Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

SÁCH THAM KHẢO NHẬN BIẾT NGƯỜI DÙNG NGƯỜI và làm NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (610.96 KB, 118 trang )

Lời nói đầu
Như ta đã biết, con người là hình thức cao nhất của sự phát triển cơ thể sống
trên Trái đất, là động vật cấp cao đã xã hội hoá được hình thành trên cơ sở lao
động, là chủ thể của hoạt động lịch sử xã hội. Những học thuyết và nghiên cứu
học thụât về con người có thể nói rất nhiều, nhưng những ý kiến về "Nhân học"
hầu như chẳng có bao nhiêu. Tôi cho rằng, "Nhân học" có nghĩa rộng và nghĩa
hẹp. "Nhân học" nghĩa rộng tổng hợp tất cả các môn khoa học tự nhiên và xã
hội mà đối tượng nghiên cứu của nó bao gồm hai cực lớn nhỏ (xã hội và cá
nhân) của loài người, như Nhân loại học, Dân tộc học và Xã hội học, Triết học,
Mỹ học, Sinh lý học, Tâm lý học, v.v... Còn "Nhân học" nghĩa hẹp là môn học ấn
chỉ rõ vị trí con người trong xã hội (tức mối quan hệ giữa con người với nhau,
hoặc giữa con người với xã hội) và từ đó mà sản sinh ra các hiện tượng sinh lý,
tâm lý v.v... của con người. Nếu nói cái trước là một hệ thống hoàn chỉnh các
học thuyết về hai cực lớn nhỏ của loài người thì cái sau chỉ là những môn học
vấn tương đối hệ thống để chỉ đạo cụ thể con người trong cuộc sống hàng ngày
và trong giao tiếp. Nếu nói cái trước nói cho ta biết "cái gì", "vì sao" thì cái sau
nói cho ta biết "như thế nào", "nên làm thế nào".
Quyển sách này được biên soạn trên cơ sở "Nhân học" nghĩa hẹp.
Chương Nhận biết người được bắt đầu tự sự quan sát bề ngoài, thông qua ngũ
quan, tóc, hình thể, nhóm máu, tính cách, tư thế tay, tư thế ngồi, tư thế đi, trang
phục, ngôn ngữ, chữ viết và những sai biệt khác của các tín hiệu, vật thể mà con
người sử dụng, từ đó mà giải phẫu những hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính
cách của đối phương. Qua sự hiểu biết về thế giới nội tâm của đối phương để
đưa ra những đáp án có thể lựa chọn. Chương Dùng người thông qua sự đánh
giá này để giới thiệu những nguyên tắc và mưu lược dùng người có hiệu quả.
Chương Làm người thông qua các chi tiết trong cuộc sống để nhấn mạnh tính
quan trọng của hình tượng và căn cứ các hình tượng khác nhau để giải thích
những hàm nghĩa tâm lý và đặc điểm tính cách mà nó chứa đựng. Đồng thời lần
lượt giới thiệu: cách làm người lãnh đạo, làm cấp dưới, bè bạn và người trong
gia đình như thế nào.
Những phương án được đưa ra trong cuốn sách chỉ là những đầu mối để


cung cấp cho độc giả tham khảo mà thôi. Đưa ra những đầu mối này tuyệt đối
không phải là để cho độc giả bắt chước, cũng không phải để cho độc giả dùng
làm căn cứ phát hiện những nỗi riêng tư của người khác, càng không phải cho
độc giả dùng nó để khống chế người khác. Nếu sau khi đọc cuốn sách này, độc
giả có sự hiểu biết sâu thêm đối với bạn bè, giúp chung sống hoà thuận hơn thì
đó là điều vui mừng nhất của tác giả.


CHƯƠNG I
NHẬN BIẾT NGƯỜI
Hàm nghĩa tâm lý của nhãn thần
Con mắt không những là cơ quan quan trọng của cơ thể mà còn là "cửa sổ tâm
hồn". Nó phản ánh một cách đầy đủ, sinh động thế giới nội tâm của con người.
Cho dù trong hiện thực cuộc sống hay trong tác phẩm nghệ thuật, người ta đều
quan tâm và miêu tả rất nhiều về con mắt. Đó là vì "con mắt nói thật nhiều hơn
miệng". Đại hoa gia Cố Khải đời Đông Tấn khi vẽ nhãn vật của mình rất chú ý
đế vẽ mắt, đặc biệt là sự thể hiện nhãn thần. Trong cuốn sách Thế thuyết tân
ngữ-Xảo nghệ từng nói: "Vẽ người nhiều năm vẫn chưa vẽ được mắt". Theo
cách nói của Cố Khải thì vẽ tay chân giống bao nhiêu cũng không liên quan đến
vẽ truyền thần lằm, vẽ được nhãn thần mới là điều quan trọng. Đó là điều mọi
người đều biết: "Vẽ truyền thần khó nhất là vẽ mắt".
Nhãn thần là là nguồn thông tin quan trọng trong giao tiếp giữa con người
với nhau. Nhãn thần không những biểu đạt được những sắc thái tình cảm khác
nhau của con người, như tình thân ái hay thù địch, hạnh phúc hay đau khổ, lo sợ
hay vui mừng mà còn có thể cảm thông nhau. Trong giao tiếp, thông qua ánh
mắt của đối phương mà có thể khai phá được thế giới nội tâm, đạt được mục
đích biết và hiểu nhau.
Mạnh Tử từng nói: "Cái quan trọng ở con người là đồng tử. Đồng tử
không thể che giấu được cái ác. Lòng ngay thẳng thì đồng tử sáng, lòng gian dối
thì đồng tử tối". Nghe người ta nói, đồng thời nhìn vào đồng tử thì sẽ biết được

nội tâm của người đó. Lịch sử từng có câu chuyện như sau: Năm Hồng Vũ thứ
25, người ta bắt được bảy tên cướp. Hoàng thái tôn Chu Doãn Văn sau khi xem
kỹ con mắt nói trong đó có một người không phải là giặc cướp. Chu Nguyên
Chương không hiểu vì sao lại thế. Sau khi lấy khẩu cung, quả nhiên có một
người không phải là giặc cướp. Lúc đó Chu Doãn Văn mới nói: "Người đó thần
mắt rất sáng, bọn cướp không thể có con mắt như thế được". Ở đây ta không bàn
đến dùng phương pháp quan sát mắt để phá án sẽ chính xác đến đâu, nhưng chắc
chắn nếu quan sát đồng tử thì đại thể cũng phán đoán ra ai chính, ai tà, ai mạnh,
ai yếu, người thật hay người giả.
Trong giao tiếp thường ngày, nếu chúng ta ứng dụng nguyên tắc của
Mạnh Tử thỉ chắc chắn sẽ phát hiện được: đối phương nghĩ gì trong lòng đều
biểu hiện ra ánh mắt một cách trung thực. Cho dù người đó đang che giấu một
điều gì không tốt thì con mắt của anh ta cũng sẽ lộ ra. Người nói dối thì thần mắt
mờ tối. Nếu bỏ qua không chú ý đến thần mắt thì khó mà có thể hiểu được thế
giới nội tâm của đối phương.
Ngày xưa Trung Quốc có mười phương pháp để phân biệt nhãn thần:
Thứ nhất gọi là thần tàng Thần tàng là chỉ thần ắmt giấu ở bên trong, nói
chung không lộ ra. Chỉ lúc người đó đắm trong yên tĩnh thì ánh mắt mới loé lên
rất sáng. Loại ánh mắt sáng như ngọc này khiến cho người khác cảm thấy yên
tâm, tin tưởng người đó. Đó là loại nhãn thần tốt nhất. Người có con mắt như thế
là người có năng lực dồi dào, dễ thành đại nghiệp.


Thứ hai gọi là thần lộ Thần lộ là chỉ người không giấu nổi thần mắt. Nói
một cách cụ thể là mắt lồi ra, không tức cũng giống như bực tức, cho dù ánh mắt
không như thế nhưng dáng vẻ giống như thế. Không những ánh mắt lộ ra sắc
thái bực tức mà từ tinh thần cho đến hành vi cũng lộ ra vẻ như bực tức. Giống
như con hổ đang rình mồi, mắt giương tròn lên, hồi lâu vẫn không quay đầu lại.
Người có ánh mắt như thế tuy có thể giàu có, nhưng là người gian giảo.
Thứ ba gọi là thần tĩnh Chữ "tĩnh" ở đây chỉ ánh mắt tĩnh lặng như ánh

trăng mùa thu. Nhìn vào khiến người ta có cảm giác điềm tĩnh, nhìn kỹ vẫn thấy
rất yên tĩnh. Hơn nữa cho dù mình nhìn họ bao lâu, họ cũng tỏ ra rất bình
thường, thư thái. Người xưa nói đó là nhãn thần nhân từ, yên bình, quý giá.
Thứ tư gọi là thần cấp Chữ "cấp" ở đây là chỉ mắt thường động, hành vi
cũng động. Con mắt thường đảo luôn giống như mắt khỉ. Người xưa nói: "Nếu
mắt tròn, sâu, ánh mắt sáng động thì có thể thành tài. Nếu thần khí gấp, nói
nhanh, đi nhanh, ăn uống nhanh, dễ vui, dễ buồn thì người đó sớm phát đạt,
nhưng cũng dễ gặp nguy hiểm đến tính mạng". Đó không phải là nhãn thần tốt.
Thứ năm gọi là thần uy Người tuy phát tức nhưng lộ vẻ uy nghiêm, con
mắt vừa dài vừa to, tuy mở hay nhắm nhưng mắt vẫn có khí thế. Khi gặp việc
vui mừng lông mày vẫn không mềm, khi gặp việc bực bội cũng không cứng đơ
ra. Người như thế dễ có thần uy đối với người khác, khiến cho người ta thấy sợ.
Người có nhãn thần như thế hoặc là người xấu, hoặc là người xuất chúng.
Thứ sáu gọi là thần hôn Chữ "hôn" ở đây là chỉ mắt tuy mở ra nhưng ánh
mắt mơ màng, lơ đễnh, nét mặt không rõ ràng. Mắt béo bệc và hơi phù. Người
có ánh mắt như thế chứng tỏ sẽ nghèo khổ, hèn kém, làm việc gì cũng không
thành, kết quả chẳng ra sao.
Thứ bảy gọi là thần hoà Ánh mắt yên tĩnh, hài hoà, sáng một cách tự
nhiên. Người như thế hiền và điềm đạm, không vui cũng có nét mặt như vui, lúc
tức giận chỉ hơi có sắc tức giận, song nói chung sắc thái phần nhiều là tươi vui.
Từ xa nhìn anh ta đã cảm thấy có hoà khí. Người có ánh mắt như thế tấm lòng
rộng rãi, không hay đố kỵ, ít thiên kiến đối với người khác.
Thứ tám gọi là thần "kinh" Chữ "kinh" là chỉ thần khí nhu nhược giống
như hốt hoảng. Sắc mặt thường thay đổi, mơ màng không sáng sủa, giống như
người bị mất cắp, tâm thần bất định, mắt đảo luôn, miệng thường lẩm bẩm, đứng
ngồi và ăn uống thường tỏ ra e sợ. Người có thần mắt như thế làm việc gì cũng
không kiên quyết đến cùng.
Thứ chín gọi là thần say Ánh mắt giống như người say rượu, tròng mắt
chuyển động chậm chạp như người ốm lâu không khỏi, lờ đờ không tỉnh, mắt
trừng lên, thần khí hôn mê. Người có nhãn thần như thế thường ngu muội, kém

linh hoạt, dễ bị người khác lừa gạt.
Thứ mười gọi là thần thoát Là chỉ vừa thấy có ánh mắt nhưng rất nhanh
lại như không có, giống như người nộm làm bằng gỗ hoặc bằng đất. Mặc dù
người đó vẫn ngồi ăn cơm, uống trà bình thường nhưng chẳng có thần khí gì.
Đang nói chuyện với nhau nhưng anh ta lại chú ý đi đâu hoặc quay mình sang
phía khác. Loại người như thế gọi là cái "xác biết đi". Người có nhãn thần này
lâu nhất không quá một năm sẽ phát cuồng hoặc ốm chết.


