Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

so sánh điểm tương đồng và khác biệt về tư duy pháp lý quan niệm pháp luật và nguồn luật giữa hệ thống pháp luật anh và hoa kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.6 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

BÀI THẢO LUẬN NHÓM 2B

MÔN LUẬT SO SÁNH

Giảng viên: MAI VĂN THẮNG

ĐỀ TÀI :
SO SÁNH ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT VỀ TƯ DUY PHÁP LÝ
QUAN NIỆM PHÁP LUẬT VÀ NGUỒN LUẬT GIỮA HỆ THỐNG
PHÁP LUẬT ANH VÀ HOA KỲ
Thành viên nhóm 2B:
1. Nguyễn Thị Thu Thảo - 13061063
2. Nguyễn Thị Thanh -13061087
3. Nguyễn Hải Hà - 1306015
4. Phạm Thị Khánh Hòa - 13061595
5. Khà Quỳnh Châu - 13061009
6. Lò Hương Yến - 13062070
7. Phạm Thị Xuân - 3 062064

Hà Nội - 2016


Bài thảo luận nhóm 2B
MỤC LỤC

A. KHÁI QUÁT HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ

- Pháp luật Anh – Mỹ là pháp luật ra đời ở Anh, sau này phát triển ở Mĩ và những


nước là thuộc địa của Anh, Mĩ trước đây. Đây là hệ thống pháp luật phát triển từ những tập
quán (custom), hay còn được gọi là hệ thống pháp luật tập quán, hay hệ thống pháp luật coi
trọng tiền lệ
- Trong pháp luật lục địa, các quan hệ tài sản gắn liền với những nguyên tắc của Luật
dân sự La Mã – Tập hợp những qui định pháp luật làm nền tảng cho Luật dân sự La Mã của
Hoàng đế Justinian (Justinian’s Corpus Juris Civilis). Nói đến sự ảnh hưởng của Luật La
Mã, Mác đã từng nhận xét rằng pháp luật các nước Châu Âu không thể đem lại những hoàn
thiện đáng kể cho Luật La Mã cổ đại mà chỉ sao nó lại một cách cơ bản. Pháp luật Anh –
Mỹ không ảnh hưởng sâu sắc và gắn bó mật thiết với những nguyên tắc của luật dân sự La
Mã như pháp luật lục địa. Tuy nhiên cả hai hệ thống pháp luật này đều ít nhiều đều thừa
hưởng sự giàu có và tính chuẩn mực của thuật ngữ pháp lý La Mã. Ví dụ : stare decisis
(Phán quyết của Tòa án trước đó phải được công nhận như tiền lệ); pacta sunt servandas
(Hợp đồng phải được tôn trọng).
- Sự ảnh hưởng của các học thuyết pháp lý, với tư cách là một nguồn luật thì ở
Common Law có xu hướng áp dụng nhiều hơn so với các nước theo truyền thống Civil law.
I. Khái quát hệ thống pháp luật Anh
- Pháp luật Anh là hệ thống pháp luật được áp dụng cho toàn xứ Anh và được xây
dựng cơ sở của Thông luật.[1][2] Hệ thống pháp luật Anh được sử dụng trong hầu hết
các quốc gia thuộc Khối Thịnh Vượng Chung và Hoa Kỳ, ngoại trừ tiểu bang Louisiana (sử
dụng hệ thống Dân luật). Nó được truyền bá sang các nước Khối thịnh vượng chung trong
khi Đế quốc Anh bành trướng vào thế kỷ 19 và nó hình thành nên cơ sở của khoa học pháp
lý của hầu hết các quốc gia chịu ảnh hưởng. Pháp luật Anh cũng tác động và ảnh hưởng
mạnh mẽ ở nước Mỹ trước khi cuộc Cách mạng Mỹ năm 1776, nó là một phần của luật
pháp của Hoa Kỳ thông qua quy chế tiếp nhận, ngoại trừ ở Louisiana từ đó Pháp luật Anh và
cung cấp cơ sở nền tảng cho truyền thống pháp lý và chính sách ở Mỹ mặc dù nó không có
thẩm quyền thay thế pháp luật.
II. Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ
- Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước
khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Các sinh
viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được

phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.

Khoa Luật

Trang 2


Bài thảo luận nhóm 2B
- Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân
chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là
“tam quyền phân lập” và gìn giữ mộ t cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”,
nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành
khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến
pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
- Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được
bổ sung bằng các quy định hành chính.

Khoa Luật

Trang 3


Bài thảo luận nhóm 2B
B. SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA HỆ THỐNG PHÁP LUÂT ANH VÀ MỸ
- Cùng họ pháp luật commom law
- Trong cấu trúc nguồn luật cùng có án lệ,các văn bản pháp luật và các tác phẩm của
các học gia pháp lí có uy tín
- Án lệ được thừa nhận là 1 nguồn chính thống,thậm chí về mặt thực tế còn chiếm ưu
thế hơn luật thành văn . Án lệ của Anh và Mỹ đều có chung nguyên tắc là tuân thủ các phán
quyết trước đó ,có sự ràng buộc giữa các phán quyết của các tòa án với nhau,đều được ghi

chép ,xuất bản để sử dụng-nguyên tắc “Stare Decisis”
- Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí
giống như 1 nguồn luật . Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồm
một tập hoặc một bộ nhiều tập sách giành cho chuyên gia luật.
- Luật thành văn ngày càng được coi trọng trong hệ thống nguôn luật.

Khoa Luật

Trang 4


Bài thảo luận nhóm 2B
C. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG PHÁP LUẬT ANH VÀ HOA KỲ
I. Nguồn luật
Điểm tương đồng
Do cùng thuộc họ pháp luật common law nên pháp luật của Anh và Mỹ mang nhiều
điểm tương đồng, đó cũng là những đặc trưng của hệ thống pháp luật common law.
-Trong cấu trúc nguồn luật cùng có Án lệ, các văn bản pháp luật và các tác phẩm của
các học gia pháp ký có uy tín.
-Án lệ được thừa nhận là một nguồn chính thống, thậm chí về mặt thực tế còn chiếm
ưu thế hơn so với luật thành văn. Án lệ của Anh Mỹ đều có nguyên tắc “Stare decisis” có
nghĩa là tuân thủ các phán quyết trước đó, có sự ràng buộc giữa các phán quyết của tòa án
với nhau, đều được ghi chép và xuất bản để sử dụng
-Cả Anh và Mỹ đều thừa nhận và sử dụng các tác phẩm của các học giả pháp lí giống
như là một nguồn luật. Các tác phẩm này là những cuốn sách giành cho sinh viên gồm một
tập hoặc một bộ nhiều tập giành cho các chuyên gia luật. Các tác phẩm này thường được
trích dẫn bởi các luật sư và thẩm phán trong quá trình hành nghề luật.
-Luật thành văn ngày cáng được coi trọng trong hệ thống nguồn luật của cả hai quốc
gia.
Điểm khác biệt

Anh và Mỹ là hai quốc gia tiêu biểu cho dòng họ pháp luật Common Law. Bên cạnh
những điểm tương đồng giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ, còn có sự khác biệt riêng.
1. Điểm khác biệt mang tính chất chung
Số lượng nguồn luật của hệ thống pháp luật Anh phong phú hơn.Nếu như trong hệ
thống pháp luật Hoa kỳ chỉ có 3 loại nguồn là : Án lệ; Luật thành văn và các tác phẩm của
các học gia pháp lý thì ở Anh có 5 loại nguồn: Án lệ; Luật thành văn; Luật của liên Minh
Châu Âu; Tập quá pháp địa phương (Particular Customs) và các tác phẩm có uy tín; Trong
luật bất thành văn của Hoa kỳ chỉ có Án lệ thì ở Anh có ba loại: Tập quán phổ biến từ thời
thượng cổ (các phán quyết của Tòa gồm cả Án lệ của Tòa án hoàng gia và luật công lý), tập
quán hoặc luật lệ địa phương (particular customs or laws) và luật cá biệt (peculiar laws);
Trong luật thành văn của Anh chia ra thành các văn bản do thượng nghị viện trực tiếp hoặc
ủy quyền ban hành thì ở Mỹ lại chia thành các văn bản với các tên gọi cụ thể: Hiến pháp,
luật, các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành. Anh và Mỹ là hai quốc gia
thuộc dòng họ Common Law nên có cấu trúc nguồn luật đặc trưng gồm án lệ, tập quán, luật
thành văn, lẽ phải.

