Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.63 KB, 5 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
I. Dàn ý nghị luận về hiện tượng học đối phó của học sinh hiện nay
1. Mở bài
- Dùng danh ngôn hoặc câu hỏi gợi mở vào đề (nếu sử dụng cách mở bài gián tiếp).
- Nêu ý chính, điều cần phân tích từ việc học đối phó.
2. Thân bài
a/ Giải thích học đối phó là gì?
- Học tập mà không có hứng thú, say mê, không tìm hiểu, không động não, ham thích.
- Học để tránh né, bị ép buộc, áp đặt từ ba mẹ, gia đình.
- Thể hiện sự đối phá bằng những hành động khác nhau, không gây ra tác hại ngay lập tức,
nhưng để lại nhiều hậu quả xấu.
b/ Nêu một vài ví dụ điển hình thể hiện cách học thụ động này:
- Chép sách khi thầy cô giao bài tập
- Hỏi bạn, nhìn bài, làm mọi cách gian lận để có điểm cao.
- Khi thầy cô giảng bài, lơ đễnh làm việc riêng, uể oải chép bài cho được cái mác "siêng
học".
- Thiếu trung thực trong thi cử để có danh hiệu, đối phó với lòng tin của ba mẹ, sự nghiêm
khắc của thầy cô, ...
c/ Tác hại của việc học đối phó:
- Ảnh hưởng đến tâm lý, gây thụ động, dẫn đến nhàm chán.
- Mất căn bản, nạn học sinh "nhảy lớp", học đến lớp 12 mà chính tả còn sai be bét, ...
- Ảnh hưởng đến sự trung thực của con người, học sinh đánh mất dần những nhân cách
tốt.
- Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.
---> Những người học đối phó không bao giờ đạt thành công thực sự trong đường đời.
d/ Cần phải làm gì để ngăn chặn nạn học đối phó?
- Học sinh chúng ta phải thay đổi ngay từ hôm nay, phải chủ động tìm hiểu và tiếp thu
kiến thức.
- Ứng dụng những công nghệ hiện đại để giúp ích cho việc học tập.




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Trung thực khi thi cử, trong trường lớp, với bạn bè và chính bản thân.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học.
- Tự nhủ sẽ luôn học tập tốt, bằng chính khả năng và thực lực của mình.
- Kêu gọi thiếu niên chủ động học tập, vì tương lai đất nước, vì hạnh phúc mỗi con người.
II. Bài văn mẫu
Bài văn mẫu 1
Trong cuộc sống hiện đại hóa, công nghiệp hóa hôm nay, đất nước Việt Nam ta đã có
những đổi mới tích cự trong việc giáo dục. Nhưng song song với những mặt tích cực đó,
còn có những cái xấu, cái chưa tốt nhìn thấy rõ, mà ví dụ điển hình là việc học đối phó
của phần lớn học sinh ngày nay.
Vậy học đối phó là gì và do đâu? Ai trong chúng ta dám thừa nhận mình chưa bao giờ như
thế? Việc học, quan trọng là lòng yêu thích, sự say mê tìm tòi, tạo cho mình một cái nhìn
mới mẻ trong việc tiếp nhận và tích lũy kiến thức. Từ đó, ta mới có thêm niềm tin, những
hứng thú để tiếp tục chặng đường học tập. Hãy nhìn những đứa trẻ, học tập đối với chúng
luôn là sự tự do, là những bí ẩn chúng mong muốn được giải mã. Nhưng học sinh ngày
nay thì lại khác. Học tập, xem như một nghĩa vụ bắt buộc, áp đặt và nặng nề. Thầy cô
giảng, ta cứ dỏng tai lên nghe, nhưng chữ có vô đầu không thì không quan trọng. Nói điều
này ra, một số người bảo ta bày vẽ, họ nói rằng: "Dào, chép bài mỏi tay chết còn học này
học nọ!". Vậy là việc học cũng nhàm chán như một nỗi khổ. Người ta dần dần nghĩ ra
những "quái chiêu" để đối phó với việc học, để qua mặt thầy cô.
Phao, copy, chép sách giải, hỏi bài bạn, đến "lò" luyện mong vớ lấy vài con chữ,... Học
mà không biết mình học vì cái gì, vì một mục đích cao đẹp nào, để đạt được thành công ra
sao trên đường đời. Học như học vẹt, miệng đọc qua loa, bài tập không chyên sâu, mồm
miệng cố la cho lớn để ra vẻ ta đây với thiên hạ. Không những học sinh yếu kém mà các
bạn có năng lực tốt cũng "đối phó". Thầy dạy cho có và trò học đối phó, một khung cảnh