Ở đây ta không đi sâu phân tích cách nói thiếu tính khoa học này của
người xưa, nhưng tối thiểu, cách nói đó cũng chứng tỏ vai trò của nhãn thần từ
xa xưa đã rất được con người chú ý.
Vậy thì nhãn thần trong giao tiếp và đàm phán có những hàm nghĩa tâm lý
cụ thể gì? Chúng talàm sao qua nhãn thần của đối phương đểhiểu và nắm bắt
được thế giới nội tâm của họ?
Thông qua sự phân tích dưới đây mong sẽ giúp độc giả có được sự hiểu
biết cụ thể hơn.
Nhìn chằm chằm
Nói chung khi giao tiếp, thời gian nhìn cố định vào một cái gì đó quá 5
giây thì gọi là nhìn chằm chằm. Nhìn chằm chằm thường có ý đối địch mà người
khác không dễ phát hiện. Vì vậy nhiều người thường né tránh khỏi ánh mắt này
để tỏ sự rút lui, nhường nhịn. Nhìn chằm chằm có lúc còn muốn biểu thị sự cầu
giúp. Trong một số trường hợp, nhìn chằm chằm thực ra không có nghĩa là nhìn
cố định, mà là đang quan sát sự hoạt động ánh mắt của đối phương.
Trong đàm phán thường ít người sử dụng ánh mắt này. Nếu thấy đối
phương sử dụng phương thức giao tiếp này với mình thì cách nhìn đó biểu thị
những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:
Tự mình khép kín Khi mắt của đối phương nhìn chằm chằm vào một
điểm nào đó và ánh mắt hầu như bất động, hơn nữa các cơ mắt cứng đơ, không
có biểu cảm, giống như ta thường nói "mặt thớt" hoặc "mặt phẳng như con bài",

đồng thời không có phản ứng gì với mọi việc chung quanh thì đừng cho rằng họ
không có phản ứng gì, mà thực chất là họ nghe thấy hết, chẳng qua họ đóng kín
mọi cảm giác mà thôi.
Biểu hiện mình Nếu trong đàm phán gặp gỡ lần đầu mà đối phương thích
nhìn chằm chằm vào mắt anh, đồng thời vẫn cười nói một cách tự nhiên thì
chứng tỏ anh ta đang có điều gì đó giấu anh, đồng thời anh ta cảm thấy mình
đang ở thế mạnh. Khi anh ta dùng ánh mắt này để giao tiếp thì tức là anh ta cố ý
kiếm ở anh, suy đoán trạng thái tâm lý của anh.
Tự vệ mình Nếu đối phương nhìn chằm chằm lâu vào anh, đồng thời
không né tránh ánh mắt của anh là đối phương có ý đồ muốn tạo thành một vòng
bảo vệ mình, chống lại sự tấn công của anh. Anh ta lo sợ anh tấn công làm tổn
hại anh ta, cho dù anh rất thành tâm cũng không thể giải trừ được tây lý sợ đó.
Khi tiếp xúc với người như thế phải hết sức chú ý đến hành vi của mình, không
nên bộc lộ nhược điểm một cách khinh suất, vì như thế rất dễ làm cho đối
phương khinh thường. Đồng thời anh cũng không nên hy vọng một lần gặp là
thành bạn ngay, hay một lần gặp là xong việc.
Có ẩn ý Nếu trong đàm phán buôn bán, ánh mắt của đối phương không
nhìn vào anh mà lại nhìn chằm chằm vào một điểm nào đó, điều ấy hoàn toàn
chứng tỏ anh ta đang có ý khác, hoặc trong đàm phán đang cố giấu một ý gì
không muốn cho anh biết. Cho nên phải kịp thời ngừng đàm phán hoặc hợp tác
để tiến hành những điều tra cần thiết, nếu không sẽ bị mắc lừa.
Có ý muốn tiếp xúc Nếu đối phương trong khi nói mà nhìn vào anh thì
chứng tỏ anh ta có cảm tình hoặc muốn gần anh, anh ta có ý tiếp tục giao tiếp
với anh. Nếu lâu lâu anh ta lại nhìn chằm vào anh và không muốn dời ánh mắt đi


thì rất có thể anh ta đang muốn tâm sự với anh. Ở đây cần chú ý: Nếu anh mắt
này xuất hiện ở phái nữ thì có khả năng cô ta không muốn đem việc riêng của
mình nói cho anh biết.
Đầy ác ý Có lúc nhìn chằm chằm là biểu thị đầy ác ý. Đó là một trong

những nguyên nhân nhiều người muốn né tránh ánh mắt này. Nếu anh kết hợp
với những biểu hiện khác của đối phương thì rất dễ phát hiện ý đồ mà đối
phương đang muốn giấu.
Tìm nhược điểm Trong giao tiếp, nhìn chằm chằm còn thể hiện sắc thái
"trinh sát". Trong đàm phán buôn bán, một bên nhìn chằm chằm vào bên kia là
muốn dò tìm tâm lý của đối phương, hay để tìm nhược điểm trong câu nói của
đối phương, từ đó mong tìm ra đột phá khẩu tốt nhất để tiến công trở lại. Ánh
mắt của những người lấy khẩu cung thường nhìn chằm chằm vào một điểm nào
đó để tăng áp lực tâm lý cho đối phương, từ đó mà đánh gục phòng tuyến tâm lý
chống đỡ của đối phương. Đó cũng là một trong những nguyên nhân mà người
đời cảm thấy không thoải mái đối với cách nhìn này.
Nhìn đảo mắt
Nhìn đảo mắt là chỉ ánh mắt di động luôn, như người ta thường nói, tròng
mắt không ngừng chuyển động. Ánh mắt này thường gây ra cảm giác không
thoải mái một chút nào, dễ làm cho người ta muốn che giấu lòng mình. Nhưng
cũng có lúc ánh mắt này là do sự bức hiếp của đối phương mà sản sinh ra.
Nhìn đảo mắt thường có những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:
E ngượng Ánh mắt đối phương lúc nhìn trái, lúc nhìn phải không cố định
khi tiếp xúc với anh thì có thể khẳng định họ đang có một ý đồ gì đó không
muốn cho anh biết. Đặc biệt có một số nhân viên bán hàng khi bán cho anh luôn
đảo mắt nhìn, đồng thời nói liên tục không dứt thì anh phải chú ý giấu mình,
phải cẩn thận xoay xở, cảnh giác với giá cả và chất lượng hàng.
Miệng ngay lòng dối Khi đối phương luôn nhìn đảo mắt, còn giọng nói
thì ấm ứ, có thể khẳng định anh ta đang nói dối. Ánh mắt anh ta thay đổi, không
cố định là vì không muốn anh nắm bắt được ánh mắt đó để đoán ra nội tâm của
anh ta. Nếu đối phương là người hợp tác hay khách hàng buôn bán của anh, anh
nên ngừng quan hệ ngay, nếu không sẽ bị mắc mưu.
Trong lòng nôn nóng Ánh mắt đảo luôn có úc là vì trong lòng rất nôn
nóng, hoặc mong muốn kiếm lợi nhanh. Nếu quan sát kỹ hơn, anh sẽ phát hiện
không những anh ta hay đảo mắt mà hành vi cũng không ổn định, thường thể

hiện đứng ngồi không yên.
Thay đổi ý kiến Nếu hai người yêu nhau, khi nói về những vấn đề nghiêm
túc (như bàn chuyện kết hôn) mà đối phương lộ ra ánh mắt này tức là có ý thay
đổi nào đó không có lợi cho mình. Nếu anh cứ mặc kệ, không thèm chú ý ánh
mắt này, để cho nó phát triển thì nhất định dễ gặp điều thương tổn.
Nhìn lơ đễnh
Nhìn lơ đễnh là loại ánh mắt rất phức tạp, trong ánh mắt không biểu hiện
một tình cảm gì, hơn nữa cũng không nhìn cố định vào một điểm nào, nó đem
lại cho người khác cảm giác trống không và rất khó phản ứng.
Ánh mắt nhìn lơ đễnh trong giao tiếp có thể có những hàm ý tâm lý dưới
đây:


Không chú ý đến biểu hiện của đối phương Khi đàm phán với nhau mà
đối phương nhìn một cách lơ đễnh thì chứng tỏ anh ta không chú ý đến anh,
phản ánh tâm lý không chú ý đến những điều anh nói.
Trong lòng không vừa ý Khi đối phương không vừa lòng hoặc phiền não
cũng thường có ánh mắt lơ đễnh, không biết lộ tình cảm gì. Trông cuộc sống
không thiếu các ví dụ như thế. Ví dụ, giữa hai người yêu nhau tuy không có mâu
thuẫn gì, nhưng bỗng nhiên phát sinh trục trặc thì mắt của người đó tạm thời
không có thần, tuy bộ mặt vẫn không có biểu hiện gì khác thường. Chính ánh
mắt lơ đễnh đó đã bộc lộ nội tâm bất an và sự bất mãn với hiện trạng.
Tính cách nhu nhược Người có tính cách nhu nhược, dù là khi đang giao
tiếp với mọi người hay ngồi trong phòng một mình, hoặc là khi có những điều
khó nói, đều thường có ánh mắt này. Tuy nhiên mặt của người đó đang có nét
cười, nhưng lại tắt ngay, sau đó trở về bộ mặt không có biểu cảm. Đó là vì người
ấy không muốn người khác hiểu được tâm trạng của mình, trong điều kiện
không có cách nào khác thì đành phải dùng ánh mắt này để biểu thị mình đang
tồn tại.
Chịu đựng đến cực điểm Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường

gặp hiện tượng: giữa hai người xung đột nhau, một người thì lồng lên, còn người
kia thì lại biểu lộ ánh mắt lơ đễnh. Lúc đó ta không nên cho rằng người có ánh
mắt lơ đễnh là nhu nhược, kỳ thực anh ta đang ở tận cùng của sự chịu đựng,
đang trong trạng thái có thể lập tức bùng nổ đánh nhau ngay, hoặc đang chờ cơ
hội để tấn công. Nếu đối phương không biết mà rút lui thì dễ dẫn đến bị phản
kích mạnh mẽ. Có thể nói ánh mắt lơ đễnh có lúc hàm chứa một tâm lý vô cùng
nguy hiểm.
Trầm tư Chúng ta biết rằng, khi con người trầm tư thì ánh mắt biểu hiện
rất khác nhau: có người nhắm mắt lại, khép kín ánh mắt, có người mắt đờ ra, có
người lại nhìn lơ đễnh không có biểu cảm gì. Đừng nghĩ rằng anh ta lơ đễnh,
thực ra trong đầu anh ta đang quay cuồng suy nghĩ, chẳng qua không muốn lộ rõ
sự suy nghĩ đó ra ánh mắt mà thôi. Một khi đã nghĩ xong thì ánh mắt anh ta sẽ
bừng lên, biểu lộ ra ngoài. Điều đó hợp với câu: "Mắt bừng sáng là lúc đã bật
nghĩ ra".
Nhìn né tránh
Chúng ta đều biết: Lúc tiếp xúc, ánh mắt là nguồn thông tin chủ yếu
không có ngôn ngữ, nó biểu thị mức độ hứng thú của hai bên đối với cuộc nói
chuyện. Thông qua ánh mắt, người ta có thể tiếp nhận được những tình cảm
như: thân ái, vui mừng, căm giận.... của đối phương truyền tới. Song trong một
số trường hợp, có người chủ động né tránh cái nhìn trực diện khi tiếp xúc, như ta
thường gọi là thay đổi hướng nhìn. Thay đổi hướng nhìn là sự phản ánh hoạt
động nội tâm của con người. Nếu ta chú ý nhiều hơn nữa đối với sự thay đổi đó
thì ta sẽ phát hiện được nhiều điều rất thật mà ta muốn biết. Chuyển hướng nhìn
có rất nhiều dụng ý. Ví dụ, có người khi nói ra những thông tin không tốt lành,
hoặc kể những chuyện đau khổ của mình cho người khác biết thì họ thường né
tránh cái nhìn của đối phương; có lúc trong giao tiếp, vì người đó xấu hổ, hoặc
sợ hãi, thậm chí là nói dối cũng thường dùng cách nhìn né tránh này để trốn
tránh.



