Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đổi Mới Phương Thức Tuyên Truyền Về Biến Đổi Khí Hậu Cho Lực Lượng Cảnh Sát Môi Trường Hiện Nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.61 MB, 86 trang )

MỤC LUC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIỄN VỀ ĐỔI MÓI 11
PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO L ự c
LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG........................................................... l l
LL Biến đổi khí hậu và tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lượng
cảnh sát môi trường............................................................................... 11
1.2. Đổi mới phuong thức tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực lượng
Cảnh sát môi trường.............................................................................. 25
1.3. Sự cân thiêt phải đôi mới phương thức tuyên truyen biên đôi khí
hậu cho lực lượng cảnh sát mot trường hiện nay.................................30
y

r

9

y

r

9

Chương 2: ĐỔI MỚI PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CHO L ự c LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT R A ....................................... 36
2.1. Những yếu tố tác động đến đổi mới phương thức tuyên truyền biến
đổi khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường................................... 36
2.2. Thực trạng quá trình đổi mới phương thức tuyên truyền về biến đổi
khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường......................................... 42
2.3. Những vấn đề đặt ra trong đổi mới phương thức tuyên truyền
biến đổi khí hậu cho Cảnh sát môi trường........................................ 57


Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP Cơ BẢN TIẾP TỤC ĐỔI
MỚI PHƯƠNG THỨC TUYÊN TRUYỀN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO
Lực LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY............................. 62
3.1. Phương hướng tiếp tục đổi mới phương thức tuyên truyền về
biến đổi khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường hiện n a y .......62
3.2. Những giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới phương thức thức tuyên
truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường hiện nay.. 63
3.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện hiện đại tạo điều
kiện cho việc đổi mới phương thức tuyên và xây dựng cơ chế chính
sách kịp thời, họp lý đối với cảnh sát môi trường............................... 70
KÉT LUẬN.................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 75
PHỤ LỤC....................................................................................................... 79


1

MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình,
đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Kinh tế
tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng
bước hình thành, phát triển. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh
được tăng cường. Văn hóa - xã hội có bước phát triển; bộ mặt đất nước và đời
sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy
và ngày càng mở rộng. Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng
cường. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cả hệ

thống chính tri được đẩy mạnh. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước được
nâng lên; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội
chủ nghĩa được giữ vừng. Quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng và di vào
chiều sâu; vi thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, việc phát triển kinh tế xã hội nhanh chóng trong thời gian đã tác động không nhỏ tới môi trường
sống. Vấn đề biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Môi trường
nước, không khí bi ô nhiễm ở diện rộng, có nơi ở mức độ trầm trọng; khối
lượng và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng không chỉ ở các khu
công nghiệp, khu đô thị mà cả ở những vùng nông thôn; tài nguyên thiên
nhiên bi khai thác quá mức, không có quy hoạch, thiếu sự kiểm soát; nguồn
nước mặt, nước ngầm nhiều nơi bi suy thoái, cạn kiệt; da dạng sinh học tiếp
tục bi suy giảm; biến đổi khí hậu thì những năm qua diễn biến khó lường, biến
đổi khí hậu gây ra triều cường, lũ, lụt, mưa, bão với cường độ lớn, diễn biến


2

ngày càng phức tạp, khó lường; ngộ độc thực phẩm đang diễn biến hết sức phức
tạp và có xu hướng gia tăng...
Bên cạnh đó, nhiều bệnh, dịch gia tăng dưới tác động của sự thay đổi
nhiệt độ và hoàn cảnh sống, nhất là các bệnh truyền qua vật trung gian, như
sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, các bệnh đường ruột và các bệnh khác...
Các hiện tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tạo nguy cơ ngập lụt
đối với các vùng đất thấp, điển hình như đồng bằng sông Cửu Long, cũng
xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều. Tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn
trên diện rộng làm thiệt hại đến mùa màng; hạn hán thường xảy ra vào mùa
khô, nắng nóng, lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa nhiều lần đã làm cây trồng
khô héo nhanh chóng, có thể dẫn tới làm chết cây trồng hàng loạt và thiếu
nước ngọt cho sinh hoạt của người dân ở diện rộng.
Đứng trước vấn đề trọng đại đó, vấn đề tuyên truyền về biến đổi khí

hậu gắn với mục tiêu cảnh báo phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu
được xem là vấn đề nóng bỏng của thế kỷ XXI. Đặc biệt, công tác tuyên
truyền biến đổi khí hậu càng trở nên cần thiết đối với Việt Nam.
Ngoài ra, trong những năm qua, hệ thống công cụ, phương tiện công tác
tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về biến đổi khí hậu nói riêng đã có sự
biến đổi sâu sắc, toàn diện. Do đó, đòi hỏi chủ thể làm công tác tuyên truyền
phải đổi mới phương thức công tác tuyên truyền mới sử dụng hiệu quả các
công cụ, phương tiện này để thực sự nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
tuyên truyền nói chung và công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu nói riêng.
Lực lượng Cảnh sát môi trường là một trong những lực lượng chủ lực
bảo vệ môi trường, được tiến hành các biện pháp, công tác nghiệp vụ, các
hoạt động điều tra hình sự, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi
phạm pháp luật về môi trường trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất
nhập khẩu, thăm dò khai thác tài nguyên, khu bảo tồn thiên nhiên, da dạng


3

vu
đó, việc nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho lực lượng Cảnh sát môi
trường về vấn đề biến đổi khí hậu có vai trò vô cùng quan trọng.
Thực tiễn trong những năm qua, công tác tuyên truyền về biến đổi khí
hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường tuy đã đạt được nhiều kết quả quan
trọng, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ
trong lực lượng cảnh sát môi trường, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, bất cập,
chất lượng và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn, vẫn còn những cán
bộ, chiến sĩ trong lực lượng cảnh sát môi trường chưa hiểu rõ hết được vi trí,
tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi
trường, chống biến đổi khí hậu. Xem đó là trách nhiệm của các đơn vi khác
chứ không phải của chính bản thân hay cơ quan mình.

