Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên Cứu Lịch Sử Hình Thành, Nội Dung Cơ Bản Và Những Giá Trị Của Quốc Triều Hình Luật Thời Nhà Lê (Bộ Luật Hồng Đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.26 KB, 88 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT THỜI NHÀ LÊ
(BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC)

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Lê Thị Sơn
Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội


MỞ ĐẦU
PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI
I. Các hướng nghiên cứu chủ yếu
1. Từ hướng lịch sử, lí luận nhà nước và pháp luật
2. Từ hướng các khoa họe luật chuyên ngành hiện đại
II. Phương pháp nghiên cứu
PHẦN II
TỔNG THUẬT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ TÀI
I. Quốc triều Hình luật - tiếp cận từ hướng lịch sử, lí luận nhà
nước và pháp luật.
1. Đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội thời Lê

2. Về quá trình hình thành Quốc triều Hình luật
3. Tư tưởng đức trị và pháp trị của Quốc triều Hình luật
4. Về các giá trị lập pháp của Quốc triều Hình luật
5. Về ý nghĩa là công cụ thực hiện chức năng kinh tế của nhà
nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ của Quốc triều Hình luật


II. Quốc triều Hình luật - tiếp cận từ hướng các khoa học luật
chuyên ngành hiện đại
1. Luật hành chính
2. Luật hình sự và luật tố tụng hình sự
3. Luật dân sự


4. Luật hôn nhân và gia đình
5 Luật đất đai


MỞ ĐẦU
Quốc triều hình luật là thành tựu pháp luật có giá trị đặc biệt gắn với triều
đại Lê sơ ở thế kỉ XV - thời kì huy hoàng của nhà nước phong kiến Việt Nam với
những nỗ lực xây dựng một nhà nước dân tộc mạnh. Theo đánh giá của giới sử
học, luật học trong và ngoài nước thì đây không chỉ là đỉnh cao so với các thành
tựu pháp luật của các triều đại trước đó mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn
vào đầu thế kỉ XIX - Hoàng Việt luật lệ do vua Gia Long ban hành năm 1812.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của triết họe và pháp luật Trung Hoa nhưng Quốc
triều Hình luật vẫn thể hiện những giá trị sáng tạo đặc sắc, đậm nét tính cách Việt
Nam của nền pháp luật thời Lê. Với giá trị đặc biệt như vậy, Quốc triều Hình luật
xứng đáng được coi là di sản tiêu biểu của nền văn hiến Việt Nam đã có bề dày lịch
sử hàng mấy nghìn năm.
Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội
nhập quốc tế, chúng ta đang phấn đấu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo che yêu
cầu đổi mới trên cơ sở phát huy truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước và con
người Việt Nam. Trong điều kiện đó, trách nhiệm của những người nghiên cứu lịch
sử và pháp luật Việt Nam là cần phải tiếp tục làm rõ và khai thác kho tàng vốn cổ
phong phú của dân tộc mà Quốc triều Hình luật thời Lê sơ là đối tượng cần được
quan tâm một cách sâu sắc và toàn diện. Từ trước đến nay đã có nhiều nhà khoa

họe trong và ngoài nước nghiên cứu về Quốc triều Hình luật dưới các góc độ sử
học hay luật họe và đã đạt được nhiều thành tựu, với những nhận thức khá sâu sắc
và phong phú về bộ luật cổ này của Việt Nam. Trong đó, đáng chú ý là những công
trình nghiên cứu đã được công bố như: "Cổ luật biệt Nam lược khảo", xuất bản tại
Sài Gòn năm 1969 của ThS. Vũ Văn Mẫu; "Nghiên cứu hệ thống pháp luật Việt
Nam thế kỉ XV - XVIII", xuất bản năm 1994 của Viện nhà nước và pháp luật thuộc
Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia; "Luật và xã hội Việt Nam thế kỉ
XVII - XV/II", xuất bản năm 1994 của In sun Yu - nhà sử họe người Hàn Quốc;
"Pháp luật các triều đại Việt Nam và các nước", xuất bản năm 1968 của TS. Cao
Văn Liên. Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa họe nào nghiên cứu
một cách hệ thống và toàn diện về Quốc triều Hình luật - Bộ luật được coi là quan
trọng nhất và chính thống nhất của triều Lê. Mặt khác, trước những yêu cầu của sự
nghiệp đổi mới đất nước nói chung trong đó có đổi mới hệ thống pháp luật, xây
dựng và hoàn thiện nền tư pháp Việt Nam thì việc nghiên cứu về Quốc triều Hình
luật vẫn cần phải tiếp tục, nhất là từ những góc độ tiếp cận và cách đặt vấn đề mới.
Chẳng hạn, có thể nhận thức sâu sắc hơn các giá trị văn hoá pháp lí trong những
quy định của Quốc triều Hình luật không? Trong điều kiện ngày nay, chúng ta có
thể phát huy được những gì trong tư tưởng và kĩ thuật lập pháp của cha ông qua
Quốc triều Hình luật? Và trước những vấn đề của cuộc sống hôm nay, chúng ta có


thể họe được cách giải quyết như thế nào từ kinh nghiệm của lịch sử... Đây là đề tài
không chỉ có ý nghĩa lí luận và lịch sử mà còn mang đậm hơi thở của cuộc sống
hiện đại, phản ánh những yêu cầu của thực tiễn xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật của Nhà nước ta hiện nay. Vì thế, có thể nói rằng đây là đề tài đầu tiên ở
nước ta nghiên cứu Quốc triều Hình luật một cách khá toàn diện từ những góc độ
của các khoa học pháp lí chuyên ngành theo quan điểm hiện đại. Việc nghiên cứu
Quốc triều Hình luật như vậy sẽ là sự đóng góp tích cực vào việc khai thác và phát
huy che di sản văn hoá của dân tộc cũng như những truyền thống pháp lí của nước
Việt Nam xưa.



PHẦN I
KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I, CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHỦ YẾU
Quốc triều Hình luật là bộ luật tổng hợp của nhà Lê. Dù có tên là "hình
luật" nhưng Bộ luật này điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội đương thời, từ
các quan hệ của chế độ quân chủ, chế độ điền sản, hôn nhân và gia đình, quan
chế, học chế, quản lí nền kinh tế nông nghiệp đến các quan hệ xã hội trong lĩnh
vực bảo vệ an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội... Vì thế, để đảm bảo tính
toàn diện và tính chuyên sâu của việc nghiên cứu, nhóm tác giả tập trung nghiên
cứu đề tài theo 2 hướng tiếp cận chính là: lịch sử, lí luận nhà nước và pháp luật
và từ các khoa học luật chuyên ngành hiện đại.
1. Quốc triều Hình luật tiếp cận từ hướng lịch sử, lí luận nhà nước và
pháp luật các tác giả nghiên cứu những chuyên đề sau:
"Nước Đại Việt thời Lê sơ - một vài đặc điểm căn bản của nền tảng chính
ti.ị, kinh tế, văn hoá - xã hội";
- "Quá trình hình thành Quốc triều Hình luật ";
- "Tư tưởng đức trị và pháp trị trong Quốc triều Hình luật ";
- "Quốc triều Hình luật và những giá trị lập pháp ";
- "Quốc triều Hình luật - công cụ thực hiện chức năng kinh tế của nhà
nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. "
2. Quốc triều Hình luật - tiếp cận từ hướng các khoa học luật chuyên
ngành hiện đại
+ Luật hành chính: "Quan chế triều Lê qua Quốc triều Hình luật "
+ Luật hình sự và luật tố tụng hình sự.
- "Những đặc điểm cơ bản của pháp luật hình sự thời nhà Lê trong Quốc
triều Hình luật;



