Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TIỂU LUẬN cơ sở để ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM đề RA CHIẾN lược bảo vệ tổ QUỐC xã hội CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.28 KB, 16 trang )

CƠ SỞ ĐỂ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐỂ RA CHIẾN LƯỢC
BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY
Tổ quốc là một phạm trù lịch sử chỉ đất nước, con người gắn liền
với biên giới lãnh thố xác định, các điều kiện kinh tế, tự nhiên, những
truyền thống văn hoá, tâm lý, tình cảm của những cộng đồng người hình
thành trên lãnh thổ đó và một chế độ xã hội, một thể chế chính trị tương
ứng. Tổ quốc bao gồm 2 phương diện: tự nhiên và xã hội. Bảo vệ tổ
quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những quy luật chung và là nhiệm vụ
hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân; của Nhà nước xã hội
chủ nghĩa nhằm giữ vững những thành quả cách mạng và bảo đảm cho
đất nước có hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cục diện thế giới ngày
nay, khi chủ nghĩa xã hội đang thoái trào tạm thời nhưng nghiêm trọng,
chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động quốc tế lợi dụng tình hình đó đang
có nhiều âm mưu, thủ đoạn tấn công quyết liệt vào các nước xã hội chủ
nghĩa còn lại thì vấn đề bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở các nước này
càng quan trọng và phức tạp hơn bao giờ hết. Để bảo vệ được tổ quốc
đòi hỏi giai cấp công nhân phải biết nhận định chính xác tình hình, đứng
vững trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn khoa học đúng đắn để đề ra
chiến lược, sách lược phù hợp trong mỗi giai đoạn cách mạng. Trước
những diễn biến mau lẹ và nhanh chóng của tình hình thế giới và khu
vực, trước đòi hỏi của thực tiễn. Cơ sở nào Đảng ta đã đề là chiến lược
bảo vệ Tổ quốc, làm thế nào để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG

1


1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta đề ra chiến lược Bảo vệ
Tổ quốc.
1.1 Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, Tư tưởng


Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ quốc
Bảo vệ là hoạt động khách quan trong quá trình tồn tại và phát triển
của con người. Hoạt động bảo vệ để chống lại những lực lượng phá hoại,
kể cả lực lượng tự nhiên và xã hội. Khi xã hội xuất hiện giai cấp và nhà
nước, hoạt động bảo vệ lại càng cần thiết đối với mỗi nước vì: Khi xuất
hiện giai cấp và nhà nước, lợi ích của giai cấp thống trị với nhân dân lao
động khác biệt nhau, thậm chí là đối lập với Tổ quốc. Đồng thời, lợi ích
của tập đoàn xã hội này với tập đoàn xã hội khác, nước này với nước
khác…cũng có sự khác nhau. Do đó xây dựng phải đi đôi với bảo vệ.
Khi chủ nghĩa tư bản hình thành, dân tộc quốc gia được xác lập,
quyền lợi dân tộc và giai cấp có sự khác biệt, đối lập nhau. Đòi hỏi giai
cấp công nhân và nhân dân lao động phải đấu tranh để bảo vệ lợi ích của
dân tộc, của mỗi người. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin
đều khẳng định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật tất yếu
của cách mạng xã hội chủ nghĩa gắn liền với bảo vệ thành quả của cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân thế giới. Quan điểm về bảo vệ thành
quả cách mạng của giai cấp công nhân mà C.Mác và Ph.Ăngghen đã
vạch ra là cơ sở khoa học quan điểm về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
Trong thế kỷ XIX, mặc dù Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chưa xuất hiện
nhưng Mác và Ăngghen đã đặt vấn đề cần bảo vệ những thành quả của
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân. Thực tiễn của công xã Pari 1871
đã cho phép C.Mác, Ph.Ăngghen đi đến kết luận: giai cấp công nhân Pari
phải vũ trang bảo vệ Công xã với tư cách bảo vệ thành quả của cách

