Bài 1 : Giáo viên hướng dẫn học sinh tự nêu
bài toán, viết số thích hợp vào phần tóm tắt
dựa vào tóm tắt để nêu câu trả lời cho câu
hỏi
-Hướng dẫn học sinh tự ghi phép tính, đáp số

-Gọi học sinh đọc lại toàn bộ bài giải.
• Bài 2 :
-Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh nêu
bài toán, viết số còn thiếu vào tóm tắt bài toán
-Đọc lại bài toán
-Hướng dẫn tìm hiểu bài toán cho biết gì ? Bài toán
hỏi gì ? Muốn tìm số bạn có tất cả ta làm tính gì ?
-Cho học sinh tự giải vào vở
• Bài 3 :
-Hướng dẫn học sinh đọc bài toán
-Cho học sinh tự giải bài toán
-Giáo viên hướng dẫn chữa bài trên bảng

-An có : 4 quả bóng
Bình có : 3 quả bóng
-Cả 2 bạn : … quả bóng ?
-2 em đọc
-Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm
3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả bao nhiêu
bạn ?

- Học sinh đọc : Đàn vịt có 5 con ở dưới
ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất
cả mấy con ?
-Học sinh tự giải bài toán
BÀI GIẢI :
Số vịt có tất cả là :
5 + 4 = 9 (Con vịt )
Đáp Số : 9 con vịt


4.Củng cố dặn dò :
- Giáo viên nhận xét tiết học. Tuyên dương học sinh giỏi, phát biểu tốt .
- Dặn học sinh xem lại các bài tập . Làm vào vở tự rèn.
- Hoàn thành vở Bài tập toán
- Chuẩn bị trước bài : Xăng ti mét – Đo độ dài
5. Rút kinh nghiệm :



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×