Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 22 trang )

Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU-------------------------------------------------------------------------------------------1
CHƯƠNG I----------------------------------------------------------------------------------------2
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH
THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG-------------------------------------------------------------2
I. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI SÓC TRĂNG.............................................2
1. Diễn biến thời tiết............................................................................................................2
2. Tình hình xâm nhập mặn................................................................................................3
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN..............................................................3
1. Tình hình sản xuất ngành thủy sản..................................................................................3
2. Định hướng phát triển ngành thủy sản............................................................................4

CHƯƠNG II--------------------------------------------------------------------------------------5
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN, ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ--------5
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN NGÀNH
THỦY SẢN.............................................................................................................................5
1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông........................................................5
2. Nuôi trồng thủy sản.........................................................................................................7
3. Nguồn lợi thủy sản và nghề cá......................................................................................13
4. Bệnh thủy sản................................................................................................................15
II. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN
DÂNG...................................................................................................................................17
1. Các giải pháp kỹ thuật...................................................................................................17
2. Các giải pháp chính sách...............................................................................................18

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ-------------------------------------------------------------------20


Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cá tra ven sông Hậu và tôm sú tại khu vực
vùng nội đồng ven biển chịu tổn thương do tác động rất lớn của biến đổi khí hậu
và mực nước biển dâng, xây dựng các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng trong nuôi trồng thủy sản tại các khu vực này là yêu cầu cấp
thiết.-----------------------------------------------------------------------------------------------20
Các kết quả đánh giá tác động BĐKH (nhiệt độ tăng, độ mặn tăng, lượng mưa
bất thường) và năng lực thích ứng (trong đó có các chương trình phòng chống
giảm nhẹ thiên tai, khả năng ứng phó BĐKH, trình độ nhận thức) đã cho thấy
tính tổn thương cao trong hoạt động NTTS tại khu vực. Chuyên đề đã cung cấp
thông tin hỗ trợ xây dựng chính sách (cấp tỉnh và địa phương) nhằm nâng cao
khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH trong NTTS và nghề cá
tỉnh Sóc Trăng.----------------------------------------------------------------------------------20
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

MỞ ĐẦU
Sóc Trăng là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Hoạt
động khai thác thủy sản ở Sóc Trăng trong ba thủy vực: biển, vùng triều cửa sông ven
biển và vùng nước nội địa. Nuôi trồng thủy sản có cả nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi
thủy sản nước lợ mặn.
Thủy sản là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn thứ hai (sau nông nghiệp)
và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong vòng 10 năm qua. Nuôi
trồng thuỷ sản (NTTS) là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của tỉnh Sóc Trăng.
Những năm gần đây NTTS của tỉnh đã có những bước phát triển mạnh mẽ và đạt được
nhiều thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Sóc Trăng. Ngành có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần xóa đói giảm
nghèo, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân và từng bước nâng
cao kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Biến đổi khí hậu và các biểu hiện của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng,
bão lũ, sóng lớn, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cả
trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái (HST) quan trọng ven bờ và nghề cá liên
quan như hệ sinh thái đầm phá và nghề cá đầm phá, HST rừng ngập mặn và nghề cá
rừng ngập mặn ven biển, HST rạn san hô. Việc “Đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế
hoạch ứng phó” là yêu cầu cấp thiết trong tình hình hiện nay.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

1


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

CHƯƠNG I
BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN TỈNH SÓC TRĂNG
I. BIỂU HIỆN CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI SÓC TRĂNG
1. Diễn biến thời tiết
a) Nhiệt độ
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa từ tháng 5 – 11 với gió mùa Tây Nam và mùa khô từ tháng 12 đến tháng
4 với gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình của tỉnh trong giai đoạn 2000 – 2009
dao động trong khoảng 26,6 – 26,90C, và đỉnh điểm là vào các năm 2005 – 2006 (đạt
26,90C), nhiệt độ thay đổi thất thường không diễn ra theo bất kỳ quy luật nhất định và

có xu hướng khắc nghiệt hơn như “nóng thì càng nóng hơn và lạnh thì càng lạnh hơn”,
b) Lượng mưa
Trong những năm qua mưa thường đến sớm hơn, kéo dài và kết thúc muộn, chứ
không còn theo quy luật của mấy chục năm trước, Cụ thể trong năm 2007, 2008, mùa
mưa kéo dài mãi đến tháng 12 và tháng 1 năm sau, muộn hơn mấy năm trước hơn 1
tháng. Mùa lũ cũng có độ trễ, đỉnh lũ thường xuất hiện muộn. Tình trạng mưa kéo dài,
lũ về đạt đỉnh muộn và trùng vào lúc triều cường hàng tháng khiến cho vùng hạ lưu
nhiều nơi bị ngập. Tuy nhiên, đến năm 2009 thì mùa mưa lại đến muộn hơn 9 bắt đầu
vào khoảng giữa tháng 5) khoảng 10 – 15 ngày và kết thúc sớm hơn (cuối tháng 10),
c) Bão, áp thấp nhiệt đới
Số lượng các cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Sóc
Trăng không nhiều. Tuy nhiên, những hiện tượng bất thường của thời tiết như sự hình
thành của áp thấp nhiệt đới ngay trên khu vực biển Đông, một số cơn bão có cường độ
rất mạnh (cấp 12, trên cấp 12) đã xảy ra; lốc xoáy cục bộ xuất hiện nhiều. Ảnh hưởng
về tai biến thiên tai nặng nhất trong những năm gần đây là cơn bão số 9 năm 2006 và
trong năm 2007 là cơn bão số 7 gây thiệt hại nặng nề về người và của. Riêng trong
năm 2008 tuy là ảnh hưởng của hiện tượng La Nina gây mưa nhiều trên diện rộng cả
nước nhưng riêng tỉnh Sóc Trăng trong năm này lại không ảnh hưởng trực tiếp nhiều.
d) Các yếu tố thời tiết cực đoan
Trong những năm qua, tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp. Các đợt nắng
nóng, số ngày nắng nóng, các đợt rét, số ngày rét, lốc xoáy đã có sự thay đổi, tăng lên
và tác động ngày càng lớn. Nắng nóng gay gắt trong mùa khô, mùa mưa có lượng mưa
tương đối nhiều, thường xuyên xảy ra lốc xoáy, giông, sét
e) Hạn hán
Theo số liệu thống kê tình hình hạn hán tại tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 2006
– 2010 với diễn biến phức tạp hơn cả về thời gian, mức độ và có xu hướng tăng đợt
hạn hán vào những năm sau kế tiếp. Cụ thể, theo nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường
tỉnh Sóc Trăng vào năm 2006 xuất hiện 2 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 18/8 – 24/8, đợt 2
vào đầu tháng 9); năm 2007 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 5/6 – 9/6, đợt 2 từ
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)


