Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

nuôi cá hồi thương phẩm tại lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG

MÔN: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: NUÔI CÁ HỒI THƯƠNG PHẨM TẠI LÂM ĐỒNG

Nhóm : 6
Giảng viên hướng dẫn: ThS Đặng Trí Dũng

1


HCM ngày 16 tháng 8 năm 2016

Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU
Đã từ rất lâu thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của nước ta, trong đó cá hồi hay cá hồi fillet đông lạnh là
một trong những mặt hàng có lợi nhuận kinh tế cao.
Người dân Việt Nam chắc hẳn còn xa lạ với cá hồi, một loại cá được
du nhập từ nước ngoài. Cá hồi vân lần đầu tiên được đưa vào nuôi tại
miền bắc .Việt Nam năm 2005 thông qua Dự án đồng tài trợ của đại
sứ quán Phần Lan tại Hà Nội và Trung tâm khuyến ngư quốc gia Bộ
Thủy Sản (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn). Đầu năm
2005, 50000 trứng điểm mắt được nhập từ Phần Lan để thử nghiệm
tại Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh Sa Pa - Lào Cai, nơi có
nhiệt độ nước 8-12ᵒC và có trên 95% trứng được nở thành công
trong vòng 10 ngày, sau hai năm cá hồi cái đã thành thục. Kể từ đó
cá hồi vân đã được ấp, nở, ương và nuôi thương phẩm thành công tại


nhiều nơi trong cả nước trong những năm qua (Lào Cai, Lai Châu,
Lâm Đồng, ). Cá hồi là loài cá có nhiều giá trị dinh dưỡng đặc biệt là
thành phần các acid béo chưa bão hòa, các acid amin cũng như các
vitamin, một số món ăn làm từ cá hồi ra đời như lẫu cá hồi, cá hồi
nướng, cá hồi sốt bơ chanh, salad cá hồi xông khói,…

2


Nhưng để bảo quản được lâu, cũng như có thể phân phối đến nhiều
nơi trong nước và ngoài nước mà không làm ảnh hưởng đến chất
lượng thực phẩm, ta cần phải bảo quản lạnh đông.
Xuất phát từ những yêu cầu đó, chúng em chọn đề tài “ Nuôi cá hồi
thương phẩm tại Lâm Đồng” để nghiên cứu.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế
nên dự án không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự chỉ
dẫn của Thầy giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn.

CHƯƠNG 1: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ
I.

SỰ CẦN THIÊT PHẢI NUÔI CÁ HỒI
Cá hồi là tên chung cho nhiều loài cá thuộc họ Salmonidae. Nhiều loại cá khác

cùng họ được gọi là trout (cá hồi); sự khác biệt thường được cho là cá hồi salmon di
cư còn cá hồi trout không di cư, nhưng sự phân biệt này không hoàn toàn chính xác.
Cá hồi sống dọc các bờ biển tại cả Bắc Đại Tây Dương (các họ di cư Salmo salar) và
Thái Bình Dương (khoảng sáu họ của giống Oncorhynchus), và cũng đã từng được
đưa tới Hồ lớn ở Bắc Mỹ. Cá hồi được sản xuất nhiều trong ngành nuôi trồng thủy sản
ở nhiều nơi trên thế giới.

Về đặc trưng, cá hồi là cá ngược sông để đẻ: chúng sinh ra tại khu vực nước ngọt, di
cư ra biển, sau đó quay trở lại vùng nước ngọt để sinh sản. Tuy nhiên, có nhiều con
thuộc nhiều loài sống cả đời tại vùng nước ngọt. Truyền thống dân gian cho rằng loài
cá này trở về đúng nơi chúng được sinh ra để đẻ trứng; những cuộc nghiên cứu đã cho
thấy điều này là chính xác, và hành động quay lại nơi ra đời này đã được thể hiện phụ
thuộc vào ký ức khứu giác.
Việc dân số trên thê giới đang tang mạnh, nên nhu cầu cá cần gia tăng cá là
điều không thể thiếu. Cá hồi nuôi được công nhận cung cấp phổ biến Omega 3, nhưng
chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rât dồi dào. Như vậy đó là
một sự lựa chọn hoàn hảo cho bữa ăn lành mạnh cho người tiêu dùng. Trong cá hồi
chứa một nguồn rất lớn protein và có nhiều năng lượng, lượng protein trong cá hồi
3


duy trì cao hơn so với các nguồn sản xuất protein khác như thịt lợn và thịt gà. Với
điều này rõ ràng các ngành công nghiệp nuôi cá hồi có thể làm cho một đóng góp
quan trọng để cân bằng nhu cầu thức ăn cho dân số toàn cầu đang phát triển, cũng như
đáp ứng nhu cầu sản xuất protein lành mạnh và bền vững.

Sản lượng nuôi trồng cá hồi từ năm 1950 tới năm 2010
Cá hồi phân bố rộng rãi trên toàn thế giới và rất đa dạng về giống loài:
Cá hồi Đại Tây Dương, (Salmo salar) sinh sản tại những dòng sông phía bắc ở cả hai
bờ Đại Tây Dương, Cá hồi lục địa (Salmo salar m. sebago) sống tại một số hồ ở phía
đông Bắc Mỹ và Bắc Âu, Cá hồi Masu hay cherry salmon (Oncorhynchus masou) chỉ
được tìm thấy ở tây Thái Bình Dương tại Nhật Bản, Triều Tiên và Nga.
Cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha) cũng được gọi là cá hồi vua hay cá hồi
miệng đen ở Mỹ, và là cá hồi xuân ở British Columbia.
Cá hồi Chum (Oncorhynchus keta) được biết đến như một loại cá hồi dog, keta, hay
calico ở nhiều vùng tại Mỹ , Cá hồi Coho (Oncorhynchus kisutch) cũng được gọi là cá
hồi bạc ở Mỹ. Loài này được tìm thấy ở tất cả các vùng nước ven biển Alaska và

British Columbia và ở phía nam xa tới tận miền trung California.
Cá hồi hồng (Oncorhynchus gorbuscha), được gọi là cá gù ở đông nam và tây nam
Alaska, được thấy ở miền bắc California và Triều Tiên, trên toàn vùng bắc Thái Bình
Dương.
4


Cá hồi Sockeye (Oncorhynchus nerka) cũng được gọi là cá hồi đỏ ở Mỹ. Loài cá được
nuôi ở hồ này có ở miền nam xa tới tận Sông Klamath ở California ở phía đông Thái
Bình Dương và bắc đảo Hokkaidō tại Nhật Bản và ở phía tây Thái Bình Dương xa tới
tận Vịnh Bathurst ở Vòng Bắc Cực Canada ở phía đông và Sôn Anadyr tại Siberia ở
phía tây. Dù hầu hết cá hồi Thái Bình Dương trưởng thành ăn các loại cá nhỏ, tôm và
mực ống; sockey ăn sinh vật phù du được chúng lọc qua những khe mang.
Cũng nhờ có sự phát triển của công nghệ và thương mại mà việc đem cá hồi – một
loài cá nước lạnh (loài cá thích nghi trong môi trường nước nhiệt độ thấp) về nuôi tại
các xứ sở chưa bao giờ có cá hồi trong thiên nhiên trở thành khả thi, trong đó có Việt
Nam.
II.

