TRƯỜNG THCS CỬA NAM
ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ 2
NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn: Ngữ văn - Lớp: 9
Thời gian làm bài: 90phút
Câu 1 (3 điểm)
a, Xác định các thành phần biệt lập trong các ví dụ sau:
+ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.
+ Có lẽ, tôi không đi được đâu ông ạ!
+ Này, bác bảo nó trốn đi đâu thì trốn, bọn chúng ập đến bây giờ.
b, Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý, chỉ rõ nghĩa tường minh và hàm ý trong câu sau:
- “Trời ơi, chỉ còn có năm phút”
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long)
Câu 2: (3 điểm)
Cho đoạn thơ sau:
Một mùa xuân nhỏ nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên.
2. Từ tâm nguyện dâng hiến cho đời “Mùa xuân nho nhỏ” của cuộc đời nhà thơ Thanh Hải
trong đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm
của chính bản thân với cuộc đời trong hiện tại và tương lai.
Câu 3: (4 điểm)
Phân tích khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thịnh (Ngữ văn 9, Tập 2)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN 9 –
KỲ THI KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2014 – 2015
Câu 1 (3điểm)
a. (1.5 đ): Học sinh xác định đúng 1 ví dụ cho 0.5 điểm
Thành phần chú thích: Xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người
Thành phần tình thái: Có lẽ
Thành phần gọi đáp: Này
b. (1.5 đ)
* Học sinh phân biệt được nghĩa tường minh và hàm ý (0.5 đ)
+ Nghĩa tường minh: Phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
+ Hàm ý: Phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có
thể suy ra từ những từ ngữ ấy
* Học sinh xác định được ý tường minh và hàm ý (1 đ)
+ Ý tường minh: Ý nói thông báo lượng thời gian còn lại là 5 phút
+ Hàm ý: - Đã sắp hết giờ, thời gian chỉ còn ít quá
- Thể hiện thái độ tiếc nuối
Câu 2 (3 điểm)
a. (2 đ) Học sinh chỉ ra biện pháp tu từ điệp ngữ “dù” (0.5 đ)
- Học sinh nêu được tác dụng (1.5 đ) Nhấn mạnh sự dâng hiến lặng lẽ cả cuộc đời của mình cho
cuộc đời lớn của dân tộc từ khi tuổi trẻ còn sung sức, còn tràn đầy nhiệt huyết đến lúc tóc đã bạc thì
tâm nguyện dâng hiến vẫn luôn còn cháy bỏng mãnh liệt. Khổ thơ cho ta cảm nhận được tấm lòng
dung dị mà cao cả, lớn lao của nhà thơ, cho ta khâm phục Ông về lẽ sống cao đẹp và nghị lực sống
mãnh liệt.
b. Học sinh trình bày suy nghĩ (1 đ)
- Từ tâm nguyện của nhà thơ -> Khâm phục, xúc động trước tình yêu cuộc sống mãnh liệt của ông,
thấy được trách nhiệm của chính mình với cuộc đời trong hiện tại và tương lai
+ Hiện tại: Phấn đấu tu dưỡng, rèn luyện, nghiêm khắc với bản thân mình, có nghị lực để
vượt qua mọi khó khăn học tập tốt, tu dưỡng đạo đức tốt.
+ Tương lai: Trở thành 1 công dân có ích cho xã hội cống hiến hết sức mình cho Tổ Quốc,
cho dân tộc, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp hơn
Câu 3: (4 điểm) Phân tích khổ đầu “Sang thu”
- Hình thức (0.5 đ) Học sinh viết thành bài văn có bố cục 3 phần đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt rõ
ý, câu văn mạch lạc, có cảm xúc
- Nội dung (3.5 đ) Học sinh nêu được các ý sau:
Bức tranh thu: + Hương ổi khơi nguồn cho cảm xúc về bức tranh thu: nhẹ nhàng, thơm lan tỏa
không gian
+ Gió se
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
+ Sương chùng chình qua ngõ: Lưu luyến, chờ đợi ......
mùa thu đến nhẹ nhàng và da diết.
Cảm xúc thơ:
=> Ngỡ ngàng, ngơ ngác, bâng khuâng, xao xuyến trước những tín hiệu thu sang “Hình như
thu đã về”
=> Bức tranh thu đẹp nhẹ nhàng, da diết, mong manh -> Vẻ đẹp đặc trưng của thu vùng quê
Bắc Bộ qua đó cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của nhà thơ Hữu
Thỉnh.
NT: - Cảm xúc tự nhiên
- Hình ảnh thơ gần gũi, thân thương, giản dị.
- Từ ngữ giản dị, giàu tính biểu đạt: phả, bổng, chùng chình, hình như
Lưu ý: Giáo viên linh động cho điểm dựa vào yêu cầu của đáp án
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí