Tiết 33: Bài 30: THỰC HÀNH
(VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ
CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA)
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*Kiến thức:
Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực.
*Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
-Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người và nhận xét qua số liệu.
II/THIẾT BỊ DẠY HỌC:
Máy tính cá nhân, thước kẻ,…
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
*Kiểm tra bài cũ: (5’)
1/Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi và giải thích vì sao các nước đang phát triển có tỉ trọng
ngành chăn nuôi rất nhỏ?
2/Ghép các vai trò hoặc đặc điểm sau vào các vật nuôi tương ứng:
I/Vật nuôi II/Vai trò và đặc điểm
1/Bò
2/Trâu
3/Lợn
4/Cừu
5/Dê
A/Thức ăn chủ yếu là tinh bột
B/Cung cấp thịt, sữa trứng. sức kéo và phân bón
C/Nuôi ở vùng đồng cỏ tươi tốt
D/Là nguồn đạm quan trọng của người nghèo
E/Nuôi ở vùng cận nhiệt và khô hạn
*Mở bài: (1') Số dân và sản lượng lương thực của các nước rất khác nhau nên bình quân
lương thực theo đầu người cũng khác nhau. Để hiểu rõ hơn về sự khác nhau đó, chúng ta cùng
tìm hiểu qua bài học hôm nay.
HĐ1: (3’) Xác định mục đích và yêu cầu của bài thực hành.
1.GV-Lớp: GV gợi ý cho HS đọc SGK để cho biết mục đích và yêu cầu của bài thực hành.
2.GV: chuẩn xác.
HĐ2: Vẽ biểu đồ.
T/g HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
15’ 1.GV-Lớp: GV yêu cầu HS rình bày cách vẽ biều
đồ cột thể hiện sản lượng lương thực và dân số của
các nước.
2.GV: chuẩn xác.
3.GV-HS: GV gọi 1 HS lên bảng vẽ (có thể vẽ 2
nước), HS còn lại vẽ biểu đồ vào tập.
4.HS: vẽ biểu đồ.
5.GV-Lớp: GV gợi ý cho HS nhận xét biểu đồ đã vẽ
và đối chiếu với biểu đồ đã chuẩn bị trước.
I/Vẽ biểu đồ:
-Vẽ hệ trục tọa độ gồm:
+2 trục tung: 1 trục thể hiện số dân
(đầu trục ghi triệu người) và 1 trục
thể hiện sản lượng lương thực (đầu
trục ghi triệu tấn).
+Trục hoành thể hiện tên nước.
-Mỗi nước vẽ 2 cột (1 cột số dân và
1 cột sản lượng).
-Ghi tên biểu đồ và chú giải.
HĐ3: Tính bình quân lương thực.
T/g HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
7’ 1.GV-Lớp: HS trả lời các câu hỏi:
-Nêu cách tính bình quân lương thực đầu
người?
-Đơn vị là gì?
2.GV: chuẩn xác.
3.GV-Lớp: GV chia mỗi bàn một nhóm để
II/Tính bình quân lương thực đầu người:
-Công thức tính:
-Đơn vị: kg/người.
-Kết quả: Trung Quốc: 312, Hoa Kì: 1041,
-------------------------------------------------------------------------
Gio n Địa lí 10 – GV: Phạm Thanh Vũ – Trường THPT Tân Hiệp
BQLT
=
Sản lượng lương thực cả năm
Dân số trung bình
năm
tính BQLT của các nước và thế giới theo số
liệu SGK?
4.Nhóm: tính BQLT.
5.GV-Lớp: đại diện nhóm đọc kết quả và
GV đối chiếu.
Ấn Độ: 212, Pháp: 1161, In – đô – nê – xi
– a: 267, Việt Nam: 460 và thế giới: 327.
HĐ4: Nhận xét.
T/g HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH
12’ 1.GV-Lớp: GV chia nhóm và giao
nhiệm vụ:
-Nhóm lẻ: nhận xét về số dân, sản
lượng lương thực và BQLT của
các nước (so sánh với BQLT thế
giới).
-Nhóm chẵn: giải thích vì sao
Trung Quốc, Ấn Độ và In – đô –
nê – xi – a có BQLT thấp hơn thế
giới? Nhận xét BQLT của Việt
Nam và giải thích?
2.Nhóm: thảo luận.
3.GV-Lớp: đại diện nhóm trình
bày và GV hoàn chỉnh.
III/Nhận xét:
-Dân số: đông nhất là Trung Quốc, kế đến là Ấn Độ,
Hoa Kì,… và ít nhất là Pháp.
-Sản lượng lương thực: cao nhất là Trung Quốc, kế
đến là Hoa Kì, Ấn Độ,… và ít nhất là Việt Nam..
-Bình quân lương thực: cao nhất là Pháp, kế đến là
Hoa Kì, Việt Nam,… và thấp nhất là Ấn Độ, riêng
Pháp, Hoa Kì và Việt Nam cao hơn bình quân của thế
giới.
-Trung Quốc, Ấn Độ và In – đô – xi – a có sản lượng
lương thực cao nhưng bình quân lương thực thấp do
dân số đông.
-Việt Nam có bình quân lương thực cao hơn thế giới
do đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất lương
thực.
IV/ĐÁNH GIÁ: (2') GV đánh giá kết quả làm việc của lớp và một số HS.
V/HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: HS tiếp tục hoàn thiện bài thực hành ở nhà và đọc
trước bài 31.
----------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------
Gio n Địa lí 10 – GV: Phạm Thanh Vũ – Trường THPT Tân Hiệp