THỰC TRẠNG NUÔI CÁ HỒI TẠI VIỆT NAM
Tháng 8-2004, dự án nuôi cá hồi tại VN (tổng kinh phí 4 tỉ đồng) được khởi

động với sự giúp đỡ của Đại sứ quán Phần Lan, tỉnh Lào Cai và Bộ Thủy sản.
Các chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu thủy sản Phần Lan và Trung tâm Đổi mới
nghề cá Phần Lan ghi nhận “dự án nuôi cá hồi ở Sa Pa, VN đã tiến triển rất tốt, đạt
mục tiêu”.
Bộ Thủy sản đã đồng ý cấp 8 tỉ đồng (năm 2006-2007) để nâng cấp trại cá hồi Sa Pa
thành Trung tâm Nghiên cứu nuôi trồng cá nước lạnh.Những ngày đầu xuân 2006,
đúng một năm sau khi dự án nuôi cá hồi được khởi động, Viện Nghiên cứu nuôi trồng
thủy sản 1 (VNCNTTS1) Bộ Thủy sản, chính thức thông báo: dự án nuôi cá hồi tại

VN đã thành công. Những con cá được nuôi trong nguồn nước lấy từ đỉnh những ngọn
núi cao nhất VN.
Ngày 21-1-2005, lô hàng 25.000 trứng cá Hồi được nhập và chuyển đến Sa Pa. Trong
vòng một tuần sau đó, trứng đã nở với tỉ lệ cao không ngờ, trên 90%. Ngày 8-2-2005,
trại tiếp tục nhập thêm 25.000 trứng và tỉ lệ nở đạt 97%.
Hiện đã có một số nơi xin được chuyển giao và khá thành công trong việc nuôi cá hồi.
Công ty TNHH Thiên Hà (Lào Cai) đã xây dựng trang trại gần thác Bạc và mua lại
của trại 14.000 cá hồi con. Sau gần nửa năm nuôi, tỉ lệ cá sống khá cao, giờ Thiên Hà
cũng đã có cá thương phẩm bán ra thị trường với giá 140.000 đồng/kg.
5


Trung tâm Nghiên cứu thủy sản Lai Châu cũng mua lại 500 con về nuôi thử. Đặc biệt,
theo PGS-TS Lê Thanh Lựu, viện trưởng VNCNTTS1, UBND tỉnh Lâm Đồng đã
đồng ý cấp đất, tạo mọi điều kiện “mời” viện xây dựng một số trại nuôi cá hồi ngay tại
Đà Lạt.
Còn tại nơi sinh ra “cá hồi VN”, ông Hoàng Văn Long - phó giám đốc Sở Nông
nghiệp & phát triển nông thôn Lào Cai - cho biết tỉnh đánh giá việc nuôi cá hồi sẽ mở
ra hướng làm ăn mới cho địa phương. Tuy nhiên do kinh phí đầu tư khá lớn, kỹ thuật
cao nên trước mắt tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp phát triển nuôi cá hồi tại Lào
Cai.
PGS-TS Lê Thanh Lựu cho biết hai ba năm tới “chi phí đầu tư nuôi cá hồi sẽ giảm”.
Trại cá hồi đã chọn lựa được 2.000 cá bố mẹ để nuôi đẻ trứng và nếu không có gì thay
đổi, cuối năm 2007 hoặc đầu 2008 “chúng ta sẽ chủ động được cá giống, không phải
nhập nữa”. Ngay trong năm 2006 cũng sẽ nghiên cứu để sản xuất thức ăn cho cá ngay
tại VN.
Trong tương lai không xa, người dân VN được thưởng thức món cá đặc sản xứ lạnh
này. Đó cũng là tâm niệm của PGS-TS Lựu, Thìn, Thắng, Trọng... cùng các cộng sự
của anh.
Ở Việt Nam, Sa Pa được mệnh danh là thiên đường của loài cá nước lạnh bởi khí hậu

đặc trưng và nguồn nước dồi dào. Loài cá nuôi ở đây là cá hồi vân (còn gọi là cá hồi
ráng) giờ được nuôi ngay dưới chân đỉnh Phanxipăng, tại thác Bạc, huyện Sa Pa (Lào
Cai)... và được nuôi ở Hà Giang, trên đỉnh Tây Côn Lĩnh. Mặc dù vậy, nghề nuôi cá
bạc hồi ở SaPa điêu đứng vì phá giá, nhiều tư thương đã nhập lậu cá hồi Trung Quốc
vào Việt Nam chiếm các thị trường lớn. Cá lậu được bán với giá chỉ bằng nửa cá Sa
Pa, cá hồi Sa Pa phải nuôi 2 năm mới có thể xuất bán thì cá Trung Quốc chỉ vài tháng
đưa ra thị trường. Đầu năm 2013 cá bán được giá 250.000 - 270.000 đồng/kg, đến
giữa năm chỉ còn 150.000 - 170.000 đồng/kg, sau lũ quét hồi tháng 9, giá cá nhích
được lên 200.000 - 220.000 đồng/kg. Cá Sa Pa có vị ngọt, thịt thơm, có độ dai, trong
khi thịt cá lậu rất bở, thiếu cảm giác ngon miệng.

6


III.