Nhìn né tránh trong tiếp xúc nói chung có các hàm nghĩa tâm lý dưới đây:
Khép kín mình Nếu đối phương khéo léo né tránh cái nhìn trực diện của
anh, không dám nhìn thẳng vào nhau thì chứng tỏ trong lòng đối phương đang
có sự trắc trở. Lúc né tránh nhìn anh không những là lúc anh ta không muốn
thấy anh, mà về căn bản cũng không muốn anh nhìn thấy anh ta. Loại người này
có tính cách tự khép mình rất điển hình.
Che giấu ẩn ý Trong giao tiếp, chúng ta thường phát hiện một hiện tượng
khá thú vị là: hai người quen biết nhau, sau khi ngẫu nhiên nhìn vào nhau thì lập
tức quay đi. Điều đó chứng tỏ cả hai người đều không muốn đối phương biết rõ
nội tâm mình, muốn giấu giếm để bảo vệ mình, tuy rằng trong chốc lát nhìn trực
diện đó chưa chắc đã nhìn thấy được gì. Điều đó cũng giống như trường hợp
chúng ta thường thấy: có hai người không quen nhau, sau khi bị người kia nhìn
chằm chằm một chốc thì người này bỗng cảm thấy áy náy trong lòng, thậm chí
nảy sinh cảm giác lo sợ. Vì vậy, ta có thể rút ra kết luận: phàm hai người đứng
đối mặt với nhau thì đó phần nhiều là bạn bè, hoặc người thân, hoặc quan hệ rất
mật thiết, vì giữa họ không có điều gì cần giấu giếm nhau. Sự có mặt của người
kia không làm cho người này có điều gì phải lo sợ.
Biểu thị hứng thú Có một số trường hợp, muốn quen biết đối phương
nhưng lại không muốn để cho đối phương phát hiện ra mình thích họ, nên
thường nhìn, một cái rất nhanh rồi sau đó tránh đi. Ví dụ, ở chỗ công cộng có
một cô gái trẻ đẹp vừa xuất hiện, ánh mắt của mọi người đều đổ dồn vào cô ta,
riêng có một chàng trai nhìn một cái thật sâu rồi lập tức nhìn đi chỗ khác, thậm
chí quay cả mặt đi. Lẽ nào anh chàng này lại không mảy may có cảm hứng gì
đối với cô gái đó? Không phải thế, thực tình thì anh ta rất có cảm tình với cô gái
ấy, chẳng qua là cố kìm lòng mình lại, thể hiện bằng cách khống chế hành vi của
mình. Khi chung quanh có hiện tượng như thế, anh nên quan sát kỹ chàng thanh
niên và sẽ bừng hiểu ra rằng: thì ra anh ta luôn "nhìn trộm" cô gái đó.
Gây sự chú ý Trong giao tiếp, nếu một bên cố ý tránh cái nhìn trực diện
của đối phương mà làm ra vẻ không thèm chú ý đến, thì thực ra người đó không
phải không chú ý mà chẳng qua anh ta dùng cái trò đó để gây cho đối phương

chú ý mà thôi.
Tính cách chủ động Trong giao tiếp, người mà chuyển cái nhìn mình đi
trước thi fđó là người có tính cách chủ động. Trong khi nói chuyện, người muốn
tỏ ra mình ở vị trí ưu thế hơn cũng thường chủ động chuyển tia nhìn sang hướng
khác để né tránh cái nhìn trực diện quá lâu. Nói chung, người chuyển cái nhìn
trước thường là người có cảm giác thắng lợi, vì vô hình trung anh ta đã tạo ra
cho đối phương một áp lực tâm lý: Anh khi tôi phải không? Để xem tôi dùng
câu chuyện này có thể giữ anh lại được không? Trong trường hợp, nếu đối tượng
nói chuyện là người gặp lần đầu mà vẫn thường né tránh thì bắt buộc ta phải cẩn
thận tìm cách ứng phó để không gây cho người nói chuyện hiểu nhầm và không
tăng áp lực đối với mình. Ví dụ, hai người khác giới gặp nhau lần đầu, sau khi
cả hai ngẫu nhiên nhìn vào nhau, cô gái bèn lập tức chuyển hướng nhìn đi nơi
khác thì tuy sự chuyển hướng đó một phần là do nguyên nhân nội tại: cô gái cảm
thấy không tự nhiên, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng: cô ấy đã làm cho đối
phương càng mất tự nhiên hơn. Nếu chàng trai là người tính cách hướng nội thì


có thể anh ta sẽ đứng ngớ ra, trong lòng nghĩ: Có phải cô ấy chưa thông cảm với
mình chăng? Mình có thể thuyết phục được cô ấy không? v.v... Càng suy nghĩ
thì cử chỉ của anh ta càng không tự nhiên, khả năng thành công sẽ càng ít.
Lòng cảm thấy có lỗi Trong một số trường hợp, ví dụ, khi đang bị người
khác chú ý mà anh ta chuyển hướng nhìn đi thì điều đó có khả năng là anh ta có
cảm giác hối hận, đồng thời sợ người khác biết lỗi của mình. Sở dĩ như thế là vì
nhãn thần của một người có thể diễn đạt nội tâm của người đó. Ví dụ, một em bé
mắc lỗi thường tự giác hoặc không tự giác tránh cái nhìn của người lớn và cúi
đầu không nói. Trong phim hoặc kịch trên vô tuyến truyền hình khi đã được
"công thức hoá", chúng ta thường thấy những cảnh tội phạm mặt giàn giụa nước
mắt, cúi đầu không nói. Còn người đại diện cho công lý thì mặt đầy khí thế,
miệng hét to: "Ngẩng đầu lên, nhìn vào mắt tôi đây này!". Tiếp sau đó là sự đổ
vỡ phòng tuyến tâm lý của tội phạm.

Cảm giác tự ti mạnh Nếu đối phương không dám nhìn vào và cũng
không muốn biết những thông tin từ ánh mắt anh truyền tới thì đó là người
không dám coi thường người khác, hoặc là người rất cẩn thận. Loại người này
thường có cảm giác tự ti bẩm sinh rất mạnh. Tiếp xúc với những người này đòi
hỏi phải tìm hiểu lâu dài, không nên sớm kết luận về người ta khi chưa hiểu hết
họ.
Không bằng lòng với hiện tượng Khi đối phương không chờ cho anh nói
hết câu dã nhìn đi chỗ khác, tức là anh ta muốn biểu thị: Tôi không đồng ý câu
chuyện của anh. Nếu đó là người bạn nữ quen biết hoặc quan hệ rất gần gũi, sau
khi nhìn sâu vào anh rồi lập tức lánh mặt đi thì anh không nên hiểu sai cách nhìn
đó của bạn gái. Đó không phải là cô ta không coi trọng sự hiện diện của anh mà
là cô ta đang muốn bộc lộ phẩm chất và tính cách của cô đối với anh. Những cô
gái có biểu hiện như thế thường là người muốn biểu thị không bằng lòng với
hoàn cảnh hiện tại.
Nhìn chớp loé
Nhìn chớp loé là chỉ ánh mắt luôn chuyển dời bất định, lúc sáng lúc tối.
Đây là loại nhãn thần vô cùng nguy hiểm. Nói chung khi đối phương thù địch
với anh hoặc trong lòng có sự lo lắng, nghi ngờ thì biểu hiện lên ánh mắt là cách
nhìn này. Từ góc độ sinh lý học mà nói, đó là màng mắt hơi bị sập xuống gây ra.
Nhìn chớp loé có thể có những hàm nghĩa tâm lý như sau:
Có cảm giác nghi ngờ Nếu người có quan hệ gần gũi với anh, trong câu
chuyện có ánh mắt chớp loé thì đó là vì anh ta đối với việc làm, hoặc một câu
nói nào đó của anh cảm thấy không đúng. Khi anh đã dùng đủ mọi lời để giải
thích mà vẫn không đạt được kết quả thì chứng tỏ người đó không tin vào anh
nữa.
Cảnh giác đề phòng Trong giao tiếp, nếu người gặp lần đầu dùng ánh mắt
chớp loé đối với anh thì chứng tỏ anh ta có cảm giác phải đề phòng, hoặc là anh
ta đã có cách nhìn không tốt đối với anh. Anh phải chú ý giữ gìn lời nói và hành
vi, đồng thời bám sát theo dõi diễn biến tình cảm của anh ta để có cách ứng xử
thích hợp.

Có ý đối địch Nếu đối phương mắt chớp loé rất mãnh liệt thì có thể khẳng
định sự hiểu nhầm, hoặc cảm giác nghi ngờ đối với anh đã phát triển đến mức


phẫn nộ. Lúc đó, anh phải hết sức chú ý, phải dùng lời nói hoặc cử chỉ để giải
trừ nỗi bực tức của anh ta thì mới có thể tránh được những phiền phức không
đáng có. Một khi không làm gì được như thế thì sau này dù anh có nói gì hoặc
làm gì cũng không thể giải trừ được sự bực tức.
Nhìn lướt
Nhìn lướt là chỉ ánh mắt lướt qua chung quanh rất nhanh. Trên moktọ ý
nghĩa nào đó, khi muốn đánh giá những người chung quanh, người ta cũng
thường nhìn lướt. Có lúc nhìn lướt là cách nhìn rất khó chịu đối với những người
có mặt.
Nhìn lướt có thể có các hàm ý tâm lý như sau:
Tức khí muốn lăng nhục Trong giao tiếp, khi đối phương không nhìn cố
định một chỗ mà muốn dùng ánh mắt thách thức nhìn lướt qua người thì chắc là
vị trí xã hội của người đó khá cao. Sử dụng kiểu nhìn này, một mặt người đó
muốn chứng tỏ địa vị về: thân phận, học thức, kinh tế của mình cao hơn người
khác một bậc; mặt khác, dùng ánh mắt là để duy trì cảm giác ưu thế của mình,
đồng thời gây áp lực tâm lý đối với mọi người.
Tìm sự ủng hộ Nói chung, người có tính cách hướng nội hoặc tính cách
nhu nhược, khi dùng cách nhìn anỳ là có ý tìm sự ủng hộ. Vì họ không muốn đối
phương hiểu được tâm trạng của mình, nhưng họ cũng không biết dùng biện
pháp bảo vệ nào khác, cho nên mới không dùng ánh mắt tại một chỗ. Giống như
em bé phạm lỗi, nhìn vào bố rồi sau đó lại nhìn vào mẹ để cầu cứu.
Nắn gân đối phương Trong giao tiếp, khi đối phương nhìn đi nhìn lại vào
anh thì chắc chắn là anh ta đang dò đoán ý nghĩa và cách nhìn của anh đối với
anh ta, hi vọng qua anh sẽ phát hiện được một cái gì đó để có hành vi thích hợp
ứng xử lại.
Lườm nguýt

