Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Thử nghiệm ương cá chạch bùn đài loan (misgurnus anguillicaudatus cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHẠCH BÙN ĐÀI LOAN
Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)
GIAI ĐOẠN HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG
Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ MỊ
MSSV: 1053040010
Lớp: ĐH NTTS 5

Cần Thơ,
2014
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

THỬ NGHIỆM ƯƠNG CÁ CHẠCH BÙN ĐÀI LOAN
Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842)


GIAI ĐOẠN HƯƠNG ĐẾN CÁ GIỐNG
Ở CÁC ĐỘ MẶN KHÁC NHAU

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

PGs.TS. NGUYỄN VĂN KIỂM

NGUYỄN THỊ MỊ
MSSV: 1053040010
Lớp: ĐH NTTS 5

Cần Thơ,
2014
ii


LỜI CẢM TẠ
Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi có được những kinh nghiệm, kĩ
năng bổ ích và thiết thực cho công việc sau này. Để đạt được những kết quả trên, tôi
xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Ban Giám Hiệu trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện để tôi được học tập, trao dồi
kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong thời gian qua.
Thầy Nguyễn Văn Kiểm đã hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý
báu trong suốt thời gian thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng, Thầy Nguyễn Hữu Lộc cố vấn học tập và
các thầy cô bộ môn đã quan tâm và truyền đạt kiến thức cho tôi trong 4 năm đại học.
Tập thể lớp NTTS 5 đã quan tâm, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng đến gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi

nhất cả về vật chất và tinh thần để tôi hoàn thành khóa học.
Chân thành cảm ơn!

i


TÓM TẮT
Đề tài: “Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus
Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở các độ mặn khác nhau” được thực hiện
tại trại thực nghiệm - Trường Đại học Tây Đô.
Với hai nội dung nghiên cứu chính là xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài
Loan và thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong các độ mặn khác nhau. Các
nghiệm thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại.
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận, tại độ mặn 20‰ có 50% cá chết sau 4 giờ 30 phút và
cá chết 100% sau 48 giờ 15 phút. Trong khi đó, ở các độ mặn thấp hơn 15‰ không
ghi nhận cá chết sau 72 giờ.
Đối với thí nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong các độ mặn khác nhau cũng đã
ghi nhận: tốc độ tăng trưởng của cá có xu hướng giảm dần khi độ mặn tăng. Tốc độ
tăng trưởng về khối lượng của cá ở nghiệm thức 5‰ nhanh nhất và khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p < 0,05) so với tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá ở các nghiệm
thức còn lại. Tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá giữa các nghiệm thức 10‰,
13‰ và 15‰ khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu cũng ghi nhận tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức tương đối cao và dao
động từ 83,1% đến 95%.
Từ khóa: cá Chạch bùn Đài Loan, Misgurnus anguillicaudatus, độ mặn

ii


CAM KẾT KẾT QUẢ

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp
nào khác.

Cần Thơ, ngày 26 tháng 6 năm 2014
Ký tên

Nguyễn Thị Mị

iii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................ i
TÓM TẮT..................................................................................................................... ii
CAM KẾT KẾT QUẢ................................................................................................ iii
MỤC LỤC................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG.................................................................................................. vi
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................. vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... viii
CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................1
1.1. Giới thiệu...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................1
1.3. Nội dung nghiên cứu..............................................................................................2
CHƯƠNG 2..................................................................................................................3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU............................................................................................3
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chạch bùn Đài Loan...................................................3
2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố..........................................................3

2.1.1.1. Phân loại.....................................................................................................................3
2.1.1.2. Hình thái.....................................................................................................................3
2.1.1.3. Phân bố.......................................................................................................................3
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng.........................................................................................................4
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng.........................................................................................................4
2.1.5. Đặc điểm sinh sản...............................................................................................................4

2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan.....................5
2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thủy sản......5
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................7
3.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................................7
3.2.1. Dụng cụ...............................................................................................................................7
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................7
3.2.3. Thức ăn..............................................................................................................................7

3.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................7
iv


3.3.1. Hệ thống thí nghiệm...........................................................................................................7
3.3.2. Bố trí thí nghiệm.................................................................................................................8
3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương
(2 tuần tuổi).............................................................................................................................8
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày
tuổi..........................................................................................................................................9

.......................................................................................................................................9
3.4. Chăm sóc và quản lý............................................................................................10
3.4.1. Quản lý cho ăn..................................................................................................................10
3.4.2. Quản lý bể ương...............................................................................................................10


3.5. Theo dõi các chỉ tiêu............................................................................................10
3.5.1. Các yếu tố môi trường......................................................................................................10