2


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

17/7 – 27/7, đợt 3 từ 5/9 – 10/9); năm 2008 xuất hiện 3 đợt hạn hán (đợt 1 từ ngày 2/6
– 8/6, đợt 2 từ 10/7 – 21/7, đợt 3 từ 22/8 – 31/8).
2. Tình hình xâm nhập mặn
Tại vị trí đo qua từng năm cho thấy độ mặn cao nhất tại các trạm đo tăng (năm
2005) do trong giai đoạn này nước ta chịu ảnh hưởng xu thế hiện tượng thời tiết nóng
trên toàn cầu đó là hiện tượng El Nino, thời điểm nắng nóng và khô hạn kéo dài, Độ
mặn cao nhất của các năm 2006, 2007, 2008 và năm 2009 có diễn biến thất thường,
luôn ở mức thấp hơn TBNN và thấp hơn cùng kỳ 2005. Đến năm 2010 do mùa mưa
kết thúc sớm (cuối tháng 10) năm 2009, mực nước đầu nguồn sông Hậu tại Châu Đốc
xuống nhanh và ở mức thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, Trong khi đó gió Đông Bắc hoạt
động khá mạnh và thủy triều vùng ven biển Đông ở mức cao nên từ đầu tháng 1/2010
đến nay mặn đã xâm nhập khá mạnh vào vùng cửa sông và đi sâu dần vào nội đồng, do
ảnh hưởng của hiện tượng El-nino nên trong các tháng 2, 3, 4 và những ngày đầu
tháng 5 thời tiết các nơi trong tỉnh tiếp tục khô hạn, mặn tiếp tục xâm nhập mạnh vào
các sông rạch trong tỉnh và đạt mức cao nhất năm 2010 là: tại Đại Ngãi độ mặn cao
nhất 11,6‰; tại Trần Đề 26,6‰; Long Phú 21,0‰; tại Thạnh Phú 16‰; và tại TP.Sóc
Trăng 5,2‰; An Lạc Tây 2,8‰.
II. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NGÀNH THỦY SẢN
1. Tình hình sản xuất ngành thủy sản
Thuỷ sản là ngành kinh tế quan trọng, đóng góp lớn thứ hai (sau nông nghiệp)
vào GDP và đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh trong vòng 10 năm
qua. Giai đoạn 2001 - 2005, GTGT của ngành tăng bình quân 24,9% (GTSX tăng bình
quân 29,5%), tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP của tỉnh tăng từ 16,5% (2000) lên

23,3% (2005), đóng góp 83,8% vào KNXK của tỉnh năm 2000 và 98,1% KNXK của
tỉnh năm 2005. Năm 2006, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản đạt
113.950 tấn tăng 12,9% so với năm 2005; GTSX thuỷ sản (giá hh) đạt 5.432,9 tỷ đồng
trong đó nuôi trồng đạt 5.040,4 tỷ đồng chiếm 92,8%, khai thác đạt 323,8 tỷ đồng
chiếm 5,96% còn lại là dịch vụ thuỷ sản chiếm 0,1%. Năm 2007, đạt 139.412 tấn,
trong đó khai thác được 34.370 tấn và nuôi trồng được 105.042 tấn.
- Nuôi trồng thuỷ sản: phát triển mạnh với điều kiện lợi thế có dải ven biển với
các cửa sông lớn (S.Hậu, S.Mỹ Thanh) thuận lợi cho nuôi trồng nước mặn và nước lợ.
Giai đoạn 2001 - 2005, GTSX nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 35,3% ; quy mô
diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh tăng từ 41.382 ha lên 66.302 ha (tăng thêm
24.920 ha) trong đó diện tích nuôi tôm tăng từ 33.280 ha lên 52.931 ha (tăng 19.651
ha), diện tích nuôi cá tăng từ 2.437 ha lên 11.422 ha (tăng 8.985 ha), diện tích nuôi thả
thuỷ sản khác giảm từ 5.665 ha xuống 1.949 ha (giảm 3.716 ha).
Cùng với mở rộng quy mô diện tích, nuôi trồng thuỷ sản đang chuyển dần từ
quảng canh sang thâm canh, bán thâm canh, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân
toàn tỉnh tăng từ 0,59 tấn/ha (2000) lên 1,15 tấn/ha (2005). Sản lượng nuôi trồng thuỷ
sản của tỉnh tăng từ 15.422 tấn (2000) lên 71.708 tấn (2005) đứng thứ sáu sau các tỉnh
Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp và TP.Cần Thơ trong khu vực ĐBSCL.
Năm 2007, diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh có 64.872 ha, trong đó diện tích
nuôi tôm 48.727 ha (nuôi công nghiệp và bán công nghiệp 26.552 ha), diện tích nuôi
cá 15.113 ha, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 105.042 tấn tăng 19,4% so với năm
2006.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

3


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó


- Khai thác thủy sản: trong giai đoạn 2001 - 2005 có chiều hướng chững lại, sản
lượng khai thác giảm từ 25.200 tấn xuống còn 24.435 tấn, chủ yếu do xu hướng đầu tư
chuyển sang nuôi trồng hiệu quả hơn và việc mở rộng ngư trường đánh bắt xa bờ để
tăng năng suất, hiệu quả khai thác còn gặp nhiều hạn chế.
Năm 2005, tổng công suất các tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh là 44.800 CV đứng
thứ 6/7 tỉnh ven biển khu vực ĐBSCL. Hiệu suất khai thác hải sản giảm từ 0,57
tấn/CV (2000) xuống còn 0,46 tấn/CV (2005).
2. Định hướng phát triển ngành thủy sản
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng về sản xuất nông lâm thuỷ sản (khu vực
nông nghiệp) của tỉnh, cân đối với tốc độ phát triển sản xuất của trồng trọt và chăn
nuôi, sản xuất thuỷ sản tiếp tục đóng vai trò chủ lực vào gia tăng GTSX của khu vực
nông nghiệp, mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản có GTSX tăng bình quân 14,5 - 15%,
9,5 - 10% và 6 - 6,5% trong các giai đoạn 2006 - 2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020.
a. Nuôi trồng thuỷ sản
Tiếp tục phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng chuyển mạnh sang nuôi công
nghiệp và bán công nghiệp với các trang trại nuôi ao, nuôi bể có hệ thống cấp thoát
nước kiên cố, đồng thời tăng cường phát triển các mô hình nuôi ruộng, nuôi VAC và
sản xuất giống. Mở rộng sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học để đảm bảo nuôi
thủy sản bền vững và nuôi theo quy phạm thực hành tốt (GAP), quy phạm ứng xử có
trách nhiệm (COC) để không bị trở ngại bởi hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)
khi xuất khẩu sản phẩm.
Phát triển đồng bộ 3 vùng nuôi thủy sản, bổ sung quy hoạch và phát triển
nhuyễn thể hai mảnh vỏ, quản lý và bảo vệ nghêu, sò huyết giống ven biển, chú trọng
phát triển nghêu thương phẩm ven biển Vĩnh Châu. Vùng ngọt ven sông Hậu, phát
triển nuôi cá Tra xuất khẩu, diện tích khoảng 2000 ha và 4000 ha đến 2010 và 2020.
Với quy mô đất MNNTTS khoảng 80.000 ha, dự kiến GTSX/ha đất MNNTTS
cần phải được nâng bình quân từ 63 triệu đồng/ha (năm 2005) lên khoảng 90 triệu
đồng/ha vào năm 2020. Năng suất nuôi trồng tăng bình quân từ 7 - 7,5%.
Bố trí diện tích phát triển nuôi trồng thủy sản từ nay đến 2020:
- Đến 2020, mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản từ 66,3 nghìn ha với tỷ lệ

nuôi CN&BCN chiếm 26% (năm 2005) lên 80 nghìn ha trong đó nuôi CN&BCN
chiếm 60%, riêng diện tích nuôi tôm CN&BCN ổn định ở quy mô 45 nghìn ha, sản
lượng thủy sản nuôi trồng 340 - 360 nghìn tấn.
b) Khai thác thuỷ sản
Tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ ngư dân, doanh nghiệp về kỹ thuật và tín dụng để
cải hoán tàu thuyền chuyển đổi nghề khơi, giảm dần số tàu thuyền công suất dưới 20
CV, tăng tàu công suất lớn trên 45 CV và trên 90 CV để mở rộng khai thác xa bờ, tăng
sản lượng và hiệu quả đánh bắt.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