- "Những vấn đề tội phạm trong Quốc triều Hình luật ",
" Vấn đề hình phạt trong Quốc triều Hình luật ";
- "Nội dung và giá trị của những quy định về các tội phạm cụ thể trong
Quốc triều Hình luật"
- "Những nội dung cơ bản của tố tụng hình sự trong Quốc triều Hình luật
"
+ Luật dân sự.
- “Chế định sở hữu trong Quốc triều Hình luật ";
- "Trách nhiệm dân sự trong Quốc triều Hình luật ";
- “Khế ước và từ rìa kế ti o nó Quốc triều Hình luật "
+ Luật hôn nhân và gia đình:"Giá trị của Quốc triều Hình luật qua các
quy đinh điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình "
+ Luật đất đai: '(Pháp luật về ruộng đất trong Quốc triều Hình luật "
Với các hướng nghiên cứu và các chuyên đê cụ thể như trên, nhóm tác giả
một mặt triển khai nội dung nghiên cứu các điều kiện lịch sử cụ thể về kinh tế,
chính trị, văn hoá - xã hội của triều đại Lê sơ tạo thành cơ sở hình thành và tồn
tại của Quốc triều Hình luật, qua đó làm rõ nền tảng chính trị tư tưởng và các
giá trị đặc sắc của Bộ luật này. Mặt khác, trọng tâm của đề tài và cũng là phần
mà các tác giả dành nhiều công sức và tâm huyết nhất là khai thác các giá trị của
Bộ luật dưới quan điểm che khoa học luật chuyên ngành hiện đại. Đây cũng là
quan điểm tiếp cận riêng của nhóm tác giả đề tài này và cũng là việc lần đầu tiên
Ở Việt Nam có nhiều tác giả phối hợp cùng nghiên cứu sâu các vấn đề khoa học
luật chuyên ngành được thể hiện trong Bộ luật nhà Lê.
Hơn nữa, từ việc nghiên cứu này, các tác giả không chỉ dùng lại Ở chỗ
nêu cao lòng tự hào dân tộc với các giá trị của Quốc triều Hình luật như là thành
tựu pháp luật xuất sắc của Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước mà
còn đặt vấn đề liên hệ với việc tiếp tục phát huy, kế thừa những giá trị của Quốc
triều Hình luật trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà
nước ta hiện nay.

II PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


CƠ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài được che tác giả xác định
là chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm Mác - Lê nin; đường lối, chính sách,
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.
Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà các tác giả sử dụng đề nghiên
cứu đề tài gồm:
- Phương pháp lịch sử;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.


PHẦN II
TỔNG THUẬT CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
I. Quốc triều Hình luật - TIẾP CẬN TỪ HƯỚNG LỊCH SỬ, LÍ
LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
1 Đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế văn hoá - xã hội thời Lê sơ
Nghiên cứu một bộ luật cổ nhất của Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày
nay - Quốc triều Hình luật thời nhà Lê, trước hết cần hiểu rõ bối cảnh lịch
sử, những đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của thời
đại ấy. Những kết quả nghiên cứu về các vấn đề này sẽ tạo cơ sở cho việc
nhìn nhận và đánh giá đúng về quá trình hình thành, những nội dung cơ
bản và các giá trị của Quốc triều Hình luật.
Trên cơ sở các tư liệu lịch sử, những đặc điểm về nền tảng chính trị,
kinh tế văn hoá - xã hội của thời Lê sơ Ở các khía cạnh chủ yếu đã được
phân tích và minh chứng, đó là:
- Triều Lê sơ được thành lập là kết quả trực tiếp của cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc 1 4 1 7 - 1 427 ;
Nước Đại Việt chuyển từ trạng thái chiến tranh sang hoà bình; Các

tướng lĩnh, công thần của cuộc kháng chiến chống Minh có vị trí đặc biệt
quan trọng trong nửa đầu thế kỉ XV;
Đội ngũ quan lại xuất thân từ khoa cử Nho họe ngày càng chiếm số
lượng đông đảo và vị trí quan trọng;
- Tăng cường tư tưởng Nho giáo trong các mặt của đời sống kinh tế
- xã hội; - Nhà nước Lê sơ từng bước được xây dựng theo hướng trung
ương tập quyền và đạt mức độ cao vào triều Lê Thánh Tông;
- Triều Lê sơ từng bước đi đến pháp điển hoá tối đa mọi quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội;
- Chính quyền ngày càng quan liêu, xa dân;
- Tiểu nông hoá nền nông nghiệp, nông thôn.
Từ những phân tích về che đặc điểm nêu trên, có thể đi đến kết luận
rằng không nghi ngờ gì thời Lê sơ mà tập trung là giai đoạn Lê Thánh
Tông trị vì, chế độ phong kiến nhà nước quan liêu đã đạt tới sự ổn định, kỉ


cương và thịnh trị thường vẫn được coi vào bậc nhất trong chế độ phong
kiến Việt Nạm. Thế kỉ XV như là thế kỉ cổ điển của chế độ nhà nước quân
chủ phong kiến quan liêu Đương thời cũng như hậu thế, các sử gia phong
kiến hay hiện đại đều có chung một đánh giá về sự ổn định và thành tựu
của nhiều ánh vực trong giai đoạn Lê Thánh Tông.
Những đặc điểm căn bản và những thành tựu về nhiều mặt của thời
nhà Lê đã ít nhiều được phản ánh trong các quy định của Quốc triều Hình
luật mà khi trình bày các kết quả nghiên cứu Ở các phần sau, những người
thực hiện đề tài đã đề cập để lí giải hay đánh giá về các quy định đó.
Những hướng nghiên cứu về Quốc triều Hình luật chỉ có ý nghĩa xác thực
khi các quy định của Quốc triều Hình luật được nghiên cứu trong sự tác
động qua lại giữa che quy định đó với các đặc điểm về kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội của thời nhà Lê. Các đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội đương thời chi phối sự hình thành và nội dung các quy định

của pháp luật đương thời, ngược lại các quy định của pháp luật có tác động
củng cố và phát triển các điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Sự
tác động qua lại đó luôn trong trạng thái động, tạo nên đặc sắc của pháp
luật nhà Lê và những đặc điểm lịch sử của thời nhà Lê2. Về quá trình hình thành Quốc triều Hình luật
Nghiên cứu lịch sử hình thành Quốc triều Hình luật chính là nghiên
cứu về nguồn gốc hình thành Quốc triều Hình luật. Sự minh chứng và lí
giải về lịch sử hình thành Quốc triều Hình luật làm nổi bật lên giá trị lịch
sử pháp luật của Quốc triều Hình luật đã được khẳng định: Quốc triều
Hình luật là bộ luật quan trọng nhất, chính thống nhất của triều Lê, là đỉnh
cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại Lý, Trần. Bộ luật
cũng chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật phong kiến Trung Quốc nhưng lại
mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam.
Quốc triều Hình luật là bộ luật tiêu biểu cho hệ thống pháp luật
phong kiến Việt Nam đã được giới nghiên cứu cổ luật trong và ngoài nước
đánh giá cao. Tuy nhiên, việc xác định thời điểm khởi thảo Bộ luật này
cũng như thời điểm tiêu biểu nhất cho sự hoàn chỉnh Bộ luật vẫn đang là
vấn đề chưa được khẳng định và có nhiều kiến giải khác nhau. SỞ dĩ có
tình trạng trên là do trong cả ba bản in ván khắc Quốc triều Hình luật hiện
còn lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) đều không có đề tựa,
lời bạt, không ghi liên đại soạn thảo, người soạn thảo. Tựu trung lại có ba
quan điểm khác nhau về vấn đề này-quan điểm thứ nhất cho rằng Quốc
triều Hình luật được ban hành vào năm 1 777. Đây là quan điểm của một
số nhà nghiên cứu nước ngoài về cổ luật Việt Nam như Raymond Delousta


