Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

kế hoạch trải nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.84 KB, 10 trang )

Tên sinh viên : Cao Duy Khánh
MSSV :

0014413964

Lớp :

ĐHGDTH14K

Lớp HP :

PR423712

GVHD :

TS.PHẠM ĐÌNH VĂN


KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
“TIẾP LỬA TRUYỀN THỐNG”

1. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Ôn tập kiến thức đã học và nâng cao hiểu biết về kiến thức Lịch sử lớp 4,và văn hóa xã
hội cho học sinh thông qua hình thức hoạt động học tập vui chơi, giải trí.
- Giáo dục trí tưởng tượng tái hiện lại những nhân vật lich sử,bối cảnh lịch sử đã diễn ra.
- Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc trong công cuộc
xây và bảo vệ Tổ quốc.
- Sự tự tin, khéo léo, yêu lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và mọi
người xung quanh.
2. NỘI DUNG:
- Hoạt động 1: Đấu trường Lịch sử.


- Hoạt động 2: Hóa trang .
- Hoạt động 3: Hát về Tổ quốc thân yêu.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Đối tượng:
- Học sinh khối 4 : Gồm 4 lớp khoảng 120 học sinh.
- Quét dọn hội trường sạch sẽ và chuẩn bị đủ số lượng bàn ghế cần thiết
- Âm thanh: micro, loa, máy chiếu,..
3.2 Phân công công việc:
- Nội dung câu hỏi : Mỗi lớp gửi cho Ban tổ chức 7 câu hỏi.
- 1 biển ghi tên lớp.
- Mỗi học sinh tự chuẩn bị bảng con và bút dạ để trả lời câu hỏi.
- Mỗi lớp chuẩn bị 2 bộ trang phục và bài thuyết trình về trang phục mà lớp chọn.


- Mỗi lớp chuẩn bị 1 tiết mục múa hát về chủ đề “Tổ quốc thân yêu”.
- GVCN hướng dẫn học sinh lớp mình chuẩn bị về trang phục và tập luyện.
3.3. Bầu ban giám khảo:
- 5 giáo viên.
4. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Đấu trường Lịch sử
1. Mục tiêu:
- Ôn tập kiến thức đã học và nâng cao hiểu biết về kiến thức Lịch sử lớp 4,và văn hóa xã
hội cho học sinh thông qua hình thức hoạt động học tập vui chơi, giải trí.
- Tăng cường kỹ năng hoạt động giao lưu học hỏi giữa các lớp , tạo sân chơi trí tuệ lành
mạnh, bổ ích cho học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy logic, xử lý tình huống thích hợp.
2.Cách tiến hành:
- Bước 1: GVCN ổn định lớp mình ngồi vào vị trí đã được phân công.
- Bước 2: MC Phổ biến luật chơi: Học sinh sẽ lần lượt trả lời 20 câu hỏi thuộc chủ đề
“Tiếp lửa truyền thống” liên quan đến kiến thức Lịch sử lớp 4 các em đã được học . Học

sinh sẽ trả lời câu hỏi bằng cách giơ bảng con sau khi hết thời gian suy nghĩ. Nếu qua 20
câu hỏi mà còn nhiều học sinh trên đấu trường sẽ tiếp tục 8 câu hỏi phụ để tìm ra học sinh
xuất sắc để xếp giải nhất, nhì, ba.
- Bước 3: Câu hỏi cũng sẽ được chiếu lên màn hình, người dẫn chương trình sẽ đọc câu
hỏi học sinh lắng nghe quan sát làm bài.
+ Mỗi câu hỏi các em có 15 giây để suy nghĩ và điền đáp án vào bảng con của mình. Hết
15 giây các em tiến hành giơ bảng trả lời.
- Bước 4: Cứ tiếp tục như vậy đến khi tìm ra học sinh xuất sắc nhất trong đấu trường.
- Bước 5: Tổng kết trò chơi, công bố kết quả.
3. Kết luận:
- Học sinh được ôn tập lại các kiến thức về Lịch sử lớp 4 đã được học :


