Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Vấn đề bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang. Thực trạng, nguyên nhân, giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.35 KB, 40 trang )

Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Sv thực hiện: Đỗ Thị Phương Thảo. MSV: 54DNN010037. Lớp QLNN1
Gv hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Thủy
Đề tài: Vấn đề bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang. Thực trạng, nguyên nhân,
giải pháp.

Mục lục

Mở đầu
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Gia đình là tổ ấm, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là nơi để san sẻ tình yêu, sự
quan tâm, hạnh phúc cho nhau. Gia đình còn là chỗ dựa tinh thần, là nơi dừng chân
nghỉ sau mỗi ngày làm mệt mỏi, là nơi tiếp thêm sức mạnh, nghị lực cuộc sống.
Gia đình là điều tuyệt vời nhất và là điều thiêng liêng đối với mỗi người.
Thế nhưng, cùng với vấn đề bạo lực gia đình đang ngày càng phổ biến thì gia
đình lại đang trở thành nơi giết chết mỗi thành viên trong gia đình cả về tinh thần
và thể chất. Bởi khi họ muốn thoát khỏi nó nhưng vì nhiều điều ràng buộc khác mà
họ không thể thoát ra được, lâu dần họ quan niệm đó là điều hiển nhiên và luôn
nhẫn nhịn, chịu đựng bạo lực gia đình. Khi đó, người gây bạo lực gia đình sẽ tiếp
tục gây ra bạo lực gia đình, để lại hậu quả nghiêm trọng không những đối với bản
thân nạn nhân mà còn ảnh hưởng tới những thành viên khác trong gia đình, họ
hàng, cộng đồng và xã hội. Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Phụ nữ toàn quốc,
bạo lực gia đình đang đe dọa cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình
trên toàn lục địa (Theo tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 4/2003)
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang có chiều hướng gia tăng đáng báo động và
trái ngược với truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Bạo lực gia đình không
còn đơn thuần chỉ là hành vi đánh đập ngược đãi về thể xác, về tinh thần, bạo hành
trong tình dục, bạo lực kinh tế… mà còn là hành vi phạm tội nghiêm trọng. Bạo


lực không chỉ phát sinh ở các gia đình học vấn thấp mà còn có ở các gia đình học
vấn cao, không chỉ có ở những gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn mà còn nảy
Page | 1


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
sinh ở những gia đình điều kiện kinh tế tốt và không chỉ ở những đôi vợ chồng mới
kết hôn mà còn có cả những đôi vợ chồng sống cùng nhau hàng chục năm.
Bạo lực gia đình là một vấn đề mang tính toàn cầu, nó xuất hiện và có mặt ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bạo lực gia đình không có sự phân biệt về vị
thế kinh tế, văn hóa, hay xã hội. Đây là một vấn đề “không có biên giới” (Hội
đồng kinh tế Liên Hợp Quốc 1998). Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng bạo lực gia
đình ngày càng tăng nhanh về số lượng và mức độ nghiêm trọng của nó, bạo lực
gia đình xuất hiện ở tất cả các địa phương trên cả nước, trong tất cả các gia đình,
không phân biệt gia đình giàu - nghèo, gia đình trí thức – lao động,…
Theo điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ năm 2010 (Tổng cục
Thống kê, 2010) thì có 34% phụ nữ được hỏi bị ít nhất bị một hình thức bạo lực gia
đình và 58% phụ nữ cho rằng là họ bị ít nhất một trong 3 loại bạo lực (thể chất,
tình dục và tinh thần) trong cuộc đời. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, khả
năng người phụ nữ bị chồng lạm dụng cao gấp 3 lần khả năng bị người khác lạm
dụng. Phụ nữ thường không nhận biết hay không biết mình đang bị chồng bạo lực.
Con số bị bạo lực cao như thế nhưng theo các điều tra thì ở Việt Nam có tới 87%
không hề tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ các địa chỉ hỗ trợ hay các tổ chức, ban, ngành ở
địa phương và 49,6% thậm chí không hề tiết lộ việc mình bị bạo lực gia đình cho
bất kỳ ai. Một nghiên cứu khác được Cơ quan Phòng, chống ma túy và tội phạm
Liên Hiệp Quốc (UNODC) thực hiện năm 2008 chỉ ra rằng chỉ có 43% số vụ việc
bạo lực gia đình được báo cho cơ quan công an, và trong số này có tới 43% người
bị bạo lực được khuyên là nên “giải quyết vấn đề” trong nội bộ gia đình.
Trước thực trạng đó, bạo lực gia đình đang là vấn đề nhức nhối và cần được xã
hội quan tâm, tìm hiểu hơn nữa. Đó cũng là lí do khiến tôi chọn vấn đề: Vấn đề

bạo lực gia đình: thực trạng, nguyên nhân, giải pháp để nghiên cứu. Về vấn đề
này, tôi xin chọn một tỉnh miền núi phía Bắc - tỉnh Tuyên Quang làm địa bàn
nghiên cứu.
2.

Mục đích và nhiệm vụ
2.1.
Mục đích

Nêu lên thực trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời chỉ ra
nguyên nhân của bạo lực gia đình. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế
tình trạng bạo lực gia đình. Những thông tin này sẽ bổ sung tư liệu cho việc nhân
Page | 2


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
định tình trạng bạo lực gia đình hiện nay, cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng
chính sách và đề xuất biện pháp để hạn chế tình trạng này.
2.2.

Nhiệm vụ

Thứ nhất, tổng quan về vấn đề bạo lực gia đình hiện nay.
Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan.
Thứ ba, phân tích thực trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang.
Thứ tư, nguyên nhân của vấn đề bạo lực gia đình.
Cuối cùng, đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này.
3.

Lịch sử nghiên cứu của vấn đề


Về vấn đề bạo lực gia đình, đã có rất nhiều nghiên cứu trước đó của các
chuyên gia, các nhà nghiên cứu. Hầu hết các bài nghiên cứu về thực trạng, nguyên
nhân bạo lực gia đình và giải pháp hạn chế bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay.
3.1.

3.2.

3.3.

3.4.
3.5.
3.6.

3.7.

Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hữu Minh, Hoa Hữu Vân, 2012, Bạo lực
gia đình ở Việt Nam và giải pháp phòng, chống (phân tích số liệu
điều tra năm 2012), NXB Lao động.
Nguyễn Hữu Minh, Trần Thị Vân Anh, 2009, Bạo lực gia đình đối
với phụ nữ ở Việt Nam. Thực trạng, diễn tiến và nguyên nhân,
NXB khoa học xã hội.
Hoàng Bá Thịnh, 2005, Bạo lực giới trong gia đình Việt Nam và
vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ
nữ .
Lê Thị Quý, 1994, Bạo lực gia đình ở Việt Nam.
Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2001, Bạo lực gia đình đối với phụ
nữ ở Việt Nam.
Lê Ngọc Hân, 2010, Nhận thức và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ
y tế trong điều trị, hỗ trợ các nạn nhân bạo lực gia đình: thực tế và

vấn đề đặt ra, tạp chí nghiên cứu gia đình và giới, số 6.
Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh Linh, 2007, Bạo lực gia đình: Một sự
sai lệch giá trị. NXB khoa học xã hội.

Page | 3


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Nghiên cứu đã nói lên vai trò của các hình thức can thiệp trong đó có truyền
thông đối với vấn đề phòng và chống bạo lực gia đình. Thông qua kết quả nghiên
cứu của dự án, tác giả đã nói lên được tầm quan trọng của các hình thức can thiệp
nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về phòng chống bạo lực gia đình.
3.8.

Chính phủ Việt Nam, Liên hợp quốc, 2010, Nghiên cứu quốc gia
về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam.

Đây là một cuộc nghiên cứu đầu tiên đã được tiến hành trên phạm vi cả nước
nhằm tìm hiểu những thông tin chi tiết về mức độ phổ biến và các loại hình bạo lực
đối với phụ nữ, các hậu quả về mặt sức khỏe của bạo lực gia đình, các yếu tố rủi
ro, phòng ngừa bạo lực, cách xử trí của phụ nữ khi gặp phải bạo lực gia đình cũng
như các dịch vụ trợ giúp mà họ đã sử dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực gia đình đối với phụ nữ là tương đối
phổ biến, đặc biệt là bạo lực tinh thần và những tác động nghiêm trọng của bạo lực
đối với trẻ em và phụ nữ. Nghiên cứu cũng cho thấy bạo lực đã được bình thường
hóa, người phụ nữ đã phải chịu đựng và chấp nhận bạo lực và phải giữ im lặng về
những điều mà họ đang phải hứng chịu. Đây thật sự là một vấn đề xã hội cần được
nhìn nhận đúng bản chất của nó.
Ngoài ra các tổ chức, cơ quan chính quyền còn tổ chức các hội thảo về vấn
đề bạo lực gia đình như:

3.9.

Viện nghiên cứu gia đình và giới, vụ gia đình-bộ văn hóa, thể thao
và du lịch, 2012, điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề xuất giải
pháp có tính đột phá nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trong năm
2012 và giai đoạn 2012-2016.

Theo kết quả nghiên cứu, các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng và giữa con
cái với cha mẹ già có xu hướng giảm trong 5 năm qua, sau khi có Luật Phòng
chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, xu hướng này là không giống nhau ở các địa
phương và các nhóm xã hội. Số liệu về các hành vi bạo lực do các cấp chính quyền
nắm thấp hơn một cách đáng kể so với số liệu thu được qua khảo sát. Căn cứ trên
kết quả nghiên cứu, Điều tra đề xuất hai nhóm giải pháp đột phá về truyền thông
(giải pháp phòng ngừa) và tăng cường hiệu lực pháp luật (giải pháp chống) và một
nhóm giải pháp tổ chức hỗ trợ. Trong từng nhóm giải pháp, nghiên cứu đã xác định
cụ thể các nhóm đối tượng, nội dung và phương thức can thiệp thích hợp.
Page | 4


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
3.10.

Bộ văn hóa thể thao, du lịch, quỹ dân số Liên hợp quốc, 2015, Hội
thảo tham vấn xây dựng chương trình hành động Quốc gia phòng
chống bạo lực gia đình đến năm 2020.

Chương trình hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình đến năm
2020 là một cấu phần thực hiện các chính sách chung về gia đình Việt Nam nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng, chống bạo lực gia đình, từng bước ngăn chặn
và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.

Trên đây là một số công trình nghiên cứu và hội thảo tiêu biểu liên quan đến
vấn đề bạo lực gia đình mà tác giả tìm hiểu được.

4.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1.
Đối tượng nghiên cứu

Vấn đề bạo lực gia đình.
2.2.Phạm vi nghiên cứu
Địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
5.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, tổng quan tài liệu nghiên cứu về
các nghiên cứu trước đó
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
10 Nạn nhân bạo lực gia đình tên địa bàn phường Phan Thiết, TP Tuyên
Quang.
50 người dân đại diện 50 hộ gia đình trên địa bàn phường Ỷ La, TP Tuyên
Quang.
20 cán bộ xã phường, đại diện các tổ chức, chính quyền, đoàn thể trên địa
bàn phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang.
Thời gian thực hiện: từ ngày 23/5 đến ngày 13/5 (tương ứng 3 tuần)

6.

Đóng góp của đề tài


Page | 5


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Dựa trên các tài liệu, nghiên cứu trước đó về vấn đề bạo lực gia đình ở Việt
Nam; qua quá trình tổng hợp, tham khảo số liệu điều tra từ sở văn hóa, thể thao và
du lịch tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực trạng bạo lực gia đình
tỉnh Tuyên Quang và tìm ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất ra giải pháp hạn chế
bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang.
7.

Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm: Mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo.
Phần nội dung gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Thực trạng và nguyên nhân bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3: Giải pháp hạn chế bạo lực gia đình ở Tuyên Quang.

Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1.

Một số khái niệm
1.1.1. Thuật ngữ “gia đình”

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các
mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng
và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá
trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động

mạnh mẽ đến xã hội.
Theo luật hôn nhân và gia đình 2014, Gia đình là tập hợp những người gắn
bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.
1.1.2.

Bạo lực gia đình

Page | 6


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Bạo lực gia đình là “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại
hoặc đe dọa gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác
trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).
Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức
mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình” .Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức
thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo
lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.
Nạn nhân của bạo lực thân thể thường là phụ nữ, còn nam giới thường là nạn
nhân của bạo lực tinh thần. Bạo lực gia đình xảy ra ở mọi quốc gia, nền văn hóa,
tôn giáo, không có ngoại lệ về giàu- nghèo hay trình độ học vấn.
Bạo lực gia đình gồm 4 dạng:
Bạo lực thể chất: Bao gồm những hành vi như đánh đập, ngược đãi, tra tấn
hoặc các hành động cố ý ý khác làm nạn nhân bị thương tích, ảnh hưởng đến sức
khỏe hoặc bị thiệt mạng (đấm, đẩy, cắn, véo, bóp cổ…). Những nghiên cứu quy
mô nhỏ của Việt Nam cho thấy bạo lực thể chất là dạng bạo lực phổ biến nhất
trong các vụ bạo lực trên cơ sở giới đã được trình báo – 16-73% phụ nữ cho biết họ
đã từng bị bạo lực về thể chất.
Bạo lực tình cảm, tâm lý: Bao gồm những hành vi có thể ảnh hưởng nghiêm

trọng đến sức khỏe tâm thần của phụ nữ (lăng mạ, chửi bới, đe dọa hoặc các hành
vi xúc phạm khác, kiểm soát và ngăn cấm người phụ nữ tham gia các hoạt động xã
hội hoặc kinh tế). Những nghiên cứu quy mô nhỏ cho thấy bạo lực tinh thần xảy ra
với tỷ lệ cao hơn bạo lực về thể chất, chiếm 19% đến 55%.
Bạo lực tình dục: Bất kỳ hành động hoặc hành vi nào trong tình dục mà
không được sự chấp nhận của người kia, cưỡng ép quan hệ tình dục.
Bạo lực kinh tế: Các hành động như cưỡng ép thành viên gia đình lao động
quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành
viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính ( không cho người kia
đi làm, kiểm soát chặt chẽ thu nhập của gia đình, hạn chế tiếp cận với thu nhập của
gia đình).

Page | 7


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
BLGĐ thường là một tập hợp những ép buộc và kiểm soát của một người
với một người khác. Nó không chỉ là một hành động tấn công về thể chất và thậm
chí có thể không liên quan đến thể chất. Nó bao gồm việc sử dụng lặp đi lặp lại
một số phương thức như dọa nạt, đe dọa, cướp đoạt về kinh tế, cô lập, bạo lực về
tâm lý, bạo lực về tình dục. Một số hành vi lạm dụng của thủ phạm làm tổn thương
đến nạn nhân cả về thể chất lẫn tinh thần. Thủ phạm cũng sử dụng những phương
thức khác bao gồm cả hành vi bạo lực về tinh thần. Các hành vi này có thể không
gây ra thương tích về thể chất nhưng lại gây ra tổn thương về tâm lý cho nạn nhân.