Vi vậy, trong tình hình mới hiện nay, trước việc hoàn cảnh, đối tượng
và công cụ phương tiện công tác tuyên truyền nói chung và công tác tuyên
truyền về biến đối khí hậu nói riêng cho lực lượng cảnh sát môi trường đã có
những biến đổi sâu sắc, thì việc phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ cả
nội dung, phương thức tuyên truyền đang đặt ra cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở đó, học viên mạnh dạn lựa chọn vấn đề: “Đổi mới phương
thức tuyên truyền về biến đối khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường
hiện nay” làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành công tác tư tưởng.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu về tuyên truyền biến đổi khí hậu, phương thức
tuyên truyền về biến đổi khí hậu là vấn đề luôn được Đảng, nhà nước ta quan
tâm. Đồng thời, đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu, nhà khoa học. Trong những năm gần đây đã có nhiều tài liệu, bài
cứu
tuyên truyền biến đổi khí hậu.


4
*

Nhom tài liệu nghiên cứu về công tác tuyên truyền từphương diện lý thuyết

- Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và tuyên truyền: Tập bài giang
nguyên lỷ tuyên truyền (2003). Tài liệu khái quát những vấn đề chung về công
tác tuyên truyền, những quan điểm và phương hướng cơ bản đổi mới công tác
tuyên truyền trong điều kiện hiện nay.
- Lương Khắc Hiếu (chủ biên) (2008), Nguyên lý công tác tư tưởng
(tập I và II), Nxb CTQG. Cuốn sách giới thiệu những vấn đề chung nhất về
đối tượng, bản chất, hình thái, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, nội dung,
phương pháp... của công tác tư tưởng, trong đó có công tác tuyên truyền

- Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2006), Học tập phương pháp tuyên
truyền cách mạng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG. Cuốn sách nêu lên những đặc
trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh, thực trạng và
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao, đổi mới phương pháp tuyên truyền
của đội ngũ cán bộ tư tưởng theo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh.
- Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2007), Thông tin cổ động, Nxb LLCT.
Cuốn sách giới thiệu về công tác thông tin cổ động trong hoạt động tư tưởng
của Đảng; chức năng, nhiệm vụ của công tác thông tin cổ động; cổ động
miệng; cổ động trực quan...
*

Nhóm tài liệu nghiên cứu về biến đổi khỉ hậu và tuvên truyền biến đổi

khl hậu
- Tài liệu nghiên cứu về biến đổi khí hậu:
+ Nguyễn Đức Ngữ, (2008), Biến đổi khí hậu, NXB Khoa học kỹ thuật.
+ Nguyễn Văn Thắng, Nguyễn Trọng Hiệu, Trần Thục (2011), Biến đổi
khí hậu và tác động ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.
+ Lê Văn Khoa (chủ biên) (2012), Giáo dục ứng phó với biến đổi khí
hậu, NXB Giáo dục Việt Nam. Cuốn sách là một tài liệu về tuyên truyền biến
đổi khí hậu trong nhà trường, cung cấp các thông tin, tư liệu cập nhật về biến


5

đổi khí hậu, nhằm nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, các thầy cô
giáo, sinh viên về biến đối khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu; Tăng
cường năng lực, kỹ năng, hình thành thái độ, hành vi của cán bộ quản lý, các
thầy cô giáo và sinh viên về biến đối khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tài liệu nghiên cứu về tuyên truyền biến đổi khí hậu:

+ Nguyễn Thị Bích Hạnh: “Van đề tuyên truyền biến đồi khỉ hậu trên
bảo in Việt Nam ” (2010) đề cập đến vấn đề tuyên truyền biến đổi khí hậu, về
nguyên nhân thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
+ Nguyễn Văn Thắng (2010), Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải
pháp chiến lược phòng tránh, giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền
vững kinh tế xã hội ở Việt Nam”. Ket quả của đề tài cung cấp phương pháp
nghiên cứu tương đối đầy đủ, phù hợp với nhiều đối tượng về biến đổi khí hậu
tại Việt Nam; Cung cấp bộ tư liệu và báo cáo khoa học chính thong của Việt
Nam về biến đổi khí hậu; Cung cấp các kịch bản cập nhậy về biến đổi khí hậu
ở Việt Nam; Cung cấp cho các cơ quan khoa học và quản lý các thông tin về
biến đổi khí hậu của thế giới, các tư liệu và đặc trưng về biến đổi khí hậu của
Việt Nam

những

nề do biến đổi khí hậu gây ra. Bên cạnh đó Nghiên cứu cũng đề ra các giải
pháp chiến lược để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cho các vùng
địa lý - khí hậu. Đây là cơ sở để xây dựng các chính sách kinh tế - xã hội và
môi trường, có khả năng thích ứng cao với khí hậu trong hoàn cảnh biến đổi
khí hậu. Giúp các ngành, địa phương lồng ghép các kế hoạch và giải pháp
thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu vào các kế hoạch phát triển khác về
kinh tế - xã hội của các ngành và địa phương.
+ Viện Khoa học khí tượng Thủy văn và Môi trường, (2010), “Biến đổi
khí hậu và tác động ở Việt Nam". Đây là cuốn sách được biên soạn nhằm giới