THUẬN LỢI TRONG VIỆC NUÔI CÁ HỒI TẠI VIỆT NAM
Việt Nam nằm trong miền khí hậu nội chí tuyến gió mùa nhưng không đồng

nhất trên toàn bộ lãnh thổ góp phần tạo nên hệ sinh thái đa dạng. Từ đó, giúp cho
nước ta có điều kiện phát triển ngành các ngành nông lâm ngư nghiệp, không chỉ
mang tính đặc trưng của kiểu khí hậu gió mùa mà còn những loại động thực vật vốn
chỉ sinh sống ở những quốc gia có tính chất thời tiết nhất định.
Cá hồi là đối tượng dễ nuôi, có thể nuôi theo các hình thức như nuôi ao nước chảy và
trong lồng hồ chứa, nuôi công nghiệp (nước chảy tuần hoàn).
Gần đây cá hồi đã được nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công. Cá bố mẹ được
thu gom ngoài tự nhiên về nuôi vỗ tiến hành cho sinh sản. Cá bố mẹ có thể được thu
từ tự nhiên hoặc thu từ các trại nuôi cá thịt. Cá hồi nuôi có đặc điểm là lớn nhanh,
thành thục sớm, kích cỡ trứng lớn. Cá bố mẹ thường được nuôi vỗ riêng trong ao nước
chảy. Mật độ thả thích hợp là 8.000 con/ha. Trong nuôi vỗ thành thục, tạo ăn thức ăn

tự nhiên trong ao nuôi được đặc biệt chú ý. Tuy nhiên khi không đủ thức ăn tự nhiên
thì cần phải cung cấp thức ăn nhân tạo, bổ sung chất dinh dưỡng theo yêu cầu của cá.
Thông thường cá đực bắt đầu phát dục sau hai năm tuổi, còn cá cái thành thục muộn
hơn khi chúng đạt ba tuổi. Cá đực ở lứa tuổi từ hai đến bốn năm là thích hợp nhất để
cho sinh sản. Số lượng trứng hoặc sẹ sẽ tăng theo cỡ cá bố mẹ. Cá cái cỡ lớn hơn thì
đẻ nhiều trứng hơn, kích thước trứng lớn hơn và ấu trùng cá nở ra cũng to hơn. Mùa
sinh sản thường tập trung từ tháng 3 – 7 hàng năm.
Bên cạnh đó, với các hồ chứa thuỷ điện có diện tích khổng lồ, với dòng chảy hàng
trăm m3/sec cùng nhiệt độ nước mát mẻ tại cao nguyên Việt Nam là môi trường sống
tự nhiên tuyệt vời cho hàng triệu con cá hồi, và với trên 3000 km bờ biển, cá biển tự
nhiên được đưa đến các trang trại cá hồi mỗi tuần để đảm bảo cá hồi được ăn thức ăn
chúng quen ăn từ nhiều thế kỷ nay. Người lao động gồm các chuyên gia đầu ngành từ
Nga cũng như các kỹ sư, lao động người Việt Nam với tình yêu và sự đam mê nghề
nghiệp.
Với tình cảm và nỗ lực trên, cộng thêm mà còn là trách nhiệm và cơ hội bảo tồn loài
cá quý giá này trong thiên nhiên điều kiện nuôi trồng lý tưởng, việc phát triển ngành
công nghiệp cá hồi ở Việt Nam không chỉ như một cơ hội đầu tư, cũng như mang đến
7


cho thị trường nội địa và quốc tế một sản phẩm cao cấp, dinh dưỡng nhất với độ tiếp
cận lớn hơn cả thời kỳ cá hồi được khai thác tự nhiên.
IV. QUẢN LÝ VÀ CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC NUÔI CÁ HỒI
Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ
Văn Tám đã chủ trì Hội nghị bàn về Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020,
hồi nhìn 2030 do Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản xây dựng. Tham dự Hội nghị
gồm có các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh trên cả nước, các nhà khoa học, đại diện
cơ quan quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục Thủy sản.
Sau 10 năm được đưa vào Việt Nam, đến nay, việc nuôi cá hồi vân đã cho kết quả khả
quan ở một số tỉnh có điều kiện phù hợp. Điều khích lệ nhất đối với người nuôi là cá

hồi vân nuôi ở Việt Nam có buồng trứng và tinh sào phát triển rất tốt, hạt trứng cũng
có đường kính khá lớn. Các nhà khoa học trong nước đã cho sinh sản nhân tạo loài
này thành công và hiện đang triển khai chương trình sản xuất cá hồi vân toàn cái để
phục vụ việc sản xuất trứng cá hồi thực phẩm.

8


CHƯƠNG 2: TÓM TẮT DỰ ÁN
I.

TÊN DỰ ÁN
Nuôi cá hồi thương phẩm tại Lâm Đồng.

II.

CHỦ ĐẦU TƯ
Nhóm 6, lớp D06, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

III. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ
-

Doanh nghiệp tư nhân, đăng ký kinh doanh cá nước lạnh theo quy định của

-

Nhà nước.
Đầu tư trực tiếp theo mô hình nuôi cá trong bồn khép kín.
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và thuê thêm nhân công.
Địa điểm triển khai dự án: huyện Đức Trọng, Tỉnh Lâm Đồng.


IV. QUY MÔ VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
-

Quy mô trung bình.
Đầu tư xây dựng nhà nuôi cá hồi với 60 bồn nuôi, một bồn nuôi có diện tích

-

khoảng 50m2
Áp dụng nuôi xen kẻ, 1 tháng thả cá giống một lần. Dự án chọn nuôi giống
cá hồi. Năm 1 thả từ tháng 4 đến tháng 12, từ năm sau mỗi tháng thả cá 1

-

lần. Kể từ năm 2 trở đi 1 năm thu hoạch 12 lứa cá thương phẩm.
Theo công suất thiết kế, sản lượng cá thương phẩm thu hoạch được là
54.000kg/năm (27.000 con x 2kg/con).

V.

MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA DỰ ÁN
Dự án “Nuôi cá hồi thương phẩm tại Lâm Đồng” ra đời trên cơ sở đánh giá nhu

cầu thị trường và tham khảo một số mô hình nuôi cá hồi thực tế tại Việt Nam. Với
nghiên cứu khép kín vòng đời cá hồi tại chỗ, mô hình nuôi cá hồi ở Việt Nam đã thu
được kết quả thành công đầu tiên. Đây là nghề có nhiều hứa hẹn tăng trưởng mạnh
9



trong thời gian tới, cộng thêm việc nếu được quan tâm quản lý phát triển đúng đắn của
Nhà nước, sẽ mang lại việc làm, thu nhập cho dân cư các địa bàn khó khăn ở các tỉnh
miền núi, vùng cao và đóng góp tích cực cho nền kinh tế cả nước. Mặc dù hiện nay ở
Việt Nam đã có rất nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng cá hồi nhưng vẫn chưa
đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường. Mục đích của dự án là đáp ứng được nhu cầu về cá
hồi hiện nay, từ đó thu về lợi nhuận từ việc nuôi cá hồi, đóng góp lợi ích kinh tế vào
ngân sách Nhà nước, phù hợp với định hướng phát triển nền công nghiệp cá hồi của
Nhà nước. Có thể thấy thành công của dự án vừa giúp bảo tồn và phát triển được loài
cá hồi, vừa giải quyết được phần nào vấn đề việc làm cho xã hội, đồng thời cũng
mang lại hiệu quả kinh tế cao.