1.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Nằm ở trung tâm của vùng núi rừng Việt Bắc hùng vĩ, giàu tài nguyên thiên

nhiên, đa dạng về truyền thống lịch sử - văn hóa các tộc người, tỉnh Tuyên Quang
giáp Hà Giang về phía Bắc, giáp Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên ở phía Đông,
giáp Yên Bái ở phía Tây, giáp Phú Thọ, vĩnh Phúc ở phía Nam. Tỉnh Tuyên Quang
nằm ở trung tâm lưu vực sông Lô, sông Gâm có tổng diện tích tự nhiên là
587.038,5 ha, bằng 1,78 % tổng diện tích cả nước, trong đó có 70 % diện tích là
đồi núi.
Tuyên Quang có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, có 2 mùa rõ
rệt: mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa. Tuyên quang có diện
tích trên 5.800 km2. Địa hình của tỉnh phức tạp, trên 73% diện tích là núi đồi. Địa
hình bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Ở
Phía Nam tỉnh, địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi và thung lũng
chạy dọc theo các sông. Tỉnh Tuyên Quang có 5 kiểu địa hình như: Kiểu địa hình
núi trung bình (độ cao từ 700- 1.500 m, Kiểu địa hình núi thấp (độ cao từ 300- 700
m, Kiểu địa hình đồi thấp (độ cao thấp hơn 300 m), Kiểu địa hình karst, Kiểu địa
hình thung lũng. Rừng là nguồn tài nguyên quý giá và là một trong những thế
mạnh kinh tế của tỉnh. Đất đai và khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất nông
nghiệp, nhất là cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi.
Hiện nay, Tuyên Quang có 1 thành phố và 6 huyện (huyện Yên Sơn, Na
Hang, Chiêm Hóa, Sơn Dương, Hàm Yên, Lâm Bình) và 1 thành phố (thành phố
Tuyên Quang) với 145 xã phường, thị trấn, trong đó có 61 xã vùng cao, vùng sâu,
vùng xa. Dân số hiện nay gần 70 vạn người, gồm 22 dân tộc.
Page | 8


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Dân số trung bình năm 2009 là trên 72,5 vạn người. Trong đó, dân số trong
độ tuổi lao động 443.568 người, chiếm 61%. Nguồn lao động của Tuyên Quang có
thế mạnh là trẻ, có trình độ văn hoá cấp II và cấp III chiếm trên 50%. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006 - 2010 là trên 14%. Cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch đúng hướng, trong đó nhóm nông lâm nghiệp chiếm 25%; nhóm công

nghiệp - xây dựng chiếm 40%; nhóm dịch vụ chiếm 35%. Thu nhập bình quân đầu
người đạt 12,64 triệu đồng/người/năm.
Tuyên Quang là một tỉnh giàu truyền thống cách mạng, là nơi khởi phát, nơi
hội tụ, giao thoa của những sắc thái văn hoá riêng của các dân tộc thiểu số ở miền
núi phía Bắc; với lễ hội truyền thống đặc sắc, những truyền thuyết, những làn điệu
dân ca ngọt ngào, những cảnh đẹp nên thơ do thiên nhiên ban tặng và 467 di tích
lịch sử trên địa bàn - Tuyên Quang là một bảo tàng cách mạng, một điểm đến hấp
dẫn đối với khách du lịch. Tuyên Quang có hơn 300 điểm di tích lịch sử văn hoá,
di tích cách mạng. Trong đó nổi tiếng là di tích Tân Trào - thủ đô kháng chiến,
thuộc huyện Sơn Dương, đây là nơi ở và làm việc của các vị lãnh đạo, cơ quan
Trung ương Đảng và Chính phủ Việt Nam trong những năm kháng chiến chống
Pháp. Tỉnh còn có khu rừng nguyên sinh Nà Hang, thác Mơ, suối khoáng Mỹ Lâm.

Chương 2. Thực trạng bạo lực gia đình tại tỉnh Tuyên
Quang
2.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở Tuyên Quang qua điều tra
BLGĐ là vấn đề thường xuyên và nghiêm trọng trong cuộc sống của nhiều
phụ nữ ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Các phương tiện thông tin đại chúng
chỉ đưa tin về một số ít các vụ việc gây chấn động, thường là những vụ mà hệ
thống tư pháp hình sự biết đến, nhưng đa phần các vụ BLGĐ không được trình báo
và không được biết đến. Nhiều nạn nhân không trình báo với Công an hoặc chia sẻ
với người khác vì thấy xấu hổ, bối rối hoặc sợ hãi. Đặc biệt việc cưỡng bức tình
dục trong hôn nhân thường rất ít được biết đến, có chăng cũng rất ít vụ được trình
báo.

Page | 9


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
2.1.1. Số liệu thống kê và các vụ bạo lực điển hình

Theo báo cáo tổng hợp thông tin về gia đình và phòng chống bạo lực gia
đình năm 2015 của Sở văn hóa, thể thao và du lịch Tuyên Quang cho thấy, trên
toàn tỉnh hiện có 196.182 hộ gia đình, tăng 2.555 hộ gia đình. Tuy nhiên, số hộ gia
đình có bạo lực đang có xu hướng giảm, cụ thể số hộ gia đình có bạo lực năm 2014
là 206 hộ, đến năm 2015 là 109 hộ, giảm 93 hộ. Sau đây là bảng thống kê chi tiết
số hộ gia đình và số vụ bạo lực gia đình trên toàn tỉnh Tuyên Quang năm 2015.
Bảng 1.Bảng thống kê số hộ gia đình và số vụ bạo lực gia đình trên toàn tỉnh
Tuyên Quang năm 2015.
Chỉ tiêu

Số hộ
gia
đình

Các huyện, thành phố
Na
hang

Chiêm Hàm
Hóa
Yên

Yên
Sơn

196.18
2
99.792

9.84

5
5.28
7

33.02
2
19.02
9

29.70
9
3.733

42.50
7
25.75
4

11.133

3.15
7

1.850

340

Gia đình 2 thế
hệ (bố và con)


3.031

492

505

Gia đình 3 thế
hệ trở lên

42.984

83

Gia đình 1 thế
hệ (vơ, chồng)

9.032

TP
Tuyên
Quang
26.33
2
28.210 13.92
5

Lâm
Bình

2.924


2.635

2.630

262

91

1.081

575

610

86

8.742

1.350

8.871

12.959 5.022

2.883

186

1.190


227

2.741

1.789

2.666

233

Gia đình đơn
4.432
thân (không có
vợ hoặc chồng)

169

601

147

1.074

1.040

1.324

77


Khác

46

1.066

20

326

258

155

Tổng số

hình
các
hộ
gia
đình

Gia đình 2 thế
hệ (vợ, chồng,
con)
Gia đình 2 thế
hệ (mẹ và con)

1.871


Sơn
Dươn
g
47.486

Page | 10

7.281
3.854


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Gia đình có người cao
tuổi
(từ đủ 60 tuổi trở lên)

43.807

2.31
6

7.552

1.171

11.03
1

12.933 7.252


1.552

Gia đình có trẻ em
(dưới 16 tuổi)