và giáo sư Li ngát. Quan điểm thứ hai cho rằng Quốc triều Hình luật được
ban hành dưới triều vua Lê Thánh Tông trong khoảng niên hiệu Hồng Đức
( 1470 - 1497). Đây là quan điểm của Đinh Gia Trinh, Vũ Văn Mẫu,
Nguyễn Quang Quýnh. Quan điểm thứ ba cho rằng Quốc triều Hình luật
được khởi thảo ngay dưới triều vua Lê Thái Tổ. Đây là quan điểm của các

tác giả Nguyễn Ngọc Huy, Yamamoto Tátsuro và In sun Vu. Một số tác
giả thuộc Viện sử học Việt Nam cũng cho rằng Quốc triều Hình luật được
khởi thảo dưới triều vua Lê Thái T[r nhưng có thể sớm hơn ngay từ năm
1428.
Trong các quan điểm nêu trên quan điểm thứ ba về thời gian ban
hành bộ luật có những căn cứ đầy đủ và hệ thống hơn. Tuy nhiên, từ nội
dung của bản dịch Quốc triều Hình luật mà chúng ta có hiện nay cho thấy
Bộ luật là thành quả lập pháp của nhiều triều vua hậu Lê và trong quá trình
xây dựng, sửa đổi, bổ sung Bộ luật các nhà làm luật triều Lê đã kế thừa
nhiều thành tựu pháp luật của các triều đại Lý, Trần và tiếp thu chọn lọc
pháp luật phong kiến Trung Quốc.
Trước hết, về thời điểm ban hành, Bộ luật có thể được ban hành
ngay trong năm 1428 nhằm đáp ứng những đòi hỏi cấp thiết mà tình hình
chính ti.i, kinh tế, xã hội đặt ra trong hoạt động xây dưng, hoàn thiện bộ
máy nhà nước và quản lí kinh tế - xã hội thời hậu chiến.
Đại Việt sử ký toàn thư (ĐVSKTT) cho biết ngay trong chiến tranh,
Thái TỔ đã ban hành những quy định về hình phạt. và quân luật, về chức
tước các quan văn võ, về phân cấp hệ thống chính quyền địa phương, về
việc cấm quan lại, tướng hiệu cướp bóc, vơ vét, nhận hối lộ, về nguyên tắc
chuộc tội bằng tiền, về việc buộc dân lưu .tán trở về quê cũ cày cấy, về
việc tiến cử một số người có tài đức ra làm quan... Từ năm 1426, khỉ giải
phóng hầu hết đất nước, Lê Lợi đã chia nước làm 4 đạo (Đông, Tây, Nam,
Báo và đặt quan cai trị. Như vậy, hệ thống chính quyền và pháp luật đã
được hình thành, thiết lập ngay trong cuộc chiến tranh giải phóng nhưng
chưa có quy củ chặt chẽ. Sau chiến tranh, để chấm dứt tình trạng lỏng lẻo,
tuỳ tiện trong hoạt động cai trị của quan chức các cấp và đặt cơ sở pháp lý
cho việc tổ chức, hoàn thiện thống nhất bộ máy nhà nước từ trung ương
đến địa phương, ngay trong tháng 1//428 Thái TỔ đã "Hạ lệnh cho các
quan Tư không, Tư đồ, Tư mã,Thiếu uý, Hành khiển bàn định luật lệnh trị
quân và dân, cho người làm tướng biết mà trị quân, người làm quan Ở lộ

biết mà trị dân, để răn dạy cho quân dân đều biết là có phép, phàm che
công việc đều có người phụ trách, dâng lên vua xem". Ngay sau đó, ông đã
hạ lệnh ban hành pháp luật: Từ xưa đến nay, trị nước phải có pháp luật,
người mà không có phép để trí thì loạn. Cho nên bắt chước đời xưa đặt ra


pháp luật, để dạy các quan, dưới đến nhân dân, cho biết thế nào là thiện ác,
điều thiện thì làm, điều ác thì lánh, chớ eo phạm pháp".
Như vậy, Quốc triều Hình luật có thể đã được ban hành từ đầu năm
1428. Các sự kiện lập pháp dưới triều Lê sơ được ghi trong chính sử cũng
góp phần làm sáng tỏ nhận định trên. Năm 1 43 7, Thái Tông ra chỉ dụ cho
che quan đại thần, thái giám, hình quan rằng "phàm người xét án, cứ theo
điều chính trong luật mà xử đoán, điều luật và tội danh phải lấy Ở hình luật
rồi trình lên quan đại thần, thái giám, đài quan và năm đạo cộng đồng xem
qua, các quan ấy cho là phải thì sau mới xử đoán".
Bên cạnh đó, trong bộ luật có 27 điều khoản thuộc 1 1 chương có
nhắc tới đơn vị hành chính lộ, có 29 điều khoản quy định trừng phạt che
quan tể tướng, quan sảnh viện phạm tội khí đảm nhiệm chức vụ, có 24 điều
khoản quy định chức trách và trừng phạt xã quan không hoàn thành chức
trách của mình. Trong khi đó ngay từ năm 1 466, trong cuộc cải cách bộ
máy nhà nước Lê Thánh Tông đã đổi cấp hành chính Lộ thành Phủ; bãi bỏ
hết các chức vụ và các cơ quan nhà nước trung gian Ở triều đình như chức
tể tướng, che sảnh viện Thượng thư, Trung thư, Môn hạ, NỐI mật; đã đổi
chức danh xã quan thành xã trưởng. Như vậy, chắc chắn các điều khoản
trên phải có trước thời Thánh Tông. Những điều khoản quy định trách
nhiệm của các quan đại thần, quan hành khiển và trừng phạt nặng họ khi
có hành vi lạm quyền (Điều 1 50, 1 52, 153 , 218, 624, 625, 626. . .), chây
lười, cẩu thả, bỏ bê chính sự (Điều 1 51 , 154, 156, 158, 160, l94, 233,
287...) đều xuất phát từ tình hình chính trị đương thời và đáp ứng các yêu
cầu cấp thiết của tình hình đó. Về chính trị do nhà Lê sơ được thiết lập

bằng thành quả của cuộc chiến tranh giải phóng nên tầng lớp đại công thần
khai quốc có địa vị, vai trò, thế lực và ảnh hưởng rất lớn trong triều đình
nhất là Ở nhà đầu thế kỷ XV. Thế lực của các đại công thần khai quốc luôn
là mối quan ngại của Thái TỔ trong những năm cuối đời ông bởi Thái tử
Nguyên Long còn nhỏ tuổi ( 1 1 tuổi). ĐÓ là lý do vì sao ông bức tử Thái
úy Trần Nguyên Hãn, giết Thái uý Lê Văn Xảo. Thời hậu chiến, các đại
thần sau khi được phong chức tước cao bổng lộc hậu mặc dù được Thái Tổ
uỷ thác nhiều trọng trách nhưng một phần do sự hạn chế về học vấn, sự
thiếu kinh nghiệm về tổ chức quan lý nhà nước, một phần do tâm lý công
thần nên phần nhiều trong số họ đều có thái độ hưởng lạc, cầu an, ngại
việc.
Tình trạng đó khiến Thái Tổ đã phải xuống chiếu quở trách "Việc
quân, việc nước quan trọng ủy thác cho các ông, thế mà che ông cứ điềm
nhiên ngồi trông, không để ý gì, trên phụ lòng tin dùng của triều đình, dưới
không thương đến quân dân, sao lại trễ biếng chức sự quá thế. Nay xuống


