Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề đa ks giáo viên GDCD huyện tam dương 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.76 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS

ĐỀ CHÍNH THỨC

TTTHỨC

Năm học: 2015-2016
Môn: Giáo dục công dân
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo. Khi nào thì
công dân sử dụng quyền khiếu nại và khi nào thì sử dụng quyền tố cáo?
Câu 2. (2,0 điểm)
Có một câu chuyện như sau:
Một ông bạn già hẹn tới thăm một người bạn trẻ tuổi. Gần tới giờ hẹn thì trời bỗng
đổ mưa. Ông bạn già tần ngần, cuối cùng quyết định mặc áo mưa, đội nón lên đường tới
nơi đúng hẹn. Người bạn trẻ vừa sửng sốt vừa cảm phục cái đức giữ lời hứa của bề trên.
Nghe câu chuyện, một bạn học sinh cho rằng: Ông già thật lẩm cẩm, nếu là bạn ấy thì
chẳng hơi đâu mà tới, ông bạn già chỉ cần gọi một cuộc điện thoại cho người bạn trẻ tuổi
kia là xong.
Trong tình huống trên, thầy (cô) sẽ làm như thế nào để em học sinh thấy được ý kiến
của mình sai.
Câu 3. (2,5 điểm)
Ngày 26 tháng 6 năm 2015 thành phố Hồ Chí Minh tổ chức diễn đàn “Lắng nghe trẻ
em nói”, tại đây vấn đề về bạo lực học đường được nhiều học sinh quan tâm và chia sẻ. Em
Hoàng Châu My (học sinh quận 8) đưa ra ý kiến:
“Con thấy hiện nay khi các bạn đánh nhau, phần lớn nhà trường đều xử lí theo cách


đình chỉ học sinh đánh bạn. Con nghĩ một học sinh đã không được giáo dục tốt mới có hành
vi đánh bạn, nay lại bị đình chỉ học thì bạn ấy sẽ còn tệ hơn. Con không biết là thầy cô có
giải pháp nào tốt hơn không?...Về các môn học trong trường phổ thông, theo con môn Giáo
dục công dân là một môn học rất thú vị, dạy học sinh cách làm người, ứng xử trong giao
tiếp,…Bạo lực là hệ quả của việc bỏ quên giáo dục hành vi đạo đức”.
(Theo báo Công an)
Thầy (cô) hãy trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề học sinh nêu ở trên.
Câu 4: (3,5 điểm)
Thầy (cô) hiểu thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Công dân có nghĩa vụ
tôn trọng tài sản của người khác như thế nào?
Thầy (cô) hãy giúp học sinh xử lí tình huống sau:
Năm nay, Việt đã 14 tuổi, bố mẹ mua cho Việt một chiếc xe đạp để đi học. Nhưng vì
muốn mua một chiếc xe đạp khác nên Việt tự rao bán chiếc xe đạp đó.
Hỏi:
1. Việt có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác không? Vì sao?
2. Việt có quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
3. Muốn bán chiếc xe đạp đó, Việt phải làm gì?

------------------------HẾT--------------------Giáo viên không được sử dụng bất cứ tài liệu nào
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên giáo viên:………………………………… SBD……………phòng……….

/>

HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: GDCD
Câu

Nội dung


1

*Giống:
-Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong
Hiến pháp.
- Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội.
*Khác:
- Khiếu nại: Là người trực tiếp bị hại.
- Tố cáo: + Là mọi công dân.
+ Mục đích: ngăn chặn mọi hành vi xâm phạm đến quyền
và lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.
- Sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo:
+ Sử dụng quyền khiếu nại khi lợi ích hợp pháp của bản thân bị
xâm hại.
+ Sử dụng quyền tố cáo khi phát hiện những hành vi vi phạm pháp
luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức và công dân.