102.50
4

6.36
0

18.97
9

3.525

27.44
7

27.614 15.05
6

3.523

Gia đình có bạo lực

109

33


9

12

7

33

5

Gia đình có người tảo
hôn

91

15

9

11

14

42

10

Theo bảng 1, ta thấy số hộ gia đình có xảy ra bạo lực ở huyên Na Hang và
huyện Sơn Dương là nhiều nhất với 33 hộ, chiếm 36% trên toàn tỉnh năm 2015.
Còn Lâm Bình là huyện có số hộ gia đình có bạo lực ít nhất với 5 hộ, chiếm

5.45% so với toàn tỉnh, huyện Lâm Bình cũng là một trong những huyện có ít hộ
gia đình nhất với 7.281 hộ, chiếm 14.28% số hộ gia đình trên toàn tỉnh.
Hằng năm, Ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang đã thống
kê số vụ bạo lực gia đình: Từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2015 trên địa bàn tỉnh
Tuyên Quang xảy ra 1.461 vụ bạo lực gia đình (năm 2009: 268 vụ; năm 2010: 316
vụ; năm 2011: 183 vụ; năm 2012: 247 vụ; năm 2013: 209 vụ; năm 2014: 160 vụ;
năm 2015: 123 vụ), với nhiều hình thức như: xâm hại thân thể, tinh thần, tình dục,
kinh tế. Như vậy, từ năm 2009 đến năm 2015, số vụ bạo lực gia đình đang có xu
hướng giảm từ 268 vụ còn 123 vụ, giảm xuống 145 vụ. Sau đây là bảng thống kê
số vụ bạo lực gia đình năm 2015 của các huyện, thành phố Tuyên Quang.
Bảng 2. Bảng thống kê số vụ bạo lực gia đình năm 2015 của các huyện, thành phố
Tuyên Quang. (theo Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang)
Tiêu chí

Tổng số
Các
Tinh thần
hình
Thân thể
thức
Tình dục

Số vụ Các huyện, thành phố
bạo
Na
Chiêm Hàm
lực gia Hang Hóa
Yên
đình
123

50
56
0

39
15
19

6
1
4

12
6
4

Yên
Sơn
18
2
12

Sơn
Dươn
g
33
16
14

TP

Tuyên
Quang
10
7
1

Page | 11

Lâm
Bình
5
3
2


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
bạo
lực

Kinh tế

16

5

0

2

4


3

2

Từ năm 2008 đến tháng 6/2015, Công an tỉnh đã ghi nhận xảy ra 61 vụ vi
phạm pháp luật về bạo lực gia đình, trong đó: 50 vụ phạm pháp hình sự (gồm các
hành vi: Giết người 27 vụ; cố ý gây thương tích: 15 vụ; hiếp dân trẻ em: 06 vụ;
ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi
dưỡng mình: 01 vị; tội danh khác: 01 vụ); 11 vụ vi phạm hành chính (gồm các
hành vi: Xâm hại sức khỏe thành viên trong gia đình: 07 vụ, 07 đối tượng; hành hạ,
ngượi đãi thành viên trong gia đình: 02 vụ, 02 đối tượng; xúc phạm danh dự, nhân
phẩm của thành viên trong gia đình: 02 vụ, 02 đối tượng. Số vụ vi phạm pháp luật
về bạo lực gia đình xảy ra từ năm 2008 đến nay tuy không nhiều nhưng tính chất,
mức độ nghiêm trọng, nhiều vụ thể hiện sự suy đồi về đạo đức, lối sống như: Bố
hiếp dâm con đẻ trong thời gian dài, cháu giết bà lấy tiền chơi game, chồng giết vợ
do ghen tuông...
Theo bảng 2, ta thấy số vụ bạo lực gia đình của huyện Na Hang và huyện
Sơn Dương cao nhất, số vụ tương ứng là 39 vụ và 33 vụ, chiếm 48% và 41% số vụ
trên toàn tỉnh. Huyện Lâm Bình có số vụ bạo lực gia đình ít nhất là 5 vụ, chiếm
6.15% tổng số vụ trên toàn tỉnh.
Trong 4 hình thức bạo lực gia đình (tinh thần, thân thể, tình dục) thì hình
thức bạo lực thân thể có số vụ bạo lực nhiều nhất với 56 vụ, chiếm 69% số vụ bạo
lực gia đình. Có số vụ bạo lực cao thứ hai là hình thức bạo lực tinh thần với 50 vụ,
chiếm 61.5% số vụ. Đặc biệt, hình thức bạo lực tình dục không có vụ nào xảy ra.
Thiết nghĩ, đây là vấn đề nhạy cảm nên nạn nhân cũng như những người liên quan
không muốn công khai với cộng đồng, bởi không dám đối đầu với áp lực dư luận
sau đó nên số vụ bạo lực gia đình thống kê được còn hạn chế.
Nhắc đến bạo lực gia đình thì ai cũng cho rằng người gây ra bạo lực là nam
giới. Trên thực tế, đa số các vụ bạo lực gia đình đều do người đàn ông gây ra. Tuy

nhiên, số ít vẫn có trường hợp phụ nữ là người gây ra bạo lực gia đình. Điều này
được chứng minh qua bảng sau:

Page | 12

0


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Bảng 3. Bảng thống kê số người gây bạo lực và nạn nhân bị bạo lực gia đình
tại tỉnh Tuyên Quang năm 2015 (theo sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên
Quang)
Tiêu chí

Người gây bạo
lực
Giới Nam
tính Nữ
Nạn nhân bị bạo
lực gia đình
Giới Nam
tính Nữ
Độ
Dưới 16
tuổi tuổi
Nữ từ 16
đến 59 tuổi
Từ đủ 60
tuổi trở lên


Tổng số Các huyện, thành phố
Na
Chiêm Hàm Yên Sơn
Hang Hóa
Yên Sơn Dươn
g

104
15

27
5

8

6
68
1

2
18

8

101

25

8


1

1

12

12
6

30
3

12

1
12
1

12

13

TP
Lâm
Tuyên Bình
Quang

10

5


3
30

10

5

28

10

5

Theo bảng 3, ta thấy người gây bạo lực gia đình chủ yếu là nam giới với 104
vụ năm 2015, chiếm 87.4% trên tổng số vụ bạo lực. So với năm 2014, tỷ lệ này có
xu hướng giảm từ 147 vụ xuống còn 104 vụ, giảm từ 94.2% xuống còn 87.4%. Số
vụ bạo lực gia đình do nam giới xảy ra nhiều nhất ở huyện Sơn Dương vào năm
2015 với 30 vụ, chiếm 31.2% và huyện Lâm Bình xảy ra ít nhất với 5 vụ, chiếm
5.2% tổng số vụ bạo lực gia đình do nam giới gây ra.
Về nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là nữ với 68 vụ năm 2015, chiếm
91.2% tổng số vụ. So với năm 2014, số vụ nạn nhân nữ bị bạo lực gia đình đang có
xu hướng giảm, giảm từ 126 vụ xuống 68 vụ, giảm xuống 58 vụ, giảm từ 95.45%
xuống 91.2%, giảm xuống 4.25%.