dễ nhận thấy ở các lò luyện thi, trường chuyên, lớp giỏi,.. Việc đối phó như một tấm
khiêng chống đỡ sự thất vọng của thầy cô, cha mẹ và những lời bàn tán của bạn bè.
Chúng ta dần đánh mất những truyền thống học tập của người học sinh, để đổi lấy những


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

con điểm cao chót vót, những nguyện vọng để bằng bạn bè.
Học đối phó là vấn nạn lớn, nó ăn mòn và hủy diệt sự tự chủ trong mỗi con người, gặm
nhắm những đức tính tốt đẹp trong mỗi học sinh chúng ta. Cần có biện pháp, không thể
nói suông ngày một ngày hai. Mỗi khi học tập, hãy tìm tòi những câu hỏi, đi sâu vào
những kiến thức, dành nhiều thời gian cho những mục tiêu mình cần vươn đến. Và hãy
nhớ rằng: Chúng ta là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ học sinh mới, không thể
đi lên mà không có kiến thức, trí tuệ và lòng hăng say yêu thích.
Bài văn mẫu 2
Nền giáo dục Việt Nam trong những năm qua đã gặt hái được nhiều thành công, được bạn
bè quốc tế thừa nhận. Tuy nhiên bên cạnh đó còn nhiều góc khuất, nhiều vấn đề nan giải
chưa giải quyết được. Có những hành động dù là nhỏ của học sinh nhưng lại gây ra hậu
quả xấu đối với tương lai. Hiện tượng học đối phó là một trong những hiện tượng như
vậy.
Học đối phó là gì? Là tình trạng học sinh học bài không trên tinh thần tự nguyên, học chỉ
để thi, chỉ để qua một kì kiểm tra, và cuối cùng chữ thầy lại trả cho thầy. Đây là một hiện
tượng xảy ra rất nhiều ở học đường, rất khó kiểm soát. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên
hệ quả khó lường, học sinh hổng kiến thức cơ bản nặng, học xong là quên hết, không lưu
lại một thứ gì trong đầu.
Hầu hết học sinh đang có suy nghĩ học để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, học để được lên lớp,
để đạt điểm cao. Chứ các em chưa nghĩ học để làm gì cho mình sau này. Chính suy nghĩ
này mới dẫn đến tình trạng các em học đối phó một cách cứng nhắc như vậy.
Biểu hiện của việc học đối phó này rất phổ biến như làm bài tập ở nhà theo kiểu đối phó,
chép lời giải ở sách mẫu, chép đủ, chép hết để sáng mai lên lớp thầy cô kiểm tra. Hoặc