2


mạng. Đây là cơ sở lý luận nền móng cho bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa. Theo C.Mác & Ph.Ăngghen, dưới sự thống trị của giai cấp tư sản,
giai cấp công nhân không có Tổ quốc. Cái Tổ quốc mà giai cấp tư sản

rêu rao, thực chất đó là Tổ quốc của giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp công
nhân không phải bảo vệ cái mà họ không có là Tổ quốc của giai cấp tư
sản. Trái lại, để giải phóng mình và giải phóng toàn xã hội, giai cấp công
nhân phải đứng lên đấu tranh lật đổ quyền lực thống trị của giai cấp tư
sản, phải giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ, trở thành giai cấp
thống trị xã hội, trở thành giai cấp dân tộc, đại biểu cho dân tộc. Trong
cuộc chiến đấu đó, giai cấp công nhân từng bước giành được những
thắng lợi và phải biết bảo vệ và phát huy những thành quả thắng lợi đó,
tiến tới giành những thắng lợi to lớn hơn và giành được thắng lợi cuối
cùng. Với tư cách là người đại diện cho dân tộc, giai cấp công nhân có
Tổ quốc của mình, họ là người đại diện cho Tổ quốc, họ có nhiệm vụ
phải đẩy lùi sự tấn công của bọn phản cách mạng để bảo vệ những thành
quả cách mạng đã đạt được, bảo vệ Tổ quốc của mình.
Lênin là người có công lao to lớn phát triển học thuyết về bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vận dụng và phát triển tư tưởng của C.Mác,
Ph.Ăngghen, sau cách mạng tháng Mười Nga 1917, Lênin là người đã
làm cho giai cấp công nhân có được Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đầu tiên
trên thế giới, phát triển lý luận về bảo vệ thành quả cách mạng làm
phong phú lý luận về bảo vệ tổ quốc, một bộ phận của chủ nghĩa xã hội
khoa học đã gắn liền với thực tiễn bảo vệ chính quyền Xô viết sau cách
mạng tháng Mười, gắn liền với sự ra đời của lực lượng vũ trang Liên xô
trong việc phòng thủ đất nước. Nếu như Mác – Ăng ghen cho rằng cách
mạng vô sản không thể thắng lợi đồng thời mà chỉ có thể ở mắt khâu yếu

3


nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, thậm chí ở một nước
riêng lẻ. Do vậy, một nước “riêng lẻ” muốn giữ được thành quả cách
mạng phải chống đỡ sự phản kích của kẻ thù. Ý thức được tầm quan

trọng đặc biệt của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Lênin đã
kêu gọi tăng cường sức mạnh của các lực lượng vũ trang Xô viết. Người
đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang Xô viết hùng hậu làm
đối trọng với lực lượng vũ trang các nước Tư bản, giữ vững được hòa
bình trong một thời gian dài. Người chỉ ra là phải chăm lo đến khả năng
quốc phòng của đất nước như chăm lo đến con ngươi của mắt mình,
không được phép lơ là một giây phút nào trong việc bảo vệ công nhân và
nông dân, bảo vệ những thành quả của họ. Giành chính quyền mới chỉ là
bước đầu trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, đúng như Lênin đã từng
nói: giành chính quyền đã khó nhưng giữ chính quyền lại càng khó hơn
và một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ. Những tư
tưởng của Lênin đến nay vẫn hoàn toàn đúng, vẫn còn nguyên giá trị,
nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực, hoà bình, độc lập
dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân
tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng
bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh tranh quyết liệt về
lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình
Dương và Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn
những nhân tố mất ổn định. Các nước xã hội chủ nghĩa mặc dù đã giành
được chính quyền nhưng luôn phải đấu tranh, cảnh giác trước những âm
mưu đen tối của các thế lực thù địch trong và ngoài nước.