Page | 13


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Trong độ tuổi các nạn nhân bị bạo lực gia đình thì độ tuổi nữ từ 16 đến 59

tuổi có số vụ bạo lực nhiều nhất là 101 vụ, chiếm 98%. Có thể thấy đây là độ tuổi
phụ nữ đang trong thời kỳ hôn nhân nhiều nhất nên xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa
vợ và chồng. So với năm 2014, số vụ các nạn nhân bị bạo lực gia đình trong độ
tuổi từ 16 đến 59 tuổi có xu hướng giảm, giảm từ 150 vụ xuống còn 101 vụ, giảm
xuống 49 vụ. Đối với độ tuổi dưới 16 tuổi và từ đủ 60 tuổi trở lên chỉ có 1 vụ nạn
nhân bị bạo lực gia đình năm 2015, chiếm 2% trên tổng số vụ bạo lực. Trong độ
tuổi dưới 16 tuổi, có 1 vụ nạn nhân bị bạo lực gia đình ở huyện Yên Sơn; trong độ
tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, có 1 vụ nạn nhân bị bạo lực gia đình ở huyện Na Hang.
Như vậy, theo số liệu điều tra thì người gây bạo lực gia đình chủ yếu là nam
giới và nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới trong độ tuổi từ 16 đến 59
tuổi. Số vụ bạo lực gia đình ở huyện Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn là nhiều nhất
và số vụ bạo lực gia đình ở huyện Lâm Bình ít nhất. Tuy nhiên, số vụ bạo lực gia
đình đang có xu hướng giảm mặc dù tỷ lệ giảm không nhiều và mức độ nghiêm
trọng không hề giảm.
Sau đây là một số vụ án nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Câu chuyện thứ nhất,
Vụ án người đàn ông say rượu chém chết vợ ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang
xảy ra vào ngày 30/10/2015 là vụ án nổi cộm và được dư luận khá quan tâm. Hung
thủ là Ma Văn Dự, sinh năm 1987, trú tại thôn Nà Dầu, xã Trung Hà, huyện Chiêm
Hóa. (theo báo mangtinmoi.com).
Theo thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, vào trưa ngày 30/10/2015, sau
khi ngồi nhậu tại nhà với một người khác thì giữa Mà Văn Dự và vợ là Ma Thị
T(sn 1989, quê Hà Giang) xảy ra mâu thuẫn. Cho rằng vợ có thái độ coi thường,
xúc phạm mình, Dự chạy xuống bếp để lấy dao dọa vợ.
Tuy nhiên, khi thấy vợ không những không sợ còn buông lời thách thức,
trong cơn men say Dự đã dùng dao đuổi chém nhiều nhát vào mặt, gáy khiến chị T.
tử vong tại chỗ.

Page | 14



Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Theo ông Ma Văn Dèn – Trưởng công an xã Trung Hà, huyện Chiêm Hóa,
Vụ án xảy ra bất ngờ, gây hiếu kỳ và hoang mang cho nhân dân địa phương. Từ
trước tới nay, đối tượng Ma Văn Dự chưa từng có tiền án, tiền sự cũng không nằm
trong danh sách đối tượng theo dõi của xã. Chỉ vì có men rượu, cùng một phút
nóng giận mất khôn của Dự mà mọi việc đã đi quá xa. Sau khi đối tượng ra cơ
quan chức năng đầu thú, công tác khám nghiệm tử thi cũng nhanh chóng được tiến
hành. Chính quyền địa phương cùng bà con dân bản cùng hỗ trợ gia đình tổ chức
tang lễ cho người xấu số”.
Câu chuyện thứ hai,
Cũng trong tình trạng say rượu không làm chủ được mình, một vụ án khác
xảy ra vào đầu năm 2015 tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, người cha đã giết
chính đứa con 2 tuổi của mình. Vụ án đau lòng xảy ra vào khoảng 20h ngày 10.3,
trên địa bàn xã Minh Khương (huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Nạn nhân là
bé Vi Thị X (SN 2013) là con gái ông Vi Văn Năng (37 tuổi) cũng chính là hung
thủ sát hại con mình. (theo báo 24h.com)
Theo đó, vụ án mạng xảy ra tại khu vực lán nhà ông Vi Văn B (SN 1947) bố Năng. Nguyên nhân là do Năng đề cập đến vấn đề chia đất đai, nhưng ông B
không đồng ý và nói cần phải có thời gian mấy bố con bàn luận đã rồi mới đi đến
quyết định. Sau đó, Năng cáu gắt và mang bé X ra ném mạnh vào gốc cây ngoài
sân, khiến bé tử vong. Ngay sau đó, Năng đã bị cơ quan công an bắt giữ và điều tra
làm rõ.
Bà Bàn Thị K (mẹ Năng) nói với giọng nghẹn ứ: “Trong 5 đứa con mà tôi
sinh ra, hầu hết đều ngoan cả, chỉ mình thằng Năng là không nghe lời. Ngay từ lúc
Năng còn trẻ, vợ chồng tôi đã nhiều lần khuyên nó chịu khó học hỏi làm ăn rồi
sống cho tử tế, nhưng nó đều bỏ ngoài tai mọi lời nói của chúng tôi. Giờ chỉ mong
sao nhờ pháp luật dạy nó thành người thôi”.
Vụ án xảy ra trong một gia đình có chồng nghiện rượu và vũ phu, đã đẩy
những người thân vào tấn bi kịch chồng chất, nhất là chị Nguyễn Thị M (SN 1981,
vợ hung thủ), bởi chị sẽ phải một mình gồng gánh nuôi 3 con nhỏ. Một số người

dân ở cùng thôn hung thủ cho biết, bình thường họ rất ít khi thấy Năng đi làm mà
chỉ toàn thấy đi uống rượu. Bao nhiêu lo toan trong gia đình và nuôi các con ăn,
học đều do một tay chị M cáng đáng.
Page | 15


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Theo chị M (vợ anh Năng), vợ chồng chị kết hôn năm 2004, nhưng sau khi
ra ở riêng Năng thường hay đi ra ngoài uống rượu nhiều hơn ở nhà. Mọi việc trong
gia đình như đi làm nương, làm rẫy Năng không bao giúp chị, kể cả lúc có con nhỏ
chị cũng phải tự địu con đi làm.
Những người thân trong gia đình Năng cho biết, bình thường không uống
rượu say thì Năng ít khi nóng nảy, nhưng cứ rượu vào là Năng lại "nóng như lửa".
Vào mùng 1 Tết âm lịch vừa qua, vì khuyên chuyện Năng hay đi ra ngoài uống
rượu nhiều nên chị M đã bị Năng tát nhiều phát vào mặt, rồi Năng cầm búa đập tan
chiếc xe máy phải thế chấp bằng đất đai của gia đình mới có được (Năng cắm
ruộng lấy 4 triệu đồng mua trả góp).
2.1.2. Qua điều tra từ nạn nhân
Tác giả đã phát phiếu bảng hỏi cho 10 nạn nhân trên địa bàn phường Phan Thiết,
TP Tuyên Quang để điều tra về tình trạng bị bạo lực cũng như các ảnh hưởng của
bạo lực lên tình hình sức khỏe của họ.
Kết quả thu được qua bảng sau:
Bảng 4. Bảng thống kê kết quả điều tra về BLGĐ đối với nạn nhân bị BLGĐ trên
địa bàn phường Phan Thiết, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2016.