chiếu răn bảo, nếu không biết đổi lỗi làm người tốt, vẫn còn như thế nữa
thì nước có phép thường, chớ bảo là trẫm phụ bề tôi cũ công lao vậy!' . Sự
chuyên quyền của các đại thần sau này như Lê Sát, Lê Ngân; vai trò của
các đại công thần khai quốc trong 2 vụ chính biến cung đình liên tiếp
những năm 1459, 1460 cũng là lý do để con cháu ông đã giữ nguyên
những điều luật đó trong quá trình sửa đổi, bổ sung bộ luật sau này.
Những điều khoản quy định về trách nhiệm của các quan Lộ, huyện,
xã quan, trong việc thu nộp thuế (Điều 176, 368, 373); quản lý dân đinh,
hộ khẩu (Điều 285, 286, 170, 348); quản lý, sử dụng tài sản công, ruộng
đất công (Điều 347, 367, 369, 373...); trừ diệt trộm cướp, bảo đảm trật tự
an toàn xã hội (Điều 298, 45 8, 464, 650. . .); bảo vệ đê điều (Điều 181,
182) đều đáp ứng những yêu cầu cấp thiết của tình hình kinh tế, xã hội
đương thời. Về kinh tế nhà Lê lên ngôi không phải bằng sự chuyển giao

quyền lực từ dòng họ này sang dòng họ khác nên không được kế thừa
nguồn dự trữ tài chính từ triều trước Nguồn thu chủ yếu của Nhà nước là
thuế, ruộng đất công nhà Lê sơ chứa đánh thuế ruộng tư), thuế đinh, thuế
sai dịch. Trong khi đó chính sách ruộng đất của nhà Trần và chính sách cai
trị của nhà Minh đã dẫn đến sự tập trung ruộng đất và nô tỳ, nông dân lưu
tán vào tay các gia đình có thế lực.
Kinh tế nông nghiệp bị tàn phá nghiêm trọng ruộng đất bị bỏ hoangBởi vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho nhà Lê khi lên ngôi là phải kiểm soát
được đất đai và dân chúng, phục hồi, bảo đảm phát triển sản xuất nông
nghiệp. Về xã hội chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh và tình trạng
loạn lạc trong chiến tranh đã làm cho nông dân phải lưu tán, nạn trộm cướp
phổ biến. Tình hình đó đòi hỏi muốn phục hồi, phát triển sản xuất nông
nghiệp, nhà Lê phải thông qua pháp luật quy định nhiều biện pháp đưa dân
lưu tán trở về quê cũ, bảo đảm trật tự an toàn xã hội cho dân yên ổn làm
ăn.
Khi so sánh nội dung một số điều khoản trong Quốc triều Hình luật
với thực tiễn áp dụng pháp luật thời Lê Sơ cũng cho chúng ta thêm căn cứ
về thời điểũm ban hành Bộ luật. ĐVSKTT cho biết, năm 1434 tên đầu bếp
ở Thái miếu là Nguyễn Chú phạm tội ức hiếp mua rẻ hàng hóa bị đánh 80
trượng, thích chữ vào gáy đồ làm lính nuôi voi và bị rao ba ngày cho mọi
người biết. Hành vi phạm tội và che hình phạt được áp dụng trên trùng hợp
với nội dung của che Điều 198 và 577 Quốc triều Hình luật. Cũng năm
1434, tên Đường trộm cắp giữa ban ngày, chiếu luật không đến mức xử tử
nhưng Thái Tông không nghe nên đem giết.


Theo Điều 429 Quốc triều Hình luật thì giữa ban ngày ăn cắp vặt chỉ
xử tội đồ. Năm 1435, có 7 tên ăn trộm tái phạm đều còn ít tuổi, hình quan
chiếu luật đáng xử chém sau triều đình thấy như vậy giết nhiều người quá
nên chỉ xử chém hai tên còn lại thì xử lưu đày. Việc giảm án cho người ít
tuổi cho thấy nguyên tắc chiếu cố theo tuổi tác (Điều 1 6) đã được áp dụng.

Hành vi tái phạm tội ăn trộm và mức hình phạt xử chém mà hình quan
chiếu luật trùng hợp với nội dung Điều 429 trong Quốc triều Hình luật.
Cũng năm 1 43 5 , Thái Quân Thực, Nguyễn Tông Trụ di sứ sang nhà
Minh mắc tội tiết lộ công việc triều chính với người nước ngoài, đánh nhau
làm nhục quốc .thể, tội đáng xử tử nhưng vì đã từng có công nên chỉ bị lưu
hình. Hành vi phạm tội và mức hình phạt nêu ra trong vụ án trùng hợp với
Điều 79, Điều 495 Quốc triều Hình luật. Mức án giảm nhẹ đối với Thái
Quân Thực và Nguyễn Tông Trụ cho thấy nguyên tắc chiếu cố theo Bát
nghị (Điều 3, 4, 6, 12) đã được áp dụng. Cần thấy rằng tuy các vụ án trên
xảy ra dưới thời Thái Tông nhưng các điều khoản trên trong Bộ luật phải
được ban hành dưới thời Thái TỔ bởi ông mới mất năm 1433. Thái Tông
lên ngôi khi còn nhỏ tuổi (11 tuổi) theo lễ nghi và quan điểm Pháp tiên
vương của đạo Nho, trong thời hạn để tang vua của ba năm Thái Tông
không thể thay đổi phép tắc của cha mình và các mức hình phạt đó vẫn
được giữ nguyên trong bộ luật cho đến tận thời Lê Mạt.
Khi xây dựng Bộ luật đầu tiên của triều đại mình, ngoài những quy
định do chính ông ban hành từ những năm chiến tranh, Thái TỔ đã có sẵn
một nguồn luật quan trọng để châm chước, tham khảo. Đó là các Bộ Hình
thư đời Lý, Hình thư đời Trần. Mặc dù hai Bộ luật này đều đã thất truyền
nhưng khi so sánh Quốc triều Hình luật với hệ thống pháp luật Lý - Trần
qua các chiếu lệnh và thực tiễn áp dụng pháp luật đương thời, chúng ta
thấy Quốc triều Hình luật đã trực tiếp kế thừa nhiều thành tựu của hệ thống
pháp luật đó.
Trước hết, hệ thống Ngũ hình của luật nhà Lý, nhà Trần về cơ bản
đã được Quốc triều Hình luật kế thừa và phát triển hoàn thiện tại Điều 1
với một số bổ sung, sửa đổi. Các hình phạt khác như thích chữ, phạt tiền,
sung vợ con người phạm tội làm nô tỳ, tịch thu tài sản, bãi chức cũng được
kế thừa và hoàn thiện tại các Điều 9, 24 nhích chữ), Điều 26 (phạt tiền),
Điều 51, 411, 412 (tịch thu tài sản) Điều 164, 166, 191... bãi chức), Điều
412, 411 (sung vợ con người phạm tội làm nô tỳ) của Quốc triều Hình luật.

Ngoài ra, hình phạt biếm lần đầu được áp dụng dưới thời Hồ vào năm 1406
cũng được Quốc triều Hình luật kế thừa và hoàn thiện tại các Điều 22, 27,
46. Một số nguyên tắc chung như nguyên tắc chuộc tội bằng tiền, nguyên
tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, nguyên tắc thân thuộc được che


giấu tội cho nhau cũng được Quốc triều Hình luật kế thừa hoàn thiện với
những quy định cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các quy định trong 10 đạo chiếu,
lệnh của nhà Lý, nhà Trần cũng được Quốc triều Hình luật kế thừa tại 11
điều khoản. Trong 11 điều khoản đó có tới 7 điều khoản điều chỉnh những
vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống kinh tế hàng ngày của dân chúng
như mua bán, tranh chấp đất đai (Điều 360, 366, 370, 387, 580), đến việc
bảo vệ dân đinh - nguồn cung cấp thuế, binh dịch, lao dịch cho nhà nước
(Điều 286, 305). Đấy cũng là những điều khoản chỉ có trong Bộ luật nhà
Lê chứ không có trong luật nhà Đường, nhà Minh. Như vậy, sự kế thừa
thành tựu lập pháp của nhà Lý, nhà Trần là một trong những yếu tố làm
nên điểm đặc sắc và tiến bộ của Quốc triều Hình luật.
Ngoài việc hệ thống lại những điều khoản do chính ông đã ban hành
trong chiến tranh và trực tiếp tham khảo hai Bộ Hình thư nhà Lý, nhà Trần,
khi xây dựng Bộ luật của triều đại mình, Thái Tổ và các đại thần triều Lê
chắc chắn cũng đã tham khảo pháp luật Trung Quốc ở cả hai khzá cạnh
hình thức và nội dung bởi hai quốc gia vốn có sự giao thoa văn hóa pháp lý
từ rất sớm trải dài hơn 10 thế kỷ. Hơn nữa, Trung Quốc thời phong kiến lại
là một quốc gia có nền pháp luật phát triển cao ở khu vực Đông Á. Về hình
thức, cấu trúc của Quốc triều Hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của
Bộ luật nhà Đường. Bộ Quốc triều Hình luật có 722 điều được nhóm thành
13 chương, Bộ luật nhà Đường có 502 điều được chia thành 12 chương.
Trừ 4 chương 3, 4, 6, 7 ra cả 9 chương còn lại của Quốc triều Hình luật
đều giống với các chương của luật nhà Đường. Tuy nhiên, chính sự có mặt
của 4 chương có riêng trong Quốc triều Hình luật đã nói lên sự độc lập

