Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO vấn đề AN NINH LƯƠNG THỰC gắn với AN NINH QUỐC PHÒNG ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.23 KB, 19 trang )

“Vấn đề an ninh lương thực gắn với an ninh quốc
phòng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”
Chưa bao giờ vấn đề an ninh lương thực lại được thế giới đặt ra
một cách cấp bách như trong giai đoạn hiện nay. Giá gạo năm 2008 đạt
đến mức đỉnh điểm đã có thời điểm tháng 4/2009 giá gạo nên tới 1300
USD/ tấn gây ra lạm phát, khủng hoảng thiếu nguồn cung trầm trọng.
Các nhà quan sát ước tính, có khoảng 30 quốc gia ở Châu Phi và Châu Á
đang phải đương đầu với những biến động chính trị - xã hội do khủng
hoảng lương thực.Theo các nhà phân tích, căng thẳng xung quanh giá
lương thực leo thang có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự ổn định của các
nước và an ninh quốc tế.
Tuy nhiên, trong khi nhu cầu nông sản thế giới gia tăng, hiện tượng
biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm nguy cơ thiếu an và bùng nổ giá
cả, các nước giàu vẫn đang tiếp tục không chú ý đúng mức đến vấn đề
lương thực. Tại hội nghị cấp cao nhóm các nền kinh tế phát triển và đang
nổi (G - 20) mới đây, an ninh lương thực một lần nữa không phải là chủ đề
ưu tiên, mặc dù có gần 1 tỷ người trên hành tinh này đã và đang hàng ngày
phải vật lộn với nghèo đói và thiếu ăn đứt bữa...
Cách đây hơn một năm, hình ảnh về nạn đói và tình trạng bạo động
do thiếu lương thực tại Châu Á, Châu Phi tràn ngập trong các phóng sự
truyền hình quốc tế. Hiện nay, mặc dù thị trường lương thực thế giới đã hạ
nhiệt, nhưng vẫn cần phải gióng lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề này.
Tình trạng lạm phát giá lương thực có thể kích động làn sóng di cư, bạo
loạn. chủ nghĩa khủng bố, đó là chưa kể các cuộc chiến tranh do nạn đói
gây ra. Theo đánh giá của Tổ chức Nông – lương Liên hợp quốc (FAO),
năm 2010 sẽ có hơn 1 tỷ người bị thiếu ăn so với 960 triệu người năm


2
2009, trước đó bình quân là 850 triệu người. Đối với một nước nông nghiệp
như là chủ yếu như Việt Nam, lương thực là vật tư chiến lược quan trọng,


vấn đề an ninh lương thực có quan hệ mật thiết và quyết định đến nhiệm vụ
đảm bảo ổn định đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, đến chiến lược quốc
phòng an ninh quốc gia.
Nước ta là một nước đang phát triển nên trong khẩu phần ăn hàng
ngày lượng lương thực cụ thể là gạo vẫn là chủ yếu. Tục ngữ ta có câu: “
Có thực mới vực được đạo” để chỉ ra tầm quan trọng chiến lược của lương
thực trong việc ổn đnjh đời sống nhân dân. Dân có đủ ăn thì mới yên, mà
dân có yên thì đất nước mới ổn định để phát triển, nền quốc phòng toàn dân
như vậy mới được củng cố. Làm thế nào để đảm bảo an ninh lương thực
góp phần vào việc bảo đảm quốc phòng an ninh cho quốc gia là nhiệm vụ
của Đảng, Chính phủ và rất nhiều bộ nganh trong đó ngành lương thực giữ
vai trò là người tham mưu chính.
PHÇN i: c¥ Së Lý LUËN THùC TIÔN

Lương thực là một khái niệm chung cho các loại ngũ cốc như lúa
gạo, lú mì, lúa mạch, ngô … là nguồn thức ăn chính, cung cấp dinh dưỡng
cho con người. Xã hội dẫu có phát triển tới đâu thì lương thực vẫn luôn tồn
tại với vai trò là nguồn thức ăn chủ yếu duy trì cuộc sống của con người.
Trong hình tháp nhu cầu của Masclow thì lương thực là nhu cầu thấp nhất,
tối thiểu nhất. Phải có thức ăn để sống, để tồn tại sau đó mới đến về mặc, y
tế, văn hóa xã hội … Chính vì vậy, nó luôn là một trong những vấn đề hàng
đầu thu hút sự quan tâm của mọi quốc gia, mọi chế độ xã hội, mọi thời đại.
Mác đã từng khẳng định vấn đề này: “Con người trước hết phải ăn, uống,
mặc, rồi mới có thể quan tâm đến chính trị, khoa học, nghệ thuật, tôn giáo
…”. Có thể nói, lương thực là thứ không thể thiếu với bất kỳ ai trên trái đất,
vì thế nó có vai trò cực kỳ quan trọng chi phối cuộc sống con người. Để nói
lên đúng mức tầm quan trọng của lương thực trong chiến lược phát triển