Page | 16


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Tiêu chí


Số người trả
lời
Hình thức bị bạo lực Bạo lực thể chất
10
Bạo lực tinh thần
0
Bạo lực kinh tế
0
Bạo lực tình dục
0
Nguyên nhân gây ra Do say rượu, cờ bạc
5
bạo lực
Do bản tính, bị ảnh hưởng bố mẹ từ nhỏ 1

Biện pháp cơ quan,
chính quyền địa
phương áp dụng để
giải quyết

Do gặp khó khăn về tài chính

0

Do vợ chồng mâu thuẫn quan điểm, lối
sống

2


Do ngoại tình

2

Do vợ không nghe lời chồng

0

Hòa giải

8

Phê bình

1

Cấm tiếp xúc

0

Tạm giữ, xử phạt hành chính

1

Xử lý hình sự

0

Qua kết quả thu được ở bảng 4, ta thấy hình thức bạo lực phổ biến nhất là
bạo lực thể chất. Sở dĩ 100% các ý kiến đều trả lời là bạo lực thể chất do tác giả

phỏng vấn những nạn nhân khai báo với cơ quan, chính quyền địa phương. Và tâm
lý của nạn nhân là lo sợ cộng đồng biết được sẽ chê cười nên chỉ khi bạo lực xảy ra
nghiêm trọng, sự an toàn của nạn nhân bị đe dọa thì nạn nhân mới khai báo và lúc
đó cơ quan, chính quyền mới can thiệp để giải quyết, giúp đỡ nạn nhân.
Về nguyên nhân gây ra bạo lực, 50% nạn nhân cho rằng là do rượu bia, 20%
cho rằng mâu thuẫn quan điểm lối sống, 20% khác cho rằng do ngoại tình và 10%
cho rằng do bản tính. Những người nam giới gây bạo lực thì thường có người cha
bạo lực và bản thân anh ta cũng bị bố gây bạo lực lúc nhỏ. Tuổi thơ bị bạo lực của
Page | 17


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
người chồng là một yếu tố nguy cơ quan trọng liên quan đến việc anh ta có khả
năng sẽ gây bạo lực trong tương lai.
2.1.3. Qua điều tra từ người dân địa phương
Tác giả đã chọn ngẫu nhiên 50 người dân là đại diện của 50 hộ gia đình trên
địa bàn phường Ỷ La, thành phố Tuyên Quang để thực hiện khảo sát.
Kết quả khảo sát thu được qua bảng sau:
Bảng 5. Bảng kết quả điều tra ý kiến về vấn đề bạo lực gia đình của người dân trên
địa bàn phường Ỷ La, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang năm 2016.
Tiêu chí
Người gây bạo lực
Nạn nhân bị bạo lực
Nguyên nhân

Trẻ em trong gia đình
có bạo lực

Nam
Nữ

Nam
Nữ
Do say rượu, cờ bạc
Do bản tính, bị ảnh hưởng bố mẹ từ
nhỏ

Số người trả lời
50
0
0
50
12
4

Do gặp khó khăn về tài chính
Do vợ chồng mâu thuẫn quan điểm,
lối sống

2
21

Do ngoại tình

6

Do vợ không nghe lời chồng

5

Ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ, chăm 0

học
Học hành sa sút, hay chơi bời, bỏ
học

30

Lì lợm, ít giao tiếp với mọi người
xung quanh

8

Hay đánh nhau, bắt nạt bạn bè

12
Page | 18


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
Qua kết quả trên, ta thấy tất cả người dân được phỏng vấn đều cho rằng bạo
lực gia đình do người đàn ông gây ra và nạn nhân là phụ nữ. Về nguyên nhân gây
ra bạo lực gia đình, 42% số người được hỏi cho rằng bạo lực gia đình do vợ chồng
mâu thuẫn quan điểm, lối sống, 24% cho rằng do say rượu bia và 44% còn lại cho
rằng do nguyên nhân khác: ngoại tình, kinh tế khó khăn…
Một điều quan trọng là nghiên cứu đã khẳng định ảnh hưởng của bạo lực lên
trẻ em. Trẻ em cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình do việc chính các em cũng bị
bạo lực hoặc bị tác động bởi việc sống trong ngôi nhà mà mẹ các em bị bạo lực.
Trẻ em sống trong các gia đình mà mẹ bị bạo lực cũng cho thể hiện nhiều vấn đề
về hành vi hơn so với các trẻ khác. Theo số liệu điều tra, 60% ý kiến cho rằng trẻ
em sống trong gia đình bị bạo lực thường xuyên bỏ học, chơi bời; 24% ý kiến cho
rằng trẻ hay bắt nạt bạn bè, trẻ trở nên hung hãn hơn do ảnh hưởng từ người cha

bạo lực.
Khi được hỏi về việc nạn nhân có nên khai báo với tổ chức chính quyền để
giải quyết vụ việc không, 40% người được hỏi cho rằng chỉ khai báo khi nạn nhân
không giải quyết được vấn đề nữa và 60% ý kiến cho rằng nên khai báo với chính
quyền.
Theo ý kiến của người dân, khi muốn tìm sự giúp đỡ, nạn nhân thường tìm
đén trưởng thôn/tổ trưởng (chiếm 60%), 30% ý kiến cho rằng nạn nhân đến cơ sở y
tế để được khám chữa bệnh và giúp họ đảm bảo an toàn, ổn định tâm lý.
2.1.4. Qua điều tra từ các tổ chức chính quyền, đoàn thể
Tác giả khảo sát 20 cán bộ xã, phường, chủ tịch các đoàn thể, chính quyền
trên địa bàn phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang.
Kết quả điều tra từ các tổ chức chính quyền, đoàn thể, các cán bộ xã, phường
cho thấy người dân rất ít khi khai báo bạo lực gia đình với chính quyền địa phương
(chiếm 70% số người trả lời). Họ cho biết, chỉ khi bạo lực xảy ra nghiêm trọng, đe
dọa tính mạng và sự an toàn của nạn nhân thì người dân mới khai báo và cơ quan
chính quyền mới biết và giải quyết. Đặc biệt đối với bạo lực tình dục trên địa bàn
khảo sát, các cán bộ cho biết chưa có người dân nào khai báo bạo lực gia đình về
hình thức này. Lý giải nguyên nhân vì sao nạn nhân không khai báo bạo lực gia
đình, đặc biệt là bạo lực tình dục, các cán bộ cho rằng nạn nhân xấu hổ, sợ bị mọi
người coi thường, chê cười, xa lánh và sợ ảnh hưởng đến công việc, giao tiếp, con
cái của họ.
Page | 19


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
2.2. Đánh giá thực trạng
2.2.1. Đánh giá chung
Qua số liệu thống kê của sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Tuyên Quang,
nhận thấy số vụ bạo lực gia đình có xu hướng giảm nhưng mức độ ngày càng
nghiêm trọng. nhận thấy, các địa phương chỉ thống kê báo cáo những vụ bạo lực

gia đình nghiêm trọng (chủ yếu là bạo lực mang tính thể chất) còn những vụ bạo
lực gia đình được xử lý tại gia đình, dòng họ hay khu dân cư thì không được đưa
vào báo cáo. Hầu như các hình thức bạo lực khác như bạo lực tinh thần, bạo lực
kinh tế, bạo lực tình dục không có thông tin. Vì vậy số liệu khảo sát chỉ mang tính
chất tương đối và chưa thật sự chính xác.
Như vậy kết quả nghiên cứu đã cho thấy một thực tế rõ ràng là bạo lực gia
đình mặc dù phổ biến nhưng vẫn còn là một vấn đề ‘im lặng’ khi còn có quá nhiều
phụ nữ bị bạo lực không dám nói ra và không dám đi tìm sự hỗ trợ. Tuy nhiên, để
người phụ nữ không im lặng thì đấy chính là trách nhiệm của chính quyền, của các
cơ quan tổ chức trong việc tạo một môi trường ủng hộ để người phụ nữ dám nói ra.
Về người gây bạo lực gia đình thì số liệu khảo sát là bằng chứng cho việc người
đàn ông là người gây ra bạo lực gia đình nhiều nhất và phụ nữ thường là nạn nhân
của bạo lực gia đình.
Về nguyên nhân của bạo lực gia đình có rất nhiều ý kiến cho rằng do say
rượu bia, do vợ chồng mâu thuẫn, do kinh tế gia đình, do ngoại tình… Tuy nhiên,
nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình lại là nguyên nhân khác được tác giả trình
bày trong mục tiếp theo.
2.2.2. Nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình
Vì sao bạo lực gia đình hiện nay lại trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến?
Để giải thích rõ hơn về vấn đề này tác giả đã Dựa trên số liệu của cuộc khảo sát và
quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, tác giả đưa ra 6 nguyên nhân chính của bạo lực gia
đình:
-

