Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2015-2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 18 trang )

Header Page 1 of 134.

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ
VĂN LỚP 12 NĂM 2015-2016

Footer Page 1 of 134.


Header Page 2 of 134.

1.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 – Trường
THPT Chuyên Lê Qúy Đôn

2.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 - Trường
THPT Ngô Gia Tự

3.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 – Sở
GD&ĐT Quảng Ngãi

4.

Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 – Trường
THPT Lương Ngọc Quyến

5.



Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2015-2016 – Trường
THPT Đa Phúc

Footer Page 2 of 134.


Header Page 3 of 134.

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ

ĐỀ THI HỌC KỲ 2 (2015 - 2016)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN

MÔN NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 90 phút

I. Phần đọc hiểu (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu dưới:
"Hậu duệ mặt trời" có lẽ là cái tên thu hút sự chú ý nhất trong giới giải trí Châu Á thời gian gần đây.
Nó không chỉ hấp dẫn khán giả mà còn tạo nguồn hứng khởi tới cả các chính trị gia. Một bộ phim
truyền hình dài tập đang được chiếu trên kênh KBS Hàn Quốc, gây sốt ở Trung Quốc, Thái Lan, Nhật
Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Nội dung phim xoay quanh hai nhân vật chính Yoo Shi Jin và
Kang Mo Yeon. Yoo Shi Jin là đội trưởng gìn giữ hòa bình của Liên hiệp quốc, trong khi đó Kang Mo
Yeon là thành viên của tổ chức bác sĩ không biên giới. Chuyện tình Yoo Shi Jin và Kang Mo Yeon là
điểm nhấn mang đến nhiều cảm xúc thú vị cho người xem. Đề tài lạ, nội dung hấp dẫn, diễn xuất xủa
diễn viên tự nhiên, hình tượng đẹp và các câu thoại xúc động là công thức mà "Hậu duệ mặt trời" chinh
phục người xem.
Thủ tướng Thái Lan, Prayuth Chan-ocha ngày 17/3 đã kêu gọi người dân xem "Hậu duệ mặt trời". Theo

ông người xem dễ dàng thấy được lòng yêu nước, sự hi sinh, tuân thủ mệnh lệnh của những công dân
đầy trách nhiệm trong bộ phim. Thậm chí ông sẽ tài trợ cho ai muốn làm những bộ phim như "Hậu duệ
mặt trời".
Loạt phim này cũng được đưa vào chương trình nghị sự của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại
phiên họp nội các thường kỳ với các trợ lí hàng đầu của bà. Tổng thống Park nói rằng: Phim có thể góp
phần quảng bá nên văn hóa Hàn Quốc tới khán giả quốc tế và khơi dậy sự quan tâm của người nước
ngoài tới Hàn Quốc. Qua đó có thể góp phần thu hút du khách nước ngoài. Tổng thống Park còn nhấn
mạnh: Phim "Hậu duệ mặt trời" có thể góp phần truyền lòng yêu nước đến giới trẻ.
(Nguồn được trích dẫn từ Bản tin Chuyển động 24h,
VTV1 Đài truyền hình Việt Nam, ngày 22/3/2016).
Câu 1 (0,5 điểm). Dựa vào nội dung hãy chỉ ra câu chủ đề của văn bản?
Câu 2 (0,5 điểm). Văn bản được viết theo kiểu phong cách ngôn ngữ nào? Nêu ngắn gọn đặc điểm của
phong cách ngôn ngữ này.
Câu 3 (0,5 điểm). Những câu văn nào thể hiện điểm chung trong lời phát biểu của Tổng thống Hàn
Quốc và Thủ tướng Thái Lan về bộ phim?
Câu 4 (0,5 điểm). Một bộ phim truyền hình nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chính trị
gia. Theo em sự quan tâm ấy đã chứng tỏ điều gì của bộ phim? Câu văn nào (trong văn bản) đã thể hiện
điều đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Với niềm cảm hứng được gợi lên từ bộ phim cùng những gì văn bản này thể hiện, hãy
viết một đoạn văn (không quá 15 dòng) với chủ đề: Nếu tôi là đạo diễn...
II. Phần làm văn (6,0 điểm)
Trong một lần trở về nhà, Phác để quên cuốn nhật kí của bản thân... và người đàn ông hàng chài (bố
Phác) đọc được...
Từ nội dung truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) cùng với trí tưởng tượng của
mình, theo em Phác đã viết những gì ở trong đó? Sau khi đọc nhật kí của con trai, người đàn ông hàng
chài sẽ có những quyết định gì? Hãy trả lời những câu hỏi đó và viết lại một cái kết cho gia đình Phác.
- Hết Footer Page 3 of 134.