10


CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

I.

NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆN THỰC CỦA SẢN PHẨM

I.1. Đặc điểm cá hồi
I.1.a Đặc điểm chung
Cá hồi là tên chung cho nhiều loài cá thuộc họ Salmonidae. Nhiều loại cá
khác cùng học được gọi là trout (cá hồi); sự khác biệt thường được cho là cá hồi
salmon di cư còn cá hồi trout không di cư, nhưng sự khác biệt này không hoàn toàn
chính xác. Cá hồi sống dọc các bờ biển tại các Bắc Đại Tây Dương (các họ di cư
Salmo salar) và Thái Bình Dương (khoảng sáu họ của giống Oncorhynchus), và
cũng đã từng được đưa tới Hồ lớn ở Bắc Mỹ. Cá hồi được sản xuất nhiều trong
ngành nuôi trổng thủy sản ở nhiều nơi trên thế giới.
Ngành nuôi cá hồi phát triển tại Chile, Nauy, Scotland, Canada và Đảo

Faroe, và là nguồn gốc hầu hết cá hồi được tiêu thụ tại chau Mỹ và châu Âu. Cá hồi
Đại Tây Dương cũng được nuôi dù với số lượng rất nhỏ tại Nga và đảo Tasmania –
Australia. Việt Nam hiện nay cũng là quốc gia nuôi cá hồi và mục tiêu của việc du
nhập cá hồi vào nuôi nhằm tận dụng điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển loài cá
quý nước lạnh đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần phục vụ cho xuất
khẩu.
I.1.b Đặc điểm cá hồi vân
Tên khoa học: Oncorhynchus
mykiss
Tên tiếng anh: salmon trout
Cá hồi vân là một loài cá hồi
bản địa ở các song nhánh của
Thái Bình Dương ở châu Á và
Bắc Mỹ. Cá hồi vân có chiều
dài tối đa 79cm, trọng lượng
tối đa 10kg và tuổi thọ tối đa
11


6năm. Cá hồi thường đẻ trứng vào khoảng thời gian từ đầu đến cuối
xuân khi nhiệt độ nước ít nhất 42 – 44oF (6 – 7oC)
I.1.c Thức ăn
Dạng thức ăn: cá hồi là loài ăn thịt và ăn những loại cá hoang dã khác
cũng như sinh vật biển.
Những con cá hồi nuôi được cho ăn các caratenoid astaxanthin và
canthaxanthin để có màu sắc thịt giống với cá hồi tự nhiên
I.1.d Môi trường sống:
Cá hồi được nuôi ở các thủy vực tự nhiên và trong hệ thống nước chảy
với pH thích hợp là 6,7 – 8,6. Cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở
nhiệt độ nước từ 10 – 20 oC, có khả năng chịu tới 24 oC trong thời gian

ngắn. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cần đạt ở mức lớn hơn 7mg/l.
I.1.e Các sản phẩm từ cá hồi:
Thịt cá hồi
Cá hồi được phân loại như một loại cá béo và được coi là loại thực phẩm lành mạnh
do hàm lượng protein trong cá cao, các axit béo Omega – 3
cao, vitamin D cao. Thịt cá hồi cũng là một nguồn gốc của
cholesterol tốt, vối một loạt từ 23 – 214mg/100g tùy thuộc vào
loài. Thịt cá hồi vừa ngon vừa không sợ béo. Các loại axit béo
Omega – 3 chứa trong cá hồi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: chống các dấu
hiệu lão hóa, giảm mức cholesterol và huyết áp, giảm nguy cơ bị đột quỵ, giúp giảm
đau và cứng khớp gay ra bởi viêm khớp,…

12


Ngoài ra, protein có trong cá hồi
còn giúp thành lập và phục hồi
các mô cơ bắp và tất cả các tế
bào trong cơ thể. Thịt cá hồi có
thể giảm tác hại của thuốc lá,
Axit béo Omega – 3 có khả năng
hạn chế tác hại gây ra bởi thuốc
lá. Cá hồi là một trong các loại
cá giàu axit béo Omega – 3.
Viện tim mạch Hoa Kì khuyến
khích những người không có lịch
sử bệnh tim mạch cũng nên tiêu thụ các loài cá nhất là các loại cá chứa nhiều chất béo,
giàu Omega – 3 như cá kiếm, cá mòi, cá hồi và cá trích ít nhất 2 lần một.
Thịt cá hồi nói chung có dạng từ màu da cam sang màu đỏ, mặc dù có một số ví dụ về
cá hồi hoang dã có màu trắng. Màu cá tự nhiên của cá hồi kết quả từ sắc tố, chủ yếu là

astaxanthin và canthaxanthin trong xác thịt. Hiện nay nồng độ carotenoid (chủ yếu là
canthaxanthin và astaxanthin) vượt quá 8mg/kg thịt.
Trứng cá hồi
Trứng cá hồi chứa rất

nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, đặc

biệt là Omega – 3 tuyệt

vời. Loại dầu này rất hiệu quả trong

việc giảm cholesterol

và duy trì sức khỏe tim mạch, củng cố

và phục hồi chức năng

các mô tim mạch. Ngoài ra, trứng cá

hồi còn có tác dụng

tăng cường thị lực, chống lão hóa và

làm đẹp da cho phụ nữ.
Cá hồi và trứng cá là

mon ăn mà người Nga đã sử dụng khá

sớm trong các món ăn của mình. Vì vậy cá hồi từng được ví là “Hoàng đê” của đại
dương. Người Nga coi trứng cá hồi như tài nguyên quốc gia quý báu.

Các sản phẩm từ cá hồi

13


Thịt cá hồi có thể chế biến thành rất nhiều món ngon như: thịt cá tươi sống, xông
khói, cá hồi fillet, ăn sống, rán, rán chín tới, nhúng lẩu, nướng, sốt cá chua hay làm
sushi,…
Cá hồi vận động nhiều nhất ở phần đuôi để bơi lội. Vì vậy, phần gần đuôi và đuôi cá
hồi là phần nạc nhất của cá. Thịt đuôi cá hồi là phần phù hợp nhất để nấu cháp, nấu
bột cho trẻ nhỏ, nấu súp cá hồi và làm ruốc cá hồi. Ngoài ra, nhiều người cũng sử
dụng cả phần đuôi để nấu canh chua. Phần thịt gần đuôi cá cũng có thể dùng làm gỏi
cá, làm sushi, đem lại màu đỏ đậm đẹp mắt, khiến miếng thịt chắc hơn khi ăn sống.
Trứng cá hồi rất bổ dưỡng và là một trong những món ăn đắt tiền. Ngoài ra, các tế bào
của trứng cá tươi tạo nên hỗn hợp các protein giúp tế bào da được khỏe mạnh là
nguồn cung cấp sự sống cho việc trẻ hóa làn da. Chiết xuất của trứng cá hồi thường
được bổ sung trong liệu trình chống lão hóa và làm trắng sáng da, giúp da luôn mềm
amij, mịn màng, chống nhăn, ngăn ngừa lão hóa.
II.