3

của nhiều quốc gia trên thế giới có thể khẳng định rằng: “ Lương thực là
xuất phát điểm để phát triển nền kinh tế quốc dân, giữ an ninh lương thực
là cơ sở quan trọng giữ ổn định nền chính trị - kinh tế đất nước”.
Tính đến cuối năm 2009 riêng diện tích trồng lúa trên thế giới có
khoảng 160 triệu héc-ta, sản lượng lúa gạo hàng năm sản xuất cho con
người khoảng 430 – 450 triệu tấn. Tuy nhiên ở các nước đang phát triển
đang đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn ngày
càng diễn ra mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc diện tích canh tác lúa
ngày càng bị thu hẹp. Bên cạnh đó sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã làm
sa mạc hóa ở nhiều nơi. Hiện tượng nước biển đã làm cho nhiều vùng đất
trũng, đồng bằng ven biển nơi lúa nước ở nhiều quốc gia Đông Nam Á và
nhiều nơi khác bị ngập nước, nhiễm mặn. Do đó, đã làm giảm đáng kể diện
tích trồng lúa. Mặt khác, sản lượng lương thực phân bố không đồng đều;
cùng với việc tốc độ tăng trưởng dân số của một số nước, ở một số châu lục
quá nhanh, điều này càng làm cho lương thực trở thành vấn đề nhạy cảm,
ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình chính trị - kinh tế - xã hội khiến nhiều
quốc gia quan tâm.
Khủng hoảng lương thực năm 2008 dẫn đến việc giá lương thực tăng
vọt, có thời điểm giá lên tới trên 1300 USD/tấn gạo dẫn tới khủng hoảng
chính trị ở một số nước châu phi và châu á. Do tính chất quan trọng, tầm
ảnh hưởng của vấn đề lương thực đối với đời sống con người, với sự ổn
định chính trị - kinh tế - xã hội như đã nêu trên, hoạt động sản xuất lương
thực, tổ chức lưu thông, tổ chức phân phối, bảo đảm an ninh lương thực
trên các vùng miền của nước ta, rõ ràng đã và đang có một mối quan hệ
hữu cơ, gắn bó mật thiết tới chiến lược bảo đảm quốc phòng an ninh của
đất nước. Mối quan hệ đó cần được nhận thức rõ và có biện pháp kết hợp
ngày càng tốt hơn, hữu hiệu hơn để tạo thành sức mạnh xây dựng và sẵn
sàng bảo vệ tổ quốc. Thực hiện điều này có nghĩa là chúng ta thực hiện tốt



4
quan im ch o ca ng: Kt hp cht ch phỏt trin kinh t-xó hi
vi xõy dng tim lc v th trn quc phũng ton dõn, th trn an ninh
nhõn dõn.

PHầN ii: VấN Đề AN NINH LƯƠNG THựC KếT HợP VớI
Quốc phòng an ninh trong các thời kỳ đã qua

Kt hp kinh t xó hi vi quc phũng an ninh va cú tớnh quy lut,
va l truyn thng ca dõn tc ta trong sut quỏ trỡnh u tranh dng nc
v gi nc, nú luụn c b sung, i mi v phỏt trin phự hp vi
mi giai on lch s. S kt hp ú, cựng vi thi gian ó thc s tr thnh
quy lut tt yu trong quỏ trỡnh dng nc v gi nc ca dõn tc ta.
Cụng tỏc lng thc (sn xut, t chc lu thụng, phõn phi, tiờu
dựng) cng l mt lnh vc thuc phm trự kinh t xó hi, vỡ th, s ny
sinh nhng mi quan h v kt hp gia an ninh lng thc vi an ninh
quc phũng l iu tt yu. T tha cỏc vua Hựng mi dng nc chỳng ta
ó cú truyn thuyt v ht go np c gieo trng t chõn lm tay bựn,
ngi Vit xa ó lm thnh hai chic bỏnh mang hỡnh mt t v bu tri,
cha ng trong ú c s khỏt vng v s no m v c lp t do ca dõn


5
tộc. Suốt trong quá trình đấu tranh giữ nước, bằng khát vọng đó của cha
ông, các thế hệ người Việt Nam, đặc biệt là thời kì có sự lãnh đạo của
Đảng, nước ta luôn lấy việc xây dựng và phát triển kinh tế, trong đó bảo
đảm nhu cầu lương thực cho quân dân là mục tiêu hàng đầu trong công
cuộc bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc phòng. Trong những cuộc
kháng chiến chống giặc ngoại xâm của cha ông ta ngày xưa, hàng vạn
những kho lương, cùng với những tấm gương giữ gìn bảo vệ kho lương.

Những hình ảnh Bà Chúa Kho (người giữ kho lương thực) đã dũng cảm
chiến đấu để giữ kho bảo toàn lương thực giúp quân an tâm đánh giặc.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 56 ngày đêm khoét núi, ngủ rừng của dân
tộc ta đã có hàng trăm nghìn tấn gạo được bà con gồng gánh từ miền xuôi
để băng rừng đưa lên phục vụ chiến dịch Điện Biên góp phần làm nên
chiến thắng lịch sử chấn động địa cầu. Trong kháng chiến chống Pháp,
cùng với phong trào “Hũ gạo kháng chiến” lặng lẽ góp phần nuôi quân
“Ăn no đánh thắng”; Đảng, Bác Hồ đã kêu gọi toàn dân đóng thuế nông
nghiệp, tích lũy lương thảo nuôi quân kháng chiến trường kì đến thắng lợi.
Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc nước ta được giải phóng, nhận
thấy nguy cơ thù trong giặc ngoài, Đảng, Nhà nước ta đã sử dụng một lực
lượng bộ đội chuyên ngành làm nòng cốt thành lập hàng chục nông
trường ở các vùng trung du, miền núi, kết hợp khai phá đất hoang, sản
xuất lương thực, làm kinh tế, đồng thời hình thành mạng lưới an ninh
quốc phòng toàn dân, trấn giữ rộng khắp trên các vùng xung yếu, thực
hiện thành công việc tiễu phỉ, ngăn chặn các cuộc đột nhập từ bên ngoài
vào, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Khi tiến hành cuộc chiến tranh chống Mĩ
cứu nước, Đảng, Bác Hồ lại phát động phong trào “Tay cày, tay súng”,
mỗi người nông dân làm ra lúa gạo cũng là một tay súng bắn máy bay, là
một chiến sĩ sẵn sàng ra mặt trận khi Tổ quốc cần.Hàng vạn con em đồng
bào miền Bắc lên đường vào Nam chiến đấu đã có hàng triệu người thân