Lườm nguýt là chỉ ánh mắt nhìn xiên rất dữ dội. Khi lườm nguýt là người
đó muốn biểu thị sự từ chối, hoặc coi thường, hoặc không vừa lòng, hoặc có cảm
tình. Trong đa số trường hợp, lườm nguýt là biểu thị không tôn trọng người
khác. Người thường hay lườm nguýt là người có tính tự tôn rất cao, hoặc là
người có tâm lý lo sợ. Nói chung phụ nữ thường hay sử dụng ánh mắt này.
Lườm nguýt biểu thị những hàm nghĩa tâm lý sau:
Cự tuyệt và miệt thị Trong giao tiếp, khi đối phương sử dụng cách nhìn
này thì nhất định vì một nguyên nhân nào đó mà khiến họ nảy ra tâm lý cự tuyệt
và khinh thường anh. Nếu anh cứ mặc kệ, không thèm chú ý tới mà vẫn làm theo
cách nói của mình thì không những không bảo đảm cho cuộc nói chuyện tiếp tục
một cách suôn sẻ mà hơn nữa cũng để lại sự ám ảnh cho những lần nói chuyện
về sau. Vì vậy trên ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt là cách nhìn không nên coi
thường bỏ qua.
Không vừa lòng Có lúc lườm nguýt là đối phương muốn biểu thị sự bất
mãn mãnh liệt đối với anh. Nếu anh cũng lườm nguýt lại thì dễ dẫn đến sự xung
đột chính diện, khiến cho "việc bé xé thành to". Theo nghĩa này mà nói, lườm
nguýt cũng là một nhãn thần rất nguy hiểm.
Cảm thấy hứng thú Giữa hai người khác giới, nếu dùng ánh mắt lườm
nguýt và kèm theo mỉm cười thì chứng tỏ đối phương rất thích anh. Ánh mắt này


phần nhiều xuất hiện giữa nữ đối với nam. Từ ý nghĩa này mà nói, lườm nguýt
cũng là một cách biểu hiện "tình yêu không lời".
Chớp mắt
Chớp mắt là dựa vào các động tác mở mắt rồi nhắm mắt liên tục mà
thành. Trong tâm lý học gọi chớp mắt là "hiện tượng co giật", là một loại "hành
vi không có lời", tức là nhờ vào chớp mắt để thể hiện nội tâm của mình. Nếu
động tác này quá rõ xảy ra luôn thì đó là biểu hiện của một dạng bệnh thần kinh.
Chớp mắt bao gồm những hàm nghĩa tâm lý sau:
Trong lòng áy náy Người thường hay chớp mắt, nhất là nữ giới, chứng tỏ

trong lòng có điều gì đó áy náy rất sâu sắc. Đặc biệt là những cô gái trưởng
thành trogn hoàn cảnh gia đình không thuận lợi thì đó là hành vi không tự chủ
được.
Lấy mình làm trung tâm Người nữ chớp mắt nhiều thường là người luôn
coi mình là trung tâm. Họ tự ý thức về mình rất mạnh. Người nữ như thế dễ làm
cho người nam cảm thấy khó xử.
hàm nghĩa tâm lý và tính cách của lông mày
Có thể khẳng định rằng: Lông mày với các dạng biến hoá khác nhau có
thể biểu hiện được những tình cảm đặc biệt. Cùng với sự thay đổi tình cảm trong
lòng, hình dạng lông mày cũng thay đổi theo và nhân đó biểu thị ra những tình
cảm khác nhau. Theo sự nghiên cứu và phân tích của các nhà tâm lý thì lông
mày có thể có hơn hai mươi loại động thái khác nhau. Vậy trong cuộc sống
thường ngày, những động thái khác nhau của lông mày sẽ đại biểu cho những
hàm nghĩa tâm lý gì?
Chau mày
Chau mày là hai lông mày chếch lên, đầu mày hướng vào tâm, khoảng
cách giữa hai đầu mày tiến đến gần hơn, hiện rõ hình chữ "bát" đảo ngược. Ở
đầu mỗi mày xuất hiện nếp nhăn thẳng đứng.
Chau mày đại biểu cho những hàm nghĩa tâm lý sau:
Bồn chồn, buồn rầu Người chau mày mạnh là biểu hiện rất điển hình về
sự bồn chồn và buồn rầu. Anh ta muốn thoát khỏi hoàn cảnh trước mắt, nhưng vì
một nguyên nhân nào đó mà chưa có cách thoát được.
Phòng ngự Nói chung, người ta thường coi chau mày như là biểu hiện có
tính tấn công, nhưng thực ra điều đó chỉ mới đúng một nửa. Khi chau mày, tuy
là tức mà muốn tấn công người khác, nhưng đồng thời cũng là để ứng phó lại sự
phản kích của người khác nên mới chau mày để bảo vệ mắt. Cho nên nói: Chau
mày là vì lo sự tấn công của mình sẽ làm cho người khác tấn công lại nên mới
dùng biện pháp đó bảo vệ.
Nhướng mày
Nhướng mày là nâng hai lông mày lên, tách hai đầu mày ra xa, khiến cho

da giữa hai lông mày phẳng hơn và được nâng lên, từ đó mà làm cho da trán
chuyển dịch trở lên tạo thành những nếp nhăn nằm ngang trán. Khi hai lông mày
hướng ra ngoài sẽ khiến cho những nếp nhăn chiều đứng giữa hai đầu mày được
dãn phẳng.
Nhướng mày có những biểu hiện tâm lý sau:


Chiếm ứu thế Khi một người ở vào ưu thế và muốn uy hiếp đối phương
thì thường nhướng mày lên. Điều đó như ta thường nói "Nhướng mày lên là tuốt
kiếm ra khỏi vỏ".
Trong lòng thoải mái Khi một người trong lòng thoải mái thì lông mày
của anh ta thường nhướng lên. Người ta gọi đó là "Nhướng mày để hể hả".
Chờ thời cơ Khi một người có tính lấn lướt người khác, đồng thời cũng lo
sự lấn át của mình có thể xảy ra chuyện không hay, hoặc sự uy hiếp của đối
phương không rõ ràng lắm, để biết rõ chung quanh hơn và chờ đợi thời cơ đến,
người đó cũng thường nhướng lông mày lên.
Kết mày
Kết mày là chỉ hai lông mày đồng thời giương lên rồi sau đó xích lại gần
nhau. Kết quả của sự xích lại làm cho khoảng cách giữa hai lông mày hẹp lại.
Lông mày nhướng lên khiến cho trán có những nếp nhăn nằm ngang, còn giữa
hai đầu mày có hai nếp nhăn thẳng đứng.
Kết mày có những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:
Đau đầu, lo buồn Nếu không phải vì một bộ phận nào đó trên cơ thể bị
đau hoặc không thoải mái mà kết mày thì nhất định người đó đã rơi vào một
hoàn cảnh nghiêm trọng rất phiền não và lo buồn.
Lông mày tươi vui
Lông mày tươi vui tức là lông mày chớp động, đầu tiên giương lên sau đó
rất nhanh lại hạ xuống. Đây là sự chuyển động rất nhanh của lông mày. Nếu
quan sát không kỹ thì rất khó phát hiện.
Lông mày tươi vui có các hàm nghĩa tâm lý sau:

Lòng phấn chấn Khi một người bỗng nhiên gặp được tin mừng thì lông
mày thường chớp động, người ta thường gọi là "vui hiện lên đầu mày cuối mắt".
hàm nghĩa tâm lý và tính cách của lỗ mũi
Lỗ mũi là cơ quan có động tác nhỏ nhẹ nhất trên bộ mặt, nhưng ngược lại
hình dạng của nó rất đa dạng. Trong sách tướng truyền thống của Trung Quốc,
người ta quy nạp thành: mũi hươu, mũi sóc, mũi khỉ, mũi tỏi... hơn hai mươi
dạng. Hơn nữa mỗi dạng đều có những biểu tượng khác nhau. Nếu mũi hơi nhỏ,
nhưng đầu mũi nhọn, lỗ mũi lộ ra thì gọi là mũi sóc. Biểu hiện của người có mũi
sóc là rất khó nuôi, hơn nữa cuộc sống thường gập gềnh trắc trở, thường rơi vào
hoàn cảnh nan giải, khó khăn. Cách so ví đó cơ bản là dung tính nết của con sóc
để ví vào người. Những dạng lỗ mũi khác cũng được ví một cách tương tự. Tuy
người ta lấy hình dạng của lỗ mũi như: mũi cao, mũi thấp, mũi nhìn lên, mũi
nhìn xuống để tượng trưng cho các loại tính cách bằng những cách nói khác
nhau, nhưng những điều này đều nói về hình dạng cố định của mũi. Trong thực
tế không thể phủ nhận rằng đó là những cách nói mang màu sắc mê tín, không
thể dùng được trong tướng pháp. Cho nên thông qua nó để quan sát tâm lý đối
phương là không thể được. Vậy lỗ mũi trong giao tiếp có những tác dụng cụ thể
gì? Ta chỉ có thể thông qua quan sát một số biến hoá rất tinh vi về màu sắc của
mũi để phát hiện tâm tính của đối phương.
Lỗ mũi phản ánh giới nội tâm con người như thế nào? Qua những phân
tích dưới đây, hi vọng độc giả sẽ hiểu rõ hơn.
Màu sắc của lỗ mũi


Màu sắc của lỗ mũi thường biến đổi không rõ lắm, trừ tác dụng của nhiệt
độ môi trường ra, ví dụ trời rét quá sẽ khiến cho mũi đỏ. Vậy khi màu sắc lỗ mũi
hơi trắng sẽ biểu thị hàm nghĩa tâm lý gì?
Hơi căng thẳng Có một số người khi căng thẳng hoặc phải chọn lựa một
sự tiến thoái nào thì lỗ mũi hơi biến trắng. Sự biến hoá vi diệu này của sắc mũi
thể hiện trong lòng đối phương đang lo sợ, bối rối.

Do dự Nếu đối phương là khách hàng của anh, khi lỗ mũi biến sắc hơi
trắng thì chứng tỏ trạng thái tâm lý anh ta đang rất do dự.
Lòng tự trọng bị tổn thương Khi lòng tự trọng bị tổn thương, hoặc trong
lòng cảm thấy hơi vướng mắc, hoặc có cảm giác phạm tội thì sắc mũi cũng hơi
biến trắng.
Mũi phồng to
Lỗ mũi phồng to là chỉ lỗ của mũi to ra. Hơi thở phập phồng làm cho
ngoại hình mũi biến hoá.
Lỗ mũi phồng to đại biểu cho các hàm nghĩa tâm lý sau:
Phẫn nộ hoặc lo sợ Nếu trong giao tiếp, mũi của đối phương hơi phồng
to chứng tỏ trạng thái tâm lý của đối phương không bằng lòng hoặc tức giận.
Đắc ý Có lúc mũi phồng to cũng biểu đạt trạng thái tâm lý đắc ý của đối
phương. Vì khi người ta phấn chấn hoặc căng thẳng, nhịp thở và nhịp tim tăng
lên, nhịp lồng ngực cũng rõ ràng, lỗ mũi cũng theo đó mà nở to hoặc thu nhỏ.
Nói một cách cụ thể: Hiện tượng này chứng tỏ người đó đang đắc ý hoặc bất
mãn hoặc phẫn nộ. Lúc đó ta cần thông qua câu chuyện và các phản ứng khác
của đối phương để phán đoán cho chính xác hơn.
Mũi ra mồ hôi
Mũi ra mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường. Nếu thường ngày đầu
mũi hay ra mồ hôi thì điều đó không nói lên vấn đề gì. Nhưng nếu thường ngày
không có hiện tượng đó mà chỉ những trường hợp nào đó đầu mũi mới ra mồ hôi
thì nó thể hiện những hàm nghĩa tâm lý dưới đây:
Căng thẳng hoặc lo lắng Khi đối phương là đối thủ giao dịch với anh thì
biểu hiện này của đối phương chứng tỏ anh ta đang lo lắng và căng thẳng. Vì
anh ta sợ mất cơ hội hoặc gây ra những tổn thất không đáng có, nên trong lòng
cảm thấy bị bó buộc, căng thẳng.
Câu ẩn ý khác Nếu đối phương không có mối liên hệ gì quan trọng đối
với anh mà lỗ mũi ra mồ hôi, điều đó chứng tỏ anh ta có lỗi, đang bị lương tâm
cắn rứt, tức là anh ta căng thẳng vì một ẩn ý khác.
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA CỔ

Cổ là một bộ phận nối liền thân và đầu người. Trong quá trình giao tiếp xã
hội, người ta thường bỏ qua không quan sát cổ. Thực ra, qua cổ cũng có thể dò
biết được đặc điểm tính cách và hàm nghĩa tâm lý của đối phương.
Cổ thô
Cổ thô là nói trong điều kiện không có bệnh gì về cổ, mà cổ vẫn lớn hơn
mức độ người bình thường. Loại người cổ thô có các đặc điểm tính cách sau:
Cá tính nóng Nam giới cổ thô gây cho người ta cảm giác người đó khoẻ
mạnh, trên thực tế đúng là như thế. Nói chung sức đề kháng của họ tốt không dễ
mắc bệnh. Nhưng cá tính của họ rất nóng, thường không chịu nổ sự khiêu khích


của đối phương, nôn nóng xả hơi ra cho hả giận. Họ thường có tâm lý muốn
tranh giành cao thấp với người khác.
Tính khí cứng rắn Nam giới cổ thô tính thường cứng rắn, thích bênh vực
cho những người bị ức hiếp. Ngoài đời họ thường tỏ ra đại khái, thô thiển,
không trau chuốt.
Kém kiên nhẫn Nữ giới cổ thô nói chung rất nhiệt tình, nhưng không tinh
tế, ít ôn hoà, ít gắn bó. Tính cách của họ gần giống như nam giới, trong cuộc
sống thiếu kiên nhẫn. Làm việc với phong cách đầu voi đuôi chuột.
Đối xử thành khẩn Nữ giới cổ thô tính tình thành khẩn. Nhưng vì cá tính
của họ gần giống nam giới cho nên khi tiếp xúc với họ ta cần cố gắng kiên trì và
bao dung.
Cổ ngắn
Người cổ ngắn có những đặc điểm tính cách sau đây:
Không dễ tiếp thu lời khuyên Người cổ ngắn thường không có tầm nhìn
xa, khó hoà nhập, đặc biệt là họ rất ít tiếp thu ý kiến người khác. Làm việc
thường hay cứng nhắc. Nếu họ không tự nguyện thì rất khó mà thay đổi cách
nghĩ và cách nhìn của họ.
Cổ ngắn thô
Cổ ngắn thô là ý nói cổ vừa ngắn vừa thô. Người như thế có những đặc

