CÔNG TY CỔ PHẦN SUẤT ĂN HÀNG KHÔNG NỘI BÀI (NCS )
1. Thu thập thông tin cơ sở
1.1. Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
1.1.1. Hiểu biết về các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN
1.1.1.1. Các vấn đề về ngành nghề mà DN kinh doanh và xu hướng của ngành nghề
- Thị trường và sự cạnh tranh:
Ngành dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp đang dần định hình, tạo ra một chỗ đứng vững chắc
trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Các cơ sở cung cấp, phục vụ suất ăn công nghiệp
xuất hiện nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Ngành dịch vụ đang ngày
càng phát triển ở Việt Nam.
Các suất ăn công nghiệp được phục vụ chủ yếu cho công nhân ở các khu công nghiệp, nhà máy, xí
nghiệp sản xuất…. Bệnh viện, trường học, căng tin của các công ty cũng là những nơi thường sử dụng
suất ăn công nghiệp.
Với đối tượng sử dụng đa dạng về độ tuổi, giới tính, sức khỏe cộng thêm việc phải cân bằng giá cả
sao cho phù hợp, các suất ăn công nghiệp thường không đạt được sự hài lòng cao. Bên cạnh đó, các
suất ăn công nghiệp thường không có lựa chọn thay thế, trừ khi nhà máy với số lượng nhân sự rất lớn,
hợp tác với nhiều nhà cung cấp khác nhau.
-
-
Các hoạt động mang tính chu kỳ, sản xuất liên tục: chu kỳ sản xuất 1 năm
Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành và giá cả:
Nguồn cung cấp đầu vào cho ngành cơ bản là phổ biến và giá rẻ do dùng nguồn nông sản trong
nước.
Thông tín khác:
Các công ty, cơ sở tham gia chế biến suất ăn công nghiệp luôn phải tuân theo quy trình sản xuất
một chiều. Tức là từ khâu chọn nguyên liệu, sơ chế, chế biến và thành phẩm không được lặp lại dù ở
bất kì khâu nào nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.1.2. Các yếu tố pháp lý
- Hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến loại hình KD của DN:
Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 Ngày 26/11/2014
Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12
-
Các chính sách do nhà nước ban hành
Các quy định về thuế:
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2016
Luật thuế giá trị gia tăng
Các quy định về môi trường ảnh hưởng tới DN:
1.1.1.3. Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến DN
- Thực trạng chung của nền kinh tế:
Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu
hiệu cho thấy tính dễ bị tổn thương trước các cú sốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần
lượt là 5,48% và 5,78% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng
tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 và mục tiêu 6,3% mà Chính
phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016.
Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng nhóm ngành này đạt 11,09%, cao hơn so với 2 năm trước (năm 2014: 8,45%; năm 2015:
10,60%).
-
Biến động về lãi suất, tỷ giá, lạm phát:
Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015. Bình
quân năm 2016 so với năm 2015, lạm phát chung có mức tăng cao hơn lạm phát cơ bản, điều
này phản ánh biến động giá do yếu tố thị trường có mức tăng cao, đó là giá lương thực thực
phẩm, giá xăng dầu và yếu tố điều hành giá cả qua việc điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế và giáo
dục. Mức tăng của lạm phát cơ từ tháng 1 đến tháng 12 năm nay so cùng kỳ có biên độ dao
động trong khoảng khá hẹp từ 1,64% đến 1,88%, điều này thể hiện chính sách tiền tệ đang được
điều hành ổn định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Lãi suất biến động nhẹ, ổn định ở mức 7% tiền gửi và 9% lãi cho vay.
Tỷ giá trong năm ổn định. Giá USD tại các NHTM thời điểm cao nhất vẫn chỉ quanh mức
22.700-22.800 USD/ounce và nguồn cung đầy đủ.
1.1.2. Hiểu biết về đặc điểm của DN
1.1.2.1. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
- Bản chất của các nguồn doanh thu, sản phẩm hay dịch vụ và thị trường:
Lĩnh vực kinh doanh: thực phẩm
Ngành nghề kinh doanh chính:
•
•
Chế biến suất ăn phục vụ: hành khách của hãng hàng không, các máy bay chuyên cơ.