Do nhận thức về vấn đề bất bình đẳng giới còn hạn chế, do ảnh hưởng của tư
tưởng gia trưởng
Do sự im lặng của nạn nhân và cộng đồng
Do sự thiếu hiểu biết pháp luật
Page | 20



Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội


Do mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong gia đình
Do kinh tế gia đình khó khăn
Do tệ nạn xã hội
Do nhận thức về vấn đề bất bình đẳng giới còn hạn chế, còn ảnh hưởng
của tư tưởng gia trưởng.

Có thể nói sự bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực gia đình đối
với phụ nữ. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến từ xa xưa với
những quan niệm mang đậm màu sắc định kiến giới, đó là những định kiến nằm
ngay trong truyền thống văn hóa, phong tục tâp quán, chuẩn mực đạo đức bấy lâu
nay trong xã hội: tư tưởng trọng nam, khinh nữ; chồng chúa, vợ tôi; tư tưởng gia
trưởng; định kiến giới: phụ nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình - “một điều
nhịn là chín điều lành”…vì vậy người phụ nữ không được phép cãi lại chồng và
gia đình nhà chồng, trong gia đình, người phụ nữ không được quyền tham gia hay
quyết định công việc quan trọng nào. Còn người đàn ông cho rằng họ có vai trò
trụ cột trong gia đình, có quyền định đoạt mọi việc, họ luôn có tư tưởng mình là
“tiếng nói” trong gia đình nên có thể dạy vợ, có thể mắng chửi vợ, thậm chí đánh
đập vợ là điều bình thường.
Người xưa có câu:
“Dạy con từ thuở còn thơ
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về…”
Cho đến nay, sự bất bình đẳng giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn tồn
tại ở nhiều nơi. Bạo lực gia đình vẫn được nhìn nhận như một vấn đề riêng tư,
người ngoài không nên can thiệp vào. Trong gia đình, quyền uy của người đàn ông
luôn cao hơn phụ nữ và tư tưởng người chồng có quyền dạy vợ bằng bạo lực đã ăn
sâu vào lối suy nghĩ của đa số người Việt.

• Do sự im lặng của nạn nhân và cộng đồng

Một điều đáng nói ở đây là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình nói chung và
người phụ nữ nói riêng không lên tiếng để tự bảo vệ mình mà lại cam chịu, chấp
nhận bạo lực. Sở dĩ họ không lên tiếng là vì không muốn xã hội, cộng đồng biết gia
đình mình có chuyện đáng xấu hổ như thế, họ sợ dư luận sẽ chê cười, coi thường
và soi mói gia đình họ. Đặc biệt là con cái họ sẽ chịu ảnh hưởng của sự trì triết rất
nhiều từ bạn bè, ảnh hưởng tâm lí đến cả gia đình. Một phần họ cũng không tin
Page | 21


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
rằng công an, hệ thống tư pháp hình sự có thể giúp đỡ, bảo vệ họ thoát khỏi tình
trạng này, bởi nếu họ lên tiếng thì luật pháp sẽ xử phạt người gây bạo lực bằng bất
cứ hình thức nào đi chăng nữa thì sau đó khi trở về nhà, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ
và nhục nhã, điều này càng làm tăng mâu thuẫn và có thể gây ra bạo lực nghiêm
trọng hơn. Họ sợ rằng hung thủ sẽ càng căm hận và tìm đến họ trả thù sau khi bị
đưa ra cơ quan luật pháp xử phạt. Một số nạn nhân không dám nói lên vì họ phụ
thuộc vào kinh tế, nếu nói ra có thể gia đình tan vỡ, họ không biết đi đâu, không
biết sống thế nào khi không có kinh tế.
Có thể thấy, có nhiều nguyên nhân khiến nạn nhân không nói lên câu chuyện
của mình nhưng nguyên nhân gốc rễ là do họ có niềm tin mãnh liệt về sự cần thiết
duy trì hôn nhân và gia đình, họ có suy nghĩ rằng anh ta sẽ thay đổi và họ mong
muốn đến một lúc nào đó anh ta sẽ tốt hơn, sẽ quan tâm và chăm lo gia đình như
trước kia. Thực tế, người gây bạo lực khi đã có hành vi bạo lực thì họ sẽ tiếp tục
hành vi đó, càng ngày mức độ càng tăng.
Bên cạnh sự im lặng của nạn nhân thì cộng đồng, làng xóm coi vấn đề bạo lực
gia đình là chuyện thông thường, chuyện riêng của mỗi gia đình: “Đèn nhà ai nhà
nấy rạng”. Vì vậy sự can thiệp, lên án của cộng đồng, làng xóm, chính quyền địa
phương chỉ mang tính chất nhất thời, mờ nhạt. Do đó, bạo lực gia đình vẫn có điều

kiện tồn tại và phát triển.


Do thiếu hiểu biết về pháp luật

Sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế nên họ bao che, không
khai báo và cũng không muốn can thiệp vào chuyện riêng của gia đình khác. Công
đồng, chính quyền, đoàn thể thiếu quan tâm, chỉ can thiệp để giải quyết khi nạn
nhân bị thương tích nghiêm trọng.
Trong việc giáo dục con cái, do hiểu sai mục đích của biện pháp nghiêm khắc
trong giáo dục con cái theo quan niệm “yêu cho roi, cho vọt” dẫn đến nhiều bậc
cha mẹ tự cho mình quyền được đánh đập, hành hạ con cái để dạy bảo chúng.
Thạc sĩ Đào Lê Hòa An, Ủy viên BCH Trung ương hội Tâm lý học xã hội Việt
Nam cho rằng: “Dường như nhiều bậc làm cha mẹ đang thiếu kỹ năng trong nuôi
dạy con cái, họ chỉ dạy con theo bản năng. Chính những người này cũng bị ảnh
hưởng bởi môi trường xung quanh, cách giáo dục cha mẹ họ trước đó... Không
Page | 22


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
phải vì ghét mà họ đánh đập con, chỉ vì họ không có kĩ năng, họ dồn nén sự bực
bội lên con mình để giải tỏa mà vô tình không biết nó ảnh hưởng cả cuộc đời và
nhân cách của con trẻ. Để lại vết thương tâm lý cực lớn, tự ti, ám thị và sau này
khi lớn lên đứa trẻ đó cũng có xu hướng bạo lực giống như cha mẹ ngày xưa đối
xử với nó”.
Chính vì thiếu hiểu biết pháp luật nên họ cho rằng có thể dùng bạo lực để dạy
vợ, dạy con mà không biết rằng như thế là vi phạm luật về quyền con người, đặc
biệt là trẻ em có những quyền lợi cần được hưởng và được bảo vệ mà nhiều bậc
cha mẹ vô tình tước đi những quyền đó.