Header Page 4 of 134.


TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 12
Thời gian: 90 phút

I. ĐỌC HIỂU (2 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nếu ở dưới:
(1) Nếu bạn có khát vọng và niềm tin vào sự thành công là bạn đã đạt được 50% của thành công, 50%
còn lại phụ thuộc vào những gì bạn tích góp được trên đường đời”. Đó là câu nói đầy bản lĩnh và tự tin
của Đặng Lê Nguyên Vũ –Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên trong những ngày đầu phôi
thai nên một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng không chỉ Việt Nam mà còn trên thế giới. Hãy
xem những bí quyết thành công của Đặng Lê Nguyên Vũ khởi nghiệp từ chiếc xe đạp cọc cạch cộng
niềm tin và ý chí mãnh liệt của tuổi trẻ với quyết tâm xây dựng một thương hiệu cà phê Việt lan tỏa
khắp năm châu như thế nào.
(2) Trung Nguyên đã xây dựng một thương hiệu cao cấp trong thị trường đang phát triển. Vào những
năm 90, thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam mới chỉ 250 USD (số thống kê vào năm 2011 là
1.200 USD), nhưng Trung Nguyên đã chọn chiến lược phát triển thương hiệu cao cấp với mong muốn
thu hút thị trường trong nước cũng như xuất khẩu. Để làm được điều này, trước tiên Trung Nguyên
cần phải thuyết phục người tiêu dùng nội địa sử dụng sản phẩm cao cấp, cũng như thuyết phục thị
trường quốc tế rằng Việt Nam có thể sản xuất những loại cà phê cao cấp và chất lượng không thua
kém “các tay chơi lớn”. Đặng Lê Nguyên Vũ tin rằng, người Việt có thể sản xuất được những loại cà
phê sành điệu, chất lượng cao và giá cả hợp lý. Thế là vào những năm 1990, nhãn hiệu Trung Nguyên
ra đời với một nhà máy và một chuỗi quán cà phê. Đưa ngành cà phê Việt Nam vượt ra khỏi mặc cảm
là cà phê chất lượng thấp, giá rẻ.
(3) Kế hoạch xây dựng thương hiệu cũng đã được chuẩn bị chu đáo. Cạnh tranh trực tiếp với các nhãn
hiệu đa quốc gia như Nescafe, và định vị nhãn hiệu như một phần văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Ngày nay, có rất nhiều quán cà phê sành điệu tại thị trường Việt Nam, nhưng ai cũng nhớ hình ảnh


Footer Page 4 of 134.


Header Page 5 of 134.
người tiên phong này. Nếu bạn hỏi “Thương hiệu cà phê nào gắn liền với hai chữ “khác biệt”? Câu trả
lời dễ dàng nhận được là “Trung Nguyên”. Trung Nguyên đã thành công khi đưa giá trị và văn hóa
quốc gia vào sản phẩm, vào thương hiệu. Trung Nguyên đã thật sự thu hút tầng lớp trung lưu, và thay
đổi thị trường cà phê Việt Nam.”
(Trích Bí quyết thành công của ông chủ Trung Nguyên Diễn đàn Ý tưởng làm giàu – Báo Vietnet, 19/5/2014)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)
2. Ghi lại câu chủ đề của văn bản trên. (0,5 điểm)
3. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm)
4. Nêu ít nhất hai yếu tố làm nên sự thành công theo quan điểm riêng của anh/chị. (không lặp lại y
nguyên ý của tác giả trong văn bản trên). (0,5 điểm)
II. TỰ LUẬN
Câu 1: (3 điểm) Trình bày suy nghĩ của anh (chị) trong một bài văn ngắn khoảng 400 từ về hiện
tượng được nêu ra trong đoạn văn sau:
"Một ông bạn trẻ đạp xe như gió thúc mạnh bánh xe vào đít xe tôi, may mà gượng kịp. Tôi quay lại
nói cũng nhẹ nhàng: "Cậu đi đâu mà vội thế?". Hắn không trả lời, đạp vượt qua xe tôi, rồi quay lại
chửi một câu đến sững sờ: "Tiên sư cái anh già!". Lại một buổi sáng tôi đến thăm người bạn ở quận
Đống Da, đã lâu không đến nên quên đường, lát lát phải hỏi thăm. Có người trả lời, lời nói sõng hoặc
hất cằm, có người cứ giương mắt nhìn mình như nhìn con thú lạ."
(Trích "Một người Hà Nội" - Nguyễn Khải).
Câu 2 (5 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:
"Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng nhựa xà nu. Lửa bắt rất
nhanh, Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra, nhìn trừng trừng.
Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng
ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu
lên. Anh Quyết nói: "Người cộng sản không thèm kêu van…”. Tnú không thèm, không thèm kêu van.