Dịch vụ ăn uông khác: cung cấp suất ăn cho khách hàng trong và ngoài ngành hàng không.
•
•
•
Cung cấp các dịch vụ liên quan đến quá trình sản xuất, cung ứng suất ăn.
Buôn bán đồ uống: có cồn và không có cồn;
Xuất nhập khẩu trực tiếp để chế biến suất ăn;
Sản xuất cáclaoị bánh từ bột.
-Các giai đoạn và quy trình sản xuất, những hoạt động chịu tác động của rủi ro môi trường
- Các liên doanh, liên kết và các hoạt động thuê ngoài quan trọng: công ty không đầu tư vào công
ty con, công ty liên doanh, liên kết
-Sự phân tán về địa lý và phân khúc thị trường:
Cung cấp dịch vụ tại sân bay Nội Bài
-Địa điểm sản xuất, nhà kho, văn phòng, số lượng và địa điểm hàng tồn kho:
Diện tích khuôn viên: 8000 m2. Diện tích nhà xưởng: trên 5000 m2. không kể diện tích toà nhà văn
phòng
Khoảng cách từ xưởng chế biến tới sân đỗ máy bay: 800 m
Phương tiện vận tải: 12 xe nâng suất ăn lên máy bay, có thể phục vụ được các loại máy bay thân
lớn như Boeing 747, Airbus 340; 4 xe tải nhẹ để phục vụ việc báo thêm suất ăn
Kho lạnh: 23 kho bảo quản lạnh và 5 kho cấp đông
-Các khách hàng chính: Công ty hiện có hơn 20 khách hàng là các hãng hàng không trong đó có
Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), Qatar Airways, Asiana Airlines, Japan
Airlines…
-Các nhà cung cấp chính: : Công ty TNHH Thực phẩm cao cấp , Công ty TNHH Hoàng Lộc, Công
ty TNHH Thiên Sơn, Công ty CP thực phẩm NIPPONHAM Việt Nam, Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng
hợp An Phước,…
-Các thỏa thuận quan trọng với người LĐ:
- Các hoạt động chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển:
- Chi tiêu cho các bên liên quan:
Tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP
CT CP DỊch vụ hàng không Sân bay Nội Bài
Công ty CP Hàng hóa Nội Bài
CÔng ty Nhựa cao cấp hàng không
Công ty CP giao nhận hàng hóa NASCO
1.1.2.2. Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị:
- Loại hình sở hữu:
Công ty CP Suất ăn Hàng không Nội Bài là một doanh nghiệp được cổ phần hóa từ một doanh
nghiệp nhà nước.
-
-
-
Sở hữu doanh nghiệp:
Cổ đông chính của công ty là Tổng công ty hàng không Việt Nam – CTCP chiếm 60% vốn điều lệ
và các cổ đông khác năm giữ 40% vốn điều lệ.
Hội đồng quản trị:
Các bên liên quan:
Tổng công ty Hàng không Việt Nam CTCP- công ty mẹ (VNA) và các công ty trong cùng VNA,
các cổ đông,thành viên Ban Giám đốc, Hộ đồng Quản trị, và Ban Kiểm soát của công ty.
Mô tả cơ cấu doanh nghiệp:
1.1.2.3. Các hoạt động đầu tư và tài chính của doanh nghiệp
1.1.3. Chính sách kế toán
1. Năm tài chính, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
- Năm tài chính: Kỳ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31/12 năm dương lịch
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND)
2. Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng
-
-
Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam, áp dụng
Thông tư 53 trong việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.
- Hình thức sổ kết toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ
3. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
- Cơ sở lập Báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc
-
Ước tính kế toán:
Việc lập Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩn mực Kế toán VN yêu cầu Ban Giám Đốc phải có những
ước tính và giả định ảnh hưởng đến số liệu báo cáo về các công nợ, tài sản và việc trình bày các khoản
công nợ và tài sản tiềm tang tại ngày lập Báo cáo tài chính cũng như các số liệu báo cáo về doanh thu và
chi phí trong suốt năm tài chính. Kết quả hoạt động kinh doanh thực tế có thể khác với các ước tính, giả
định đặt ra.