6
làm hậu thuẫn ở hậu phương theo tinh thần “Thóc không thiếu một cân,
quân không thiếu một người”.
Đề cập đến những vấn đề trên, thiết nghĩ cũng cần phải nhắc lại một
cơ chế được gọi là bao cấp. Bấy giờ, an ninh lương thực xã hội với an ninh
Quốc phòng được kết hợp với nhau thông qua một kế hoạch tập trung được
cân đối kĩ càng từ Trung ương đến địa phương. Hàng năm Nhà nước huy

động và nắm toàn bộ sản phẩm lương thực xã hội làm ra, tổ chức quản lý
và phân phối lại cho mọi nhu cầu lớn nhỏ, trong đó có nhu cầu cung cấp
cho lực lượng vũ trang đang thực hiện nhiệm vụ an ninh Quốc phòng trên
khắp tuyến đầu bảo vệ tổ quốc. Nói chính xác, cái gọi là bao cấp đó chính
là sự kết hợp hoàn chỉnh, phù hợp với thời chiến giữa kinh tế với quốc
phòng – an ninh, là yếu tố đã bảo đảm cho chiến thắng cuối cùng mà chúng
ta đã giành được một cách vẻ vang trong mùa xuân năm 1975.
Năm 1986 là năm đánh dấu cột mốc trong chặng đường đổi mới do
Đảng ta khởi xướng. Nền kinh tế phát triển nhiều thành phần. Các thế lực
thù địch lợi dụng thời mở cửa để thực hiện “diễn biến hòa bình” hòng đưa
nước ta đi chệch hướng. Mối quan hệ kết hơp giữa kinh tế, trong đó có mối
quan hệ giữa an ninh lực lượng với an ninh Quốc phòng lúc này chính là
khả năng duy trì, ổn định tình hình thị trường, giá cả, đời sống, bảo vệ quá
trình phát triển đất nước theo đúng định hướng XHCN mà Đảng đề ra. Nhờ
các chính sách đổi mới đúng đắn đã tạo ra động lực, động viên người nông
dân đưa sản xuất nông nghiệp lên một bước phát triển vượt bậc. Việt Nam
đã chuyển từ một nền nông nghiệp tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
Từ một nước thiếu lương thực triền miền, mỗi năm phải nhập khẩu từ 0,5
đến 1 triệu tấn gạo (thời kỳ bao cấp); kể từ năm 1989 đến nay sản lượng
thóc tăng từ 19,2 triệu tấn (năm 1990) lên gần 40 triệu tấn (năm 2009). Sản
xuất gạo của Việt Nam chỉ bắt đầu khởi sắc từ năm 1989 với sản lượng lúa
đạt 19 triệu tấn năm 1989 và lên tới 26,3 triệu tấn năm 1996. Việc tăng sản


7
lượng lúa chẳng những thỏa mãn mọi nhu cầu cho xã hội, có dự trữ, giữ
vững an ninh lượng thực trên mọi địa bản mà còn xuất khẩu trên dưới 5
triệu tấn gạo mọi năm, trở thành quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về xuất
khẩu lương thực (chỉ sau Thái Lan).
Cùng với những chính sách trực tiếp khuyến khích sản xuất, hoạt

động kinh doanh lương thực đã góp một vai trò quan trọng trong quá trình
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, sản xuất lương thực. Từ sau Đại hội Đảng
lần thứ VI (12/1986) thực hiện chủ trương đổi mới, chuyển từ nền kinh tế
tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từ
độc quyền phân phối sang kinh doanh lương thực, người nông dân có
quyền bán các sản phẩm của mình làm ra trên thị trường, các thành phần
kinh tế đều tự do buôn bán, vận chuyển lương thực từ nợi thừa sang nơi
thiếu. Các hoạt động mua bán trong nước và xuất nhập khẩu lương thực
phát triển. Cũng chính nhu cầu thị trường trong và ngoài nước về chủng
loại, chất lượng, mặt hàng (các loại gạo, lúa, ngô, khoai, sắn…) đã tác
động chi phối cơ cấu sản xuất, đòi hỏi tăng năng xuất sản lượng lương
thực. Nói cách khác, quá trình tái sản xuất lương thực qua mỗi mùa vụ chỉ
có thể tăng trưởng vững chắc nếu thường xuyên bảo đảm sự thống nhất
của 3 khâu: sản xuất, phân phối, tiêu thụ. Mô hình sản xuất phát triển lúa
gạo Việt Nam – an ninh lương thực – nâng cao chất lượng – hướng mạnh
xuất khẩu – hiệu quả tối ưu. Có thể nói, nhờ sự nỗ lực của hàng chục triệu
nông dân, nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông
nghiệp mà mức tăng trưởng về sản lượng thóc đã vượt tất cả các thời kỳ
trước của lịch sử nghề trồng lúa và tạo nền tảng vững chắc cho tăng
trưởng trong xuất khẩu của nước ta.
Kết quả thực tiễn chúng ta đã đạt được là sản xuất lương thực lớn
mạnh không ngừng, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp
phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng an ninh của đất nước, đồng