điểm tính cách sau:
Tự coi mình hơn người Người cổ ngắn thô tính cách mãnh liệt hơn người
cổ ngắn và người cổ thô. Khi nảy sinh tranh chấp thì họ ít linh hoạt và ít khi thoả
hiệp. Đặc điểm tính cách của họ là: coi mình hơn người, ý kiến thường cô độc.
Rất nhiệt tình, cố gắng Người cổ ngắn thô ở ngoài đời thường gây cho
người ta cảm giác không khéo léo, không tinh tế, đổ sức làm lấy được. Trên thực
tế cũng đúng như thế. Họ thích hợp với những việc có tính khai phá, mở đường.
Trong loại việc đó, họ sẽ phát huy được sức mạnh và tinh thần chịu khó.
Cổ nhẳng
Người cổ nhẳng có những đặc điểm tính cách sau đây:
Thiếu khí phách, thiếu chắc chắn, ổn định Nam giới cổ nhẳng khiến cho
nữ giới có cảm giác không phải là chỗ dựa vững chắc và cũng không thích gần
gũi, vì họ thiếu một cái gì đó ổn định và chắc chắn.
Mắc bệnh dễ bị biến chứng Nữ giới cổ nhẳng tuy có gây cho người ta
cảm giác thanh tú, nhưng nếu nhẳng quá thì tỏ ra yếu đuối, mất mỹ cảm mà còn
dễ bị mắc bệnh.
HÀM NGHĨA TÂM LÝ VÀ TÍNH CÁCH CỦA TÓC
Tóc có tính di truyền rất mạnh. Tình hình sinh trưởng tóc của mỗi con
người thường rất giống với bố mẹ. Có thể có căn cứ để nói rằng: tóc là bộ phận
thể hiện cá tính rõ nhất. Tóc nói ở đây bao gồm: dày, mỏng; thô, mịn; cứng,
mềm; màu sắc và độ xoăn. Tóc tuy không cố định suốt đời như vân tay, nhưng
cũng biểu thị những đặc trưng tính cách khác nhau khá rõ. Tóc của mỗi người
khác xa với hình dạng của người đó. Nếu phân tích tóc của mỗi người một cách
khoa học, chúng ta có thể rút ra được những nét đặc trưng tính cách của họ.
Tóc dày


Nói chung mỗi người có khoảng từ 10-11 vạn sợi tóc. Bình quân 1cm 2
mọc khoảng 200 sợi tóc trở lên thì gọi là tóc dày. Người như thế có những đặc
điểm tính cách sau:

Tính tình ôn hoà Người tóc dày ngoài đời rất trọng tình nghĩa, ứng xử lễ
độ, đầy tình người, tính tình ôn hoà. Vì vậy rất dễ được mọi người ưa thích, kính
trọng.
Hồn nhiên, chất phác Người tóc dày có tính cách cởi mở, hoạt bát, tích
cực, hiếu động. Tuy bề ngoài họ tỏ ra mạnh mẽ, nhưng trong tính cách lại khá
mềm mỏng. Họ có mặt hồn nhiên, chất phác.
Có tài lãnh đạo Người nhiều tóc có tính cách: nói và làm nhất trí, nói đến
đâu làm đến đó, có tài lãnh đạo. Tuy khéo léo ra mệnh lệnh nhưng tính cách của
họ cũng rất đằm thắm, ít lãng mạn mà thiên về hiện thực.
Nghiêm túc, cẩn thận Người nhiều tóc bề ngoài có vẻ là hướng nội,
nhưng trên thực tế lại rất mạnh mẽ. Khi mà họ đã cố ý cẩn thận thì cũng rất cố
chấp. Tuy tính cách mạnh mẽ, nhưng trong lòng độ lượng, nghiêm túc và chặt
chẽ.
Tóc cứng
Tóc cứng là chỉ tóc cứng, thẳng. Người có loại tóc này có các đặc điểm
tính cách sau:
Cá tính mạnh mẽ Người có tóc cứng tính cách rất thoải mái, trái phải rõ
ràng. Một khi họ đã thích việc gì hoặc vật gì thì nhiệt tình đến cùng. Nói chung
người tóc cứng hay cố chấp, bảo thủ, tuy cầu an, vô sự, nhưng trong nội tâm
không thoả hiệp. Đặc biệt là khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn hay bước đường
cùng thì tính cách đó lại càng trở nên mạnh mẽ.
Không sợ khổ, không sợ mất lòng Người tóc cứng đối với công việc
thường tỉ mỉ, không sợ khổ, không sợ mất lòng, thái độ trước sau như một,
không vì một khó khăn nào đó mà dao động. Đáng tiếc là có một số người rất
bảo thủ, thiếu sự linh hoạt cần thiết.
Giàu lòng thông cảm Người tóc cứng giàu lòng thông cảm, ôn hoà. Nói
chung họ thường nhiệt tình giúp đỡ người khác.
Tóc mỏng
Tóc mỏng là chỉ tóc ít và thưa. Người có mái tóc như thế thường có
những tính cách dưới đây:

Tính cách hai mặt Người có tóc mỏng về nhiều mặt thường có tính cách
hai mặt. Họ không quen nói chuyện trước mặt người khác, hoặc không chủ động
tiếp xúc, cũng không muốn người khác đi lại với mình. Đối với bất cứ việc gì
đều thiên về thái độ tiêu cực. Tuy bình thường là hướng nội, rất ít bộc lộ chân
tướng của mình, nhưng một khi họ tức lên thì không ai cản nổi.
Thiếu bền bỉ, dẻo dai Người tóc mỏng cho dù là làm việc hay học tập đều
thiếu sự bền bỉ, dẻo dai cần thiết. Mới đạt được một chút thành tích đã thoả mãn.
Nhạy cảm Người tóc mỏng đối với các sự vật bên ngoài thường rất nhạy
cảm, đặc biệt là về mặt tiền tài. Nói chung loại người này thường cầu an vô sự, ít
tranh chấp.
Tóc dài


Tóc dài chỉ những người có tóc dài từ 50 cm trở lên, phần nhiều là nữ.
Loại người này có những tính cách sau:
Tính thoải mái Phụ nữ tóc dài hay thích trang điểm, tính tình thoải mái.
Bề ngoài tỏ vẻ hoạt bát, cởi mở, nhưng nội tâm thường hay có cảm giác bị tổn
thương. Họ dễ tiếp xúc với người khác, vì thế cũng dễ bị mắc lừa. Nói chung về
mặt tình cảm họ là người sâu nặng, giàu nhân bản.
Thích tò mò Nữ tóc dài tính tò mò rất mạnh.Làm việc gì đều xuất phát từ
hứng thú, thích phóng khoáng, tính cách thẳng thắn, thoải mái. Cho nên dễ tạo
ra ấn tượng bề mặt mà không sâu. Thực tế thì họ rất chất phác.
Thiếu tính ổn định Nữ tóc dài ở ngoài đời thiếu tính ổn định và nhất quán
cần thiết, vì vậy họ dễ tạo cho người khác ấn tượng qua loa, đại thể. Họ không
quen giao tiếp một cách hình thức.
Nhiệt tình và chuyên chú Nữ tóc dài đối với việc gì cũng nhiệt tâm và
chuyên chú, đặc biệt đối với công tác nghiên cứu. Nếu họ có niềm tin chắc chắn
thì dám quả đoán, nhạy cảm, tiền đồ phát triển rộng mở.
Tóc ngắn
Tóc ngắn là chỉ người hay để tóc ngắn. Loại người này có đặc điểm tính

cách sau đây:
Tính cách thẳng thắn Người tóc ngắn tính cách chính trực, hay đấu
tranh, dám nói, dám làm. Những người này nếu có bạn tốt giúp đỡ, ở ngoài đời
cẩn thận thì có thể giành được những thành công lớn.
Cẩn thận, thành thật Người tóc ngắn giàu lòng thông cảm, đối xử hoà
nhã. Ở ngoài đời họ cẩn thận, thành thật. Khi được người khác tín nhiệm, họ hay
ngượng ngập chối từ, vì vậy kết quả thường hay thua thiệt, không được như ý
muốn.
Thiếu linh hoạt Người tóc ngắn thành thật, đáng tin cậy. Trong công việc
hay trong tình yêu, thái độ của họ trước sau như một, ít thay đổi. Nhưng có lúc
thiếu sự linh hoạt cần thiết, vì vậy ở ngoài đời họ ít có chỗ lùi để xoay sở.
Tóc thô
Độ tóc nhỏ của tóc thường khoảng từ 0,05 đến 0,15 mm. Tóc người bình
thường khoảng 0,08 đến 0,09 mm. Người tóc thô thường là trên 0,1mm. Người
tóc thô có đặc điểm tính cách sau:
Tính cách hào phóng Người tóc thô tính cách hoà phóng, lòng tự trọng
cao. Vì vậy thường không chịu nghe những lời nói thật của người khác. Trong
gia đình hay biểu hiện tính cách gia trưởng.
Không sợ trắc trở Người tóc thô làm việc mau chóng. Khi gặp trắc trở
cũng không nản chí, có thể kịp thời rút kinh nghiệm để quay lại từ đầu.
Độc đoán, chuyên quyền Độc đoán, chuyên quyền là mặt làm cho người
ta không ưa người tóc thô, vì họ thường tự cao tự đại.
Tóc mịn
Tóc mịn là chỉ các sợi tóc nhỏ khoảng từ 0,06 đến 0,07 mm. Người tóc
mịn có những đặc tính tính cách dưới đây:
Ham muốn mạnh mẽ Nói chung người tóc mịn tham vọng rất nhiều. Họ
luôn luôn quan tâm tô vẽ cho mình, nhưng lại không muốn lộ mặt ra.


Tính cách hướng nội Người tóc mịn thường có tính cách hướng nội,

không quen ra lệnh. Khi xử lý vấn đề thường thiếu tính quyết đoán. Một khi đã
quyết định thì rất khó thay đổi.
Thiếu chính kiến Nói chung người tóc mịn thường thiếu chính kiến, hay
dựa vào người khác, dễ dao động. Nếu gặp được người lãnh đạo tốt thì họ có thể
phát huy đầy đủ sở trường của mình.
Tính tình ôn hoà Người tóc mịn tính tính ôn hoà, giàu lòng thông cảm. ở
ngoài đời họ chăm chỉ, thành thật nên dễ được người khác cảm tình. Nhưng
nhược điểm là hay ảo tưởng, lãng mạn.
Tóc xoăn
Tóc xoăn là chỉ tóc xoăn bẩm sinh. Tính cách của người tóc xoăn phụ
thuộc vào mức độ xoăn khác nhau mà có biểu hiện khác nhau. Nhưng xét một
cách tổng quát, người tóc xoăn tính cách thường bướng bỉnh.
Tính tình bướng bỉnh Nói chung, người tóc xoăn tính tình bướng bỉnh,
cho dù trong công việc, học tập hay trong giao tiếp họ đều rất khó làm vui lòng
người khác. Mức độ xoăn càng cao thì tính cách này càng rõ rệt.
Tự cao tự đại Người tóc xoăn có tật hay tự cao tự đại. Họ thích móc máy
vào nhược điểm của người khác, lật đi lật lại thất thường, lúc sang trái, lúc lại
sang phải, hơn nữa, nhiều khi việc nhỏ cũng xé ra to. Thích nói những điều đao
to búa lớn hù doạ người.
Không hay lên mặt Người tóc xoăn không hay lên mặt, rất ghét xuất đầu
lộ diện, nhưng lại nhịêt tình, sâu sắc với bạn tri âm.
Tóc đen mà thô
Màu sắc của tóc cũng có quan hệ nhất định với tính cách con người.
Người tóc đen mà thô có đặc điểm tính cách dưới đây:
Tính tình quyết đoán Loại người này có tính cách khoáng đạt, có dũng
khí và có tinh thần dám làm, dám quyết đoán. Đối với những điều mà mình tin
tưởng thì quyết tâm thực hiện đến cùng. Nhưng cũng có lúc biển hiện tính ham
đấu đá.
Có tài lãnh đạo Nói chung người tóc đen và thô thường có tài lãnh đạo.
Trong cuộc sống thuộc loại người thành đạt.