Khoa Luật

Trang 5


Bài thảo luận nhóm 2B
2. Về luật thành văn
Luật thành văn ở Mỹ luôn được chú trọng phát triển hơn ở Anh. Ở Anh, luật thành
văn không được coi trọng, luật thành văn chủ yếu là để tập hợp các quy định nằm giải rác ở
các án lệ để thành một văn bản gọi chung là văn bản luật. Điều đó có nghĩa là về bản chất
luật thành văn cũng xuất phát từ án lệ, việc áp dụng luật thành văn ở Anh cũng phải trên cơ
sở giải thích luật thành văn trên từng quan điểm của các án lệ và việc áp dụng luật thành văn
cũng phụ thuộc vào án lệ. Còn ở Mỹ, luật thành văn có vai trò quan trọng hơn, thứ nhất có
thể kể đếnsố lượng luật thành văn ở Mỹ rất nhiều, ở Anh không có hiến pháp thành văn còn

ở Mỹ có hiến pháp thành văn có ý nghĩ cực kỳ quan trọng. Hệ thống văn bản pháp luật ở
Mỹ cũng nhiều hơn ví dụ như là có bộ luật thương mại và các văn bản luật chuyên nghành.
Kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật pháp điển hoá ở Mỹ cao hơn ở Anh nên luật thành văn được áp
dụng thường xuyên hơn ở Anh. Như vậy, vai trò của luật thành văn ở Anh và Mỹ là khác
nhau, ở Anh luật thành văn không quan trọng nhưng ở Mỹ luật thành văn cũng là một nguồn
luật chủ yếu và cạnh tranh với án lệ
Anh là nước không có hiến pháp thành văn (hiến pháp được rút ra từ những loại
nguồn khác nhau). Các qui định có bản chất của hiến pháp Anh có thể tìm thấy trong đặc
quyền hoàng gia, trong một số truyền thống và một số án lệ cũng như pháp luật do Nghị
viện ban hành Và gần đây còn nằm trong cả một số đạo luật của Liên Minh Châu Âu.
Manga carta năm 1215 được coi là bản hiến pháp đầu riên của Anh, thừa nhận quyền con
người. Ngày nay , một số đạo luật quan trọng làm thành hiến pháp Anh phải kể đến gồm:
Luật quyền con người năm 1688, luật kế vị ngai vàng năm 1701, luật điình quyền giam giữ
năm 1679, luật hợp nhất với scotland 1707 và gần đây nhất là luật Cộng đồng châu Âu.
Trái với Anh, nước Mỹ có hiến pháp thành văn: Liên bang và các bang đều có hiến
pháp viết. Hiến pháp Mỹ được ban hành năm 1787 và được coi là đạo luật cơ bản của quốc
gia. Do đó, bất kể nguồn luật nào trên nước Mỹ, kể cả luật liên bang hay các bang đều
không được trái với nội dung hiến pháp như đã được Tòa án Mỹ giải thích. Mỹ một nước
liên bang, mỗi tiểu bang của Mỹ đều có hiến pháp riêng mà theo cách giải thích của tòa án
tối cao của tiểu bang, hiến pháp có hiệu lực cao hơn các đạo luật khác của tiểu bang nhưng
phải phù hợp với hiến pháp liên bang
3. Về án lệ
Ở Anh và Mỹ, án lệ cũng rất khác nhau thể hiện ở chỗ: những cơ quan ban hành án
lệ và nguyên tắc áp dụng án lệ. Anh và Mỹ đều tồn tại nguyên tắc stari decisis nhưng
nguyên tắc này ở Anh được tuân thủ tuyệt đối nghĩa là thẩm phán toàn án cấp dưới phải tuân
thủ phán quyết của toà án cấp trên đã được ban hành và thậm chí cả với toà án ngang cấp
với mình trong khi ở Mỹ, chỉ án lệ của toàn án cấp trên mới có giá trị bắt buộc các toà án
cấp dưới phải tuân phục. Thứ hai là ở Mỹ việc áp dụng nguyên tắc án lệ không tuyệt đối,
thẩm phán có thể ban hành những án lệ khác đi nếu thấy cần thiết còn ở Anh, nếu muốn
quyết khác đi mà không tuân thủ án lệ thì phải chứng minh được hai vụ việc này có tình tiết


Khoa Luật

Trang 6


Bài thảo luận nhóm 2B
khác nhau thì mới không áp dụng án lệ. Nghĩa là quyền tự quyết của thẩm phán ở Mỹ lớn
hơn ở Anh và trong việc áp dụng án lệ thì ở Mỹ thể hiện sự tự do hơn, không bị bó hẹp vào
nguyên tắc stari decisis. Và như vậy, vai trò của án lệ ở Anh và ở Mỹ cũng khác nhau, vai
trò án lệ ở Anh là vai trò chủ đạo trong khi đó ở Mỹ vai trò của án lệ nhiều lúc bị lấn áp bởi
luật thành văn và việc áp dụng án lệ không được tuyệt đối như ởanh
4. Về Luật
Nếu như ở Mỹ đã xác định được hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh các lĩnh
vực quan hệ xã hội cụ thể, rất đồ sộ và khoa học, đặc biệt tốc độ soạn thảo văn bản pháp luật
là rất nhanh nhưng vẫn không kém phần hiệu quả, thể hiện trình độ lập pháp và sự coi trọng
của luật thành văn của Mỹ rất cao, nhanh chóng, kịp thời cho ra đời các loại văn bản điều
chỉnh các quan hệ mới phát sinh trong đời sống xã hội trong khi đó ở nước anh chưa có các
văn bản pháp luật đó vf chưa làm được điều đó. Các vưn bản pháp luật oă anh gồm các văn
bản pháp luật do Nghị viện trực tiếp ban hành và các văn bản pháp luật Nghị viện ủy quyền
ban hành: luật, Luật thống nhất và luật hệ thống hóa.
Luật do nghị viện ban hành có hiệu lực cao hơn án lệ do thẩm phán làm ra. Luật
thường được bổ sung hoặc thay thế án lệ
Luật thống nhất được soạn thảo để thay thế hoặc trình bày lại tất cả những đạo luật
được ban hành trước đó về lĩnh vực cụ thể nào đó
Luật hệ thống hóa là đạo luật chứa đựng một cách toàn diện tất cả những luật điều
chỉnh lĩnh vực nhất định
Còn ở mỹ có rất nhiều đạo luật cả ở cấp liên bang và cấp bang. Hiến pháp Mỹ quy
định Luật Liên bang có giá trị pháp lý cao hơn luật của các bang. Trừ hiến pháp Mỹ, các đạp
luật do quốc hội Mỹ thông qua có giá trị pháp lý cao nhất, cao hơn cả phán quyết của tòa án

cấp liên bang và cấp bang
II.Tư duy pháp lý và quan niệm pháp luật
Luật Anh-Mỹ là một hệ thống pháp luật với hình thức pháp lý đặc thù là tiền lệ pháp.
Đó là pháp luật dựa trên các phán quyết tạo ra tiền lệ (stare decisis) từ các vụ án trước đó.
Hệ thống thông luật hiện nay được áp dụng tại Ireland, Anh, Australia, New Zealand, Nam
Phi, Canada (ngoại trừ Québec) và Hoa Kỳ (bang Louisiana sử dụng cả thông luật và dân
luật Napoleon). Ngoài ra, một số quốc gia khác cũng áp dụng hệ thống thông luật trong một
hệ thống hỗn hợp, chẳng hạn như Pakistan, Ấn Độ và Nigeria chủ yếu áp dụng hệ thống
thông luật, nhưng kết hợp cả luật tôn giáo và tập quán pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những
điểm tương đồng thì quan niệm pháp luật của hai nước cũng còn nhiều điểm khác biệt.
Hầu hết các nguyên tắc pháp lý của Anh nảy sinh từ án lệ và luật thành văn. Theo
quan điểm của người Anh thì vua là tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phân
biệt công hay tư. Vì vậy pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công pháp) và
luật tư (Tư pháp). Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp,

Khoa Luật

Trang 7


Bài thảo luận nhóm 2B
kể cả trong tranh chấp tư. Do vậy không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo kiểu
Civil law. Hệ thống án lệ sẽ được phát triển qua các vụ việc được tòa án xét xử. Việc sử
dụng án lệ làm nguồn chính cho thấy đặc điểm tư duy pháp lí chủ nghĩa kinh nghiệm
(empiricism) hay lối suy luận quy nạp đi từ trường hợp cá biệt đến cái tổng quát, nguyên
tắc. Hệ quả tích cực của nó là làm thành một hệ thống luật mở, gần gũi với đời sống thực tế,
tạo nên tính chủ động sáng tạo, mềm dẻo và linh hoạt trong tư duy pháp luật. Đồng thời
cũng hạn chế sự phát sinh của luật (trong trường hợp nhiều vụ án tương tự nhau có thể cùng
áp dụng một án lệ). Cũng vì thế nên vai trò của thẩm phán ở nước Anh rất quan trọng, thẩm
phán vừa là người sáng tạo ra luật pháp, người ta thường gọi Common law là hệ thống pháp