8
thời trở thành một ngành kinh tế có hiệu quả, năm 2009 kim ngạch xuất
khẩu gọa thu về đạt hơn 2 tỷ USD, là một ngành xuất khẩu mũi nhọn của
nền kinh tế và đóng góp cho sự an ninh lương thực toàn cầu.
Trong kết quả chung của Ngành, phải kể đến sự đóng góp của các

tổng công ty lương thực Nhà nước. Không phải ngẫu nhiên khi có chủ
trương thành lập một số Tổng công ty mô hình 91 (Tổng công ty mạnh)
trong các lĩnh vực kinh tế trọng yếu, riêng đối với mặt hàng lương thực,
Chính phủ đã thành lập tổng công ty lương thực Miền bắc quản lý các đơn
vị từ Thừa Thiên Huế trở ra và Tổng công ty Lương thực Miền nam từ
Quảng Nam – Đà nẵng trở vào. Có lẽ, trước hết phải do tính đặc thù trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu thông lương thực của mỗi Miền.
Do chi phối của điều kiện tự nhiên nên sản xuất lương thực ở nước ta
phân bổ không đều và hình thành các vùng khác nhau. Đến năm 2009 nước
ta có khoảng 7,5 triệu ha gieo trồng lúa trong đó lúa đông xuân khoảng 3
triệu ha, lúa hè thu 2,3 triệu ha, lúa mùa hơn 2 triệu ha với năng suất bình
quân cả năm đạt 5,2 tấn/ ha. Các tỉnh Miền nam có tới 62% diện tích của cả
nước, với tổng sản lượng trên 24 triệu tấn tập trung ở đồng bằng sông Cửu
Long đến hơn 80%, luôn dư thừa lương thực. Còn các tỉnh Miền bắc có
38% diện tích với tổng sản lượng khoảng 14 triệu tấn tập trung đồng bằng
sông hồng hơn 54%, cân đối có lúc thiếu cục bộ ở một số tỉnh trong vùng.
Việc cân đối lương thực ở miền xảy ra thiếu cục bộ trong từng địa phương
vẫn là một thực tế. Cho nên nhiệm vụ mang tính đặc thù của Tổng công ty
lương thực Miền nam là đẩy mạnh xuất khẩu, tiêu thụ hết lương thực hàng
hóa cho nông dân các tỉnh đồng bằng sông Cửu long; còn Tổng Công ty
lương thực miền bắc ngoài việc đẩy mạnh xuất khẩu lại phải lo đủ nguồn
lương thực phục vụ các nhu cầu tiêu dùng thường xuyên và dự phòng đáp
ứng khi có tình huống đột biến như: thiên tai, lũ lụt, mất mùa …. Góp phần
đảm bảo ổn định cung – cầu, ổn định giá lương thực trên các địa phương,


9
vùng miền và quốc gia. Nói cách khác, là một doanh nghiệp Nhà nước tổng
công ty lương thực miền bắc đồng thời phải thực hiện hai mục tiêu sau:
* Chủ đạo trong việc phục vụ đủ, ổn định nhu cầu lương thực cho

dân phải đảm bảo an ninh lương thực (mục tiêu chính trị).
* Kinh doanh nội địa và xuất khẩu có lãi (mục tiêu kinh tế).
Trong hai mục tiêu đó thì mục tiêu chính trị luôn là hàng đầu. Định
hướng hai mục tiêu này đã chi phối toàn bộ hoạt động của Tổng công ty
lương thực miền Bắc.Mỗi năm,Tổng công ty tổ chức thu mua của nông dân
của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng trên dưới hai
triệu tấn lương thực qui thóc phục vụ bán ra thỏa mãn các nhu cầu tiêu
dùng, luôn có lượng dự trữ lưu thông khoảng trên 3000.000 tấn gạo, đáp
ứng kịp thời khi có đột biến (Như xảy ra lũ lụt ở Hà Tĩnh-Nghệ An mùa
mưa lũ tháng 9 năm 2002, mưa lũ ở Đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
năm 2007, sạt lở đất ở Tây Bắc năm 2008). Mỗi năm xuất khẩu từ 500.000
đến 800.000 tấn gạo các loại, kim ngạch xuất khẩu nawm đạt gần 500 triệu
USD. Tổng công ty là một đơn vị Quốc doanh chủ lực đã phát huy vai trò
chủ đạo “Chủ thể thứ nhất” của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
trong lĩnh vực mua bán, chế biến LTTP, nông sản…góp phần đảm bảo an
ninh lương thực, ổn định kinh tế chính trị xã hội và an ninh Quốc gia.
Bên cạnh thành quả trên ,nếu xét về thành quả của tiến trình
CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn ,xét về bình diện phải bảo đảm kết
hợp an ninh lương thực với quốc phòng an ninh trong chừng mực nào
đó trong công tác sản xuất ,phân phối ,tiêu thụ lương thực vẫn còn bộc
lộ một số vấn đề nổi cộm :
Một là, Nông nghiệp nông thôn nước ta có điểm xuất phát thấp ,sản
xuất nhỏ ,trình độ kỹ thuật canh tác lạc hậu ,cơ sở vật chất kỹ thuật .kết cấu
hạ tầng ở nông thôn còn kém ,bình quân ruộng đất trên đàu người vốn đã
thấp lại đang giảm dần do quá trình đô thị hóa …Tuy Đảng và nhà nước đã