Do mâu thuẫn giữa các mối quan hệ trong gia đình

Mâu thuẫn giữa vợ chồng xảy ra khi cả vợ và chồng có quan điểm đối ngược
nhau nhưng lại được thừa nhận có cùng một mục tiêu, mục đích. Mâu thuẫn vợ
chồng gắn liền với quyền lực của vợ hoặc chồng, khi người này muốn sử dụng
quyền lực để áp đặt lợi ích của mình đối với người kia. Đó là sự xung đột về mặt
lợi ích hay kinh tế giữa vợ và chồng gắn liền với quyền lợi hay lợi ích, khả năng sử
dụng những cơ may vật chất giữa vợ và chồng. Điều này xuất hiện khi cách cư xử
giữa hai vợ chồng liên quan đến các giá trị khác nhau ảnh hưởng đến lợi ích của
người kia. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm gây cảm giác bực bội, khó chịu, căng
thẳng cho cả hai bên dễ dẫn đến việc người đàn ông sử dụng vũ lực để giải quyết
vấn đề, để giải tỏa phần nào sự bực bội của mình.
Ngoài ra, mẫu thuẫn quan điểm, cách sống giữa cha mẹ với ông bà, giữa cha mẹ
và con cái, giữa anh chị em trong gia đình cũng dễ dẫn đến bạo lực gia đình.



Do kinh tế khó khăn

Những bất hòa nho nhỏ thường ngày trở nên càng nghiêm trọng trong bối cảnh
kinh tế gia đình khó khăn. Bởi điều kiện kinh tế khó khăn làm cho con người
thường bị áp lực tâm lý với gánh năng cơm áo gạo tiền, khi cuộc sống vật chất
chưa được đáp ứng đủ thì họ dễ sinh ra cáu gắt, không còn bình tĩnh để ứng xử một
cách khéo léo, dễ dẫn đến bạo lực gia đình.
Người đàn ông là trụ cột trong gia đình bởi vậy nếu kinh tế gia đình khó khăn sẽ
Page | 23


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội

tạo sức ép cho người đàn ông, họ cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng, khi buồn rầu họ
tìm đến rượu để giải tỏa căng thẳng. Lúc này rượu lại là cái cớ để họ sử dụng
quyền và sức mạnh của mình để gây ra bạo lực gia đình. Bởi khi say rượu người ta
không kiểm soát được hành vi của mình, đó là lúc những căng thẳng, những bức
bối đã kìm nén trong lòng bao lâu nay bùng phát. Vì thế lúc này nguyên nhân sâu
xa gây bạo lực gia đình là do kinh tế gia đình khó khăn.
Tuy nhiên bạo lực gia đình không chỉ xảy ra trong các gia đình có nền kinh tế
khó khăn, mà ngay cả những gia đình có kinh tế khá giả, có học học vấn cao thì
bạo lực gia đình vẫn xảy ra và thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ kinh tế gia đình, đặc biệt xây dựng chính sách giúp phụ nữ
tự sản xuất kinh tế, tự chủ trong cuộc sống của mình để hạn chế tình trạng bạo lực
gia đình.


Tệ nạn xã hội

Các tệ nạn xã hội như say rượu bia, cờ bạc, lô đề, nghiện ma túy,…
Nhận thấy “say rượu” là một tác nhân trực tiếp gắn liền với hành vi bạo lực của
chồng đối với vợ. Cho dù trong rất nhiều trường hợp say rựơu chỉ là các cớ để giải
tỏa nỗi bức xúc, căng thẳng vì ghen tuông, vì những khó khăn trong cuộc sống gia
đình không thể giải quyết được nhưng người ta vẫn cứ cho rằng đó là nguyên nhân
gây bạo lực gia đình, như để trốn tránh nguyên nhân sâu xa thật sự. Tình trạng rối
loạn tâm thần khi lạm dụng rượu bia gây ra bạo lực gia đình là nguyên nhân được
rất nhiều ý kiến nhắc đến trong nhiều cuộc điều tra của các nhà nghiên cứu trước
đó.
Tuy đây không phải là nguyên nhân trực tiếp của các hành vi bạo lực gia đình
nhưng lại là tác nhân phổ biến nhất hiện nay gây ra những vụ bạo lực gia đình
nghiêm trọng. Cần thấy rằng việc giải quyết vấn đề hạn chế uống nhiều rượu là
một trong những biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn bạo lực gia đình.
Như vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực trong gia đình đối với phụ nữ

song nguyên nhân sâu xa chính là do yếu tố nhận thức về bình đẳng giới. Bạo lực
gia đình chính là một biểu hiện của sự bất bình đẳng giới, là sản phẩm của chế độ
gia trưởng. Các yếu tố khác như tệ nạn xã hội, kinh tế, mâu thuẫn gia đình, ngoại
tình, con cái không nghe lời… được xem là nguyên nhân trực tiếp của bạo lực, làm
gia tăng nguy cơ của bạo lực gia đình. Điều đáng tiếc là một bộ phận không nhỏ
phụ nữ và nam giới không cảm nhận được sự bất bình đẳng này cũng như sự cần
Page | 24


Đỗ Thị Phương Thảo – Đại học văn hóa Hà Nội
thiết phải thay đổi nó. Vì vậy, để giải quyết được triệt để vấn đề bạo lực gia đình,
chúng ta cần chú ý giải quyết yếu tố nhận thức của nam giới, phụ nữ và của cả
cộng đồng.
Xóa bỏ “khoảng cách giới” là một vấn đề cấp bách như nhu cầu về cơm ăn, áo
mặc. Thực tế đã chứng minh rằng: “thực hiện sự bình đẳng về giới không chỉ đem
lại lợi ích riêng cho nữ giới mà vì lợi ích chung của cả hai giới, vì sự phát triển tiến
bộ chung của cả giới nam và giới nữ và vì sự tiến bộ của thế hệ mai sau”.

Chương 4. Giải pháp hạn chế blgd
Tình trạng bạo lực gia đình đang trở thành một vấn nạn nhức nhối, phổ biến ở
nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Nó gây ra một sự khủng hoảng trầm trọng về
giáo dục gia đình và sự suy thoái của đạo đức xã hội mà chưa có cách nào giải
quyết triệt để được.
Trong quá trình nghiên cứu vấn đề này, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nhằm
hạn chế tình trạng bạo lực gia đình:
1.

Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng
chống BLGĐ, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới
chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về BLGĐ


Cần coi đây là biện pháp chủ yếu để nâng cao ý thức tự giác chấp hành luật, bồi
dưỡng kiến thức và kỹ năng sử dụng các quy định của pháp luật để tự bảo vệ cho
những nạn nhân tiềm năng, nâng cao tính tích cực xã hội của cộng đồng trong
PCBLGĐ.
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ trong gia đình đến nhà
trường và xã hội để định hình nhận thức. Phải nâng cao nhận thức của cả hai giới
về quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình.
Bình đẳng giới có nghĩa là phụ nữ và nam giới bình đẳng về vị trí và cơ hội làm
việc và phát triển. Bình đẳng không có nghĩa là chỉ đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ
mà tập trung vào cả 2 giới. Phụ nữ và nam giới phải có điều kiện bình đẳng để thực
hiện đầy đủ các quyền con người và phát huy hết tiềm năng, để tham gia đóng góp
vào sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá cũng như thụ hưởng các
thành quả.
Page | 25


×