4


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

CHƯƠNG II
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ
NƯỚC BIỂN DÂNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG THỦY
SẢN, ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ
I. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG ĐẾN
NGÀNH THỦY SẢN
Các hệ sinh thái thuỷ vực, nguồn lợi hải sản và nghề cá... là những đối tượng
chịu tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu. Dự báo trữ lượng các loài hải sản kinh
tế bị giảm sút 1/3 so với hiện nay.
Tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn hại do BĐKH gây ra đối với:
1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông
Hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái cửa sông là những hệ sinh thái quan
trọng bậc nhất trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo tính đa dạng nguồn lợi

thủy sản tỉnh Sóc Trăng. Các yếu tố khí hậu tác động một cách tổng hợp lên hệ sinh
thái rừng ngập mặn (RNM). Khi khí hậu nóng lên, các yếu tố như sự biến động nhiệt
độ, lượng mưa, nước biển dâng sẽ là những yếu tố tác động mạnh nhất lên hệ sinh thái
rừng ngập mặn. Biến đổi khí hậu sẽ tác động mạnh mẽ tới các hệ sinh thái này với các
yếu tố sau:
Hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn đến các hậu quả:
+ Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một số
loài thuỷ sản nước ngọt, lợ vùng cửa sông và vào sâu trong nội đồng.
+ Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của một số
loài thuỷ sản vùng cửa sông và trong rừng ngập mặn.
+ Nước biển dâng làm cho chế độ thủy lý, thủy hoá và thủy sinh xấu đi. Kết quả
là quần xã hiệu hữu thay đổi cấu trúc và thành phần, trữ lượng giảm sút của các loài
khu vực cửa sông, rừng ngập mặn.
+ Các loài thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị
huỷ diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các
động vật tầng giữa và tầng trên.
Nước biển dâng sẽ dẫn đến mực nước cao hơn và độ mặn ven biển ngày càng
tăng tại hệ thống các cửa sông Trần Đề, cửa Mỹ Thanh. Các tác động tiềm tàng của
biến đổi khí hậu đối với các cửa sông có thể do những thay đổi về đặc tính vật lý gây
ra bởi những thay đổi trong dòng chảy nước ngọt. Luồng nước ngọt ra các cửa sông
ảnh hưởng đến thời gian lưu trữ nước, cung cấp chất dinh dưỡng, phân tầng theo chiều
dọc, độ mặn, kiểm soát tốc độ tăng trưởng thực vật phù du và gia tăng sự phân tầng
theo chiều dọc, và ngược lại (Moore et al, 1997).
Mực nước biển dâng cùng với cường độ của bão tố, thay đổi thành phần của
trầm tích, độ mặn và mức độ ô nhiễm của nước sẽ đe dọa đến sự suy thoái và sống còn
của rừng ngập mặn cũng như các loài sinh vật rất đa dạng trong đó. Xu hướng biến đổi
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

5



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

của khí hậu khiến nước biển dâng, độ mặn nước biển trong rừng ngập mặn sẽ có thể
vượt quá 25%. Những biến đổi đó đã làm mất đi rất nhiều loài sinh vật, làm thay đổi
mạnh mẽ hệ sinh thái rừng ngập mặn. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có những phản ứng
khác nhau đối với biến đổi khí hậu, có thể tăng tốc độ tăng trưởng sinh khối là kết quả
của gia tăng hàm lượng CO2 khí quyển và nhiệt độ nhưng cũng chịu tác động mạnh mẽ
bởi quá trình xói lở và ngập do nước biển dâng.

Hình II.1: BĐKH làm thay đổi trong dòng
chảy nước ngọt ảnh hưởng đến đặc tính
vật lý vùng cửa sông

Hình II.2: Nước biển dâng làm thay đổi
thành phần của trầm tích, độ mặn ảnh
hưởng đến sự sống còn của RNM

Tác động của nước biển dâng đối với rừng ngập mặn chi phối bởi tốc độ bồi
đắp, điều kiện địa hình trong rừng ngập mặn. Nước biển dâng tác động tới hệ sinh thái
rừng ngập mặn tỉnh Sóc Trăng có thể ở các dạng như ảnh hưởng lên quá trình bồi đắp
phù sa và trầm tích vùng rừng ngập mặn, đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển, đặc
biệt là khu vực rừng ngập mặn tại Vĩnh Châu. Hiện nay, tại 2 cửa Trần Đề và cửa Định
An cũng đã có hiện tượng xói lở bờ biển và rừng ngập mặn do gió mùa Đông bắc và
nước biển dâng. Nước biển dâng cùng với gió mùa, bão, triều cường đã làm xói lở bờ
biển, gây xói mòn nền đất RNM, lộ rễ cây, sạt lở bờ sông ở các vùng cửa sông, cuốn
trôi cây ngập mặn. Đồng thời, nước biển dâng đã tạo điều kiện cho cây ngập mặn lấn
sâu vào nội địa và tiêu diệt các loại cây trồng khác.
Nhiệt độ nước tăng lên cũng có thể ảnh hưởng đến sản xuất tảo và sự có sẵn của

ánh sáng, oxy và carbon đối với các loài khác của sông (Neckles, 1999). Nhiệt độ
nước tăng cũng ảnh hưởng đến các quá trình quan trọng như vi khuẩn cố định đạm và
khử nitơ ở các cửa sông (Lomas et al, 2002). Nhiệt độ nước quy định oxy và độ hòa
tan cacbonat, bệnh dịch do virus, pH và độ dẫn, quang hợp và tỷ lệ hô hấp của thực vật
phù du cửa sông. Nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quá
trình sinh lý ở các cửa sông. Việc tăng cường các cơn bão nhiệt đới trong tương lai có
thể làm thay đổi động thái trầm tích đáy vùng cửa sông, thực vật phù du, các quá trình
sinh hóa cửa sông và cả đời sống của ngư dân địa phương.
Nhiệt độ tăng, thủy triều thay đổi tác động mạnh vào hệ thống sinh thái rừng
ngập mặn ven biển. Không phải tất cả các chủng loại của hệ sinh thái đều thành công
trong việc tự điều chỉnh để thích ứng với những biến động của môi trường sống mà chỉ
có thành phần chủng loại của hệ thay đổi (GS. TSKH Lê Huy Bá).
Nếu nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến một số hậu quả:
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

6


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

- Quá trình quang hoá và phân huỷ các chất hữu cơ nhanh hơn, ảnh hưởng đến
nguồn thức ăn của sinh vật. Các sinh vật tiêu tốn nhiều năng lượng hơn cho quá trình
hô hấp cũng như các hoạt động sống khác làm giảm năng suất và chất lượng thuỷ sản.
- Cường độ và lượng mưa lớn làm cho nồng độ muối giảm đi trong một thời
gian dài dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc biệt là nhuyễn thể hai vỏ (nghêu,
ngao, sò,…) bị chết hàng loạt do không chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi.
Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sự
phân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn. Sở dĩ lượng mưa có ảnh hưởng đến
sự phân bố các quần xã và thành phần loài vì nó cung cấp nước cho đất, tăng cường

lượng nước ngọt chảy qua bề mặt, làm giảm nồng độ muối trong đất, nhất là vào thời
gian cây sinh trưởng mạnh mẽ (lúc cây con mới bén rễ và lúc cây ra hoa kết quả),
tránh cho cây khỏi bị “hạn sinh lý”do nồng độ muối cao. Vì vậy, mùa mưa thường
cũng là mùa ra hoa, kết quả và phát tán hạt giống của các cây ngập mặn. Tuy nhiên,
lượng mưa lớn không phải bao giờ cũng có lợi. Do ảnh hưởng của BĐKH nên mưa
thường xuyên xảy ra hơn cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong
thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi
cho sự sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn. Trong hoàn cảnh đó, mưa lớn sẽ lọc
rửa hết muối trong đất, ngược lại về mùa khô lượng muối trong đất lại quá cao. Chính
vì vậy, cây ngập mặn tại những khu vực này thường bị ngừng sinh trưởng hoặc chết
cây con.
Mưa lớn đã cuốn theo cát, sỏi ra các bãi lầy, lấp rễ hô hấp và phá huỷ cây con
đang tái sinh sẽ dẫn đến sự phân bố cây ngập mặn ở đây ngày càng thưa và không
đồng đều. Ngược lại, vào thời điểm mùa khô, do tác động của gió chướng với thủy
triều biển Đông mạnh, thời gian kéo dài mùa khô hơn do tác động của BĐKH nên làm
cho đất ngập mặn bị bốc hơi rất mạnh, nồng độ muối trong đất tăng lên rất cao (tới 40
- 60%), cây thoát hơi nước nhiều, lượng nước hút vào không đủ nên khó giữ được cân
bằng nước trong cơ thể dẫn đến nhiều cây bị chết khô.
Ngoài ra, do tác động của BĐKH bão ngày càng xuất hiện với tần xuất lớn hơn
và mức độ mạnh hơn tại khu vực phía Nam, trong đó có tỉnh Sóc Trăng gây ảnh hưởng
lớn đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Nhìn chung, RNM thường không thể
phát triển được ở những nơi chịu tác động trực tiếp theo chu kỳ năm của bão. Những
cơn bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần xuất và cường độ ngày
càng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã làm vỡ đê biển, phá huỷ các RNM tự
nhiên hoặc trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài tôm cá biển
cũng như chim nước. Nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp
triều cường, có khi lên tới 5 - 8 m gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng ven
biển, làm cho bờ biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải rừng ngập mặn phòng hộ.
Sóng to, mưa lớn làm cho cây bị gãy cành, rụng hoa quả và cuốn trôi nhiều cây con ra
biển. Hủy hoại hệ sinh thái rừng ngập mặn là điều không thể tránh khỏi.

2. Nuôi trồng thủy sản
Sóc Trăng là một trong những địa phương có ngành nuôi trồng thủy sản phát
triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: nuôi thủy sản nước lợ mặn, nuôi
thủy sản nước ngọt. Tính đến năm 2009, diện tích nuôi thủy sản đạt 69.191 ha (Niên
giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2009).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

7


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

Trong thời gian qua, do những yếu tố bất thường của thời tiết, chủ yếu là thời
tiết nắng nóng kéo dài, diễn biến thời tiết bất thường làm biến động các yếu tố môi
trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, thiệt hại về ngành nuôi trồng tại tỉnh
trong thời gian qua cũng rất lớn. Trong năm 2009, diện tích tôm sú thiệt hại 2.535
ha/257 triệu con/2.478 hộ (Mỹ Xuyên 976 ha, Vĩnh Châu 1.086 ha, Long Phú 328 ha,
Cù Lao Dung 137 ha, Thạnh Trị 8 ha). Trước diễn biến của biến đổi khí hậu trong thời
gian tới, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ và biến đổi lượng mưa sẽ tác động rất lớn đến
hoạt động nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng cho quá trình sinh trưởng và phát triển của
sinh vật nói chung và các loài nuôi trồng thủy sản nói riêng. Mỗi loài có khoảng nhiệt
độ thích ứng riêng. Khả năng chống chịu của chúng nằm trong khoảng giới hạn nhất
định. (Ví dụ nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của tôm nước lợ giới hạn
trong khoảng 28 – 30oC, nếu nhiệt độ cao hơn 30 oC hoặc thấp hơn 28oC thì sự phát
triển của tôm sẽ bị ảnh hưởng như tôm chậm lớn). Nhiệt độ nước trong các ao đầm
phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết và từng địa phương. Khi nhiệt độ không khí tăng lên
làm cho nước nóng lên, tuy nhiên biến động nhiệt độ nước trong các ao đầm chậm hơn

so với không khí.
Hiện tượng nắng nóng đã làm cho nhiệt độ nước tăng lên quá mức chịu đựng
của nhiều loài sinh vật, trong đó có các loài nuôi. Nước nóng sẽ làm cho tôm cá chết
hàng loạt, đặc biệt nghiêm trọng đối với các ao, vuông tôm có độ sâu nhỏ: độ sâu trung
bình của các ao, đầm nuôi thâm canh tối thiểu từ 1,2m. Trong khi, nuôi quảng canh cải
tiến chỉ 0,7m, đặc điểm này chiếm đa số với các hình thức nuôi tôm tại các địa
phương. Đối với các vực nước có độ sâu cao, vực nước lớn hoặc chảy thì sự thay đổi
về nhiệt độ hiện xảy ra chậm hơn và nước ít bị nóng hơn. Vì vậy, việc nuôi lồng bè
trên các vực nước lớn như sông, biển thường ít bị ảnh hưởng của sự tăng nhiệt độ quá
mức như hình thức nuôi cá tra ven sông Hậu sẽ ít chịu tác động mạnh từ gia tăng nhiệt
độ còn các vực nước tù và ao, vuông nhỏ trong nội đồng thường dễ bị ảnh hưởng
nghiêm trọng hơn.
Sự tăng nhiệt độ có thể làm suy giảm sản lượng thủy sản trong các ao, vuông
tôm. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng khi nhiệt độ tăng lên làm cho hàm lượng oxy
trong nước trong giảm mạnh vào ban đêm, do sự tiêu thụ quá mức của các loài thực
vật thủy sinh, hoặc quá trình phân hợp chất hữu cơ. Sự suy giảm hàm lượng oxy làm
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của loài nuôi, tôm có thể bị chết hoặc chậm
lớn. Điều này dễ nhận thấy qua hiện tượng hiện tượng phù dưỡng của các ao nuôi; cá
nổi đầu vào buổi sáng trong các ao nuôi; thủy triều đỏ và tảo chết hàng hoạt ở các
vùng ven biển.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

8


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

Hình II.3: Nhiệt độ tăng cao có thể làm tôm chậm lớn hoặc có thể bị chết

Bảng II.1: Đặc tính chịu mặn của các tra và tôm

Nhiệt độ trong
đầm (oC)

Chịu mặn (ppt)

Cá Tra
Giới hạn thuận lợi cho sự
phát triển của cá tra là 28 –
30 °C (Hargreaves and
Tucker 2003).
Các tra có thể tồn tại và phát
triển trong nước có độ mặn
thấp (Buttner, n.d).

Tôm
29.8±1.04 (Duong, N.D., 2006)
Buổi sáng: 28.3±0.49 buổi chiều:
30.5±0.51 (Chuyen, 2006).
Giới hạn 15 - 30 ppt; phát triển
thuận lợi là 25 ppt. Sự sống của
tôm bị ảnh hưởng khi vượt giới
hạn 10 - 35 ppt.

Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC và nnk)
Sự tăng nhiệt độ trong giới hạn chịu đựng của các loài nuôi chính, đặc biệt cá
tra sông vẫn sống tốt trong nước có nhiệt độ cao 30 oC. Tác động chính của sự tăng
nhiệt độ là làm tăng tốc độ trao đổi chất, đồng thời làm tăng quá trình phát triển và đòi
hỏi cung cấp lượng cho ăn tương ứng, do đó sẽ dẫn đến tăng giá nhưng lại giảm thời

gian phát triển đến kích cỡ bán được (bảng II.2).

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

9


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng và đề xuất kế hoạch ứng phó

Bảng II.2: Tính nhạy cảm của hệ thống sản xuất làm thay đổi các biến số môi trường
Hệ thống nuôi

Tăng nhiệt độ

1) Tăng tốc độ phát triển và cho ăn chuyển đổi theo (tốc độ
trao đổi chất) => nhu cầu ô xy, => xâm lấn và lan tràn vi
Tất cả các hệ thống khuẩn có hại (Dalvi et al, 2009).
2) Tăng tốc độ phân hủy các mảnh vụn hữu cơ trong nước
=> nước chất lượng thấp và dẫn đến dịch bệnh.
1) Còn lại trong giới hạn chịu đựng/ ranh giới bắt buộc và
Cá tra - nội địa
giảm chết.
2) Là loài hô hấp không khí (Browman and Kramer 1985
Cá tra - "ven biển"
cited by Cacot 1999), nên cho phép cá chống chịu lại với
mức ô xy hòa tan thấp, tốt hơn tôm.
Trong giới hạn nhiệt độ mà hỗ trợ cho sự phát triển của
Nuôi tôm thâm
chúng là 28 - 33oC. Trong giới hạn đó, sự phát triển sẽ bị
canh và bán thâm

ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Sự chết chỉ bắt đầu khi nhiệt độ
canh
trên 33oC và dưới 13oC.
Suy giảm lượng ô xy hòa tan là một vấn đề đặc biệt. Tiềm
Tôm quảng canh
năng làm giảm rủi ro bệnh đốm trắng (mầm bệnh nhạy
cảm). Thể hiện rõ trong đầm nuôi thâm canh.
Hệ thống nuôi

Sự kiện khắc nghiệt

Cá tra - nội địa
Cá tra - "ven biển"
Nuôi tôm thâm
canh và bán thâm
canh

Khô hơn trong mùa khô
(nước bốc hơi)
1)Tốc độ bay hơi cao từ
các đầm nuôi làm tăng độ
mặn đặc biệt là trong hệ
thống nuôi tôm quản
canh.
2) Lượng nước thay đổi
làm tăng việc bơm nước

Nước biển dâng:
lũ lụt
Sự thay đổi dòng thủy

triều => phải bơm điều
tiết nước nhiều hơn

Thay đổi nơi ở: Vùng thức ăn của cá và tôm bị phá hủy

Tôm quảng canh

Ẩm hơn trong mùa ẩm (lũ lụt)

Sự gia tăng nhiễm bệnh xảy ra cao
nhất vào mùa mưa và thấp hơn vào
mùa khô (Thuy,D.T 2010)

Nước biển dâng: xâm nhập mặn
Dựa trên kịch bản 50 cm sẽ không
bị ảnh hưởng.
Có thể làm tăng chịu mặn
Có thể làm tăng chịu mặn nhưng
không chắc là cao. Tỉ lệ sống sót
không bị ảnh hưởng vì có giới hạn
là 10-35 ppt. < 10 ppt sẽ dẫn đến
chết.

Nguồn: Báo cáo đánh giá, 2010 (WFC, MCD và nnk)
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

10


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng

và đề xuất kế hoạch ứng phó

Theo dự báo, tỉnh Sóc Trăng có tổng diện tích đầm tôm bị tác động của việc gia
tăng độ mặn là 31.565 ha với kịch bản nước biển dâng 50cm.
Bảng II.3: Dự báo diện tích đầm tôm là đối tượng tác động của việc độ mặn tăng
lên mức cao nhất trong mùa khô theo kịch bản nước biển dâng 50 cm
Đơn vị: Ha
Tỉnh
Bạc Liêu
Bến Tre
Cà Mau
Kiên Giang
Sóc Trăng
Tiền Giang
Trà Vinh
Vĩnh Long
Tổng các tỉnh

Sự tăng nước mặn, ppt
Tổng
<0
0-1
1-2
2-3
3-4
4-8
20.720 48.041 14.451 16.563 6.189 2.014 107.978
11.806 30.027
41.833
109.420 34.739 1.607 1.972 2.588 15.821 166.147

27.059
747 1.776 29.583
2.652
14.613 4.300
31.565
2.559
1.201
3.760
12.848 17.837
30.685
25
124
148
187.089 146.581 30.358 18.536 9.524 19.612 411.699

Nguồn: Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng – MCD, năm 2007
Bên cạnh mặt tiêu cực, tăng nhiệt độ cũng là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng
thủy sản. Sự tăng lên của nhiệt trong khoảng cho phép tăng năng suất sơ cấp cho các
ao nuôi, tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của các loài thủy sinh là nguồn thức ăn
quan trọng cho các loài nuôi. Đặc điểm này tìm thấy trong các nghiên cứu tại các vùng
nuôi tôm phía Bắc. Riêng các khu vực nuôi tôm phía Nam, đặc biệt là tỉnh Sóc Trăng
thì yếu tố tăng nhiệt độ là điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được
nghiên cứu, đánh giá cụ thể.
- Ảnh hưởng của lượng mưa
Nguồn nước là một trong những yếu tố quyết định sự thành công cho phát triển
nuôi trồng thủy sản. Hiện tượng nắng nóng kéo dài, lượng mưa khan hiếm sẽ làm cạn
kiệt nguồn nước ngọt, làm tăng mức độ bốc hơi nước trong các ao nuôi. Đối với các ao
nuôi gần nguồn cung cấp nước hoặc nuôi lồng bè trong vực nước lớn (sông, kênh rạch,
biển) thì ảnh hưởng này không lớn, nhưng đối với ao nuôi cách xa nguồn nước thì nuôi
trồng thủy sản bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Ngoài ra, ảnh hưởng trực tiếp từ việc giảm mưa trong mùa khô, đồng thời cùng
với sự tăng nhiệt độ không khí sẽ làm tăng lượng bốc hơi tại các đầm nuôi, đặc biệt là
trong đầm nuôi tôm quảng canh vì vậy sẽ làm tăng độ mặn trong các đầm này. Điều
này sẽ đòi hỏi phải bơm thêm nước ngọt vào các đầm trong mùa khô để ổn định độ
mặn và vì thế sẽ cạnh tranh việc sử dụng nước ngọt ở các lĩnh vực nông nghiệp khác
như trồng lúa nước và hoa màu.
Đối với hoạt động nuôi thủy sản mặn lợ (huyện Mỹ Xuyên, Vĩnh Châu, Long
Phú,…) thì độ mặn lại là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của
loài nuôi, độ mặn thích hợp là từ 12 - 18 ppt. Khi xảy ra mưa lớn, độ mặn trong các ao
nuôi giảm xuống đột ngột vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng làm cho tôm cá bị sốc, chết
hoặc chậm lớn. Mưa lớn với tần suất và thời gian dài xảy ra còn làm cho độ mặn các

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

11


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

vực nước gần bờ như các cửa sông giảm xuống, nghề nuôi nhuyễn thể, tôm cá bị ảnh
hưởng nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng của bão
Bão đã gây ra những cơn sóng dữ dội có thể tàn phá hoàn toàn hệ thống đê bao
của các ao nuôi, lồng bè trên biển và khu vực nuôi cá tra ven sông. Vì vậy tổn thất mà
bão gây ra cho hoạt động nuôi trồng thủy sản là điều khó tránh khỏi. Sự tàn phá của
bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi, cần thời gian
dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ thì bão và áp thấp nhiệt đới
thường khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm
trọng hơn rất nhiều.

Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu này ảnh hưởng rất
lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ven biển, nơi
mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi trồng thủy sản, nếu bão
xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi, sinh kế của họ sẽ bị mất.
- Ảnh hưởng của nước biển dâng
Sự xâm nhập mặn là đặc biệt quan trọng trong hệ thống nuôi tôm và cá tra ven
biển, trong đó các trang trại nuôi tôm quảng canh và trang trại nuôi cá tra nội địa là
đặc biệt nhạy cảm với lũ lụt. Nước biển dâng làm cho quá trình ngập và diễn biến xâm
nhập mặn trở nên phức tạp hơn. Vùng nuôi tôm nước lợ ven biển tỉnh Sóc Trăng ảnh
hưởng bởi gia tăng xâm nhập mặn trong mùa khô, đặc biệt ở đây các đầm tôm nằm
bên ngoài của vùng bờ biển được bảo vệ bởi đê biển và các cống điều tiết nước. Thêm
vào đó, độ chịu mặn của tôm Sú có thể ở mức cao là 35 - 40ppt nhưng khi ở giới hạn
chống chịu này thì các loài này phải đối mặt với việc dễ bị nhiễm bệnh hơn.