NGHIÊN CỨU TÍNH HIỆN THỰC CỦA DỰ ÁN.

II.1. Đánh giá tổng quan nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.
Là một trong những loại thủy hải sản được ưa thích do có hàm lượng dưỡng
chất cao, đặc biệt là omega 3, cá hồi hiện là mặt hàng được tiêu thụ khá nhiều tại thị
trường Việt Nam.
Cách đây vài năm thì cá hồi vẫn còn khá xa lạ cũng như đắt đỏ với người dân
Việt Nam, nhưng kể từ khi Việt Nam nuôi thành công cá hồi để lấy thịt và trứng thì
giá bán đã giảm đồng thời xuất hiện nhiều hơn trên thị trường, không chỉ trong các
nhà hàng sang trọng mà còn có cả ở các hệ thống siêu thị cũng như ngoài chợ của

người dân. Với nhu cầu sống, nhận thức và thu nhập ngày càng cao của người dân
Việt Nam thì việc cá hồi trở thành món ăn hằng ngày là điều dĩ nhiên , chính vì vậy
mà quy mô tiêu thụ của thị trường nội địa là rất lớn.

14


II.2. Phân tích quy mô thị trường.
II.2.a Thị trường hiện tại.
Thời gian gần đây thị trường tiêu thụ nội địa cá lạnh ngày càng tăng do mức
sống của người dân ngày càng nâng cao, nhất là các thành phố lớn như HCM, Hà Nôi,
Đà Nẵng….. Theo thống kê, năm 2012 nhu cầu tiêu thụ cả nước lạnh của cả nước là
7.300 tấn, trong đó nhập khẩu 6.000 tấn (chiếm 82,19%) và sản xuất trong nước 1.300
tấn (chiếm 17,81%) trong đó cá hồi chiếm 400 tấn. Dự báo đến năm 2020 nhu cần thị
trường sẽ tăng lên mức trên 10.500 tấn trong đó cá hồi sản xuất trong nước khoảng
1.200 tấn. Theo thống kê vào năm 2015 của Trung tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh
tại Sìn Hồ, Sapa, lượng cá hồi nội địa lên tới 1.000 tấn một năm nhưng không đủ đáp
ứng cho nhu cầu trong nước. Do đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều từ các nguồn
nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản và Na Uy là hai thị trường chính, từ đó cho thấy thị
trường trong nước vẫn là nơi có nhiều tiềm năng cho việc phát triển nuôi cá hồi.
II.2.b Thị trường tương lai và khả năng đáp ứng.
Do nuôi cá hồi còn là một ngành mới nên nước ta đang gặp phải một số khó khăn
nên mặc dù có nhiều nơi tiến hành nuôi nhưng nguồn cung từ nội địa vẫn chưa thể đáp
ứng đc lượng cầu hiện tại. Tuy nhiên trong thời gian tới Tổng cục Thủy sản sẽ hướng
dẫn các tỉnh, thành phố lập quy hoạch chi tiết vùng nuôi cá nước lạnh cho địa
phương; Tổ chức quản lý phát triển cá nước lạnh trên phạm vi cả nước, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho các cơ sở có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến phát
triển cá nước lạnh như con giống, thức ăn….Cộng thêm với khi đã có kinh nghiệm
nuôi và tìm cách cắt giảm chi phí thì giá thành của cá sẽ giảm từ đó có thể cạnh tranh
với hàng nhập từ nước ngoài nhất là Trung Quốc cả về giá lẫn độ tươi sống của cá.

Khi đó ta có thể đưa cá đến nhiều phân khúc thị trường hơn với giá bình dân hơn.

II.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh.
II.3.a Cá nhập từ nước ngoài.
Theo như thống kê thì lượng cá hồi tiêu thụ tại Việt Nam vẫn nhập khẩu 1 lượng
rất lớn từ Nauy và Nhật Bản nhưng hiện nay trên thị trường giá nhập khẩu bị báo loạn
giá tức là cũng ở Hà Nội nhưng giá bán cá hồi của 2 cửa hàng lại chênh lệch nhau từ
15


100-150 ngàn đồng, từ đó gây hoang mang cho người tiêu dùng, đồng thời khi lấy
hàng nhập về thì chắc chắn độ tươi sẽ không được như lấy từ trong nước mà trong đó
cá hồi yêu cầu độ tươi sống rất cao vì loại cá này thường dùng chế biến các món
sashimi ăn sống. Chính vì những bất lợi trên mà cá hồi trong nước sẽ chiếm ưu thế
hơn trong việc cung cấp cá cho người tiêu dùng theo như yêu cầu.
Bên cạnh đó thì đối thủ cạnh tranh với các doanh nghiệp nuôi cá hồi trong nước
chính là Trung Quốc, theo tìm hiểu thì cá TQ có giá cả thấp hơn nhiều so với cá hồi
trong nước đồng thời lượng cá cung cấp của TQ rất nhiều so với VN vì thời gian để
nuôi cá hồi của TQ chỉ bằng một nửa so với VN. Chính vì lí do đó mà chất lượng cá
của TQ cũng kém hơn rất nhiều so với VN đồng thời việc kiểm dịch hàng của TQ
chưa được kiểm soát chặt chẽ nên an toàn thực phẩm không được đảm bảo cao. Trong
khi đó nhận thức của người dân về an toàn thực phẩm không như trước, họ luôn lựa
chọn mặt hàng đảm bảo chất lượng và an toàn nên khi mọi người biết nguồn gốc rõ
ràng thì cá nhập khẩu từ TQ sẽ không có cơ hội để cạnh tranh với hàng trong nước
nữa.
III. NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH MAKETING

III.1.

Chính sách sản phẩm

Dòng các sản phẩm từ cá hồi như cá hồi sống và cá hồi fillet là các sản phẩm

mang lại giá trị dinh dưỡng cao do đó giá thành của sản phẩm cũng khá lớn. Tuy
nhiên, với các kỹ thuật nuôi hiện đại và hướng phát triển mới đã giúp giảm đáng kể
giá thành của sản phẩm. Cá thương phẩm có trọng lượng từ 1,8kg đến 2,1kg được chế
biến thành nhiều món ngon rất bổ dưỡng .Hiện nay, nhu cầu đầu ra của các sản phẩm
từ cá hồi rất cao do đó việcđáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là rất cần thiết.Chính
vì vậy sản phẩm cá hồi thương phẩm của chúng tôi là sản phẩm dinh dưỡng cao với
giá cả hợp lý nhất hiện nay. Định vị thương hiệu của sản phẩm là: Giá cả phải chăng
– chất lượng tốt – phục vụ tận tình.
Trong thị trường cạnh tranh ngay nay, bên cạnh chất lượng sản phẩm thì khách
hàng còn quan tâm đến những lợi ích phụ mà nhà cung cấp sản phẩm đưa ra. Chính vì
vậy, với mong muốn gia tăng thị phần nhóm chúng tôi còn gia tăng thêm nhiều tiện
ích cho khách hàng. Đối với một giống cá nhập khẩu còn tương đối mới mẻ như cá
16


hồi thì chúng tôi đặc biệt hỗ trợ dịch vụ tư vấn cho những đối tượng khách hàng riêng
lẻ cách chế biến hoặc tư vấn cách thức bảo quản và dịch vụ vận chuyển đóng gói đối
với những khách hàng mua với số lượng lớn như nhà hàng, siêu thị.

III.2.

Chính sách giá
Giá cả là vấn đề mà bất cứ nhà kinh doanh nào cũng phải quan tâm. Giá cả liên

quan tới doanh thu lợi nhuận và mức độ cạnh tranh của sản phẩm. Nó cũng chính là
nhân tố tác động tới quyết định mua hàng hay không của người tiêu dùng.
Bởi vì là doanh nghiệp mới tham gia thị trường, nên chúng tôi quyết định áp
dụng chính sách giá cạnh tranh để thâm nhập thị trường. Những yếu tố đóng góp vào

việc ra quyết định chính sách giá xâm nhập thị trường của chúng tôi bao gồm:
Địa điểm nuôi cá hồi nhóm chọn là một lợi thế góp phần giảm giá bán sản
phẩm. Với việc xây dựng nhà máy tại huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, là một vị trí
thuận lợi cho việc nuôi thả cá do nhiệt độ nước ở đây khá lạnh, phù hợp với đặc điểm
sinh trưởng của cá hồi. Vì thế chi phí làm lạnh nước sẽ được giảm thiểu đáng kể, tỷ lệ
cá sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện thích hợp.Chính vì vậy, mức giá mà ban
đầu để thâm nhập thị trường chắc chắn sẽ thấp hơn các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Thông
qua cách thức tính giá như vậy, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ mở rộng thị phần ra
tầng lớp có thu nhập trung bình khá. Đây là phân khúc còn nhiều tiềm năng cần được
khai thác bởi vì từ trước đến giờ cá hồi vốn là sản phẩm cao cấp phục vụ cho các đối
tượng có thu nhập cao.
Như đã đề cập, cá hồi vốn là sản phẩm cao cấp, do đó giá bán của cá hồi không
thể quá thấp như thế sẽ tạo tâm lý nghi ngờ cho khách hàng khi mua sản phẩm. Vì lý
do như trên, giá 1 kg cá hồi mà nhóm đề xuất vừa phải phù hợp với thu nhập của đại
đa số dân chúng nhưng cũng không được phá giá quá thấp làm ảnh hưởng đến thương
hiệu cá hồi thương phẩm của dự án.
Dựa trên tính toán, chúng tôi quyết định bán cá nguyên con với mức giá
272,000 đồng/kg, cá fillet 364,000 đồng /kg, trứng cá 927,000 đồng/ kg
Theo những số liệu thống kê từ thị trường, giá 1 kg cá hồi nhập lậu từ Trung
Quốc rất thấp, tối đa là 250,000đ/1kg.Những loại cá hồi nhập khẩu từ Trung Quốc đa
phần được bày bán tràn lan ở chợ, trong khi cá hồi của nhóm được trực tiếp vận
chuyển từ nhà xưởng tới các gian hàng trong siêu thị, đảm bảo chất lượng và hàm
17


lượng dinh dưỡng luôn đạt chuẩn. Vì thế, cho dù sản phẩm cá hồi thương phẩm có
mắc hơn cá hồi nhập lậu từ Trung Quốc nhưng người tiêu dùng bù lại có được sự an
tâm khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.


III.3.

Chính sách phân phối
Khi nuôi cá đến giai đoạn xuất bán thì phải nhanh chóng tiêu thụ sản lượng cá

xuất bán này, vì càng để lâu, khối lượng của chúng mặc dù tăng nhưng lại tốn kém
các chi phí dự trữ chúng. Vì vậy, nhằm đảm bảo việc tiêu thụ hết lượng cá hồi thương
phẩm trong đợt xuất bán, chúng tôi áp dụng cả hai kênh phân phối: kênh phân phối
dài và kênh phân phối ngắn.
Kênh phân phối dài là kênh phân phối thông qua các nhà trung gian, ở dự án
này, chúng tôi sẽ cung cấp cá tươi cho hệ thống các siêu thị. Hệ thống siêu thị này sẽ
phân phối lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Do hệ thống các siêu thị có lượng người
tiêu dùng vào tham quan mua sắm rất đông nên sản lượng tiêu thụ cá thương phẩm
qua kênh này là rất lớn, và bằng chứng là hiện nay các siêu thị vẫn còn nhu cầu cao về
cá hồi thương phẩm. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là các siêu thị đặt ra yêu cầu cá phải
còn tươi sống và không bị xay xát thì họ mới chấp nhận nhận hàng.
Ngoài việc phân phối cá thương phẩm vào các siêu thị trong kênh phân phối
dài thì chúng tôi còn phải khai thác cả kênh phân phối ngắn, tức là kênh phân phối
không qua các nhà trung gian, nhằm đảm bảo tiêu thụ hết sản lượng cá xuất bán. Các
nhà hàng, tuy lượng khách đến không nhiều như siêu thị nhưng họ vẫn có nhu cầu
mua cá tươi sống để làm cảnh và chế biến thành các món ăn cho thực khách có ý
muốn thưởng thức món cá hồi này nên họ cũng đặt ra yêu cầu cá phải tươi sống thì họ
mới nhận hàng. Ước tính sản lượng bán qua kênh này sẽ cao hơn so với kênh phân
phối dài.
Do đó, ở cả hai kênh phân phối, khách hàng đều đặt ra yêu cầu chất lượng cá
khi nhận hàng, cho nên chúng tôi cần phải tìm ra cách thức vận chuyển cá thích hợp
nhất nhằm hạn chế đến mức tối thiểu các tác động xấu tới cá. Chúng tôi sẽ cho cá vào
các bồn nhựa chứa nước rồi thuê xe đông lạnh có hệ thống sục khí đến vận chuyển
cho các siêu thị và nhà hàng, như vậy, nhiệt độ thấp trong thùng xe và hệ thống sục
khí cho các bồn đựng cá sẽ đảm bảo cho cá có thể sống khỏe khi đến được nơi tiêu

thụ, đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng
18


III.4.