4


Là danh nhân văn hóa lớn, là quân sự tài tình, lúc sinh thời người
rất coi trọng vấn đề xây dựng quân đội nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
thành quả cách mạng. Đã từng qua năm châu bốn biển, sống nhiều năm ở
các nước Tư bản, Người hiểu rõ hơn ai hết những âm mưu thâm độc của

kẻ thù. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Người đã chỉ rõ tính
tất yếu phải bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những gì thuộc về thành quả thiêng
liêng mà mình đã đạt được nhằm giữ vững độc lập cho dân tộc, thống
nhất cho Tổ quốc. Khi thời cơ đến, dù có phải đốt cả dãy trường sơn
cũng phải quết giành cho được độc lập. Ngay sau thắng lợi của cách
mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời,
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Tuyên ngôn độc lập cũng chỉ rõ “nước
Việt Nam thực sự đã trở thành một nước tự do độc lập, chúng ta thề đem
hết tinh thần, sức lực, tính mạng và của cải để giữ vững nền tự do độc
lập ấy”. Bác căn dặn quân đội ta: các Vua Hùng đã có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước, không được lơ là trong nhiệm
vụ giữ nước.
Chúng ta khẳng định rằng những quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận khoa học để Đảng Cộng
sản Việt Nam đề ra chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Những cơ sở lý luận đó
là nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong việc hoạch định đường lối, chủ
trương trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh
nhân dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng,
chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại để bảo vệ Tổ quốc.
1.2 Xuất phát từ thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa, truyền
thống của dân tộc và âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

5


Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp tư sản trong
nước tuy đã bị đánh đổ về mặt chính trị, nhưng chúng vẫn chưa từ bỏ
tham vọng muốn quay trở lại địa vị thống trị đã mất, nên chúng tìm mọi
cách liên kết với các phần tử phản động và chủ nghĩa tư bản bên ngoài,
hòng lật đổ chính quyền cách mạng còn non trẻ của giai cấp công nhân.

Sự thực lịch sử đã chứng minh rằng từ khi Tổ quốc xã hội chủ nghĩa xuất
hiện, nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa phải đương đầu chống trả
những âm mưu và hành động lật đổ, xâm lược của kẻ thù bên trong và
bên ngoài. Sau thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga
năm 1917, 14 nước đế quốc tập trung bao vây hòng tiêu diệt nước Nga
Xôviết. Trong nước, bọn phản động nổi lên khắp nơi gây nên cuộc nội
chiến thảm khốc (1918-1921). Và sau này, nhân dân Liên Xô phải
chống trả quyết liệt chủ nghĩa phát xít, bảo vệ thành công Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa (1941-1945). Từ khi chủ nghĩa xã hội phát triển thành hệ
thống thế giới, thì sự chống phá của kẻ thù càng quyết liệt hơn như cuộc
chiến tranh ở Triều tiên, các cuộc bạo loạn phản cách mạng để lật đổ nhà
nước xã hội chủ nghĩa ở Hunggari, Tiệp khắc, Balan và ở hòn đảo tự do
Cuba. Đặc biệt, ở nước ta, sau thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám
năm 1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời, nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc đặt ra ngang tầm với nhiệm vụ xây dựng đất nước và chính
quyền cách mạng còn non trẻ.
Truyền thống giữ làng, giữ nước của dân tộc cũng là cơ sở quan trọng
để Đảng ta đề ra chiến lược bảo vệ tổ quốc. Nhân dân ta có một lòng nồng
nàn yêu nước đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng thì tình thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh
mẽ, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, nó nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán

6


nước. Lịch sử dân tộc ta gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước từ thời
kỳ phong kiến đến thời kỳ hiện đại, do xuất phát từ vị trí địa lý chính trị
chiến lược, từ một chế độ xã hội tốt đẹp mới ra đời, nên các thế lực phản
động luôn nhòm ngó, chống phá nước ta, biến nước ta thành một nước thuộc
địa buộc chúng ta phải đứng lên bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách

mạng. Lịch sử dựng nước và giữ nước đã trở thành truyền thống của dân tộc,
là một trong những cơ sở để Đảng ta đề ra chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Trong suốt quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thế lực thù địch
luôn rắp tâm phá hoại công cuộc kiến thiết của nhân dân ta. Với hàng loạt
những âm mưu, thủ đoạn gây nội chiến và vũ trang xâm lược của chủ nghĩa
đế quốc và bọn phản động. Sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội ở đâu cũng
làm cho bọn đế quốc hằn học, căm ghét. Chúng không từ bất cứ thủ đoạn
nào để chống phá cách mạng ở các nước xã hội chủ nghĩa. Khi có điều kiện,
chúng không ngần ngại gây ra những cuộc chiến tranh xâm lược với những
quy mô khác nhau, với những nguyên cớ khác nhau để bào chữa cho hành
động xâm lược của chúng.
Lợi dụng sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội hiện thực,
phong trào cách mạng thế giới tạm lâm vào thoái trào, chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch đang ráo riết, quyết tầm thực hiện các chiến lược,
học thuyết chính trị - xã hội phản động nhằm thay thế học thuyết MácLênin, đưa ra các học thuyết quân sự: “Can thiệp nhân đạo”; nhân quyền
cao hơn chủ quyền” “đánh đòn phủ đầu”. .. để sẵn sàng can thiệp quân
sự vào các quốc gia có chủ quyền, bất chấp luật pháp quốc tế. Lợi dụng
vấn đề dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để xuyên tạc đường lối của các
nước xã hội chủ nghĩa, vu cáo đàn áp tôn giáo, dân tộc, can thiệp trắng
trợn vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền. Chúng vẫn dùng

7


chiến lược “Diễn biến hoà bình” kết hợp bạo loạn lật đổ với nhiều thủ
đoạn tinh vi, xảo quyệt thông qua hợp tác, đầu tư, viện trợ, du lịch, văn
hoá tư bản chủ nghĩa, thực hiện phương châm đánh mềm, đánh ngầm,
đánh sâu, đánh hiểm, đánh trọng điểm, tạo ra những lực lượng chống đối
từ bên trong, kết hợp nội công ngoại kích để thực hiện âm mưu “không
đánh mà thắng”, “chiến thắng không cần chiến tranh”. Việt Nam được

coi là một trong những trọng điểm chống phá của chiến lược “Diễn Biến
Hòa Bình”. Giai đoạn hiện nay, chúng đang tập trung tác động nhằm
thúc đẩy hình thành các khuynh hướng, nhân tố chống đối từ bên trong;
tiến công về tư tưởng văn hoá nhằm vào chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, phủ nhận lịch sử, thành quả cách mạng, bôi nhọ chủ
nghĩa xã hội, làm mất uy tín dẫn đến xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tăng cường tài trợ, nuôi dưỡng và chỉ đạo bọn phản
động người Việt Nam lưu vong, tác động vào cộng đồng người Việt
Nam ở nước ngoài, hình thành các tổ chức phản động, các toán vũ trang
xâm nhập nội địa, móc nối với các phần tử phản động trong nước, lôi
kéo người chạy đi nước ngoài, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Lợi
dụng chính sách mở cửa của Việt Nam, chúng tăng cường hoạt động
xâm nhập vào nước ta qua đường công khai với quy mô ngày càng lớn
và tính chất ngày càng phức tạp. Đồng thời, lợi dụng vấn đề tôn giáo,
dân tộc, nhân quyền, kích động các phần tử cực đoan trong nước và nước
ngoài dấy lên nhiều đợt hoạt động kéo dài vu cáo Đảng, Nhà nước ta đán
áp tôn giáo, vi phạm nhân quyền, không quan tâm đến dân tộc ít người,
kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi chia tách thành quốc gia độc lập.
Đặc biệt chúng coi trọng việc làm suy yếu từ nội bộ đảng, Nhà nước là
nhân tố quan trọng nhất nên chúng tìm mọi cách chia rẽ đoàn kết nội bộ

8


Đảng, đảng với nhân dân dẫn đến xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với toàn xã hội, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thực tiễn trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hợp tác và hội nhập quốc tế. Nhiều vấn
đề trước đây trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa xuất hiện
như: Tội phạm công nghệ cao, khủng bố, ma túy, rửa tiền…đang đe dọa

đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, làm tăng nguy cơ tiềm ẩn
gây mất ổn định, làm cản trở tới quá trình xây dựng một xã hội tốt đẹp
mà chúng ta đang hướng tới. Thực tiễn đang cần phải đấu tranh, trấn áp
để bảo vệ những thành quả cách mạng. Những nội dung cần phải bảo vệ
hiện nay không còn chỉ là vấn đề biên giới, lãnh thổ mà còn là những
vấn đề an ninh phi truyền thống đòi hỏi Đảng ta phải có nhận thức thực
tiễn đúng đắn với tình hình để đề ra chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Những cơ sở lý luận và thực tiễn trên là những nội dung cơ bản để
Đảng ta đề ra chiến lược bảo vệ Tổ quốc làm cho chiến lược bảo vệ Tổ quốc
của chúng ta đúng hướng, không bị chệch hướng, làm sinh động thêm lý
luận về bảo vệ tổ quốc của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
làm cho chiến lược bảo vệ tổ quốc được thực hiện có tính khả thi cao trên cơ
sở khoa học để giữ vững thành quả cách mạng
2. Chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ tổ quốc.
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa nhất quán
với những nội dung bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã được các nhà
kinh điển chủ nghĩa Mác- Lênin khẳng định. Trung thành với tư tưởng
đó, Đảng ta đã vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Ngay trong những
ngày đầu của đổi mới, bắt đầu từ Đại hội VI Đảng ta đã xác định rõ bảo
vệ Tổ quốc là một trong 2 chiến lược của Đảng. Quá trình thực tiễn cách

9


mạng, Đảng ta không ngừng phát triển tư duy lý luận về bảo vệ tổ quốc
trong các kỳ đại hội. Tại đại hội IX Đảng ta khẳng định: “Tăng cường
Quốc phòng, giữ vững an ninh Quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm
vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” Nhận
thức kịp thời và sâu sắc tình hình thế giới, khu vực, Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 8 (Khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình

mới” đã khẳng định một hệ thống quan điểm mới của Đảng ta về bảo vệ
Tổ quốc với 6 nội dung không tách rời nhau:“ bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; giữ vững ổn định
chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa”. Đây là một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng
về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, không chỉ là sự tổng kết thực tiễn
quá khứ mà còn là dự báo chính xác những vấn đề của tương lai trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Trước đây, tư duy về bảo vệ Tổ quốc của chúng
ta thường chú trọng đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ,
chống lại sự xâm lược từ bên ngoài. Trước sự biến đổi nhanh chóng của
tình hình, những nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của đất nước, độc lập
chủ quyền không chỉ dừng lại ở vấn đề biên giới, lãnh thổ mà còn bao
gồm cả an ninh phi truyền thống. Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc đòi hỏi phải gắn mục tiêu trên với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, nhân dân
và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình mới, phải bảo đảm
vững chắc an ninh sinh tồn và an ninh phát triển của Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, Đảng ta khẳng định, không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất

10


đất nước và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ
Đảng, mà còn là bảo vệ nhân dân, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc,
bảo vệ thành quả cách mạng; chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bọn
phản động bên trong cấu kết với nhau; “diễn biến hòa bình” của chủ
nghĩa đế quốc, chống “tự diễn biến” trong nội bộ ta. Trong điều kiện
phải chiến đấu chống xâm lược, giải phóng Tổ quốc, tư duy chiến lược

của chúng ta về bảo vệ Tổ quốc thiên về dùng vũ trang chống lại sự tấn
công từ bên ngoài là chủ yếu. Ngày nay, trong điều kiện rất mới của
quốc tế và trong nước, một mặt phải chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang
cần thiết để giữ vững hòa bình, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm
lược của các thế lực thù địch; mặt khác, tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc nhấn mạnh sức mạnh và các biện pháp phi vũ trang để giữ vững
được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội mà không phải tiến hành chiến tranh, ngăn chặn không để
xảy ra chiến tranh, phát triển đất nước về mọi mặt theo đúng định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Về đối tượng, đối tác, tư duy bảo vệ Tổ quốc, về quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của chúng ta đã có sự phát triển, đổi mới. Chúng ta nhận
thức về đối tượng và đối tác linh hoạt, uyển chuyển và biện chứng hơn;
chúng ta cũng ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của an ninh và đối
ngoại, sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh và
đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; giữa quốc phòng, an ninh, đối
ngoại với kinh tế - tức là chúng ta nhận thức toàn diện, sâu sắc, biện
chứng hơn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh
mới. Đó là một thành quả mới về lý luận bảo vệ Tổ quốc của Đảng