+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
+ Buổi đầu độc lập.
+ Nước Đại Việt qua các thời kì (Từ năm 1009 đến năm 1858).
- Sau khi tham gia đấu trường học sinh có thể tự nhận biết được các kiến thức mà bản
thân còn thiếu sót để có thể trau dồi, rèn luyện thêm.
Hoạt động 2: Hóa trang
1. Mục tiêu:
- Giáo dục trí tưởng tượng tái hiện lại những nhân vật lich sử,bối cảnh lịch sử đã diễn ra.
- Phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, tính thẩm mỹ trong giáo dục toàn diện học sinh.
- Tạo sân chơi lành mạnh, sáng tạo cho học sinh rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, tập
thể, giúp các em gắn kết nhau hơn, san sẻ yêu thương.
2. Cách tiến hành:
- Bước1: Nêu các chất liệu sử dụng để hóa trang,nêu tiêu chí chấm điểm.
+ Các chất liệu hóa trang: Rẻ tiền, dễ kiếm, thân thiện với môi trường, mang tính chất tái
chế. Phù hợp với nhân vật lịch sử.
+Tiêu chí chấm điểm: Trang phục đẹp, an toàn, có sự sáng tạo, phù hợp với nhân vật lịch

sử.
- Bước 2: Cho học sinh hoá trang thành 1 nhân vật lịch sử mình ưa thích thông qua các
bài học,… các em đã học.
- Bước 3 : Cho học sinh biểu diễn sản phẩm hóa trang của lớp.
+ Trang phục do các học sinh đã tự làm bằng các chất liệu thân thiện, dễ kiếm.
+ Cách dàn dựng và biểu diễn sẽ tuỳ thuộc vào sự sáng tạo của học sinh.
- Bước 4: + Ban giám khảo sẽ chọn ra lớp có trang phục sáng tạo và đẹp nhất và công bố
kết quả.
3. Kết luận:


- Các em được phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trình làm trang phục
từ các vật dụng như: lon bia, áo mưa, giấy báo, chai nhựa,..
- Thể hiện tinh thần hợp tác làm việc nhóm, tập thể giữa các học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng sáng tạo, tái hiện nhân vật lich sử, sự tự tin khi đứng trên sân khấu.
Hoạt động 3: Hát về Tổ quốc thân yêu
1. Mục tiêu:
- Tuyên truyền, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc. Ý chí anh dũng,
quật cường của quân và nhân dân ta dưới ngọn cờ của Đảng trong cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc cũng như trong công cuộc xây và bảo vệ Tổ quốc.
- Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các em được hát, múa, được giao lưu và rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp, tính sáng tạo trong hoạt động nghệ thuật cho học sinh.
2. Cách tiến hành :
- Bước 1: Nêu tiêu chí đánh giá
+ Đúng chủ đề, hát hay, múa đẹp, đều, trang phục đẹp mắt, phần trình diễn sáng tạo để
tìm ra 2 lớp thể hiện tốt nhất.
- Bước 2: Mỗi lớp trình bày 1 tiết mục (đơn ca, song ca hoặc tốp ca) bao gồm múa và hát.
+ Nhạc nền do mỗi lớp tự chuẩn bị gửi cho ban tổ chức trước đó.
- Bước 3: Ban giảm khảo chấm điểm dựa theo tiêu chí. Công bố kết quả, trao giải thưởng.
3. Kết luận:

- Học sinh thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước thông qua các tiết mục của lớp.
- Rèn luyện được sự tự tin khi đứng trước đám đông.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC TẬP:
5.1 Tổng kết nội dung các hoạt động:
- Học sinh được ôn tập lại các kiến thức về Lịch sử lớp 4 đã được học :
+ Buổi đầu dựng nước và giữ nước.
+ Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.


+ Buổi đầu độc lập.
+ Nước Đại Việt qua các thời kì (Từ năm 1009 đến năm 1858).
- Sau khi tham gia đấu trường học sinh có thể tự nhận biết được các kiến thức mà bản
thân còn thiếu sót để có thể trau dồi, rèn luyện thêm.
- Các em được phát huy khả năng sáng tạo của bản thân trong quá trình làm trang phục từ
các vật dụng như: lon bia, áo mưa, giấy báo, chai nhựa,…
- Thể hiện tinh thần hợp tác và làm việc tập thể giữa các học sinh trong lớp
- Rèn luyện được sự tự tin khi đứng trước đám đông
- Học sinh thể hiện được tình yêu quê hương, đất nước thông qua các tiết mục của lớp
* Kinh nghiệm :
- Học sinh phải chuẩn bị khá nhiều thứ cho các hoạt động : Ôn lại các kiến thức đã học,
chuẩn bị trang phục để hóa trang, chuẩn bị tiết mục văn nghệ múa hát
5.2 Hướng dẫn học sinh học tập:
- Yêu cầu học sinh về nhà tìm :
+ 5 câu ca dao, tục ngữ nói về các vị anh hùng dân tộc đất nước ta
+ 3 bài thơ nói về đất nước : chép bài thơ ra giấy
+ 2 bài hát ca ngợi tổ quốc.
6. ĐÁNH GIÁ :
BẢNG HỎI
STT
1