Nhưng trời ơi! Cháy, cháy cả ruột đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy! Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
Footer Page 5 of 134.


Header Page 6 of 134.
Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra. Tiếng kêu ré của đồng bào.
Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng tiếng thét của anh bỗng vang dội thành nhiều tiếng
thét dữ dội hơn. Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất
thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ : “Chém! Chém hết Ị”. Cụ Mết đúng rồi, cụ Mết đã đúng đấy, lưỡi mác dài
trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi
người một cây rựa sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá Ttú mang từ đỉnh Ngọc Linh về…
Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
- Tnú, Tnú. Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết cả rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng
mác. Đây này!
Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu lớn giữa sân nhà vẫn đỏ. Xác mười tên
lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đó"
(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành)

Footer Page 6 of 134.


phí
Header Page 7 of 134.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 - 2016

QUẢNG NGÃI


Môn thi: NGỮ VĂN 12

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài: 120 phút

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu:
Bần thần hương huệ thơm đêm
khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
chân nhang lấm láp tro tàn
xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào
Mẹ ta không có yếm đào
nón mê thay nón quai thao đội đầu
rối ren tay bí tay bầu
váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò... sung chát đào chua...
câu ca mẹ hát gió đưa về trời
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
(Trích Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Nguyễn Duy,
Mẹ và em, NXB Thanh Hóa, 1987)
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (0,5 điểm). Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu thơ: rối ren tay bí
tay bầu.
Câu 3 (1,0 điểm). Hình ảnh người mẹ được thể hiện trong đoạn thơ trên có những đặc điểm gì?
Câu 4 (1,0 điểm)
ta đi trọn kiếp con người
cũng không đi hết mấy lời mẹ ru
Anh/chị cảm nhận như thế nào về 2 dòng thơ trên? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng).

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Anh/chị hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 300 từ) để bày tỏ suy nghĩ của mình về hiện tượng
chọn nghề theo thị hiếu xã hội của không ít học sinh hiện nay.
Câu 2. (4,0 điểm)
Phân tích vai trò của nhân vật vợ Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
Footer Page 7 of 134.


Header Page 8 of 134.
SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KIỂM HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: Ngữ văn – Lớp 12
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

Họ và tên thí sinh:……………………Số báo danh…….Phòng thi........
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
DẶN CON
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn.
Nhà mình sát đường họ đến
Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào.
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán.
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
(Trần Nhuận Minh – Nguồn thivien.net)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ?
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ được dùng theo nghĩa chuyển ở khổ thơ thứ nhất và giải thích ngắn gọn ý
nghĩa của từ ngữ đó gắn với ngữ cảnh trong bài thơ?
Câu 3. Tại sao tác giả lại dặn: “Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào”?
Câu 4. Bài thơ đã gợi cho anh /chị suy nghĩ gì về cách ứng xử của con người với con người, đặc biệt là
với những người có số phận kém may mắn? (Trình bày từ 5 đến 7 dòng)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
… “Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến
chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới
bắt đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt
Footer Page 8 of 134.


Header Page 9 of 134.

đêm. Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy
thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế.
Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn

trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị
ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé
mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má
đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng
phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được.
Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn
bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết,
chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn
biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ… Mị phảng phất nghĩ
như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng
tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là
Mị cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình
cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A
Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè
từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt
hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không
bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy”.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Tr 13 - 14, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng
nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
……………….. Hết…………………
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Footer Page 9 of 134.


Header Page 10 of 134.


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
I.