Hình II.4: Nuôi tôm bên ngoài đê gặp nhiều rủi ro nhất khi nước biển dâng và BĐKH
Với kịch bản nước biển dâng 75 cm (kịch bản trung bình (B2), năm 2100),
lượng nước mặn tăng mức cao nhất sẽ xảy ra tại các huyện Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên,
Trần Đề. Các đầm tôm sẽ là đối tượng chịu tác động của nước mặn cao hơn 2 ppt
trong mùa khô so với trước đây. Đặc biệt là độ mặn trong mùa khô do vậy đòi hỏi phải
tăng việc bơm nước ngọt vào đầm nuôi nhằm điều hòa lượng muối trong đầm nuôi
tôm nước lợ. Một phần nhỏ của vùng đồng bằng bên trong đê được bảo vệ trước sự
xâm nhập mặn bởi hệ thống cơ sở hạ tầng điều tiết nước, do đó sự tăng độ mặn lên cao
nhất là tương đối nhỏ, không quá 1 ppt. Nơi nuôi cá tra ven sông Hậu là loại hình nuôi
có độ chịu mặn thấp, có thể chịu ảnh hưởng rất lớn của sự xâm mặn tại vùng này.
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

12


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng

và đề xuất kế hoạch ứng phó

Nếu mực nước biển dâng cao, các trại nuôi trồng thuỷ sản phải di dời và bị xâm
mặn. Khi nước biển dâng, diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ có thể được mở rộng.
Tuy nhiên, lợi ích của hiện tượng này cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ là
không lớn do môi trường nước tại những khu vực này thường là đã bị suy thoái nên
cũng khó có thể sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản một cách hiệu quả nếu
không có các giải pháp tốn kém để xử lý và cải tạo môi trường nước. Hơn nữa những
thiệt hại mà mực nước biển dâng gây ra đối với đời sống kinh tế xã hội và sự phát triển
của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản còn lớn hơn rất nhiều so với lợi ích từ việc mở rộng
các diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ này.
Như vậy, sự gia tăng nhiệt độ và tình trạng hạn hán trong tương lai do biến đổi
khí hậu sẽ tác động rất lớn đến hệ thống nuôi trồng thủy sản nội đồng bao gồm: nuôi
tôm nước lợ, nuôi cá nước ngọt. Trong khi, hình thức nuôi cá ven sông lại là đối tượng
có thể bị ảnh hưởng nặng nhất do tình trạng nước biển dâng.
3. Nguồn lợi thủy sản và nghề cá
Nguồn lợi thủy sản và nghề cá sẽ chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.
Đặc biệt nghề cá quy mô nhỏ ven bờ với các loại ngư lưới cụ khai thác truyền thống và
hàng trăm hộ gia đình đang sống phụ thuộc tại các xã ven biển thuộc huyện Vĩnh
Châu, Trần Đề và Cù Lao Dung là một trong những lĩnh vực nhạy cảm nhất và dễ bị
tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH và các biểu hiện
của nó như nước biển dâng, nhiệt độ tăng, bão, sóng lớn, triều cường và các hiện
tượng thời tiết cực đoan… đã ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái
(HST) quan trọng ven bờ và nghề cá liên quan như HST rừng ngập mặn và nghề cá
rừng ngập mặn ven biển,…
Ảnh hưởng lên nghề cá trong và xung quanh các khu vực rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn cùng với 2 hệ sinh thái biển – ven biển nhiệt đới điển hình (rạn
san hô và thảm cỏ biển) quyết định phần lớn năng suất sơ cấp của toàn vùng biển.
Rừng ngập mặn ven biển tỉnh Sóc Trăng là cái nôi của nghề cá ven bờ (cả khai thác và
nuôi trồng thuỷ sản ven bờ), dải rừng ngập mặn ven biển là những cái nôi của nguồn

lợi thuỷ sản, là nơi mà nguồn lợi tự nhiên, trong đó có nguồn lợi thuỷ sản được bảo
tồn, sinh sôi và phát tán ra các vùng nước xung quanh. Tầm quan trọng của rừng
ngập mặn cho thủy sinh đã được nhấn mạnh trong một nghiên cứu gần đây, trong
đó xác định 37.500 USD/ha rừng ngập mặn “giá thực phẩm từ biển sẽ tăng lên
rất nhiều nếu không có rừng ngập mặn… giá trị của rừng ngập mặn lúc đó sẽ
tăng lên 600.000 USD/ha trong vòng 30 nữa”. (Nguồn: trích Viện Hải Dương
Học, năm 2008).
Nếu xét trên tổng thể ngành thuỷ sản, theo ước tính khoảng gần 50% sản lượng
tôm sú thu được của ngành là được nuôi và khai thác có liên quan đến rừng ngập mặn.
Liên quan đến người nghèo, thu nhặt cua, ốc, cá, tôm từ rừng ngập mặn chính là nguồn
thu nhập chính của họ. Các nghề khai thác hải sản truyền thống liên quan đến RNM
như nghề sẻo, soi, đăng, đáy, câu, vó, xúc thủ công, sáo, nò, bắt tay… cũng bị mai một
do không còn rừng ngập mặn và nguồn lợi đi kèm theo RNM để hoạt động.
Ngoài ra, cùng với việc RNM bị phá huỷ làm đầm nuôi tôm, đào mương dẫn
nước vào vùng đầm nuôi đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sống xung
quanh khu vực rừng ngập mặn thì diện tích rừng còn bị suy giảm do nước biển dâng.
Mưa lớn và tập trung trong thời gian ngắn cũng gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

13


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

lợi sinh vật sống trong các rừng ngập mặn, đặc biệt là các động vật nổi ở vùng cửa
sông và vùng nước lợ.
Những trận mưa lớn sẽ làm độ mặn thay đổi đột ngột và làm cho một số sinh
vật nổi ở vùng rừng ngập mặn cửa sông chết hàng loạt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
thu nhập và đời sống của các cộng đồng dân cư khai thác nguồn lợi quy mô nhỏ ở các

vùng ngập mặn cửa sông. Vào mùa khô với sự gia tăng nhiệt độ và kéo dài, lúc này độ
mặn trong đất RNM sẽ lên rất cao (4 - 4,5%) ảnh hưởng đến cả thực vật và các sinh
vật đáy như thân mềm, giun nhiều tơ. Các đối tượng này bị chết hoặc phải di cư, gây
ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn tự nhiên cho các đối tượng hải sản tôm, cua, ghẹ, cá
nước lợ trong RNM, gây suy giảm năng xuất sinh học và năng suất khai thác của các
cộng đồng dân cư địa phương sống phụ thuộc vào nguồn lợi thuỷ sản trong RNM.
Bên cạnh đó, mực nước biển dâng sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, tiêu diệt nhiều
loài sinh vật nước ngọt. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nghề khai
thác thuỷ sản nội địa và ven biển thủ công (như đăng, đó, sáo, nò, súc thủ công) và
một số nghề khai thác ven bờ quy mô nhỏ như câu, rê. Đây là những nghề phần lớn
được thực hiện bởi những cộng đồng ngư dân nghèo. Đồng thời, nguồn lợi giống tự
nhiên cung cấp cho việc nuôi nhiều đối tượng nuôi khác nhau cũng sẽ bị ảnh hưởng,
đẩy giá giống lên cao do tình trạng khan hiếm nguồn cũng như tôm giống tự nhiên, đặc
biệt là giống cá kèo có giá trị thương phẩm cao hầu như chỉ bắt giống ngoài tự nhiên
nuôi, hiện chưa có phương pháp nhân giống nhân tạo.

Hình II.5: Nguồn lợi giống thủy sản tự nhiên rừng ngập mặn sẽ bị suy giảm dần do
BĐKH và nước biển dâng
Ảnh hưởng lên nguồn lợi thủy sản biển và hoạt động đánh bắt xa bờ
Nằm cạnh cửa sông Hậu ở vào vị trí trung độ của dải ven biển khu vực ĐBSCL
với đường bờ biển chạy dài 72 km. Có thể nói, trong những nguồn lợi mà biển đem lại
cho tỉnh Sóc Trăng, kinh tế thủy sản chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đan xen giữa lợi
ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
và cải thiện sinh kế cho các cộng đồng dân cư sống ở các vùng nông thôn ven biển.
Năm 2009, tổng giá trị sản xuất thuỷ sản cả năm 2009 đạt 5.413,966 tỷ đồng (giá so
sánh 1994), trong đó tổng sản lượng thủy sản thực hiện đạt 171.174 tấn (tôm 63.068
tấn), gồm sản lượng nuôi trồng 132.927 tấn, sản lượng khai thác 38.247 tấn (khai thác
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

14



Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

biển 33.240 tấn). Cùng với sản lượng nuôi trồng thủy sản trong nội địa, ngành đánh
bắt xa bờ cũng ngày càng phát triển với số tàu khai thác xa bờ 241 tàu (năm 2009).