Họ và tên:

Lớp:

Em có thích hoạt động "Tiếp lửa truyền thống" vào thứ 7 vừa rồi không?
A. Không thích
B. Bình thường

2

C. Rất thích
D. Ghét
Sau khi tham gia các hoạt động, cảm xúc của em như thế nào?
A.Rất vui

C. Bình thường


B.Vui
3

D. Buồn

Khi tham gia các hoạt động em có gặp phải khó khăn gì không?
.......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................

4


Qua hoạt động Hóa trang và văn nghệ hát về tổ quốc thân yêu, em thấy tự
trải nghiệm hay tham gia cùng tập thể vui hơn? Vì sao?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

5

Em có thích được làm việc và hợp tác với bạn bè trong lớp không ? Vì
sao?
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

6

Sau khi tham gia hoạt động Đấu trường Lịch sử, em đã rút ra được những
bài học kinh nghiệm gì cho bản thân
mình? ............................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
..........

7

Nếu có những chương trình tương tự như "Tiếp lửa truyền thống" được tổ
chức để tạo cơ hội cho các em được tham gia cùng các bạn trong lớp.Khi
đó em có muốn tham gia không?Vì sao?
.......................................................................................................................

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

BẢNG QUAN SÁT


Họ và tên :

Tự học sinh
đánh giá

Lớp:

Cao ( rất tích cực,tự giác tham
gia làm trang phục và hoạt động
văn nghệ của lớp)
Mức độ
tham gia
hoạt động

Bình thường (tích cực tham gia,
nhưng đôi khi còn cần giáo viên
nhắc nhở)
Thấp ( không tích cực, giáo viên
phải nhắc nhở thường xuyên)

Thái độ
làm việc

Rất nghiêm túc, luôn tập trung

vào công tác chuẩn bị cho
cáchoạt động

Bình thường (nghiêm túc làm
việc)
Thờ ơ, đợi giáo viên hoặc bạn
bè nhắc nhở thường xuyên mới
chịu làm
Cao (chia sẻ, đóng góp ý kiến,
tranh luận, hăng hái giúp đỡ các
bạn khi các bạn cần trợ giúp)
Tinh thần
hợp tác

Có tinh thần hợp tác: thỉnh
thoảng đưa ra ý kiến nhưng ít
tranh luận.
Không có tinh thần hợp tác:
không đưa ra ý kiến, không
tranh luận, việc ai người ấy làm.
Cao( luôn luôn làm tốt nhiệm
vụ của mình và nhắc nhở các
bạn hoàn thành nhiệm vụ được

Nhóm đánh
giá

Giáo viên
đánh giá



Tinh thần
trách
nhiệm

giao)
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
nhưng đôi khi còn bị giáo viên
nhắc nhở
Chưa làm tốt nhiệm vụ của
mình, thường xuyên bị giáo
viên và bạn bè nhắc nhở

BẢNG SẢN PHẨM
Nội dung đánh giá

Trang phục hóa
trang

Tiết mục văn nghệ

Tiêu chí đánh giá

Số lượng : 2 bộ
trang phục/ lớp
-Nguyên liệu :lon
bia, vỏ chai, bao
nilon,....
-Màu sắc: ưa nhìn
-Thiết kế trang

phục: Sáng tạo
Sản phẩm : thể hiện
được sự sáng tạo
phù hợp với tạo hình
nhân vật mà mình
chọn
Số lượng: 1 tiết
mục/lớp
Chủ đề:Hát về Tổ
quốc than yêu: Ca
ngợi Đảng, Bác Hồ,
quê hương đất
nước, lịch sử, truyền
thống tốt đẹp của
dân tộc Việt Nam
Trang phục: ưa
nhìn, phù hợp với
nội dung bài hát
Giọng hát:hay, ấm,
truyền cảm
Múa minh họa: đều,

Học sinh tự đánh giá

Giáo viên đánh giá


đẹp, phù hợp nội
dung bài hát




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×