6

thiệu những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu, thực trạng biến đổi khí hậu

toàn cầu và ở Việt Nam, kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam, tác động
của biến đổi khí hậu đến các ngành, lĩnh vực và các khu vực địa lý - khí hậu
trong cả nước.
+ GS.TSKH. Trương Quang Ngọc (chủ biên) - TS. Phạm Đức Thi ThS. Phạm Bích Ngọc (2013), Hỏi - Đáp về biến đổi khí hậu, Nxb CTQG Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách là tài liệu tuyên truyền biến
đổi khí hậu dưới dạng hỏi đáp. Cuốn sách được chia thành các chủ đề: Những
vấn đề chung (thời tiết, khí hậu và biến đổi khí hậu toàn cầu); Biến đổi khí
hậu ở Việt Nam (biểu hiện, tác động, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu);
Liên kết để chống lại biến đổi khí hậu; Mồi chúng ta có thể làm gi trong cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Dữ liệu và Truyền
thông phòng ngừa thiên tai - Cục Khí tượng Thuy văn và Biến đổi khí hậu
(2013), Sổ tay “Tuyên truyền biến đổi khí hậu”, Nxb. Tài nguyên môi trường
và bản đồ Việt Nam, Hà Nội. Cuốn sổ tay đã giới thiệu những kiến thức co
bản nhất về thời tiết, khí hậu, biến đổi khí hậu, các hiện trượng thiên tai
thường gặp, các biện pháp và chỉ rõ trách nhiệm của cộng đồng dân cư với
biến đổi khí hậu Việt Nam.
+ Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Trung tâm sống và Học tập vi Môi
trường và Cộng đồng (Live&Leam), Tổ chức Plan tại Việt Nam và Co quan
Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) (2012), “Sổ tay ABC về biến đổi khí
hậu”. Cuốn sổ tay là một tài liệu tuyên truyền về biến đổi khí hậu, cung cấp
những thông tin khoa học một cách đơn giản, dề hiểu vè phù hợp với tất cả
moi người, từ tre em
động của biến đổi khí hậu và những hành động cần thiết
được truyền tải qua những hình ảnh và thông tin sinh động.


7

+ Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2010, Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu
cấp Trung học phổ thông. Đây là cuốn tài liệu cho giáo viên và học sinh Trung

học phổ thông với những nội dung cơ bản: biến đổi khí hậu toàn cầu, biến đổi
khí hậu ở Việt Nam, tác động của biến đổi khí hậu, ứng phó với biến đổi khí
hậu, các Hiệp đinh Quốc tế về biến đổi khí hậu, Học sinh có thể làm gi để ứng
phó với biến đổi khí hậu. Đây không chỉ là tài liệu tham khảo cho học sinh và
giáo viên mà còn nhằm bổ sung, tuyên truyền them những hiểu biết về biến đổi
khí hậu mà học sinh đã đuợc học trong chương trình giáo dục phổ thông.
+ Nguyễn Đức Ngữ. Biến đổi khí hậu. Dự án “Nâng cao nhận thức và
tăng cường năng lực cho địa phương trong việc thích ứng và giảm nhẹ biến
đổi khí hậu, góp phần thực hiện Công ước khung của Liên Hợp Quốc và Nghị
định thư Kyoto về biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học kỹ thuật.
+ Bộ Thông tin và Truyền thông, 2010, sổ tay phóng viên: Chương
trình mục tiêu quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, trên các báo mạng điện tử, báo in có các tin bài về công tác
tuyên truyền biến đổi khí hậu.
Tháng 10 năm 2008, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội thảo
khoa học - thực tiễn về chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư
tưởng trong giai đoạn hiện nay” và xuất bản kỷ yếu tập hop 49 bài tham luận
của các nhà khoa học, nhà quản lý lãnh đạo. Các tác giả đã đề cập đến nhiều
khia cạnh của công tác tư tưởng cả về lý luận và thực tiễn, chỉ ra những kết
quả, hạn chế và đề xuất những giải pháp sắc sảo, khả thi. Đáng chú ý, có một
số bài nghiên cứu chuyên sâu về công tác tuyên truyền, như bài “Tiếp tục đổi
mới, nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền trong giai đoạn mới” của
TS. Bùi Thế Đức; bài “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động
công nhân, lao động trong điều kiện hiện nay: thực trạng và giải pháp” của
TS. Dương Văn Sao; bài “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin


8

đối ngoại trong giai đoạn hiện nay: thực trạng, vấn đề và giải pháp” của

PGS,TS. Phạm Văn Linh; bài “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác báo
chí truyền thông hiện nay: thực trạng và giải pháp” của PGS,TS. Đinh Văn
Hưởng; bài “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền trong giai
đoạn hiện nay: thực trạng và giải pháp” của Nguyễn Quang Khải v.v..
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đây đã đề cập đến công tác
tuyên truyền của biến đối khí hậu dưới những góc độ khác nhau. Khái quát
lại, chúng ta cũng đã có những quan điểm co bản về nguyên lý công tác tuyên
truyền, yêu cầu, nội dung, phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu. Tuy
nhiên, dưới góc độ khoa học chính trị, chuyên ngành Công tác tu tưởng, có
thể nói chưa có đề tài khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về phương thức
tuyên tuyền biến đối khí hậu, đặc biệt là vấn đề “Đổi mới phương thức tuyên
truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường hiện nay”. Vi
vậy, vấn đề nghiên cứu của đề tài này là mới, sẽ có đóng góp cả những nội
dung về lý luận và thực tiễn cho hoạt động nghiên cứu về biến đổi khí hậu nói
chung và tuyên truyền biến đổi khí hậu nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đổi mới phương thức tuyên truyền về
biến đổi khí hậu, khảo sát thực trạng đối mới phương thức tuyên truyền cho
lực lượng Cảnh sát môi trường hiện nay, luận văn xác định phương hướng và
giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới phương thức tuyên truyền với kết quả
cao hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vu:
- Làm rõ cơ sở lý luận về đổi mới phương thức tuyên truyền biến đổi khí hậu
cho lực lượng Cảnh sát môi trường.