10
có nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp ,sản xuất
lương thực nhưng việc đàu tư cho khu vực này vẫn còn hạn chế,chưa thỏa

đáng .Đầu tư còn phân tán dàn trải, cơ cấu chưa hợp lý nên hiệu quả chưa
cao. Tỷ lệ vốn đầu tư cho cấy lúa- nhất là cây lúa ở các tỉnh miền Bắc và đầu
tư cho khoa học kĩ thuật phục vụ cây lúa ( thay đổi giống, quy trình sản xuất,
tổ chức các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung quy mô lớn, kĩ thuật chế
biến công nghiệp gắn với xuất khẩu…) chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của
thời kì CNH-HĐH.
Hai là, Thị trường gia cả nông sản chủ yếu vẫn bị thả nổi do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu chưa khắc phục được xu hướng tự
phát, tự cung, tự cấp, chưa tuân thủ nguyên tắc kinh tế hàng hóa
phải gắn với thị trường. Sản xuất loại nông sản nào, giống lúa gạo
nào, số lượng bao nhiêu, chất lượng ra sao phải do thị trường quyết
định chứ không phải do khả năng đất đai, lao động, khí hậu, kinh
nghiêm của người sản xuất quyết định.
Ba là, Mặc dù Việt Nam đã đủ ăn, có lương thực xuất khẩu nhưng
sản xuất và sản lượng lương thực phân bố không đồng đều giữa các vùng
địa lý và dân cư. Ngay những năm được mùa thì vẫn có nơi thiếu ăn cục
bộ. Vùng Đồng bằng song Cửu Long diện tích và sản lượng lớn, đất rộng
người thưa, luôn dư thừa lương thực; các tỉnh miền núi phía Bắc, vùng sâu
vùng xa là những địa phương thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu lương
thực. Những địa bàn nhạy cảm như Tây Nguyên, Tây Nghệ An, Tây Bắc,
hoặc những xã nghèo, hộ nghèo thì nguồn lương thực hàng ngày cũng là
vấn đề cần được Nhà nước và các Chính quyền địa phương quan tâm hơn.
Nhìn tổng thể nguồn lương thực không thiếu do cơ chế tự điều tiết của thị
trường. Nhưng điều băn khoăn ở đây là liệu người dân có đủ tiền để mua
gạo ăn hay không? Bởi bảo đảm an ninh lương thực trước hết là phải cung
cấp đầy đủ lương thực cho `tất cả mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc
nhằm bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng. Nếu giải quyết không tốt, không triệt


11

để vấn đề này (cái ăn, cái ở) sẽ ảnh trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống
chính trị-xã hội, đến sự nghiệp bảo vệ Quốc phòng an ninh của đất nước.
Bốn là, Tuy Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới
với lượng gạo xuất khẩu hàng năm từ 5-6 triệu tấn. Tuy nhiên do là nước
đng phát triển nên tốc độ đo thị hóa diễn ra rất nhanh đồng nghĩa với việc
diện tích đất canh tác trong lúa ngày càng thu hẹp. Mặt khác do biến đổi
khí hậu toàn cầu làm nước biển dâng cao dẫn đến những diện tích đát thấp
đặc biệt là các vùng đát ven biển và Đồng bằng sông Cửu Long bị ngập
hoặc bị xâm mặn không thể canh tác trồng lúa được, cùng với các yếu tố
hạn hán, lũ lụt, thiên tai, sự gia tăng dân số…Đã và sẽ là nguy cơ trước mắt
và lâu dài ảnh hưởng đến sản lượng lương thực của Việt Nam. Điều đó
cũng có nghĩa là ngay từ bây giờ chúng ta phải có các giải pháp chiến lược
để nhằm ổn định lâu dài về an ninh lương thực cho quốc gia.
PhÇn III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ AN NINH
LƯƠNG THỰC KẾT HỢP VỚI CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG AN NINH
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.

