Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

DE thi HOC KI II mon HOA HOC 11 2016 2017 (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.57 KB, 2 trang )

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Mã đề 132

Đề kiểm tra học kỳ II – Năm học 2016 – 2017
Môn HÓA HỌC
Khối 11 CƠ BẢN
Thời gian 60 phút ( không kể thời gian phát đề )

Họ - tên học sinh ..........................................................Số báo danh ...........Lớp 11/ .......
Cho biết nguyên tử khối các nguyên tố: N = 14, H = 1, O = 16, Na = 23, C = 12; Br = 80, H = 1
Ca = 40, Ag = 108
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (30 câu ) 7,5 điểm
Câu 1: Trong các chất dưới đây, chất được gọi tên là đivinyl
A. CH2=CHCH2CH=CH2 B. CH =CHCH=CHCH3 C. CH2=CHCH=CH2
D. CH2=C=CHCH3
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808
lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là A. 5,42.
B. 7,42.
C. 4,72.
D. 5,72.
Câu 3: Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H 2 là 17. Đốt cháy
hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH) 2 (dư) thì
khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là A. 6,6.
B. 3,39.
C. 5,85.
D. 7,3.
Câu 4: CTTQ của ankan là A. CnH2n +2 ; n≥ 1 B. CnH2n ; n≥ 2 C. CnH2n – 2 ; n≥ 2
D. CnH2n – 2 ; n≥ 3
Câu 5: Cho nước brôm dư vào dung dịch phenol thu được 49,65g kết tủa trắng.Khối lượng phenol trong
dung dịch là


A. 37,6g
B. 14,1g.
C. 14,2g.
D. 17,5g.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm 2 ancol X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3
mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư) thu được chưa tới
0,15 mol H2. X, Y là
A. C2H6O2, C3H8O2.
B. C2H6O2, CH4O. C. C3H6O2, C4H8O2.
D. C2H6O, C3H8O.
Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hóa sau
+ Br2 (1:1mol),Fe,t 0
+ NaOH (dö ),t 0 ,p
+ HCl(dö )
Toluen 
→ X 
→ Y 
→Z
Trong đó X,Y,Z đều là hỗn hợp của các chất hữu cơ. Z có thành phần chính là
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
B. o-metylphenol và p-metylphenol.
C. benzyl bromua và o-bromtoluen.
D. m-metylphenol và o-metylphenol.
Câu 8: Cho các chất sau: etilen, etan, phenol, ancol benzylic, stiren, toluen, propin, isopren. Số chất tác
dụng được với dung dịch brom là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 9: Ancol đơn chức X có công thức phân tử C 4H10O, bị oxi hóa tạo ra andehit và tách nước tạo ra

anken mạch thẳng. Công thức của X là
A. CH3CH2CH2CH2OH. B. (CH3)2CH-CH2OH C. (CH3)3CHOH.
D. CH3CH2-CH(OH)CH3.
Câu 10: Toluen, stiren có tính chất hóa học giống nhau là
A. có thể làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
B. có thể làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
C. có thể tác dụng với brom khan khi đun nóng.
D. có phản ứng trùng hợp khi có xúc tác ở nhiệt độ và áp suất cao.
Câu 11: Cho 4 gam một ankin X có thể làm mất màu tối đa 100 ml dung dịch Br2 2M. CTPT X là
A. C3H4.
B. C4H6.
C. C2H2.
D. C5H8.
Câu 12: Cho các chất sau : ( 1 ) HOCH 2CH2OH, ( 2 ) CH3CH2CH2OH, ( 3) CH3CH2OCH3, (4)
HOCH2CH(OH)CH2OH (5) HOCH2CH2CH2OH . Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ phòng là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 13: Anken C4H8 có bao nhiêu đồng phân cấu tạo khi tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản
phẩm hữu cơ duy nhất?
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 14: Buta-1,3-dien cộng dung dịch HCl ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) số sản phẩm cộng có thể tạo ra là
A. 4 sản phẩm
B. 3 sản phẩm
C. 2 sản phẩm
D. 1 sản phẩm

Câu 15: Phương pháp điều chế ancol etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hóa ?
A. Tinh bột.
B. Anđehit axetic.
C. Etylclorua.
D. Etilen.
Câu 16: Phenol tác dụng với tất cả các chất sau:
A. Na, HCl, KOH, dung dòch Br2