9


- Khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới phương thức tuyên truyền về
biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường hiện nay.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới
phương thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi
trường với hiệu quả cao hơn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượngnghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đổi mới phương thức tuyên truyền về
biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn đề cập chủ yếu đến đổi mới phương thức tuyên truyền của đội
ngũ giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên cho lực lượng Cảnh sát môi
trường trên từ năm 201 o đến nay.
Luận

trung khảo sát thực trạng đổi mới phương

truyền biến đổi khí hậu cho lực lượng Cảnh sát môi trường.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng tu tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ con người, xã hội và tự nhiên, những quan điểm, chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kế thừa các công trình nghiên
cứu về phương thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật và một số
phương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp phân tích và tổng họp, phương
pháp so sánh; phương pháp khảo sát, điều tra, phỏng vấn, phương pháp
chuyên gia và phương pháp tổng kết thực tiễn.



10

6. Những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn
- Luận văn cung cấp thêm các nội dung, hình thức, cách thức tuyên
truyền cho việc đổi mới phuong thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực
luong Cảnh sát môi trường hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, học tập, nghiên cứu về
đổi mới phuong thức tuyên truyền về biến đổi khí hậu, hoặc cho những ai
quan tâm đến đề tài này.
7. Ket cấu của luân văn
Ngoài phần Mo đầu, Ket luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chuong 7 tiết.


ll

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THựC TIEN VỀ ĐỔI MỚI
PHƯƠNG THỨC TUYEN TRUYỀN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO
LƯC
CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
• LƯƠNG

1.1. Biến đổi khí hậu và tuyên truyền biến đổi khí hậu cho lực
lượng cảnh sát môi trường
1.1.1. Khái quát về lực lượng cảnh sát môi trường
Hiện thực hóa mục tiêu và quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ
Công an đã có nhiều văn bản chỉ đạo về đấu tranh phòng, chống tội phạm và

vi phạm pháp luật về môi trường. Nổi bật là ngày 29-11-2006, Bộ trưởng
Công an Lê Hồng Anh đã ký Quyết định số 1899/2006/QĐ-BCA, thành lập
lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm (PCTP) về môi trường và ngày 17 9-2007 đã ky Quyết định số 1081/2007/QĐ-BCA về thành lập các Phòng
Cảnh sát PCTP về môi trường trực thuộc công an các tỉnh, thành phố. Từ đây
đã hình thành một cơ quan chuyên trách trong phòng ngừa, đấu tranh tội
phạm môi trường thống nhất từ Trung ương xuống địa phương.
Theo Pháp lệnh Cảnh sát môi trường được ủ y ban Thường vụ Quốc hội
thông qua ngày 23 tháng 12 năm 2014 thì Cảnh sát môi trường có tổ chức bộ
máy và chức năng, nhiệm vụ như sau:
1.1.1.1. về tổ chức biên chế

- Lực lượng cảnh sát môi trường được to chức như sau:
+ Cục Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an;
+ Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương;
+ Đội Cảnh sát môi trường thuộc Công an huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh và đơn vi hành chính tương đương.


12

- Vê tô chức và lực lượng của cảnh sát môi trường cụ thê ở cap Cục và
các địa phương:
+ Cơ cấu tổ chức và lực lượng của Cục Cảnh sát Môi trường C3 6
(C49), bao gồm:
Lãnh đạo Cục gồm 01 đồng chí Cục trưởng và 04 đồng chí Phó Cục
trưởng giúp việc.
Có 06 phòng và 01 trung tâm: Phòng Tham mưu; Phòng Phòng chống
tội phạm môi trường trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng co bản, môi
trường đô thị; Phòng Phòng chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực khai

thác tài nguyên, khoáng sản, da dạng sinh học; Phòng Phòng chống tội phạm
môi trường trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề; Phòng Phòng
chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực thương mại xuất nhập khẩu và các
lĩnh vực khác; Phòng Phòng chống tội phạm môi trường trong lĩnh vực y tế,
an toàn vệ sinh thực phẩm; Trung tâm kiểm định môi trường.
Mỗi phòng, trung tâm do 01 đồng chí Trưởng phòng phụ trách và có 03
- 04 đồng chí Phó Trưởng phòng, Phó Giám đốc Trung tâm giúp việc. Quân
số của cả Cục đến nay (2016) là 230 cán bộ, chiến sĩ.
+ Co cấu tổ chức và lực lượng của Phòng Cảnh sát Môi trường (PC36)
các địa phương: v ề cán bộ lãnh đạo, ở mỗi Phòng PC36 Công an các địa
phương có 01 đồng chí Trưởng phòng, 02 - 03 đồng chí Phó Trưởng phòng;
v ề co cấu tổ chức các đội thì tùy theo yêu cầu công việc, tính chất địa bàn mà

Giám đốc Công an tỉnh quyết định số lượng các đội trong phòng.
1.1.1.2, về chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sat môi trường
a. Chức năng: Cảnh sát môi trường là lực lượng chuyên trách thuộc
Công an nhân dân thực hiện chức năng phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh chống tội phạm và vi phạm hành chính về môi trường; chủ động, phối
họp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật về tài nguyên
và an toàn thực phẩm có liên quan.