3.6. Xử lý số liệu.........................................................................................................12
CHƯƠNG 4................................................................................................................13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................................13
4.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn
hương (2 tuần tuổi).....................................................................................................13
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chịu đựng với độ mặn của cá Chạch bùn
Đài Loan cao hơn một số loài cá nước ngọt khác. Theo kết quả nghiên cứu của
Đặng Thanh Sơn (2006), ngưỡng độ mặn của cá Chạch lấu (Mastacembelus
armatus) ở giai đoạn hương là 11 ± 0,6‰. Ngưỡng độ mặn của cá Sặc rằn
(Trichogaster pectoralis) ở giai đoạn hương là 12,3 ± 0,3‰ (Ngô Đinh Thị Phương
Thảo, 2011). Đối với cá Chép (Cyprinus carpio L.), ngưỡng độ mặn của cá ở giai
đoạn hương là 13,17 ± 0,29‰ (Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Theo Nguyễn
Quế Thanh (2011), cá Mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix) ở giai đoạn hương
có ngưỡng độ mặn là 10,9 ± 0,1‰. Vậy, cá Chạch bùn Đài Loan là loài rộng muối
hơn cá Chạch lấu, cá Sặc rằn, cá Chép và cá Mè trắng, hay nói cách khác cá
Chạch bùn Đài Loan có phạm vi thích ứng độ mặn rộng hơn các loài cá trên.....14
4.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày tuổi
đến 50 ngày tuổi..........................................................................................................14
4.2.1. Các yếu tố môi trường......................................................................................................14
4.2.1.1. Nhiệt độ....................................................................................................................14
4.2.1.2. pH.............................................................................................................................15

4.2.2. Ảnh hưởng của độ mặn lên tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ
21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi....................................................................................17
Kết quả trên cho thấy, cá Tra nghệ, cá Sặc rằn và cá Trê vàng là loài sống ở nước
ngọt mặc dù đã được thuần hóa ở các độ mặn khác nhau nhưng tỷ lệ sống vẫn

thấp hơn so với cá Chạch bùn Đài Loan..................................................................18

v


4.2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài Loan hương từ
21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi....................................................................................18
4.2.3.1. Tăng trưởng theo khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan..............................................19
4.2.3.2. Tăng trưởng theo chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan................................................21

4.2.4. Ảnh hưởng của độ mặn lên sự phân hóa tăng trưởng của cá Chạch bùn Đài
Loan hương từ 21 ngày tuổi đến 50 ngày tuổi...........................................................22
4.2.4.1. Sự phân hóa tăng trưởng theo khối lượng.....................................................22
4.2.4.2. Sự phân hóa tăng trưởng theo chiều dài.......................................................................23

CHƯƠNG 5................................................................................................................25
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.......................................................................................25
5.1. Kết luận................................................................................................................25
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài của cá giảm dần khi độ mặn tăng.
Tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 5‰ cao nhất, kế đó là tốc độ tăng trưởng
của cá ở nghiệm thức đối chứng và thấp nhất là tốc độ tăng trưởng của cá ở nghiệm
thức 15‰.....................................................................................................................25
Sự phân hóa tăng trưởng của cá xảy ra ở tất cả các nghiệm thức độ mặn. Nhưng khi
độ mặn càng tăng thì tỷ lệ cá nhỏ càng tăng và ngược lại.........................................25
5.2. Đề xuất.................................................................................................................25
PHỤ LỤC A............................................................................................................... A1
PHỤ LỤC B............................................................................................................... B1
PHỤ LỤC C............................................................................................................... C1

DANH SÁCH BẢNG

Trang
Bảng 4.1. Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá trong thời gian thí nghiệm............13
Bảng 4.2. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm.....................................14
Bảng 4.3. Biến động pH trong thời gian thí nghiệm...Error: Reference source not found
Bảng 4.6. Tăng trưởng khối lượng của cá Chạch bùn Đài Loan....................................19
Bảng 4.7. Tăng trưởng chiều dài của cá Chạch bùn Đài Loan....Error: Reference source
not found

vi


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Chạch bùn Đài Loan..............................................2
Hình 3.1. Hệ thống bể thí nghiệm.................................................................................... 8
Hình 3.2. Sơ đồ thuần hóa độ mặn...................................................................................9
Hình 3.3. Hệ thống bể thí nghiệm.................................................................................. 10
Hình 4.4. Biến động NH3 trong thời gian thí nghiệm....................................................17
Hình 4.5. Tỷ lệ sống của cá Chạch bùn Đài Loan......................................................... 18
Hình 4.8. Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo khối lượng của cá ở các nghiệm thức.......23
Hình 4.9. Tỷ lệ phân hóa sinh trưởng theo chiều dài của cá ở các nghiệm thức..........24

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
ASTT: Áp suất thẩm thấu

viii



ix


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Giới thiệu
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có khí hậu khá ổn định, nguồn thức ăn tự nhiên
dồi dào, hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và nhiều đầm, lầy, ao, hồ, ruộng
trũng… nên ĐBSCL được xem là vùng có tiềm năng khá lớn về nuôi thủy sản nước
ngọt và lợ, đặc biệt là phát triển nghề nuôi cá.
Ngoài những loài cá nội địa đang được nuôi phổ biến ở ĐBSCL hiện nay: cá Tra, cá
Basa, cá Trê…những năm gần đây, một số loài cá mới được di nhập vào nước ta, trong
đó có cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842). Cá Chạch
bùn Đài Loan có nhiều tố chất để phát triển ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói
riêng: thịt thơm ngon, xương mềm, thời gian nuôi ngắn và có giá trị thương phẩm cao
nên được thị trường nội địa tiêu thụ mạnh. Ngoài ra, cá Chạch bùn Đài Loan cũng
đang được các quốc gia Châu Á đặc biệt quan tâm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc.... Sản phẩm cá Chạch bùn Đài Loan được xuất khẩu dưới nhiều hình thức: sống,
đông lạnh, sấy khô…
Cá Chạch bùn Đài Loan là loài mới được di nhập vào Việt Nam năm 2010 theo con
đường không chính thức nhưng đang được nhân rộng và phát triển ở các tỉnh
ĐBSCL: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ… Tuy nhiên, số lượng chưa
nhiều chủ yếu nuôi nhỏ và lẻ (Lê Hoàng Vũ, 2013).
Đa số các cơ sở sản xuất giống cá Chạch bùn Đài Loan ở trong nước chỉ quan tâm đến
vấn đề kích thích cá đẻ. Một số nơi cũng đã ương cá giống và nuôi thương phẩm,
nhưng chủ yếu chỉ phát triển ở vùng nước ngọt. Vì thế, xu hướng trong tương lai về
đối tượng mới này là cần phải được mở rộng ra quy mô lớn hơn ở vùng nước lợ nhằm
chủ động được nguồn giống. Vì vậy, đề tài: “Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài

Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở
các độ mặn khác nhau” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus
Cantor, 1842) giai đoạn hương (2 tuần tuổi).
Xác định độ mặn thích hợp để chủ động ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus
anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở những vùng nước lợ.
Cung cấp một số thông tin khoa học về ương cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus
anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến cá giống ở các độ mặn khác nhau.

1


1.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus
Cantor, 1842) giai đoạn hương (2 tuần tuổi).
Nghiên cứu ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá
Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) giai đoạn hương đến
cá giống.
Theo dõi sự biến động của các chỉ tiêu trong môi trường nước ương: nhiệt độ, pH và
NH3 trong thời gian ương.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Đặc điểm sinh học của cá Chạch bùn Đài Loan
2.1.1. Đặc điểm phân loại, hình thái và phân bố
2.1.1.1. Phân loại

Cá Chạch bùn Đài Loan có vị trí phân loại như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cobitidae
Giống: Misgurnus
Loài: Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842).
2.1.1.2. Hình thái
Cơ thể cá Chạch bùn Đài Loan tròn dài, đọan trước vây bụng hình ống tròn, đoạn sau
dẹt dần, cuống đuôi dẹt mỏng. Đầu cá tương đối nhọn, mắt nhỏ có da che phủ. Miệng
ở phía dưới hình móng ngựa. Có 5 đôi râu, khe mang nằm ở chân vây ngực. Vây đuôi
hình tròn. Thân cá có màu vàng, nâu hoặc xám đen, màu lưng sẫm hơn bụng. Trên thân
có nhiều chấm, mỗi chấm do rất nhiều chấm nhỏ hợp thành. Ở gốc vây đuôi, có một
chấm to màu đen, trên vây có nhiều sọc đen song song (Kim Văn Vạn, 2012).

Hình 2.1. Hình thái bên ngoài cá Chạch bùn Đài Loan
(Nguồn: )

2.1.1.3. Phân bố
Trên thế giới, cá Chạch bùn Đài Loan phân bố chủ yếu ở châu Á như Trung Quốc,
Lào, Thái Lan và Nhật Bản. Ở Việt Nam, cá Chạch bùn Đài Loan phân bố ở vùng
đồng bằng, trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
(Nguyễn Văn Hảo, 2005). Cá Chạch bùn Đài Loan có thể sống ở sông, hồ, ao và ruộng
lúa, nơi có đáy bùn và nước chảy nhẹ (Bộ Thủy sản, 1996).
2.1.2. Tập tính sống
Cá Chạch bùn Đài Loan là một loài cá sống đáy ở khu vực nông của sông, hồ, ao,
3