Lúc nóng, lúc lạnh Người tóc đen và thô dù nam hay nữ thường có tính
lúc nóng, lúc lạnh, dễ nổi cáu.
Tóc màu nâu
Người tóc màu nâu thường tóc đều và mịn. Những người này có đặc điểm
tính cách sau :
Tính tình ôn hoà Đây là loại người thuộc dạng tiêu cực, không thích xuất
đầu lộ diện, thường ngày chỉ biết cặm cụi làm việc, tính cách ôn hoà, nên dễ
được người khác cảm tình.
Sống cần kiệm Nếu là nữ giới, về mặt tiền tài thường tiết kiệm, có thể
tận tâm tận lực vì chồng con, cố gắng xây dựng một gia đình hạnh phúc, tốt đẹp.
Thiếu tính quyết đoán Nếu là nam giới thì đó là loại người bạc nhược,
thiếu tính quyết đoán cần thiết, không thích hợp làm lãnh đạo. Nếu gặp người
lãnh đạo tốt thì sẽ thành đạt...
Ba xoáy


Xoáy tức là khi tóc trên đỉnh đầu tóc xoáy thành một trung tâm. Nói
chung mỗi người chỉ có một xoáy, hơn nữa, hướng của xoáy thuận chiều kim
đồng hồ. Nhưng cũng có người có ba xoáy, hai xoáy hoặc xoáy trước trán và
xoáy ngược chiều kim đồng hồ. Người có ba xoáy có đặc điểm tính cách sau:
Làm việc có kế hoạch, chu đáo Người có ba xoáy có khả năng phản ứng
nhanh, có kế hoạch và chu đáo. Họ có năng lực thực tế rất mạnh.
Lòng tự tin Người có ba xoáy lòng tự tin rất mạnh, tính khoáng đạt.
Nhưng cũng vì thế mà dễ độc đoán chuyên quyền, có lúc gây ra thất bại không
đáng có.
Thích riêng rẽ Người có ba xoáy thường không hiểu người khác, cũng
không biết điều động nhiệt tình làm việc của người khác. Có lúc thích riêng rẽ.
Hai xoáy
Hai xoáy là chỉ người sau đỉnh đầu có hai xoáy. Người có hai xoáy có đặc
điểm tính cách sau:

Tính cách cứng rắn Nói chung, người hai xoáy có tốt chất dũng cảm.
Tuy cuộc đời gập ghềnh nhưng cũng không khuất phục được ý chí phấn đấu của
anh ta.
Sức sống mạnh mẽ Tính cách người hai xoáy là cởi mở, có sức sống
mạnh mẽ. Nói chung thường sống thân ái với người khác.
Xoáy trước trán
Xoáy trước trán là chỉ chân tóc trước trán có xoáy. Người như thế có
những đặc điểm tính cách sau:
Ham tò mò Người xoáy trước trán rất thích tò mò. họ có dũng khí và tinh
thần khai phá mở đường. Nhưng nhược điểm là quá tự tin nên dễ gặp thất bại
không đáng có.
Tình cảm mềm yếu Người xoáy trước trán có tình cảm mềm yếu và dễ
thông cảm. Nếu chú ý giữ gìn lời nói và việc làm thì cũng dễ thành đạt.
Xoáy trán chiều
Nói chung xoáy thường thuận theo chiều kim đồng hồ, nhưng có người lại
ngược chiều kim đồng hồ. Người có xoáy trái chiều có đặc điểm tính cách dưới
đây:
Tính khí thất thường Người xoáy hướng trái chiều tính khí không ổn
định. Cho dù trong công tác hay giao thiệp thường mắc phải tật hay thay đổi ý
kiến. Trong công tác họ rất ít khi hoàn thành công việc được một cách trọn vẹn.
Không có chính kiến Người xoáy hướng trái không có chính kiến, thường
phụ hoạ theo người khác, hơn nữa còn hay chia rẽ với người khác. Đó chủ yếu là
vì tính cách không bình tĩnh gây nên.
Thể hình với tính cách
Thể hình là chỉ loại hình của cơ thể (chủ yếu là chỉ tỉ lệ giữa các bộ phận
của thân thể). Nói chung, thể hình mỗi người khác nhau là vì nhân tốt di truyền
tiên thiên và nhân tố hoàn cảnh hậu thiên khác nhau mà tạo nên. Phân tích hình
thể có thể giúp cho chúng ta hiểu sâu thêm tâm thái và tính cách của đối
phương.
Người gầy xanh



Người gầy xanh là chỉ người có hình dạng bề ngoài gầy xanh và trắng
bệch. Người gầy nổi bật nhất là tay chân gầy, hình như dài ra. Đối với nữ
thường đã gầy thì thấp bé, hơn nữa ngực là bộ phận phản ánh nữ tính đẹp nhất
thì lại bằng phẳng. Người có thể hình như thế thường có đặc điểm tính cách và
tâm lý như sau:
Khả năng giao tiếp kém Người gầy không thích giao tiếp rộng rãi, khả
năng thích ứng với xã hội kém. Có lúc hầu như họ cũng muốn giao kết bạn bè,
nhưng đáng tiếc thường sau khi giao tiếp đạt đến một mức nào đó thì họ không
tiếp tục đi sâu nữa. Nói chung loại người này có khuynh hướng tự khép mình
mạnh mẽ. Thường ngày họ ít nói, ít cười, thích lặng lẽ một mình, đối với người
và những việc chung quanh thường giữ một thái độ bàng quan.
Thích mơ mộng Người gầy xanh thường hay thích phiêu diêu trong thế
giới mộng mơ. Họ thích làm bạn với thiên nhiên, thích văn học, tạo cho người
khác ấn tượng họ là người không vụn vặt, phàm tục. Thực ra sự yêu thích này
của họ không hoàn toàn xuất phát từ chân tâm mà chẳng qua là hành vi chạy
trốn do không thích nghi được với chung quanh.
Thích tự tư và khó nắm bắt Người gầy có một số mặt hay tự tư. Họ thích
chọc vào yếu điểm của người khác. Tuy đã quen với họ rất lâu, nhưng họ vẫn
gây cho anh cảm giác rất khó nắm bắt. Họ không thích người khác xông vào thế
giới riêng của họ. Đáng cười hơn là có lúc họ tự xem mình cao hơn người khác
một bậc, nhưng lại cũng có lúc tự cảm thấy mình không đáng giá là bao.
Thích tranh luận Người gầy hay thích tranh cãi. Họ luôn cảm thấy: cái
này xem không quen, cai kia không thuận mắt. Nếu quan sát kỹ hơn ta sẽ phát
hiện một hiện tượng thú vị là: Những người gầy hay thay đổi nghề nghiệp trong
xã hội, phần đông là người gầy xanh.
Người béo
Người béo là chỉ người có ngoại hình gây cho ta cảm giác to, bệ vệ. Nói
chung đặc trưng của người béo là đầu to cổ ngắn và tròn, khuôn mặt có vẻ nhu

hoà, năm khí quan cân bằng, tay chân giống như ngắn, nhất là ngón tay vừa tròn
vừa ngắn. Người béo có các đặc trưng tính cách sau:
Giỏi xã giao Người béo giỏi xã giao. Họ thường hoà nhập với người khác,
phóng khoáng. Từ vẻ ngoài cho đến cử chỉ, họ đều gây cho người khác cảm giác
thẳng thắn. Giao tiếp với người béo không phải lo lắng họ giấu mình điều gì,
hơn nữa, quan hệ cũng không cảm thấy gò bó, vì họ có một trái tim hiền hậu.
Ít nói suông Người béo nói năng thực tế, họ không thích những điều viễn
vông, thiếu nội dung. Họ thích đi thẳng vào vấn đề, không ưa những lời nói
trách mắng hoặc châm biếm người khác. Người béo ít cáu giận. Nếu cáu giận thì
khi việc xong cũng quên luôn.
Người tráng kiện
Người tráng kiện là người có thân hình khiến người ta cảm giác sức lực
tràn trề. Tiêu chí điển hình của thân thể họ là cơ bắp phát triển, vóc hình tương
xứng, tinh lực dồi dào. Nói chung, họ có những đặc trưng tính cách sau:
Không quen ra lệnh: Người tráng kiện ở ngoài đời thường gây cho người
khác ấn tượng họ là con người quy củ, không cẩu thả. Họ coi trọng tình nghĩa,


giữ lễ độ, coi trọng những trật tự và đạo đức hiện có, mong sống một cuộc đời
chắc chắn, ổn định.
Cần kiệm, chất phác nhưng bảo thủ Người tráng kiện có bản tính cần
kiệm, chất phác, nhưng về tưởng có khi hay bảo thủ, không nhạy cảm với những
kích thích của ngoại giới. Nhưng cũng có lúc biểu hiện cấp tiến, một khi họ đã
thích thú điều gì thì sẽ làm nên những việc được mọi người ca ngợi.
nhóm máu với tính cách
Nhóm máu là một trong những đặc trưng của máu người. Năm 1901, ngài
K. Landsaina, trường Đại họ Weinar, đầu tiên phát hiện ra nhóm máu thứ nhất
của loài người-tế bào hồng cầu ABO. Phát hiện này không những đặt nền móng
cho huyết học lâm sàng và cơ sở khoa học ngoại khoa hiện đại ngày nay mà còn
sáng tạo nên ngành Huyết học miễn dịch, về sau phát triển thành Di truyền học

miễn dịch.
Hàm nghĩa chân chính của nhóm máu là chỉ loại hình thể chất và khí chất
của nhân thể. Chỉ vì ban đầu nhóm máu được phát hiện trong huyết dịch, cho
nên mới có tên gọi này. Vì vậy rất nhiều người hiểu nhầm nhóm máu chỉ là loại
hình của huyết dịch.
Ngoài nhóm máu ABO ra, về sau người ta còn lần lượt phát hiện nhiều
loại nhóm máu khác. Năm 1928, phát hiện nhóm máu MN, sau đó phát hiện
thêm nhóm máu Q, nhóm E. Năm 1940, phát hiện nhóm máu Rh. Ngày nay,
phương thức di truyền nhóm máu đã được xác định, người ta đã phân ly được
thành phần của nhóm máu và tách chúng ra được. Kết cấu hoá học của những
thành phần này cũng đã được làm sáng tỏ. Nhưng đối với tác dụng sinh lý của
vật chất nhóm máu trong cơ thể thì biết được còn rất ít, vì vậy đó là lĩnh vực
nghiên cứu hoàn toàn mới nhất.
Cuối Đại chiến Thế giới thứ nhất, tức năm 1918, có một cặp vợ chồng
người Ba Lan nghiên cứu về di truyền họ ở Đức, đã điều tra nhóm máu của
8.500 binh sĩ thuộc 16 quốc gia khác nhau. Họ phát hiện thấy: cùng vói sự khác
nhau của các khu vực, quốc gia và dân tộc, sự phân bố nhóm máu cũng khác
nhua rất lớn. Bản báo cáo đó đã gây tiếng vang mạnh mẽ, nó giúp tìm thấy đầu
mối của con đường tiến hoá và phát triển của nhân loại.
Tính cách cá nhân của người dân mỗi nước là những đơn vị cấu thành tính
dân tộc và tính công dân. Hành vi của nhân dân mỗi nước trên thế giới chắc
chắn chịu ảnh hưởng rất lớn của nhóm máu. Nói một cách khác, nhóm máu là
nhân tố bên trọng vô cùng quan trọng chi phối lịch sử của nhân loại.
Người trên thế giới có hai nhóm máu lớn: người da trắng ở Âu Mỹ và
người da vàng ở châu Á. Chủng người khác nhau thì nhóm máu cũng khác nhau
rõ rệt. Người phương Tây đa số nhóm máu O, người phương Đông đa số nhóm
máu B.
Ở Anh và Ireland, người nhóm máu I thậm chí cao hơn 50%. Còn nhóm
máu B và nhóm AB thì rất ít. Cùng châu Âu nhưng khu vực khác nhau, càng về
phía Đông, người nhóm máu B càng nhiều, có chỗ thậm chí đạt đến 15-16%.