B. Na, KOH, CaCO3, CH3COOH.
Trang 1/2 - Mã đề thi 132


C. K, NaOH, Br2, HNO3.
D. CO2 + H2O, Na, NaOH, Br2
Câu 17: Phenol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có
A. nhóm hidroxyl liên kết với gốc hidrocacbon no.
B. nhóm hidroxyl liên kết với gốc benzyl.
C. nhóm hidroxyl liên kết với gốc hidrocacbon không no.
D. nhóm hidroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.
Câu 18: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O ( thơm) vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH ?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 anken thu được 7,2 gam nước. Dẫn toàn bộ khí CO 2 vừa thu được
vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được m kết tủa. Giá trị m là
A. 20
B. 40
C. 100
D. 200

Câu 20: Có bao nhiêu đồng phân ankan có công thức phân tử C5H12 ?
A. 4 đồng phân.
B. 3 đồng phân
C. 5 đồng phân.
D. 2 đồng phân.
Câu 21: Hiện tượng gì xảy ra khi đun nóng toluen với dung dịch KMnO4 ?
A. Dung dịch KMnO4 bị mất màu
B. Dung dịch có màu tím.
C. Có kết tủa trắng
D. Sủi bọt khí
Câu 22: Cho glixerol tác dụng với Na (dư) đã thu được 0,3 mol khí hiđro. Khối lượng glixerol đã tham
gia phản ứng là
A. 27,6 gam. B. 26,6 gam. C. 36,8 gam. D. 18,4 gam.
Câu 23: Công thức nào dưới đây là công thức của ancol no, đơn chức mạch hở?
A. CnH2n + 2 – x (OH)x.
B. CnH2n -1OH
C. CnH2n + 2O
D. CnH2n + 2OH
Câu 24: Cho 2,6 gam C2H2 hấp thụ hết trong 100 ml dd brom 1,8M thấy dd brom bị mất màu hoàn toàn.
Các sản phẩm thu được sau phản ứng là
A. CHBr=CHBr và CHBr2-CHBr2
B. CHBr=CHBr
C. CHBr=CHBr hoặc CHBr2-CHBr2
D. CHBr2-CHBr2
Câu 25: Đun nóng một ancol X với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công
thức tổng quát của X là (với n > 0, n nguyên)
A. CnH2n + 2O.
B. CnH2n + 1OH.
C. CnH2n + 1CH2OH.
D. ROH.

Câu 26: Để phân biệt được các chất lỏng phenol, stiren , benzen ta dùng 1 thuốc thử duy nhất là
A. dung dịch Brom. B. dung dịch AgNO3/NH3. C. dung dịch HCl.
D. dung dịch KMnO4.
Câu 27: Aren là hiđrocacbon
A. có gốc ankyl liên kết vòng benzen .B. no, mạch C vòng . C. thơm, mạch C vòng. D. mạch C vòng.
Câu 28: Trong số các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(1) Phenol tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch HCl.
(2) Phenol có tính axit, dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Phenol dùng để sản xuất keo dán, chất diệt nấm mốc.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom và thế nitro dễ hơn benzen.
Các phát biểu đúng là: A. (1), (2), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3).
D. (1), (3), (4).
Câu 29: Vận dụng quy tắc Maccopnhicop vào trường hợp nào sau đây?
A. Phản ứng cộng của HX vào anken đối xứng.
B. Phản ứng cộng của Br2 với anken đối xứng.
C. Phản ứng trùng hợp của anken.
D. Phản ứng cộng của HX vào anken bất đối xứng.
Câu 30: Đốt cháy hết 9,18 gam hai đồng đẳng của benzen X và Y thu được 8,1 gam H 2O và V lít CO2
( đktc). Giá trị của V là: A. 15,654 B. 15,465
C. 15,546
D. 15,456
II PHẦN TỰ LUẬN ( 2,5 điểm )
Câu 1: Hoàn thành các phản ứng :
a) Phenol + NaOH
b) Butan-2-ol ( H2SO4(đ), 1700C )
c) Trùng hợp stiren
Câu 2: Cho hỗn hợp X gồm etanol và phenol tác dụng với natri dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Nếu
cho hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch nước brôm vừa đủ thu được 19,86 gam kết tủa trắng của 2,4,6tribrom phenol.
Tính thành phân phần trăm theo khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
----------- HẾT ---------Trang 2/2 - Mã đề thi 132




×