ruộng, kênh mương. Cá Chạch bùn Đài Loan có sức thích nghi nhanh ở môi trường

xấu. Khi nhiệt độ nước quá cao hoặc quá thấp cá rúc xuống bùn. Khi thời tiết thay đổi
bất thường hay khi có triệu chứng bệnh, cá nổi lên mặt nước. Ngoài hô hấp bằng da,
mang, cá còn có thể hô hấp bằng ruột, khi nước thiếu ôxy cá ngoi lên trực tiếp mặt
nước để đớp không khí, thực hiện trao đổi khí ở trong ruột sau đó khí được thải qua
hậu môn ra ngoài (Kim Văn Vạn, 2012).
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Chạch bùn Đài Loan là loài ăn tạp, lúc nhỏ ăn động vật là chính, về sau chuyển dần
sang ăn tạp. Giai đoạn trưởng thành cá ăn thực vật là chủ yếu. Thân cá nhỏ hơn 5cm
chủ yếu ăn luân trùng, râu ngành, chân chèo và các động vật phù du khác. Thân cá dài
khoảng 5 - 8cm ngoài thức ăn động vật phù du, cá Chạch bùn Đài Loan còn ăn giun
nhỏ và ấu trùng muỗi lắc. Thân cá dài khoảng 8 - 9cm ăn tảo khuê, thân lá cây cỏ non
và hạt ngũ cốc và trên 9cm cá chuyển sang ăn thực vật là chính. Ngoài ra, nuôi cá
Chạch bùn Đài Loan có thể sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau như khô đậu, cám
gạo, nhộng tằm, thức ăn công nghiệp, cá tạp, ốc xay. Cho cá ăn đầy đủ lượng thức ăn
bằng 5 - 8% khối lượng thân (Kim Văn Vạn, 2012).
2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng
Nhiệt độ phù hợp cho cá Chạch bùn Đài Loan sinh trưởng từ 15 - 30 0C, thích hợp nhất
từ 25 - 270C. Ở nhiệt độ này cá ăn khỏe và mau lớn. Cá Chạch bùn Đài Loan mới nở
chỉ to bằng đầu kim khâu, sau 1 tháng chiều dài của cá khoảng 2 - 3cm. Cá Chạch bùn
Đài Loan trưởng thành nặng khoảng 30 - 60g, cá thể to nhất nặng 100g và dài 20cm.
Cá Chạch bùn Đài Loan có kích thước cá thể nhỏ, trung bình 15cm, chiều dài lớn nhất
là 28cm (Bộ Thủy sản, 1996).
2.1.5. Đặc điểm sinh sản
Mùa vụ sinh sản của cá Chạch bùn Đài Loan vào tháng 4 - 10, thường tập trung từ
tháng 6 - 8 hàng năm (Bùi Huy Cộng và ctv., 2011). Sức sinh sản thay đổi theo chiều
dài thân của cá cái. Thân cá cái dài 8cm, 15cm và 20cm có sức sinh sản lần lượt:
khoảng 7000 trứng, 12.000 - 18.000 trứng và 16.000 - 24.000 trứng (Kim Văn Vạn,
2012).
Dựa vào quan sát ngoại hình, khi vuốt nhẹ thấy dịch có màu trắng nhạt là cá Chạch
bùn Đài Loan đực đã thành thục. Giải phẫu, quan sát bằng mắt thường thấy có hai dải

tinh màu trắng nằm ở sát cơ lưng, hai dải tinh dính nhau ở phía cuối của hệ niệu sinh
dục. Đối với cá Chạch bùn Đài Loan cái, khi thành thục hai buồng trứng có màu hơi
hồng là phát triển tốt. Trứng đã rời và tròn đều thì cá có khả năng tham gia sinh sản
(Bùi Huy Cộng và ctv., 2011).

4


Trứng cá có dạng hình tròn, đường kính 1,2 - 1,5 mm, màu vàng, có tính dính nhưng
lực bám không mạnh. Khi đẻ trứng cá đực dùng miệng kích thích vào bụng cá cái, cá
cái ngoi lên mặt nước, cá đực đuổi theo và quấn chặt vào thân cá cái, lúc này cá cái đẻ
trứng, cá đực phóng tinh. Trứng cá dính trên cỏ nước hoặc các vật bám khác, sau 2 - 3
ngày trứng nở thành cá bột (Kim Văn Vạn, 2012).
2.2. Một số kết quả nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan
Bùi Huy Cộng và ctv. (2011), đã nghiên cứu về ương giống cá Chạch bùn Đài Loan
(Misgurnus anguillicaudatus Cantor, 1842) và đạt một số kết quả sau:
Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan từ giai đoạn bột lên hương
Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan trong bể xi măng với các mật độ khác nhau,
cho kết quả tăng trưởng cũng khác nhau. Sau 21 ngày ương, ở mật độ 100 con/m 2 có
kết quả tốt nhất, tỷ lệ sống của cá đạt 60% và chiều dài trung bình đạt 2,5 ± 0,04
cm/con. Ương ở mật độ 150 con/m2 và 200 con/m2, cá có chiều dài trung bình và tỷ lệ
sống tương ứng 2,3 ± 0,05 cm/con; 2,1 ± 0,05 cm/con và 58%, 55%. Kết quả ương cá
Chạch bùn Đài Loan giai đoạn bột ở các mật độ khác nhau có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê (p < 0,05) về chiều dài trung bình của cá. Từ kết quả trên cho thấy, khi mật
độ càng cao thì tốc độ tăng trưởng của cá càng chậm.
Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan từ giai đoạn hương lên giống
Kết quả ương cá Chạch bùn Đài Loan trong 3 bể xi măng (lặp lại 3 lần) từ giai đoạn cá
hương lên cá giống ở mật độ 100 con/m2. Cá thả có khối lượng trung bình 0,146 g/con,
sau 43 ngày ương bằng thức ăn viên 35% protein cá đạt khối lượng trung bình 2,6
g/con. Kết quả tốc độ sinh trưởng trung bình của cá Chạch bùn Đài Loan đạt 0,057

g/con/ngày; tỷ lệ sống dao động ở các bể 60 - 68%; Chỉ số FCR là 1,5.
2.3. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thủy sản
Trong tự nhiên, nồng độ muối là một giới hạn sinh thái tương đối lớn đối với thủy sinh
vật. Tùy theo đặc điểm sinh thái, sinh lý của từng loài mà có thể sống ở những nơi có
nồng độ muối thích hợp khác nhau, phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của từng
loài. Độ mặn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật
thuỷ sản (Nguyễn Văn Thường, 2006).
Theo Boeuf et al. (2001), thống kê các nghiên cứu báo cáo từ năm 1971 đến năm 1995
của nhiều tác giả về ảnh hưởng của độ mặn lên sự sinh trưởng và phát triển của một số
loài cá nước ngọt và nước lợ cho rằng: trong phần lớn các loài, sự thụ tinh của trứng,
sự phát triển của phôi, sự sinh trưởng của ấu trùng là tùy thuộc vào độ mặn, tỷ lệ
chuyển hóa thức ăn lấy vào và thức ăn tiêu thụ. Các số liệu cũng đã cho thấy giới hạn
của thức ăn lấy vào và kích thích sự chuyển đổi thức ăn phụ thuộc rất lớn vào độ mặn
của môi trường. Nhiệt độ và độ mặn có sự tương tác qua lại với nhau. Tác giả cũng cho
5


