Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề đa ks giáo viên sử huyện tam dương 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.44 KB, 5 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS
Năm học: 2015-2016
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang

Câu 1. (2.0 điểm)
Phân tích hoàn cảnh, nội dung, nguyên nhân thành công của Hội nghị thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong Hội nghị đó?
Câu 2. (2.0 điểm)
Trình bày những nét chung của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu
Phi từ sau năm 1945 đến nay.
Câu 3. (2.0 điểm)
Trình bày những hiểu biết của thầy (cô) về trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XIX. Trước những hạn chế của các đề nghị cải cách, thầy (cô)
hãy hướng dẫn để học sinh rút ra những bài học kinh nghiệm từ vấn đề này.
Câu 4. (2.0 điểm)
Sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung đã tiến hành xây dựng đất nước như
thế nào?
Câu 5. (2.0 điểm)
Sự kiện nào đã kết thúc thời kì hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì
phong kiến độc lập cho lịch sử dân tộc? Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, ý nghĩa lịch
sử của sự kiện đó.
------------------------HẾT---------------------

/>

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG



HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN
Năm học: 2015 - 2016
Môn: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
HDC này gồm 0 trang

Câu 1. (2.0 điểm)
Nội dung
Hoàn cảnh:
- Năm 1929, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời, nhanh chóng đi
sâu vào hoạt động trong quần chúng, xây dựng các cơ sở, tổ chức,
lãnh đạo quần chúng đấu tranh... Phong trào đấu tranh của công nhân,
nông dân cùng với phong trào đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản kết
thành làn sóng dân tộc, dân chủ mạnh mẽ khắp cả nước...
- Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản ra đời đã hoạt động riêng rẽ, công
kích, bài xích, tranh giành ảnh hưởng quần chúng của nhau, gây ảnh
hưởng không tốt đến phong trào cách mạng...
- Yêu cầu phải có một chính Đảng Cộng sản thống nhất để lãnh đạo
cách mạng VN. Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã về Trung Quốc, triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản
bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 tại Cửu Long (Hương Cảng Trung Quốc)...
Nội dung hội nghị:
- Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình, nhiệm vụ của cách mạng
VN, phê phán sự chia rẽ, mất đoàn kết của những người Cộng sản và
đề ra yêu cầu hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành một chính Đảng duy
nhất lấy tên Đảng cộng sản VN...
- Thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do
Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây là những Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng...Cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời..

Nguyên nhân thành công của Hội nghị:
- Do uy tín, ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc....
- Các tổ chức Cộng sản có chung hệ tư tưởng...
Vai trò của Nguyễn Ái Quốc:
- Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản thành công, thống nhất
các tổ chức Cộng sản thành một chính Đảng duy nhất ... Soạn thảo
chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt, là cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng ta...
- Đề ra kế hoạch để các tổ chức Cộng sản về nước xúc tiến việc thành
lập chính Đảng Cộng sản...

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

Câu 2. (2.0 điểm)
Nội dung
Điểm
- Sau chiến tranh thế giới thứ II phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa 0,25
thực dân phát triển mạnh mẽ. Phong trào diễn ra sớm nhất tại Bắc

Phi, là nơi có trình độ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phát triển
/>

nhất châu Phi...
- Mở đầu là cách mạng Ai Cập. Năm 1952, dưới sự lãnh đạo của đại
tá Nat-xe đã tiến hành cuộc binh biến, lật đổ vương triều Pha-ruc.
Năm 1953, thiết lập nước cộng hòa Ai Cập...
- Năm 1954, dưới sự lãnh đạo của mặt trận dân tộc giải phóng Angie-ri, nhân dân đã đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp.
Năm 1962, Pháp buộc phải công nhận nền độc lập của An-gie-ri...
- Năm 1960 được coi là “năm châu Phi” với 17 nước giành được độc
lập. Năm 1975 thực dân Bồ Đào Nha rút khỏi Ang-go-la là mốc đánh
dấu sự sụp đổ của hệ thống thuộc địa kiểu cũ tại châu Phi...
- Sau khi giành độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây
dựng, phát triển đất nước và đã đạt được những thành tựu bước đầu.
Nhưng nhìn chung bộ mặt châu Phi không thay đổi nhiều, vẫn trong
tình trạng đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, nợ nần…
- Từ những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình ở châu Phi không ổn
định do các cuộc xung đột, nội chiến, khủng bố, đảo chính... diễn ra
liên miên...
- Từ năm 1987-1997 có 14 cuộc nội chiến chủ yếu diễn ra giữa hai bộ
tộc Hu-tu và Tu-xi ở Ru-an-da. Liên Hợp Quốc xếp 32/57 quốc gia
châu Phi thuộc diện nghèo nhất thế giới, ¼ dân số châu Phi đói ăn
kinh niên...
- Hiện nay các nước châu Phi tích cực đề ra các giải pháp nhằm khắc
phục khó khăn, giải quyết xung đột, tập trung vào phát triển kinh
tế...Tiêu biểu là việc thành lập các tổ chức liên minh khu vực, lớn
nhất là Liên minh châu Phi AU...