Mục tiêu chiến lược của Đảng ta là “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
nhân dân lao động; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực
khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an
ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được
hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”.
Với mục tiêu chiến lược nêu trên, đây là giai đoạn chúng ta thực hiện
chủ trương hội nhập cùng các quốc gia trong khu vực và thế giới. Hơn bao
giờ hết, giai đoạn này chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc được đặt trước
nhiều thử thách khi chúng ta tiến hành các mối quan hệ đối ngoại, vừa tiếp
thu khoa học công nghệ tiên tiến của các nền kinh tế thế giới, vừa khai
thác các trong nước đẩy mạnh CNH và HĐH đất nước.Giai đoạn này, kinh



12
tế xã hội-quốc phòng an ninh-đối ngoại là 3 mắt xích trong một mối quan
hệ hữu cơ, được Đảng và Nhà nước chỉ đạo bằng những quan điểm, tư
tưởng kết hợp xây dựng với bảo vệ Tổ quốc. Đầu tư trong kinh tế xã hội,
ổn định các vùng dân cư xung yếu, vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù
hợp với chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh Quốc gia phù hợp với
tình hình mới, phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội, mở rộng đối ngoại.
Trong lĩnh vực an ninh lương thực, thực hiện tư tưởng kết hợp với an
ninh quốc phòng theo những tư tưởng của Đảng nêu trên, chúng ta cần
quan tâm những nội dung giải pháp sau đây:
Thứ nhất là, Quy hoạch đầu tư gắn quốc phòng an ninh:
Căn cứ vào thế mạnh của cả nước, của mỗi vùng, địa phương,
ngành, lĩnh vực để lập kế hoạch đầu tư trên cơ sở, từng bước đưa khoa học
kỹ thuật, công nghệ vào các khâu canh tác, chế biến tạo ra những sản phẩm
nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, vừa đảm bảo nhu cầu trong
nước, vừa có sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài. Đồng thời căn cứ vào
khả năng tự bảo vệ, khả năng đáp ứng nhu cầu tăng cường quốc phòng an
ninh của mỗi vùng, của mỗi đại phương, ngành lĩnh vực để tiến hành xây
dựng các quy hoạch, kế hoạch nói trên; đảm bảo cho mỗi dự án, mỗi công
trình đều thể hiện mối quan hệ kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh, bảo
đảm hiệu quả cho cả mục tiêu kinh tế lẫn mục tiêu quốc phòng an ninh.
Các nhà máy chế biến lương thực ngoài việc quy hoạch gần vùng
nguyên liệu, giao thông thuận tiện để đảm bảo hoạt động còn phải tính đến
khi có chiến tranh xảy ra thì di chuyển, ngụy trang như thế nào. Làm sao
đảm bảo an toàn được cho thiết bị duy trì sản xuất và có thể di chuyển cơ
động khi có chiến tranh xảy ra.
Việc xây dựng các kho chứa lương thực dự trữ phải tính đến việc che
dấu, di chuyển cất giữ khi có tấn công ( ví dụ: ném bom, pháo kích …),



13
đảm bảo an toàn và đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho nhân dân, quân đội
trong thời chiến.
Thứ hai, kết hợp sản xuất và lưu thông lương thực:
Về tổng thể, từ một nước thiếu lương thực chúng ta đã trở thành một
nước có đủ lương lương thực trang trải các nhu cầu trong nước và có dư để
xuất khẩu.
Tuy nhiên, những mất cân đối trong cục bộ do những yếu tố khách
quan như thiên tai, mất mùa, giao thông cách trở ở miền núi, vùng sâu,
vùng xa … vẫn luôn tiềm ẩn những bất ổn về an ninh lương thực nơi này
hay nơi khác, lúc này hay lúc khác. Nếu không giải quyết tốt sẽ ảnh hưởng
đến an ninh xã hội, an ninh quốc phòng. Vì lẽ đó, phải xuất phát từ những
tiềm năng, lợi thế của từng vùng, miền … Trung ương và các địa phương
cần có sự tính toán, cân đối với khả năng đáp ứng sản xuất để có sự cơ cấu
lại cây trồng, chuyển dịch mùa vụ thích hợp, bảo đảm chắc chắn về cân đối
lương thực trên địa bàn, ổn định tình hình chính trị xã hội và an ninh quốc
phòng. Những vùng có khó khăn cần chủ động tổ chức dự trữ với một số cơ
số lương thực đủ dự phòng đối phó với những tình huống khó khăn như
bão lụt, mất mùa, thiếu đói. Ngược lại, những vùng sản xuất thừa cần có kế
hoạch mở rộng thị trường, tổ chức tiêu thụ, hạn chế những thiệt hại về kinh
tế có thể ảnh hưởng xấu đến đời sống và sản xuất.
Về cơ sở hạ tầng, về khuyến khích sản xuất lương thực, về dân
trí – mức sống tạo điều kiện vật chất kỹ thuật để phát triển kinh tế xã
hội nông thôn vùng đồng bằng; giúp đồng bào vùng miền núi, biên
giới … ổn định đời sống định canh định cư và góp phần giữ bình yên
thành trì biên cương của tổ quốc.
Người sản xuất lương thực sau mỗi kỳ thu hoạch, kết thúc một quá
trình sản xuất lại phải thực hiện ngay một quá trình tiếp theo. Vì vậy tieu