ngày mai có kiểm tra, thì tối nay bắt đầu thức đêm, cày kiến thức, để mong sao ngày mai
không bị điểm kém. Khi thi xong thì coi như kiến thức cũng theo gió trời mà bay. Một khi
đã đối phó thì sẽ không trên tinh thần tự nguyện, tự giác học.
Học sinh học đối phó nhưng giáo viên vẫn chưa có biện pháp để ngăn chặn hoặc xử lý để
không tái diễn lần sau. Giáo viên vẫn cứ làm lơ, coi như không có chuyện gì, chính vì thế
mà lối học này mới ăn sâu vào tiềm thức của các em như vậy.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em học đối phó, sau này ra xã hội, đi làm, lối sống
này sẽ chi phối rất nhiều. Làm đối phó cho qua chuyện, cho xong việc dẫn đến tình trạng
làm ẩu, không hoàn thành tốt công việc. Đây là một điều rất đáng tiếc
Chỉ vì lối học đối phó mà sẽ dẫn đến hệ lụy xấu cho các em trong tương lai sau này. Nó
không chỉ ảnh hưởng đến bản thân các em mà còn ảnh hưởng đến xã hội.
Để giải quyết tình trạng học đối phó thực sự không phải đã rơi vào bế tắc. Điều này cần
xuất phát từ chính bản thân các em phải xác định cho mình mục đích học tập đúng đắn để
có thể nghiêm túc hơn trong học tập. Giáo viên cần đi sâu giảng bài, kiểm tra bài, cần
kiểm tra về chất chứ không nên chỉ kiểm tra lượng.
Giáo dục Việt Nam cần phải có biện pháp “rắn” để mang đến môi trường học tập lành
mạnh cho các em. Phải làm sao cho suy nghĩ học đối phó ấy không tồn tại nữa. Như thế
các em sẽ có một tương lai tươi sáng hơn.
Bài văn mẫu 3
Học đối phó là một trong những mối quan tâm được đặt lên hàng đầu không chỉ với nhà
trường mà còn ở trong ngành giáo dục Việt Nam. Hiện tượng này hiện vẫn đang tồn tại và
lan rộng ra.
Học đối phó được hiểu là một cách học của học sinh nhằm mục đích qua một kì thi hoặc
một môn học nào đó. Tuy nhiên những kiến thức học sinh đó tiếp thu được là rất ít, hoặc
gần như là không có.
Xét về một khía cạnh nào đó, nó đem lại những lợi ích nhất thời với học sinh. Học sinh sẽ

chỉ cần dành khoảng thời gian ngắn cho việc học mà vẫn đạt một mức điểm vừa đủ để bản
thân không bị đánh trượt môn. Tuy nhiên về lâu dài, nó là một phương pháp học tiêu cực.
Lượng kiến thức của học sinh khi ngồi trên ghế nhà trường sẽ bị thu hẹp và hạn chế. Khi
nó trở thành một thói quen, đặc biệt là ngay từ những kiến thức nền tảng, thì sau này học
chuyên sâu, học sinh đó sẽ khó nắm bắt được một cách tối đa. Hệ quả là, với kinh nghiệm
non yếu cùng với kiến thức kém học sinh đó sẽ gặp vô vàn khó khăn khi bước vào đời.
Lí do dẫn đến hiện tượng này có thể là do thực trạng của việc học quá tải. Sau một ngày
học hành vất vả tại trường, các phụ huynh còn cho con em tham gia cá lớp học phụ đạo, đi
học thêm, học gia sư, … Việc học dàn trải, học nhiều khiến học sinh không có nhiều thời


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

gian để hoàn thành bài tập, tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó, là ý thức của chính mỗi bản
thân người học sinh. Việc ham chơi, ưa tụ tập bạn bè … dẫn tới việc học sinh không
muốn dành nhiều thời gian cho việc học. Hơn nữa, không tự xác định được học để làm gì
và học như thế nào khiến học sinh lâm vào cảnh chán học và học không có mục đích.
Để có thể giải quyết một cách triệt để được những hiện tượng trên, thì ngay từ phía phụ
huynh cần có những định hướng, quan tâm nhiều hơn về việc học hành cho con em mình.
Ngoài ra, học cũng nên cho con em mình những khoảng thời gian riêng cho những hoạt
động ngoại khóa. Phía nhà trường cũng cần có những biện pháp làm giảm tải áp lực thi cử
cho học sinh.
Học sinh là thế hệ trẻ, là tương lai của đất nước. Việc ngăn chặn, bài trừ học đối phó là
góp phần cho đất nước phát triển giàu mạnh, có thể sánh ngang cùng bạn bè quốc tế.



×