Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Nhận dạng văn bản một số ngôn ngữ La Tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.33 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÊN ĐỀ TÀI

NHẬN DẠNG VĂN BẢN MỘT SỐ NGÔN NGỮ LA TINH
Giáo viên hướng dẫn : TS. Hồ Văn Canh
Học viên thực hiện

: Lê Mạnh Đoan

Lớp

: CK14H

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2016


LỜI CẢM ƠN

Trước hết cho phép em chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong khoa
Công nghệ thông tin và các cán bộ, nhân viên phòng Đào tạo Sau đại học, Trường
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông - Đại học Thái Nguyên đã luôn
nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Xin chân thành cảm ơn các anh, các chị và các bạn học viên lớp Cao học
CK14H - Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái
Nguyên đã luôn động viên, giúp đỡ và nhiệt tình chia sẻ với em những kinh
nghiệm học tập, công tác trong suốt khoá học.


Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Văn Canh, người đã tận
tình giúp đỡ em hình thành và hoàn chỉnh luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do sự hạn hẹp về thời gian, điều kiện nghiên
cứu và trình độ, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em chân thành
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, Cô giáo và đồng nghiệp.
Một lần nữa em xin cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2016
Người thực hiện luận văn

Lê Mạnh Đoan


ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tên đề tài:“Nhận dạng văn bản một số ngôn ngữ La tinh”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hồ Văn Canh
Học viên thực hiện: Lê Mạnh Đoan
Lớp: CK14H
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông/Đại
học Thái Nguyên.
Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số chuyên ngành: 60 48 01
1. Đặt vấn đề
1.1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Nhận dạng là một lý thuyết toán học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn, như
nhận dạng tiếng nói, nhận dạng hình ảnh, nhận dạng chữ ký, phân loại ngôn ngữ ,
xây dựng tiêu chuẩn bản rõ ứng dụng trong phân tích các bản mã v.v..Trên thế giới
cũng như trong nước đã có nhiều nhà nghiên cứu vấn đề này và đã có những phần
mềm áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau: phần mềm nhận dạng tiếng việt, phần
mềm nhận dạng vân tay, phần mềm kiểm soát E-mail trên hệ thống Internet…

Nhận dạng chữ là bài toán rất hữu ích, quen thuộc được ứng dụng nhiều trong
thực tế đặc biệt là trong lĩnh vực nhận dạng và phân loại văn bản vì thế đã thu hút
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu bằng các phương pháp nhận dạng khác nhau:
logic mờ, giải thuật di truyền, mô hình xác suất thống kê, mô hình mạng nơ ron.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thực hiện việc nhận dạng, phân loại văn bản
La Tinh đã đạt tỷ lệ chính xác cao, tuy nhiên các ứng dụng đó cũng chưa thể đáp
ứng hoàn toàn nhu cầu của người sử dụng vậy nên ngày nay người ta vẫn tiếp tục
nghiên cứu những phương pháp nhận dạng tốt hơn hướng đến dùng cho các thiết
bị di động, và các bài toán thời gian thực. Sau khi tìm hiểu về sự tiến bộ của công
nghệ nhận dạng chữ La Tinh cũng như các tính năng cơ bản của các phần mềm


nhận dạng chữ, được sự tư vấn của giáo viên hướng dẫn, tôi đã lựa chọn được một
hướng nghiên cứu thiết thực với đề tài: "Nhận dạng văn bản một số ngôn ngữ La
tinh".
Trong khuôn khổ của luận văn, tôi tập trung nghiên cứu, giải quyết bài toán
nhận dạng ngôn ngữ tự nhiên dựa vào phân hoạch không gian (nhận dạng theo
thống kê toán học), trong đó một lớp ngôn ngữ tiêu biểu được nghiên cứu đó là
ngôn ngữ La Tinh như tiếng Anh, tiếng Pháp, v.v.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu và xây dựng chương trình nhận dạng văn bản ứng với các ngôn ngữ
tự nhiên như : Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng
- Ngôn ngữ tự nhiên là đối tượng nghiên cứu chính của đề tài
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Tìm hiểu tổng quan về nhận dạng;
- Tìm hiểu các đặc trưng của ngôn ngữ La tinh.
- Xây dựng, cài đặt một số kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ La tinh.
3.3. Hướng nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu quá trình Markov hữu hạn trạng thái.
- Nghiên cứu và xây dựng mô hình Markov ứng với các ngôn ngữ tự nhiên như :
Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Tây Ban Nha.
4. Cấu trúc của luận văn
Dự kiến luận văn gồm: Phần mở đầu, ba chương chính, kết luận và tài
liệu tham khảo cụ thể:
Phần mở đầu: Nêu lý do chọn đề tài và bố cục của luận văn
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHẬN DẠNG
Chương này trình bày tổng quan về các hướng nghiên cứu hiện nay
về nhận dạng.