Câu

Nội dung
ĐỌC HIỂU

Điểm
3,0

1

Phương thức biểu đạt của bài thơ: biểu cảm

0,5

Từ được dùng theo nghĩa chuyển: úa tàn. Trong câu thơ: Dù họ hôi hám úa
tàn, từ úa tàn chỉ trạng thái tiều tụy, gầy ốm, rách rưới của người ăn mày.
Tác giả dặn con: Con không bao giờ được hỏi/ Quê hương họ ở nơi nào, Vì
con hỏi như thế tưởng là quan tâm đến họ nhưng thực ra là con đang chọc
vào nỗi đau, làm thức dậy những quá khứ buồn đau, những tổn thất, mất
mát, những rủi ro khiến họ rơi vào cảnh “ tha phương cầu thực” khốn cùng.
Viết được đoạn văn có cấu trúc chặt chẽ, ý tứ rõ ràng bày tỏ suy nghĩ về
cách ứng xử giữa con người với con ngườimà bài thơ gợi ra. Đó là phải dựa
trên sự tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau chân thành, nhất là với những
người có hoàn cảnh kém may mắn, bởi họ rất dễ bị tổn thương.
LÀM VĂN


1,0

2
3

4
II.

0,5
1,0

7,0

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình
luận ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác
phẩm Vợ chồng A Phủ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,5

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
0,5
Nhân vật Mị trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài
trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận 5,0
sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng.


Footer Page 10 of 134.


Header Page 11 of 134.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị.

1,0

* Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích:
- Mị sống cô đơn, lặng câm, vô cảm bởi sự áp bức, đày đọa, giam hãm của
cha con nhà thống lí.
- Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã hồi sinh từ sự tác động của
dòng nước mắt của A Phủ………(nhớ lại quá khứ đau thương,thấy thương
mình, thương người đồng cảm, căm ghét cha con thống lí, ý thức được tình
trạng bất công và cuối cùng vượt lên sự sợ hãi.)

0,5
1,0

Hành động cởi trói cho A Phủ là bột phát nhưng thể hiện logic tâm lí tất
yếu. Mị đã giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.

0,25

- Đánh giá: Mị có sức phản kháng mạnh mẽ, có tình thương, sự đồng cảm
giai cấp, niềm khao khát tự do mãnh liệt.

0,5


- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (miêu tả tâm lí nhân vật, giọng văn nhẹ
nhàng, tinh tế, đượm màu sắc và phong vị dân tộc…)

0,25

* Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ
chồng A Phủ:

1,5

- Thương cảm, xót xa trước những thân phận người dân Tây Bắc bị bọn
thực dân, chúa đất áp bức, đày đoạ.

0,25

- Tố cáo bọn thực dân, chúa đất đã vùi dập con người.

0,25

- Nâng niu, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.

0,25

- Đồng cảm với những khát vọng chính đáng của con người.
- Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài là ở chỗ nhà văn tin vào khả
năng cải tạo hoàn cảnh của con người.

0,25
0,25


- Tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài đã góp phần làm sâu sắc thêm
chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Việt Nam.

0,25

d. Sáng tạo

0,5

Có cách diễn đạ sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10,00 điểm

Footer Page 11 of 134.

0,5


Header Page 12 of 134.

THƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐỀ THI HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2015 – 2016

(Đề thi gồm hai trang)

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12

(Thời gian làm bài: 90 phút)

I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người - đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
(Trích Tiếng ru – Tố Hữu; In trong tập Gió lộng; NXB Văn học - 1961)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2: Đoạn thơ đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Con ong làm mật,
yêu hoa/Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Câu 4: Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: Con người muốn sống, con ơi/Phải yêu đồng chí, yêu
người anh em.
Câu 5: Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng
một đoạn văn khoảng 15 dòng).
II. PHẦN LÀM VĂN (6,0 điểm)
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết
héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.
Thường khi đến gà gáy sáng Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt
đầu dậy ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.
Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị
Footer Page 12 of 134.



Header Page 13 of 134.
cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị
vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn
sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay
xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên, thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé
mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã
xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói
đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó
bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước
cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết
đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ
xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ…Mị phảng phất nghĩ như vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng
tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị
cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này,
làm sao Mị cũng không thấy sợ…
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị vẫn tưởng như A
Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng
hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng,
Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi.
Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy
xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
A Phủ chợt hiểu.

Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Footer Page 13 of 134.


Header Page 14 of 134.
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư tưởng
nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
.............................. HẾT ...................................

Footer Page 14 of 134.