13

b. Nhiệm vụ, quyền hạn: Trong phạm vi chức năng, Cảnh sát môi
trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự bào tình hình để tham
mưu, đề xuất với cấp có thẩm quyền chỉ đạo công tác phòng ngừa, đấu tranh
chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp công tác công an để tổ chức phòng ngừa, đấu

tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
phạm và vi phạm
pháp luật theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành điều tra các tội phạm về môi trường và tài nguyên, an toàn
thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật;
- Tiến hành các hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan,
tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; kiểm tra phương tiện, đồ vật, địa
điểm khi trực tiếp phát hiện có dấu hiệu tội phạm, vi phạm hành chính hoặc khi
có tố giác, tin báo về tội phạm, vi phạm hành chính theo quy định của luật;
Việc kiểm tra phải có quyết định bằng văn bản của người đứng đầu cơ
quan Cảnh sát môi trường thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; quyết định bằng văn bản của Giám đốc Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành
phố trực thuộc tỉnh và đơn vi hành chính tương đương.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp cần thiết, cấp bách được quyền huy động người,
phương tiện của cơ quan, to chức, cá nhân theo quy định của luật;
- Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định của luật, sử
dụng thiết bi, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
- Thu giữ mẫu vật, tài liệu, vật chứng liên quan đến tội phạm, vi phạm
hành chính để kiểm định hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
kiểm định, giám định;


14

- Được yêu câu cơ quan, tô chức, cá nhân cung cap thông tin, tài liệu, đô
vật liên quan đến tội phạm, vi phạm hành chính về môi trường và tài nguyên,
an toàn thực phẩm có liên quan đến môi trường theo quy dinh của luật;
- Phối hợp với các co quan, tổ chức, đơn vi trong phòng, chống tội

phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm theo
quy định của Chính phủ;
- Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an;
= Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật đến
môi trường.
1.1.1.3. Nguyên tae tổ chức và hoạt động của Cảnh sát môi trường
- Đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Công an Trung ương và
sự chỉ huy, quản lý của Bộ trưởng Bộ Công an.
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng và bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của co quan, tổ chức, cá
nhân; tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm an
sinh xã hội.
- Chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm
minh tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ.
- Phối hợp chặt chẽ với co quan, tổ chức có liên quan trong phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật theo phạm vi chức năng,
nhiệm vu.
- Dựa vào Nhân dân, phát huy sức mạnh của Nhân dân và chịu sự giám
sát của Nhân dân.
L l.2. Biến đổi khỉ hậu và tuyên truyền biến đỗi khỉ hậu cho lực
lượng cảnh sát môi trường
1.1.2.1. Biến đổi khí hậu
Theo UNFCCC (1994), biến đổi khí hậu được quy trực tiếp hay gián


15

tiếp là do hoạt động của con người là thay đổi thành phần của khí quyển toàn
cầu và đóng góp thêm vào sự biến đổi khí hậu tự nhiên trong các thòi gian có
thể so sánh được.

Theo công ước chung của LHQ về biến đổi khí hậu thì “Biến đổi khí
hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khỉ hậu”, là những biến đổi
trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đảng
kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thong kỉnh tế - xã hội
hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Trung tâm sống và Học tập vi Môi
trường và Cộng đồng đã đưa ra khái niệm: “biến đổi khí hậu là sự thay đổi
của hệ thong khỉ hậu gồm khí quyển, thuy quyển, sinh quyển, thạch quyên
hiện tại và trong tưong lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
Theo quan điểm của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), biến đổi khí
hậu là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ
thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động
của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người.
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài thập kỷ hoặc dài hơn. Vi dụ, ấm lên hay lạnh di. Sự biến đổi về trạng thái
khí hậu đó xảy ra do các quá trình tự nhiên hoặc do con người gây ra đối với
các thành phần khí quyển.
Như vậy, biến đổi khí hậu mà trước hết là sự nóng lên toàn cầu và nước
biển dâng hiện nay, là thách thức nghiêm trọng nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ XXI. biến đổi khí hậu đã thực sự tác động đến mọi lĩnh vực, bao gồm
tài nguyên thiên nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội và sức khỏe con người.
Thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan và các hiện tượng khí hậu cực


16

đoan như là hệ quả của biến đổi khí hậu hiện đang hoành hành ngày càng
nhiều và khốc liệt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Biến đổi khí hậu tác động trực

tiếp tới các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và được coi là thách thức lớn cho
phát triển bền vững.
Biểu hiện của biến đổi khí hậu rất phức tạp, bao gồm các biểu hiệu
chính như sau:
- Nhiệt độ trung bình, tính biến động và di thường của thời tiết và khí
hậu tăng lên;
- Lượng mưa thay đổi
- Mực nước biển dâng lên do sự tan băng ở các Cực và các đỉnh núi cao;
- Các thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão,
lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với tần suất, độ bất thường và có thể cả cường độ
tăng lên.
Biến đổi khí hậu tác động lên tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.
Hậu quả của biến đổi khí hậu tại Việt Nam cũng được đánh giá rất nghiêm
trọng. Biến đổi khí hậu sẽ tác động lên các thành phần môi trường ở Việt
Nam, bao gồm cả các lĩnh vực của môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và
sức khỏe con người trên phạm vi toàn cầu. Nước ta bi đánh giá là phải chịu
mức độ tác động lớn của biến đổi khí hậu, bởi biến đổi khí hậu sẽ nghiêm
trọng hơn ở các nước nhiệt đới, nhất là các nước đang phát triển công nghiệp
nhanh ở châu Á. Trong đó, những người nghèo, những người it góp phần gây
ra biến đổi khí hậu nhất thì lại phải chịu những thiệt hại sớm nhất và nghiêm
trọng nhất về phát triển con người do biến đổi khí hậu gây ra.
Cũng giống như bức tranh chung trên toàn cầu, ở Việt Nam, trong
khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình hàng năm tăng khoảng 0,5oC, mực
nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng
tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các