Còn ở Trung và Tây Âu, nhóm B và nhóm AB hợp lại cũng chưa quá 10%.
Ngược lại với điều đó, người da vàng ở châu Á, trừ những khu vực cá biệt
ra, phần đông thuộc nhóm máu B. Khu vực châu Á người nhóm máu B cao hơn


Tây Âu 2-3 lần. Đặc biệt ở các vùng như Ấn Độ, Mông Cổ, Đông và Đông Bắc
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, v.v... người nhóm máu B chiếm từ 30-40% trở lên,
hình thành một khu vực nhóm máu B. Nhóm máu của người Nhật giống với
nhóm máu người miền Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.
Tính cách của người Âu-Mỹ là tính cáh nhóm máu O điển hình. Họ vào
việc quyết đoán, có thái độ hiện thực chủ nghĩa, thích tranh luận một cách dứt
khoát, ý thức cộng đồng dân tộc rất mạnh, coi trọng chế độ biểu quyết theo đa
số, rất coi trọng số lượng và sức mạnh, nhạy bén khi phán đoán sức mạnh và
hiện thực, phương thức tư duy theo đường thẳng.
Ngược lại, người phương Đông mang đặc trưng tính cách nhóm máu B rất
rõ. Ý thức dân tộc người phương Đông tương đối hoà hoãn, tản mạn. Tôn giáo
mà họ tôn thờ thiếu một quan niệm tuyệt đối. Tư tưởng của họ thiếu tính lý luận
sắc bén. Phong tục tập quán và đời sống văn hoá của họ rất đa dạng, phong cách
cũng khác nhau. Phương thức tư duy tản mạnh, mang tính khách quan trong một
phạm vi rộng, hơn nữa coi trọng trạng thái nguyên thuỷ hơn là nguyên lý. Trong
dân tộc du mục nhiều người thuộc nhóm máu B nên họ sống lang thang không
cố định.
Nhóm máu không chỉ là vấn đề huyết dịch, vì vậy ban đầu lấy tên "nhóm
máu" là sai.
Thực tế thì nhóm máu liên quan đến toàn bộ các tổ chức của cơ thể. Đặc
trưng của nó "không chỉ phân bổ trong các tế bào, khí quan, dịch thể mà còn
phân bố trong những phần cứng như tóc, móng tay, răng và xương cốt". Trong tế
bào thần kinh não cũng có vật chất của nhóm máu.
Người ta đã có thể lấy các chất của các nhóm máu O, nhóm A và nhóm B
từ trong huyết cầu, và đã tìm hiểu thành phần hoá học và cấu tạo hoá học của

nhóm máu ABO. Vật chất nhóm máu thật ra không có gì bí mật, chẳng qua là
đường và albumin liên kết lại với nhau để trở thành hoá hợp cao phân tử phức
tạp. Nhưng cho đến nay chúng ta vẫn chưa biết được tác dụng sinh lý vật chất
nhóm máu trong cơ thể. Vì vậy nhóm máu về phương diện sinh lý học và hoá
sinh vẫn còn là một lĩnh vực chưa được biết đến.
Nói một cách đơn giản, người mà trong cơ thể có vật chất nhóm A gọi là
người thuộc nhóm máu A, người có vật chất nhóm B gọi là người có nhóm máu
B, người mà có vật chất nhóm A và nhóm B là người có nhóm máu AB. Người
không có vật chất nhóm A và nhóm B thì đó là người có nhóm máu O. Vật chất
nhóm O là vật chất đặc biệt, nó tồn tại trong cơ thể của bất kỳ người thuộc nhóm
máu nào, cho nên không thể nói có hay không có vật chất nhóm O để phán đoán
nhóm máu trong một người.
Tóm lại, nhóm máu tức là sự khác nhau về hoá học của vật chất trong cơ
thể. Nói một cách khác: nó biểu thị sự khác nhau của tố chất cơ thể, là loại hình
thể chất của con người. Nói rõ hơn, nhóm máu tức là sự khác nhau của thể chất
và là loại hình của thể chất.
Trong vật thể sống, ngoài nhóm máu ra không còn cái gì khác có thể biểu
thị sự khác nhau của vật chất và tố chất.
Nhóm máu O
Người nhóm máu O có những đặc trưng tính cách dưới đây:


Thuận theo tự nhiên Đặc tính cơ bản của người nhóm máu O là thuận
theo tự nhiên. Họ thường biểu thị nhu cầu sống của mình một cách rõ ràng
không giấu giếm.
Hướng tới mục tiêu rõ rệt Người nhóm máu O nhiệt tình rất cao, sức
sống dồi dào, tính hiện thực mạnh mẽ. Trong cuộc sống, họ đặt mục tiêu cuộc
sống lên trên hết. Có sự phán đoán nhanh chóng, chính xác, bình tĩnh và biết
chọn lựa hành động kịp thời trước sự việc có lợi hay có hại. Hơn nữa, một khi
mục tiêu đã xác định thì họ hướng về mục tiêu một cách mạnh mẽ để đạt bằng

được mục đích của mình.
Quan tâm đến sức khoẻ và an toàn Người nhóm máu O quan tâm đến
sức khoẻ và an toàn của mình nhiều hơn so với người có nhóm máu khác. Phần
nhiều họ khẳng định cuộc sống một cách vô điều kiện. Người có nhóm máu O
thuộc phái hiện thực chủ nghĩa, nhưng có lúc cũng thích màu sắc lãng mạn.
Coi trọng trí tuệ Khuynh hướng cơ bản quan trọng của người nhóm máu
O có thể nói là coi trọng trí tuệ hơn sức mạnh. Người nhóm máu O từ bé đã ý
thức một cách nhạy cảm đến sự so sánh sức mạnh giữa mình với người khác,
giữa mình với xã hội. Tính cách trên thay đổi cùng với tuổi tác. Khi địa vị người
ấy còn nhỏ yếu thì anh ta tự kìm chế mình, mong được người mạnh hơn che chở,
phương thức biểu đạt cũng rất khéo léo. Khi anh ta đã trưởng thành mạnh mẽ thì
bắt đầu biểu hiện khả năng trời phú, đó là làm cho người khác phải thừa nhận:
anh ta là người có khí phách.
Có khí chất lãnh tụ Nói chung người nhóm máu O hay che chở cho
người yếu hơn, có khí chất lãnh tụ. Nếu là nữ giới, họ còn biểu hiện sự che chở
của người mẹ và sự quan tâm của người chị.
Coi trọng các mối quan hệ Người nhóm máu O hiểu rất rõ tính quan
trọng của năn glực cộng đồng, họ coi trọng mối quan hệ bạn bè, coi trọng giao
tiếp. Họ đặt tình bạn lên trên hết, phân rõ ranh giới với những người ở bên ngoài
nhóm. Đó là một tính cách vừa kết bạn, vừa xác định rõ kẻ thù.
Khá đơn giản Phương pháp tư duy người nhóm máu O là trực tiếp, có
trọng điểm, chú trọng chau dồi nghề nghiệp. Ngoài những thứ đó ra thì họ ít
quan tâm đến cái khác. Phương pháp tư tưởng khá đơn giản.
Không vui buồn lâu Người nhóm máu O vui vẻ; cáu giận, đau khổ chỉ
trong thời gian ngắn là tiêu tan, không bịn rịn kéo dài. Đó chính là một ưu điểm
để họ dễ chung sống với người khác.
Tính tình ổn định Người nhóm máu O hàng ngày tính tình ổn định,
thường thờ ơ với mọi việc phát sinh ở bên ngoài. Nhưng trong trường hợp cùng
đường thì lại trở nên uỷ mị rất nhanh.
Trau chuốt, thực dụng Người nhóm máu O trong công việc hay trong

cuộc sống gia đình đều trau chuốt, thực dụng. Họ đòi hỏi sự thoả mãn trên hết,
là người theo chủ nghĩa thực dụng, lấy nhu cầu làm đầu. Điều nổi bật nhất là ở
họ là mong muốn thoả mãn cá nhân.
Khéo chi tiêu Thái độ của người nhóm máu O đối với chi tiền có hai loại:
thứ nhất là cực kỳ biển lận, thứ hai là coi tiền như mây khói. Nhưng người nhóm
máu O rất khéo chi tiền. Họ biết dùng tiền vào việc có lợi nhất. Họ luôn tích luỹ


được một số tiền lớn một cách không tự giác. Chính vì thế những người lãnh đạo
xí nghiệp và giới tài chính phần đông là người thuộc nhóm máu O.
Hứng thú rộng rãi Người nhóm máu O có nguồn hứng thú rộng rãi,
thuộc nhóm lãng mạn. Họ phần đông yêu thiên nhiên, thích quà kỉ niệm, xem thi
đấu và sưu tập các đồ vật. Nói chung người nhóm máu O là các nhà sáng tác,
nghệ nhân rất nhiều.
Dễ giao tiếp Khi người nhóm máu O giao tiếp với người khác, một khi đã
vỡ được tâm lý giữ kẽ nhau thì sẽ trở nên rất thân mật, nhiệt tình. Họ thẳng thắn,
cởi mở, tình cảm hồn nhiên khiến cho người khác cảm thấy đó là người bạn dễ
giao tiếp. Trên bề ngoài, người nhóm máu O vui vẻ thoải mái, nhưng cũng dễ
xúc động, hầu như họ khó kìm chế được tình cảm của mình, nhưng thực ra họ
không phải là những người như thế.
Coi trọng sự tin cậy Người nhóm máu O lấy sự tin cậy làm trung tâm.
Đối với bạn bè và người thân, họ không giấu giếm, thường nhiệt tình, chăm sóc
bạn bè một cách thân thiết.
Diễn đạt rõ ràng Người nhóm máu O thường nắm bắt được vấn đề chính,
diễn đạt ngắn rõ, súc tích, rõ ràng. Hơi có tính áp đặt, không thích người khác
phê bình.
Nhóm máu A
Người nhóm máu A có các đặc trưng tính cách sau:
Có tinh thần thoả hiệp Người nhóm A luôn mong muốn giữ quan hệ bình
an, vô sự đối với những người xung quanh như đồng sự, láng giềng hay người

trong nhà. Vì vậy, họ rất chú ý tránh những lời nói và việc làm dễ gây thương
tổn đến người xung quanh, thể hiện tinh thần thoả hiệp với đối phương.
Tự kìm chế rất mạnh Người nhóm máu A thường tránh trực tiếp đề xuất
yêu cầu và biểu đạt tình cảm của mình, khả năng tự kìm chế rất mạnh. Đó là đặc
điểm chung của người thuộc nhóm máu A. Đáng chú ý là trong tư tưởng người
nhóm máu A đấu tranh rất quyết liệt. Họ dễ tiếp thu lý tưởng, vì vậy mà không
ngừng sửa đổi mình, sửa đổi hiện trạng cho phù hợp.
Lòng tự tôn mạnh Bề ngoài người nhóm máu A hầu như dễ thoả hiệp,
nhưng nội tâm thì không phục, lòng tự tôn rất mạnh. Khi còn nhỏ, tính cách của
họ quật cường, nhưng khi đã đi làm thì biết khống chế mình. Nữ giới sức kìm
chế có kém hơn. Tự kìm chế càng mạnh thì áp lực càng lớn, vì vậy có lúc họ có
những hành vi cực đoan không ngờ được.
Hay cầu toàn Người nhóm máu A có khuynh hướng cầu toàn. Họ theo
đuổi sự hoàn mĩ, luôn sửa chữa khuyết điểm của mình, nhưng đối với người
khác cũng hay khiêu khích. Họ đối với tương lai có một thái độ rất thận trọng.
Không dễ tin vào người khác Người nhóm máu A lễ độ, chu đáo, vui vẻ
khi giúp đỡ được người khác. Nhưng không dễ dàng bộc lộ tâm sự của mình, vì
vậy ít bạn thân.
Không thích a dua Người nhóm máu A nhận thức rất rõ sự chênh lệch về
hình thức, về thân phận giữa mình và người khác, họ không thích a dua. Họ ăn
nói có thứ tự, rõ ràng, thích nhấn mạnh nhiều lần, nhấn mạnh đến nhược điểm
của người khác.