tương đối của các nhà làm luật triều Lê trong quá trình xây dựng Bộ luật.
Cũng giống như luật nhà Đường, nhà Minh, cách thức trình bày hầu
hết các điều khoản trong Quốc triều Hình luật 659/722 điều) đều bắt đầu
bằng việc mô tả hành vi vi phạm pháp luật và kết thúc bằng việc quy định
biện pháp chế tài cụ thể đối với người thực hiện hành vi đó.
Về nội dung, theo In sun Yu, trong Quốc triều Hình luật có 261 điều
khoản vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ luật Đường; có 53 điều
khoản vay mượn từ luật nhà Minh. Ngoài ra, Quốc triều Hình luật còn chịu
ảnh hưởng của luật nhà Tống. Những điều khoản đó hầu hết đều thuộc che
lĩnh vực hình sự, hành chính, lễ nghi triều chính và gia đình. Dù thuộc lĩnh
vực nào các điều khoản vay mượn từ pháp luật Trung Quốe trong Quốc
triều Hình luật đều chủ yếu nhằm đề cao đức trung quân, bảo vệ tuyệt đối
quan hệ vua tôi; đề cao đạo hiếu đễ, bảo vệ trật tự gia đình gia trưởng
phong kiến. Chỉ một số ít điều khoản trong số đó có liên quan trực tiếp đến
cuộc sống của dân chúng. Tuy nhiên, mục tiêu cuối cùng của những điều


khoản trên vẫn là tăng cường việc tập trung quyền lực nhà nước và nhà vua
bảo vệ tuyệt đối nhà vua và triều đình. Chính sự vay mượn nhiều điều
khoản từ pháp luật Trung Quốe (mà chủ yếu là từ luật nhà Đường) đã thể
hiện rõ nét tính hướng nho của Bộ luật.
Nhiều tác giả cho rằng Quốc triều Hình luật vay mượn các điều
khoản từ luật nhà Đường một cách gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật
Lý - Trần. CÓ lẽ chính cách này đã làm cho sự tiếp thu pháp luật Trung
Quốe trong Quốc triều Hình luật có tính chọn lọc chứ không đơn thuần chỉ
là sự sao chép nguyên vẹn vì những điều khoản vay mượn đã được trải
nghiệm qua thực tế thi hành pháp luật hàng thế kỷ trước. CÓ thể thấy rõ là
ngay các chế định cổ điển của pháp luật Trung Quốc như chế định ngũ
hình, chế định thập ác tội được vay mượn từ luật nhà Đường trong Quốc
triều Hình luật cũng đã được sửa đổi ít nhiều cho phù hợp với điều kiện

thực tế của nước Đại Việt.
Sự tiếp thu chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc trong Quốc
triều Hình luật cho thấy tư duy chính trị cởi mở của tập đoàn phong kiến
Lê sơ. Không những không bị hạn chế bởi tinh thần tự tôn dân tộc cực
đoan, nhà Lê sơ còn sẵn sàng tiếp nhận thành tựu pháp luật của một quốc
gia có nền phát triển cao ở khu vực và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ
thể trong nước. Điều đó nói lên sự hội nhập khu vực từ rất sớm của nền
pháp luật nước ta trong lịch sử. Được ban hành từ năm 1428 nhưng Bộ luật
đã được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện qua nhiều triều vua Hậu Lê. Khi so
sánh những điều khoản được ghi dưới niên hiệu Thiệu Bình trong Hồng
Đức thiện chính thư và một số lệnh chỉ, chỉ dụ do Thái Tông ban hành
được ghi chép trong ĐVSKTT với Quốc triều Hình luật cho thấy dưới thời
Thái Tông (1433 - 1442 ) các điều 310, 502, 508, 513, 527, 672, 683) đã
được bổ sung vào điều luật. Có thể những điều luật này được đưa thêm vào
Quốc triều Hình luật (cùng với những điều luật khác mà chúng ta không
thể khảo cứu được) vào khoảng những năm 1 440 - 1 442 khi Nguyễn Trái
được lệnh của Thái Tông sửa định Luật thư.
Dưới thời Nhân Tông (1443 - 1459), 14 điều luật về Điền sản được
bổ sung vào Bộ luật với tiêu đề "Điền sản mới tăng thêm" từ Điều 374 đến
Điều 387. Thánh Tông (1460 -1497) - vị vua anh minh vào bậc nhất của
triều Lê sơ đã có những đóng góp lớn lao để hoàn thiện về cơ bản bộ Quốc
triều Hình luật. So sánh những điều khoản trong Thiên Nam dư hạ tập và
những điều khoản dưới niên hiệu Quang Thuận, Hồng Đức trong Hồng
Đức thiện chính thư (sau khi đã loại trừ những điều khoản chắc chắn eo
trước thời Thánh Tông) với Quốc triều Hình luật cho thấy có 83 điều
khoản đã được bổ sung vào Bộ luật. Chắc chắn đóng góp của Thánh Tông


trong việc hoàn thiện Bộ luật còn nhiều hơn nữa nhưng chúng ta chỉ có thể
định lượng tương đối như trên do sự thất truyền hầu hết bộ Thiên Nam dư

hạ tập.
Sau Thánh Tông, những chỉ dẫn chính xác trong Quốc triều Hình
luật cho biết năm 1511, vua Lê Tương Dục bổ sung vào Bộ luật Điều 389;
năm 1517, vua Lê Chiêu Tông bổ sung vào Bộ luật vào Điều 391. Dưới
thời Lê Mạt, Bộ luật vẫn tiếp tục được bổ sung, sửa đổi. Điều 1 Quốc triều
Hình luật có quy định lưu viễn châu tại Cao Bằng. Phan Huy Chú cho biết
"Phủ Cao Bằng trước Lê Trung Hưng vẫn thuộc về trấn Thái Nguyên" .
Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên có thể đi đến nhận định: Quốc
triều Hình luật là kết quả của quá trình lập pháp liên tục của các triều vua
Hậu Lê trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Thái Tổ và đóng góp
lớn lao của Thánh Tông - Những vị vua anh minh vào bậc nhất của chế độ
phong kiến Việt Nam. Bằng việc trực tiếp kế thừa thành tựu pháp luật của
nhà Lý, nhà Trần và tiếp thu chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc,
trên cơ sở đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn, Quốc triều Hình luật đã thể
hiện sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố nội sinh và những yếu tố ngoại
sinh, giữa luật tục cổ truyền và luật hướng Nho.
3. Tư tưởng đức trị và pháp trị của Quốc triều Hình luật
Dựa vào các quy định của Quốc triều Hình luật làm rõ các biểu hiện
của tư tưởng đức trị và pháp trị cũng như sự kết hợp chi phối toàn diện có
hệ thống các quy định của Quốc triều Hình luật là đã làm rõ giá trị tư
tưởng được thể hiện trong Quốc triều Hình luật. Sự thể hiện của tư tưởng
đức trị và pháp trị không chỉ được nghiên cứu khái quát, xuyên suốt Quốc
triều Hình luật với tư cách là' bộ luật tiêu biểu của hệ thống pháp luật
phong kiến thời nhà Lê mà còn được nghiên cứu trong phạm vi che quy
định có tính chất chuyên ngành theo quan niệm hiện đại, như trong che
quy định có tính chất hình sự của Quốc triều Hình luật... Các kết quả
nghiên cứu trong những phạm vi chuyên ngành khác cũng sẽ được trình
bày Ở phần sau.
Trước hết, các kết quả nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân, điều kiện
lịch sử xuất hiện tư tưởng đức trị và pháp trị và vạch rõ xu hướng phát

triển của hệ tư tưởng này thể hiện trong đường lối cai trị của một số quốc
gia phong kiến phương Đông. Từ đó, đi sâu phân tích, luận giải những
biểu hiện cụ thể về tư tưởng đức trị và pháp trị trong các quy định của
Quốc triều Hình luật.