Hình II.6: Hoạt động đánh bắt xa bờ sẽ gặp nhiều rủi ro với tần suất bão ngày càng
gia tăng tại khu vực Nam bộ
Sự thay đổi khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng
quần và nguồn lợi cá biển:
- Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh thái rong biển giảm, dẫn đến giảm
nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy,
chất lượng môi trường sống của nhiều loại thuỷ sản xấu đi.
- Nhiệt độ tăng làm cho nguồn lợi thuỷ hải sản bị phân tán. Các loại cá cận
nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm bớt hoặc mất đi.
Biến đổi khí hậu có tác động đến cộng đồng dân cư ven biển, đặc biệt là bộ
phận ngư dân đánh bắt xa bờ, tần suất, cường độ của bão và áp thấp nhiệt đới sẽ xuất
hiện ngày càng nhiều hơn. Do đó, thiệt hại cho cộng đồng dân cư là nghiêm trọng và
khó tránh khỏi.
Một điểm đáng được quan tâm đối với cộng động dân cư ven biển là đa số
những người làm nghề đánh bắt thủy sản là những người nghèo trong xã hội. Do sản
lượng đánh bắt tự nhiên giảm, nền tảng kinh tế của mọi cộng đồng dân cư ven biển
không được ổn định. Từ đó phát sinh những vấn đề xã hội mà chính quyền ở các địa
phương đang phải giải quyết. Sản xuất nông nghiệp lượng lương thực giảm sẽ đẩy giá
bán cao lên, số người nghèo gia tăng, người suy dinh dưỡng ngày càng nhiều... tỉnh
Sóc Trăng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội như xóa đói giảm nghèo.
4. Bệnh thủy sản

Trong những năm gần đây do môi trường nuôi bị suy thoái kết hợp với sự thay
đổi khắc nghiệt của thời tiết đã gây ra hiện tượng tôm sú chết hàng loạt ở hầu hết các
tỉnh, như bệnh do nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra, bệnh do virus (MBV, HPV và BP).
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

15


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

Các bệnh này thông thường xảy ra và lan truyền rất nhanh và rộng, khó chữa nên mức
độ gây rủi ro rất lớn. Thay đổi nhiệt độ là điều kiện phát sinh của nhiều loài dịch bệnh
xảy ra cho các loài nuôi.
Nhiệt độ tăng cao làm cho sức khỏe của các loài nuôi, môi trường nước bị xấu
đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài vi sinh vật gây hại cho ngành
thủy sản tỉnh Sóc Trăng trước tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong thời
gian tới. Trước diễn biến bất thường của thời tiết trong thời gian tới, sự thay đổi của
nhiệt độ và lượng mưa là yếu tố gây nên nhiều loại dịch bệnh cho hoạt động nuôi trồng
thủy sản.
Trong thời gian sắp tới, khả năng xuất hiện những cơn mưa trái mùa và bất
thường như những ngày cuối tháng 4 là rất cao. Tình trạng nắng nóng kéo dài sẽ làm
môi trường nuôi biến đổi đột ngột, nhất là độ pH và nhiệt độ, ảnh hưởng rất lớn đến sự
phát triển của tôm nuôi. Đó là chưa kể, nếu có những trận mưa trái vụ thì sự biến đổi
của môi trường càng nhanh hơn, tôm nuôi dễ bị chết do sốc nhiệt độ, pH, độ mặn...
Nắng nóng làm nước ao tôm bốc hơi nhanh, từ đó nhiệt độ tăng cao, độ mặn
trong vuông nuôi cũng tăng theo ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng của tôm nuôi,
đặc biệt là trong các đầm nông như là các đầm nuôi quảng canh. Đây là nguyên nhân
cần tăng lượng nước ngọt sử dụng cho việc điều hòa độ mặn. Một ảnh hưởng khác nữa
là nhiệt độ tăng làm tăng quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước và có thể dẫn đến

việc nước bị ô nhiễm và làm cho đầm nuôi không thể sử dụng được nữa. Suy giảm ôxy
hòa tan trong nước có thể đòi hỏi phải tăng độ thông thoáng lên bằng việc quạt nước,
đặc biệt là trong nuôi tôm thâm canh, cá tra thì ít nhạy cảm hơn khi lượng ôxy hòa tan
giảm. Cá tra có sức chịu đựng tốt hơn trong nước có chất lượng thấp như lượng hữu cơ
cao hoặc ô xy hòa tan thấp. Tuy nhiên với môi trường nước có chất lượng thấp như thế
sẽ có rủi ro là tăng tỉ lệ mắc bệnh của các loài nuôi trong mùa mưa, đặc biệt là ở cá tra
(Trọng, 2002). Điều này là quan trọng vì khi nhiệt độ tăng lên thì nguy cơ mắc bệnh
lại càng cao.
Ngoài ra, nắng nóng cùng với độ mặn tăng cao làm các loại cây cỏ thủy sinh
trong vuông nuôi bị chết và phân hủy nhanh. Đây là nguồn dinh dưỡng cho tảo phát
triển mạnh, kéo theo sự biến đổi về độ trong, đục của nước trong ao. Những yếu tố
môi trường nuôi càng thay đổi giảm đột ngột hơn khi xuất hiện những trận mưa trái vụ
hay những cơn mưa đầu mùa. Nước mưa cuốn trôi phèn từ bờ vuông xuống ao nuôi
làm pH giảm thấp, nhiệt độ thay đổi đột ngột, dẫn đến hiện tượng tôm chết do bị sốc
nhiệt và pH hay tôm nuôi yếu đi, mất khả năng đề kháng, dễ mắc bệnh.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

16


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

II. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NƯỚC
BIỂN DÂNG
Qua quá trình nghiên cứu và tham vấn ý kiến tại địa phương, các đề xuất giải
pháp thích ứng biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản đã được xác định như sau:
Việc dịch chuyển vùng nuôi và tính tới các giải pháp xây dựng công trình và giải pháp
phi công trình (con giống, kỹ thuật đào ao, thả nuôi…) để ứng phó với biến đổi khí

hậu phải xem là ưu tiên hàng đầu của ngành thủy sản.
1. Các giải pháp kỹ thuật
a) Gia cố (tăng chiều cao) của đầm nuôi tôm tại khu vực ven biển trong giới hạn
có thể. Đây là khu vực bị tác động nặng khi nước biển dâng và biến đổi khí hậu.
b) Đa dạng sản xuất, cải tiến kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản (các
loài giống có khả năng chịu mặn và hạn) phù hợp giới hạn chịu mặn, nhiệt độ của cá
tra và tôm sú.
- Việc xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán
kéo dài, mưa lũ, nước biển dâng, nồng độ muối trong ao nuôi tăng hoặc giảm quá mức.
Cần phân vùng nuôi phù hợp tại 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đối với từng
giống thủy sản:
+ Vùng nước mặn, lợ nuôi tôm sú, tôm thẻ, cua biển, Artermia… tại Vĩnh
Châu, Mỹ Xuyên, Trần Đề.
+ Vùng bãi bồi ven biển nuôi, quản lý, khai thác nhuyễn thể hai mảnh vỏ như
nghêu, sò huyết, hến… tại Vĩnh Châu.
+ Vùng ven sông Hậu nuôi cá tra, tôm càng xanh… chủ yếu tại huyện Kế Sách,
một ít tại Long Phú, Cù Lao Dung.
+ Vùng trũng nuôi và khôi phục nguồn lợi cá đồng, cá trắng và các loại thủy
sản khác như baba, cá chình, lươn…. Tập trung chủ yếu tại 3 huyện vùng trũng Ngã
Năm, Thạnh Trị và Mỹ Tú.
- Cần phải phát triển công nghệ sinh học có thể tạo ra mới số loài nuôi có khả
năng thích ứng tốt đổi với một số yếu tố môi trường (nhiệt độ, độ mặn).
Tạo ra các giống cá nước lợ phù hợp với tình hình nước biển dâng và biến đổi
khí hậu:
Hiện nay, nhiều loại thủy sản có thể sống được cả trong môi trường nước ngọt
và nước lợ (cá rô phi, cá phi đen…), hoặc sống trong nước ngọt nhưng thường di cư
sang nước lợ (cá bông lau, cá kèo, cá dứa…) sẽ được các nhà khoa học nghiên cứu để
tạo con giống sống hoàn toàn trong nước lợ. Khoa Thủy sản của trường đại học Cần
Thơ đã sản xuất thành công con giống của các loài cá sống trong môi trường nước lợ
như cá ngát, cá chốt, cá đối, cá nâu... và đang nghiên cứu sản xuất giống cá nước mặn