thụ sản phẩm đối với họ là một nhu cầu tức thời. Trong khi đó nhu cầu sử


14
dụng của người tiêu dùng lại diễn ra đều đặn hằng ngày. Kinh doanh lương
thực vì thế trở thành cầu nối không thể thiếu giữa người sản xuất và người
tiêu dùng. Từ lẽ đó, kinh doanh lương thực là hoạt động không thể thiếu
trong đời sống kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Đối với những
quốc gia thường hay thiếu đói, thiên tai, bệnh dịch … Việc điều hòa lương
thực càng vô cùng quan trọng, giúp tránh được những khủng hoảng về xã
hội, thậm chí chiến tranh…
Việc tổ chức lại và chuyển đổi các doanh nghiệp quốc gia sang Công
ty cổ phần là đòi hỏi cần thiết của quá trình đổi mới, hội nhập phù hơp với
các điều kiện của WTO. Tuy nhiên, do tính đặc thù và tầm quan trọng của
mặt hàng lương thực, khi tổ chức lại và chuyển đổi Tổng công ty Lương
thực cần duy trì cơ chế nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối trong các công
ty cổ phần. Đặc biệt là các công ty hoạt động ở những vùng trọng yếu như
Thủ đô, thành phố tập trung đông dân cư, vùng biên giới… để vẫn giữ thế
chủ động, chủ đạo, điều tiết thị trường lương thực. Mỗi công ty vừa lo đảm
bảo nhu cầu lương thực trên địa bàn (lúc bình thường và lúc đột biến) vừa
sẵn sàng hỗ trợ các địa bàn lân cận khi có lệnh điều động của công ty và
các đơn vị thành viên phải thể hiện được yếu tố kết hợp giữa: giữ được an
ninh lương thực trên địa bàn với quốc phòng an ninh.
Thứ ba là, củng cố chính sách dất đai, giống cây trồng:
Hiện nay nước ta có khoảng 86 đến 88 triệu dân, dự kiến đến năm
2020 có khoảng 98 đến 100 triệu dân. Trong khi đó những năm gần đây
quỹ đất trồng lúa của cả nước không tăng mà có xu hướng giảm do quá
trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển một phần diện tích đất
trồng lúa sang thành khu công nghiệp, khu đô thị hoạc chuyển sang nuôi

trồng thủy sản hoạc nuôi trồng cây con khác để tăng giá trị sử dụng đất
hoàn toàn đúng. Nhưng chuyển dịch phải theo quy hoạch, kế hoạch, tránh


15
tình trạng tự phát chạy theo lợi nhuận, lợi ích kinh tế cục bộ. Ngoài việc
tính toán khả năng áp dụng kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất, sản lượng
lúa hàng năm, Bộ nông nghiệp PTNT phải có tính toán quy hoạch với từng
địa phương đảm bảo quỹ đất đầy đủ duy trì được an ninh lương thực và có
nguồn xuất khẩu mỗi năm khoảng trên 4 triệu tấn gạo. Với điều kiện thời
tiết ở các vùng miền khác nhau cũng cần nghiên cứu các giống cây trồng
phù hợp. Chẳng hạn với miền trung phải sử dụng lúa giống ngắn ngày có
khả năng né tránh thiên tai, còn với vùng khô hạn phải sử dụng lúa chịu
hạn…
Thứ tư là, Dự trữ quốc gia và mối quan hệ với quốc phòng an ninh:
Khi Việt Nam đã có gạo xuất khẩu, có một số ý kiến cho rằng
không cần dự trữ quốc gia về lương thực nữa, chỉ cần dự trữ bằng ngoại
tệ là được – nếu thiếu hoặc sự cố thì nhập khẩu. Cách làm này có lẽ đơn
giản và hiệu quả kinh tế hơn nhưng liệu có đảm bảo an toàn và vững
chắc cho an ninh lương thực không ?. Đặc biệt là trong trường có chiến
tranh xảy ra. Kinh nghiệm một số quốc gia có lương thực xuất khẩu hoặc
những quốc gia có tiềm lực kinh tế vẫn thường xuyên có lương thực dự
trữ. Việt Nam là nước kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp vẫn
phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết …Cân đối cả nước dư
thừa lương thực, nhưng mỗi miền, mỗi vùng lại có nơi thừa, nơi thiếu;
lúc thừa, lúc thiếu. Mặc dù có sự điều tiết của hoạt động lưu thông và
các biện pháp của chính quyền các địa phương đó, nhưng để giữ vững an
ninh lương thực (cả lúc bình và khi có đột biến ), một điều quan trọng
đảm bảo quốc phòng an ninh thì nhà nước vẫn cần duy trì dự trữ quốc
gia một cơ số lương thực thực hiện vật tối thiểu cần thiết.

Hiện nay chúng ta vẫn đang duy trì hệ thống kho lương thực dự trữ ở
các tỉnh, tuy nhiên những kho này đã lâu không được nâng cấp nhiều kho
hệ thống giao thông kết nối không tốt gây khó khăn cho việc sử dụng trong