luật được tạo nên bởi các thẩm phán judge – made law),vừa là người giải thích và áp dụng
lật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng rất được coi trọng ở Thông luật. Thẩm phán được lựa
chọn từ một tổ chức gồm các luật sư thực hành (barrister). Ở Anh, việc bám sát vào tiền lệ
pháp trong hoạt động xét xử là yêu cầu nghiêm ngặt. Các văn bản pháp luật cũng được ban
hành bổ sung hoặc thay thế án lệ trong một số lĩnh vực. Lẽ phải cũng là một nguồn luật thể
hiện nét đặc thù của pháp luật Anh thể hiện ở Luật Công bình. Trong trường hợp một vụ án
phát sinh không có tiền lệ pháp phù hợp, không có luật thành văn hay tập quán pháp thì
thẩm phán chính là ngưới tạo ra luật pháp bằng cách sử dụng lẽ phải.
Xu hướng coi trọng luật thành văn rất rõ nét ở Hoa kỳ, án lệ chỉ được áp dụng một
cách tương đối và nới lỏng hơn. Nguồn gốc của người Hoa kỳ là từ Anh di cư sang nên bản
thân họ không muốn theo mô hình pháp luật phức tạp của Anh. Bản hiến pháp đầu tiên của
Hoa kỳ ra đời chính là một bản hiến pháp đầu tiên trên thế giới, một văn bản pháp luật có
giá trị tối cao với người Hoa kỳ và có ảnh hưởng rất lớn đến một số nước sau này, trong khi
ở Anh chỉ có hiến pháp không thành văn. Hệ thống luật thành văn ở Hoa kỳ rất phát triển
với nhiều nhà lập pháp có trình độ cao, đã cho ra đời nhiều bộ luật và đạo luật có giá trị thực
tiễn và tính ổn định cao. Ở các bang hệ thống luật thành văn có vị trí quan trọng vì các quy
tắc common law không có hiệu lực lớn như ở Anh. Nghị viện ở các bang rất tích cực và các
bang có thẩm quyền lập pháp rất rộng. Và hơn nữa ở Hoa kỳ có nguyên tắc kiểm soát tính
hợp hiến của luật thành văn nên án lệ được áp dụng cũng phải hợp hiến. Tầm quan trọng của
luật thành văn trong hệ thống nguồn luật của Hoa kỳ còn được thể hiện rõ ở việc cơ quan
lập pháp của Hoa kỳ thường xuyên tiến hành luật hóa các phán quyết của tòa án ở các án lệ
điển hình, hoạt động pháp điển hóa diện ra thường xuyên hơn so với ở Anh.
Nếu như ở Anh, tư tưởng pháp lý mang tính chất bảo thủ thì ở Hoa kỳ lại có tư tưởng
tự do. Xuất phát từ lý do nước Anh là một quốc gia có bề dày truyền thống, nên họ coi trọng
việc gìn giữ truyền thống, chính vì tư tưởng đó mà ở anh coi trọng án lệ và tuyệt đối tuân
thủ án lệ. Còn nước Mỹ lại tự hào về lịch sử chống ách thống trị của Thực dân Anh, là xã
hội gồm nhiều tầng lớp dân nhập cư từ khắp các quốc gia trên thế giới với nhiều chủng tộc,
họ đến đây tìm một tổ quốc mới, họ quan niệm con người hiện đại là quan trọng nhất, họ
quan tâm đến hiện tại và tương lai kiên quyết quay lưng với những truyền thống quá cũ kỹ.


Khoa Luật

Trang 8


Bài thảo luận nhóm 2B
III. Hệ thống tư pháp
1. Hệ thống tòa án Anh
Sơ đồ hệ thống Tòa án Anh
(England và xứ Wales)

Theo lịch sử phát triển, từ sau cải tổ hệ thống pháp luật vào cuối thế kỉ XIX, hệ thống
Tòa án ở Anh đã được tổ chức lại một cách toàn diện. Ngày nay, có thể chia hệ thống này
thành 2 nhánh lớn: Nhánh tòa dân sự và nhánh tòa hình sự. Tuy nhiên, do có sự chồng chéo
về thẩm quyền xét xử nên nhóm xin phép phân tích theo cấp xét xử, bắt đầu từ cấp cơ sở lên
cấp cao nhất trong hệ thống Tòa án
1.1 Các tòa án cấp cơ sở trong hệ thống Tòa án Anh
1.1.1 Tòa địa hạt
Tòa địa hạt là Tòa cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án dân sự, với tẩm quyền xét xử
chỉ giới hạn trong lĩnh vực dân sự; do thẩm phán quận, huyện hay thẩm phán quản hạt đảm
nhiệm. Thường thì những vụ án này chỉ do 1 thẩm phán xét xử dựa vào tình tiết vụ iệc và
pháp luật chứ không có sự trợ giúp của bồi thẩm đoàn
Tòa địa hạt có thẩm quyền xét xử trên một khu vực hành chính nhất định, hầu hết là
vụ kiện đòi nhà đất trong khu vực, còn số ít là các vụ đồi bồi thường thương tật hay kiện vi
phạm hợp đồng.
Phán quyết của tòa án địa hạt có thể bị kháng cáo, kháng nghị tới Tòa án cấp cao
hoặc trực tiếp đến Tòa phúc thẩm.

Khoa Luật


Trang 9


Bài thảo luận nhóm 2B
1.1.2 Tòa pháp quan
Đây là tòa án hình sự cấp thấp nhất trong hệ thống tòa án hình sự của Anh, tuy nhiên,
đây lại là Tòa quan trọng vì hầu hết các vụ án hình sự được xét xử sơ thẩm tại Tòa này, và
theo thống kê, có đến 95% vụ việc được giải quyết trọn vẹn tại cấp tòa này.
Việc xét xử vụ án hình sự tại tòa pháp quan chủ yếu do hai,ba hoặc bảy pháp quan
không chuyên hay pháp quan thường dân xét xử với sự tư vấn từ thư ký Tòa đã được đào
tạo bài bản. Các thư ký này chỉ có quyền nghị án khi được pháp quan yêu cầu.
Tòa Pháp quan xét xử các vụ án hình sự ít nghiêm trọng, vụ vi phạm luật lê an toàn
giao thông hay xét xử vụ án liên quan đến vị thành niên. Ngoài ra, những vụ việc dân sự
liên quan đến nghĩa vụ tài chính với nhà nước hay vụ việc về quan hệ gia đình cũng được
tòa Pháp quan bao quát. Đây chính là điểm chồng chéo về thẩm quyền xét xử.
Kháng cáo đối với phán quyết của tòa pháp quan có thể gửi đến Tòa án hình sự trung
ương (áp dụng cho bị đơn) hay gửi đến tòa Nữ hoàng chuyên trách của tòa án cấp cao (áp
dụng cho cả nguyên đơn và bị đơn)
1.2. Tòa án Tối cao
Tòa án tối cao là tòa cấp trên quan trọng nhất ở England và xứ Wales, không phải tòa
cao nhất trong hệ thống Tòa án Anh.Tòa án tối cao bao gồm: Toà phúc thẩm, Tòa hình sự
trung ương và Tòa cấp cao
1.2.1 Tòa án cấp cao
Tòa án cấp cao hoạt động với tư cách tòa án dân sự sơ thẩm với những vụ việc dân
sự có giá trị tranh chấp cao và tòa án hình sự phúc thẩm đối với những vụ việc đã được giải
quyết bởi tòa án cấp dưới nhưng có kháng cáo, kháng nghị.
Tòa cấp cao gồm 3 tòa chuyên trách là:
- Tòa Nữ hoàng
Tòa nữ hoàng là tòa án đại diện hoàng gia, là Tòa hình sự cao cấp. Ngoài ra, các thẩm
phán của Tòa nữ hoàng chuyên trách cũng có thể cùng thẩm phán quản hạt xét xử hình sự

khi ngồi cùng tòa hình sự trung ương. Những kháng cáo kháng nghị từ Tòa pháp quan và tòa
hình sự trung ương cũng là đối tượng được văn phòng chính của tòa nữ hoàng chuyên trách
xem xet
Tòa nữ hoàng chuyên trách thay mặt Quốc vương, giám sát tất cả các Tòa câp dưới
và cơ quan của Chính phủ
Trừ khi thủ tục kháng cáo được quy định rõ, bất cứ ai muốn phủ nhận quyết định của
Tòa án cấp dưới, cơ quan tài phán, cơ quan hành chính hay cơ quan nhà nước đều có quyền
gửi đơn yêu cầu xét xử phúc thẩm đến tòa Nữ hoàng chuyên trách.
- Tòa gia đình:

Khoa Luật

Trang 10


Bài thảo luận nhóm 2B
Tòa gia đình có nhiệm vụ giải quyết những vụ việc về vấn đề nuôi con , tài sản và
điều trị bệnh.
Nhiều trường hợp, Tòa gia đình còn phải đưa các phán quyết lien quan đến sự sống
và cái chết của con người
- Tòa đại pháp chuyên trách:
Giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực luật kinh doanh, luật ủy thác, luật tài sản và luật đất
đai, vụ việc sở hữu trí tuệ hay luật công ty
Kháng cáo được giải quyết tại tòa đại pháp chứ không đưa lên Tòa Nữ hoàng
1.2.2 Tòa hình sự trung ương
Tòa hình sự trung ương bắt đầu được hình thành theo luật tòa án 1971 thay thế Tòa
đại hành. Đây là Tòa án lưu động, trong đó các thẩm phán tòa án cấp cao sẽ định kì đi kinh
lí khắp đất nước để xét xử thay thế các phiên tòa định kì được tổ chức hàng quý
Tòa hình sự trung ương xét xử những vụ án hình sự nghiệm trọng và một vài vụ việc
dân sự. Ngoài ra còn xét xử kháng cáo kháng nghị những quyết định hay bản án của Tòa

pháp quan
Tòa hình sự trung ương có quyền y án sơ thẩm, hủy hoặc sửa án sơ thẩm của Tòa
pháp quan
Những kháng cao kháng nghị của tòa hình sự trung ương co thể gửi đến tòa nữ hoàng
chuyên trách hoặc tòa hình sự chuyên trách của tòa phúc thẩm.
Thẩm phán tham gia xét xử của tòa hình sự trung ương là các thẩm phán của tòa án
cấp cao, thẩm phán quản hạt và các thẩm phán không chuyên
1.2.3 Tòa phúc thẩm
Tòa phúc thẩm là một bộ phận của Tòa án tối cao với 2 tòa chuyên trách: Tòa dân sự
chuyên trách và tòa hình sự chuyên trách, có thẩm quyền xét xử phúc thẩm.
Tòa dân sự chuyên trách giải quyết những vụ việc đã được xét xử bởi tòa địa hạt, tòa
cấp cao và một số cơ quan tài phán khác.
Tòa hình sự chuyên trách xét xử phúc thẩm những bản án của tòa hình sự trung ương
khi có đơn yêu cầu
Trên thực tế, do số lượng đơn kháng cáo kháng nghị được giải quyết tại tòa này rất
lớn, lớn hơn nhiều so với Thượng Nghị Viện, nên người ta cho rằng Chánh án Tòa phúc
thẩm (Thẩm phán tòa phúc thẩm) là người có thế lực nhất ở Anh
1.3 Hội đồng cơ mật và Thượng nghị viện
Vương quốc Anh khác nhiều so với các quốc gia khác trên thế giới là không có tòa
án phúc thẩm cao nhất và duy nhất.

Khoa Luật

Trang 11


Bài thảo luận nhóm 2B
Cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng gồm ủy ban phúc thẩm của Thượng nghị viện và Ủy
ban tư pháp của Hội đồng cơ mật
Ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật chỉ là cấp xét xử phúc thẩm cuối cùng với một

số trường hợp, còn đa số vụ án phúc thẩm do Ủy ban phúc thẩm của thượng nghị viện giải
quyết
- Ủy ban phúc thẩm của thượng nghị viện:
Ban đầu, nghị viện không xét xử phúc thẩm giống như tòa án thông thường mà chỉ
xét xử đơn kiện những phán quyết của tòa án cấp dưới để hủy bản án của cấp dưới khi cần
thiết. Đến 1399, Hạ nghị viện không tiếp tục xét xử với xét xử đơn kháng cáo theo thủ tục
đó nữa mà để cho Thượng nghị viên toàn quyền xét xử với tư cách là cấp xét xử cuối cùng
của quốc gia. Vậy thì, Nghị viện không chỉ có chức năng lập pháp mà còn có thẩm quyền về
tư pháp. Về sau, Thẩm quyền của thượng nghị viện có xu hướng giảm
Thượng nghị viện thực hiện chức năng xét xử thông qua ủy ban phúc thẩm của
thượng nghị viện. Với England và xứ Wales thì đây là cơ quan xét xử phúc thẩm cao nhất.
Thực tế, chỉ những thượng nghị sĩ đặc trách công tác pháp luật mới có tư cách trực tiếp
tham gia xét xử phúc thẩm
- Hội đồng cơ mật
Hội đồng cơ mật có thẩm quyền xét xử phúc thẩm và là cấp phúc thẩm cuối cùng với
vụ việc xảy ra ở: lãnh thổ ngoài nước của Vương quốc Anh; các nước thuộc khối thịnh
vượng chung vẫn duy trì truyền thống kháng cáo lên Nữ hoàng trong hội đồng; các nước
cộng hòa tiếp tục duy trì thói quen kháng cáo lên Ủy ban tư pháp của Hội đồng cơ mật.
Hội đồng cơ mật còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các bản án được kháng cáo ở
cấp xét xử cao nhất của các lãnh thổ quốc gia nêu trên
2. Hệ thống tòa án Hoa Kỳ .
Sơ đồ hệ thống Tòa án Hoa kỳ

Khoa Luật

Trang 12


Bài thảo luận nhóm 2B
2.1 Giới thiệu

Hệ thống tòa án Hoa kỳ là một trong ba chi nhánh độc lập (lập pháp, tư pháp, và
hành pháp) của nhà nước liên bang theo nguyên tắc tản quyền (separation of powers). Hoạt
động độc lập của các tòa án (tư pháp) đối với chính phủ (hành pháp) và quốc hội (lập pháp)
thể hiện một triết lý quan trọng của hệ thống chính trị Hoa kỳ, đó là quyền lực phải được
phân tán giữa các cơ quan nhà nước nhằm ngăn ngừa bị tập trung và lạm dụng bởi một đảng
phái chính trị, tổ chức, hay cá nhân. Triết lý này được thực thi qua cơ chế kiểm soát và cân
bằng (checks and balances) giữa ba chính nhánh của quyền lực nhà nước.
Các cơ quan tư pháp Hoa kỳ được tổ chức theo mô hình liên bang với tổng cộng 57
hệ thống, bao gồm hệ thống tòa án liên bang, 50 hệ thống tòa án tiểu bang, và 5 hệ thống tòa
án ở các vùng thủ đô Washington D.C., đảo Puerto Rico, đảo Guam, đảo Samoa, quần đảo
Bắc Mariana, và quần đảo Virgin thuộc Hoa kỳ. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các hệ
thống tòa án tương đối giống nhau, gồm có tòa án tối cao (supreme court), các tòa án phúc
thẩm (court of appleals), và các tòa án địa phương (district court) theo thứ tự từ cao xuống
thấp. Tòa án cấp cao hơn thường chỉ thụ lý những án đã qua sơ thẩm hay phúc thẩm ở
những tòa cấp dưới.
Ngoại trừ tiểu bang Lousiana và đảo Puerto Rico, các hệ thống tòa án Hoa kỳ theo
truyền thống thông luật (common law) thay vì dân luật (civil law), tức là ngoài hiến pháp
(constitution) và các điều luật trong các bộ luật khác nhau (statute, regulation, ordinance)
căn cứ quyết định của tòa còn dựa trên án lệ (case law) của các tòa cấp tương đương hoặc
cao hơn. Vì thế cho nên phán quyết của một tòa có ảnh hưởng trực tiếp đến các tòa cùng cấp
và cấp thấp hơn do quyết định đó đã tạo nên một tiền lệ, hay định hướng, cho những án xử
tương tự trong tương lai. Một án lệ có hiệu lực vĩnh viễn cho đến khi bị bác bỏ bởi một tòa
án cấp tương đương hoặc cao hơn.
Một đặc điểm quan trọng khác của thông luật, mà Hoa kỳ là một trong những nước
áp dụng, là bồi thẩm đoàn (jury) quyết định bản án. Đây là truyền thống có lịch sử khoảng
1000 năm bắt nguồn từ hệ thống pháp lý của Vương quốc Anh. Như vậy, cùng với hiến
pháp, các bộ luật, và án lệ, thì quyết định của bồi thẩm đoàn là một trong những nguồn của
luật pháp. Bồi thẩm viên là những công dân có đủ năng lực, từ 18 tuổi trở lên, được lựa
chọn ngẫu nhiên trong dân chúng tại địa phương nơi tiến hành xử án.
2.2 Hệ thống Tòa án Liên bang

Các tòa án liên bang bao gồm Tòa án Tối cao Liên bang (United States Supreme
Court), các Tòa án Phúc thẩm Liên bang (United States Court of Appeals), các Tòa án Địa
phương Liên bang (United States District Court), và một số tòa án đặc biệt ở cấp liên bang,
ví dụ như Tòa án Thương mại Quốc tế Liên bang (United States Court of International
Trade) và Tòa án Thuế Liên bang (United States Tax Court).