17

thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày

càng ác liệt.
Theo dự đoán, nhiều thành phố ven biển của đất nước ta có khả năng
bi nước biển nhấn chìm. Điều đó xuất phát từ việc nước biển nhấn chìm do
mực nước biển dâng - hậu quả trực tiếp của sự tan băng ở Bắc và Nam Cực.
Nhìn tổng thể toàn thế giới, trong số 33 thảnh phố có quy mô dân số 8 triệu
người vào năm 2015, it nhất 21 thành phố có nguy cơ cao bi nước biển nhấn
chìm toàn bộ hoặc một phần và khoảng 332 triệu người sống ở vùng ven biển
và đất trũng sẽ bi mất nhà cửa vi ngập lụt. Trong những nước ấy có Việt Nam.
Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bi thu hẹp do nước biển dâng theo thứ tự là
Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Inđônêsia, Nhật Bản, Ai Cập,
Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin. Đối với nước ta, mực nước biển dâng sẽ làm
mất di một vùng đất thấp rộng lớn - các hệ sinh thái đất ngập nước của các
đồng bằng lớn nhất cả nuoc - nơi ở của các cộng đồng dân cư lâu đời, cái nôi
của nền văn minh lúa nước, vùng có tiềm năng sản xuất nông nghiệp lớn nhất
và các sinh cảnh tự nhiên của nhiều loài bản địa bao gồm cả các vườn quốc
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển. Nước biển dâng lên còn
kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu hơn trong nội địa và sự nhiễm
mặn của nước ngầm, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp và tài nguyên
nước ngọt.
Tài nguyên nước và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam cũng bi ảnh
hưởng nghiêm trọng. Theo dự đoán, trên thế giới, đến năm 2080, sẽ có thêm
khoảng 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước, khoảng 600 triệu
người sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng do nguy cơ năng suất trong sản
xuất nông nghiệp giảm. Tại Việt Nam, nguồn nước sạch cũng bi thu hẹp, nhiều
sông ngòi bi ô nhiễm trầm trọng, nhất là ở thành phố và khu sản xuất công
nghiệp. Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản


18


lượng sinh học và sô lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước
ngọt, làm gia tăng bệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vectơ truyền (IPCC
1998). Tỷ lệ bệnh nhân, tỷ lệ tử vong của nhiều bệnh truyền nhiễm gia tăng.
Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng đến các thủy vực nội địa (sông, hồ,
đầm lầy...) do sự thay đổi nhiệt độ nước và mực nước, thay đổi thời tiết (mưa,
bão, hạn hán...), tới lưu lượng, đặc biệt là tần suất và cường độ của những trận
lũ và hạn hán làm giảm sản lượng sinh học bao gồm cả các cây trồng nông,
công và lâm nghiệp, và sự diệt vong của nhiều loài động, thực vật bản địa,
gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Bão, lũ lụt, rét hại, nắng nóng, hỏa
hoạn và những thay đổi điều kiện sinh thái khác sẽ dẫn tới các thảm họa chết
người, ốm đau, thương tích, suy dinh dưỡng và các bệnh dịch mới, nhất là các
bệnh do côn trùng truyền có tỷ lệ tử vong cao.
Số lượng và tổn thất do thiên tai, các hiện tượng thời tiết cực đoan gây
ra tăng liên tục trong những thập kỷ vừa qua. Thiệt hại về kinh tế do thay đổi
thời tiết và lũ lụt đã tăng gấp nhiều lần trong vòng 50 năm qua. số nạn nhân
của lũ lụt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tăng lên và gây tổn thất lên lớn.
Đối với các lĩnh vực, cũng như tình hình chung trên thế giới, đối với
Việt Nam, biến đổi khí hậu tác động tới tất cả các vùng, miền, các lĩnh vực về
tài nguyên, môi trường và kinh tế - xã hội, trong đó tài nguyên nước, nông
nghiệp, y tế - sức khỏe, an ninh môi trường và vùng ven biển sẽ chịu tác động
mạnh mẽ nhất.
7.7.2.2. Tuyên truyền bien đổi khí hậu
- Tuyên truyền: Theo từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Phê thì
tuyên truyền là giải thích phổ biến một tư tưởng, một học thuyết, lý luận chính
tri nào đó.
+

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tuyên truyền là đem một việc gi nói cho
dãn hieu, dân nhớ, dân làm”.



19

Khi nghiên cứu về tuyên truyền, tác giả Hoàng Quốc Bảo trong cuốn
Học tập phương pháp tuyên truyền cach mạng Hồ Chi Minh đã đua ra khái
niệm về tuyên truyền nhu sau: “Tuyên truyền là phổ biến, giải thich một học
thuyết, một tư tưởng, một quan điểm nào đó nhằm hình thành hoặc củng cố ở
đổi tượng tuyên truyền một thế giới quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một
hưởng
người trong thực tien xã hội” .
Theo GS.TS. Tạ Ngọc Tấn: Tuyên truyền là hoạt động nhằm truyền bá
trong quần chúng nhân dân những tu tuởng nền tảng, những quan điểm chính
yếu của hệ tu tuởng của chế độ, nhằm hình thành một bức tranh đặc trung về
thế giới về lịch su vận động của xã hội.
Nhu vậy, có thể hiểu tuyên truyền là phổ biến, giải thích rộng rãi một tu
tuởng, một học thuyết, một quan điểm, một chủ truong hay một vấn đề nào đó
nhằm tác động vào nhận thức của đối tuợng tuyên truyền để củng cố hoặc làm
thay đổi nhận thức của đối tuợng tuyên truyền, qua đó xây dựng thế giới quan
nhất định ở đối tuợng tuyên truyền phù họp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.
- Tuyên truyền biến đỗi khỉ hậu: Tuyên truyền biến đổi khí hậu là một
nội dung co bản của công tác tuyên truyền hiện nay nhằm phổ biến duong lối,
chủ truong chính sách về biến đổi khí hậu, trang bi cho quần chúng nhân dân
những tri thức về biến đổi khí hậu, phổ biến rộng rãi những cách thức chống
biến đổi khí hậu nhằm giáo dục ý thức của nguoi dân trong việc giữ gìn môi
truong, chống biến đổi khí hậu.
L 1.2.3.. Tuyên truyền biến đổi khỉ hậu lực lượng Cảnh sát môi trường
?

