Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9 trường THCS Thanh Cao năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.44 KB, 5 trang )

Trường THCS Thanh Cao
GV soạn: Nguyễn Tài Hoàng

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN: LỊCH SỬ
NĂM HỌC: 2015 – 2016

MA TRẬN
Mức

độ



duy

Nội dung
Nhận
biết
1. Phong trào yêu nước chống Pháp từ
đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
2. Các nước Đông Nam Á từ năm 1945
đến nay.

Thông
hiểu
Câu 1
3.5đ

3.5 đ



Câu 3
5.5 đ

4. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật
từ năm 1945 đến nay.
Tổng điểm

Vận
dụng

Câu 2


3. Nhật Bản từ 1945 đến nay.



Tổng
điểm



5.5 đ
Câu 4







20 đ

ĐỀ BÀI
Câu 1 (3.5 điểm):
a) Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường cứu nước?
b) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với
các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao người chọn con đường đó?
Câu 2 (6 điểm):
Vì sao có sự ra đời của tổ chức ASEAN? Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động
của tổ chức ASEAN? Trong bối cảnh khu vực hiện nay, ASEAN cần phải làm gì?
Câu 3 (5.5 điểm)
Em hãy nêu những biểu hiện về sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản từ năm
1950 đến những năm 60? Phân tích một nguyên nhân cơ bản có tính chất nội tại
của sự phát triển đó?
Câu 4 (5 điểm):
Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay có tác động như thế
nào đối với đời sống nhân loại? Theo em, hiện nay chúng ta cần làm gì để hạn
chế những tác động tiêu cực của khoa học – kĩ thuật?

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Câu

Câu 1
(3.5đ)

Đáp án

a) Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước.
Các phong trào yêu nước lần lượt thất bại.
- Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự đàn áp, bóc lột tàn bạo
của thực dân Pháp, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
mới cho dân tộc.
b) * Điểm mới:
- Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong
muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong
kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ
tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước
Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do – Bình
đẳng – Bác ái”; xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
* Lý do:
- Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con
đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã chọn.Người cho rằng:
+ Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp khác gì “Đưa hổ
cửa trước rước beo cửa sau”.
+ Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác xin quân
thù rủ lòng thương.

Thang
điểm
0.5
0.5

0.75
0.75
0.5

0.25
0.25

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Câu 2
(6 đ)

Câu 3
(5.5đ)

* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi giành độc lập, nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước…
- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với
khu vực...
- Ngày 8/ 8/ 1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).
* Mục tiêu của ASEAN: xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu
nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng
Đồng Nam Á hùng mạnh. ASEAN là một tổ chức liên minh chính
trị - kinh tế của khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các
tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
- Hợp tác phát triển có kết quả.
* Tùy vào khả năng hiểu biết của HS để cho điểm:
- Các thành viên ASEAN phải đoàn kết thống nhất, tăng cường

hợp tác toàn diện hơn nữa…
- Tuân thủ luật pháp quốc tế (Công ước Luật biển của Liên hợp
quốc 1982, Tòa án quốc tế, cách ứng xử của các bên ở biển Đông
(DOC))…
- Các bên phải kiềm chế và không làm phức tạp thêm tình hình,
không dùng vũ lực để giải quyết tình hình...
- Nhanh chóng đề ra Bộ quy tắc ứng xử (COC)…
* Những biểu hiện:
- Trong những năm 1951 – 1960, kinh tế Nhật Bản đạt được bước
phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính của thế giới. Biểu hiện:
+ Về tổng sản phẩm quốc dân: năm 1950 chỉ đạt được 20 tỉ USD,
nhưng đến năm 1968 đã đạt tới 183 tỉ USD.
+ Về công nghiệp, trong những năm 1950, 1960, tố độ tăng
trưởng bình quân hàng năm là 15%.
+ Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại, đã
cung cấp hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước, 2/3 nhu cầu
thịt sữa, nghề đánh cá rất phát
* Phân tích một nguyên nhân:
- Nhân tố cơ bản có tính chất nội tại giúp cho Nhật Bản bị tàn phá
nặng nề trong Chiến tranh thế giới thứ hai mà vẫn vươn lên phát
triển với tốc độ “thần kì” đó là nhờ con người Nhật Bản.
- Từ những điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử và môi trường xã
hội, con người Nhật Bản được hình thành với những giá trị truyền
thống được đề cao.
+Con người Nhật Bản cần cù lao động và có tình yêu thiên nhiên.
+Họ biết tìm ra cái hay của người khác để học hỏi và tận dụng nó

0.5
0.5

0.5
1

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.75
0.75
0.75
0.5

0.5
0.25
0.25

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


để phục vụ mình.
+ Người Nhật Bản có tính kỉ luật và có ý thức rõ ràng về nghĩa vụ,
bổn phận của mình đối với đất nước. Họ luôn đề cao chữ tín lên
hàng đầu.
+ Họ biết chịu đựng và giữ phép lịch sự, biết tiết kiệm và biết lo
xa.
- Với tính cách và những phẩm chất như vậy, người Nhật Bản

luôn có nghị lực mạnh mẽ, vượt lên mọi khó khăn của hoàn cảnh.
Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, Nhật bản đã có những bước
phát triển “thần kì”, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài
chính thế giới. Đồng thời, Nhật Bản cũng đã nỗ lực để trở thành
một cường quốc chính trị, nhằm xóa bỏ hình ảnh mà thế giới
thường nói về Nhật Bản – “một người khổng lồ về kinh tế, nhưng
lại là một chú lùn về chính trị”.

0.25
0.25
0.75

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Câu 4
(5 đ)

- Trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai từ năm
1945 đến nay, con người đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn
cho nhân loại, trên tất cả các lĩnh vực.
* Tác động tích cực:
- Cách mạng khoa học – kĩ thuật đã mang lại những tiến bộ phi
thường, những thành tựu kì diệu làm nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của con người.
- Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng
thấy về năng suất lao động.
- Thay đổi cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao
động trong công nghiệp và nông nghiệp giảm dần, tỉ lệ dân cư
trong các ngành dịch vụ tăng dần.

- Đưa loài người sang nền văn minh thứ ba – văn minh hậu công
nghiệp, lấy vi tính, điện tử, thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở.
- Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật… ngày
càng quốc tế hóa cao.
* Tác động tiêu cực:
- Chế tạo các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và
hủy diệt sự sống.
- Nạn ô nhiễm môi trường (ô nhiễm khí quyển, đại dương, sông
hồ…)
- Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động, tai nạn giao thông
gắn liền với kĩ thuật mới, dịch bệnh và tệ nạn xã hội…
* Liên hệ: tùy vào khả năng tư duy, mức độ hiểu biết và khả
năng vận dụng của HS để cho điểm.
- HS có thể đề ra nhiều biện pháp nhưng các biện pháp đó đều
nhằm đề cao giá trị tích cực của khoa học – kĩ thuật…

0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×