+ Quốc triều Hình luật thể hiện tư tưởng kính thiên ái dân của Nho
gia;
+ Quốc triều Hình luật quy định chặt chê trách nhiệm của quan lại
trong từng cương vị + Quốc triều Hình luật đã thể chế hoá lễ để cai trị,
giáo hoá dân chúng và t ưng phạt những hành vi xâm hại lễ nghi;
+ Quốc triều Hình luật quy định nhiều biện pháp buộc quan lại phải
thực hiện công vụ kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, có thể đi đến kết luận: Sự
thể chế hoá tư tưởng đức trị và tự tưởng pháp trị trong Quốc triều Hình luật
đã hình thành nên đường lối cai trị truyền thống kết hợp giữa đức và pháp
vừa mang bản sắc văn hoá pháp lí phương Đông vừa thể hiện sắc thái riêng
của thể chế chính trị - pháp lí quân chủ Đại Việt. Điều đó thể hiện tư duy
chính trị cởi mở của tập đoàn phong kiến Lê sơ. Với tư thế của người chiến
thắng trong cuộc chiến tranh gian khổ để giải phóng dân tộc, tập đoàn
phong kiến Lê sơ không những không bị hạn chế bởi ý thức tự tôn dân tộc
cực đoan mà còn biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá pháp lí của một
quốc gia có nền văn minh chính trị pháp lí cao hơn và vận dụng linh hoạt,
sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của quốc gia Đại Việt- Thể hiện đường lối
cai trị đó, Quốc triều Hình luật một mặt xác định rất rõ ràng, chặt chế tiêu
chuẩn cao, khắt khe về năng lực, đặc biệt là về phẩm cách đạo đức của đội
ngũ quan lại phong kiến đồng thời quan tâm, bảo vệ quyền lợi thiết thực
của người dân. trong địa vị người bị cai trị; mặt khác, Bộ luật cũng chú
trọng tới phương thức thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
công vụ của quan lại thông qua việc quy định nhiều biện pháp buộc quan

lại phải thi hành công vụ kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
Những nội dung trên trong Quốc triều Hình luật là những giá trị quý
báu mà chúng ta cần phải kế thừa và phát huy trong sự nghiệp xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
hiện nay.
CÓ thể rút ra được bài học rằng phải rất rõ hệ tư tưởng chính thống
và phải thể hiện triệt để, nhất quán trong quy định của pháp luật mà lực
lượng chủ chốt thực thi pháp luật cũng như củng cố hệ tư tưởng đó là đội
ngũ quan chức nhà nước và phải có các tiêu chuẩn thích hợp.
Sự kết hợp giữa tư tưởng đức trị và pháp trị vẫn còn nguyên ý nghĩa
trong thời đại chúng ta. Hồ Chí Minh là hiện thân của sự tiếp thu những
tinh hoa của hai hệ tư tưởng này, đặc biệt là tư tưởng đức trị. Tư tưởng Hồ


Chí Minh về đạo đức cách mạng cũng được bắt nguồn từ tinh hoa của tư
tưởng đức trị. Các bài học cụ thể tiếp theo được trình bày trong chuyên đề
ở phần sau.
4. Về các giá trị lập pháp của Quốc triều Hình luật
Với cách tiếp cận vấn đề từ quan điểm của khoa học pháp lí hiện
đại, các kết quả nghiên cứu đã thể hiện sự phân tích làm sáng tỏ những giá
trị về tư tưởng pháp luật và những giá trị cơ bản về kĩ thuật lập pháp được
thể hiện trong Quốc triều Hình luật, từ đó rút ra những bài học có giá trị
đối với hoạt động xây đựng pháp luật Ở Việt Nam hiện nay. Trước hết,
Quốc triều Hình luật thể hiện những tư tưởng pháp luật sau đây:
+ Quốc triều Hình luật thừa nhận nguyên tắc chỉ được làm những
gì mà pháp luật cho phép Một trong những giá trị cơ bản của Quốc triều
Hình luật là đã ghi nhận nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật
cho phép. Sự ghi nhận nguyên tắc này trong Quốc triều Hình luật thể hiện
tư tưởng pháp lí tiến bộ trong điều kiện lịch sử của chế độ phong kiến Việt
Nam Ở giai đoạn này.

Mặc dù nguyên tắc này có điểm hạn chế, nhất là khi nó được áp
dụng đối với mọi chủ thể bởi vì nó có thể hạn chế sự tự do của con người.
Song nếu xét ở khía cạnh bảo vệ lợi ích công cộng, hạn chế sự lạm dụng
quyền lực của các cơ quan nhà nước và các nhân viên nhà nước thì việc áp
dụng nguyên tắc này đối với các nhân viên nhà nước có ý nghĩa rất lớn.
Trong điều kiện hiện nay, với việc mở rộng dân chủ, đảm bảo các quyền tự
do của con người thì việc áp dụng nguyên tắc chỉ được làm những gì mà
pháp luật cho phép đối với các cán bộ công chức và che cơ quan nhà nước
là một trong những yêu cầu cơ bản, còn đối với mọi công dân thì áp dụng
được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm.
+ Quốc triều Hình luật quy định các tiêu chuẩn rõ ràng đối với
phẩm chất của quan lại và đưa ra nhiều hạn chế đối với hành vi của quan
lại nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của quan lại Mặc dù trong Quốc triều Hình luật không có điều luật nào quy định
chung về tiêu chuẩn của quan lại nhưng qua nghiên cứu nội dung của
nhiều điều luật, có thể thấy Quốc triều Hình luật đã quy định những tiêu
chuẩn và những phẩm chất rất rõ ràng của quan lại trong chế độ phong
kiến triều Lê. Đó là các tiêu chuẩn như: Siêng năng, chuyên cần, trung
thực, liêm khiết- Đồng thời, Quốc triều Hình luật cũng đòi hỏi quan lại
phải tuân thủ các yêu cầu nhất định khi thực thi nhiệm vụ của mình như


phải tôn trọng nghi thức, nghi lễ... Quốc triều Hình luật còn quy định biện
pháp để ngăn ngừa tình trạng thiếu khách quan, vô tư của đội ngũ quan lại
khi họ thực thi quyền hạn. Chẳng hạn, quan lại ở trấn ngoài không được
lấy con gái ở trấn hạt mình cai quản (Điều 316). Quốc triều Hình luật đã
hạn chế nhiều đặc quyền của quan lại, chẳng hạn về sở hữu đất đai và nô tỳ
(Điều 226, Điều 372...) Mặt khác, Quốc triều Hình luật đưa ra nhiều quy
định nhằm hạn chế sự quấy nhiễu của quan lại đối với quần chúng nhân
dân. Sự hạn chế này được xác định trong nhiều điều luật bằng việc quy
định che biện pháp chế tài đối với quan lại có hành vi xâm phạm lợi ích