rằng ngoài các yếu tố môi trường khác thì nồng độ muối cũng ảnh hưởng đến quá trình
sinh trưởng của cá.
Nhu cầu về muối của cơ thể thủy sinh vật và quan hệ về nồng độ muối giữa cơ thể với
môi trường ngoài thể hiện rõ nhất ở giới hạn phân bố theo nồng độ muối ở thủy sinh
vật, mỗi loài sinh vật nói chung chỉ sống ở nơi có nồng độ muối phù hợp, khi nồng độ
muối thay đổi sẽ làm thay đổi ASTT và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Giữa cơ
thể thủy sinh vật và môi trường nước có một quan hệ nhất định về thành phần và nồng
độ muối hay gọi là quan hệ thẩm thấu, đó là điều kiện để sinh vật sống bình thường
(Đặng Ngọc Thanh, 1974).
Theo kết quả nghiên cứu của Gavin et al. (2001), cá Vền đen (Acanthopagrus
butcheri) tiền trưởng thành có thể sống và tăng trưởng ở độ mặn từ 0 đến 48‰. Ở độ
mặn 60‰ cá bị sốc, tuy nhiên ảnh hưởng đến tỷ lệ sống thì không ý nghĩa. Cá nuôi ở
độ mặn 24‰ có tỷ lệ tăng trưởng (SGR) là 2,34 %/ngày và tỷ lệ này thì lớn hơn có ý

nghĩa (p < 0,05) so với cá nuôi ở độ mặn 60‰ (2,16%/ngày). Ở độ mặn 24‰ cá tăng
trưởng nhanh nhất, lượng thức ăn ăn vào và chỉ số FCR cũng rất hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu của Phan Quốc Thoại (2000), cho biết khi ương cá Chẽm
(Lates calcarifer) giai đoạn hương đến cá giống ở độ mặn 0‰, tốc độ tăng trưởng của
cá cao nhất (0,018 g/ngày).
Nguyễn Văn Kiểm và Trang Văn Phước (2011), cho rằng khi ương cá Sặc rằn
(Trichogaster pectoralis) ở môi trường nước ngọt (0‰) có tỷ lệ sống cao nhất
(80,45%) và tỷ lệ sống của cá giảm (2,45%) khi ương cá ở độ mặn 13‰. Và mức tăng
trưởng của cá cũng giảm khi độ mặn tăng.
Theo Nguyễn Thị Hồng Thắm (2002), độ mặn có ảnh hưởng lên tăng trưởng và tỷ lệ
sống của cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis). Ở độ mặn 10‰, tỷ lệ sống
của cá cao nhất và thấp nhất ở độ mặn 30‰.
Theo Matthew et al. (2006), khi nuôi cá Bớp (Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp
có khả năng giảm tỷ lệ mắc bệnh và đơn giản hoá khâu quản lý nước. Tỷ lệ sống của
cá hương ở nghiệm thức 5‰ là 68,3% thấp hơn nghiệm thức 15‰ là 90% và nghiệm
thức 30‰ là 92,5%. Chỉ số FCR cao với tất cả các nghiệm thức nằm trong khoảng
1,05 - 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 5‰ tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn
15‰ và 30‰. Nghiên cứu này cho thấy, cá Bớp ở giai đoạn hương nên nuôi ở độ mặn
thấp khoảng 5‰.

6


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 5/03/2014 đến 13/04/2014.
Đề tài được thực hiện tại trại thực nghiệm thuộc khoa Sinh học ứng dụng, Trường
Đại học Tây Đô, khu vực Thạnh Mỹ, phường Lê Bình, quận Cái Răng, thành phố
Cần Thơ.

3.2. Vật liệu nghiên cứu
3.2.1. Dụng cụ
Bể nhựa 60L, bể composite 20L, bể composite 500L;
Hệ thống sục khí 24/24;
Cân điện tử, thước đo;
Ống nhựa dùng siphon đáy, vợt thu mẫu, thau, xô;
Khúc xạ kế, nhiệt kế, pH test kit, NH4+/NH3 test kit;
Và một số vật liệu khác cần thiết cho nghiên cứu.
3.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Cá Chạch bùn Đài Loan (Misgurnus anguillicaudatus) giai đoạn cá hương (2 tuần
tuổi).
3.2.3. Thức ăn
Thức ăn sử dụng cho ương cá: thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein thô 42%,
thức ăn dạng viên nổi với kích cỡ 0,8 li và được mua từ đại lý thức ăn thủy sản Mỹ
Dung, Thị Trấn Cái Tắc - Huyện Châu Thành A - Tỉnh Hậu Giang.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Hệ thống thí nghiệm
Nguồn nước
Nước ngọt được sử dụng trong thí nghiệm là nước máy thành phố được chứa trong
bể 500L qua túi lọc và có sục khí trước khi sử dụng.
Nước ót có độ mặn 80 - 100 ppt được mua từ trại sản xuất tôm giống Đăng Khoa,
phường An Bình - quận Cái Răng - TP. Cần Thơ, sau đó nước ót được xử lý bằng
chlorine 60 ppm và kết hợp sục khí liên tục cho hết chlorine.
Nước lợ mặn được pha từ nước ngọt và nước ót.
Nguồn cá thí nghiệm
7