16
những trường hợp cần thiết như thiên tai, chiến tranh. Lượng lương thực dự
trữ cũng rất hạn chế nếu xảy ra biến cố dài ngày thì không đủ để đáp ứng.
Thiết nghĩ đây là vấn đề rất quan trọng trong chiến lược an ninh lương
thực, kết hợp với Quốc phòng an ninh. Nhà nước ta nên quan tâm hơn nữa
đến các vùng kho dự trữ Quốc gia về lương thực, đặc biệt là các địa
phương vùng sâu ở đó có tỷ lệ nông nghiệp thấp sản lượng gạo thóc chỉ đáp
ứng được 10÷15% mức tiêu dùng. Ví dụ: sơn La là một tỉnh biên giới, có vị
trí chiến lược trong Quốc phòng an ninh hàng năm chỉ đáp ứng được10
÷20% sản lượng tiêu dùng lương thực. Lượng còn lại chủ yếu là được đưa
từ xuôi lên. Như vậy sẽ cần có một cơ số lương thực rất lớn khi có chiến
tranh hoặc thiên tai, mưa lũ kéo dài. Tuy nhiên ở Sơn La hiện tại kho dự trữ
quốc gia về lương thực chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực tại địa phương
trong khoảng 30 ngày điều đó là quá ít trong tình hình đất nước có chiến
tranh hoặc thiên tai kéo dài.
Thứ năm là, việc xây dựng hệ thống kho chứa lương thực với qui
mô lớn tại các vùng trọng điểm sản xuất lương thực kết hợp với việc xây
dựng hệ thống kho chưa phân tán tại các vùng Miền núi, vùng sâu, vùng
xa nơi không tự cân đối dược lương thực tại chỗ. Làm được điều đó đồng
nghĩa với việc chúng ta sẽ có được một hệ thống kho tàng cơ sở vật chất
để thu mua, tạm trữ với khối lượng lớn lương thực dư thừa của nông dân
khi vào mùa vụ thu hoạch nhằm giúp cho nông dân tiêu thụ hết lúa gạo
đảm bảo ổn định sản xuất nông nghiệp, đồng thời doanh nghiệp và Nhà
nước cũng nắm trong tay số lượng lớn lương thực để điều tiết, bình ổn
giá trên thị trường và chủ động được lương thực cân đối cho nhu cầu

xuất khẩu ra thế giới
Đối với vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa khi có lương thực dự trữ
tại các nơi này sẽ giúp cho việc đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ khi có
thiên tai, lũ lụt lớn kéo dài đặc biệt khi đất có xảy ra chiến tranh thì đây là


17
nơi an toàn nhất dự trữ và cung cấp lương thực trước mắt cho nhu cầu tại
chỗ và hỗ trợ cho tiền tuyến.
PhÇn IV: KẾT LUẬN

Lương thực là mặt hàng có ý nghĩa chiến lược, đảm bảo an ninh
lương thực là một nhiệm vụ phức tạp mà trách nhiệm trước hết thuộc
về chính phủ các nước. Lương thực luôn luôn là vấn đề Quốc sách, là
cơ sở cho mọi chiến lược phát triển kinh tế quốc dân mà Chính phủ
phải là nười điều hành thông qua việc hoạch định chính sách mỗi
nước. Chúng ta không có quyền buông nhẹ vấn đề an ninh lương thực
trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, thời điểm nào.
Tuy nhiên kết hợp vấn đề an ninh lương thực với quốc phòng an ninh
đòi hỏi sự vận dụng phải thật linh hoạt hài hòa từ đường lối chính sách, quy
hoạch đến tổ chức thực hiện. Sự phối hợp giữa ngành nông nghiệp nói
chung là ngành lương thực nói riêng với ủy ban quốc phòng an ninh là cần
thiết trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước.
Trong phạm vi của bản thu hoạch tôi đã đề cập khái quát tầm quan
trọng của công tác sản xuất – lưu thông lương thực đối với nền kinh tế quốc
dân, ảnh hưởng tích cực của nó trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội;
tầm quan trọng và sự kết hợp của an ninh lương thực trong việc đảm bảo
quốc phòng an ninh đất nước.
Qua thời gian học tập tuy chưa dài nhưng bản thân tôi nhận thấy
nhận thức của mình về chiến lược quốc phòng an ninh trong giai đoạn mới

đã được củng cố và nâng cao rõ rệt. Trong bản thu hoạch tôi cũng đã mạnh
dạn nêu một số giải pháp và kiến nghị liên quan trực tiếp đến an ninh lương
thực kết hợp với an ninh quốc phòng của quốc gia.
Là một người lãnh đạo trong một doanh nghiệp Nhà nước chuyên
làm chức năng kinh doanh, dự trữ và lưu thông lương thực trên vùng miền


18
núi phía tây bắc đất nước nơi còn nhiều yếu tố bất ổn về chính trị, tôn giáo
đặc biệt là vấn đề dân tộc và miền núi.
Vấn đề an ninh lương thực đặc biệt là an ninh lương thực trên địa
bàn miền núi đòi hỏi Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương phải hết
sức quan tâm. Nếu làm tốt công tác này đồng nghĩa với việc giữ trật tự, an
toàn xã hội, hạn chế các tệ nạn xã hội mà vấn đề này đang là nỗi day dứt
của các địa phương miền núi Sơn La. Làm tốt công tác an ninh lương thực
cũng có nghĩa là giúp cho đồng các dân tộc bảo vệ được tài nguyên rừng,
giữ được môi trường, khí hậu. Đặc biệt an ninh lương thực miền núi nếu
làm tốt thì lòng dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới được yên. Từ đó
mặt trận quốc phòng an ninh mới được giữ vững và ổn định.
Nhận thức được vấn đề đó, với vai trò là tham mưu cho cấp ủy Đảng
và chính quyền địa phương. Tôi tin tưởng rằng bản thân sẽ mang hết trách
nhiệm cùng với đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ chính được
giao. Đồng thời sẽ làm tốt công tác gắn hoạt động sản xuất kinh doanh của
đơn vị mình với công tác quốc phòng an ninh tại địa phương trong thời
bình và chuẩn bị sẵn sàng khi đất nước, địa phương có chiến tranh xảy ra,
tuyệt đối không để xảy ra tình huống bất ngờ ./.


19




×