của che tầng lớp nhân dân.
Những quy định này cho thấy Quốc triều Hình luật đã tạo ra cơ sở
pháp lí quan trọng cho việc đảm bảo hoạt động phù hợp với pháp luật của
các cơ quan nhà nước, quan lại trong bộ máy nhà nước, tránh được tình
trạng lạm dụng quyền lực của che nhân viên nhà nước để mưu cầu lợi ích
riêng của mình.
+Quốc triều Hình luật đã giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa pháp
luật với đạo đức và phong tục tập quán
Thứ nhất, Quốc triều Hình luật đã có sự phân định rõ ràng phạm vi
điều chỉnh của pháp luật và phạm vi điều chỉnh của đạo đức.
Thứ hai, Quốc triều Hình luật bảo vệ những giá trị đạo đức xã hội.
Thú ba, Quốc triều Hình luật giải quyết hợp lí sự xung đột giữa các
quy phạm đạo đức và quy phạm pháp luật.
Tương tự như vậy, Quốc triều Hình luật cũng đã giải quyết được
một cách hợp lí mối quan hệ giữa pháp luật với các tập quán trong xã hội.
Thứ tư, Quốc triều Hình luật bảo vệ những quyền cơ bản của con
người.
Thứ năm, Quốc triều Hình luật xác định rõ sự thừa nhận các quy
định của pháp luật trong che văn bản quy phạm pháp luật mà không thừa
nhận việc sử dụng hình thức án lệ.
Vấn đề kĩ thuật lập pháp của Quốc triều Hình luật cũng được chú
trọng nghiên cứu, các kết quả chủ yếu được rút ra như sau:
* Về hình thức khái quát của Quốc triều Hình luật


Quốc triều Hình luật được xây dựng theo mô hình của bộ luật hình
sự, phần lớn các điều luật trong đó xác định tội phạm và hình phạt. Mặc dù
được trình bày với mô hình như vậy nhưng Quốc triều Hình luật lại là bộ
luật tổng hợp, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hầu hết các
lĩnh vực như dân sự, kinh tế, hôn nhân và gia đình, hành chính, tố .tụng.

Nhiều quy định trong Quốc triều Hình luật thuần tuý là quy phạm pháp
luật dân sự như Ở phần điền sản mới tăng thêm từ điều và "Châm chước
bổ sung về luật hương hoả". Các biện pháp chế tài trong Quốc triều Hình
luật cũng bao gồm không chỉ các hình phạt của luật hình sự mà còn có các
biện pháp chế tài khác như dân sự, hành chính.
Nhìn một cách tổng thể, việc xây dựng Bộ luật với các điều luật
chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ở các
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội với việc xác định rõ ràng biện pháp
chế tài áp đụng đối với chủ thể xâm phạm các quan hệ xã hội đó thể hiện
rõ ràng cơ chế điều chỉnh pháp luật của Quốc triều Hình luật.
Về mặt cơ cấu, che chương, các điều có sự thống nhất ở mức độ
nhất định Chương danh lệ giống như phần những quy định chung trong
một văn bản quy phạm pháp luật, trong đó nêu lên những nguyên tắc
chung, những khái niệm chung làm cơ sở cho việc xây dựng và áp dụng
những quy định trong che chương sau. Ớ các quyển khác, nhà làm luật đã
xếp những điều luật có liên quan vào một quyển, một chương đã tạo ra
những chế định pháp lí tương đối hoàn chỉnh.
* Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật
Ngoài chương danh lệ và che điều bổ sung thêm về luật hương hoả
thì hầu hết các điều luật trong Quốc triều Hình luật được xây dựng theo mô
hình của các điều luật chứa đựng quy phạm pháp luật hình sự trong đó mô
tả hành vi vi phạm pháp luật và biện pháp chế tài đối với chủ thể thực hiện
hành vi đó- Các điều luật trong Quốc triều Hình luật là những điều luật
không có tên gọi mà chỉ đánh số điều, vì vậy trong rất nhiều điều luật, nhà
làm luật không chỉ quy định một hành vi phạm tội mà còn quy định cách
xử lí đối với những người có liên quan đối với trường hợp phạm tội đó.
Một số quy phạm pháp luật có cách trình bày tương đối độc đảo rất
dễ hiểu. Đó là cách diễn đạt quy phạm pháp bằng việc mô tả những tình
huống cụ thể (ví dụ Điều 395, Điều 397). Cách diễn đạt quy phạm pháp
luật dưới hình thức này đảm bảo cho các quy phạm pháp luật phức tạp

cũng có thể được diễn đạt một cách đơn giản dưới hình thức mô tả vì thế
nó có thể được hiểu một cách dễ dàng.


* Về cấu trúc và các thành tố của các quy phạm pháp luật trong
Quốc triều Hình luật Nhiều quy phạm pháp luật trong Quốc triều Hình luật
chỉ chứa đựng hai bộ phận là giả định và chế tài nhưng nhiều điều luật
được nhà làm luật xây dựng theo mô hình mà trong đó chứa đựng đầy đủ
ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Đây là khía cạnh mang tính
chất kĩ thuật mà chúng ta ít gặp trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện
nay. Ngày nay, khi xây dựng các quy phạm pháp luật, các nhà làm luật
thường chỉ thể hiện hai bộ phận của quy phạm pháp luật trong một điều
luật rất ít khi chúng ta gặp được các điều luật có đầy đủ cả ba bộ phận của
một quy phạm pháp luật.
Trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều Hình luật, phần giả
định thường được thể hiện rất đa dạng, có thể là giả định đơn giản cũng có
thể là giả định phức tạp (Điều 388). Phần quy định trong các quy phạm của
Quốc triều Hình luật cũng được thể hiện dưới hình thức cho phép cũng có
thế được thể hiện dưới hình thức cấm đoán và cũng có thể được thể hiện
dưới hình thức bắt buộc. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu các điều luật trong
Quốc triều Hình luật, chúng ta đều thấy phần quy định trong các quy phạm
pháp luật của Bộ luật là quy định dứt khoát, tức là nó chỉ nêu lên một cách
xử sự để các chủ thể thực hiện chứ không đưa ra nhiều cách xử sự khác
nhau để chủ thể lựa chọn.
Phần chế tài trong các quy phạm pháp luật của Quốc triều Hình luật
được quy định dưới dạng chế tài cố định, có thể nói đây là sự khác biệt của
Quốc triều Hình luật với các quy phạm pháp luật hiện hành cả ở các nước
phương Đông và phương Tây.
Nếu các quy định của pháp luật hình sự cũng như các ngành luật
khác trong hệ thống pháp luật của các nước hiện nay trên thế giới quy

định loại chế tài không cố định (tức là chế tài được nhà làm luật quy định
mức thấp nhất và là mức cao nhất của biện pháp cưỡng chế nhà nước áp
dụng khi chủ thể vi phạm đối với loại hành vi nào đó còn mức áp dụng cụ
thể trong trường hợp cụ thể thì được quyết định bởi cơ quan nhà nước có
thẩm quyền áp dụng pháp luật đối với trường hợp đó căn cứ vào tính chất
của mỗi vụ việc cụ thể) thì có thể nói rằng trong Quốc triều Hình luật, các
chế tài được quy định một mức rất rõ ràng. Các mức chế tài tăng nặng
hoặc giảm nhẹ cũng được ấn định rõ ràng cho mỗi hình vi vi phạm cụ thể
và tuy thuộc vào tình trạng lại ấn định một hình phạt riêng biệt. Việc quy
định này đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng pháp luật của các cơ
quan nhà nước, tránh được sự tuỳ tiện trong việc áp dụng pháp luật.