11


Tại Đại hội X, trên cơ sở những nhận thức từ Đại hội IX, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Cần thực hiện mọi biện pháp cần thiết, có hiệu quả
để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh
toàn diện; bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ Quốc” “Xây dựng nền Quốc Phòng toàn dân và an ninh
nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân

và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an
ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an
toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi
và làm thất bại mọi âm mưu hoạt động, chống phá, thù địch, không để bị
động, bất ngờ”1. Cái mới mà Đại hội X đã phát triển thêm quan điểm về
bảo vệ tổ quốc đó là: “Ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu
hoạt động, chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ” bảo vệ từ xa
và chủ động bảo vệ.
Tại Đại hội XI, Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Đảng ta chỉ rõ: “Xây
dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm
vụ chiến lược có quan hệ chặt trẽ với nhau” 2. Về tình hình thế giới Đảng
ta nhận định: “Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển
là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp, chiến tranh
cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang,
hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài
nguyên và cạnh tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức
tạp”. Trước tình hình đó, mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh
1
2

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X tr 108-109
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tr 65

12


Đảng ta đề ra là: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
xã hội chủ nghĩa, giữ vững hoà bình, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh

quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi
âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta”3. Để thực hiện được mục tiêu đó,
quan điểm chỉ đạo của Đảng ta là: lấy việc giữ vững môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ
quốc, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng. Kế thừa truyền
thống giữ nước của cha ông là “khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền
gốc, đó là thượng sách giữ nước”, sức mạnh bên trong là nhân tố quyết
định, phát triển kinh tế là trung tâm, là một trong những nhân tố quan
trọng bảo vệ Tổ quốc bảo đảm an ninh, kết hợp chặt chẽ các nhiệm vụ
kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Đặt vấn đề an ninh trong mối
quan hệ tổng thể và toàn diện, không tách rời an ninh, quốc phòng với
các lĩnh vực khác. Kiên trì chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị rộng
mở, đa dạng hóa, đa phương hóa, sẵn sàng là bạn và đối tác tin cậy của
tất cả các nước. Phát huy sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu,
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc: “Sức mạnh của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới chính là sức mạnh tổng hợp. Trong đó, sức mạnh
bên trong của đất nước, sức mạnh của chế độ chính trị, sự trong sạch đội
ngũ cán bộ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết
định”. Sức mạnh tổng hợp của đất nước là kết quả của việc phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy mọi nguồn lực của nhân dân,
không chỉ các tầng lớp nhân dân ở trong nước, mà còn có sự đóng góp
của cộng đồng người Việt Nam yêu nước làm ăn sinh sống, định cư ở
3

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tr 81

13



nước ngoài. Để tạo nên sức mạnh tổng hợp toàn diện của đất nước,
chúng ta có thể và có điều kiện thuận lợi để khai thác thế đan xen lợi ích
giữa nước ta với các nước lớn và các nước trong khu vực; khai thác thế
mạnh của địa - chính trị, địa - quân sự, địa - kinh tế, địa - văn hóa và mối
quan hệ đa phương, đa dạng hóa trên các lĩnh vực chính trị, quân sự,
kinh tế, văn hóa, đối ngoại, quốc phòng, an ninh.
Về phương châm bảo vệ tổ quốc, Đảng ta xác định kiên định
nguyên tắc chiến lược, vận dụng linh hoạt sách lược, tranh thủ sự ủng
hộ của nhân dân các nước, dư luận quốc tế. Phân hóa cô lập các phần tử
ngoan cố chống đối. Về phương thức bảo vệ, không chỉ sử dụng phương
thức bảo vệ truyền thống là đấu tranh vũ trang. Hiện nay kẻ thù đang ráo
riết sử dụng phương thức phi vũ trang, do vậy Đảng ta khẳng định cần sử
dụng cả biện pháp phi vũ trang để bảo vệ tổ quốc. Đây là sự nhận thức
hết sức đúng đắn và mới của Đảng ta đòi hỏi cả hệ thống chính trị cả
nước cần tập trung làm rõ, làm tốt để đem lại kết quả tốt nhất, giữ gìn
hòa bình để phát triển.
Chiến lược bảo vệ tổ quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay
là một trong 2 chiến lược, trong khi chúng ta cần tập trung phát triển
kinh tế, xây dựng đất nước, tạo tiềm lực cho bảo vệ tổ quốc, chúng ta
không một phút lơ là nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc. Bảo vệ tổ quốc là nhiệm
vụ trọng yếu, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị. Trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng
nòng cốt. Để bảo vệ được tổ quốc chúng ta phải: Xây dựng tiềm lực toàn
diện của đất nước, đặc biệt là tiềm lực về kinh tế tạo ra thế và lực mới
cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân vững mạnh, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh với