Header Page 15 of 134.
THƯỜNG THPT ĐA PHÚC

ĐÁP ÁN THI HỌC KÌ II - KHỐI 12

Năm học 2015 – 2016

Môn: Ngữ văn

Phần

Câu

I

ĐỌC HIỂU

1

Nội dung

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

Điểm

0,5

Nội dung đoạn thơ:
Từ mối quan hệ gắn bó giữa các sự vật trong tự nhiên (con ong, con cá, con chim, cây
lúa…) với môi trường sống và đồng loại, đoạn thơ thể hiện lẽ sống con người: Hãy
sống yêu thương; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
2

0,5

HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
- Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng
hợp lí.
- Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 nội dung trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
HS trả lời 2 trong các biện pháp tu từ sau:
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: liệt kê, lặp cấu trúc ngữ pháp, điệp từ,
nhân hóa …
- Tác dụng: Tạo nhịp điệu thơ hài hòa, cân đối, thiết tha; Nhấn mạnh sự gắn bó của sự
vật với môi trường sống…
- Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của các biện pháp đó.


3

1,0
- Điểm 0,5: Trả lời đúng và nêu được hiệu quả biểu đạt 1 biện pháp tu từ hoặc chỉ ra
được 2 biện pháp tu từ nhưng không nêu được hiệu quả biểu đạt.
- Điểm 0,25: Chỉ ra được 1 biện pháp tu từ
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
* Lưu ý: - HS có thể chỉ ra cụ thể biện pháp tu từ hoặc nêu đúng tên biện pháp tu từ

Footer Page 15 of 134.


Header Page 16 of 134.
cũng cho điểm; nếu học sinh nêu đúng tên biện pháp tu từ nhưng chỉ ra sai thì không
cho điểm.
- HS có thể trả lời riêng tác dụng của từng biện pháp hoặc trả lời gộp tác dụng
của 2 biện pháp đều cho điểm.
HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần hướng vào những nội dung:
- Muốn sống cuộc sống có ý nghĩa thì mỗi cá nhân phải có sự gắn bó, hoà hợp với mọi
người.
- Không chỉ có sự gắn bó, hoà hợp mà còn phải yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với mọi
người để cuộc sống tốt đẹp hơn.
4

- Điểm 0,5: Hiểu đúng quan điểm của nhà thơ trong 2 câu thơ và có suy nghĩ đúng đắn,

0,5

tích cực.
- Điểm 0,25: Hiểu quan điểm của nhà thơ nhưng trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.

- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. HS hướng vào
những nội dung sau:
- Giải thích lẽ sống.
- Phân tích, bình luận về lẽ sống.
5

- Điểm 1.5: Nắm được đầy đủ nội dung cũng như kĩ năng viết đoạn văn nghị luận; diễn
đạt tốt, có sức thuyết phục…

1.5

- Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một số ý còn chưa đầy đủ
hoặc cách trình bày, diễn đạt chưa thật rõ ràng, thuyết phục.
- Điểm 0,5: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.
- Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
II

LÀM VĂN
Cảm nhận về nhân vật Mị trong đoạn trích. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tư
tưởng nhân đạo của Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung
sau:

Footer Page 16 of 134.

6,0


Header Page 17 of 134.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai

0,5

được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nhân vật Mị trong đoạn trích; tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm

0,5

Vợ chồng A Phủ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lý lẽ và dẫn chứng.
* Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và nhân vật Mị.

0,5

* Cảm nhận về nhân vật Mị:
- Khái quát về nhân vật Mị: Hoàn cảnh, phẩn chất, số phận …

0,5

- Nhân vật Mị trong đoạn trích:
+ Sự áp bức, đày đoạ, giam hãm của bọn thực dân, chúa đất đã làm cho Mị trở nên
chai lì, vô cảm.
1,5
+ Sức sống tiềm tàng trong con người Mị đã hồi sinh từ sự tác động của dòng nước
mắt của A Phủ.
+ Mị đã giải thoát cho A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật (miêu tả tâm lí nhân vật, giọng văn nhẹ nhàng, tinh tế,
đượm màu sắc và phong vị dân tộc…)

0,5

* Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm Vợ chồng A
Phủ:
- Thương cảm, xót xa trước những thân phận người dân Tây Bắc bị bọn thực dân, chúa
đất áp bức, đày đoạ.
- Tố cáo bọn thực dân, chúa đất đã vùi dập con người.
- Nâng niu, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người và đồng cảm với những

Footer Page 17 of 134.

1.25


Header Page 18 of 134.
khát vọng chính đáng của họ.
- Chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Tô Hoài là ở chỗ nhà văn tin vào khả năng cải tạo
hoàn cảnh của con người và mở ra cho họ một con đường sống mới.
- > Tư tưởng nhân đạo của Tô Hoài đã góp phần làm sâu sắc thêm chủ nghĩa nhân đạo
trong văn học ViệtNam.
d. Sáng tạo
0,5
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu


Footer Page 18 of 134.



×