^


a. Chủ thê tuyên truyen
truyen
lực luong công an nói chung và đối với lực luong cảnh sát môi truong nói
riêng đuọc giao cho Tổng cục Chính trị Công an nhân dân đảm nhận duới sụ


20

lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Công an nhân dân, lãnh đạo Bộ Công an. Bên
cạnh đó, công tác tuyên truyền về biến đổi khí hậu trong lực lượng cảnh sát
môi trường chính là Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát,
lãnh đạo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, trong đó có vai
trò của Cục Chính trị cảnh sát (thuộc Tổng cục Cảnh sát), nhất là Phòng Công
tác chính trị (Cục Chính trị cảnh sát), dem vi có trách nhiệm giúp Cục Chính
trị Cảnh sát quản lý và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng;
công tác thi đua khen thưởng; tuyên truyền; văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể
thao và công tác điều lệnh trong Tổng cục Cảnh sát.
Công tác tuyên truyền, giáo dục biến đổi khí hậu đối với cảnh sát môi
trường, Cục Chính trị Cảnh sát có một số nhiệm vụ cụ thể như:
- Theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong toàn
Tổng cục, trong đó có nhận thức về biến đổi khí hậu. De xuất, kiến nghị với
Đảng ủy Tổng cục và lãnh đạo Tổng cục về những giải pháp để nâng cao
nhận thức, kiến thức cho lực lượng cảnh sát môi trường về biến đổi khí hậu.
- Tiến hành biên soạn tài liệu để tuyên truyền, giáo dục về biến đổi khí
hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường.
- Phối hợp với các dem vi có liên quan trong lực lượng công an nhân
dân và ngoài lực lượng công an nhân dân về biến đổi khí hậu, môi trường
trong việc phối họp tiến hành các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao đưa
các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu đến với cảnh sát môi trường.

- Tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, quán triệt, hướng dẫn triển khai
thực hiện nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế của Đảng về lĩnh
vực môi trường, biến đổi khí hậu; kiểm tra, giám sát việc học tập, quán triệt
các nội dung trên trong lực lượng cảnh sát môi trường.
- Tổ chức bồi dưỡng lý luận, thông tin thời sự, tuyên truyền chính sách


21

theo các chương trình của Trung uong và của Bộ vê vân đê biên đôi khí hậu.
Bồi dưỡng kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu cho cán bộ, chiến sĩ
trong toàn Cục.
- Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên về
biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ trên nhằm đáp
ứng yêu cầu trong tình hình mới, trước nhung biến đổi phức tạp của môi
trường và tình hình biến đổi khí hậu cũng như tình hình tội phạm trong lĩnh
vực môi trường.
Để nâng cao nhận thức cũng như kiến thức về môi trường và biến đổi
khí hậu, Cục Chính tri cảnh sát cũng như Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm
về môi trường đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền về biến đổi khí hậu
cho cảnh sát môi trường và đạt được hiệu quả cao. Lực lượng Cảnh sát môi
trường được phổ biến, quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường
của Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường; tổ chức tập huấn, giáo dục,
tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, da dạng giúp nâng cao nhận
thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sỹ công an nhân dân trong bảo vệ
môi trường, sử dụng bền vững tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí
hậu. Bản thân mồi cán bộ, chiến sĩ cảnh sát môi trường cũng phải thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo an ninh môi trường. Bộ
Công an chỉ đạo tốt công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống lụt

bão, tìm kiếm cứu nan, theo dõi chat chẽ tình hình diễn biến thời tiết, thiên
7



7



'

tai, bão lũ và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác để kịp thời triển khai
công tác ứng phó, góp phần hạn chế thiệt hại về người và tài sản cho nhân
dân; tổ chức mua sắm, cấp phát trang thiết bi, vật tu, phương tiện phục vụ
công tác cứu hộ, cứu nạn; xây dựng phương án ứng phó; tổ chức các buổi
diễn tập, các lóp tập huấn về công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng


22

chống thiên tai, lụt bão và tìm kiếm cứu nạn, triển khai Luật Phòng chống
thiên tai trong các lực luong thuong trực, cán bộ làm công tác ứng phó với biến
đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, lụt bão; tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác
phòng chống lụt bão, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các địa phuong, đặc biệt
là các địa bàn trọng điểm về bão, lũ, thiên tai nhằm đảm bảo yêu cầu “4 tại
chỗ” (chỉ huy tại chồ, lực luong tại chỗ, vật tu tại chỗ, hậu cần tại chỗ), góp
phần hạn chế thiệt hại về nguoi và tài sản do thiên tai, su cố gây ra.
b. Đối tượng tuyên truyền
De đổi mới phuong thức tuyên truyền nói chung và tuyên truyền về
biến đổi khí hậu nói riêng cho lực luong cảnh sát môi truong, thì yêu cầu