-
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, tiền gửi tiết kiệm, các khoản đầu tư ngắn
hạn có thời hạn thu hồi không quá 3 tháng hoặc các khoản đầu tư có tính thanh khoản cao. Các khoản
đầu tư có tính thanh khoản cao là các khoản có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các khoản tiền xác
định và ít rủi ro liên quan đến việc biến động giá trị chuyển đổi của các khoản này.
-
Các khoản phải thu:
Được trình bày theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu của khác hàng và các khoản phải thu khác sau khi
trừ đi các khoản dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi.
Dự phòng phải thu khó đòi là giá trị dự kiến tổn thất do khách hàng không thanh toán cho các khoản phải
thu tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Dự phòng phải thu khó đòi được trích lập phù hợp với hướng dẫn tại
Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ tài chính
Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên
BCKQKD.
-
Hàng tồn kho:
HTK được xác định trên cơ sở giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí khác để mang HTK đến đúng
điều kiện và địa điểm hiện tại của chúng. Trong trường hợp các sản phẩm được sản xuất, giá gốc bao
gồm tất cả các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung dựa
trên tình hình hoạt động bình thường.
Giá trị thuần có thể thực hiện được được xác định bằng giá bán ước tính trừ các chi phí ước tính để
hoàn thành sản phẩm cùng chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối phát sinh.
Giá gốc của HTK được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền theo phương pháp kiểm kê định
kỳ.
Dự phòng giảm giá HTK được trích lập cho HTK bị hư hỏng, kém phẩm chất, lỗi thời, chậm luân chuyển
và trong trường hợp giá gốc HTK cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày kết thúc niên độ kế
toán.
Số tăng hoặc giảm dự phòng giảm giá HTK được hạch toán vào GVHB trên Báo cáo KQKD.
-
Tài sản cố định hữu hình và hao mòn
TSCĐHH được trình bày theo nguyên tắc giá trị hao mòn lũy kế
Nguyên giá TSCĐHH bao gồm: giá mua và toàn bộ chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản
vào trạng thái sẵn sang sử dụng.
TSCĐHH được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài
sản, phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 và Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày
13/10/2016 của Bộ tài chính về chế độ quản ý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.
Các khoản lãi, lỗ phát sinh khi thanh lý tài sản là chên lệch giữa thu nhập từ thanh lý và giá trị còn lại của
tài sản và được ghi nhận vào Báo cáo KQKD.
-
Chi phí xây dựng dở dang
Các tài sản đang trong quá trình xây dựng phục vụ mục đích sản xuất, cho thuê, quản trị hoặc cho bất kỳ
mục đích nào khác được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí này bao gồm các chi phí cần thiết để hình thành
tài sản phù hợp với chính sách kế toán của công ty. Việc tính khấu hao của các tài sản này được áp dụng
giống các tai sản khác, bắt đầu từ khi tài sản ở vào trạng thái sẵn sang sử dụng.
-
Vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số vốn góp thực của chủ sở hữu
Cổ phiếu quỹ: Được ghi nhận theo giá mua và được trình bày như một khoản giám vốn CSH trên bảng
cân đối kế toán.
Cổ tức: được ghi nhận là một khoản phải trả vào ngày công bố cổ tức
Phân phối lợi nhuận: LN thuần sau thuế TNDN có thế được phân phối cho cổ đông sau khi được Đại hội
cổ đông thông qua và sau khi đã trích lập các quỹ theo Điều lệ Công ty và các quy định của PL VN.
-
Doanh thu, thu nhập khác
Doanh thu bán hàng: được xác định theo giá trị hợp lý của khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Trong hầu hết
các trường hợp doanh thu được ghi nhận khi chuyển giao ch người mua phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế
gắn liền với quyền sở hữu hàng hóa.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: được ghi nhận khi kết quả giao dịch đó được xác định một các đáng tin cậy.
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ
theo kết quả phần công việc hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán của kỳ đó.