(cá bóp, cá mú…). Sự thành công của việc tạo ra các giống cá nước lợ là giải pháp
thích ứng trong sản xuất thủy sản hiện nay và trong thời gian tới tại tỉnh Sóc Trăng,
đặc biệt là tại các khu vực lợ - mặn.
- Đổi mới công nghệ phát triển nuôi lồng bè, như có thiết kế bè có khả năng
chống chịu được sóng lớn, đặc biệt bảo vệ được diện tích nuôi cá tra. Xác định thời
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

17


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

gian phù hợp cho các đối tượng cho mỗi vùng có thể tránh được sự thay đổi của thời
tiết.
c) Đầu tư cơ sở hạ tầng
+ Rà soát, bổ sung nâng cấp hệ thống đê: sông Hậu, sông Mỹ Thanh để ngăn
lụt; đê biển tại Vĩnh Châu, Cù Lao Dung để bảo vệ vùng bờ. Hiện nay cao độ của các
công trình này theo thiết kế chỉ ở từ +3,2 đến + 3,5m (đối với đê biển) và đê sông từ +
2,6 đến + 3 (đê sông Mỹ Thanh) và + 3,2 m (đê cửa sông Tả - Hữu Cù Lao Dung).
Trong đó, xem xét trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trồng rừng bảo
vệ trước đê rộng từ 500 – 1.000m, bố trí hệ thống giao thông trong đê và hệ thống
cống ngăn triều, ngăn mặn, đất lưu không để nâng cao đê khi nước biển dâng.
+ Nâng cấp các công trình thủy lợi: có thể đưa nước ngọt vào khu vực đầm
nuôi tôm trong những khu vực bị nhiễm mặn và nuôi tôm. Điều này cần được thực
hiện nhằm đảm bảo diện tích nuôi thủy sản, đảm bảo độ mặn cần thiết cho các đầm
tôm trong tình trạng gia tăng độ mặn do nắng nóng và xâm nhập mặn.
d) Trồng và bảo vệ rừng ngặp mặn, khôi phục hệ sinh thái (đặc biệt ở vùng cửa
sông, ven biển) có vai trò quan trọng trong hình thành thức ăn cho các loài thủy sản.
Giải pháp này cần kết hợp với ngành lâm nghiệp trong công tác bảo vệ và phát triển

rừng phòng hộ ven biển tỉnh Sóc Trăng.
e) Hỗ trợ tăng cường năng lực thích ứng và giảm thiểu thông qua mô hình quản
lý và phòng chống thiên tai có sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan.
2. Các giải pháp chính sách
a) Đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản
- Lập kế hoạch thích ứng BĐKH (liên ngành) trong đó có nông nghiệp, thủy
sản, giao thông, thủy lợi v.v. sẽ có tác dụng giảm chi phí đồng thời hỗ trợ giảm thiểu
và thích ứng BĐKH.
- Đối với tôm sú là các loài nuôi trồng thủy sản có giá trị xuất khẩu, tuy nhiên
nghiên cứu cho thấy tác động và chi phí trong điều kiện của BĐKH, nên có chính sách
hỗ trợ gia tăng giá trị sản phẩm (thay vì gia tăng sản lượng).
- Tăng khả năng thích ứng thông qua các mô hình đồng quản lý nuôi trồng thủy
sản quy mô nhỏ, xây dựng năng lực và quy chế quản lý có sự tham gia của cộng đồng
và chính quyền địa phương, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững (mô hình
Bến Tre là ví dụ điển hình).
- Thực hiện kế hoạch hành động thích ứng và giảm thiểu BĐKH trong lĩnh vực
nông nghiệp và phát triển nông thôn bao gồm thủy sản, lâm nghiệp, trồng trọt, thủy lợi
v.v. và xây dựng các chiến lược nuôi trồng thủy sản thích ứng cho từng khu vực/vùng
trong đó ưu tiên vùng tổn thương cao (khu vực ven biển).
b) Đối với hoạt động nghề cá
- Xây dựng hệ thống thông tin nghề cá;
- Xây dựng chính sách hỗ trợ ngư dân, xác định ngư trường mới. Đẩy mạnh
thực hiện chính sách tài chính tín dụng cho người nghèo;
- Tăng tính thích ứng và phục hồi cho người dân địa phương;
TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

18


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng

và đề xuất kế hoạch ứng phó

- Khai thác và tận dụng kiến thức và kinh nghiệm bản địa;
- Nâng cao nhận thức cho các cấp, đào tạo nguồn nhân lực;
- Xây dựng các khu bảo tồn, tạo giống mới, tái tạo nguồn lợi, hệ thống phòng
trừ dịch bệnh.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

19


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản cá tra ven sông Hậu và tôm sú tại khu vực
vùng nội đồng ven biển chịu tổn thương do tác động rất lớn của biến đổi khí hậu và
mực nước biển dâng, xây dựng các giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu và mực nước
biển dâng trong nuôi trồng thủy sản tại các khu vực này là yêu cầu cấp thiết.
Các kết quả đánh giá tác động BĐKH (nhiệt độ tăng, độ mặn tăng, lượng mưa
bất thường) và năng lực thích ứng (trong đó có các chương trình phòng chống giảm
nhẹ thiên tai, khả năng ứng phó BĐKH, trình độ nhận thức) đã cho thấy tính tổn
thương cao trong hoạt động NTTS tại khu vực. Chuyên đề đã cung cấp thông tin hỗ trợ
xây dựng chính sách (cấp tỉnh và địa phương) nhằm nâng cao khả năng thích ứng và
giảm thiểu tác động của BĐKH trong NTTS và nghề cá tỉnh Sóc Trăng.
KIẾN NGHỊ
Những giải pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng
tại địa phương cần được triển khai phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, khu

vực, kiến nghị:
- Các ban, ngành trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cần có sự phối hợp, hỗ trợ trong
thực hiện giải pháp ứng phó, đặc biệt là Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sở
Tài nguyên và Môi trường.
- Các giải pháp thích ứng có sự phối hợp giữa ngành lâm nghiệp, thủy sản, nông
nghiệp và ngành xây dựng để thực hiện hiệu quả và tiết kiệm kinh phí.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)

20


Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với hoạt động thủy sản tỉnh Sóc Trăng
và đề xuất kế hoạch ứng phó

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển
nông nghiệp – nông thôn và quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực ngành nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm 2009.
2. Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 – 2015) tỉnh Sóc Trăng, UBND tỉnh Sóc
Trăng, năm 2010.
3. Rà soát, điều chỉnh và bổ sung quy hoạch tổng thể phátv triển thủy sản tỉnh
Sóc Trăng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, UBND tỉnh Sóc Trăng, năm
2008.
4. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020, UBND
tỉnh Sóc Trăng, năm 2009.
5. IPCC, 2007. The 4th assessement report of the Intergovernmental Panel on
limate Change.

6. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (được thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008).
7. Báo cáo phát triển con người, năm 2007/2008 của UNDP - Cuộc chiến
chống biến đổi khí hậu: đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách.

TRUNG TÂM KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (CEE)



×