Khoa Luật

Trang 13


Bài thảo luận nhóm 2B
Các tòa án liên bang làm việc và phán quyết dựa trên Hiến pháp Hoa kỳ, các bộ luật
liên bang (ở mỗi tiểu bang có hiến pháp riêng và các bộ luật chỉ áp dụng trong phạm vi một
tiểu bang), các án lệ liên bang, và quyết định của bồi thẩm đoàn.
Tất cả các thẩm phán ở các tòa án liên bang đều được đề cử bổ nhiệm bởi tổng thống,
chấp thuận bởi quốc hội, và tại vị vĩnh viễn. Một thẩm phán có thể từ nhiệm, hoặc bị bãi
nhiệm (impeachment) bởi đa số phiếu trong quốc hội nếu mắc sai phạm nghiêm trọng về
đạo đức ảnh hưởng lớn đến vai trò và chuyên môn của người cầm cán cân công lý.
2.3 Tòa án Tối cao Liên bang
Tòa án Tối cao Liên bang (United States Supreme Court) là cơ quan tư pháp cao nhất
tại Hoa kỳ, bao gồm một chánh án (chief justice) và 8 thẩm phán (associate justice), được đề
cử bổ nhiệm bởi tổng thống, và được chấp thuận bởi quốc hội. Quá trình chuẩn bị, đề cử bổ
nhiệm, và chấp thuận một thẩm phán tối cao liên bang thường là một cuộc đấu tranh chính
trị gay gắt giữa các nghị sỹ hai chính đảng Dân chủ và Cộng hòa, cũng như giữa tổng thống
và quốc hội. Tuy nhiên, cơ chế tại vị suốt đời bảo vệ vai trò và quyết định độc lập của các
thẩm phán tối cao đối với tác động của tổng thống, quốc hội, cũng như những thế lực chính
trị khác. Hơn nữa, thời hạn làm việc tương đối lâu dài của các thẩm phán tối cao không tạo
ra những xáo trộn bất thường, dẫn đến những quyết định làm thay đổi đột ngột trong định
hướng của nền pháp lý toàn liên bang.

Tòa án Tối cao Liên bang chỉ thụ lý những vụ án rất quan trọng, thường là án phúc
thẩm, theo lựa chọn mặc ý của tòa. Để một vụ án được đưa ra xử tại Tòa án Tối cao Liên
bang, hồ sơ phải được ký thuận bởi ít nhất 4 trong số 9 thẩm phán tối cao. Trong một số
trường hợp đặc biệt, Tòa án Tối cao Liên bang xử án trực tiếp mà không cần qua sơ thẩm, ví
dụ như khi một tiểu bang kiện một tiểu bang khác. Quyết định của Tòa án Tối cao Liên bang
là rất quan trọng đối với toàn bộ hệ thống pháp lý và chính trị của Hoa kỳ vì phán quyết của
tòa này có giá trị áp dụng phổ quát trên toàn liên bang.
Một quyền lực đặc trưng của Tòa án Tối cao Liên bang được gọi là “thẩm định pháp
lý” (judicial review). Thẩm định pháp lý là qui trình và phán quyết của tòa tối cao về ý
nghĩa của hiến pháp. Một giải thích hiến pháp của tòa tối cao có thể được áo đặt lên một
quyết định của chính phủ và các cơ quan của nó, hoặc một điều luật của một bộ luật đã được
thông qua bởi quốc hội, hoặc một phán quyết của một tòa án liên bang hay bất kỳ tòa án nào
ở cấp tiểu bang.
Một khi một điều luật của quốc hội, một phán quyết của tòa, hay một quyết định của
chính phủ, bị Tòa án Tối cao Liên bang tuyên bố vi hiến (unconstitutional) thì mọi nỗ lực thi
hành đều không có giá trị. Điều này không có nghĩa là điều luật bị tuyên bố vi hiến tự động
bị loại bỏ. Để loại bỏ hay sửa đổi một điều luật quốc hội cần họp và thông qua với đa số
phiếu cần thiết, vì nó là cơ quan duy nhất có quyết thiết lập, sửa đổi, và loại bỏ luật.
2.4 Tòa án Phúc thẩm Liên bang

Khoa Luật

Trang 14


Bài thảo luận nhóm 2B
Các Tòa án Phúc thẩm Liên bang (United States Court of Appeals) là cơ quan tư
pháp chuyên trách ở cấp liên bang về án phúc thẩm, thường là những án đã xử sơ thẩm ở
các Tòa án Địa phương Liên bang. Tổng cộng có 13 tòa án phúc thẩm liên bang, một cho
mỗi khu vực (circuit), một ở vùng Washington DC, và một cho toàn liên bang (United States

Court of Appeals for the Ferderal Circuit) chuyên trách về những lĩnh vực đặc biệt (ví dụ
như bản quyền, kiện bồi thường chính quyền liên bang, vân vân).
Mỗi Tòa án Phúc thẩm Liên bang chịu trách nhiệm ở một khu vực, thường bao gồm
vài tiểu bang có ranh giới kề nhau. Ví dụ như Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 2 bao
gồm các tiểu bang liền kề là Connecticut, New York, và Vermont. Khu vực 1 có đảo Puerto
Rico không nằm gần các tiểu bang còn lại là Maine, Massachusetts, New Hampshire, và
Rhode Island.
Tổng cộng hiện có 180 vị thẩm phán ở các tòa phúc thẩm liên bang. Số lượng thẩm
phán ở mỗi tòa phúc thẩm không giống nhau mà tùy vào số án xử ở từng khu vực. Khu vực
1 có ít thẩm án nhất, gồm 5 vị thường trực, vì diện tích và dân số nhỏ. Khu vực 9 rộng lớn,
gồm các tiểu bang Alaska, Arizona, California, Hawaii, Idaho, Montana, Nevada, Oregon,
Washington, có nhiều thẩm phán nhất, gồm 28 vị trường trực.
Thẩm quyền của các tòa phúc thẩm không phải là xử lại án sơ thẩm, hay thay đổi
quyết định của tòa sơ thẩm. Hay nói cách khác, tòa phúc thẩm không tuyên bố bị cáo có tội
hay vô tội, mà chỉ xem xét những vi phạm, nếu có, về thủ tục trong án sơ thẩm. Tòa phúc
thẩm thường chỉ căn cứ vào các tài liệu và hồ sơ đã được dùng trong án sơ thẩm. Đôi khi
luật sư công tố và bào chữa của án sơ thẩm được mời đến tòa phúc thẩm để trình bày cho rõ
những luật cứ đã được đưa ra tại tòa sơ thẩm. Khi tòa phúc thẩm tuyên bố hủy án sơ thẩm
không có nghĩa là bị cáo được tuyên bố vô tội, mà án sơ thẩm đã có vi phạm khi tiến hành,
do đó bị vô hiệu lực. Bị can có thể bị tái thẩm trong một phiên tòa khác ở cấp địa phương
trên cùng một tội danh.
2.5 Tòa án Địa phương Liên bang
Tổng cộng có 94 Tòa án Địa phương Liên bang (United States District Court) trong
hệ thống tòa án liên bang. Các tòa án này được phân bố trên tất cả các tiểu bang, vùng
Wanshington DC, và các lãnh thổ trực thuộc Hoa kỳ (các đảo Guam, Puerto Rico, và
Samoa; các quần đảo Virgin và Bắc Mariana). Mỗi tiểu bang có ít nhất một Tòa án Địa
phương Liên bang, những tiểu bang lớn có nhiều hơn một. Mỗi tòa có ít nhất một thẩm phán
thường trực. Hiện có khoảng 650 thẩm phán thường trực tại các Toàn án Địa phương Liên
bang.
Một phần phạm vi của các tòa án địa phương cấp liên bang là những vụ kiện mà

chính quyền liên bang là bên bị hại hoặc bị khởi kiện, bị can hay bị cáo là công dân nước
ngoài không định cư ở bất kỳ tiểu bang nào, bị can hay bị cáo sống ở nhiều tiểu bang. Như
vậy không phải vụ xử nào cũng có thể đưa đến Tòa án Địa phương Liên bang, và một số vụ
có thể được đem xử ở hệ thống tòa án tiểu bang hoặc Tòa án Địa phương Liên bang. Phán

Khoa Luật

Trang 15


Bài thảo luận nhóm 2B
quyết của tòa địa phương của liên bang có thể được đưa lên phúc thẩm ở Tòa án Phúc thẩm
Liên bang trong cùng khu vực (circuit).
3. Hệ thống Tòa án các Tiểu bang
Các hệ thống tòa án tiểu bang tại Hoa kỳ nằm ở mỗi tiểu bang, vùng thủ đô
Washington DC, và các vùng lãnh thổ trực thuộc. Các hệ thống tòa án tiểu bang không hoàn
toàn giống nhau. Truyền thống thông luật (common law) được thi hành tất cả các tiểu bang
ngoại trừ Lousiana và đảo Puerto Rico theo hệ thống dân luật (civil law). Các hệ thống tòa
án tiểu bang có thể bao gồm Tòa án Tối cao (Supreme Court), các Tòa án Phúc thẩm (Court
of Appleals), các Tòa án Khu vực (Circuit Court), các Tòa án Địa phương (County Court).
Tại một số nơi còn có Tòa án Thành phố (Municiple Court), và Tòa án Bồi thường Tiểu Dân
sự (Small Claims Court), theo thứ tự từ cao xuống thấp. Một số tiểu bang chỉ có hai cấp tòa
án, tòa án địa phương và tòa án tối cao. Tên gọi của các tòa cũng có thể khác nhau tùy theo
tiểu bang.
Tương tự như các tòa án liên bang, tòa án tiểu bang là cơ quan tư pháp độc lập với
chính phủ tiểu bang và quốc hội tiểu bang. Các tòa án tiểu bang làm việc và phán quyết dựa
trên Hiến pháp Liêng bang Hoa kỳ, các bộ luật liêng bang, hiến pháp của từng tiểu bang, các
bộ luật của từng tiểu bang, các án lệ có thể được áp dụng của liên bang và tiểu bang, và
quyết định của bồi thẩm đoàn. Hầu hết các án xử tại Hoa kỳ được tiến hành ở các tòa án cấp
tiểu bang.