Biết tập trung sự chú ý Người nhóm máu A rất chú ý đến sự phản ứng
của đối phương. Họ có thói quen vừa nói chuyện vừa chú ý đến những biểu hiện
của đối phương. Khi nghe người khác nói, họ hay nhìn xuống, gây cho người ta
cảm giác họ không chú ý. Nhưng thực ra người nhóm máu A rất tập trung sự
chú ý.
Hay chỉ trích người khác Người nhóm máu A thường hay tuỳ tiện chỉ

trích đối phương một cách không tự giác. Nếu được người khác khuyên răn thì
giật nẩy lên, không muốn thừa nhận khuyết điểm và sai lầm của mình.
Nhóm máu B
Người nhóm máu B có đặc trưng tính cách sau:
Tôi làm theo cách tôi Người nhóm máu B trong giao tiếp năng lực tự
nhiên hiện không bằng người nhóm máu O; sự chú ý đối với chung quanh không
bằng người nhóm máu A. Trong hành vi của người nhóm máu B, điểm nổi bật
nhất là: "Tôi làm theo cách tôi". Họ thích hành động một cách đơn độc, trong
trường hợp bị hạn chế thì thường là cúi đầu, mất khí thế.
Suy nghĩ nông nổi Phương thức tư duy của người nhóm máu B thường
không có giới hạn. Đối với sự vật chỉ nhìn thấy bề mặt, không phân biệt được
trắng đen. Cách suy nghĩ nông nổi, năng lực lý giải yếu. Nhưng nhờ có sự hiểu
biết rộng rãi đối với chung quanh, nên thường đưa ra được những kết luận có cơ
sở khoa học, tính thực tiễn và phổ cập. Tuy nhiên có lúc họ suy nghĩ thường
tuân theo thứ tự, nên kết luận rút ra hay thoát ly thực tế, nhưng giàu tính sáng
tạo. Thế giới nội tâm có tính tản mạn.
Dễ bị xúc động Tình cảm người nhóm máu B dễ bị xung động, gây cho
người ta ấn tượng lúc nóng, lúc lạnh. Họ ít kìm chế mình, dễ bộc lộ cảm xúc nội
tâm.
Tình cảm yếu đuối Tình cảm người nhóm máu B yếu đuối, mau nước
mắt. Đặc trưng này cùng với đặc tính bình tĩnh, khách quan là khí chất hai mặt
của người nhóm máu B.
Tính cách bướng bỉnh Người nhóm máu B trong giao tiếp thường cảm
thấy bó buộc, vì họ không biết nói lời khách sáo, lòng dạ ngay thẳng, đối với
người khác khá lãnh đạm. Trong thực tế, người nhóm máu B không biết phân
biệt đối xử với từng lớp người khác nhau trong xã hội. Rất ít khi họ nhiệt tình
ngay với mọi người. Chính vì thế mà họ cảm giác bị người khác bài trừ mạnh
mẽ, người ta thường gọi là "tính cách bướng bỉnh của nhóm máu B".
Một lúc làm nhiều việc Người nhóm máu B đối với những lĩnh vực mà
họ thích thú hay quan tâm thì suy nghĩ rất chu đáo. Nhưng ngoài lĩnh vực này ra,

họ ít chú ý đến điều khác. Nói chung người nhóm máu B đối với những việc bên
cạnh không hay chú ý mà chỉ giỏi về những việc ở gia đình. Người nhóm máu B
quen một lúc làm mấy việc, họ có thể hoàn thành nhiều việc một lúc không mấy
khó khăn.
Có kế hoạch Người nhóm máu B thíc đặt kế hoạch, ghi chép, ghi nhật ký
và đặt ra kế hoạch chi tiêu cho gi đình. Phần đông người nhóm máu B không
thích quản lý tiền tài. Người nhóm máu B rất lạc quan với tương lai.


Luôn bận rộn Người nhóm máu B là người hay bận rộn, thường đứng
ngồi không yên. Những lúc tay chân không làm việc thì đầu óc vẫn hoạt động.
Chính vì thế người nhóm máu B công tác rất có hiệu suất.
Nhóm máu AB
Người nhóm máu AB có các đặc trưng tính cách sau:
Coi trọng hứng thú Người nhóm máu AB đặt lý trí lên trên hết, nhu cầu
cuộc sống đặt ở vị trí thứ hai. Trong cuộc sống họ ít trau chuốt, thực dụng, mà
chú trọng theo hứng thú. Người nhóm máu AB nếu được nhận những chức vụ
hay công việc thích hợp thì sẽ rất nỗ lực công tác, thậm chí nhiều khi dám quên
cả tính mạng. Đối với những người chung quanh, họ không chú ý đến nhiều.
Ghét cạnh tranh Phần nhiều người thuộc nhóm máu AB không muốn
chạy theo tham vọng hoặc cạnh tranh. Họ có thể đóng vai trò người thứ ba, làm
người trung gian để giải quyết quan hệ trong giao tiếp.
Năng lực lý giải mạnh Tư duy của người nhóm máu AB biểu hiện năng
lực lý giải tốt, nắm bắt các điểm chính rất nhanh, giỏi tư duy phản xạ, cách nhìn
nhận sự việc linh hoạt, có thể giải thích vấn đề từ nhiều góc độ.
Có tính hai mặt Về mặt tình cảm, người nhóm máu AB có tính hai mặt.
Một mặt là tính tình ổn định, trầm tĩnh. Khi tham gia hoạt động xã hội thường
biểu hiện mặt này. Mặt khác tính tình hay thay đổi đột ngột. Nói chung trong
cuộc sống đời tư hay thể hiện mặt này. Lúc uống rượu say với bạn cũng hay bộc
lộ sự thay đổi này. Trong phương thức tư duy cũng có hai mặt: một mặt là hiện

thực, mặt khác là không tưởng. Người nhóm máu AB vì có khí chất hai mặt nên
họ chuyển đổi hai mặt này một cách rất tự nhiên.
Làm việc không dẻo dai Nói chung người nhóm máu AB làm việc không
bền bỉ. Phần nhiều họ làm lấy được, đối với những công việc đơn điệu thì vùi
đầu làm việc, nhưng đối với ngoại cảnh thường dễ phát sinh sự chán chường, dễ
cảm thấy mệt mỏi.
Muốn tham gia công việc Người nhóm máu AB trên cơ sở cuộc sống
riêng ổn định, thường muốn tham gia những hoạt động xã hội khác. Hứng thú
của họ rộng rãi, nhưng hay thoát ly hiện thực, giàu trí tưởng tượng.
Linh hoạt, chu toàn Người nhóm máu AB trong giao tiếp xã hội thường
linh hoạt, chu toàn. Nhưng họ luôn giữ một khoảng cáh đối với người khác. Vì
họ có tính thoả hiệp, nên dễ gây cho người khác cảm giác được lôi kéo theo.
Làm việc công bằng Người nhóm máu AB làm việc công bằng, không
phân người thân hay người sơ. Họ ghét giả dối và trong lòng, ngoài miệng bất
nhất. Họ không muốn nhập cuộc vào những chỗ xung đột. Đối với đố phương
mà mình không thích vẫn tiếp đãi tử tế.
Nghề nghiệp rộng rãi Người nhóm máu AB có thể theo đuổi những
chuyên môn, nghề nghiệp rộng rãi, có thể thể hiện mình trong các lĩnh vực.
Trong quản lý kinh doanh, họ có năng lực mạnh mẽ, có tài phân tích và thiết kế.
TỔ HỢP GIỮA CÁC NHÓM MÁU
Quan hệ giữa con người không phải nhất luật như nhau mà có trên có
dưới, có gần có thân có sơ, có phân biệt nam nữ. Ngoài ra, ở những chỗ tồn tại
quan hệ giữa con người, cho dù là trong sinh hoạt gia đình, hay trong cơ quan, vì
rơi vào những hoàn cảnh và tình huống khác nhau, nên quan hệ giữa con người


cũng muôn hình vạn trạng. Trong sự hoà hợp của quan hệ, ngoài yếu tố tính
cách ra, còn phải xét đến sự biến đổi phức tạp của hoàn cảnh. Nhóm máu cũng
là một yếu tố phải xét đến trong mối quan hệ đó.
Ở đây cần nói rõ: Trong phần giải thích các tổ hợp dưới đây có đề cập đến

những chỗ rất khó khăn trong mối quan hệ giữa con người với nhau, nhưng đó
kkhông phải là điều tuyệt đối. Trên thực tế, nếu con người hiểu được đầy đủ
những đặc trưng tính cách của các nhóm máu và biết chọn lựa các đối sách một
cách thích hợp thì cho dù là giao tiếp với tổ hợp nhóm máu nào cũng đều cảm
thấy không có gì khó khăn lắm.
Nhóm máu O
Cả hai bên cá tính đều rất mạnh, thích thể hiện mình, cả hai người đều
cảm thấy đối phương rất ít hấp dẫn, thường ở trong quan hệ cạnh tranh nhau.
Nếu là nam và nữ thì tình yêu cũng khó nảy nở. Chỉ khi vì một sự kiện nào đó,
hoặc trong công tác, hoặc về tư tưởng có sự hoà hợp chung, về ý thức có sự
thống nhất thì mới có thể trở thành những đôi bạn gắn bó.
Ngoài ra, nếu là quan hệ cấp trên và cấp dưới, tuổi đời chênh lệch nhau
khá nhiều thì giữa hai người nhóm O với nhau mới nảy sinh cảm giác tin cậy và
cảm giác được bảo vệ, che chở, hoặc được giáo dục, lúc đó tình yêu mới nảy nở.
nhóm O với nhóm A
Theo các tổ hợp mà nói thì tổ hợp nhóm O và nhóm A là tổ hợp tốt nhất,
cho dù hai người cùng giới hay khác giới. Nhóm O đối với tính kiên định và có
chính kiến của nhóm A cảm thấy thích thú. Còn nhóm A thì ngưỡng mộ tài năng
của nhóm O. Nhóm O thuần chất sẽ đem lại cảm giác thoải mái, giải phóng cho
nhóm A; còn tính trầm tĩnh của nhóm A làm cho nhóm O cảm thấy an toàn.
Tính tỉ mỉ, chu đáo của nhóm A và tính đại thể, ào áo của nhóm O sẽ bổ
sung cho nhau.
Chỉ có tính quá cẩn thận của nhóm A mới khiến cho nhóm O cảm thấy
không thoải mái. Áp lực quá lớn đối với nhóm A cũng sẽ khiến cho sự bất mãn
của nhóm A tích luỹ lại, thậm chí sẽ dẫn đến sự tan vỡ của nhóm.
nhóm O với nhóm B
Nhóm O thích cá tính tự do, bay nhảy và cá tính say mê của nhóm B; còn
nhóm B lại thích tính hiện thực và tự tin của nhóm O. Đây là tổ hợp, dù trong
học tập, công tác hay đời sống đều có tác dụng tích cực. Nếu nhóm O là cấp trên
thì sẽ điều động tốt tính tích cực và chỉ huy được người nhóm B, khiến cho

người nhóm B ra sức công tác, phát huy hết sở trường của mình. Nếu người
nhóm B là cấp trên thì sẽ xem người nhóm O là người tham mưu.
Dưới áp lực của một sự kiện nào đó, tình đoàn kết, phòng vệ của tổ hợp
này có thể bị giảm yếu. Người nhóm O đối với năn glực của người nhóm B cảm
thấy thất vọng, dẫn đến sự đột nhiên giải thể của nhóm.
Nhóm O với nhóm AB
Nhóm O rất thích trí tuệ và sức hấp dẫn của nhóm AB. Nhóm AB thì
thích tính thẳng thắn và tính chính trực, chân thành đối với người khác nhóm O.
Tính hiện thực của nhóm O và tính hợp lý của nhóm AB kết hợp lại với nhau sẽ
trở thành đôi bạn công tác rất tốt. Khi niềm hứng thú đối với thơ ca của nhóm O
và sức hấp dẫn của trí tưởng tượng của nhóm AB nảy sinh cộng hưởng, sẽ trở


×