Nguồn cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn hương (1 tuần tuổi) được mua tại trại cá
giống Tiện, Thị Trấn Cái Tắc - Huyện Châu Thành A - Tỉnh Hậu Giang. Sau khi

vận chuyển về, cá được giữ trong bể composite 500L khoảng 1 tuần để loại bỏ
những cá thể yếu và cá không đồng đều kích cỡ.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
Cá được bố trí thí nghiệm ở giai đoạn hương, chọn cá có kích cỡ đồng đều khỏe
mạnh và màu sắc sáng để tiến hành bố trí thí nghiệm. Các nghiệm thức được bố trí
cùng nguồn nước, cùng thể tích nước, cùng chế độ chăm sóc và quản lý. Trước khi
bố trí thí nghiệm, 30 con cá hương được cân và đo ngẫu nhiên để xác định khối
lượng và chiều dài trung bình ban đầu.
3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan
giai đoạn hương (2 tuần tuổi)
Thí nghiệm được bố trí vào bể composite 20L có thể tích nước 2L/bể. Thí nghiệm
được bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thời gian kết thúc thí nghiệm
khi cá chết 50%. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3
lần (ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên.
Nghiệm thức đối chứng: nước ngọt
Nghiệm thức 1: độ mặn 5‰
Nghiệm thức 2: độ mặn 10‰
Nghiệm thức 3: độ mặn 15‰
Nghiệm thức 4: độ mặn 20‰
Khi bố trí các nghiệm thức độ mặn được pha sẵn ở 5‰, 10‰, 15‰, 20‰.

Hình 3.1. Hệ thống bể thí nghiệm
Cách pha nước
Áp dụng công thức: C1V1 = C2V2. Trong đó:
8


C1: độ mặn nước ban đầu (‰)
V1: thể tích nước ban đầu dùng để pha (lít)
C2: độ mặn nước cần dùng (‰)

V2: thể tích nước cần dùng (lít)
Cách thả cá
Thả cá trực tiếp vào các nghiệm thức độ mặn được pha sẵn.
Ghi nhận kết quả
Ghi nhận thời gian cá bắt đầu chết đến khi cá chết 50% và 100%.
Ghi nhận giá trị độ mặn tại đó cá chết và độ mặn có tỷ lệ sống cao nhất.
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn hương từ 21 ngày tuổi
đến 50 ngày tuổi
Thí nghiệm 2 được rút ra từ thí nghiệm 1 sau khi xác định được thời gian gây chết
cá 50% và 100% tại độ mặn nào đó. Như vậy, thí nghiệm thử nghiệm ương cá
Chạch bùn phải có độ mặn thấp hơn độ mặn gây chết cá của thí nghiệm 1. Điều
khác biệt là các độ mặn gần với ngưỡng gây chết 50% cá và được thuần hóa với
bước nhảy độ mặn nhỏ hơn.
Thí nghiệm được bố trí vào bể nhựa 60L có thể tích nước 30L/bể. Thí nghiệm được
bố trí trong nhà có mái che và sục khí liên tục. Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần (ương với mật độ 4 con/L) và được bố trí hoàn toàn
ngẫu nhiên.
Dự kiến độ mặn ở thí nghiệm 2 như sau:
Nghiệm thức đối chứng: nước ngọt
Nghiệm thức 1: độ mặn 5‰
Nghiệm thức 2: độ mặn 10‰
Nghiệm thức 3: độ mặn 13‰
Nghiệm thức 4: độ mặn 15‰
Sơ đồ thuần hóa độ mặn được thể hiện ở hình 3.2:
0


5



10


13


15


0


5


10


13


15









Hình 3.2. Sơ đồ thuần hóa độ mặn
9




Cá Chạch bùn Đài Loan hương được trữ trong bể nước ngọt có thể tích nước 0,5m 3
với số lượng cá dự kiến trong thí nghiệm khoảng 2.000 con. Sau 2 giờ tăng độ mặn
1‰ nâng dần lên tới 5‰ và giữ cá trong 24 giờ ở độ mặn này. Sau đó, bố trí cá vào
các bể thí nghiệm ở nghiệm thức 1 với mật độ 4 con/L. Các nghiệm thức còn lại,
tăng độ mặn tương tự như trên và bố trí cá vào các nghiệm thức độ mặn tương ứng.