Các tòa án tiểu bang thụ lý những án không thuộc phạm vi hoặc không được thụ lý
bởi các tòa án liên bang (một số án có thể được thụ lý bởi một toà án liên bang hoặc một tòa
án tiểu bang). Hầu hết án xử tại Hoa kỳ được tiến hành tại các tòa án tiểu bang. Trên 90% tù
nhân và 99% tử tù được xử bởi các tòa án tiểu bang.
Thẩm phán các tòa án tiểu bang được bổ nhiệm hay được bầu chọn theo những
phương thức khác nhau tùy theo luật của từng tiểu bang. Không giống như thẩm phán liên
bang, thẩm phán tiểu bang làm việc theo nhiệm kỳ chứ không tại vị suốt đời. Ở một số tiểu
bang thẩm phán được bổ nhiệm bởi thống đốc, là người đứng đầu chính phủ tiểu bang, sau
khi hết nhiệm kỳ đầu tiên thẩm phán đương nhiệm phải được bầu bởi cử tri để được tại vị
trong nhiệm kỳ tiếp theo. Tại một số tiểu bang khác thẩm phán phải tranh cử ngay trong
nhiệm kỳ đầu tiên cũng như các nhiệm kỳ tiếp theo. Nhiệm kỳ của thẩm phán là 4, 6 hay 10
năm tùy theo từng tiểu bang và cấp của tòa. Ở Connecticut, Rhode Island, South Carolina,
Vermont và Virginia các thẩm phán được bầu bởi quốc hội tiểu bang.

Khoa Luật

Trang 16


Bài thảo luận nhóm 2B
3.1 Tòa án Tối cao Tiểu bang
Có vai trò giống với Tòa án Tối cao Liên bang, Tòa án Tối cao Tiểu bang (State
Supreme Court) là cơ quan tư pháp cao nhất tại mỗi tiểu bang. Tòa này thường chỉ lựa chọn
phúc thẩm những án quan trọng đã qua sơ thẩm ở các tòa cấp dưới trong cùng tiểu bang.
Trong một số trường hợp đặc biệt, một án bắt buộc phải được phúc thẩm bởi tòa án tối cao,
ví dụ như án tử hình. Một số ngoại lệ khác cho phép tòa án tối cao được trực tiếp sơ thẩm.
Tòa án Tối cao Tiểu bang cũng có chức năng thẩm định pháp lý (judicial review) như
Tòa án Tối cao Liên bang, nhưng phạm vi quyền lực của nó chỉ giới hạn trong khuôn khổ
tiểu bang. Tại các tiểu bang theo hệ thống thông luật, án lệ được đặt ra bởi Tòa án Tối cao
Tiểu bang có giá trị áp dụng tới tất cả các tòa trong cùng một tiểu bang.

3.2. Tòa án Phúc thẩm Tiểu bang
Các tòa phúc thẩm ở mỗi tiểu bang (State Court of Appeals) là cơ quan tư pháp nằm
giữa tòa án tối cao và các tòa án địa phương của tiểu bang, chuyên trách án phúc thẩm. Một
số tiểu bang, nơi có hệ thống tòa án hai cấp, không có các tòa phúc thẩm. Mỗi tòa phúc
thẩm thường bao trùm một vùng gồm vài hạt (county/parish) gần nhau và có chung biên
giới.
Cũng giống với Tòa án Phúc thẩm Liên bang, Tòa án Phúc thẩm Tiểu bang không
thay đổi quyết định của các tòa sơ thẩm mà chỉ tìm kiếm những sai sót nếu có trong tiến
trình của án sơ thẩm. Nếu tòa phúc thẩm tìm thấy những lỗi nghiêm trọng gây ảnh hưởng
trực tiếp đến tính đúng đắn và thống nhất của tòa sơ thẩm thì tòa phúc thẩm có thể tuyên bố
hủy án sơ thẩm. Án sơ thẩm nếu bị hủy không có nghĩa là bị cáo vô tội trong án hình sự, hay
bị đơn không phải chịu trách nhiệm trong án dân sự, mà nghĩa là tòa sơ thẩm phải tiến hành
tái thẩm nếu tiếp tục muốn buộc tội bị cáo hình sự hay buộc chịu trách nhiệm dân sự đối với
bị đơn.
3.3. Tòa án Địa phương Tiểu bang
Các tòa án địa phương tiểu bang (county court, circuit court, municiple court, district
court) là nơi tiến hành nhiều án xử nhất vì hầu hết những án hình sự và án dân sự đều qua sơ
thẩm tại các tòa này trước khi đi tiếp, nếu có thể, tới các tòa cấp cao hơn ở tiểu bang và liên
bang. Tòa địa phương thường được tổ chức theo địa dư hành chính cấp hạt (county/parish)
hoặc thành phố. Ở một số địa phương ít dân, để tiết kiệm chi phí, vài hạt có thể cùng chung
một tòa địa phương.
Tại những địa phương có dân số lớn và số án xử nhiều, tòa địa phương có thể phân ra
thành các bộ phận nhỏ hơn để chuyên trách về những loại án khác nhau. Ví dụ như án đại
hình (thời gian tù trên một năm), án tiểu hình (thời gian tù dưới một năm), án vị thành niên,
án hình sự giao thông, án dân sự hôn nhân, án dân sự, vân vân. Tùy theo từng nơi, một thẩm
phán có thể chuyên trách một loại án, hoặc có thể dự thẩm nhiều loại án khác nhau.

Khoa Luật

Trang 17



Bài thảo luận nhóm 2B
Hoạt động của các tòa án địa phương liên quan mật thiết đến tình hình xã hội, chính
trị, và an ninh tại địa phương. Mỗi quyết định của thẩm phán và bồi thẩm đoàn có tác động
không những đến các phía trực tiếp liên quan mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác
nhau trong đời sống xã hội và kinh tế của các cộng đồng tại địa phương
4. Nhận xét và Kết luận
Hệ thống tòa án Hoa kỳ là một hệ thống đồ sộ và rất phức tạp gồm có các cơ quan tư
pháp ở cấp liên bang, tiểu bang, và các địa phương. Lịch sử quốc gia tương đối ngắn ngủi
của Hoa kỳ là một tiến trình không ngừng của những phát triển và điều chỉnh kiến trúc của
hệ thống tòa án. Hệ thống tòa án liên bang có tính chặt chẽ và thống nhất cao hơn do có quá
trình trưởng thành lâu hơn và được chú trọng hơn vì vai trò tối quan trọng của nó đối với
toàn liên bang. Các hệ thống tòa án tiểu bang tương đối đa dạng và không đồng đều do bị
phụ thuộc vào những khung pháp lý khác nhau cũng như trình độ phát triển và tổ chức rất
khác biệt ở mỗi tiểu bang.
Tuy phán quyết của tòa án hoàn toàn độc lập với chính phủ và quốc hội, nhưng thẩm
phán và hoạt động điều hành của tòa án không hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của hai chi
nhánh còn lại của quyền lực. Tổng thống Hoa kỳ và các thống đốc liên bang thường để lại
dấu ấn chính trị của mình trong việc đề cử hay bổ nhiệm các thẩm phán liên bang và thẩm
phán tiểu bang. Ý chí của quốc hội liên bang được thể hiện trong việc chấp thuận ứng cử
viên thẩm phán liên bang nào mà tổng thống đề cử. Tại những tiểu bang mà thẩm phán được
bầu bởi quốc hội thì xu hướng chính trị hiện thời của quốc hội sẽ quyết định những ứng cử
viên thẩm phán nào được lựa chọn. Ngoài ra tòa án và hoạt động điều hành của nó còn phụ
thuộc vào quốc hội qua quá trình xét duyệt và điều phối ngân sách.
Thẩm phán trong hệ thống pháp lý thông luật có nhiều quyền lực hơn người tương
nhiệm ở các hệ thống dân luật vì họ có khả năng tạo ra luật qua những án lệ. Những án lệ
này chính là một trong những nguồn của pháp luật được dùng trong những án xử tiếp sau.
Vì quan hệ giữa các tòa án và giữa các bộ luật liên bang và tiểu bang tương đối phức tạp,
dẫn đến sự phức tạp trong việc vận dụng áp dụng án lệ nào của tòa nào và trong án cụ thể