14



đối ngoại trong các chiến lược quy mô và kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội; Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng chính
quy tinh nhuệ từng bước hiện đại; Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến
công, chủ động đánh thăng mọi kẻ thù trong mọi tình huống, hoàn cảnh;
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp
quốc phòng, an ninh.
Trong tình hình hiện nay, nội dung bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân, chế độ xã hội chủ nghĩa nổi lên như là vấn đề cấp bách, bởi vì:
Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Có bảo vệ được chế
độ xã hội chủ nghĩa mới tạo điều kiện để giải phóng được nhân dân lao
động. Bài học thực tiễn từ Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu trước đây chỉ rõ, không bảo vệ được Đảng cộng sản, chế độ xã hội
chủ nghĩa thì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cũng không còn. Kẻ thù đang tìm
trăm phương ngàn kế thực hiện âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”
hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa là bảo vệ đường lối của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ cơ sở kinh tế, chính trị của đất
nước... Những nội dung bảo vệ Tổ quốc XHCN được Đảng ta xác định
là thể thống nhất không thể xem nhẹ nội dung nào. Tuy nhiên trong mỗi
giai đoạn và hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà nội dung này hay nội dung kia
nổi nên như một vấn đề cấp bách, quan trọng. Bên cạnh việc bảo vệ
vững chắc Tổ quốc mình với tư cách là một quốc gia dân tộc, bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước không tách rời bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa và thành quả cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động trên toàn thế giới.

15


Quân đội luôn luôn xứng đáng là lực lượng chính trị tin cậy của
Đảng và nhà nước. Trung thành tuyệt đối với Đảng, Nhà nước, với nhân

dân, làm tròn chức năng một đội quân chiến đấu, một đội quân công tác,
tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế- xã hội. Nhiệm vụ của
quân đội trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được cụ thể hoá thành
nhiệm vụ của các đơn vị quân chủng, binh chủng.. .Quân đội thường
xuyên nâng cao cảnh giác sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hoà bình”, kết hợp bạo loạn lật đổ, chiến tranh xâm lược của các thế
lực thù địch, với các qui mô và kiểu loại. Xây dựng cơ sở chính trị ở các
địa bàn trọng yếu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ
Tổ quốc, trong đó quân đội có vai trò hết sức quan trọng góp phần cùng
hệ thống chính trị và toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an
ninh nhân dân, thế trận chiến tranh nhân dân vững mạnh. Trong tình hình
hiện nay quân đội còn làm tốt công tác dân vận góp phần xoá đói, giảm
nghèo, nâng cao dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, nhất là
trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
KẾT LUẬN
Để bảo vệ được tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ được thành quả
cách mạng, bảo vệ được tổ quốc xã hội chủ nghĩa bền vững đòi hỏi phải
có cơ sở khoa học đúng đắn cách mạng. Cơ sở đó phải luôn được tổng
kết, bổ sung, phát triển làm cho những quan điểm về bảo vệ Tổ quốc của
chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng cách mạng, đúng đắn, làm cho lý luận
về bảo vệ tổ quốc của chủ nghĩa Mác – Lênin ngày càng sống động,
phong phú. Chỉ có bám sát những cơ sở trên chúng ta mới bảo vệ vững
chắc được tổ quốc của chúng ta.

16




×