Hình 3.3. Hệ thống bể thí nghiệm
3.4. Chăm sóc và quản lý
3.4.1. Quản lý cho ăn
Thức ăn công nghiệp có kích cỡ phù hợp với cỡ miệng của cá và cho cá ăn theo nhu
cầu (7 giờ, 12 giờ, 17 giờ).
Trước khi cho cá ăn cần giảm sục khí, thức ăn được cho vào nơi cá tập trung nhiều
giúp cá bắt mồi dễ dàng và thỏa mãn nhu cầu cá ương.
3.4.2. Quản lý bể ương
Định kì siphon đáy 2 ngày/lần vào buổi sáng trước khi cho ăn và thay khoảng 10 - 20%
nước trong bể ương.
Thường xuyên theo dõi và ghi nhận các hoạt động bắt mồi, bơi lội và phản ứng của cá
để có cách chăm sóc và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
3.5. Theo dõi các chỉ tiêu
3.5.1. Các yếu tố môi trường
Độ mặn: được kiểm tra 1 lần/tuần bằng khúc xạ kế (tùy theo nghiệm thức).
Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế 2 lần/ngày (7 giờ và 14 giờ).
pH: Đo bằng bộ pH test kit (Việt Nam), 2 lần/ngày (7 giờ và 14 giờ).
NH3: Đo bằng bộ NH4+/NH3 test kit (Việt Nam) vào buổi sáng trước khi thay nước.

Hàm lượng NH3 được xác định dựa vào công thức sau:
10


Hàm lượng NH3 (mg/L) = Tổng TAN x tỷ lệ % của NH 3 (giá trị được tra trong bảng
pH và nhiệt độ nước).
Bộ dụng cụ xác định các chỉ tiêu môi trường được mua từ đại lý hóa chất thủy sản
Đồng Khởi, đường 30/4, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
3.5.2. Các chỉ tiêu của cá
Tỷ lệ sống (Survival rate): Đếm toàn bộ số cá thu được của từng bể ương và tính tỷ lệ
sống theo công thức:
Số cá thứ i
TLS (%) = ---------------------- x 100

(3.1)

Số cá thể ban đầu
Tăng trưởng khối lượng (Weight Gain)
WG (g) = Wc - Wđ

(3.2)

Tăng trưởng khối lượng theo ngày (Daily Weight Gain)
Wc - W đ
DWG (g/ngày) = -----------

(3.3)

T
Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific growth rate)

[ln (Wc) - ln (Wđ)]
SGR (%/ngày) = --------------------------- x 100

(3.4)

T
Tăng trưởng chiều dài (Length Gain)
LG (cm) = Lc - Lđ

(3.5)

Tăng trưởng chiều dài theo ngày (Daily Length Gain)
Lc - Lđ
DLG (cm/ngày) = -----------

(3.6)

T
Sự phân hóa sinh trưởng: được tính dựa trên phần trăm theo nhóm khối lượng và
chiều dài
Theo chiều dài:
ΣnLi
Li (%) = ------- x 100

(3.7)

Σn
Theo khối lượng:
11



ΣnWi
Wi (%) = ------- x 100

(3.8)

Σn
Giải thích các đại lượng
WG: Tăng trưởng khối lượng( g)
Wđ, Wc: lần lượt là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm (g).
DWG: Tốc độ tăng trưởng trọng lượng tuyệt đối (g/ngày)
SGR: Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày)
LG: Tăng trưởng chiều dài (cm)
Lđ, Lc: lần lượt là chiều dài cá trước và sau thí nghiệm (cm).
DLG: Tăng trưởng chiều dài theo ngày (cm/ngày)
T: Thời gian thí nghiệm (ngày).
Li: cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (cm).
ΣnLi: tổng số cá thể có chiều dài thuộc nhóm i (cm).
Wi: cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (g).
ΣnWi: tổng số cá thể có khối lượng thuộc nhóm i (g)
Σn: tổng số cá thể thu được trên mỗi nghiệm thức (cá thể)
3.6. Xử lý số liệu
Số liệu được tính toán theo giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng chương trình
Microsoft Excel. Phân tích và xử lý thống kê số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS
16.0 với mức ý nghĩa 5% (hay độ tin cậy 95%).

12


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Xác định ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn
hương (2 tuần tuổi)
Theo Lê Văn Cát và ctv. (2006), độ mặn là một trong những yếu tố môi trường quan
trọng có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của thủy sinh vật, các thay đổi về độ mặn có
thể dẫn đến sinh vật phải điều hòa ASTT nhằm thích nghi với điều kiện môi trường.
Bảng 4.1. Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá trong thời gian thí nghiệm
Thời gian (giờ)

Đối chứng

Tỷ lệ cá chết (%)
5‰
10‰
15‰
48h30’
(12,5)

Cá bắt đầu chết

-

Cá chết 50%

-

-

-


-

Cá chết 100%

-

-

-

-

20‰
3h50’
(12,5)
4h30’
(50)
48h15’
(100)

Ghi chú: Các giá trị thể hiện trong dấu ngoặc đơn là tỷ lệ cá chết (%).