nào. Đây cũng là một lý do nữa tạo nên vai trò quan trọng hơn của của thẩm phán thông luật
so với người tương nhiệm của tòa dân luật
Hệ thống tòa án Hoa kỳ không những là một thành tựu về xây dựng và tổ chức hệ
thống pháp lý của nhà nước liên bang Hiệp chúng Quốc Hoa kỳ mà còn được coi như một
mô hình tham chiếu thực tiễn rộng rãi của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Kiến trúc cơ
bản của hệ thống này là một thừa kế tiến bộ của hơn 1000 năm truyền thống pháp lý thông
luật của Vương quốc Anh, được thiết kế và khởi tạo bởi những nhà chính trị lỗi lạc, cũng là
những triết gia đương thời, từ thuở lập quốc, và được cập nhật liên tục từ thực tế pháp lý
cực kỳ sinh động trong hơn 200 năm lịch sử Hoa kỳ.
Hệ thống tòa án Hoa kỳ đã đóng góp to lớn vào những thành công về kinh tế, dân
chủ, nhân sinh, và nhân quyền tại Hoa kỳ. Hệ thống này là một công cụ quan trọng để kiểm

Khoa Luật

Trang 18


Bài thảo luận nhóm 2B
soát và cân bằng quyền lực giữa các cơ quan hành pháp và lập pháp. Hoạt động độc lập và
hiệu quả của tòa án đã ngăn chặn và hóa giải những xung đột sâu:
Nhìn một cách khái quát nhất, ta có thể dễ dàng nhận thấy sự khác biệt cơ bản giữa
hệ thống Toà án Anh và Mỹ, bởi ở Mỹ tồn tại song song hệ thống toà án Liên bang và hệ
thống Toà án bang, còn ở Anh chỉ có một hệ thống Toà án tồn tại, thụ lý các vụ việc pháp lý
phát sinh trên lãnh thổ thuộc phạm vi thẩm quyền của mình. Hệ thống toà án Anh theo cấu
trúc gồm có Thượng nghị viện, Toà phúc thẩm, Toà án cấp cao, Toà địa phương. Thực tế
hiện nay cho thấy, Thượng nghị viện tự giới hạn mình ở chỗ, nó chỉ ra quyết định giứ
nguyên hoặc huỷ bỏ bản án đã có hiệu lực trước đó của toà án cấp dưới, mà ít khi tự mình
đưa ra một bản quyết định độc lập. Điều này khác với cách thức làm việc của hệ thống toà
án ở Mỹ. Như đã nói, ở Mỹ tồn tại hệ thống tư pháp liên bang gồm có Toà án tối cao, Toà án
phúc thẩm và Toà án Hạt; hệ thống tư pháp bang gồm có Toà chung thẩm, Toà phúc thẩm và

Toà sơ thẩm. Phán quyết của Toà án cấp dưới có thể bị huỷ bỏ bởi toà án cấp trên, phán
quyết của toà án cấp cao nhất có giá trị quyết định cuối cùng.
Nguồn :
/> />%26%237879%3B-th%26%237889%3Bng-Ph%E1p-l%FD-Hoa-k%26%237923%3B-H
%26%237879%3B-th%26%237889%3Bng-T%F2a-%E1n
IV. Lý giải sự khác biệt
Ở Mỹ, lối sống, cách tư duy, sự phát triển kinh tế đã sản sinh ra những điều kiện hoàn
toàn khác thời kỳ thuộc địa, và khác nước Anh. Pháp luật Mỹ không thể giống Pháp luật
Anh. Vào thế kỷ XVII, ở Bắc Mỹ đã có 13 thuộc địa của Anh. Tuy nhiên, trên thực tế, pháp
luật Anh - Common Law ra đời để phục vụ cho xã hội phong kiến Anh, không hề giống xã
hội Mỹ với hàng loạt các vấn đề nằm ngoài giải pháp của Common Law, vì vậy pháp luật
Anh không phù hợp với hoàn cảnh của nước Mỹ. Sau năm 1776, pháp luật Anh và Mỹ trở
thành hai hệ thống pháp luật độc lập và phát triển theo những hướng khác nhau, kéo theo
những khác biệt trong hệ thống pháp luật của hai nước. Hơn nữa, Anh là một quốc gia có
dân cư gần như thuần nhất. Mỹ lại là nước có dân số chủ yếu là dân nhập cư, đa tôn giáo, đa
sắc tộc, đi cùng với lối sống và đặc trưng về nền kinh tế xã hội cũng khác nhau, nên trong
cách suy nghĩ và tư duy pháp lý có những điểm khác biệt là tất yếu. Bên cạnh đó, nhà nước
Mĩ được tổ chức dưới dạng cộng hòa liên bang, trong đó các bang có chủ quyền độc lập của
riêng mình. Trên thực tế, sự độc lập này đã mất dần theo thời gian nhưng với tư cách là
những thực thể pháp lý, các bang này vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thống chính phủ của riêng
mình. Chính vì vậy mà việc áp đặt một hệ thống pháp luật nhất định đối với Hoa Kỳ là
không thể.
V. Đào tạo và dịch vụ pháp lý

Khoa Luật

Trang 19


Bài thảo luận nhóm 2B

1. Đối tượng và mục tiêu
Việc đào tạo nghề luật ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Common Law nói chung
không chú trọng tính bài bản, mà thiên về tính thực tiễn. Đào tạo luật ở Mỹ là đào tạo văn
bằng hai nghĩa là đòi hỏi học viên phải có một bằng đại học từ trước còn ở Anh là đào tạo
cử nhân luật. Ở Mỹ có xu hướng kết hợp giữa đào tạo lý thuyết với đào tạo nghề trong
chương trình đại học luật. Ví dụ như, muốn thi tuyển vào khoa Luật trường Đại học danh
tiếng Harvard thì phải có thêm một bằng đại học chuyên ngành khác trước đó. Cách đào tạo
này khác so với Anh Quốc, theo đó, nước này thường đưa đào tạo luật vào chương trình đại
học cơ bản. Ở Anh, sinh viên tốt nghiệp chưa đủ khả năng hành nghề ngay, những người
muốn hành nghề phải qua khoá đào tạo nghề, còn sinh viên tốt nghiệp trường luật ở Mỹ chỉ
cần qua thời gian tập sự ngắn là có thể làm việc.Ở Mỹ, hành nghề luật là hành nghề ở bang,
một người được thừa nhận là luật sư ở một Tiểu bang thì chỉ được hành nghề ở Tiểu bang
đó, và trước toà án Liên bang trong khi ở Anh có thề hành nghề luật sư ở trên toàn quốc. Ở
Anh có phân chia 2 ngành luật sư là luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng trong khi ở Mỹ, một
luật sư thì thực hiện cả tư vấn và tranh tụng. Tuy nhiên, ở Mỹ có đặc thù là luật sư hành
nghề theo lĩnh vực chuyên sâu của mình trong khi đó ở Anh thì luật sư phải hiểu biết hết các
lĩnh vực. Cũng giống như ở Anh, các thẩm phán thường được chỉ định trong số các luật sư
thực hành nổi tiếng. Thẩm phán ở Mỹ có hai loại: thẩm phán cấp Liên bang và thẩm phán
cấp tiểu bang. Tương tự như thẩm phán ở Anh, thẩm phán cấp Liên bang Mỹ được chỉ định
chức vụ suốt đời.
Tại phiên toà, thẩm phán đưa ra chế tài còn bồi thẩm đoàn chỉ có kết luật có tội hay
không có tội... Thẩm phán liên bang do tổng thống Mỹ lựa chọn và bổ nhiệm với sự phê
chuẩn của nghị viện.
2. Phương pháp đào tạo
Tại Anh, các môn học chủ yếu được giảng dạy dưới dạng thuyết trình, thảo luận và
phù đạo. Sinh viên đưa ra câu hỏi và giải quyết thắc mắc của mình. Các sinh viên được
khuyến khích tham gia diễn án và thảo luận để rèn kĩ năng lập luận rõ ràng, thuyết phục.
Ngoài ra còn phương pháp truyền thống: Phương pháp thuyết giảng các kiến thức lý luận.
Hoa Kỳ lại chú trọng phương pháp tình huống. Các nguyên tắc pháp lí chung không
được trình bày qua những bài giảng lý thuyết trừu tượng mà được rút ra từ việc nghiên cứu

những tình huống được đưa ra thảo luận trên lớp. Các bài tập thực hành chủ yếu về giải
quyết án và cách phân tích chi tiết các phán quyết dưới hình thức trao đổi, hội thoại giữa
giáo viên và sinh viên (phương pháp Socratic). Ngoài ra còn phương pháp đặt sinh viên vào
công việc thực sự và họ học luật bằng cách xử lý các tình huống thực tế đó (phương pháp
thực hành luật). Tuy nhiên, phương pháp phổ biến nhất vẫn là phương pháp Socratic truyền
thống. Có thể thấy thấy công tác giảng dạy ở Anh và Mỹ đều chú trọng đến giải quyết các
tình huống cụ thể, nhưng người Mỹ chú ý đến các tình huống thực tiễn hơn. Phương pháp
đào tạo khác nhau do yêu cầu đào tạo khác nhau, trong khi ở Anh chỉ yêu cầu hiểu biết về

