Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề đa ks giáo viên văn huyện tam dương 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.06 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIÁO VIÊN THCS

ĐỀ CHÍNH THỨC

Năm học: 2015-2016
Môn: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút
Đề thi này gồm 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm). Vận dụng kiến thức về một số phép tu từ từ vựng, thầy (cô) hãy
phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong những câu sau:
a)

Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

b)

Còn trời còn nước còn non,
Còn cô bán rượu anh còn say sưa.
(Ca dao)

Câu 2 (3,0 điểm).
Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà
khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Suy nghĩ của thầy (cô) về ý nghĩa câu nói trên.
Câu 3 (5,0 điểm). Cho đề tập làm văn:
Phân tích tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ để


làm sáng tỏ nhận định sau:
“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số
phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời
khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Thầy (cô) hãy hướng dẫn học sinh phân tích đề, lập dàn ý chi tiết cho đề tập
làm văn trên.
------------------------HẾT--------------------Giáo viên không được sử dụng bất cứ tài liệu nào
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ và tên giáo viên:………………………………… SBD……………phòng……….

/>

PHÒNG GD-ĐT TAM DƯƠNG

HDC KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GV
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn thi: Ngữ văn
HDC thi gồm 04 trang
---------------------------

Câu 1. (2,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng: Người viết hiểu đúng yêu cầu của đề bài; xác định đúng phép tu từ
từ vựng, phân tích ngắn gọn hiệu quả nghệ thuật của các pháp tu từ. Bài làm cần có bố cục
chạt chẽ, khoa học.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Nội dung kiến thức

Phần

a


b

- Hai câu thơ sử dụng phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa.
+ Hình ảnh ẩn dụ: Làn thu thủy, nét xuân sơn.
+ Nhân hóa: Hoa ghen, Liễu hờn.
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Hình ảnh ẩn dụ để miêu tả đôi mắt Thúy Kiều. Đôi mắt tuyệt đẹp, sâu thăm thẳm, long lanh như
làn nước mùa thu, nét mày cong mềm mại, thanh thoát như nét núi mùa xuân.
+ Phép nhân hóa nhằm tuyệt đối hóa vẻ đẹp toàn mĩ của Thúy Kiều: nghiêng nước nghiêng thành,
giai nhân tuyệt thế, có một không hai khiến cho tạo hóa ( đẹp như hoa) cũng phải ghen tị với sự
đằm thắm của Kiều, liễu nổi tiếng là xanh mướt, mềm mại, yểu điệu thướt tha mà cũng phải hờn
dỗi vì thua mái tóc của nàng.
=> Các phép tu từ đều tập trung làm nổi bật gương mặt kiêu sa, diễm lệ thanh tú, thông minh và
tài hoa của Thúy Kiều. Hai câu thơ thể hiện tài năng nghệ thuật và tấm lòng trân trọng vẻ đẹp con
người của thi hào Nguyễn Du.
- Câu ca dao sử dụng phép tu từ điệp ngữ và chơi chữ.
+ Điệp từ “còn”.
+ Chơi chữ: “còn”, “say sưa” (Dựa trên cơ sở phép điệp ngữ và hiện tượng từ nhiều nghĩa)
- Hiệu quả nghệ thuật:
+ Tạo giọng điệu dí dỏm, hài hước.
+ Nhấn mạnh tình cảm thủy chung, son sắt của nhân vật trữ tình.
=> Qua việc sử dụng các phép tu từ, bài ca dao là lời tỏ tình dí dỏm, thầm kín và sâu sắc của nhân
dân lao động.

Điểm
0,25

0,25
0,25


0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

Câu 2. (3,0điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Người viết hiểu đúng yêu cầu của đề bài; làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư
tưởng đạo lí. Bài viết cần có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc
các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Phần

Nội dung kiến thức

/>
Điểm


Mở bài

Thân bài

Kết bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Trích dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học.

1. Giải thích câu nói:
- Đường đi: cách nói ẩn dụ gợi liên tưởng đến con đường đời, con đường cách mạng, khát vọng,
hoài bão …
- Ngăn sông cách núi: Những khó khăn do khách quan (hoàn cảnh, điều kiện gia đình, tác động
của xã hội…) đem đến cho chúng ta.
- Lòng người ngại núi, e sông: Khó khăn từ chủ quan (trình độ, ý thức cá nhân…) con người thiếu
ý chí, nghị lực và quyết tâm khi thực hiện khát vọng, hoài bão.
=> Câu nói khẳng định vai trò của ý chí, nghị lực khi thực hiện khát vọng hoài bão.
2. Phân tích, chứng minh:
- Đây là một ý kiến đúng đắn bàn về vai trò của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
- Ý chí, lòng quyết tâm là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mọi công việc.
- Người có ý chí, quyết tâm cao có thể đạt được những thành công trong cuộc sống. (Dẫn chứng
về nghị lực của các lãnh tụ vĩ đại, cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc, tấm gương vượt lên
trên số phận hiểm nghèo, …)
- Người thiếu ý chí nghị lực trong cuộc sống thường có thái độ bi quan, chán nản trước những
khó khăn. Họ nhụt chí, yếu đuối hoặc cam chịu, chấp nhận cách sống ươn hèn.
3. Đánh giá, bàn luận:
- Để đi đến thành công trên con đường đời con người ta cần hội đủ những điều kiện thuận lợi chủ
quan và khách quan. Nhưng ý chí và nghị lực của bản thân luôn là yếu tố quyết định.
- Quyết tâm vượt khó khăn phải dựa trên cơ sở nhận thức sâu sắc về cuộc sống. Ý chí, nghị lực hoàn toàn
trái với tư tưởng bảo thủ và hành động mù quáng. Do đó mỗi chúng ta cần thường xuyên trau dồi kiến thức,
kỹ năng để nhận thức cuộc sống; vượt lên hoàn cảnh để đạt đến lí tưởng, hoài bão.
- Khẳng định lại vấn đề.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.