Chính sách truyền thông
Chính sách truyền thông là chính sách sử dụng những kỹ thuật yểm trợ bán

hàng nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường, mục
tiêu của người bán là lợi nhuận, do vậy phải thu hút khách hàng, thực hiện các hoạt
động yểm trợ bán hàng. Do đó vai trò của chính sách truyền thông trở nên cực kỳ
quan trọng trong chính sách tiêu thụ sản phẩm. Nắm bắt được ý nghĩa đó, dự án đã
xác định những chính sách hỗ trợ sau:
III.4.aChính sách quảng cáo:
Là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền tin về sản phẩm hoặc cho người
trung gian, hoặc cho người tiêu dùng cuối cùng trong một khoảng thời gian và không
gian nhất định. Song song với việc cung cấp sản phẩm, lực lượng nhân viên tư vấn sẽ
tìm hiểu và giới thiệu đếncác chủ nhà hàng những món ăn mới lạ được chế biến từ cá
hồi. Cách này sẽ đạt hiệu quả cao vì với sự hướng dẫn trực tiếp, các đối tác sẽ nhận
thấy được những ưu điểm của món ăn chế biến từ cá hồi, và từ đó sẽ marketing đến
khách hàng của mình, là những người tiêu dùng cuối cùng. Đối với hệ thống phân
phối ở các siêu thị, sẽ kết hợp tại những gian hàng cá hồi những brochure giải thích
những đặc điểm nổi bật nhất về chỉ tiêu dinh dưỡng và phát miễn phí cho người tiêu
dùng. Bên cạnh đó là việc sử dụng TVC, là các đoạn phim quảng cáo ngắn về cá hồi
cũng như riêng về công ty tại các màn hình ở khu vực quầy đông lạnh trong siêu thị,
điều này không những giúp quảng bá được thương hiệu của công ty mà còn giúp mọi
người biết đến những giá trị dinh dưỡng từ cá hồi nhiều hơn, từ đó công ty có thể tiêu
thụ được sản phẩm nhiều hơn.
III.4.bChính sách xúc tiến bán hàng:

Công ty sẽ sử dụng các hình thức như cung cấp cá thương phẩm với giá ưu đãi cho
các nhà hàng khi mua với số lượng lớn, bán hàng giảm giá vào một vài ngày trong
tuần hoặc vào những giai đoạn cụ thể trong năm tại các siêu thị, đánh vào tâm lý của
người tiêu dùng là mong muốn mua hàng với giá rẻ hơn, đặc biệt là một loại cá có giá
thành tương đối cao như cá hồi. Ngoài ra có thể tặng kèm người tiêu dùng cẩm nang

19


những món ăn ngon được chế biến từ cá hồi khi sản lượng mua trong ngày của khách
hàng đạt được một mốc nhất định.

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ VÀ
YẾU TỐ ĐẦU VÀO
I.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Huyện Đức Trọng nằm ở vùng giữa tỉnh Lâm Đồng với diện tích tự nhiên

901,79 km2. Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 30 km về phía nam, nằm ở vị trí
20


đầu mối giao thông đường bộ giữa Quốc lộ 20 (Đà Lạt – Thành phố Hồ Chí Minh)
và Quốc lộ 27 (Đà Lạt – Ban Mê Thuột). Quốc lộ 20 đi Ninh Thuận – Nha Trang và
đường nối Quốc lộ 20 với Quốc lộ 1 ở đoạn Ninh Gia – Bắc Bình (Bình Thuận).

I.1. Tự nhiên:
Đức Trọng là huyện nằm ở vùng giữa của Lâm Đồng - tỉnh miền núi phía nam
Tây Nguyên, có độ cao từ 600 – 1000 m so với mực nước biển. Tổng dân số của

huyện 187.358 người (31/12/20014), chiếm 14% dân số toàn tỉnh, dân số đứng thứ nhì
sau Tp. Đà Lạt. Địa hình chủ yếu là bình sơn nguyên, núi cao và dốc hình thành
những thung lũng ven sông khi là vùng đất tiếp giáp giữa cao nguyên Lang Biang và
cao nguyên Di Linh; tạo nên những nét khác biệt và những cảnh quan kỳ thú cho Đức
Trọng với những thác nước nổi tiếng như Liên Khương, Gougah, Pongour.
Huyện có ranh giới hành chính tiếp giáp với tỉnh, thành phố và các huyện sau:


Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt.



Phía Nam Giáp huyện Di Linh và tỉnh Bình Thuận.



Phía Đông giáp huyện Đơn Dương.



Phía Tây giáp huyện Lâm Hà.

Khu vị trí dự án

Trung tâm huyện cách thành phố Đà Lạt 26 km về hướng nam. Nằm ở vị trí
đầu mối giao thông đi Đà Lạt, Tp Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Phan Rang, nên Đức
Trọng có điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu với bên ngoài, phát triển mạnh mẽ
nền kinh tế hướng ngoại với cả 3 thế mạnh: "Nông, lâm nghiệp - Công nghiệp - Dịch
21



vụ". Đẩy mạnh phát triển kinh tế mà đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ ở
Đức Trọng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói
riêng của Lâm Đồng.