Trong Quốc triều Hình luật, nhà làm luật cũng đã sử dụng cách diễn
đạt các quy phạm pháp luật dẫn chiếu. Khi cần phải xác định hoặc một nội
dung pháp lí nào đó hoặc khi một hành vi nào đó cần được xử lí theo điều
luật khác, nhà làm luật chỉ rõ việc xử lí theo điều nào. Tuy nhiên, vì các
điều luật trong Quốc triều Hình luật không được đặt tên nên nhà làm luật
dẫn chiếu theo tên của hành vi bị xử lí theo luật.
Qua việc phân tích những giá trị về tư tưởng pháp luật và kỹ thuật
lập pháp ở trên, có thể rút ra rằng trong hoạt động xây dựng pháp luật của
chúng ta hiện nay cần phải kế thừa có chọn lọc những giá trị quý báu đó để
nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật. Cụ thể là:
- Pháp luật cần phải ghi nhận nguyên tắc chỉ được làm những gì mà
pháp luật cho phép là nguyên tắc cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan
nhà nước và che cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan nhà nướcPháp luật cần phải xác định rõ tiêu chuẩn rõ ràng về phẩm chất của các cán
bộ, công chức bằng những quy định cụ thể mà có thể định lượng được
những tiêu chuẩn đó đồng thời xác định rõ những biện pháp chế tài cụ thể
đối với cán bộ công chức vi phạm các tiêu chuẩn đó ở từng mức độ cụ thể.
Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà

nước có thẩm quyền giải quyết một cách thoả đáng mối quan hệ giữa pháp
luật với đạo đức, trong đó cần phải phân định rõ gianh giới điều chỉnh của
pháp luật và đạo đức bằng việc pháp lí hoá các chuẩn mực và khái niệm
đạo đức.
Xây dựng các chế tài trong các văn bản quy phạm pháp luật, nhà
làm luật cần phải cố gắng xây dựng các chế tài cố định hoặc khi xây dựng
các chế tài không cố định thì không nên quy định khoảng cách giữa mức
thấp nhất và mức cao nhất của biện pháp chế tài quá rộng để đảm bảo việc
áp dụng pháp luật được thuận lợi và chính xác.
Khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhà làm luật nên xây
dựng luôn biện pháp chế tài áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật
trong cùng một văn bản để tránh tình trạng có hành vi vi phạm nhưng
không có quy định về biện pháp chế tài có thể áp dụng.
Về kỹ thuật lập pháp của Quốc triều Hình luật, từ một góc độ khác
kết quả nghiên cứu đề tài cũng đã rút ra nhận xét cho rằng hiện nay, hệ
thống pháp luật nước ta có xu hướng bác học hoá với nhiều lĩnh vực pháp
luật có mối liên hệ rất tinh vi mà ngay cả nhà chuyên môn cũng khó nắm
bắt được hết sự liên quan giữa các anh vực ấy thì cách quy định như Quốc


triều Hình luật cũng gợi ý cho các nhà làm luật thời nay là phải làm thế
nào cho pháp luật gần với đại đa số người dân để họ dễ hiểu, dễ thực hiện
và cơ quan nhà nước cũng dễ áp dụng, giảm đến mức tối thiểu những sự
trừu tượng, phức tạp, rắc rối. Kinh nghiệm lập pháp mà Quốc triều Hình
luật để lại cho chúng ta ngày nay là xác định rõ những gì mà nhà nước cấm
đoán cũng như hình thức, biện pháp bị xử phạt ngay trong cùng điều luật
đồng thời xác định luôn những hành vi liên quan của các đối tượng khác
như bao che, tạo điều kiện hay thiếu trách nhiệm không xử phạt của người
có trách nhiệm... và hình thức, mức bị xử phạt tương ứng. Đây là phương
pháp chủ đạo (phương pháp cấm đoán) nhưng Quốc triều Hình luật cũng

kết hợp việc sử đụng phương pháp quy định (đưa ra các quy định không có
chế tài đi kèm). Ngày nay, việc xây dựng những bộ luật đồ sộ, hoành tráng
cũng cần phải được tiến hành trên cơ sở pháp điển hoá những đạo luật có
quy mô nhỏ gọn hơn với tính cơ động" cao nhằm đáp ứng kịp thời sự biến
chuyển nhanh của tình hình kinh tế xã hội trong giai đoạn nhất định. Trong
các đạo luật này, nên quy định một cách tổng hợp, toàn diện che khía cạnh
của quản lí nhà nước (theo nghĩa rộng) dưới các góc độ có liên quan chặt
chế với nhau như hành chính, hình sự, dân sự tố tụng... Có lẽ không nên
đồng nhất và áp dụng một cách cứng nhắc sự phân ngành khoa học pháp lí
vào quá trình lập pháp, khi xây dựng các đạo luật, bộ luật hay các văn bản
quy phạm pháp luật khác.
5- Về ý nghĩa là công cụ thực hiện chức năng kinh tế của nhà
nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ của Quốc triều Hình luật
Tiếp theo, Quốc triều Hình luật nghiên cứu từ góc độ là công cụ
thực hiện chức năng quản lí của nhà nước phong kiến Việt Nam triều Lê sơ
trên lĩnh vực kinh tế.
Các kết quả nghiên cứu từ góc độ này sẽ phản ánh một giá trị cơ bản
tiếp theo của Quốc triều Hình luật - công cụ thực hiện chức năng kinh tế
của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ. Các giá trị này của Quốc
triều Hình luật sẽ được làm rõ thông qua việc phân tích ý nghĩa các quy
định của Quốc triều Hình luật Ở các phương diện sau:
+ Chức năng kinh tế của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê thể
hiện một cách tổng quát chính là hoạt động cơ bản của nhà nước thể hiện
vai trò quản lí, vận hành nền kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh, đất nước
đã giành lại được độc lập, chủ quyền. Trong điều kiện hoà bình, nền kinh
tế của nước Đại Việt đã dần dần ổn định và ngày càng phát triển với nhiều


thành tựu rực rỡ mà sử sách cũng như dân gian còn lưu truyền lại. Vai trò

của nhà nước me này là khôi phục, ổn định và thúc đẩy nền kinh tế nông
nghiệp mà chủ đạo và trồng cây lúa nước - vốn là truyền thống sản xuất và
sinh hoạt văn hoá lâu đời của dân tộc. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên và
xã hội của đất nước, để nền kinh tế nông nghiệp có thể vận hành tốt thì
nhất thiết phải giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa rộng lớn, bao trùm trên
những phạm vi của nhiều vùng lãnh thổ, vượt quá khả năng của những
người nông dân riêng lẻ hay thậm chí khả năng của một cộng đồng dân cư
như làng, xã... Đó là những vấn đề như:
- Khắc phục những điểm bất lợi của thiên nhiên, làm thuỷ lợi, đắp đê
, ngăn lũ, tưới tiêu cho đồng ruộng. . .
- Khai hoang, mở mang diện tích đất canh tác, quản lí đất đai,
khuyến ' khích sản xuất.
- Bảo đảm ổn định trật tự xã hội, bảo vệ độc tập chủ quyền đất nước
và ' giữ vững nền hoà bình để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và đời
sống của ' người dân.
+ Từ phương diện chính sách thì chức năng kinh tế của nhà nước
phong kiến Việt Nam thời Lê sơ được được thể hiện qua các chính sách cơ
bản như:
* Chính sách trọng nông, khuyến nông
- Chính sách này được thể hiện trên các bình diện như bảo vệ sản
xuất, bảo vệ trật tự xã hội để tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
- Điều chỉnh một số quan hệ kinh tế có liên quan như quan hệ ruộng
đất, ' quan hệ tiền tệ, thuế khoá, quan hệ buôn bán...
- Khuyến khích nông nghiệp phát triển.
* Chính sách ức thương, độc quyền ngoại thương
- Kiểm soát chặt chẽ các cửa khẩu, hạn chế tối đa sự trao đổi hàng
hoá của các nhà buôn với nước ngoài;
- Hạn chế sự phát triển của các thành thị, trung tâm buôn bán.



×