0,25

0,5

1,5


0,5

0,25

Câu 3. (5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Người viết hiểu đúng yêu cầu của đề bài; hướng dẫn học sinh làm bài văn nghị luận
phân tích tác phẩm để làm sáng tỏ nhận định. Bài hướng dẫn cần có cấu trúc hợp lí. Hệ
thống câu hỏi gợi mở dễ hiểu, sắp xếp khoa học. Định hướng trả lời cần chính xác, đảm bảo
tính hệ thống, sâu sắc.
b) Yêu cầu về kiến thức:
Nội dung kiến thức

Phần

HD tìm hiểu đề.

HD lập
dàn ý
chi tiết

MB
TB

GV hỏi: Trong bước tìm hiểu đề văn cần xác định các vấn đề cơ bản ( kiểu bài; vấn đề
nghị luận; phạm vi nghị luận), hãy xác định ba vấn đề cơ bản đó?
Định hướng:
- Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
- Vấn đề nghị luận: “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương

đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng
thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
- Phạm vi nghị luận: Tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”.
GV hỏi: Trong phần mở bài người viết cần nêu những ý nào?
Định hướng: Trong phần mở bài cần dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận.
GV hỏi: Để phân tích, chứng minh nhận định người viết cần triển khai những luận
điểm lớn nào?
Định hướng: Phần thân bài cần triển khai 3 luận điểm lớn:
- Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ

/>
Điểm

0,5

0,5


Việt Nam.
- Tác giả thương cảm xót xa với số phận nhỏ nhoi đầy oan khuất của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến.
- Tác phẩm thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Dữ.
a)Chuyện người con gái Nam Xương ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ
Việt Nam:
GV hỏi: Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm được thể hiện như thế nào?
Lấy dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh cho những vẻ đẹp đó.
Định hướng:
+ Vũ Nương – người phụ nữ thùy mị, dịu dàng, xinh đẹp nết na (D/c).
+ Đó là người phụ nữ đảm đang hiếu nghĩa: một mình gánh vác mọi công việ của gai
đình, một mình nuôi con, chăm sóc mẹ già (D/c).

+ Người phụ nữ coi trọng đức hạnh, thủy chung trong sáng: Khi chồng ở nơi biên ải xa
xôi, nàng chờ chồng nuôi con và khi bị nghi oan nàng sãn sàng chết để giữ gìn phẩm
tiết trong sạch (D/c).
b) Tác giả thương cảm xót xa với số phận nhỏ nhoi đầy oan khuất của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến:
GV hỏi: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ được thể hiện như thế nào qua việc phản
ánh cuộc sống của nhân vật Vũ Nương trong tác phẩm?
Định hướng:
+ Thương cảm cho nàng Vũ Nương gặp cảnh chiến tranh, binh cách làm cho cho vợ
chồng xa cách, hạnh phúc lứa đôi ngắn ngủ, nàng phải một mình nuôi con, một mình
phụng dưỡng mẹ chồng lúc già cả, ốm đau, lo việc ma chay, chôn cất khi mẹ chồng qua
đời…
+ Không có cơ hội để giãi bày khi bị chồng nghi oan, nàng đành tìm cái chết để chứng
minh cho sự thủy chung trong sáng của mình.
+ Tác giả đau xót, thương cảm khi kể lại những oan ức của Vũ Nương và muốn được
giải oan, minh oan cho nàng bằng những chi tiết truyền kì ở cuối truyện.
+ Từ thân phận cay đắng của người phụ nữ, cung với phê phán chiến tranh phi nghĩa,
Nguyễn Dữ cho người đọc thấy chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ là những
nguyên nhân khiến người phụ nữ bị rẻ rúng, bị rồng rẫy, ức hiếp đến cái chết đầy oan
ức.
c) Tác phẩm thể hiện được tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả Nguyễn Dữ:
GV hỏi: Em có nhận xét gì về tư tưởng nhân đạo của nhà văn?
+ Nguyễn Dữ không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của người phụ nữ và trân trọng vẻ đẹp
của họ, ông còn đứng về phía họ để lên án, tố cáo các thế lực chà đạp quyền sống,
quyền hạnh phúc của con người.
+ Tác giả là một trong những nhà văn mở đường cho tư tưởng nhân đạo trong văn học
viết ở thời kỳ này.
KB

GV hỏi: Phần kết bài cần nêu những nội dung nào?

Định hướng:
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm và đóng góp của nhà văn.

1,0

1,5

1,0

0,5

Lưu ý: Điểm của bài thi là tổng điểm các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm
tròn tính đến 0,25.
---------------------------------------

/>


×