I.2. Địa hình
Huyện Đức Trọng có 3 dạng địa hình chính: Núi dốc, đồi thấp và thung lũng ven
sông.
Dạng địa hình núi dốc: Diện tích chiếm 54% tổng diện tích toàn huyện, phân bố
tập trung ở khu vực phía bắc và phía đông, đông nam của huyện. Khu vực phía bắc
(các xã Hiệp An, Liên Hiệp, Hiệp Thạnh) độ cao phổ biến so với mực nước biển từ
1.200-1.400m, cao nhất 1.754 m (Núi Voi), khu vực phía đông từ 1.100–1300 m, cao
nhất 1.828m (Núi Yan Doane), khu vực phía đông nam (các xã vùng Loan) từ 950 1.050 m, cao nhất 1.341 m. Độ dốc phổ biến trên 200.
Dạng địa hình đồi thấp: Diện tích chiếm khoảng 30,8% tổng diện tích toàn
huyện, phân bố tập trung ở khu vực phía tây và tây nam của huyện. Độ cao phổ biến
so với mực nước biển ở khu vực phía bắc sông Đa Nhim từ 850 - 900m, độ dốc phổ
biến từ 3-80. Độ cao phổ biến khu vực phía nam sông Đa Nhim (Ninh Gia) từ 9001.000 m, độ dốc phổ biến từ 8-150, có thể phát triển nông nghiệp nhưng cần đặc biệt
chú trọng các biện pháp bảo vệ đất.
Dạng địa hình thung lũng: Diện tích chiếm 14,2% tổng diện tích toàn huyện,
phân bố ven các sông, suối lớn. Nguồn nước mặt khá dồi dào nhưng trên 30% diện
tích thường bị ngập úng trong các tháng mưa lớn.

I.3. Khí hậu
Huyện Đức Trọng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do ở độ cao
trên 900m nên khí hậu có những nét độc đáo, với những đặc trưng cơ bản như sau:
-

Nhiệt độ trung bình thấp, ôn hòa, biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nắng

-


nhiều, ẩm độ không khí thấp .
Mưa khá điều hòa giữa các tháng trong mùa mưa, riêng tháng 8 lượng mưa giảm và có
các đợt hạn ngắn. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4, tuy có dài hơn so với khu
vực Bảo Lộc nhưng mức độ mất cân đối về độ ẩm ít gay gắt hơn so với Đơn Dương,
Buôn Ma Thuột và các tỉnh Miền Đông.
22


I.4. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là hệ thống sông Đa Nhim, ngoài ra còn có thể
tận dụng nguồn nước của hệ thống sông Đa Dâng cho khu vực phía tây nam của
huyện.
Hệ thống sông Đa Nhim bao gồm sông chính là sông Đa Nhim và 2 nhánh Đa Tam,
Đa Queyon. Mật độ sông suối khá dày(0,52-1,1 km/km2), lưu lượng dòng chảy khá
(trung bình dao động từ 23-28 lít/s/km2), có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa chiếm
tới 80% tổng lượng nước năm, mùa khô chỉ còn 20%. Lưu lượng dòng chảy mùa kiệt
rất thấp(từ 0,25-9,1 lít/s/km2), kiệt nhất vào tháng 3. Để sử dụng nguồn nước mặt cho
sản xuất cần phải tập trung xây dựng các hồ chứa.
Địa hình ở đây cho phép xây dựng nhiều hồ chứa, nhưng việc sử dụng nước hồ cho
tưới tự chảy lại bị hạn chế bởi mức độ chia cắt của địa hình. Vì vậy, phải kết hợp hài
hòa nhiều biện pháp công trình như hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, đào giếng mới có
thể mở rộng diện tích.
II.

ĐIỀU KIỆN VÀ HỆ THỐNG NUÔI:
Nuôi cá hồi vân thường sử dụng các nguồn nước tự nhiên (sông, suối, các hồ

chứa nhân tạo hoặc hồ tự nhiên), đảm bảo trong sạch, lạnh, hàm lượng ôxy hoà tan
cao và đủ cấp quanh năm. Nguồn nước phải đảm bảo các tiêu chí sau:


II.1. Điều kiện môi trường nước nuôi cá hồi:
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Điều kiện
pH
DO(mg/l)
Nhiệt độ (oC)
NH3 (mg/l)
H2S (mg/l)
NO2 (mg/l)
NO3 (mg/l)
Chất rắn lơ lửng (ml/l)
Độ trong (cm)

Yêu cầu kĩ thuật
6 – 8,5
>5
15oC - 22 oC
< 0,02
< 0,003

< 0,05
< 0,2
50
>60

Bể nuôi cá cần đảm bảo:
-

Địa điểm nuôi cần phải khảo sát kỹ lưỡng và mang tính chuyên nghiệp. Cấu trúc bể
phù hợp với địa hình và có khả năng tự loại bỏ được các chất lắng đọng phát sinh
23


trong quá trình chăm sóc cá. Hệ thống đường ống cấp, bể và hệ thống thoát cần được
thiết kế tỉ mỉ. Tốc độ dòng chảy tối thiểu phải từ 20 - 25m 3/giờ. Ngoài ra, khi thiết kế
cũng cần chú ý hệ thống tuần hoàn nước cục bộ nhằm tiết kiệm nước và xử lý nước
thải trước khi chảy ra môi trường. Hệ thống nuôi được thiết kế hệ thống mái che để
-

tránh ánh nắng trực tiếp.
Yêu cầu kỹ thuật đối với hệ thống nuôi cá hồi vân thương phẩm
Bể: 30-50 m3
Vật liệu làm bể: bể inox, bể xây hoặc composite
 Hình dạng: hình tròn hoặc hình vuông có vát góc
 Độ sâu nước (m): 0,8-1,0
 Chiều cao mặt nước với thành bể (cm): 20
 Đường kính ống cấp nước (cm): 14-20
 Vị trí ống cấp nước: Sát thành bể tạo vòng xoáy của nước
 Đường kính ống tiêu nước (đặt tại trung tâm của bể): 16-30 cm
 Vị trí ống tiêu nước: Đặt ngoài bể, bỏ phân thải liên tục và điều chỉnh mực

nước.

24


Mô hình trại nuôi

II.2. Chuẩn bị bể nuôi
Trước khi đưa cá vào nuôi cần rửa sạch bể, kiểm tra hệ thống cấp nước và thoát
nước đảm bảo cung cấp nước đều, cân đối, giữ mực nước cấp vào và mực nước thoát
ra ngoài. Lưu tốc dòng chảy cấp vào bể nằm trong khoảng từ 20-25m3/giờ. Bể nuôi
được bố trí hệ thống sục khí để bảo đảm cá không bị thiếu lượng ôxy hoà tan (luôn
duy trì ở mức >5 mg/l).
Kiểm tra lại các yếu tố môi trường trong bể nuôi bảo đảm: nhiệt độ nước thích
hợp là 5-22oC, pH trong khoảng 6,5-7,5 và ôxy hoà tan >5mg/l.
Vì cá hồi là cá nước lạnh, và chỉ mới nuôi trong vài năm trờ lại đây ở Việt Nam
vốn là nước có khí hậu nhiệt đới. Do vậy việc nuôi và chăm sóc cá cần phải được theo
dõi thường xuyên. Môi trường nước phải được đo và điều chỉnh thường xuyên.

25


×