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ mặn thấp hơn 15‰ không ghi nhận cá chết
sau 72 giờ thí nghiệm. Tuy nhiên, tại độ mặn 15‰ có 12,5% cá chết sau 48 giờ 30 phút
những cá còn lại bơi lội chậm chạp và tập trung dưới đáy bể nhưng không ghi nhận cá
chết sau 72 giờ. Riêng độ mặn 20‰, sau 3 giờ 50 phút đã có 12,5% cá chết, tỷ lệ cá chết
tăng lên rất nhanh (50%) sau 4 giờ 30 phút và chết 100% sau 48 giờ 15 phút.
Theo Trương Quốc Phú và ctv. (2006), độ mặn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
điều hòa ASTT của cá. Khi độ mặn trong môi trường sống của thủy sinh vật tăng hay
giảm vượt quá sự thích ứng của cá thì chúng sẽ bị sốc làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và

tăng trưởng của cá. Mặt khác, khi ở độ mặn quá cao, ASTT trong cơ thể cá thấp hơn so
với môi trường, cá cần điều tiết nhiều bằng cách thải muối và lấy nước đồng thời cá tiết
nhiều nhớt để điều hoà với môi trường. Ngoài ra, cá cũng phải mất nhiều năng lượng
cho việc điều hòa ASTT giữa máu và môi trường ngoài, cá tăng cường đào thải các ion
ra môi trường làm rối loạn trong việc trao đổi các ion trong cơ thể với môi trường ngoài.
Điều này giải thích vì sao ở nghiệm thức 20‰ cá chết hoàn toàn so với các nghiệm thức
còn lại.
Kết quả trên thể hiện, khi cá tiếp xúc trực tiếp với độ mặn cao hơn 10‰, khả năng chịu
đựng của cá giảm do cá không thích ứng kịp với sự thay đổi độ mặn đột ngột. Do đó,
tỷ lệ chết cũng cao hơn và thời gian gây chết cũng ngắn hơn. Điều này chứng tỏ rằng,
khi thay đổi độ mặn đột ngột làm cá phải tiêu hao năng lượng nhiều cho quá trình điều
hòa ASTT để thích nghi với môi trường đã làm giảm khả năng chịu đựng của cá.
13


Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng chịu đựng với độ mặn của cá Chạch bùn Đài
Loan cao hơn một số loài cá nước ngọt khác. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng
Thanh Sơn (2006), ngưỡng độ mặn của cá Chạch lấu (Mastacembelus armatus) ở giai
đoạn hương là 11 ± 0,6‰. Ngưỡng độ mặn của cá Sặc rằn (Trichogaster pectoralis) ở
giai đoạn hương là 12,3 ± 0,3‰ (Ngô Đinh Thị Phương Thảo, 2011). Đối với cá Chép
(Cyprinus carpio L.), ngưỡng độ mặn của cá ở giai đoạn hương là 13,17 ± 0,29‰
(Nguyễn Bích Ngọc Đan Thanh, 2011). Theo Nguyễn Quế Thanh (2011), cá Mè trắng
(Hypophthalmichthys molitrix) ở giai đoạn hương có ngưỡng độ mặn là 10,9 ± 0,1‰.
Vậy, cá Chạch bùn Đài Loan là loài rộng muối hơn cá Chạch lấu, cá Sặc rằn, cá Chép
và cá Mè trắng, hay nói cách khác cá Chạch bùn Đài Loan có phạm vi thích ứng độ
mặn rộng hơn các loài cá trên.
Như vậy có thể nhận định rằng, ngưỡng độ mặn của cá Chạch bùn Đài Loan giai đoạn
hương (2 tuần tuổi) là 20‰. Tuy nhiên, từ kết quả nghiên cứu cũng có thể suy ra cá
Chạch bùn Đài Loan chỉ có thể sinh trưởng bình thường khi độ mặn của môi trường
thấp hơn 20‰.

4.2. Thí nghiệm 2: Thử nghiệm ương cá Chạch bùn Đài Loan hương từ 21 ngày
tuổi đến 50 ngày tuổi
4.2.1. Các yếu tố môi trường
4.2.1.1. Nhiệt độ
Cá là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ môi trường nước.
Nhiệt độ là yếu tố môi trường có tác động trực tiếp và gián tiếp đối với cá. Tác động
trực tiếp lên quá trình trao đổi chất và tiêu thụ oxy trong cơ thể. Trong ao nuôi, sự tác
động gián tiếp của nhiệt độ gây ảnh hưởng đến hàm lượng oxy hòa tan trong nước, vi
sinh và khí độc trong ao. Ngoài ra nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh
trưởng, phát triển, sinh sản và di cư của tôm cá (Trương Quốc Phú và ctv., 2006).
Sự biến động của nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm ương cá Chạch bùn Đài
Loan ở các độ mặn khác nhau được trình bày ở Bảng 4.2.
Bảng 4.2. Biến động nhiệt độ nước trong thời gian thí nghiệm
Nghiệm thức Độ mặn
NT Đối chứng
NT 1: 5‰
NT 2: 10‰
NT 3: 13‰
NT 4: 15‰

Nhiệt độ (0C)
Buổi sáng
26,4 ± 0,36
26,4 ± 0,34
26,3 ± 0,34
26,3 ± 0,30
26,3 ± 0,32

Buổi chiều
29,8 ± 0,55

29,7 ± 0,66
29,7 ± 0,58
29,7 ± 0,54
29,8 ± 0,42

Ghi chú: Các giá trị thể hiện là giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

Qua Bảng 4.2 xét trong cùng thời gian thí nghiệm, nhiệt độ giữa các nghiệm thức
tương đối ổn định và chênh lệch nhau không đáng kể. Nhiệt độ trung bình trong ngày
14


×