đặc biệt là cần hiểu rõ về từng đối tuợng cụ thể trong lực luong cảnh sát
môi truong đế có hình thức và phuong pháp tuyên truyền đạt hiệu quả và
chất luong.
Đối tuợng tuyên truyền về biến đổi khí hậu ở đây là lục luong cảnh sát
môi truong

gôm

luong

sát môi truong. Việc xác định đúng đối tuọng tuyên truyền sẽ giúp chủ thể
tuyên truyền xác định đúng phuong pháp và hình thức phù họp để tiến hành
hoạt động tuyên truyền đạt hiệu quả. Bởi mỗi cá nhân có khả năng tu duy, khả
năng hoạt động và những đặc trung tâm lý mang đặc thù công việc. Nắm rõ và
nghiên cứu đối tuợng để có hình thức và phuong pháp tác động tối uu luôn là
yêu cầu quan trọng đầu tiên để chủ thể tuyên truyền có thể đánh giá đúng đối
tuọng và rút ra những đặc trung phổ biến ở đối tuọng cần tuyên tmyền. Nói
cách khác, chủ thể tuyên truyền phải căn cứ vào đặc điểm của đối tuợng mà lựa
chọn phuong pháp và hình thức tuyên truyền cho phù họp.
c. Nội dung tuyên truyen
Trong công tác tuyên truyền, nội dung tuyên truyền là toàn bộ khối
luong tri thức mà chủ thể cần truyền tải đến đối tuọng, nhằm thực hiện mục


23

đích đã đặt ra. Do vậy, nội dung tuyên truyền ở đây là những tri thức về biến
đổi khí hậu, về môi trường cho lực lượng cảnh sát môi trường. Như vậy, nội
dung tuyên truyền về biến đổi khí hậu cho lực lượng cảnh sát môi trường
bao gồm:

- Tuyên truyền về đường loi, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, của Bộ Công an về môi trường, về biến đổi khí hậu.
- Tuyên truyền về những kiến thức mới, những vấn đề mới đang đặt ra
hiện nay về biến đổi khí hậu ở nước ta và yêu cầu của lực lượng cảnh sát môi
trường trong tình hình mới.
- Cổ vũ, động viên cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng cảnh sát môi
trường chủ động, tích cực, tự giác nắm vững những tri thức về biến đổi khí
hậu, môi trường để phục vụ hiệu quả cho công việc của mình trong từng giai
đoạn cu thể.
- Đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong lĩnh vực
biến đổi khí hậu, môi trường.
d. Hình thức và phương tiện tuyên truyền
Các hình thức, phương tiện chủ yếu tuyên truyền biến đổi khí hậu cho
lực lượng cảnh sát môi trường gồm:
- Tuyên truyền qua phương tiện nghe, nhìn như: hệ thống phát thanh truyền hình, triển lãm, tham quan....
- Tuyên truyền bằng các hoạt động văn hóa văn nghệ, nghệ thuật, hội
thi tìm hiểu về biến đổi khí hậu
- Tuyên truyền thông qua các ấn phẩm như: sách, báo, bản tin, khẩu
hiệu, biểu ngữ ...
- Tuyên truyền miệng: Thực hiện bởi đội ngũ Báo cáo viên,Tuyên
truyền viên thông qua các hình thức giao tiếp trực tiếp như: Tọa đàm, hội
thảo, nói chuyện thời sự, kể chuyện gương người tốt, việc tốt...


24

- Tuyên truyền tổng hợp (tuyên truyền lồng ghép): Ket hợp với cổ
động, tuyên truyền miệng, phim ảnh, thơ ca, hò vè...
Tóm lại, có thể liệt ke nhiều cách thức, biện pháp hay thực hiện trong
việc tuyên truyền về biến đổi khí hậu nói chung và đối với lực luợng cảnh sát

môi trường nói riêng, như: Hội nghị, hội thảo, tọa đàm, học tập quán triệt,
boi dưỡng, tập huấn, giao ban cóng việc, thông tin, truyền thông, phổi hợp
lien ngành, tổ công tác, đối thoại, phat huy dân chủ, giáo dục, nêu gương, vận
động thuyết phục, phát ngôn, đẩu tranh phê phán, xây dựng ban hành quy
định, quy chế, chế tài kiểm soát, kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu tuvên truyền, tờ
rơi, xây dựng trang web, tổ chức sự kiện, thăm dò dư luận, định hướng dư
luận, chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra....
e. Hiệu quả tuyên truyền
Tuyên truyền phải đạt được hiệu quả nhất định. Vi thế hiệu quả tuyên
truyền, giáo dục là một nhân tố quan trọng trong các nhân tố ảnh hưởng tới
việc tuyên truyền, v ề mặt lý luận, hiệu quả hoạt động truyen truyền là kết quả
cụ thể đạt được trong quá trình tuyên truyền, tác động vào các đối tượng
nhằm đạt được các mục đích và yêu cầu đặt ra. Trước hết, phải căn cứ vào
trạng thái ý thức và hành vi của các chủ thể khi chưa tiến hành công tác tuyên
truyền cùng với những biến đổi về ý thức và hành vi sau khi được tuyên
truyền. Trong khi đó, mục đích tuyên truyền là nâng cao nhận thức, ý thức và
hành động của cán bộ cảnh sát môi trường. Dựa vào mục tiêu phổ biến, giáo
dục; đối tượng được tuyên truyền và hình thức, phương pháp tuyên truyền mà
nội dung cần phổ biến, giáo dục cần thay đổi cho phù hợp. Với việc tuyên
truyền, giáo dục biến đổi khí hậu với cảnh sát môi trường, hiệu quả của tuyên
truyền thể hiện ở việc lực lượng cảnh sát môi trường có sự thay đổi về tư duy,
thái độ với tình hình biến đổi khí hậu. Từ đó, trong công tác, các chiến sĩ cảnh
sát môi trường sẽ chú trọng tới việc đề ra các biện pháp đối phó với biến đổi


×