Lãi tiền gửi: được ghi nhận trên cơ sở dồn tích, được xác định trên số dư tài khoản tiền gửi và lãi suất áp
dụng.
-
Giá vốn hàng bán:
Giá vốn hàng bán và cung cấp dịch vụ là tổng chi phí phát sinh của thành phẩm, dịch vụ bán ra trong kỳ
theo nguyên tắc phù hợp với doanh thu . Các khoản chi phí vượt trên mức bình thường của hàng tồn kho
được ghi nhận ngay vào giá vốn hàng bán.
-
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng phản ánh các chi phí thực tế phát, trong quá trình bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ,
bao gồm các chi phí quảng cáo, chăm sóc khách hàng, phí nhượng quyền khai thác…
Chi phí quản lý doanh nghiệp phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về
lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp; Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, …
và các chi phí bằng tiền khác.
-
Ngoại tệ:
Công ty áp dụng xử lý chênh lệch tỷ giá theo hướng dẫn của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 10 (VAS
10) “Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái” và Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ
tài chính “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”. Theo đó các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ được
chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh giao dịch.
Tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại ngày của Bảng cân đối kế toán theo nguyên tắc:
o
o
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là tài sản là tỷ giá mua ngoại tệ
của NHTM nơi DN thường xuyên có giao dịch.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được phân loại là nợ phải trả là tỷ giá bán ngoại
tệ của NHTM tại nơi DN thường xuyên có giao dịch.
Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh được ghi nhận vào Báo cáo KQKD.
-
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
Được tính bằng cách chia lợi nhuận sau thuế của Công ty sau khi trích quỹ khen thưởng, phúc lợi cho
tổng số bình quân số cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ, không bao gồm số cổ phiếu được Công ty
mua lại và giữ làm cổ phiếu ngân quỹ.
-
Thuế
o
Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Tài sản thuế thu nhập và thuế thu nhập phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định
bằng số tiền dự kiến được thu hồi hoặc phải nộp cho cơ quan thuế, dựa trên các mức thuế suất và các
luật thuế có hiệu lực đến ngày kết thúc kỳ kế toán. Năm 2016, công ty có nghĩa vụ nộp thuế TNDN với
thuế suất bằng 20% lợi nhuận thu được từ tất cả các hoạt động kinh doanh.
o
Thuế giá trị gia tăng
Được tính theo các mức thuế như sau:
+ Hàng hóa, dịch vụ cung cấp ch các chuyến bay quốc tế: 0%
+ Hàng hóa, dịch vụ cung cấp ch các chuyến bay quốc nội: 10%
+ Các dịch vụ khác: 10%
o
Các loại thuế khác
Các loại thuế khác được áp dụng theo các luật thuế hiện hành tại Việt Nam
-
Công cụ tài chính
o Tài sản tài chính
Theo Thông tư 210/2009/TT-BTC, tài sản tài chính được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích
thuyết minh trong các Báo cáo tài chính, thành tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông
qua Báo cáo KQHĐKD, các khoản cho vay và phải thu, các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn và tài
sản tài chính sẵn sang để bán. Công ty quyết định phân loại các tài sản tài chính này tại thời điểm ghi
nhận lần đầu.
Tại thời điểm ghi nhận lần đàu, tài sản tài chính được xác định theo nguyên giá cộng với chi phí giao dịch
trực tiếp liên quan đến việc phát hành.
o
Nợ phải trả tài chính
Tất cả nợ phải trả tài chính được ghi nhận ban đầu theo nguyên giá cộng với các chi phí giao dịch trực
tiếp liên quan đến việc phát hành.
o
Giá trị sau ghi nhận lần đầu
Hiện tại không có yêu cầu xác định lại giá trị của các công cụ tài chính sau ghi nhận ban đầu
o
Bù trừ các công cụ tài chính
Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ và giá trị thuần sẽ được trình bày trên Báo cáo
tài chính nếu, và chỉ nếu, đơn vị có quyền hợp pháp thi hành việc bù trừ các khoản đã ghi nhận này và có
ý định bù trừ trên cơ sở thuần hoặc thu được các tài sản và thanh toán nợ phải trả đồng thời.