Khoa Luật

Trang 20


Bài thảo luận nhóm 2B
luật ở bậc đại học thì người Mỹ lại yêu cầu cao hơn là phải đủ kĩ năng để giải quyết vụ việc
thực tế, phù hợp với xã hội đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi. Tại Anh, đào tạo nghề luật
có sự tách biệt hoàn toàn với giai đoạn đào tạo cử nhân cả về thời gian, chương trình, học
liệu... Do có quy trình đào tạo khác nhau nên ở Anh hình thành 2 nghề luật: Luật sư tư vấn
và luật sư tranh tụng như đã đề cập ở trên. Hoa Kỳ do không chia thành luật sư tư vấn và
luật sư tranh tụng nên khi đào tạo luật cũng không có sự phân chia, tất cả đều được đào tạo
chung tại trường đại học.

Khoa Luật

Trang 21


Bài thảo luận nhóm 2B
D: ĐÁNH GIÁ , NHẬN XÉT VÀ ĐẶT CÂU HỎI

1. Nhận xét:
Hình thức: -Bài làm tổng quan tương đối rõ ràng , dễ hiểu , bố cục chi tiết cẩn thận.
- Các dẫn lời mở đầu hay
Nội dung
Phần mở đầu: nhóm nên đưa ra các mục lục để mọi người có thể hiểu và bao quát
được tổng thể các vấn đề sẽ thuyết trình
Phần Hoàn cảnh lịch sử: ngoài việc đưa ra hoàn cảnh của Anh và Mĩ, nhóm nên có
phần đánh giá xem sự khác nhau chủ yếu về hoàn cảnh lịch sử của 2 nước này như thế nào?
Phần II: khá đầy đủ và chính xác, nhóm đã nói lên được sự giống và khác nhau về tư
duy pháp lý và quan niệm pháp luật của Anh và Mĩ. Tuy nhiên, phần khác nhau nên gạch
đầu dòng các tiêu chí cụ thể và để người xem nắm được vấn đề nhanh hơn ( các tiêu chí
khác nhau về án lệ, luật thành văn, tư tưởng pháp lý)
-nhóm chuẩn bị khá đầy đủ và chính xác nhưng vẫn chủ yếu dựa vào giáo trình của
đại học luật hà nội. nội dung chưa có sự tìm hiểu bên ngoài. Thứ tự về hệ thống tòa án vẫn
chưa được logic , nó không theo trình tự nào cả .
2. Câu hỏi
Câu 1 :Có một câu châm ngôn nổi tiếng của Holmes (Người Anh): “Đời sống pháp
luật không phải là logic mà là kinh nghiệm”. Câu châm ngôn này có đúng với hệ thống
thông luật Anh – Mỹ(Ăng lô – Sắc xông) không? Tại sao?
Đúng
Thực tiễn, lẽ công bằng: Hệ thống pháp luật này được sinh ra từ thực tiễn hàng ngày.
Các quy tắc của trường phái Luật này là các quy tắc xã hội, không bao giờ rời xa cuộc sống,
phục vụ cho nhu cầu của đời sống xã hội, từ chế độphong kiến với nền kinh tế nông nghiệp,
cuộc sống nông thôn cho tới nền kinh tế công nghiệp với cuộc sống đô thị.
Án lệ:Đối với những nước theo trường phái thông luật Anh –Mỹ(Ăng lô Ăng lô –Sắc
xông) thì nguồn luật đầu tiên làcác án lệ tức là các bản án đã có hiệu lực do tòa án sửdụng
trước đó, đây được coi là nguồn luật cơ bản nhất của trường phái thông luật Anh –Mỹ.
Câu 2: Luật thành văn của Anh và Mĩ khác nhau ntn?
Ở Anh, luật thành văn không được coi trọng, luật thành văn chủ yếu là để tập hợp các
quy định nằm giải rác ở các án lệ để thành một văn bản gọi chung là văn bản luật. Điều đó

có nghĩa là về bản chất luật thành văn cũng xuất phát từ án lệ, việc áp dụng luật thành văn ở
Anh cũng phải trên cơ sở giải thích luật thành văn trên từng quan điểm của các án lệ và việc

Khoa Luật

Trang 22


Bài thảo luận nhóm 2B
áp dụng luật thành văn cũng phụ thuộc vào án lệ. Còn ở Mỹ, luật thành văn có vai trò quan
trọng hơn, thứ nhất có thể kể đến số lượng luật thành văn ở Mỹ rất nhiều
Anh không có hiến pháp thành văn còn ở Mỹ có hiến pháp thành văn có ý nghĩ cực
kỳ quan trọng. Hệ thống văn bản pháp luật ở Mỹ cũng nhiều hơn ví dụ như là có bộ luật
thương mại và các văn bản luật chuyên nghành. Kỹ thuật lập pháp, kỹ thuật pháp điển hoá ở
Mỹ cao hơn ở Anh nên luật thành văn được áp dụng thường xuyên hơn ở Anh.
Như vậy, vai trò của luật thành văn ở Anh và Mỹ là khác nhau, ở Anh luật thành văn
không quan trọng nhưng ở Mỹ luật thành văn cũng là một nguồn luật chủ yếu và cạnh tranh
với án lệ
Câu 3: Tại sao hệ thống pháp luật của Anh và Mĩ lại không phân biệt luật công và
luật tư?
Các quyền lợi công và tư được xác lập qua quyền lợi về tài sản, nhưng ở Anh không
có sự phân biệt sở hữu tài sản của cơ quan công và tư như ở Châu Âu lục địa
Có hệ thống tòa án riêng xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp và các tranh
chấp tư, nên không có sự phân biệt quyền lực giữa công và tư
Dễ dàng cho việc tổng hợp các bản án.
Câu 4:Chỉ ra những ưu và nhược điểm cơ bản nhất trong hẹ thống tòa án của nước
anh?
Trả lời : Tòa án Anh
Ưu điểm
Hệ thống tòa án của Anh Vương quốc Anh có tổ chức cơ cấu chính trị đơn nhất, nên

hệ thống tòa án phân chia thành tòa án cấp trên cấp dưới.
Quyền tư pháp được thể hiện tập trung. Phù hợp với chính thể quân chủ lập hiến ở
Anh.
Hạn chế
Quá đề cao vai trò của thượng nghị viện, dấn đến việc lạm quyền.
Câu 5:ở phần vai trò, chưc năng của thượng nghị viện nhóm có nói là “ Thực tế, chỉ
những thượng nghị sĩđặc trách công tác pháp luật mới có tư cách trực tiếp tham gia xét xử
phúc thẩm “ nhóm có thể giải thích rõ hơn về điều này ?
So sánh đặc điểm của hệ thống pháp luật Anh và pháp Luật Hoa kỳ
Giống nhau:
- Cùng là họ pháp Luật Commom law
- Coi trọng vai trò thẩm phán và án lệ.

Khoa Luật

Trang 23


Bài thảo luận nhóm 2B
- Thủ tục tố tụng tranh tụng.
Kháu nhau:
- Mỹ là nước liên bang nên tồn tại hai hệ thống pháp luật của lên bang và tiểu bang,
còn Anh chỉ có một vì là nước đơn nhất.
- Hệ thống toàn án ở Anh rất phức tạp.
- Mỹ có sự tách bạch quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Còn ở Anh thì không vì
Thượng viện kiêm luôn chức năng xét xử phúc thẩm.
- Tùy thuộc họ Commom law nhưng ở Mỹ lại coi trọng Luật thành văn, có Hiến Pháp
thành văn. Còn ở Anh thì không.
Đặc điểm đa hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ phát sinh từ đâu và dẫn tới hệ quả gì?
Trả lời:

Nguyên nhân của đa hệ thống pháp Luật
- Không có sự đồng nhất về chính trị trong các thuộc địa, các thuộc địa quyền nhiều
nước như Anh, Pháp, Tây Ban Nha.
- Nhiều thuộc địa của các nước khác nhau gia nhập có các hệ thống pháp luật khác
nhau.
Hệ quả:
- Chịu sự ảnh hưởng của commom law nhưng không sâu sắc.
- Tạo ra hệ thống luật liên bang và tiểu bang.
Câu 6 : Lý giải nguyên nhân sự khác biệt giữa hai hệ thống pháp luật Anh và Mỹ.

Khoa Luật

Trang 24



×