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 2. (2,0 điểm)
Đáp án

Giúp học sinh hiểu: ý kiến học sinh đưa ra là chưa đúng, bởi lẽ:
- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời
hứa và biết tin tưởng nhau.
- Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của việc giữ chữ tín song giữ chữ
tín không chỉ là việc giữ lời hứa mà còn thể hiện ở ý thức trách nhiệm và
quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa.
- Việc làm của ông bạn già là biểu hiện cụ thể của việc giữ chữ tín, ở đây
không chỉ có việc ông đã giữ lời hứa mà còn có sự quyết tâm thực hiện lời
hứa. Nói cách khác là việc giữ chữ tín đã được ông thực hiện một cách tuyệt
đối và không có cách xử lý nào trọn vẹn như cách xử lý của ông. Việc làm
của ông đáng để ta trân trọng và học tập.

Điểm
0,5

0,5

1,0

Câu 3. (2,5 điểm)
* Nêu thực trạng: (0,5đ)
- Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể
xác diễn ra trong phạm vi trường học.
- Bạo lực học đường hiện nay có xu hướng gia tăng nhanh chóng đang trở thành
một vấn nạn nghiêm trọng của toàn xã hội; xảy ra dưới nhiều hình thức như: xúc
phạm, lăng mạ, xỉ nhục,đánh đập, hành hạ, xâm phạm cơ thể con người thông qua
những hành vi bạo lực.
*Nguyên nhân (0,5đ)
- Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản

thân. Do ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bạo lực: phim, ảnh, sách, báo; thiếu sự
quan tâm của gia đình. Ở một số bài học, nhất là môn GDCD nhiều bài trong sách
/>

giáo khoa nội dung còn khô khan, gượng ép, chưa phù hợp với đặc điểm tâm lí, tình
cảm của học sinh. Người dạy thiên về truyền thụ lý thuyết, ít chú trọng rèn luyện kĩ
năng sống.
*Hậu quả (0,5đ)
- Với nạn nhân: tổn thương về thể xác và tinh thần, tổn hại đến gia đình, người thân,
bạn bè.
- Với người gây ra bạo lực:phát triển không toàn diện, mầm mống của tội ác sau này,
bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.
*Giải pháp: (1,0đ)
- Cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ từ trong gia đình, nhà trường và toàn
xã hội; coi trọng dạy kĩ năng sống, giáo dục hành vi đạo đức.
- GV dạy bộ môn GDCD phải hiểu thấu đáo: Giáo dục công dân là môn học quan
trọng, cần thiết, là nền tảng góp phần để các em trở thành công dân tốt, thực hiện bổn
phận đối với bản thân, gia đình, cộng đồng.
-Thông qua các bài học (Tôn trọng kỉ luật, Sống chan hòa với mọi người- GDCD
6; Yêu thương con người, Đoàn kết tương trợ- GDCD 7; Tôn trọng người khác, Xây
dựng tình bạn trong sáng lành mạnh- GDCD 8… GV không chỉ trang bị cho người
học những tri thức đạo đức mà điều quan trọng là rèn luyện cho học sinh thói quen,
kỹ năng và thực hiện hành vi quan hệ giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo
đức chung của xã hội.

4

- Quyền sở hữu tài sản là quyền của công dân (chủ sở hữu) đối với tài sản
thuộc sở hữu của mình, bao gồm:
+ Quyền chiếm hữu: là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

+ Quyền sử dụng: Là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng
lợi từ các giá trị sử dụng tài sản đó.
+ Quyền định đoạt: Là quyền quyết định đối với tài sản như: mua bán, tặng,
cho, để lại thừa kế, cho vay mượn, cầm cố, phá hủy, vứt bỏ…..
- Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác:
+ Nhặt được của rơi trả lại.
+ Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hẹn.
+ Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả cho chủ sở hữu.
nếu làm hỏng phải sửa chữa và bồi thường tương ứng giá trị tài sản.
+ Nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường theo quy định.
- Việt không có quyền bán chiếc xe đạp cho người khác, vì Việt không phải
là chủ sở hữu của chiếc xe đạp đó.
- Việt chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng đối với chiếc xe đạp.
- Muốn bán chiếc xe đạp đó, phải có sự đồng ý của bố mẹ Việt bởi bố mẹ
Việt là chủ sở hữu nên có quyền định đoạt đối với chiếc xe đạp.

/>
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0.5




×