Chương 2: TÌM HIỂU KỸ THUẬT NHẬN DẠNG BẰNG THỐNG KÊ
Chương này trình bày các ứng dụng kỹ thuật thống kê Toán học để
nhận dạng các ngôn ngữ tự nhiên và tìm hiểu đặc trưng của một số ngôn ngữ tự
nhiên tiêu biểu.
Chương 3: THỰC NGHIỆM
Nội dung trong phần này là trình bày thuật toán nhận dạng văn bản La Tinh
và đưa ra kết quả với một số mẫu ngắn ngôn ngữ cho trước .
Phần kết luận: Nhận xét, kết luận và hướng phát triển
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu và cập nhật các kiến thức và phương pháp cơ bản về nhận dạng ngôn
ngữ tự nhiên, trí tuệ nhân tạo, khảo sát lý thuyết các mô hình, công cụ toán học,
thiết kế và xây dựng thuật toán, kỹ thuật tổ chức dữ liệu và ngôn ngữ lập trình.
- Tìm hiểu và xây dựng các đặc trưng ngôn ngữ mà đề tài quan tâm.
- Tìm đọc các bài báo, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến chủ đề
nghiên cứu trong nước và trên thế giới. Cụ thể là các tài liệu kỹ thuật thống kê toán
học các quá trình Markov; các quy luật ngôn ngữ như là một quá trình ngẫu nhiên
dừng, không hậu quả; các kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ tự nhiên. Hình thành được
tổng quan tương đối đầy đủ về tình hình nghiên cứu liên quan đến chủ đề hiện nay

trên thế giới.
- Lập trình cài đặt một số kỹ thuật nhận dạng ngôn ngữ La Tinh và đánh giá kết
quả.
6. Ý Nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu, tìm hiểu của đề tài góp phần nhận dạng được các loại
ngôn ngữ tự nhiên, có khả năng mở rộng ứng dụng trong việc xây dựng chương
trình kiểm soát E-mail đặc biệt là chương trình phân tích bản mã tự động. Vấn đề ở
đây không phải là công nghệ mà là phương pháp nhận dạng ngôn ngữ tự nhiên vì
vậy khả năng ứng dụng sẽ rất cao trong thực tiễn, đặc biệt đối với ANQP hoặc các
xí nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu nhận dạng các loại ngôn ngữ tự nhiên. Đó là ý
nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn.
7. Dự kiến kế hoạch đề tài
Trên cơ sở kế hoạch của Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền


Thông/Đại học Thái Nguyên gửi tới các học viên, em dự kiến kế hoạch hoàn thành
luận văn của mình như sau:
T
T
1
2
3
4
5
6
7

Thời gian

2016

8 9 10 11

12

X

X

4 5 6 7
Chuẩn bị đề tài, đăng ký đề tài X
nghiên cứu
Chuẩn bị đề cương, nộp và bảo
X X
vệ đề cương
Tìm hiểu tổng quan về nhận
X X
dạng
- Hoàn thành tìm hiểu tổng quan
về nhận dạng
X X
- Báo cáo tiến độ lần 1.
- Tìm hiểu đặc trưng của các
loại ngôn ngữ tự nhiên
- Báo cáo tiến độ lần 2.
Hoàn thành cài đặt thử nghiệm
- Hoàn chỉnh viết báo cáo toàn
văn.
- Nộp luận văn.

1


2

X

X

2017
3 4

X

Chỉnh sửa, hoàn chỉnh nộp
quyển

8. Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Viết Thế, Hồ Văn Canh ( 2010), Nhập môn Phân tích thông tin có
bảo mật, NXB Thông tin và Truyền thông.
[2]. Hồ Văn Canh, Phạm Quốc Doanh (2002), Thuật toán nhận dạng các ngôn
ngữ tự nhiên, tr. 3-20.
[3]. Lương Mạnh Bá, Nguyễn Thanh Thuỷ (1999), Nhập môn xử lý ảnh số, Nhà
xuất bản khoa học và kỹ thuật, tr.154-170.

6

X

- Hoàn chỉnh báo cáo, làm slide
8 - Bảo vệ luận văn
9


5

X
X


[4]. Trần Duy Hưng, Nguyễn Ngọc Cường (2002), Nhận dạng tự động ngôn ngữ
tiếng Anh, Tạp chí "Tin học và điều khiển học", Trung tâm Khoa học tự nhiên
và Công nghệ Quốc gia số 3/2002.
[5]. Hoàng Minh Tuấn, Một số vấn đề trong xây dựng siêu máy tính chi phí thay
cho các ứng dụng xử lý thông tin và tính toán khoa học kỹ thuật, Luận văn
Tiến sĩ kỹ thuật, Mã số 62.52.70.01. tr. 35-55.
[6]. AndrewR.Web.2002. John Wiley & Sons, Ltd.

Statistical Pattern

Recognition, Second Edition.
[7]. Richard O Duda, Peter E Hart, David G Stork . Wiley-interscience. “Bayesian
decision theory”, Pattern Classification, Second Edition: 39-78.
[8]. Wilks, S. S. 1962. Mathematical Statitics. New York: John Wiley. Mark
Stam, Richar M.Low ( 2007 ): Applied Cryptanalysis Breaking ciphers in the
Real World. A John wiley & sons, Inc, publication 2007.

Chứng nhận của giáo viên hướng dẫn

Hồ Văn Canh

Học viên


Lê Mạnh Đoan



×