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25

0,25

Câu 3. (2.0 điểm)
Nội dung

Điểm
0,25

- Hoàn cảnh:
Vào giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược
Nam kì, chuẩn bị đánh chiếm cả nước. Triều Nguyễn vẫn tiếp tục
thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại bảo thủ, lạc hậu…khiến kinh
tế, xã hội VN rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng…
- Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương trở nên mục 0,25
ruỗng; nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài
chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó khăn. Mâu thuẫn giai cấp và
mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt…
Nội dung cải cách:
0,25
- Trước tình trạng đất nước ngày một nguy khốn và xuất phát từ tấm
lòng yêu nước thương dân, muốn nước nhà giàu mạnh…Một số quan
lại, sĩ phu yêu nước đã đưa ra những đề nghị cải cách…
- Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà 0,25
Lí (Nam Định). Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai khẩn, khai mỏ,

phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng. Năm 1872, viện Thương
bạc xin mở ba cửa biển ở miền Bắc và miền Trung để thông thương...
/>

- Năm 1863-1871 Nguyễn Trường Tộ dâng lên triều đình 30 bản điều 0,25
trần …nhằm chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công, thương
nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị…Năm 1877-1882 Nguyễn Lộ
Trạch dâng hai bản “Thời vụ sách” nhằm chấn hưng dân khí, khai
thông dân trí, bảo vệ đất nước…
- Kết cục:
0,25
Các đề nghị cải cách trên không được chấp nhận. Các cải cách còn
mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa
động đến những vấn đề cơ bản của thời đại…Triều Nguyễn bảo thủ,
lạc hậu, ngại thay đổi…
- Hướng dẫn rút ra bài học kinh nghiệm:
0,5
Từ những thực tiễn trên, giáo viên hướng dẫn học sinh xác định, đối
với các công cuộc cải cách, đổi mới cần:
+ Phải xuất phát từ cơ sở bên trong…
+ Phải được tiến hành thống nhất, đồng bộ, mang tính chiến lược…
+ Quá trình tiến hành đổi mới phải xác định được các vấn đề bức
thiết, trọng tâm mang tính thời đại. Trên cơ sở đó thực hiện đổi mới
mang tính trọng điểm, kịp thời…
Câu 4. (2.0 điểm)
Nội dung
- Về kinh tế, sau khi đại phá quân Thanh, Quang Trung bắt tay xây
dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân, đề ra những biện pháp
khôi phục kinh tế, xã hội. Ban hành chiếu khuyến nông, giải quyết
tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong…

- Quang Trung bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, yêu cầu nhà
Thanh mở cửa ải thông chợ búa, khiến cho hàng hóa không ngưng
đọng, làm lợi cho tiêu dùng của dân. Nghề thủ công và buôn bán
được phục hồi dần…
- Về văn hóa, giáo dục, Quang Trung cho ban bố Chiếu lập học.
Trường học được khuyến khích mở ở các huyện, xã. Chữ Nôm là chữ
viết chính thức của nhà nước, mở Viện Sùng chính để dịch sách chữ
Hán ra chữ Nôm….
- Về quốc phòng, tuy quân Thanh bị đánh bại nhưng nền an ninh và
toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc vẫn bị đe dọa. Phía Bắc, Lê Duy Chỉ
vẫn lén lút hoạt động. Phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện tư bản Pháp
và chiếm lại Gia Định…
- Nhận rõ nguy cơ từ nhiều phía, Quang Trung khẩn trương xây dựng
lực lượng quân đội mạnh, thi hành chế độ quân dịch…Quân đội gồm
bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh. Chiến thuyền có nhiều loại…
- Về ngoại giao, chủ trương của Quang Trung đối với nhà Thanh là
mềm dẻo nhưng kiên quyết. Vua nhà Thanh phải công nhận Quang
Trung là quốc vương-Vua của một nước độc lập…
- Ở phía Nam, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công tấn công
lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng của Nguyễn Ánh ở Gia Định.
/>
Điểm
0,25

0,25

0,25

0,25


0,25
0,25
0,25


Nhưng ngày 16-9-1792, Quang Trung đột ngột từ trần…
- Quang Trung mất, Quang Toản lên ngôi vua nhưng không đủ năng 0,25
lực và uy tín điều hành công việc quốc gia, nội bộ triều đình Phú
Xuân nảy sinh mâu thuẫn và suy yếu nhanh chóng..
Câu 5. (2.0 điểm)
Nội dung
- Năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch
Đằng đã kết thúc thời kì hơn một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kì
phong kiến độc lập cho lịch sử dân tộc.
Hoàn cảnh:
- Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ
sứ. Ngô Quyền từ Thanh Hóa ra Bắc để trị tội Kiều Công Tiễn. Kiều
Công Tiễn hoảng sợ vội cầu cứu quân Nam Hán…
- Năm 938 nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền đã nhanh
chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội) bắt giết Kiều
Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc…
- Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng,
Ngô Quyền cho người tìm hiểu quy luật thủy triều lên xuống rồi cho
xây dựng trận địa cọc ngầm, đón đánh quân xâm lược …
Diễn biến:
- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy đã kéo
vào nước ta theo đường thủy…Một đạo quân khác do vua Nam Hán
trực tiếp chỉ huy tiến sát biên giới nước ta…
- Ngô Quyền cho một toán quân dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử
địch tiến sâu vào cửa sông Bạch Đằng, qua bãi cọc ngầm khi nước

thuỷ triều đang lên…
- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở
lại. Quân Nam Hán bị thua to. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết
thúc thắng lợi…
Ý nghĩa:
- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là trận quyết chiến chiến lược, đè
bẹp ý chí chiến đấu của quân địch, chấm dứt thời kì hơn 1000 năm
Bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra một thời kỳ độc lập lâu dài cho đất
nước…

/>
Điểm
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25



×